Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Đại cương Đề tài thực trạng học tiếng anh của sinh viên...

Tài liệu Đề tài thực trạng học tiếng anh của sinh viên

.PDF
31
1
69

Mô tả:

lOMoARcPSD|15963670 BỘ NỘI VỤ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI BÀI TIỂU LUẬN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TÊN ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG HỌC TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ Hà Nội – 2022 lOMoARcPSD|15963670 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Trường đại học Nội Vụ Hà Nội đã đưa học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học vào chương trình giảng dạy. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn – Cô Phạm Thị Thương. Chính cô là người đã tận tình dạy dỗ và truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt học kỳ vừa qua. Trong thời gian tham dự lớp học của cô, em đã được tiếp cận với nhiều kiến thức bổ ích và rất cần thiết cho quá trình học tập, làm việc sau này của em. Học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học là một môn học thú vị và vô cùng bổ ích. Tuy nhiên, những kiến thức và kỹ năng về môn học này của em vẫn còn nhiều hạn chế. Do đó, bài tiểu luận của em khó tránh khỏi những sai sót. Kính mong thầy/ cô xem xét và góp ý giúp bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! lOMoARcPSD|15963670 LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan bài tiểu luận này là do bản thân thực hiện cùng sự hỗ trợ, tham khảo từ các tư liệu, giáo trình liên quan đến đề tài nghiên cứu và không có sự sao chép y nguyên các tài liệu đó. Hà Nội, ngày…tháng…năm 2022 Người cam đoan lOMoARcPSD|15963670 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu ........................................................................................ 2 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu .............................................. 4 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 5 5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 5 6. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................... 6 7. Đóng góp của đề tài....................................................................................... 6 8. Cấu trúc đề tài ............................................................................................... 7 PHẦN NỘI DUNG .......................................................................................... 8 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VIỆC HỌC TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN.......................................................................................................8 1.1. Tại sao phải học tiếng Anh? .................................................................... 8 1.2. Tầm quan trọng và lợi ích của việc học tiếng Anh ............................... 8 1.3. Vị trí của tiếng Anh trong nền giáo dục Việt Nam ............................. 10 Tiểu kết chương 1 .......................................................................................... 11 Chương 2: THỰC TIỄN VIỆC HỌC TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI ..................................................... 12 2.1. Khái quát việc học tiếng Anh của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội ................................................................................................................... 12 lOMoARcPSD|15963670 2.1.1. Bộ phận sinh viên cố gắng trong môn tiếng Anh ................................. 12 2.1.2. Bộ phận sinh viên “ngại giao tiếp” ....................................................... 12 2.1.3. Bộ phận sinh viên không có đam mê và sở thích học tiếng Anh, học để chông đối và qua môn ..................................................................................... 13 2.1.4. Bộ phận sinh viên có kiến thức nhưng lười học ................................... 13 2.2. Kỹ năng nghe, nói, đọc, viết .................................................................. 13 2.3. Những thuận lợi và khó khăn trong việc học tiếng Anh của sinh viên ......................................................................................................................... 13 2.3.1. Thuận lợi ............................................................................................... 13 2.3.2. Khó khăn ............................................................................................... 14 2.4. Nguyên nhân việc học tiếng Anh của sinh viên chưa đạt hiệu quả ... 14 Tiểu kết chương 2 .......................................................................................... 16 Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC DẠY VÀ HỌC TIẾNG ANH CHO SINH VIÊN TRƯỜNG DẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI.................................................................................................................17 3.1. Nâng cao chất lượng giảng dạy ............................................................. 17 3.2. Sinh viên nhận thức được tầm quan trọng của Tiếng anh và xây dựng các phương pháp học tiếng Anh có hiệu quả .............................................. 18 3.2.1. Lập kế hoạch cho việc học tiếng Anh ................................................... 18 3.2.2. Học càng sớm càng tốt .......................................................................... 19 3.2.3. Học chậm nhưng sâu ............................................................................. 19 3.2.4. Học phát âm, từ vựng và nghe tiếng Anh mỗi ngày ............................. 19 3.2.5. Giao tiếp bằng tiếng Anh ...................................................................... 19 lOMoARcPSD|15963670 3.2.6. Tìm một người bạn hay một nhóm bạn đồng hành ............................... 20 3.2.7. Tạo niềm vui khi học tập....................................................................... 20 3.2.8. Luôn kiên trì thực hiện .......................................................................... 20 3.2.9. Phân chia thời gian và không gian học tập ........................................... 21 Tiểu kết chương 3 .......................................................................................... 21 PHẦN KẾT LUẬN ........................................................................................ 22 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 23 lOMoARcPSD|15963670 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chúng ta đang sống trong thế kỷ XXI, một kỷ nguyên hội nhập và phát triển trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,... Ngoài những kiến thức chuyên ngành cần thiết, chúng ta còn cần một trình độ ngoại ngữ tốt. Đặc biệt, khi tiếng Anh đã trở thành ngôn ngữ chung của toàn thế giới thì việc học tiếng Anh ngày càng trở nên quan trọng và cấp thiết đối với sinh viên và sự nghiệp phát triển đất nước. Tuy nhiên, trên thực tế cho thấy không phải ai cũng giỏi tiếng Anh. Quá trình học tiếng Anh đối với sinh viên Việt Nam còn gặp rất nhiều khó khăn. Theo đáng giá khách quan thì sinh viên hiện nay chưa tìm được phương pháp học tập đúng đắn và hiệu quả. Về mặt chủ quan, sinh viên quá chú trọng việc học ngữ pháp, nên kỹ năng thực hành, vận dụng tiếng Anh vào các tình huống giao tiếp thực tế còn kém. Nhận thấy rõ về vấn đề này, trong bài nghiên cứu tôi đề cập đến vấn đề học tiếng Anh ở bậc đại học, cụ thể là Trường Đại học Nội vụ Hà Nội – ngôi trường tôi đang theo học. Qua bài nghiên cứu, tôi muốn là rõ thực trạng học tiếng Anh của sinh viên và bước đầu đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả dạy và học, đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp sinh viên và nhu cầu bồi dưỡng và đào tạo nguồn nhân lực phát triển đất nước trong xu thế hội nhập hiện nay. Xuất phát từ những lý do trên việc lựa chọn đề tài nghiên cứu về “Thực trạng học Tiếng Anh của sinh viên Đại học Nội Vụ Hà Nội” là cần thiết và có ý nghĩa. lOMoARcPSD|15963670 2 2. Lịch sử nghiên cứu Tác giả Svitlana V.Symonenko, Ekaterina Shmeltser, Nataliia V.Zaitseva, Viacheslav Osadchyi, Kateryna Osadcha (2020) trong bài nghiên cứu “Thực tế ảo trong đào tạo ngôn ngữ ở các cơ sở giáo dục”, với công trình nghiên cứu việc ứng dụng thực tế ảo vào việc học ngôn ngữ, tác giả cho rằng sinh viên cần phải có thiết bị học tập thông minh. Sinh viên không nhận thức được thời lượng và tỉ lệ sử dụng các phương tiện học tập. Các ứng dụng thực tế ảo mang đến cơ hội sáng giá cho sinh viên tham gia vào quá trình học ngoại ngữ và đạt được thành công, nâng cao khả năng học ngoại ngữ, chuẩn bị cho sinh viên và các tình huống nghề nghiệp bên ngoài môi trường ngôn ngữ mẹ đẻ, cải thiện kĩ năng giao tiếp của sinh viên. Có thể kế thừa các thiết bị thực tế ảo làm một phương pháp học tiếng Anh giúp cải thiện hiệu quả học tập[9]. Tác giả Lê Thị Tuyết Hạnh, Trường Đại học Vinh (2019) với đề tài nghiên cứu “Thực trạng năng lực tự chủ trong việc học tiếng Anh của sinh viên Trường Đại học Vinh” . Nghiên cứu này được tiến hành thông qua phiếu điều tra và phỏng vấn sau điều tra với các sinh viên năm thứ nhất tại Trường Đại học Vinh. Kết quả của nghiên cứu đã chỉ ra rằng, năng lực tự chủ trong việc học tiếng Anh của đối tượng khảo sát ở mức độ trung bình, giáo viên vẫn được xem là nguồn cung cấp kiến thức quan trọng nhất trong quá trình học của đối tượng nghiên cứu. Từ những thực tế, nghiên cứu đã đưa ra một số gợi ý để cải tiến việc dạy và học tiếng Anh nhằm nâng cao năng lực tự học trong quá trình học tiếng Anh của sinh viên đại học[3]. Tác giả Hoàng Văn Sáu, Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông - ĐH Thái Nguyên và Dương Công Đạt, Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên (2020), đã nghiên cứu “Thực trạng và giải pháp để cải thiện kỹ năng nghe hiểu Tiếng anh tại Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền lOMoARcPSD|15963670 3 thông - ĐH Thái Nguyên”. Bài nghiên cứu nhằm phân tích thực trạng và khó khăn nghe hiểu, từ đó đưa ra giải pháp cải thiện kỹ năng nghe cho sinh viên. Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát 200 sinh viên năm thứ nhất và phỏng vấn 10 giảng viên tiếng Anh trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông Đại học Thái Nguyên. Kết quả cho thấy có nhiều hạn chế trong việc dạy và học kỹ năng nghe hiểu như là: kiến thức nền của sinh viên thấp, phương pháp học ở trường phổ thông trung học không tập trung kĩ năng nghe, các hoạt động trong giai đoạn tiền nghe hiểu trong các giờ học nghe hiểu còn chưa phong phú, đa dạng. Một số đề xuất khả thi bao gồm: sử dụng, kết hợp linh hoạt các kỹ thuật dạy học giai đoạn tiền nghe hiểu, có tính đến cảm xúc, nhu cầu và sở thích của sinh viên[1]. ThS Phùng Văn Đệ (2012), “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp học từ vựng tiếng Anh của sinh viên không chuyên ngành tiếng Anh Trường Đại học Trà Vinh” .Công trình nghiên cứu đã đánh giá được thực trạng học từ vựng của sinh viên không chuyên tiếng Anh, nêu rõ những vấn đề và tìm ra bản chất của việc học từ vựng của sinh viên. Những thông tin, số liệu được thu thập trong phần khảo sát sẽ được phân tích và từ đó xây dựng phương pháp học tự vựng cho sinh viên. Phần nghiên cứu thực nghiệm của đề tài là nhằm kiểm tra tính hiệu quả của những phương pháp được xây dựng trên cơ sở kết quả khảo sát nhằm giúp sinh viên phát huy tốt nhất khả năng học tập và vận dụng vốn từ vựng của riêng mình [7]. ThS Huỳnh Thị Mỹ Duyên và Nguyễn Hiệp Thanh Nga (2020), trong đề tài nghiên cứu “Khó khăn trong việc nghe hiểu tiếng Anh của sinh viên không chuyên”. Tác giả nghiên cứu vấn đề thiếu kiến thức từ vựng, khả năng nhận diện và phân biệt âm chưa tốt, khả năng suy luận, sử dụng chiến thuật nghe như phán đoán hay việc ghi chú và nhớ còn hạn chế[2]. lOMoARcPSD|15963670 4 Nhóm sinh viên trường Cao đẳng Thương Mại Đà Nẵng (2013), đã thực hiện đề tài nghiên cứu “Những khó khăn trong giao tiếp của sinh viên năm nhất”. Nghiên cứu cho thấy, nguyên nhân chính dẫn đến những khó khăn trong giao tiếp chủ yếu là bởi nguyên các nguyên nhân khách quan như là đa số những sinh viên xuất thân từ các vùng miền trên đất nước nên hoàn cảnh sống khác nhau, hình thành nên những quan điểm sống, phong cách sống đa dạng nên tìm những nét tương đồng, sự thống nhất là không đơn giản. Việc xuất thân từ các vùng quê khác nhau nên ngôn từ cũng như giọng điệu giao tiếp khác nhau do đó gây ra tâm lý xấu hổ, ngại giao tiếp. Bên cạnh đó những nguyên nhân chủ quan từ phía bản thân sinh viên khi lên Đại học, Cao đẳng thường giao tiếp với những người chưa từng quen biết nên để thiết lập các mối quan hệ tốt, cần phải có những khả năng giao tiếp nhất định, nhưng thực tế, kỹ năng giao tiếp của sinh viên còn rất hạn chế, nhiều bạn không diễn đạt được hết ý của mình, khả năng ngôn từ kém, hay bị chi phối bởi cảm xúc cá nhân. Hay những lý do từ phía trường, lớp trong việc đào tạo sinh viên về những kỹ năng cơ bản như giao tiếp còn rất hạn chế, trên góc độ lý thuyết là chính mà thiếu đi vào quá trình luyện tập và các hoạt động sinh hoạt tập thể, các tổ chức câu lạc bộ còn rất hạn chế cũng gây ra những khó khăn cho sinh viên trong việc áp dụng tiếng anh trong giao tiếp[5]. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Thực trạng học Tiếng anh của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1. Không gian nghiên cứu Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. lOMoARcPSD|15963670 5 3.2.2. Thời gian nghiên cứu Đề tài nghiên cứu, được thực hiện từ ngày 25/02/2022 đến ngày 4/3/2022. 3.2.3. Khách thể nghiên cứu Sinh viên thuộc Khoa pháp luật Hành chính. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực trạng về việc học tiếng Anh của sinh viên, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp để cải thiện việc học tiếng Anh của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, đã xác lập được cơ sở lý luận về tầm quan trọng của việc học tiếng Anh, vị trí của Tiếng anh trong nền giáo dục Việt Nam. Qua các bài khảo sát, đánh giá đã chỉ ra được thực trạng việc học tiếng Anh của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Từ đó, đề xuất các giải pháp, định hướng cho việc học Tiếng anh của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp phỏng vấn Sử dụng phương pháp phỏng vấn nhằm bổ sung, kiểm tra những thông tin thu thập được của cá nhân bằng việc đặt ra các câu hỏi, nhằm tìm hiểu rõ hơn về thực trạng việc học tiếng Anh của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. 5.2. Phương pháp điều tra lOMoARcPSD|15963670 6 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi (phương pháp ăng két) là một phương pháp cơ bản bảng hỏi được hỏi xây dựng dưới dạng thăm dò ý kiến. Nhằm tìm hiểu về thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng, nhừng thuận lợi và khó khăn và các biện pháp học tiếng Anh của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. 5.3. Phương pháp nghiên cứu tài liệu Sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu nhằm tổng quan các nghiên cứu trong nước và ngoài nước về thực trạng việc học tiếng Anh của sinh viên. Hệ thống hóa một số lý luận cơ bản liên quan đến việc học tiếng Anh của sinh viên, trên cở sở đó xây dựng khung lý thuyết cho bài tiểu luận. 5.4. Phương pháp nghiên cứu trường hợp Nghiên cứu trường hợp (Case study) là việc điều tra sâu, trong một khoảng thời gian nhằm tìm hiểu kĩ hơn về thực trạng việc học tiếng Anh của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. 6. Giả thuyết nghiên cứu Sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội nhận thức được tầm quan trọng của việc học tiếng Anh, nhưng chưa có phương pháp học tập phù hợp và các kỹ năng cần thiết cho việc học tiếng Anh. Trình độ và khả năng học tiếng Anh của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đang ở mức thấp so với các trường đại học khác trên địa bàn thành phố Hà Nội. 7. Đóng góp của đề tài 7.1. Về mặt lý luận Góp phần làm phong phú cơ sở lý luận về việc học tiếng Anh và tầm quan trọng của học tiếng Anh trong thời đại 4.0 hiện nay cho sinh viên Khoa Pháp luật Hành chính. lOMoARcPSD|15963670 7 7.2. Về mặt thưc tiễn Đề tài đã khảo sát được thực trạng học tiếng Anh của sinh viên Khoa Pháp luật Hành chính. Từ đó đánh giá và đề ra các giải pháp, định hướng, nhằm nâng cao có hiệu quả việc học tiếng Anh góp phần giúp sinh viên Khoa Pháp luật Hành chính nói riêng và sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội nói chung. 8. Cấu trúc đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung bài tiểu luận gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận chung về việc học tiếng Anh của sinh viên Chương 2: Thực tiễn việc học tiếng Anh của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả việc dạy và học tiếng Anh cho sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội. lOMoARcPSD|15963670 8 PHẦN NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VIỆC HỌC TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN 1.1. Tại sao phải học tiếng Anh? Xã hội ngày càng hội nhập và phát triển và tiếng Anh đóng vai trò vô cùng quan trọng. Khả năng nói tiếng Anh lưu loát giúp bạn có nhiều cơ hội phát triển bản thân, học tập và phát triển sự nghiệp sau này. Và đây là lý do tại sao bạn nên học tiếng Anh: Thứ nhất, đây là ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Thứ hai, vì muốn có công việc và mức lương ổn định. Thứ ba, học tiếng Anh là để thoát nghèo. Thứ tư, là để được đi đến nhiều nơi trên thế giới. Thứ năm, nói chuyện với người nước ngoài. Thứ sáu, học tiếng Anh để người khác không coi thường. Thứ bảy, là không muốn bị lạc hậu trong thời đại toàn cầu hóa. 1.2. Tầm quan trọng và lợi ích của việc học tiếng Anh Các nhà nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng những người nói tiếng Anh trôi chảy có thể là cầu nối dẫn đến thành công trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Thông tin từ Wikipedia: Hơn 400 triệu người sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ đầu tiên và hơn 1 tỷ người sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai. Tiếng Anh có lượng từ vựng lớn nhất so với bất kỳ ngôn ngữ nào, với hơn 500.000 từ trong Từ điển Oxford. Và những quốc gia có thu nhập bình quân đầu người cao nhất trên thế giới đều sử dụng thông thạo tiếng Anh. Đúng vậy, tiếng Anh là ngôn Downloaded by ng?c trâm ([email protected]) lOMoARcPSD|15963670 9 ngữ của thế giới, khoa học, tri thức, công nghệ và kinh doanh, vì vậy tiếng Anh đang bay xung quanh chúng ta. Học một ngoại ngữ không phải tiếng mẹ đẻ là rất khó và đòi hỏi sự kiên nhẫn của người học. Đất nước Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập quốc tế trên mọi lĩnh vực. Là công dân, chủ nhân tương lai của mảnh đất, chúng ta cần không ngừng trau dồi kiến thức, trước hết là thông thạo ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh. Bất kể bạn chọn ngành nghề nào, cho dù là khoa học máy tính, kỹ thuật, kinh doanh hay du lịch, khả năng nói tiếng Anh trôi chảy là một trong những yếu tố quan trọng thành công và mở ra nhiều cánh cửa cho cơ hội trong tương lai. Và một số lợi ích của việc học tiếng Anh đem lại là: Thứ nhất, việc bạn học thêm một ngoại ngữ đồng nghĩa với việc bạn được biết thêm về một nền văn hóa mới, được tiếp cận những điều mới mẻ ở các nước bạn trên thế giới, tạo ra những mối quan hệ chất lượng. Thứ hai, học tiếng Anh là để cải thiện bản thân, cuộc sống tương lai của chính bạn. Bởi sau khi ra trường, khi bạn muốn xin việc vào các công ty trong nước hay nước ngoài thì điều đầu tiên nhà tuyển dụng nhìn vào đó là trình độ ngoại ngữ của bạn. Nếu bạn thông thạo ngoại ngữ, thay vì chọn một ứng viên không thể sử dụng hoặc rất tệ về ngoại ngữ, thì họ sẽ ưu tiên bạn. Để có một công việc tốt, mức lương ổn định thì việc sử dụng tiếng Anh là điều rất quan trọng. Thứ ba, là điều kiện quan trọng để bạn có thể tiếp cận, cập nhật những nguồn tri thức từ khắp thế giới để tăng thêm kiến thức cho chính mình. Bởi hầu hết, các trang web trên mạng, báo trí , bản tin đều sử dụng tiếng Anh. Thứ tư, học tiếng Anh để thúc đẩy sự nghiệp. Trong thời đại toàn cầu hóa, các công ty, tập đoàn lớn uy tín nhất đều yêu cầu ứng viên của mình phải thành thạo các kỹ năng giao tiếp tiếng Anh trong cuộc sống và trong công việc. Giao Downloaded by ng?c trâm ([email protected]) lOMoARcPSD|15963670 10 tiếp thành thạo tiếng Anh không chỉ giúp bạn tìm được đường vào các cánh cửa của các tập đoàn lớn, các công ty quốc tế hàng đầu mà còn mang đến cho bạn cơ hội phát triển trong môi trường làm việc khắt khe và cạnh tranh, nhu cầu học hỏi cao. Thứ năm, học tiếng Anh giúp bạn năng động trong môi trường xã hội, tự tin trong giao tiếp và luôn muốn khám phá những nền văn hóa của các nước trên thế giới. Thứ sáu, đem lại cảm giác hài lòng đối với bản thân, khi nhìn lại thành quả bạn đã đạt được qua việc sử dụng thành thạo tiếng Anh. 1.3. Vị trí của tiếng Anh trong nền giáo dục Việt Nam Nền giáo dục Việt Nam đang ngày càng phát triển sâu rộng và ngôn ngữ Anh đang ngày chiếm một vị trí quan trọng trong công cuộc hội nhập quốc tế và hợp tác trong nhiều lĩnh vực. Trong những năm gần đây, nhiều công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, điều này đòi hỏi nền giáo dục phải có chính sách bồi dưỡng nhằm cải thiện việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tương lai cho đất nước. "Xây dựng một cộng đồng nói tiếng Anh, khơi dậy một môi trường mà mọi người thích nói tiếng Anh, thích đọc tiếng Anh, một xã hội học tập, tạo thành phong trào sâu rộng, người biết nhiều dạy cho người biết ít, không chỉ với học sinh, sinh viên mà cả người trưởng thành, toàn dân đều có thể học ngoại ngữ" là mong muốn của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ[14]. Để tạo ra một môi trường học tiếng Anh thú vị cho tất cả sinh viên là điều rất khó. Trên thực tế rằng, Bộ giáo dục – Đào tạo đang đặt nặng về yêu cầu học ngoại ngữ của sinh viên: là điều kiện để công nhận xét tốt nghiệp, là yêu cầu thi tuyển hoặc xét tốt nghiệp của các chương trình đào tạo sau đại học… Downloaded by ng?c trâm ([email protected]) lOMoARcPSD|15963670 11 Hơn thế, việc tiếp cận với tiếng Anh đang nằm trong chương trình giảng dạy ở các cấp bậc tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông. Tiếp cận tiếng Anh ban đầu là một điều rất tốt, nhưng thực tế đáng buồn là ngay cả lên cấp đại học không phải sinh viên nào cũng thành thạo việc sử dụng tiếng Anh, đôi khi việc gặp và giao tiếp với người nước ngoài còn trở nên rất xấu hổ và lúng túng. Theo kết quả bảng xếp hạng Chỉ số thông thạo Anh ngữ EF, người Việt tại Việt Nam chỉ sử dụng tiếng Anh ở mức độ "trung bình" trong nhiều năm, đặc biệt năm 2019 rơi vào nhóm "kém"[10]. Đến năm 2020, theo bảng xếp hạng do EF English Proficiency Index (EPI) công bố, Việt Nam xếp thứ 65/100 quốc gia và khu vực về khả năng sử dụng tiếng Anh, đạt 473/800 điểm, xếp thứ 13/24 châu Á và 65/100 quốc gia và khu vực trên thế giới. Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai thành phố có khả năng thông thạo tiếng Anh cao nhất cả nước. Tuy nhiên, mức điểm này vẫn chỉ thuộc nhóm thông thạo thấp, so với thế giới[15]. Ở bảng xếp hạng này năm 2021 xếp hạng 66/112 quốc gia và vùng lãnh thổ về chỉ số thông thạo tiếng Anh ở người trưởng thành. Theo đánh giá và nhận định chung của nhiều chuyên gia, việc dạy và học tiếng Anh chính quy các trường học tại Việt Nam hiện vẫn đang chú trọng nhiều vào việc học ngữ pháp, từ vựng và ít thực hành. Vậy nên, nhiều học viên hiện nay có thể rất hiểu các quy tắc về ngữ pháp và có kỹ năng đọc, viết tốt, nhưng lại không thể giao tiếp tốt bằng tiếng Anh trong đời sống vì kỹ năng nghe và nói kém[13]. Tiểu kết chương 1 Trên cở sở lý luận chung về việc học tiếng Anh của sinh viên, đã xác định được lý do, tầm quan trọng và lợi ích của việc học tiếng Anh. Qua đó, ở chương 2 nhằm đánh giá thực tiễn, thuận lợi, khó khăn trong việc học tiếng Anh và chỉ ra nguyên nhân việc học tiếng Anh của sinh viên chưa đạt hiệu quả cao. Downloaded by ng?c trâm ([email protected]) lOMoARcPSD|15963670 12 Chương 2 THỰC TIỄN VIỆC HỌC TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI 2.1. Khái quát việc học tiếng Anh của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Sinh viên Khoa Pháp luật Hành chính nói riêng và sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội nói chung, đều là những sinh viên không chuyên về tiếng Anh, nên việc học tiếng Anh còn nhiều hạn chế và khó khăn. Tình hình dịch bệnh căng thẳng và hạn chế về mặt thời gian, do đó đều tiến hành theo hình thức online và khảo sát trên Google Form. Theo nghiên cứu và khảo sát sơ bộ 50 sinh viên, đã phân chia thành các bộ phận học tiếng Anh khác nhau: 2.1.1. Bộ phận sinh viên cố gắng trong môn tiếng Anh Trong số các bạn sinh viên tham gia khảo sát, có 15 bạn đã trả lời rằng có đi học thêm tiếng Anh ở bên ngoài như các trung tâm, các câu lạc bộ tiếng Anh ở trường, các hội nhóm trên Facebook hay đơn giản là lập nhóm tự trao đổi và giúp đỡ nhau học. Trong quá trình học tiếng Anh trên lớp đa số đều chú ý nghe giảng và xây dựng phát biểu bài. Như vậy, có thể thấy vẫn có một số bộ phận sinh viên có cố gắng và nỗ lực học tiếng Anh vì các bạn sinh viên này hiểu và nhận thức rõ về tầm quan trọng của nó. 2.1.2. Bộ phận sinh viên “ngại giao tiếp” Sinh viên Việt Nam thường có xu hướng ngại ngùng khi nói trước trước đám đông và ngay bản thân tôi cũng vậy. Có 10 bạn sinh viên nói rằng họ có kiến thức căn bản về ngữ pháp và từ vựng, nhưng họ sợ khi nói phát âm không Downloaded by ng?c trâm ([email protected]) lOMoARcPSD|15963670 13 chuẩn sẽ bị cả lớp cười ồ lên hoặc sửa sai một cách châm biếm. Chính vậy, đã tạo ra tâm lý “ngại giao tiếp” tiếng Anh trước đám đông. 2.1.3. Bộ phận sinh viên không có đam mê và sở thích học tiếng Anh, học để chông đối và qua môn Bộ phần này chiếm 25/50 phiếu khảo sát. Mặc dù họ nhận thức được tầm quan trọng của việc học tiếng Anh, nhưng luôn mang định kiến rằng “tiếng Anh rất khó” và hơn hết là họ không có đam mê với môn. Nên chỉ học sơ lược, lên lớp không chú ý nghe giảng và làm việc riêng, khi có bài kiểm tra chỉ làm qua điểm chết rồi xong. 2.1.4. Bộ phận sinh viên có kiến thức nhưng lười học Một số bạn sinh viên trả lời rằng mình có kiến thức về tiếng Anh, nhưng lại lười học vì mất nhiều thời gian, muốn dành nhiều thời gian hơn cho kiến thức chuyên ngành. 2.2. Kỹ năng nghe, nói, đọc, viết Đây là điểm hạn chế của hầu hết sinh viên Khoa Pháp luật Hành chính nói riêng và sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội nói chung, như tôi đã khẳng định đây đều là những sinh viên không chuyên. Theo phiếu khảo sát chỉ 5/50 sinh viên trả lời rằng mình có thể nghe, nói, đọc, viết tốt. Số còn lại chỉ thực hiện tốt 2/4 hoặc 1/4 kỹ năng. 2.3. Những thuận lợi và khó khăn trong việc học tiếng Anh của sinh viên 2.3.1. Thuận lợi Khi bản thân mỗi sinh viên đã nhận thức được tầm quan trọng của việc học và xác định được mục tiêu và phương pháp học đúng đắn, thì việc tiếng Anh trở nên dễ dàng hơn. Downloaded by ng?c trâm ([email protected]) lOMoARcPSD|15963670 14 Đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn, kĩ thuật cao và nhiệt huyết với nghề. Chính điều này, đã tạo ra nguồn cảm hứng học tập cho sinh viên và làm cho buổi học đạt hiệu quả cao. Nhà trường tạo điều kiện, trang bị các phương tiện kỹ thuật tốt hỗ tợ việc học tiếng Anh của sinh viên. Đồng thời, tổ chức các buổi giao lưu ngoại khóa tiếng Anh hay thành lập các câu lạc bộ tiếng Anh cho sinh viên trường. 2.3.2. Khó khăn Hiện nay, có rất nhiều trang web, tài liệu tiếng Anh tràn lan trên Internet, khiến cho sinh viên băn khoăn, khó khăn trong việc chọn lọc tài liệu bổ sung kiến thức. Mỗi giảng viên sẽ cách truyền đạt kiến thức khác nhau, không phải cũng giống nhau. Nhưng nếu trong buổi học, xuất hiện bộ phận sinh viên lười học và không tương tác trao đổi bài. Điều này sẽ dẫn đến sự lây lan truyền tâm lý – đó là sự lây lan cảm xúc từ người này sang người khác, từ nhóm này sang nhóm khác về một vấn đề và diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định[6]. Để tình trạng này kéo dài làm cho giảng viên không có động lực dạy học dẫn đến buổi học kém hiệu quả và là cho việc học tiếng Anh của sinh viên trở nên tồi tệ. Trong thời kì dịch bệnh, các lớp học online dẫn đến sự tương tác giữa giảng viên và sinh viên trở nên ít hơn, điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tiếng Anh của sinh viên. Thời gian học trên lớp quá ít, nên không thể thực hiện hết các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết của sinh viên. 2.4. Nguyên nhân việc học tiếng Anh của sinh viên chưa đạt hiệu quả Thứ nhất, vì không có mục tiêu rõ ràng. Việc đặt ra mục tiêu học tiếng Anh là rất quan trọng, nó sẽ xác định được cái đích mà bạn hướng tới là gì, từ Downloaded by ng?c trâm ([email protected])
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan