Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác quản lý chất lượng công trình xây d...

Tài liệu Đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng giai đoạn thi công cho dự án di chuyển, nâng cấp trạm bơm đan hoài

.PDF
96
251
103

Mô tả:

LỜI CẢM ƠN Trong cuộc sống này, mỗi con người đều thông qua sự ham mê, tìm hiểu, nhận thức để có kiến thức. Mỗi con người cần học tập, lao động để định hướng và thực hiện một công việc cụ thể có ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Để hoàn thành luận văn Thạc sĩ này, ngoài sự nỗ lực học tập, rèn luyện của bản thân, tôi cũng đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các thầy cô, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp. Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn tới: Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo Đại học và Sau đại học, Bộ môn Công nghệ và Quản lý xây dựng trường Đại học Thủy lợi Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn. GS-TS.Vũ Thanh Te, người thầy kính mến đã luôn động viên giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Cảm ơn vợ,con, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp của tôi đã luôn ở bên cạnh động viên và giúp đỡ tôi học tập, rèn luyện, làm việc và đã hoàn thành luận văn này. Xin trân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2014 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Thạc Kiên LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, ngày tháng năm 2014 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Thạc Kiên MỤC LỤC MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY ...............................................................................................3 1.1. Vai trò của quản lý dự án xây dựng .....................................................................3 1.1.1. Khái niệm về quản lý dự án xây dựng ......................................................................3 1.1.2. Vai trò của quản lý dự án xây dựng..........................................................................3 1.1.3. Nội dung quản lý dự án xây dựng ......................................................................3 1.1.4. Quy trình quản lý dự án xây dựng ......................................................................3 1.2. Tình hình quản lý dự án xây dựng ở nước ta hiện nay ........................................3 1.2.1. Quản lý nhà nước trong hoạt động xây dựng .....................................................3 1.2.2. Những bất cập trong công tác quản lý dự án xây dựng ...............................................5 1.2.3. Kinh nghiệm quản lý từ một số quốc gia ...........................................................8 1.3. Công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng giai đoạn thi công ...............10 1.3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công trình xây dựng .....................................10 1.3.2. Công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng ....................................................11 1.3.3. Sự cố chất lượng công trình xây dựng ............................................................12 Kết luận chương 1 .....................................................................................................22 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG GIAI ĐOẠN THI CÔNG ..........................23 2.1. Công tác đấu thầu xây dựng ...............................................................................23 2.1.1. Quy định chung ...............................................................................................23 2.1.2. Các hình thức lựa chọn nhà thầu .....................................................................23 2.1.3. Phương thức lựa chọn nhà thầu .......................................................................24 2.1.4. Kế hoạch và quy trình lựa chọn nhà thầu ........................................................26 2.1.5. Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, xét duyệt trúng thầu............27 2.2. Cơ sở pháp lý trong công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng ..............30 2.2.1. Phân định trách nhiệm quản lý chất lượng công trình xây dựng giữa Chủ đầu tư với Ban quản lý dự án hoặc Tư vấn quản lý dự án ...............................................30 2.2.2. Chỉ dẫn kỹ thuật................................................................................................30 2.2.3. Phân cấp các loại công trình xây dựng .............................................................31 2.2.4. Nội dung quản lý chất lượng thi công xây dựng, phân cấp sự cố công trình trong quá trình thi công xây dựng và khai thác sử dụng công trình. ........................31 2.2.5. Sự cố công trình trong thi công và khai thác sử dụng...............................................33 2.3. Khống chế chất lượng trong giám sát thi công ..................................................33 2.3.1. Chất lượng và chất lượng thi công công trình ................................................33 2.3.2. Hệ thống đảm bảo chất lượng thi công ...........................................................34 2.3.3. Khống chế chất lượng giai đoạn chuẩn bị thi công .........................................36 2.3.4. Khống chế chất lượng vật liệu, cấu kiện .........................................................40 2.3.5. Khống chế chất lượng quá trình thi công ........................................................40 2.3.6. Đánh giá chất lượng nghiệm thu hoàn công ...................................................44 2.3.7. Xử lý khuyết tật chất lượng công trình giai đoạn bảo hành ............................47 Kết luận chương 2 .....................................................................................................48 CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG XÂY DỰNG TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG CHO DỰ ÁN DI CHUYỂN, NÂNG CẤP TRẠM BƠM ĐAN HOÀI ................................................................................49 3.1. Giới thiệu về dự án di chuyển, nâng cấp trạm bơm Đan Hoài...........................49 3.1.1. Tổng quát ........................................................................................................49 3.1.2. Giải pháp kỹ thuật ...........................................................................................51 3.2. Tổ chức đấu thầu dự án ......................................................................................53 3.2.1. Công tác đấu thầu ............................................................................................53 3.2.2.Chuẩn bị đấu thầu.............................................................................................54 3.2.3. Các tiêu chí đánh giá hồ sơ dự thầu ................................................................56 3.3. Nội dung và nhiệm vụ của tư vấn giám sát ........................................................60 3.3.1. Giám sát chất lượng thi công bê tông .............................................................61 3.3.2. Giám sát chất lượng trong thi công đất...................................................................73 3.3.3.Giám sát thi công móng cọc .............................................................................78 3.4. Hệ thống quản lý chất lượng công trình .............................................................83 3.4.1. Đối với Chủ đầu tư ..........................................................................................83 3.4.2. Đối với đơn vị tư vấn ......................................................................................83 3.4.3. Đối với doanh nghiệp xây dựng ......................................................................84 3.4.4. Đối với đơn vị Khảo sát xây dựng ..................................................................86 3.4.5. Đối với đơn vị Giám sát thi công xây lắp .......................................................86 Kết luận chương 3 .....................................................................................................88 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................89 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, các dự án đầu tư xây dựng công trình khi thiết kế, thi công được áp dụng nhiều tiêu chuẩn thiết kế và công nghệ thi công hiện đại. Các dự án có quy mô lớn, yêu cầu kỹ thuật cao đòi hỏi chất lượng xây dựng đảm bảo và sự hài lòng của khách hàng. Do vậy, quản lý dự án trở nên rất quan trọng. Công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng ở nước ta hiện nay, về cơ chế chính sách, pháp luật trong hoạt động xây dựng có một số điểm chưa phù hợp, về các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng còn chậm đổi mới gây khó khăn cho công tác quản lý, về năng lực của các đơn vị tham gia dự án còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng đến chất lượng của dự án khi hoàn thành. Trong giai đoạn thi công xây dựng công tác quản lý dự án cần đặc biệt quan tâm đến chất lượng công trình. Vai trò của các chủ thể tham gia dự án như: chủ đầu tư, cơ quan cấp phát vốn, nhà thầu thi công, đơn vị thiết kế, đơn vị giám sát, đơn vị sử dụng và giám sát nhân dân là rất quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của dự án. Để các dự án xây dựng công trình đảm bảo chất lượng, đặc biệt là ở giai đoạn thi công xây dựng, rất cần nghiên cứu về quản lý chất lượng xây dựng công trình. Xuất phát từ các vấn đề khoa học và thực tiễn đặt ra học viên đã chọn đề tài: Đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng giai đoạn thi công cho dự án Di chuyển, nâng cấp trạm bơm Đan Hoài. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Đề xuất một số giải pháp tăng công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng giai đoạn thi công cho dự án: Di chuyển, nâng cấp trạm bơm Đan Hoài, từ đó áp dụng các giải pháp quản lý chất lượng cho các dự án có quy mô tương tự. 3. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu sử dụng như: phương pháp quan sát khoa học, phương pháp điều tra, phương pháp phân tích và tổng hợp kinh nghiệm, phương pháp kết hợp để nghiên cứu và giải quyết các vấn đề được đặt ra. 2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý dự án xây dựng công trình thủy lợi. Trong đó, chú trọng đến công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng trong giai đoạn thi công. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu là dự án: Di chuyển, nâng cấp trạm bơm Đan Hoài, huyện Đan phượng, thành phố Hà Nội. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 5.1. Ý nghĩa khoa học Đề tài sẽ có những đóng góp nhất định trong việc quản lý các dự án xây dựng hiệu quả. Trong đó, đề tài tập trung nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý chất lượng công trình trong giai đoạn thi công. 5.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài, sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cao năng lực của các đơn vị tham gia quản lý dự án. Đặc biệt là Tư vấn giám sát. 6. Kết quả dự kiến đạt được - Đánh giá được thực trạng về quản lý dự án xây dựng hiện nay, chất lượng và công tác quản lý chất lượng công trình giai đoạn thi công. - Nêu ra những cơ sở khoa học trong công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng giai đoạn thi công. - Đề xuất được một số giải pháp tăng cường công tác quản lý chất lượng công trình giai đoạn thi công cho dự án: Di chuyển, nâng cấp trạm bơm Đan Hoài. - Tổng kết kết quả nghiên cứu của đề tài để nhân rộng mô hình, áp dụng cho các dự án xây dựng có đặc điểm và quy mô tương tự. 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 1.1. Vai trò của quản lý dự án xây dựng 1.1.1. Khái niệm về quản lý dự án xây dựng Quản lý dự án là ngành khoa học nghiên cứu về việc lập kế hoạch, tổ chức và quản lý, giám sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng thời gian, trong phạm vi ngân sách đã được duyệt, đảm bảo chất lượng, đạt được mục tiêu cụ thể của dự án và các mục đích đề ra. 1.1.2. Vai trò của quản lý dự án xây dựng Quản lý dự án giúp chủ đầu tư hoạch định, theo dõi và kiểm soát tất cả những khía cạnh của dự án và khuyến thích mọi thành phần tham gia vào dự án đó nhằm đạt được những mục tiêu của dự án đúng thời hạn với chi phí, chất lượng và thời gian như mong muốn ban đầu. 1.1.3. Nội dung quản lý dự án xây dựng 1. Quản lý kế hoạch (tổng thể) dự án. 2. Quản lý chi phí và nguồn lực. 3.Quản lý thời gian và tiến độ. 4. Quản lý hợp đồng. 5.Quản lý thi công xây lắp. 6. Quản lý rủi ro của dự án. 7. Quản lý vận hành dự án. 1.1.4. Quy trình quản lý dự án xây dựng Hoạch định Lập kế hoạch Tổ chức thực hiện Quản lý 1.2. Tình hình quản lý dự án xây dựng ở nước ta hiện nay 1.2.1. Quản lý nhà nước trong hoạt động xây dựng 1.2.1.1. Hệ thống văn bản Luật: Kiểm soát Kết thúc đánh giá 4 1. Luật Xây dựng: Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 được xây dựng trong thời kỳ kinh tế tập trung bao cấp nên hiện nay, một số nội dung của luật không còn phù hợp với nền kinh tế thị trường và hội nhập Quốc tế. Để khắc phục hạn chế của Luật Xây dựng, dự thảo sửa đổi tới đây sẽ bổ sung thêm nhiều điều khoản mới như: điều chỉnh hoạt động đầu tư xây dựng, tăng cường kiểm soát, quản lý chất lượng xây dựng, đổi mới cơ chế quản lý nhà nước về chi phí đầu tư xây dựng. 2. Luật Đấu thầu: Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 bộc lộ một số bất cập làm nảy sinh tiêu cực trong quá trình đấu thầu và lựa chọn nhà thầu, làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công trình xây dựng. Hiện nay, Luật đấu thầu năm 2013 được công bố đã có nhiều thay đổi như: tạo cơ hội cho các nhà thầu cạnh tranh, quy trình lựa chọn nhà thầu cụ thể hơn, có nhiều phương pháp đánh giá, phân cấp trách nhiệm rõ ràng, quy định hành vi cấm và xử phạt theo hướng chặt chẽ hơn. 3. Luật Đầu tư: Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 còn bất cập trong quá trình thực hiện đầu tư như: thủ tục đăng ký đầu tư, thẩm tra dự án đầu tư, cấp phép đầu tư, trách nhiệm quản lý Nhà nước về đầu tư. Nhiều địa phương chỉ quan tâm đến thu hút đầu tư, ít quan tâm đến chất lượng, hiệu quả của dự án. Dự thảo sửa đổi tới đây sẽ hứa hẹn nhiều thay đổi như: đơn giản hóa thủ tục hành chính, đảm bảo kinh doanh bình đẳng, tự do, tạo cơ hội nhiều hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài và thúc đẩy đầu tư trong nước. 1.2.1.2. Hệ thống văn bản dưới Luật: 1. Nghị định 12/2009/NĐ-CP: Nghị định số12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đã thực hiện phân cấp mạnh hơn về thẩm quyền quyết định đầu tư cho cấp huyện, xã thì việc quản lý và giám sát lại thiếu chặt chẽ. Mặt khác, sau khi phân bổ vốn, Chủ đầu tư có quyền thực hiện các công đoạn chuẩn bị đầu tư, phê duyệt dự án, bản vẽ, phê duyệt đấu thầu, mời thầu nên thường xảy ra tình trạng thông đồng để đấu thầu thành công. 5 2. Nghị định số 48/2010/NĐ-CP: Nghị định số 48/2010/NĐ-CP về hoạt động xây dựng có nhiều nội dung chưa phù hợp. Đó là việc chỉ áp dụng đối với các hợp đồng thuộc dự án sử dụng 30% vốn nhà nước trở lên; quy định giá hợp đồng trọn gói không được điều chỉnh gây khó khăn cho quá trình thực hiện; quy định về việc điều chỉnh giá hợp đồng theo đơn giá cố định và theo thời gian còn chưa phù hợp; quá trình thực hiện các loại hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh việc kiểm tra, xác định giá vật tư, nguyên, nhiên vật liệu theo giá thị trường gặp nhiều khó khăn. 3. Nghị định số 112/2009/NĐ-CP: Nghị định số 112/2009/NĐ-CP về quản lý chí phí đầu tư xây dựng công trình quy định chỉ được điều chỉnh tổng mức đầu tư khi điều chỉnh dự án là chưa phù hợp. Hệ thống định mức được công bố chưa đồng bộ, thiếu nhiều định mức công tác đặc thù, công nghệ ít được đổi mới gây vướng mắc trong thanh toán hoặc tranh chấp giữa chủ đầu tư với nhà thầu hoặc cơ quan thanh tra, kiểm tra; một số định mức chi phí tỷ lệ % quy định chưa phù hợp, đặc biệt trong lĩnh vực tư vấn đầu tư xây dựng và quản lý dự án. 4. Nghị định số 15/2013/NĐ-CP: Nghị định số 15/2013/NĐ-CP về Quản lý chất lượng công trình xây dựng thay thế Nghị định 209/2005/NĐ-CP là hợp lý với tình hình của ngành xây dựng hiện tại. Một số nội dung mới, có tính chất đi sâu hơn về chất lượng công trình, đảm bảo việc quản lý chất lượng các công trình xây dựng cơ bản. Bộ xây dựng cũng đã ban hành Thông tư 10/2013/TT-BXD hướng dẫn Nghị định 15/2013/NĐ-CP. 1.2.2. Những bất cập trong công tác quản lý dự án xây dựng Công trình xây dựng là một sản phẩm của dự án đầu tư xây dựng, được tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị công trình được liên kết với đất, được xây dựng theo thiết kế. Hàng năm nguồn vốn đầu tư cho xây dựng chiếm khoảng 30% GDP. Vì vậy, chất lượng công trình xây dựng là vấn đề cần được hết sức quan tâm. 6 Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển kinh tế và khoa học kỹ thuật, chúng ta đã xây dựng được nhiều công trình xây dựng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi…, đảm bảo chất lượng xây dựng. Bên cạnh những công trình đạt chất lượng cũng còn nhiều công trình chất lượng kém như: không đáp ứng được yêu cầu sử dụng, bị nứt, vỡ, lún sụt, thấm dột, phải sửa chữa, đổ sập…, gây thiệt hại rất lớn đến tiền của và tính mạng con người. Nguyên nhân dẫn đến các công trình xây dựng công trình không đảm bảo chất lượng là do hệ thống quản lý của nhà nước trong hoạt động xây dựng còn nhiều bất cập và sự yếu kém trong công tác quản lý dự án xây dựng ở nước ta hiện nay. Cụ thể là: 1.2.2.1. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư Giai đoạn đầu của dự án xây dựng là ý tưởng của người có quyền lực trong cơ quan nhà nước, hoặc một cá nhân, đoàn thể, tổ chức, doanh nghiệp có khả năng góp hoặc huy động vốn vì lợi ích công và lợi ích tư đưa ra. Đây là vấn đề chủ quan nên có nhiều dự án đầu tư dàn trải, mục đích không rõ ràng, không phát huy hiệu quả. Ý tưởng sai dẫn đến dự án treo như “Các dự án Khu đô thị ở Hà nội đang còn dở dang và bỏ ngỏ”. 1.2.2.2. Giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi Giai đoạn này cần phân tích sự cần thiết đầu tư, dự kiến quy mô đầu tư, hình thức đầu tư, lựa chọn địa điểm xây dựng, phân tích lựa chọn phương án, xác định sơ bộ tổng mức đầu tư. Vai trò của Tư vấn là rất quan trọng. Hiện nay, bên cạnh những đơn vị tư vấn chất lượng vẫn còn nhiều đơn vị tư vấn năng lực hạn chế, chậm đổi mới, tính cạnh tranh thấp, dẫn đến chất lượng tư vấn đầu tư thấp. Các nhà thầu và nhà đầu tư chịu rủi ro cao. 1.2.2.3. Giai đoạn nghiên cứu khả thi Giai đoạn này cần kiểm tra lại các những căn cứ, sự cần thiết đầu tư, hình thức đầu tư, phương án địa điểm, phương án giải phóng mặt bằng, giải pháp xây dựng, vốn, khả năng tài chính, tổng mức đầu tư, tiến độ dự án. Nhiều dự án chủ đầu tư chưa chú trọng đến tổng mức đầu tư, tổng tiến độ, phương án giải phóng mặt bằng, kế hoạch vốn dẫn đến dự án chậm tiến độ, tổng mức đầu tư phải điều chỉnh. 7 1.2.2.4. Giai đoạn thiết kế Giai đoạn này là giai đoạn đưa ý tưởng dự án thành hiện thực, cần chú trọng trong khâu khảo sát, thiết kế. Nhiều Tư vấn không đủ năng lực vẫn nhận được hợp đồng dẫn đến các công trình thiết kế mắc lỗi như: khảo sát không kỹ càng, thiếu số liệu thống kê, thiết kế thiếu kinh nghiệm, không tuân thủ các tiêu chuẩn quy chuẩn, làm sai sót trong hồ sơ, thông đồng với chủ đầu tư gây thất thoát tiền của nhà nước, khó khăn trong quá trình thi công và quyết toán công trình. 1.2.2.5. Giai đoạn đấu thầu Trong khâu lựa chọn nhà thầu, chủ đầu tư không đủ thông tin để đánh giá năng lực, kinh nghiệm nhà thầu. Các nhà thầu đua nhau đưa ra giá dự thầu thấp. Nhiều nhà thầu năng lực yếu kém, không đáp úng được yêu cầu vẫn thắng thầu dẫn đến quá trình thực hiện cắt giảm nhiều chi phí, thay đổi biện pháp thi công, bớt xén nhiều công đoạn, không thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, buông lỏng trong quản lý chất lượng và bằng mọi cách để hạ giá thành sản phẩm tăng lợi nhuận bất chấp sự an toàn của người lao động. 1.2.2.6. Giai đoạn thi công Ở giai đoạn này, vấn đề đảm bảo chất lượng xây dựng phải luôn gắn liền với đảm bảo an toàn trong quá trình thi công. Ở nước ta, vấn đề này chưa coi trọng, đặc biệt là trong quản lý nhà nước, công tác thanh kiểm tra của cơ quan nhà nước còn buông lỏng. Khi công trình xảy ra sự cố liên quan đến an toàn trong thi công, chất lượng có vấn đề thì việc phân định trách nhiệm, xử lý vụ việc đối với các bên liên quan không rõ ràng. 1. Lực lượng quản lý xây dựng còn mỏng, chưa đáp ứng được yêu cầu, thiếu sự phối hợp trong thực hiện quản lý chất lượng công trình xây dựng giữa tổ chức thanh tra và cơ quan quản lý nhà nước. Quy định về chủ đầu tư cũng vậy, dù không đủ năng lực vẫn được giao làm chủ đầu tư công trình xây dựng, tất sẽ dẫn đến công tác quản lý dự án không đảm bảo. 2. Vai trò của giám sát là rất quan trọng, trong khi đó công tác đào tạo đội ngũ Tư vấn giám sát (TVGS) ở nước ta chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến chất 8 lượng TVGS không đảm bảo yêu cầu. Sự phối hợp giữa các đơn vị giám sát như TVGS, giám sát chủ đầu tư, giám sát tác giả, giám sát sử dụng, giám sát nhân dân ở một số công trình chưa được chặt chẽ. 3. Công tác kiểm tra, giám sát chất lượng công trình xây dựng của cơ quan nhà nước còn chưa sâu sát, ít quan tâm đến giai đoạn thực hiện dự án, chỉ chú trọng “hậu kiểm” hoặc xử lý qua quýt sau khi sự cố công trình xảy ra. Việc phân giao trách nhiệm, quyền hạn chưa rõ ràng cho các đơn vị chức năng ở các cấp. Bên cạnh đó, chế tài chưa đủ mạnh, chưa mang tính răn đe, phòng ngừa cao và chưa xử lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm về chất lượng công trình. 1.2.3. Kinh nghiệm quản lý từ một số quốc gia Có rất nhiều mô hình quản lý mang lại hiệu quả cao, điển hình như: 1. Tại Nga: Ủy ban Nhà nước về xây dựng thay mặt Nhà nước Quản lý Nhà nước về công trình xây dựng. Ủy ban này đã xây dựng mô hình hoạt động với sự tham gia của các doanh nghiệp Tư vấn giám sát (TVGS), quản lý dự án (QLDA) chuyên nghiệp. Nhà nước xây dựng chương trình đào tạo Kỹ sư TVGS thống nhất trên toàn liên bang và coi việc xây dựng một đội ngũ TVGS chuyên nghiệp cao là yếu tố quyết định của quá trình đổi mới công nghệ quản lý chất lượng công trình. - Ưu điểm: đào tạo được đội ngũ TVGS, QLDA chuyên nghiệp cao. - Nhược điểm: vai trò của Nhà nước trong công tác quản lý bị hạn chế. 2. Tại Anh: Tư vấn quản lý chi phí (Quantity Surveyor) đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bởi vì, Tư vấn quản lý chi phí chịu trách nhiệm quản lý chi phí xây dựng từ khởi đầu đến khi dự án được hoàn thành. Tư vấn quản lý chi phí chịu trách nhiệm kiểm soát chi phí từ ngân sách đến thanh toán cuối cùng. Quy trình quản lý chi phí bao gồm dự toán, đấu thầu, hợp đồng, thanh toán, thay đổi và khiếu nại rất rõ ràng. Quy trình này được thiết lập bởi tổ chức chuyên nghiệp về quản lý chi phí Royal lnstitute of Charteređ Surveyor. - Ưu điểm: kiểm soát được mọi chi phí, hiệu quả của dự án. - Nhược điểm: ít quan tâm đến yêu cầu của khách hàng. 9 3. Tại Mỹ: Mô hình quản lý ba bên để quản lý chất lượng xây dựng gồm: bên thứ nhất là Nhà thầu, người sản xuất phải tự chứng nhận chất lượng sản phẩm của mình; bên thứ hai là sự chứng nhận của khách hàng về chất lượng sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn; bên thứ ba là sự đánh giá độc lập của một tổ chức nhằm xác định chính xác tiêu chuẩn về chất lượng. Sau nhiều thất bại khi các doanh nghiệp áp dụng ISO 9000 để quản lý chất lượng, hiện nay Mỹ đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng toàn diện (TQM). - Ưu điểm: chất lượng toàn diện, đảm bảo sự hài lòng của khách hàng. - Nhược điểm: quản lý quá trình có sự tham gia của nhiều thành phần. 4. Tại Pháp: Quản lý chất lượng các công trình dựa trên việc bảo hiểm bắt buộc. Các hãng bảo hiểm sẽ từ chối bảo hiểm khi công trình không có đánh giá về chất lượng. Bên cạnh đó công tác kiểm tra ngăn ngừa rủi ro với các tiêu chí như mức độ bền vững của công trình, an toàn lao động và phòng chống cháy nổ, tiện nghi cho người sử dụng. - Ưu điểm: ngăn ngừa được rủi ro, nâng cao chất lượng, tuổi thọ công trình. - Nhược điểm: chi phí công trình lớn do phải đóng bảo hiểm công trình. 5. Tại Singapore: Chính quyền quản lý rất chặt chẽ việc thực hiện các dự án xây dựng. Ngay từ khi lập dự án phải đảm bảo yêu cầu về quy hoạch tổng thể, về an toàn, về phòng chống cháy nổ, về môi trường mới được phê duyệt. Khi triển khai thi công phải được Kỹ sư tư vấn giám sát kiểm tra và xác nhận là thiết kế đúng, đảm bảo chất lượng thiết kế. - Ưu điểm: kiểm soát chặt chẽ chất lượng quy hoạch, thiết kế, giám sát. - Nhược điểm: thời gian phê duyệt dự án dài, đòi hỏi nhân lực trình độ cao. 6. Tại Nhật Bản: Nhật Bản rất coi trọng công tác quản lý thi công, hệ thống pháp luật quy định chặt chẽ công tác giám sát thi công và hệ thống kiểm tra, như Luật thúc đẩy đấu thầu và hợp đồng hợp thức đối với công trình công chính, Luật Tài chính công, Luật thúc đẩy công tác đảm bảo chất lượng công trình công chính. Chế độ bảo trì nghiêm ngặt, bảo trì được coi là một trong những khâu đặc biệt quan 10 trọng nhằm bảo đảm chất lượng, tăng cường độ bền của công trình cũng như giảm thiểu chi phí vận hành. - Ưu điểm: lựa chọn được nhà thầu có năng lực, đảm bảo chất lượng. - Nhược điểm: chính quyền không kiểm soát được các nhà thầu lớn. 1.3. Công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng giai đoạn thi công 1.3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công trình xây dựng Ở giai đoạn thi công xây dựng, có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công trình, trong đó có nhân tố chủ quan như năng lực quản lý (của Chính quyền, của Chủ đầu tư), năng lực của Tư vấn, Nhà thầu tham gia xây dựng. Đồng thời có nhân tố khách quan như các trường hợp sự cố bất khả kháng, rủi ro. Cụ thể là: 1.3.1.1. Điều kiện khởi công xây dựng công trình Điều kiện khởi công xây dựng công trình là: có giấy phép xây dựng, có mặt bằng xây dựng, có bản vẽ thiết kế được phê duyệt, có hợp đồng xây dựng, có đủ nguồn vốn; có biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường. Trong khi đó trình tự thủ tục cấp phép và quy trình bồi thường giải phóng mặt bằng tái định cư phức tạp, kéo dài, ảnh hưởng đến điều kiện khởi công của dự án. 1.3.1.2. Điều kiện năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình Điều kiện năng lực của nhà thầu là: có đăng ký kinh doanh, có đủ năng lực hoạt động tương ứng, chỉ huy trưởng công trường có năng lực hành nghề phù hợp, có thiết bị thi công đáp ứng yêu cầu. Hiện nay, không ít nhà thầu thi công năng lực kém, thi công đa ngành, chỉ huy trưởng thiếu kinh nghiệm, máy móc thiết bị cũ lạc hậu, lao động tay nghề cao không đáp ứng yêu cầu như trong hồ sơ dự thầu, quá trình thi công ảnh hưởng đến chất lượng công trình. 1.3.1.3. Điều kiện năng lực của Ban quản lý dự án Điều kiện năng lực của ban quản lý dự án là: năng lực giám đốc ban, năng lực của bộ máy ban quản lý được quy định rõ ràng. Hiện nay, có rất nhiều Ban quản lý dự án được thành lập, trong khi công việc quản lý dự án thường phức tạp, phân tán, dàn trải, nhân lực quản lý dự án chưa đáp ứng được yêu cầu, dẫn đến quá trình quản lý dự án thường chưa đáp ứng mục tiêu và yêu cầu đề ra. 11 1.3.1.4. Sự tham gia của giám sát cộng đồng Sự tham gia của giám sát cộng đồng trong việc đảm bảo an toàn công trình, phòng chống cháy nổ, an toàn vệ sinh môi trường còn hạn chế. Sau khi khởi công công trình Nhà thầu triển khai thi công môi trường ảnh hưởng đến người dân trong khu vực như: tiếng ồn; khói, bụi ô nhiễm, vệ sinh; an toàn an ninh; an toàn lao động; an toàn giao thông... nhưng nhiều người dân và chính quyền địa phương không lên tiếng, sợ “đụng chạm” quyền lợi, trách nhiệm. 1.3.2. Công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng 1.3.2.1. Giai đoạn đấu thầu và chuẩn bị ký kết hợp đồng Đấu thầu là một quá trình chủ đầu tư lựa chọn được một nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của mình theo quy định của luật pháp. Mục tiêu của người mua là có được hàng hóa và dịch vụ đáp ứng yêu cầu của mình về kỹ thuật, chất lượng và chi phí thấp nhất. Mục đích của nhà thầu là giành được quyền cung cấp hàng hóa dịch vụ đó và đảm bảo mức lợi nhuận cao nhất có thể. Nếu trúng thầu sẽ tiến hành đàm phán, ký kết hợp đồng xây dựng. 1.3.2.2. Giai đoạn chuẩn bị thi công Công việc chủ yếu trong giai đoạn này bao gồm: lập ra Ban giám đốc dự án; lập ra một cơ cấu, phối hợp với cán bộ quản lý; thiết kế tổ chức thi công trong đó chủ yếu bao gồm phương án thi công, kế hoạch, tiến độ thi công và sơ đồ mặt bằng thi công để hướng dẫn cho việc thi công và chuẩn bị thi công; chuẩn bị hiện trường thi công để hiện trường có đầy đủ điều kiện thi công; lập báo cáo xin khởi công, sau khi được tiến hành khởi công. 1.3.2.3. Giai đoạn thi công Nhà thầu tổ chức thi công dựa vào sự sắp xếp của thiết kế tổ chức thi công, tổng tiến độ. Các đơn vị liên quan phối hợp giám sát tốt quá trình thi công, đảm bảo cho việc thực hiện mục tiêu chất lượng, tiến độ, giá thành, an toàn, tiết kiệm, môi trường. Quản lý tốt hiện trường thi công, thực hiện thi công văn minh, thực hiện nghiêm chỉnh hợp đồng thầu thi công. 1.3.2.4.Giai đoạn nghiệm thu và bàn giao Đây là giai đoạn có thể coi như là giai đoạn kết thúc, bàn giao bao gồm: kết thúc việc thi công công trình, tiến hành vận hành thử, nghiệm thu hoàn thành và nghiệm thu bàn giao 12 công trình đưa vào sử dụng trên cơ sở có kiểm tra, chỉnh sửa lỗi, bàn giao tài liệu, bàn giao công trình, giải thể ban quản lý dự án. 1.3.2.5. Giai đoạn dịch vụ sau thi công Có những tư vấn và dịch vụ kỹ thuật cần thiết để đảm bảo cho công trình được sử dụng an toàn, thường xuyên hơn. Tiến hành giám sát và kiểm tra công trình, lắng nghe ý kiến của đơn vị sử dụng, tiến hành duy tu bảo dưỡng. Tiến hành quan sát các hiện tượng lún, xê dịch, chấn động... để không làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. 1.3.3. Sự cố chất lượng công trình xây dựng 1.3.3.1. Sự cố vỡ đập thủy điện Lakrel 2 1. Mô tả sự cố: Sự cố vỡ đập thủy điện xảy ra vào khoảng 3h ngày 12/6/2013, làm khoảng hơn 40m chiều dài thân đập bị vỡ hoàn toàn. Tại thời điểm vỡ, mực nước thấp hơn cao trình đập 1,60m. Kiểm tra hiện trường cho thấy cống dẫn dòng nằm trong thân đập bị vỡ hoàn toàn. Bề mặt đập (khu vực không bị vỡ) xuất hiện nhiều vết nứt lớn, không có dấu hiệu nước tràn qua. Sự cố vỡ đập không gây thiệt hại về người nhưng làm hư hại một diện tích lớn cây cao su của công ty TNHH Cao su 72, Binh đoàn 15, Bộ Quốc phòng và nương rẫy, hoa màu của người dân. 2. Tổ chức thực hiện và đánh giá nguyên nhân sự cố: Sau khi nhận được công văn số 6175/VPCP-KTN ngày 13/8/2013 của Văn phòng Chính phủ, Bộ xây dựng đã có Quyết định số 881/QĐ-BXD ngày 18/9/2013 về việc thành lập tổ công tác kiểm tra, đánh giá sự cố vỡ đập Thủy điện Lakrel 2 (Tổ công tác) gồm đại diện Cục giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Cục giám định), đại diện Sở Công thương Gia Lai và một số chuyên gia về địa chất, thủy lợi, thủy điện. Tổ công tác đã tiến hành kiểm tra hiện trường công trình, họp với chủ đầu tư, tư vấn thiết kế và các bên liên quan. Trên cơ sở yêu cầu công việc và căn cứ vào điều kiện năng lực của các tổ chức tư vấn, Tổ công tác đã quyết định lựa chọn đơn vị tư vấn độc lập Công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng điện 1(PECC1) là đơn vị đầu ngành về thiết kế và giám sát công trình thủy điện ở Việt Nam để kiểm định hạng 13 mục đập đất và cống dẫn dòng phục vụ đánh giá nguyên nhân sự cố vỡ đập; giao trách nhiệm cho các thành viên việc giám sát quá trình thực hiện thí nghiệm, kiểm định của PECC1 tại hiện trường; kiểm tra hồ sơ quản lý chất lượng, quản lý đầu tư xây dựng và hợp đồng giữa các bên để xác định trách nhiệm của các chủ thể tham gia xây dựng công trình. Trên cơ sở nhiệm vụ và nội dung công việc được giao PECC1 đã lập đề cương kiểm tra, kiểm định đánh giá đập dâng và cống dẫn dòng. Ngày 1/10/2013, Tổ công tác đã có công văn số 347/GĐ-GD2 phê duyệt đề cương kiểm định do PECC1 lập làm cơ sở cho việc triển khai, thực hiện kiểm định. PECC1 đã thực hiện việc thẩm tra lại hồ sơ khảo sát, hồ sơ thiết kế để đánh giá sự phù hợp so với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng cho dự án, đánh giá sự hợp lý của số liệu đầu vào gồm: số liệu địa chất, khí tượng thủy văn, chỉ tiêu cơ lý của vật liệu lựa chọn đắp đập và các chỉ tiêu tính toán thiết kế nhằm xác định khả năng đảm bảo an toàn về ổn định và khả năng an toàn về thấm của đập. Khảo sát đánh giá thực trạng lại chất lượng của các hạng mục đập dâng và cống dẫn dòng đã thi công và xác định nguyên nhân vỡ đập. 3. Kết quả kiểm tra: a) Về hồ sơ khảo sát thiết kế: Về cơ bản việc áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, điều kiện khí tượng thủy văn, các chỉ tiêu tính toán thiết kế (tần suất phòng lũ, chỉ tiêu đảm bảo an toàn ổn định, độ bền, phòng thấm...), cấp công trình đầu mối do tư vấn lập là hợp lý. Việc lựa chọn tuyến đập, giải pháp thiết kế đập đất do tư vấn lập là hợp lý. Tuy nhiên do chưa cập nhật được tài liệu về lượng mưa năm 2009 nên tính toán dòng chảy lũ thiên nhỏ, tính toán dung trọng vật liệu đất đắp đập và hệ số vượt tải còn thiên nhỏ. Tư vấn thiết kế chưa tính hết được các yếu tố ảnh hưởng bất lợi khác đến chất lượng như việc kéo dài thời gian thi công đập cũng như sự hợp lý của giải pháp thi công đập đối với khả năng thi công của các nhà thầu địa phương. b) Kiểm tra đánh giá thực trạng chất lượng thi công: 14 Đơn vị tư vấn kiểm định đã tiến hành khảo sát kiểm tra lại kích thước hình học mặt cắt ngang đập, cống dẫn dòng, thực tế bố trí thép trong thân cống và lấy mẫu thí nghiệm kiểm tra cường độ bê tông thân cống. Khoan 3 mũi khoan theo hết chiều cao đập để kiểm tra vật liệu thực tế đắp đập, kiểm tra các chỉ tiêu cơ lý vật liệu đắp đập như dung trọng (γ), góc ma sát trong (ϕ), kiểm tra hệ số thấm. Kết quả thí nghiệm, kiểm tra cho thấy về cơ bản kích thước đập và cống dẫn dòng phù hợp với thiết kế, kết quả khoan phụt chống thấm nền đập đạt yêu cầu xử lý chống thấm. Tuy nhiên, thực tế thi công đập đất đã không chia các khối đắp, không bố trí màng thấm HDPE loại HUTTEX HD152G như trong bản vẽ thiết kế. Kết cấu đập đã thi công coi như đập đồng chất, không có bộ phận tiêu thoát nước trong thân đập, lăng trụ đá thoát nước hạ lưu chưa thi công. Bố trí cốt thép cống dẫn dòng thực tế đã có sự thay đổi về đường kính và khoảng cách bố trí cũng như chiều dày lớp bê tông bảo vệ cốt thép. Cụ thể là: - Về cốt thép thiết kế yêu cầu là cốt thép Φ14AII a=20 (cả 2 phương dọc, phương ngang) nhưng thực tế thi công là Φ14 và Φ12 xen kẽ, khoảng cách giữa các thanh trong lưới a=17-20cm. - Về lớp bê tông bảo vệ cốt thép theo hồ sơ thiết kế quy định là a=3cm tương ứng chiều cao tiết diện chịu lực h 0 =40-3-1,4/2=36,3cm. Thực tế chiều dày biến đổi từ 2-10cm, trung bình điểm đo a=6,5cm, chiều cao tiết diện chịu lực h 0 =26,0135,51cm, trung bình 31cm. Một số chi tiết khác thay đổi so với thiết kế đã được phát hiện gồm: không thi công kết cấu bê tông cốt thép mố khóa đầu cống, không thi công các cừ tai chống thấm, không thi công lớp đất sét luyện dày 1,0m bọc quanh thành cống như trong bản vẽ thiết kế quy định để chống xói ngầm tiếp xúc trực tiếp với thành cống, đã thi công tấm chắn nước tại khớp nối bằng tấm inox phẳng thay cho khớp nối đồng Ômêga mà hồ sơ thiết kế yêu cầu. Kết quả đánh giá hiện trạng cho thấy ngoại trừ bản đáy cống không bị phá hoại, kết cấu thành cống và trần cống bị phá hoại không thể khắc phục được. Bộ 15 phận công trình còn lại bao gồm phân đoạn đập đất vai phải dài 71m, phân đoạn đập vai trái dài 116m). 4. Nguyên nhân sự cố: a) Nguyên nhân trực tiếp: Kết quả thí nghiệm, kiểm tra cho thấy, do Chủ đầu tư, đơn vị thi công, đơn vị Tư vấn giám sát đã cho thả phai đầu cống dẫn dòng chặn dòng để thi công hoàn thiện hai tường cánh hạ lưu tại thời điểm tháng 6/2013 là thời điểm xảy ra mưa sớm đầu vụ thượng nguồn làm mực nước hồ dâng nhanh (đến +200m) gây ra tải trọng thực tế vượt quá khả năng chịu lực của cống gây vỡ cống dẫn dòng là nguyên nhân chủ yếu trực tiếp gây ra sự cố vỡ đập. Khi thiết kế, Tư vấn thiết đã tính toán khả làm việc của cống trên cơ sở lựa chọn dung trọng đất đắp γ tn =1,57T/m3 tương ứng với độ ẩm W=20-25% ứng với tiến độ thi công công trình đến cuối năm 2011 hoàn thành và phát điện. Cống dẫn dòng theo thiết kế chỉ dẫn dòng trong mùa khô 2010-2011 để thi công đập đất. Thực tế thời gian thi công đã kéo dài đến năm 2013 (cống tháo lũ chính vụ qua 2 mùa lũ, từ tháng 6 đến tháng 11 các năm 2011, 2012 khi mực nước trước đập có lúc dâng cao đến cao trình +195m), dẫn đến: - Đập được đắp qua 2 mùa mưa 2011 và 2012, độ ẩm khi thi công đã tăng lên khoảng 20% (độ ẩm của đất đắp ở hố khoan tim đập và hạ lưu W tb =27%. Tải trọng đất đắp thực tế chịu lực lớn hơn so với thiết kế do tăng độ ẩm (dung trọng thực tế tại các hố khoan γ tn =1,8T/m3). - Cống phải tháo lũ chính vụ quá tải hai năm, bị rung động tạo ra khe hở giữa đất đắp với thành bê tông cống. Cống dẫn dòng được thi công không tuân thủ đúng thiết kế bản vẽ thi công (không thi công các cừ tai cống, không thi công lớp đất sét luyện bọc xung quanh cống) đã gây ra thấm tiếp xúc và xói ngầm vị trí tiếp giáp với đập phát triển nhanh chóng. - Khi chủ đầu tư, đơn vị thi công, đơn vị tư vấn giám sát cho thả phai chặn dòng, mực nước hồ tăng lên cao trình +200m (thiết kế cho phép mực nước hồ đến
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất