Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Luyện thi Đại học - Cao đẳng Khối A Môn toán đề xuất đề kiểm tra học kì ii, năm học 2011 - 2012...

Tài liệu đề xuất đề kiểm tra học kì ii, năm học 2011 - 2012

.DOC
6
98
61

Mô tả:

SỞ GD&ĐT ĐỒNG THÁP TRƯỜNG THPT CHÂU THÀNH 2 ĐỀ XUẤT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II, năm học 2011 - 2012 Môn: ĐỊA LÍ 12 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) Đề 1: Câu I: (4,0 điểm). 1. Kể tên các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và nêu đặc điểm của vùng kinh tế trọng điểm. 2. Vì sao phải đặt vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long. Câu II: (3,0 điểm). Dựa vào Atlat Địa Lý Việt Nam và kiến thức đã học em hãy: 1. Trình bày các loại tài nguyên du lịch tự nhiên của nước ta. 2. Kể tên các vùng du lịch và các trung tâm du lịch lớn nhất của nước ta. Câu III: (3,0 điểm). Cho bảng số liệu: Sản lượng điện và than nước ta giai đoạn 1995 - 2008 Năm Ngành 2000 2005 2008 1995 Điện (tỉ Kwh) 14,7 26,7 52,1 70,9 Than (triệu tấn) 8,4 11,6 34,1 39,7 1. Tính tốc độ tăng trưởng sản lượng điện và than của nước ta qua các năm. 2. Vẽ biểu đồ và nhận xét tốc độ tăng trưởng sản lượng điện và than của nước ta qua các năm. Hết./. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II Môn: Địa Lí – khối 12 (chương trình chuẩn) Nhận biết Thông hiểu Vận dụng TT Câu TNK TNTL TNK TNTL TNK TNTL Q Q Q 1 I 4,0 2 II 3,0 3 III 3,0 Tổng điểm 4,0 3,0 10,0 3,0 Tổng điểm 4,0 3,0 3,0 SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỒNG THÁP TRƯỜNG THPT CHÂU THÀNH 2 ĐỀ XUẤT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II, năm học 2011 - 2012 Môn: ĐỊA LÍ 12 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) Đề 2: Câu I: (4,0 điểm). 1. Phân tích những ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên-tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển của vùng Đông Nam Bộ. 2. Tại sao phải khai thác tổng hợp tài nguyên biển và hải đảo ? Câu II: (3,0 điểm). Dựa vào Atlat Địa Lý Việt Nam và kiến thức đã học em hãy: 1. Kể tên các trung tâm công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ ? 2. Giải thích vì sao thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp lớn nhất ở nước ta ? Câu III: (3,0 điểm). Cho bảng số liệu: Sản lượng điện và than nước ta giai đoạn 1995 - 2008 Năm 1995 2005 2008 Ngành 2000 Điện (tỉ Kwh) 14,7 26,7 52,1 70,9 Than (triệu tấn) 8,4 11,6 34,1 39,7 1. Tính tốc độ tăng trưởng sản lượng điện và than của nước ta qua các năm. 2. Vẽ biểu đồ và nhận xét tốc độ tăng trưởng sản lượng điện và than của nước ta qua các năm. Hết./. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II Môn: Địa Lí – khối 12 (chương trình chuẩn) Nhận biết Thông hiểu Vận dụng TT Câu TNK TNTL TNK TNTL TNK TNTL Q Q Q 1 I 4,0 2 II 3,0 3 III 3,0 Tổng điểm 4,0 3,0 3,0 10,0 Tổng điểm 4,0 3,0 3,0 SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỒNG THÁP TRƯỜNG THPT CHÂU THÀNH 2 ĐÁP ÁN KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II Môn: Địa Lí – Khối 12. Thời gian: 45 phút – Đề 1 Đáp án 1. Kể tên các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và nêu đặc điểm của vùng kinh tế trọng điểm. - Tên các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Phòng, Quảng Ninh. - Đặc điểm của vùng kinh tế trọng điểm: + Bao gồm nhiều tỉnh, thành phố và ranh giới có thể thay đổi theo thời gian tùy thuộc vào chiến lược phát triển KT-XH của đất nước. + Hội tụ đầy đủ các thế mạnh, tập trung tiềm lực kinh tế và hấp dẫn các nhà đầu tư. + Có tỷ trọng lớn trong tổng GDP của quốc gia, tạo ra tốc độ phát triển nhanh cho cả nước và có thể hỗ trợ các vùng khác. + Có khả năng thu hút các ngành công nghiệp mới và dịch vụ để từ đó nhân rộng ra toàn quốc. 2. Cần đặt vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long vì: - Có vị trí chiến lược trong phát triển kinh tế xã hội là vùng trọng điểm số 1 về lương thực – thực phẩm. - Lịch sử khai thác muộn, tiềm năng còn nhiều nên việc cải tạo tự nhiên là vấn đề cấp bách. - Tiềm năng phát triển kinh tế của vùng còn lớn: đất, khí hậu, sinh vật… - Vùng còn những hạn chế cần khắc phục: có mùa khô kéo dài, diện tích đất phèn mặn còn nhiều, sự suy thoái tài nguyên…cần có sự quy hoạch khai thác. Câu II 1. Tài nguyên du lịch tự nhiên của nước ta: (3,0 đ) - Địa hình: địa hình đa dạng tạo nên nhiều cảnh quan đẹp thu hút du khách. Các dạng địa hình đặc biệt có giá trị du lịch như địa hình caxto, địa hình bờ biển, đảo… - Khí hậu phân hóa theo vĩ độ, theo mùa và nhất là theo độ cao tạo nên sự đa dạng của khí hậu là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch. Trở ngại chủ yếu là các thiên tai và phân mùa khí hậu. - Nguồn nước: + Nhiều vùng sông nước như hệ thống sông Cửu Long, các hồ tự Câu I (4,0đ) Điểm 2,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 1,5 0,5 0,5 0,25 0,25 2,0 0,5 0,5 0,5 Câu III (3,0 đ) nhiên và nhân tạo… đã trở thành các điểm tham quan du lịch. + Nhiều suối nước khoáng nổi tiếng, có giá trị đối với du lịch. - Sinh vật: vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên: Ba Vì, Tràm Chim…tạo điều kiện để phát triển loại hình du lịch sinh thái. 2. Các vùng du lịch, các trung tâm du lịch lớn nhất ở nước ta: - Các vùng du lịch: vùng du lịch Bắc Bộ, vùng du lịch Bắc Trung Bộ, vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ. - Các trung tâm du lịch lớn nhất: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Huế - Đà Nẵng. 1. Tính tốc độ tăng trưởng của sản lượng điện và than: (%) Năm 1995 2000 2005 2008 Điện 100 181,6 354,4 482,3 Than 100 138,1 406,0 472,6 2. Vẽ biểu đồ - Vẽ biểu đồ đường. - Vẽ đúng yêu cầu tên biểu đồ, chú giải, khoảng cách năm…ghi thiếu hoặc sai mỗi ý –0,25 đ. * Nhận xét: Từ năm 1995-2008, tốc độ tăng trưởng sản lượng điện và than nước ta tăng mạnh và không đều trong từng giai đoạn (có số liệu) 0,5 1,0 0,5 0,5 0,5 2,0 0,5 SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỒNG THÁP TRƯỜNG THPT CHÂU THÀNH 2 ĐÁP ÁN KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II Môn: Địa Lí – Khối 12. Thời gian: 45 phút – Đề 2 Đáp án Câu I (4,0đ) 1. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên-tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển kinh tế của vùng Đông Nam Bộ: * Thuận lợi: - Đất: Badan khá màu mỡ chiếm tới 40% diện tích vùng, đất xám bạc màu trên nền phù sa cổ; thuận lợi trồng cây công nghiệp. - Khí hậu: khí hậu cận xích đạo nóng quanh năm thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp nhiệt đới, cây ăn quả với quy mô lớn. - Gần các ngư trường lớn có điều kiện xây dựng các cảng cá lớn, ven biển có rừng ngập mặn là môi trường nuôi trồng thủy sản nước lợ. Tài nguyên rừng không nhiều nhưng có ý nghĩa về mặt kinh tế và môi trường. - Hệ thống sông Đồng Nai có tiềm năng thủy điện. Khoáng sản khá nổi bật là dầu khí ở thềm lục địa, sét, cao lanh. * Hạn chế: mùa khô kéo dài thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt. 2. Khai thác tổng hợp tài nguyên biển và hải đảo: - Hoạt động kinh tế biển rất đa dạng (chứng minh) chỉ khai thác trên quan điểm tổng hợp mới đem lại hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường. - Môi trường không thể chia cắt được (chứng minh). - Môi trường đảo rất nhạy cảm trước tác động của con người. Câu II 1. Các trung tâm công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ: (3,0 đ) TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một. Câu III (3,0 đ) 2. Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm công nghiệp lớn nhất ở nước ta: - TP. Hồ Chí Minh có điều kiện thuận lợi về vị trí địa lí, lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao, cơ sở hạ tầng-cơ sở vật chất kĩ thuật, gần các vùng nguyên liệu,… - Tập trung nhiều ngành công nghiệp trọng điểm (ví dụ). - Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nên được ưu tiên đầu tư. - Thu hút mạnh vốn đầu tư nước ngoài. 1. Tính tốc độ tăng trưởng của sản lượng điện và than: (%) Năm 1995 2000 2005 2008 Điện 100 181,6 354,4 482,3 Than 100 138,1 406,0 472,6 Điểm 2,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 1,5 0,5 0,5 0,5 0,5 2,5 1,0 0,5 0,5 0,5 0,5 2. Vẽ biểu đồ - Vẽ biểu đồ đường. - Vẽ đúng yêu cầu tên biểu đồ, chú giải, khoảng cách năm…ghi thiếu hoặc sai mỗi ý –0,25 đ. * Nhận xét: Từ năm 1995-2008, tốc độ tăng trưởng sản lượng điện và than nước ta tăng mạnh và không đều trong từng giai đoạn (có số liệu). 2,0 0,5
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan