Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Dịch chuyển lao động từ khu vực nhà nước sang tư nhân từ 2005 đến nay thực trạng...

Tài liệu Dịch chuyển lao động từ khu vực nhà nước sang tư nhân từ 2005 đến nay thực trạng và giải pháp

.PDF
268
145
118

Mô tả:

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP BỘ NĂM 2011 Mã số: B.11.13 Tên đề tài: DỊCH CHUYỂN LAO ĐỘNG TỪ KHU VỰC NHÀ NƯỚC SANG TƯ NHÂN TỪ 2005 ĐẾN NAY THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Cơ quan chủ trì: Viện Kinh tế Chủ nhiệm đề tài: TS Phạm Ngọc Dũng Thư ký đề tài: Hoàng Thị Hường 9107 HÀ NỘI -2011 CỘNG TÁC VIÊN TS Phạm Ngọc Dũng PGS.TS An Như Hải PGS.TS Nguyễn Thị Như Hà HVCH Nguyễn Thi Liên Hương NCS Trần Thị Lan TS Ngô Tuấn Nghĩa PGS.TS Nguyễn Khắc Thanh PGS.TS Nguyễn Thị Thơm TS Đoàn Xuân Thủy HVCH Lê Nguyễn Thành Trung Phạm Đức Thuận TS Nguyễn Minh Quang HVCH Lê Hải Yến DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BNV Bộ Nội vụ CKNN Chứng khoán Nhà nước CNVC Công nhân viên chức CCHC Cải cách hành chính DNNN Doanh nghiệp nhà nước ĐCSVN Đảng Cộng sản Việt Nam HCNN Hành chính nhà nước KH&CN Khoa học & công nghệ KH-ĐT Kế hoạch - đầu tư LLSX Lực lượng sản xuất NHNN Ngân hàng Nhà nước THVN Truyền hình Việt Nam TNHH Trách nhiệm hữu hạn TCT Tổng công ty TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh TTTON Thụ tinh trong ống nghiệm UBTVQH Uỷ ban Thường vụ Quốc hội UNDP Chương trình Phát triển Liên hợp quốc PVS Phỏng vấn sâu VAFI Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính VBQPPL Văn bản quy phạm pháp luật VINASHIN Tập đoàn Tàu thuỷ Việt Nam VNPT Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam MỤC LỤC Trang 1 Mở đầu Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DỊCH CHUYỂN LAO ĐỘNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 8 1.1 Lý luận về chuyển dịch lao động 8 1.2 Một số quy luật và lý thuyết liên quan đến dịch chuyển lao động trong nền kinh tế thị trường 18 1.3 Một số kinh nghiệm khắc phục chuyển dịch lao động từ khu vực nhà nước ra ngoài nhà nước 29 Chương 2 THỰC TRẠNG DỊCH CHUYỂN LAO ĐỘNG TỪ KHU VỰC NHÀ NƯỚC SANG TƯ NHÂN Ở NƯỚC TA TỪ 2005 ĐẾN NAY 44 2.1 Một số đặc điểm lao động khu vực nhà nước ở Việt Nam 44 2.2 tình hình lao động khu vực nhà nước dịch chuyển sang tư nhân 49 2.3 Nguyên nhân lao động khu vực nhà nước dịch chuyển sang tư nhân ở việt Nam 70 Chương 3 QUAN ĐIỂM VÀ ĐỐI SÁCH KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG DỊCH CHUYỂN LAO ĐỘNG TỪ KHU VỰC VỰC NHÀ NƯỚC SANG TƯ NHÂN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 88 3.1 Quan điểm đối sách về vấn đề dịch chuyển lao động từ khu vực nhà nước sang tư nhân 88 3.2 Một số đối sách đối với vấn đề dịch chuyển lao động từ khu vực nhà nước sang tư nhân ở Việt Nam hiện nay 97 Kết luận 109 Danh mục tài liệu tham khảo 111 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Dịch chuyển nguồn nhân lực từ khu vực này sang khu vực khác là hiện tượng thường thấy trên thị trường lao động ở nhiều nước trên thế giới. Ngày nay, do sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học và công nghệ, hiện tượng dịch chuyển này đã và đang diễn ra với mức độ, quy mô ngày càng lớn. Sự mở ra của thị trường quốc tế và khu vực, dòng đầu tư trong và ngoài nước luân chuyển, vận hành, còn làm xuất hiện hoạt động dịch chuyển lao động qua lại giữa thị trường trong nước với thị trường nước ngoài hoặc với khu vực lao động có vốn đầu tư nước ngoài. Đây không chỉ thuần tuý là hiện tượng kinh tế, mà nó còn mang màu sắc xã hội. Để phản ánh hiện tượng này, người ta dùng thuật ngữ “dịch chuyển” hay “di động” (move) lao động. Dịch chuyển lao động là hiện tượng người lao động thay đổi công việc, nơi làm việc từ cơ quan, tổ chức này sang cơ quan, tổ chức khác. Tuỳ thuộc vào ai được hưởng lợi hay ai bị phương hại do các dịch chuyển động đó gây ra, mà người ta có thể nhìn nhận việc dịch chuyển đó là tích cực hay tiêu cực. Ở nước ta, trước kia cũng đã có hiện tượng này, trong đó có tình trạng người lao động từ khu vực nhà nước (khu vực công - public sector) chuyển sang làm việc ở khu vực khác (khu vực tư nhân - private sector). Hoạt động dịch chuyển của những người này, khi đó gọi là “từ quan”. Ngày nay, cùng với việc chuyển sang phát triển nền kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, việc dịch chuyển lao động đã trở nên phổ biến hơn. Ngoài tình trạng những người lao động được đào tạo hoặc làm việc trong khu vực Nhà nước, nhất là những người có trình độ và làm việc trong khu vực hành chính sự nghiệp chuyển sang làm việc ở khu vực khác, còn có tình trạng một bộ phận nguồn nhân lực từ các khu vực khác di chuyển vào làm việc ở khu vực Nhà nước. Trong các hiện tượng trên, dịch chuyển lao động từ khu vực Nhà nước sang khu vực tư nhân đang là một vấn đề kinh tế - xã hội. Chúng ta không khó để tìm 1 thấy trên báo chí những thông tin về tình trạng này. Đã có không ít số người, trong đó có cả cán bộ quản lý cấp phòng, cấp vụ sở, ban, ngành cấp tỉnh, thành phố và Trung ương làm việc trong khu vực Nhà nước nộp đơn xin thôi việc để chuyển ra làm việc trong các doanh nghiệp tư nhân hoặc tự lập ra doanh nghiệp riêng để kinh doanh. Gần đây, khuynh hướng này còn gia tăng và thường thấy ở đội ngũ cán bộ trẻ có chuyên môn sâu, kỹ thuật cao. Đã có không ít cơ sở thuộc khu vực Nhà nước phải đối phó với hiện tượng này bằng cách đưa ra quy chế về tuyển dụng, đào tạo để “giữ chân” người lao động trong cơ sở của mình. Ngược lại, cũng đã có không ít cơ sở kinh tế thuộc khu vực tư nhân, nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã biết lợi dụng thị trường lao động để “thu hút “chất xám” từ các cở thuộc khu vực Nhà nước. Đồng thời, cũng đã có người đang làm việc từ các cơ sở ngoài khu vực Nhà nước tìm cách để có được biên chế trong khu cực nhà nước. Dịch chuyển lao động từ khu vực Nhà nước sang tư nhân đã và đang là một thực tế khách quan. Nó không chỉ tác động đến việc khai thác và sử dụng các nguồn lực cho sự tăng trường và phát triển kinh tế, liên quan đến tính hiệu quả của một nền kinh tế, mà còn là một vấn đề có quan hệ đến sự ổn định và phát triển xã hội, vấn đề liên quan đến chất lượng đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước ở nước ta hiện nay. Hiện tượng này cần được giải thích về mặt lý luận, phân tích về mặt thực tiễn một cách có hệ thống, tìm rõ căn nguyên và tác động của nó trong đời sống kinh tế - xã hội để chủ động vận dụng và điều chỉnh. Đề tài mà tác giả lựa chọn để nghiên cứu là: “Dịch chuyển lao động từ khu vực Nhà nước sang tư nhân ở Việt Nam từ 2005 đến nay - thực trạng và giải pháp” được đặt ra bắt nguồn từ yêu cầu có tính thời sự nêu trên. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Hiện tượng dịch chuyển lao động từ nơi này sang nơi khác đã được nhiều nhà kinh tế, chính trị xã hội như Adam Smith, Các Mác, After Marshall, John 2 Bates Clark, J. M. Keynes, Paul Samuelson… đã nghiên cứu. Các ông đã đưa ra những định lý, lý thuyết về tính hiệu quả của thị trường (Efficlent markets), thu nhập, tiền công, tiền lương, việc làm, … và đều khẳng định dịch chuyển lao động là quy luật của thị trường, mà một trong tín hiệu quan trọng của nó là giá cả sức lao đông. Đặc biệt, từ khi Alfred Marshall tiếp thu lý luận của Ricardo, bổ sung bằng các lý luận về thỏa dụng và tính thỏa dụng cận biên, Leon Walras và Vilfredo Pareto và Francis Ysidro Edgeworth đã phát triển kỹ thuật phân tích cân bằng tổng thể; lý luận về đường bàng quan và hiệu quả (Efficlent) đã phân tích, đánh giá hiện tượng dịch chuyển lao động trong nền kinh tế thị trường một cách khoa học. Gần đây có nhiều bài, tin ở các nước về dịch chuyển lao đông như bài Hiện đại hóa, toàn cầu hóa và vấn đề chảy máu chất xám của Trần Hữu Dũng (www.tudies.info/THDung/braindrain.htm) đăng trên Dayton, ngày 15 tháng 12 năm 2001; bài On the move? Labour migration in times of recession (về việc dịch chuyển ? lao động di cư trong thời suy thoái) của Janet Dobson, Alan Latham & John Salt, đăng trên policy-network.net, Ngày 06 Tháng Bảy 2009; dịch chuyển lao động từ London sang Australia đăng trên vietnamplus.vn, ngày 23/04/2010; Bài Dự báo về ‘chảy máu chất xám’chuyên gia nông nghiệp1 Brigid Andersen, bài Brain Drain Is Not Inevitable (Chảy máu chất xám là không thể tránh khỏi) của Joan Dassin đăng trên http://www.fordifp.net/Portals/0/content). Tóm lại, các nghiên cứu lý luận và thực tiễn nêu trên đã nêu lên được những nhận thức và thực chất về dịch chuyển lao động trong nền kinh tế thị trường bất kể là ở Mỹ, ở Anh hay ở Pháp, Trung Quốc. Qua nghiên cứu họ đã khẳng định: dịch chuyển lao động giữa các doanh nghiệp, các vùng, các nước trong nền kinh tế thị trường là một quy luật; Tình hình dịch chuyển lao động thường xuyên xảy ra và trong hoàn cảnh cụ thể từng doanh nghiệp, từng vùng, từng quốc giá, thường là lao động chuyên môn, kỹ thuật cao ở các nước đang phát triển sang các nước phát 1 Scientists predict agricultural brain drain 3 triển; Các tác giả đã vận dụng lý thuyết kinh tế, lý luận về lãnh đạo quản lý để giải thích, đánh giá các hiện tượng dịch chuyển lao động, đồng thời đưa ra các đối sách để khắc phục. Đây là nguồn tài liệu quan trọng về lý luận, thực tiễn để nghiên cứu vấn đề dịch chuyển lao động từ khu vực Nhà nước sang khu vực tư nhân ở Việt Nam hiện nay. 2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Sau hơn 25 năm đổi mới, nước ta đã chuyển đổi thành công từ thể chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp sang thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Ðường lối đổi mới của Ðảng đã được thể chế hóa thành Hiến pháp, tạo hành lang pháp lý cho nền kinh tế thị trường phát triển. Các loại thị trường đã ra đời và từng bước phát triển gắn với thị trường khu vực và thế giới. Đại hội x của Đảng Cộng sản Việt Nam (2006) khẳng định, tiếp tục hoàn thiện thể chế thị trường, “phát triển đồng bộ và quản lý có hiệu quả sự vận hành các loại thị trường theo cơ chế cạnh tranh lành mạnh”2: thị trường hàng hóa và dịch vụ; thị trường tài chính; thị trường bất động sản; thị trường khoa học & công nghệ và thị trường sức lao động. Cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đã đi vào cuộc sống, mọi doanh nhân được tự chủ kinh doanh và cạnh tranh lành mạnh để phát triển. Trong những năm qua, sự dịch chuyển lao động trong thị trường đã được Đảng và Nhà nước quan tâm, đã tổ chức các cuộc hội thảo khoa học và được khảo sát và nhiều người nghiên cứu: 2.2.1. Về hội thảo khoa học: Hội thảo khoa học “Di chuyển lao động trong nền kinh tế thị trường” 3, do Bộ Lao động - Thương binh phối hợp với Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tổ chức vào ngày 18/12/2007. Hội thảo khoa học về “Hoạch định nguồn nhân lực hiệu quả” do Hội Doanh nghiệp Trẻ thành phố Hồ Chí Minh tổ chức. Hội thảo lấy ý kiến về đề án "Phát triển thị trường lao động Việt Nam giai đoạn 2011 2020" do Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội phối hợp với Tổ chức Lao động Thế giới (ILO) tổ chức vào ngày 12/4/2010. Đảng cộng sản Việt Nam (2006): Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ x, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.80. 3 http://www.vietnamforumcsr.net. 2 4 2.2.2. Khảo sát nghiên cứu thực tế và luận văn: Công ty Talentnet đã khảo sát 200 doanh nghiệp cho thấy những doanh nghiệp phát triển như bán hàng, tiếp thị, nhân sự, tài chính, thì lao động sẽ dịch chuyển đến, trong đó cấp chuyên viên và cấp quản lý là những vị trí sẽ được trả lương cao cùng nhiều chính sách ưu đãi để thu hút” lao động. Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động thành phố Hồ Chí Minh tiến hành khảo sát về thực trạng sử dụng lao động tại 27.000 doanh nghiệp cũng cho kết quả như vậy. Cán bộ, công chức xin thôi việc ở nước ta: Những vấn đề lý luận và thực tiễn, luận văn thạc sỹ do Lê Minh Hương nghiên cứu năm 2009. 2.2.3. Các bài báo đăng trên các tạp chí: Trong thời gian gần đây đã có nhiều bài báo viết về dịch chuyển lao động từ khu vực nhà nước sang khu vực tư nhân, Chẳng hạn như bài Chảy máu chất xám thật không của Le Tien Dung đăng trên cynosura.org; bài Khi Ngân hàng Nhà nước bị 'rút lõi' chất xám của Vân Anh đăng trên vietnamnet.vn, ngày 18/01/2008; bài Kiểm toán Nhà nước vất vả lo giữ chân người tài của Hà Yên đăng trên ietnamnet.vn/kinhte, ngày 25/01/2008; bài Công chức 'cộng sinh' và những nẻo đường ly tán của TS Ngô Thành Can, đăng trên vietnamnet.vn, ngày 14/09/2008; bài “Chảy máu chất xám Ngân hàng NN: Người ra đi nói gì?” của VietNamNet đăng ngày 19/01/2008; bài Xu hướng chuyển dịch lao động chuyên môn cao quốc tế của TS Phạm Thị Thanh Bình; bài thành phố Hồ Chí Minh: Người giỏi quay lưng khu vực Nhà nước của Phạm Cường; bài Đừng ngăn chảy máu chất xám của Nguyễn Quang A; bài Đà Nẵng: chống "chảy chất xám" của hcm.24h.com; thư ngỏ của một cán bộ Ngân hàng Nhà nước: 'Nếu không cải thiện, tôi cũng đành ngậm ngùi ra đi'… Tóm lại, qua các cuộc hội thảo, điều tra khảo sát, các bài báo về dịch chuyển lao động bước đầu đã bàn đến: a) Khái niệm về dịch chuyển lao động, tính hiệu quả của phát triển kinh tế nhờ dịch chuyển lao động trong nền kinh tế thị trương; b) Tình hình thực tế lao động khu vực nhà nước xin nghỉ việc trong những năm qua ở trong nước và dịch chuyển lao động giữa các nước. Đồng thời, cũng 5 nêu lên những nguyên nhân dẫn đến sự dịch chuyển lao động đang phát triển ở châu Phi, châu Á, châu Mỹ La tinh và các nước phát triển OECD; c) Ở các hội thảo và sách báo bước đầu đã đưa ra các đối sách khắc phục hiện tượng đó. Từ tình hình nghiên cứu, chúng tôi cho rằng, nghiên cứu khoa học đề tài đã nêu ở trên có thể thực hiện được. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài: a) Mục tiêu của đề tài là, đánh giá đúng thực trạng dịch chuyển lao động từ khu vực nhà nước sang khu vực tư nhân ở Việt Nam hiện nay. Xác định rõ nguyên nhân, tìm ra các đối sách có ý nghĩa thực tiễn khắc phục hiện tượng đó. b) Nhiệm vụ của đề tài: Một là, hệ thống hóa để làm rõ cơ sở lý luân và thực tiễn của vấn đề dịch chuyển lao động trong nền kinh tế thị trường; Hai là, đánh giá thực trạng sự dịch chuyển lao động từ khu vực nhà nước sang khu vực tư nhân ở Việt Nam từ năm 2005 đến nay; Ba là, đưa ra các đối sách thực thi khắc phục hiện tượng bỏ việc từ khu vực nhà nước sang khu vực tư nhân trong nền kinh tế thị định hướng xã hội chủ nghĩa vào những năm tiếp theo. 4. Phương pháp nghiên cứu: 4.1. Phương pháp luận: Đề tài lấy quan điểm phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng. Quán triệt quan điểm, đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta. Những quan điểm chủ yếu được sự dụng trong nghiên cứu của đề tài là: quan điểm lịch sử cụ thể, quan điểm vận động và phát triển; quan điểm về mối liên hệ giữa lý luận và thực tiễn; coi trọng tính thiết thực trong nghiên cứu tình huống. 4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể:Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu của kinh tế học (trong đó có kinh tế chính trị học), của xã hội học và của khoa học quản lý nhất là quản lý nhân sự trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường. Kế thừa kết quả nghiên cứu của các nhà kinh tế và xã hội học trên các nguồn tài liệu 6 và thông tin, các cuộc hội thảo khoa học, sách, báo, tạp chí có liên quan đến đối tượng nghiên cứu. Đồng thời, sử dụng các phương pháp đối chiếu và so sánh, phương pháp phân tích và tổng hợp để giải quyết nội dung nghiên cứu của đề tài. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng phương pháp khảo sát, phân tích thực tế di động lao động ở một số địa bàn trong nước bằng cách phỏng vấn và trắc nghiệm phù hợp với tính chất nghiên cứu của đề tài. 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài:Đề tài có ý nghĩa quan trọng về lý luận và thực tiễn. - Về lý luận, góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận về bản chất, hình thức biểu hiện và hệ quả của di động lao động giữa hai khu vực nhà nước và tư nhân trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. - Về thực tiễn, đề tài là tài liệu tham khảo bổ ích góp phần hoàn thiện cơ chế quản lý vĩ mô và vi mô về lao động; nâng cao nhận thức của người lao động trong cơ chế mới; đồng thời là tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm nghiên cứu, giảng dạy và xử lý vấn đề này. Với ý nghĩa trên, nhóm tác giả sẽ sử dụng kết quả nghiên cứu để xã hội hóa từng phần trên các phương tiện thông tin đại chúng và cố gắng đưa xuất bản thành sách toàn bộ nội dung để phục vụ bạn đọc gần xa trong nước. 6. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và kết cấu của đề tài Đối tượng nghiên cứu của đề tài là dịch chuyển lao động từ khu vực nhà nước sang tư nhân. Phạm vi nghiên cứu là dịch chuyển lao động từ khu vực nhà nước sang tư nhân giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2010 ở Việt Nam. Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, đề tài tập trung nghiên cứu 3 chương cơ bản sau đây: 7 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DỊCH CHUYỂN LAO ĐỘNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1.1. LÝ LUẬN VỀ DỊCH CHUYỂN LAO ĐÔNG 1.1.1. Khái niệm về dịch lao động: Sức lao động, mà nền kinh tế hiện đại gọi là vốn con người đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của mọi tổ chức kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội. Nhà kinh tế học Gary Becker4 (2/12/19304/10/2009) khẳng định: học vấn, đào tạo, kỹ năng và thậm chí cả sức khoẻ của con người tạo nên khoảng 75% sự giàu có của một nền kinh tế hiện đại; không phải kim cương, nhà cửa, dầu mỏ hay ngân quỹ mà chính những thứ chúng ta đang có trong đầu mới là vốn quý. Theo C.Mác khả năng con người có “tính vô tận”5. Do đó, cần khai thác tốt khả năng của con người. Việc quản lý vồn con người đòi hỏi sự hiểu biết về con người ở nhiều khía cạnh và quan niệm đúng đắn rằng, con người là yếu tố trung tâm của sự phát triển. Các kỹ thuật quản lý nhân lực thường có mục đích tạo điều kiện để vốn con người phát huy hết khả năng tiềm ẩn, giảm lãng phí nguồn lực, quản lý và điều hành hữu hiệu (good governance) của tổ chức. Di dân là một hiện tượng kinh tế - xã hội mang tính quy luật, dịch chuyển lao động là một đòi hỏi tất yếu khách quan trong nền kinh tế thị trường, là biểu hiện rõ nét nhất của sự phát triển không đồng đều giữa các khu vực, các ngành, vùng miền lãnh thổ, giữa các quốc gia. Dịch chuyển lao động góp phần tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội. Cùng với nhân tố vốn, tài nguyên…, sức lao động được xem là nguồn lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế, xã hội. Các nước đang phát triển như Việt Nam có đặc là một nhà kinh tế học người Hoa Kỳ đoạt giải Nobel Kinh tế, Giải thưởng Nhà nước về Khoa học. Becker sinh ra tại Pottsville, Pennsylvania, lấy bằng cử nhân tại Đại học Princeton (1951), tiến sỹ tại Đại học Chicago (1955). Ông từng giảng ở Đại học Colombia một thời gian (1957-1968) trước khi về làm giáo sư Đại học Chicago đồng thời ở ba khoa là khoa kinh tế học, khoa xã hội học và Trường Kinh doanh Booth. Becker được trao Giải John Bates Clark vào năm 1967, và Giải Nobel Kinh tế vào năm 1992, Huân chương Tự do của Tổng thống Hoa Kỳ vào năm 2007 5 C.Mác và Ph.Ăng ghen: Toàn tập, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội-2006, t.1, tr.822-823. 4 8 trưng bởi nền kinh tế kép6 (dual economy) có lực lượng lao động dư thừa trong nông nghiệp và năng suất lao động nông nghiệp thấp. Vì vậy, dịch chuyển người lao động trong nền kinh tế thị trường là một trong những cách thức khai thác, tận dụng nguồn nhân lực lao động và phân bổ nguồn nhân lực hiệu quả nhất. Thực tế ở nhiều nước trên thế giới đã chỉ ra, dịch chuyển lao động là khía cạnh giá trị thực chất nhất của cuộc sống kinh tế và xã hội bởi con người luôn tìm kiếm cơ hội để nâng cao nhu cầu và mức sống của bản thân và gia đình. Tăng trưởng kinh tế, phát triển các tổ chức kinh tế, văn hóa, xã hội được xem là nhân tố thúc đẩy quá trình dịch chuyển lao động. Phát triển và dịch chuyển lao động luôn đồng hành với phát triển kinh tế, xã hội; tỷ lệ dịch chuyển lao động trung bình ở một nước có mức độ phát triển con người thấp khoảng 4%, so với hơn 8% ở các nước có mức độ phát triển con người cao hơn. Ở Trung Quốc, di chuyển lao động chiếm ưu thế trong quá trình dịch chuyển, bởi vì những khu vực tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội nhanh đã tạo ra rất nhiều cơ hội việc làm. Dịch chuyển lao động từ khu vực này sang khu vực khác trong một quốc gia là hiện tượng thường thấy trên thị trường lao động ở nhiều nước trên thế giới. Ngày nay, do sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học và công nghệ, hiện tượng dịch chuyển này đã và đang diễn ra với mức độ, quy mô ngày càng lớn. Sự mở ra của thị trường quốc tế và khu vực, dòng đầu tư trong và ngoài nước còn làm xuất hiện hoạt động dịch chuyển lao động qua lại trong nước với ngoài nước hoặc với khu vực lao động có vốn đầu tư nước ngoài. Đây không chỉ thuần tuý là hiện tượng kinh tế, mà nó còn mang màu sắc xã hội. Để phản ánh hiện tượng này, người ta dùng thuật ngữ “di động” (move), “chảy máu chất xám” (Brain-drain), luân chuyển chất xám (Brain-circulation), dịch chuyển lao động (Human capital flight) giữa công và tư, giữa công và công và giữa tư và tư. Vậy, dịch chuyển lao động là hiện tượng người lao động thay đổi nơi làm việc từ cơ 6 Một nền kinh tế kép là sự tồn tại hai nền kinh tế trong một quốc gia. 9 quan, tổ chức này sang cơ quan, tổ chức khác, hoặc từ nước này sang nước khác từ khu nhà nước sang tư nhân và ngược lại. Tuỳ thuộc vào ai được hưởng lợi hay ai bị phương hại do các dịch chuyển lao động đó gây ra, mà người ta có thể nhìn nhận việc dịch chuyển đó là tích cực hay tiêu cực. 1.1.2. Đặc trưng của dịch chuyển lao động trong nền kinh tế thị trường. Giống như các hiện tượng khác, dịch chuyển lao động cũng có những nguyên tắc làm cơ sở cho sự hoạt động. Quan hệ cung - cầu là phương pháp cơ bản để nghiên cứu hiện tượng dịch chuyển lao động. Nhưng, hàng hóa sức lao động trong dịch chuyển có một số đặc điểm cần lưu ý khi tuyển dụng, quản lý và sử dụng. 1.1.2.1. Đặc điểm của hàng hóa sức lao động Một là, hàng hóa sức lao động không tách khỏi sở hữu chủ. Trên thị trường lao động, người mua chỉ có quyền sử dụng và làm chủ từng phần khả năng lao động - sức lao động, mà nó hoạt động trong một khoảng thời gian nhất định. Nhưng người mua không đơn giản là mua sức lao động như những loại hàng hóa khác, mà có quan hệ với người có những quyền hạn nhất đỉnh như một cá nhân tự do, mà anh ta phải tuân thủ. “Anh ta và người chủ tiền gặp nhau trên thị trường và quan hệ với nhau với tư cách là những người chủ hàng hóa bình đẳng với nhau”7; Hai là, giữa người bán và người mua sức lao động có trách nhiệm phối hợp hành động với nhau. Người mua (thuê) có trách nhiệm phối hợp hành động tương đối dài với người bán. Điểm này đặt một dấu ấn trong mối quan hệ tương hỗ hai bên và đóng một vai trò quan trọng trong quá trình lao động. Người lao động, như một cá thể, có thể tự kiểm soát chất lượng công việc của mình với những nỗ lực khác nhau, thể hiện mức độ trung thực khác nhau. Người thuê phải 7 C. Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, t.23, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội-2006, tr.251. 10 tính đến những yếu tố đó để tuyển dụng, quản lý, sử dụng, nghĩa là phải xây dựng một cơ chế đãi ngộ và ứng sử thích hợp, như: điều kiện làm việc, tiền lương, tiền thưởng và các phúc lợi xã hội khác, quan hệ kích thích, tạo động lực đối với người lao động một cách phù hợp để giữ người có năng lực; Ba là, chất lượng lao động rất khác nhau ở từng hàng hóa sức lao động. Chất lượng lao động ở từng người lao động có khác nhau theo giới tính, tuổi tác, thể lực, trí tuệ, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, động lực làm việc v.v… Vì vậy, mức độ cá thể hóa cao khi ký kết giao kèo, gắn với trình độ chuyên môn “mặc nhiên thừa nhận sự không ngang nhau về năng khiếu cá nhân và do đó, và năng lực lao động, coi đó là những đặc quyền tự nhiên”8 của mọi cá nhân người lao động, sự đa dạng của công nghệ và tổ chức lao động, nên việc tuyển dụng, đánh giá, trả công và ứng sử thích đáng đề người lao động gắn bó với tổ chức, đơn vị; Bốn là, thị trường lao động liên kết xung quanh mình các thị trường khác nhau, tiền công lao động phải thay đổi theo giá các hàng hóa vật chất trong từng giai đoạn. Quá trình trao đổi sức lao động so với trao đổi hàng hóa vật chất được bắt đầu trong lĩnh vực lưu thông hàng hóa - quyền sử dụng khả năng lao động được chuyển sang người mua theo những gì đã được ấn định trong hợp đồng. Quá trình trao đổi được tiếp tục trong sản xuất dưới hình thức trao đổi sức lao động đang hoạt động, lao động thực tế thành lương danh nghĩa và kết thúc trong lĩnh vực lưu thông của cải vật chất, có nghĩa là trên thị trường hàng hóa và dịch vụ được trao đổi lương danh nghĩa thành phương tiện sống. Việc trao đổi hàng hóa vật chất được bắt đầu và kết thúc trong lĩnh vực lưu thông hàng hóa vật chất. Từ đặc điểm đó đưa đến hai kết quả: thứ nhất, thị trường lao động liên kết xung quanh mình các thị trường hàng hóa khác nhau; thứ hai, tiền công lao động thực tế được thực hiện tương ứng với kết quả cuối cùng, có nghĩa là với giá sản phẩm 8 C. Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, T.19, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006, tr.35. 11 mà lao động đó làm ra. Điểm này đặt người sử dụng lao động phải thay đổi mức lương phù hợp với nhu cầu và giá các hàng hóa vật chất trong từng giai đoạn; Từ các đặc điểm của hàng hóa sức lao động, người sử dụng lao động cần tính đến tiền lương, điều kiện lao động, tương lai công việc và triển vọng thăng tiến của người lao động đề người lao động gắn bó với cơ quan, đơn vị. Đối với người lao động vấn đề quan trọng không chỉ là tiền công và tiền lương, mà còn là nội dung và điều kiện lao động, bảo đảm duy trì chỗ làm việc, tương lai công việc và triển vọng thăng tiến trong nghề nghiệp, bầu không khí làm việc trong tập thể và quan hệ giữa người lao động với người thuê lao động v.v….. 1.1.2.2. Đặc trưng của dịch chuyển lao động Lao động (labor) được liên kết thành nhóm người lao động, có vai trò khác nhau trong hoạt động kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội. Nhóm thứ nhất - những nhà kinh doanh, những người nông dân làm kinh tế độc lập, đang hoạt động lao động cá thể. Những cá nhân của nhóm này sử dụng khả năng kinh doanh của mình để tự tổ chức sản xuất, kinh doanh với mục đích nhận lợi nhuận và siêu lợi nhuận hoặc là chỉ để thoả mãn những nhu cầu riêng của mình. Nhóm thứ hai, bao gồm số lượng nhiều hơn, - đó là nhóm những người làm dịch vụ công, thuê, bán sức lao động của mình cho Nhà nước, các nhà doanh nghiệp để sử dụng trong quá trình hoạt động kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội với mục đích nhận thu nhập để đảm bảo cuộc sống. Vì những vai trò khác nhau của các nhóm lao động, trong quá trình sản xuất họ được phân chia thành hai cặp phạm trù độc lập. Với nhóm thứ hai, sức lao động thực tế chỉ được tính gồm những người lao động làm thuê và những người thất nghiệp đang đi tìm kiếm việc làm trên cơ sở bán sức lao động của mình. Trong lý thuyết kinh tế, sức lao động được hiểu như là một tập hợp những khả năng lao động bằng thể lực và trí lực của con người, được sử dụng để sản 12 xuất ra của cải vật chất và tinh thần. Đại diện cho sức lao động là con người. C.Mác chỉ rõ: "sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong một cơ thể, trong một con người đang sống, và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó"9. Sức lao động luôn có sẵn trong bất kỳ xã hội nào, tồn tại trong cá nhân người lao động mà không phụ thuộc vào giai đoạn phát triển, cũng như hình thái xã hội. Tuy nhiên, chỉ trong một trình độ phát triển lịch sử xã hội nhất định, khả năng lao động - sức lao động - trở thành hàng hóa. Những điều kiện đó là: thứ nhất, “Muốn cho người chủ sức lao động ấy có thể bán được nó với tư cách là hàng hóa, thì người đó phải có khả năng chi phối được sức lao động ấy, do đó, người đó phải là kẻ tự do sở hữu năng lực lao động của mình, thân thể của mình”10, tức là phải được tự do về thân thể, thứ hai, “anh ta không còn có một hàng hóa nào khác để bán, nói cách khác là trần như nhộng, hoàn toàn không có những vật cần thiết để thực hiện sức lao động của mình”11, tức là người lao động bị tước đoạt hết tư liệu sản xuất, thì khái niệm này mới đạt được ý nghĩa kinh tế cụ thể. Thị trường là một khái niệm rất tổng hợp, thị trường vật phẩm, thị trường vốn, thị trường khoa học & công nghệ, thị trường lao động. Thị trường vật phẩm, thị trường vốn hay thị trường khoa học & công nghệ được xác định rất cụ thể đối tượng mua và bán, còn đối tượng mua và bán của thị trường lao động là gì? Thiết nghĩ rằng, đó là câu hỏi không đơn giản. Một số các nhà kinh tế cho rằng, trên thị trường lao động, người ta mua và bán “lao động”, các tác giả khác lại cho rằng, trên thị trường lao động được mua và bán “sức lao động”. Nhà kinh tế người Mỹ Ronald Erenberg và Robert Smith thì lại khẳng định, trên thị trường lao động được mua và bán “dịch vụ lao động”, hay mua bán vốn con người…. C.Mác và Ph.Ăng ghen: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội-2006, t.23, tr. 251. C.Mác và Ph.Ăng ghen: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội-2006, t.23, tr. 251. 11 C.Mác và Ph.Ăng ghen: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội-2006, t.23, tr. 253. 9 10 13 Trong nền kinh tế thị trường, sức lao động là một loại hàng hóa, nó được mua, được bán, có giá cả, có giá trị và có giá trị sử dụng. Đặc biệt, khi mua và bán hàng hóa này, giá trị hàng hoá sức lao động “do thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất sức lao động quyết định” được thanh toán, còn giá trị sử dụng được trưng tập, chuyển thành sở hữu của người mua. Nhưng ở đây, người chủ sở hữu sức lao động vẫn là chủ sở hữu sức lao động của mình, sức lao động không bị tách rời và không thể tách rời. Vì vậy, có hai loại ý kiến về vấn đề này. Một là, các nhà nghiên cứu theo lý thuyết kinh tế thị trường, Adam Smith (1723-1790), David Ricardo (1722-1823), Các Mác (1818-1883) cho rằng, trên thị trường lao động chỉ có “mua và bán sức lao động”12. Hai là, các nhà kinh tế theo trường phái tổng hợp tân cổ điển hiện đại như Karl Menger (1840-1921), Bohn Bawerk (1851-1914), Alfred Marshall (1842-1924), John Maynard Keynes (1884-1946), Paul. A. Samuelson (15-5-1915 đến 13-12-2009) đưa ra những khái niệm khác nhau về vấn đề này: Sức lao động không bán được, mà là bán quyền sử dụng nó, bán dịch vụ lao động; cho thuê trong điều kiện các bên cùng có lợi. Theo Mác, "Lao động trước hết là một quá trình xảy ra giữa người và tự nhiên, một quá trình trong đó, một hoạt động của chính mình, con người làm trung gian, điều tiết và kiểm tra sự trao đổi vật chất giữa họ và tự nhiên"13. Lao động không thể là đối tượng của mua và bán. Lao động được chuyển đến và trưng tập về cho nguời mua, để từ đó chiếm hữu về mình những kết quả cụ thể của lao động. "Với tư cách là sự thống nhất giữa quá trình lao động và quá trình tạo ra giá tri, thì quá trình sản xuất là một quá trình sản xuất hàng hoá; với tư cách là sự thống nhất giữa quá trình lao động và quá trình làm tăng giá trị thì quá trình sản xuất là một quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa, là hình thái tư bản chủ nghĩa của nền sản xuất hàng hoá"14. Ở đây còn thể hiện thêm một đặc điểm nữa của sức lao động. Giá trị của những kết quả lao động, do sức lao động tạo ra, C.Mác và Ph.Ăng ghen: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội-2006, t.23, tr. 250. C. Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, t.23, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội-2006, tr.266. 14 C. Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, t.23, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội-2006, tr.294-295. 12 13 14 sẽ phải lớn hơn giá trị sức lao động, còn nếu không thì sẽ không có ai quan tâm để mua nó. C.Mác đã chỉ rõ rằng, giá trị sử dụng của sức lao động chính là ở chỗ, nó có khả năng tạo ra giá trị thặng dư và lợi nhuận từ nguồn vốn đầu tư. Vậy, khi nào và cần những điều kiện gì thì sức lao động sẽ chuyển thành hàng hóa? Thực tế cần 3 điều kiện: Người lao động bị mất công cụ để sản xuất và phương tiện tồn tại; Người lao động phải được tự do về mặt pháp lý, có khả năng hoàn toàn làm chủ sức lao động của mình; Trên thị trường có người nắm giữ tư liệu sản xuất và đồng thời có khả năng mua sức lao động. Cùng với sự phát triển của Luật Lao động, người lao động là người chủ sở hữu sức lao động đã nhận được sự đảm bảo về mặt pháp lý nhiều hơn trong quá trình đàm phán với người thuê lao động. Ký kết hợp đồng thuê cho phép người làm thuê được tiếp cận tư liệu sản xuất, sức lao động được hoạt động, có nghĩa là quá trình lao động được bắt đầu. Thêm vào đó, người lao động hoàn toàn không mất quyền sở hữu sức lao động của mình, bao gồm quyền nắm giữ, làm chủ và quyền sử dụng. Theo các điều kiện của hợp đồng, “người sở hữu sức lao động bao giờ cũng chỉ bán sức lao động đó trong một thời gian nhất định thôi”15, tức là chuyển quyền sử dụng sức lao động của mình trong thời gian mà quá trình lao động diễn ra. Do ảnh hưởng rộng khắp phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân trên toàn thế giới, quyền lợi của người làm thuê trong lĩnh vực lao động được mở rộng, ngày làm việc giảm xuống còn 8 giờ (40-44 tiếng trong một tuần). Đến cuối thế kỷ XX, ở nhiều nước công nghiệp phát triển như Mỹ, Anh, Pháp, Đức…tuần làm việc chỉ còn 37 - 38 giờ; nhà nước bắt đầu áp dụng chế độ bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm rủi ro trong sản xuất, bảo hiểm y tế v.v… Nhiều nhà kinh tế đương thời cho rằng, cả người thuê lao động và người lao động tham gia vào thị trường như những bạn hàng bình đẳng, như những 15 C. Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, t.23, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội-2006, tr.251-252. 15 người sở hữu bình đẳng, người thuê lao động là người chủ tư liệu sản xuất, còn người lao động là người chủ sức lao động. Nhưng trong thực tế, người lao động bắt buộc phải bán sức lao động của mình để nuôi sống bản thân mình và gia đình mình. Trên thị trường lao động, đối tượng để xem xét mua và bán là chỗ làm việc xác định, những điều kiện lao động kèm theo và tiền công được đặt ra, và cuối cùng là xác định người nào vào chỗ làm việc đó, vấn đề sẽ được người thuê lao động quyết định. Khi đó người thuê lao động luôn có thể không chấp nhận hoặc sa thải bất kỳ người công nhân nào mà anh ta cảm thấy không có lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Những yếu tố cơ bản của thị trường lao động là: cầu sức lao động; cung sức lao động; giá cả của sức lao động (tiền lương); cạnh tranh trên thị trường lao động; cơ sở hạ tầng của thị trường lao động. Thị trường lao động bao gồm những chủ thể sau: những người thuê lao động (người mua); những người làm thuê (người bán); nhà nước và các đại diện của mình; các tổ chức môi giới trung gian. Tất cả những người lao động làm thuê khi gặp bối cảnh thuận lợi đều sẵn sàng thay đổi chỗ làm việc. Ngược lại, những người thuê lao động thì chỉ lựa chọn cho mình những người làm thuê xuất sắc trong số những người đang làm việc. Trong kinh tế hàng hóa, thị trường lao động được coi như một đầu tầu để kéo theo sự chuyển động của các thị trường khác. Thông qua thị trường, dịch chuyển lao động đảm bảo việc làm cho dân số tích cực kinh tế, kết nối họ vào lĩnh vực sản xuất và dịch vụ, tạo khả năng cho họ nhận được những thu nhập thiết yếu để tái sản xuất sức lao động của chính bản thân mình, cũng như nuôi sống gia đình họ. Dịch chuyển lao động sang chỗ làm việc thích hợp, nơi mà thành quả lao động của họ có năng suất cao hơn và có cơ hội nhận được thu nhập cao hơn. Dịch chuyển lao động bảo đảm việc sắp xếp lại dân số tích cực kinh tế trong trường hợp cải cách cấu trúc nền kinh tế. Vấn đề này đặc biệt quan trọng và không kém 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất