Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Luyện thi Đại học - Cao đẳng Khối A Môn toán De thi hoc sinh gioi tinh hoa binh nam 2013 www.bloghoahoc.com...

Tài liệu De thi hoc sinh gioi tinh hoa binh nam 2013 www.bloghoahoc.com

.PDF
2
267
80

Mô tả:

SỞ GD&ĐT HÒA BÌNH ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2013-2014 Môn: HÓA HỌC Ngày thi: 25/12/2013 (Thời gian làm bài 180 phút, không kể thời gian giao đề) (Đề thi gồm có 02 trang) Đề chính thức Câu I: (4 điểm) 1. X và Y là các nguyên tố thuộc nhóm A, đều tạo hợp chất với hidro có dạng RH (R là kí hiệu của nguyên tố X hoặc Y). Gọi A và B lần lượt là hidroxit ứng với hóa trị cao nhất của X và Y. Trong B, Y chiếm 35,323% khối lượng. Trung hòa hoàn toàn 50 gam dung dịch A 16,8% cần 150 ml dung dịch B 1M. Xác định các nguyên tố X và Y. 2. Cho các chất sau đây tác dụng với nhau: Cu + HNO3 (đặc, nóng) Khí A màu nâu đỏ). MnO2 + HCl (đặc nóng) Khí B (màu vàng). Fe + H2SO4 (đặc, nóng) Khí D (không màu mùi sốc). Cho các khí A, B lần lượt tác dụng với dung dịch NaOH, khí D tác dụng với dung dịch nước brom. Viết các phương trình hóa học xảy ra. 3. Cho dung dịch X gồm CH3COOH 0,1M và CH3COONa 0,1 M. Tính pH của dung dịch thu được khi: a. Thêm 100ml dung dịch HCl 0,1M vào 1 lit dung dịch X. b. Thêm 100 ml dung dịch NaOH 0,1 M vào 1 lit dung dịch X Cho Ka của axit CH3COOH là 1,8.10-5 Câu II: (3,5 điểm) 1. Chỉ dùng chất hiển thị phenolphtalein hãy phân biệt các dung dịch đựng trong các bình riêng biệt sau: NaHSO4, Na2CO3, AlCl3, Fe(NO3)3, NaCl, Ca(NO3)2. Viết các phương trình hóa học minh họa. ( Biết các dung dịch trên có nồng độ đủ lớn để có thể làm thay đổi màu chỉ thị phenolphtalein). 2. Hòa tan hết hỗn hợp FeCO3 và Fe3O4 trong HNO3 vừa đủ khi đun nóng ta được hỗn hợp khí A và dung dịch B. Hỗn hợp khí A chứa 1 khí hóa nâu trong không khí và 1 khí có khả năng làm đục nước vôi trong. Xác định các khí tỏng hỗn hợp A. Cho dung dịch B tác dụng với dung dịch NH3 dư thu được kết tủa khi nung kết tủa ở nhiệt đọ cao tạo ra một chất rắn. Viết phương trình hóa học dạng phân tử và ion biểu diễn các quá trình xảy ra. Câu III: (5,5 điểm) 1. Xác định hidrocacbon X, các chất A1, A2, B1, B2 và viết các phương trình hóa học để thực hiện sơ đồ biến hóa hóa học sau: B2 B1 hidrocacbon X +H2O +H2O +H2O CH3-CHO CH3-CHO CH3-CHO http://bloghoahoc.com – Chuyên trang đề thi Hóa A1 +H2O CH3-CHO A2 +H2O CH3-CHO Trang số 1 2. A, B, D là các chất đồng phân có cùng công thức phân tử C6H9O4Cl, thỏa mãn các điều kiện sau: • 36,1 gam A + NaOH dư 9,2 gam etanol + 0,4 mol muối X + NaCl. • B + NaOH dư muối Y + hai ancol (cùng số nguyên tử C) + NaCl • D + NaOH dư muối Z + axeton + NaCl + H2O Hãy lập luận xác định công thức cấu tạo của A, B, D và viết các phương trình phản ứng hóa học. Biết rằng dung dịch D làm đỏ quỳ tím. Câu IV: (3 điểm) Nung m gam hỗn hợp A gồm FeS và FeS2 trong một bình kín dung tích không đổi chứa không khí ( gồm 20% thể tích O2 và 80% thể tích N2) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn B và hỗn hợp khí C cso thành phần phần trăm theo thể tích N2 = 84,77%; SO2 = 10,6% còn lại là O2. Hòa tan chất rắn B trong dung dịch H2SO4 vừa đủ, dung dịch thu được cho tác dụng với Ba(OH)2 dư. Lọc lấy kết tủa, làm khô, nung ở nhiệt độ cao tới khối lượng không đổi, thu được 12,885 gam chất rắn. 1. Tính % khối lượng mỗi chất trong A. 2. Tính m. Câu V: (4 điểm) Khi phân tích m gam chất hữu cơ A ( chứa C, H, O) thấy tổng khối lượng hai nguyên tố cacbonvaf hidro là 0,46 gam. Nếu đốt cháy hoàn toàn m gam chất A cầm vừa đủ 0,896 lit O2 (ở đktc). Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình chứa dung dịch NaOH dư, thấy khối lượng bình tăng thêm 1,9 gam. 1. Tính giá trị của m và công thức phân tử của A. Biết A có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. 2. Cho m gam A ( chứa a mol A trên) tác dụng với natri dư thu được a mol khí hidro, còn khi cho a mol A tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thì số mol NaOH cần dùng bằng a mol. Xác định các công thức cấu tạo có thể có của A. Tính thể tích khí H2 thu được (ở ĐKTC) và thể tích dung dịch NaOH 0,01M cần dùng. Cho: Mg = 24, N = 14, Na = 23, K = 39, C = 12, H = 1, Al = 27, Fe = 56, Zn = 65, Cl = 35,5, S = 32, Ba = 137. .................... Hết ................... Họ và tên thí sinh.....................................................Số báo danh..................................................... Họ tên và chữ ký giám thị 1............................................................................................................. Họ tên và chữ ký giám thị 2............................................................................................................. Bản quyền biên tập: http://bloghoahoc.com – Nếu sao chép nhớ ghi rõ nguồn. (Trên con đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng... ...vì kẻ lười biếng thì chẳng chịu đi bộ bao giờ cả) http://bloghoahoc.com – Chuyên trang đề thi Hóa Trang số 2
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan