Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học xã hội Lịch sử đề cương bài giảng...

Tài liệu đề cương bài giảng

.DOCX
47
424
97

Mô tả:

Lịch sử thế giới cổ trung đại
ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI CỔ TRUNG ĐẠI PHẦN I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LỊCH SỬ XÃ HỘI NGUYÊN THỦY VÀ CỔ ĐẠI THẾ GIỚI CHƯƠNG 1: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY Xã hội nguyên thủy là giai đoạn đầu tiên trong quá trình phát triển của lịch sử loài người. Giai đoạn này bắt đầu từ khi loài người xuất hiện cho đến khi Nhà nước ra đời, kéo dài hàng triệu năm. Xã hội nguyên thủy chia làm hai thời kỳ là thời kỳ bầy người nguyên thủy và thời kỳ công xã thị tộc 1. Sự xuất hiện loài người và đời sống bầy người nguyên thủy 1.1. Nguồn gốc loài người 1.1.1. Những bằng chứng khoa học về nguồn gốc của loài người Con người xuất hiện từ bao giờ, do đâu mà có con người? Câu hỏi đó không phải đến nay mới được đặt ra. Sự quan tâm của con người tới nguồn gốc xuất thân của mình được thể hiện qua rất nhiều truyền thuyết, truyện cổ tích về sự sáng tạo thế giới mà bất cứ dân tộc nào cũng có. Ở Ấn Độ, người ta cho rằng con người là do thần Manu sáng tạo ra, ở Trung Quốc có truyền thuyết về ông Bàn Cổ tạo dựng lên vũ trụ và muôn loài, có khi lại cho rằng con người do Thượng đế, chúa trời sinh ra… Những quan niệm trên đều mang tính duy tâm, thần bí, sai lầm. Đó là do tư duy của con người chưa cao, chưa nhìn nhận được tính chính xác về khoa học nguồn gốc loài người, do khoa học chưa phát triển. Trên cơ sở sự phát triển của các ngành sinh học, khảo cổ học, nhân chủng học, địa chất học, chủ nghĩa duy vật lịch sử khẳng định tổ tiên của loài người là từ một loài vượn nhân hình hóa thạch nay không còn tồn tại. Thủy tổ của loài người được hình thành ngay trên trái đất, cách ngày nay khoảng 5, 6 triệu năm. Sau khi công trình Nguồn gốc các loài và sự chọn lọc giới tính của Đác uyn được xuất bản năm 1871, hàng loạt các nhà khoa học đã tìm kiếm, chứng minh nguồn gốc loài người bằng những bằng chứng khoa học. Trong đó, nổi bật nhất là việc phát hiện ra những di cốt hóa thạch của loài vượn cổ và người vượn trung gian, cho phép khôi phục lại quá trình chuyển biến từ vượn thành người một cách khoa học. Quá trình chuyển biến từ vượn thành người: Vượn cổ  Vượn người (Hominid) cách ngày nay khoảng 6 triệu năm (đứng và đi bằng hai chân, hai tay cầm nắm)  Người vượn (Homo Habilis - người khéo léo)  Homo Erectus (người đứng thẳng) - đại diện là người vượn Java (Pithecanthropus), người vượn Bắc Kinh (Sinanthropus) và muộn hơn, gần với người hiện đại hơn là người Nê-an-đéc-tan (Đức)  người hiện đại (Homo Sapiens - người tinh khôn - 4 vạn năm cách ngày nay). 1.1.2. Những động lực thúc đẩy quá trình chuyển biến từ vượn thành người Loài vượn chuyển biến thành người nhờ động lực và phương thức nào? Trong luận văn “Tác dụng của lao động trong quá trình chuyển biến từ vượn thành người” Ph. Ăngghen đã khẳng định “lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ sinh hoạt loài người, và như thế đến một mức mà trên một ý nghĩa nào đó, chúng ta phải nói: lao động đã sáng tạo ra chính bản thân con người.” Nhờ quá trình lao động, con vượn trước hết ngày càng phát triển hai chân hai tay, tay không còn dùng để đi nữa mà dùng để lao động. Trong quá trình lao động, họng và thanh đới ngày càng phát triển. Hơn nữa trong quá trình lao động tập thể, họ cần phải truyền tín hiệu cho nhau, ngôn ngữ ra đời. Do lao động mà bộ óc của con vượn ngày càng phát triển  con người. Tuy nhiên, quan niệm mới hiện nay cho rằng, lao động chỉ có tác dụng ở giai đoạn sau, từ Người vượn thành người hiện đại (khoảng 2 triệu năm). Còn sự đột biến tự phát và đột biến cảm ứng đã làm cho vượn người Hominid biến thành người vượn Ô-xtra-lô-pi-téc. Nhờ có lao động, loài người vượn này tiến hóa qua các giai đoạn trung gian: Pithecanthropus, Sinanthropus, Nê-an-đéc-tan để trở thành người hiện đại Homo Sapiens. 1.2. Đời sống bầy người nguyên thủy Bầy người nguyên thủy là giai đoạn đầu tiên trong lịch sử phát triển của nhân loại. Là hình thái tổ chức xã hội sơ khai trong giai đoạn quá độ từ người vượn thành người hiện đại. Về thời gian: về mặt khảo cổ học, giai đoạn bầy người nguyên thủy kéo dài suốt từ sơ kì đến trung kì đá cũ. Về công cụ lao động: công cụ sản xuất bằng đá được chế tác thuộc sơ và trung kì đá cũ, chưa có nhiều sự gia công của con người mà chủ yếu sử dụng những hòn đá tự nhiên mà họ kiếm được. Họ chọn những hòn đá có hình dáng thích hợp, ghè qua một mặt cho sắc. Công cụ tiêu biểu nhất là rìu tay, trở thành công cụ vạn năng của người nguyên thủy: đào, chặt, đốn… Về đời sống kinh tế: người nguyên thủy sống bằng săn bắt và hái lượm, cuộc sống hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên, chưa có sản xuất  phải sống thành bầy. Về đời sống và tổ chức xã hội: người nguyên thủy sống lang thang trong các khu rừng nhiệt đới, ngủ trong các hang động, mái đá, hoặc cũng có thể dựng lều bằng các cành cây, xương thú, sống quây quần theo quan hệ ruột thịt với nhau khoảng vài ba chục người gọi là bầy người nguyên thủy Bầy người nguyên thủy có giống bầy động vật không? Khác với bầy động vật chỉ có quan hệ hợp đoàn được hình thành một cách tự nhiên, trong bầy người nguyên thủy đã có quan hệ hợp quần xã hội. Mỗi bầy đều có người đứng đầu, có sự phân công công việc giữa nam và nữ, mọi người cùng làm, cùng hưởng, công bằng, bình đẳng. Về hôn nhân: lúc đầu là chế độ tạp hôn (không phân biệt con cái, cha mẹ, anh chị em…. Ở giai đoạn cuối có bước tiến bộ hơn, mang tính người hơn, cấm hôn nhân giữa người già và người trẻ, gọi là gia đình đồng huyết. Ở giai đoạn đầu, người nguyên thủy phải ăn sống thức ăn vì chưa có lửa. Dần dần vào cuối thời kỳ bầy người nguyên thủy con người đã có một phát minh, một bước tiến lớn lao đó là việc dùng và lấy lửa. Ph. Ăngghen viết: “Mặc dầu máy hơi nước đã thực hiện trong thế giới xã hội một cuộc giải phóng vĩ đại, cuộc cách mạng này chưa hoàn thành được một nửa, nhưng điều chắc chắn là tác dụng giải phóng loài người (trên nghĩa lịch sử thế giới) của việc lấy lửa bằng cọ xát còn vượt xa máy hơi nước. Vì rằng lửa do cọ xát làm ra khiến con người lần đầu tiên chi phối được lực lượng tự nhiên, và do đó đã tách hẳn con người ra khỏi giới động vật.” Sau khi tìm ra lửa, người nguyên thủy bước sang giai đoạn cao hơn là tổ chức xã hội thị tộc. 2. Sự phát triển của công xã thị tộc mẫu hệ 2.1. Sự hình thành công xã thị tộc mẫu hệ Đến thời hậu kì đá cũ (khoảng 4 vạn năm trước), con người đã hoàn thành quá trình tự cải biến mình và trở thành người tinh khôn. Người tinh khôn có cấu tạo cơ thể phát triển như con người ngày nay. Các bộ phận trên cơ thể đã trở nên hoàn thiện, hai bàn tay nhỏ, khéo léo, ngón cái linh hoạt, trán cao, xương hàm nhỏ, không còn nhô ra phía trước, não đặc biệt phát triển. Sự xuất hiện của người tinh khôn đã diễn ra đồng thời với những thay đổi trong đời sống vật chất và tổ chức xã hội của loài người. Cuộc sống lao động tập thể, định cư và việc dùng lửa đã dần dần thắt chặt mối quan hệ của cộng đồng người nguyên thủy. Một cộng đồng mới được hình thành trên cơ sở có cùng dòng máu, bình đẳng, cùng làm, cùng hưởng - công xã thị tộc. Thị tộc là một tổ chức xã hội gồm vài chục gia đình, với 3, 4 thế hệ có cùng huyết thống với nhau. Trong thị tộc, con cháu kính trọng và vâng lời ông bà, cha mẹ. Lớp ông bà, cha mẹ chăm lo, nuôi dạy tất cả lớp con cháu của thị tộc như nhau. Nhiều thị tộc có quan hệ dòng máu xa gần hợp thành một bộ lạc. Mỗi bộ lạc có tên gọi, nơi ở, ruộng đất, sông ngòi, rừng và đồng cỏ riêng. Các thành viên của một bộ lạc có cùng một thổ ngữ, theo cùng một tín ngưỡng và thực hiện những nghi lễ thờ cúng riêng. Trong giai đoạn đầu của công xã thị tộc, bộ lạc thường được chia làm hai nửa, mỗi nửa gồm 2 - 4 thị tộc - gọi là một bào tộc. Ra đời ở thời hậu kì đá cũ, công xã thị tộc phát triển thịnh vượng vào thời đồ đá giữa và giai đoạn sơ, trung kì đá mới. Ở giai đoạn hậu kì đá mới, ở một số nơi, công xã thị tộc đã dần tan rã. Công xã thị tộc phát triển qua hai thời kỳ: công xã thị tộc mẫu hệ (hậu kỳ đá cũ đến trung kỳ đá mới) và công xã thị tộc phụ hệ (trung kỳ đến hậu kỳ đá mới). Ở thời kỳ công xã thị tộc mẫu hệ, về trình độ sản xuất thì công cụ sản xuất được làm bằng đá nhưng có sự gia công, chế tác, tiềm ẩn sự tư duy của con người. Họ không chỉ sử dụng hòn đá trong tự nhiên mà còn biết chế tác đá với nhiều mục đích khác nhau. Họ đã biết đập những hòn đá tự nhiên ra, ghè thành những mảnh tước, dài, mỏng và có cạnh sắc. Những mảnh tước này được tu sửa hoặc bẻ nhỏ thành những công cụ, đồ đá nhỏ, tinh xảo và có hình dáng nhất định. Những côn cụ này được lắp chuôi thành mũi lao, mũi giáo. Từ kĩ thuật phóng lao người ta chế tạo ra cung tên. 2.2. Đời sống của con người thời công xã thị tộc mẫu hệ Do sự phát triển của công cụ sản xuất, Con người không chỉ hái lượm và săn bắt mà đã biết săn bắn, hái lượm và dần dần họ bắt đầu biết trồng trọt và chăn nuôi nguyên thủy (cuối công xã thị tộc mẫu hệ). Đời sống vật chất của con người không còn phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên nữa. Họ biết may quần áo bằng lá cây, vỏ cây, ở trong lều, biết dùng lửa để sưởi ấm. Về quan hệ hôn nhân: quần hôn thay cho tạp hôn. Cấm quan hệ tính giao giữa anh chị em ruột nhưng buộc anh chị em họ phải kết hôn với nhau vì nếu kết hôn với người khác thì sẽ không cùng dòng huyết với thị tộc. Không có hôn nhân cá thể mà là hôn nhân tập thể. Tập thể con trai lấy tập thể con gái nên tập thể đàn ông là chồng của một người đàn bà và ngược lại. Con cái sinh ra không biết cha mình là ai mà chỉ biết mẹ, nên lấy theo họ mẹ. Hơn nữa, người phụ nữ không những có vai trò sinh đẻ, nuôi nấng con cái, họ còn đảm nhiệm việc trồng trọt, chăn nuôi, phân phối thức ăn cho các thành viên. Vai trò và uy tín của họ vì thế mà cao hơn đàn ông  mẫu hệ. Người phụ nữ có quyền và được tôn trọng hơn trong thị tộc (mẫu quyền). Đời sống văn hóa: Họ chưa có chữ viết nhưng tư duy, ngôn ngữ đã phát triển. Ngôn ngữ trước khi biết nói là những tiếng hú sau chuyển thành tiếng nói. Người nguyên thủy đã có những tác phẩm nghệ thuật dù rất đơn giản, ngây ngô, đó là những bức tranh vẽ trên vách hang động, mái đá. Đề tài là những con vật mà họ săn bắt được, cảnh sinh hoạt. Họ chưa biết dùng màu nhưng tranh của họ lại có màu, họ dùng than, gạch để vẽ nên tranh có màu đen, nâu, đỏ - tranh đường nét. Họ còn biết tạc những bức tượng đơn giản. Về tín ngưỡng: Thời kì này con người đã có tục chôn cất người chết. Về tôn giáo: trong cuộc sống, có nhiều hiện tượng của tự nhiên mà con người không giải thích được, họ sợ nó, sùng bái và tôn thờ nó  tôn giáo ra đời (tôtem giáo) - thờ vạn vật: cây cối, đá, con vật… Công xã thị tộc mẫu hệ phát triển cực thịnh vào thời đá giữa. Đến hậu kì đá mới thì tan rã thay bằng công xã thị tộc phụ hệ. 3. Sự tan rã của chế độ công xã nguyên thủy 3.1. Sự xuất hiện của kim loại và sự phát triển của sản xuất Thời đá mới, công cụ sản xuất có sự tiến bộ rõ rệt trong chế tác: người ta không chỉ ghè, đẽo, đập, tước mà còn biết khoan, cưa, mài trở nên sắc bén hơn. Từ đó xuất hiện các công cụ đa năng hơn như cuốc, xẻng, rìu đá có tay cầm bằng gỗ, bằng xương, lao động có năng xuất và tiết kiệm được nhiều sức lực. Công cụ lao động có hiệu quả hơn nên trồng trọt và chăn nuôi phát triển, nền kinh tế sản xuất thay cho nền kinh tế săn bắn, hái lượm. Họ biết dệt vải, đan lưới đánh cá, làm đồ gốm, làm đồ gốm, biết làm nhà bằng tre nứa…  cách mạng đá mới. Khoảng thiên niên kỷ IV TCN, con người đã phát minh ra và biết sử dụng công cụ bằng đồng. Vào khoảng 5500 năm trước đây, người Tây Á và Ai Cập đã biết sử dụng đồng đỏ. Khoảng 4000 năm trước đây, nhiều cư dân trên trái đất đã biết dùng đồng thau. Từ đồng thau, người ta chế tạo ra lưỡi cày, cuốc, rìu, dao, liềm. Năng suất lao động cao hơn. Đời sống con người không còn bấp bênh như trước. Khoảng thiên niên kỉ II TCN, con người tìm ra đồ sắt. Đồ sắt cứng hơn, sắc hơn, khỏe hơn đồ đồng. Với những chiếc cày, cuốc… bằng sắt người ta có thể cày xới, trồng trọt ở những nơi mà trước đây công cụ bằng đá không làm được. Diện tích canh tác được mở rộng, công cụ sản xuất ngày càng được tích lũy. 3.2. Sự ra đời của công xã thị tộc phụ hệ Trong quá trình phát triển của “cách mạng đá mới”, công cụ sản xuất ngày càng tiến bộ và đắc dụng. Diện tích đất trồng trọt tăng lên, sức lực của người đàn bà không thể gánh vác, đảm đương được. Sức khỏe của người đàn ông phù hợp với công việc này nên đã dần thay thế vai trò của người phụ nữ trên đồng ruộng. Trồng trọt phát triển kéo theo sự phát triển chăn nuôi với quy mô lớn hơn nên người đàn ông cũng giữ vai trò chính. Cuối thời đá mới, người ta phát hiện ra đồng sau đó là đồng thau. Việc sử dụng đồ đồng ngày càng phổ biến. Nông nghiệp dùng cày cũng đòi hỏi sức lực của người đàn ông. Về quan hệ hôn nhân: chế độ quần hôn chuyển sang chế độ hôn nhân đối ngẫu. Bên cạnh những người vợ, chồng chung thì những người này đã xác định được cho mình những người chồng, người vợ chính, có quan hệ gắn bó, thân mật, lâu bền hơn những người chồng, vợ khác. Đến cuối thời phụ hệ, chuyển sang chế độ hôn nhân một vợ một chồng. Con cái sinh ra biết tương đối chính xác ai là cha của mình. Người đàn ông cũng biết rõ ai là con mình và bắt đầu thể hiện trách nhiệm với con cái. Vai trò kinh tế của người đàn ông đã khiến họ trở thành lực lượng sản xuất chính và uy tín, quyền lực của họ cao hơn đàn bà, thay thế vai trò của người đàn bà. Chế độ phụ quyền đã thay thế cho chế độ mẫu quyền. Con cái mang họ cha nên gọi là công xã thị tộc phụ hệ. Khác với công xã thị tộc mẫu quyền, quyền của người đàn bà chỉ là quyền bình đẳng, quyền được tôn trọng, trong công xã thị tộc phụ quyền, quyền của người đàn ông là vô hạn. Từ quyền phân công lao động, dần dần người đàn ông nắm vai trò quyết định mọi vấn đề, biến những thành viên khác trong gia đình thành những kẻ phụ thuộc, thậm chí thành nô lệ. Người đàn ông có quyền đánh đập, bán vợ đợ con. Trong xã hội bắt đầu xuất hiện sự bất bình đẳng. Đời sống dưới chế độ phụ hệ ở giai đoạn đầu và giữa do của cải vẫn chưa nhiều nên vẫn tuân thủ nguyên tắc cùng làm cùng hưởng, mọi người cùng bình đẳng, đó là “nguyên tắc vàng” trong quan hệ giữa các thành viên trong cộng đồng. Vào giai đoạn cuối, con người không cần phải tiến hành lao động tập thể nữa mà theo từng gia đình nhỏ. Nhiều gia đình phụ hệ có xu hướng tách khỏi thị tộc đến nơi có điều kiện thuận lợi để làm ăn, sinh sống. Nhiều gia đình như vậy cùng đến một nơi tạo nên một tổ chức công xã mới, trong đó các thành viên có quan hệ với nhau về địa vực và kinh tế mà không hề có quan hệ họ hàng với nhau gọi là công xã láng giềng (công xã nông thôn) - dấu hiệu chứng tỏ sự tan rã của xã hội nguyên thủy. 3.3. Sự xuất hiện của chế độ tư hữu và xã hội có giai cấp Sự hợp tác lao động, sự công bằng bình đẳng về hưởng thụ trong xã hội nguyên thủy. Cái nguyên tắc vàng này một phần là do tình trạng đời sống còn quá thấp kém tạo nên. Với sự phát triển của công cụ sản xuất, đặc biệt là sử dụng công cụ bằng kim loại đã đưa đến sự chuyển biến về kinh tế, xã hội. Trồng trọt phát triển, tạo ra nhiều sản phẩm, có thể cung cấp chi những cộng đồng người ở khu vực không thuận tiện cấy trồng mà chỉ thuận tiện chăn nuôi. Xuất hiện sự chuyên môn giữa trồng trọt và chăn nuôi. Các nghề thủ công, các nghề luyện kim… cũng tách ra dân trở thành những công việc độc lập. Năng suất lao động tăng, nhiều ngành nghề xuất hiện, có sự trao đổi giữa trồng trọt, chăn nuôi và thủ công. Con người có thể sản xuất ra sản phẩm không chỉ đủ dùng mà còn thừa để trao đổi. Của cải làm ra nhiều, dư thừa, xuất hiện ý niệm muốn để lại cho con cháu. Chế độ hôn nhân một vợ một chồng đã tạo nên những gia đình. Mỗi gia đình có khả năng lao động khác nhau, nên có một số gia đình giàu có hơn hẳn các gia đình khác, nhất là các gia đình tù trưởng, tộc trưởng hay các bô lão, thủ lĩnh quân sự. Dần dần xã hội phân hóa thành kẻ giàu, người nghèo. Những người giàu trở thành quý tộc với nhiều ruộng đất, của cải… còn những người nghèo thì bị mất dần tư liệu sản xuất và dần lệ thuộc vào tầng lớp trên, bị áp bức, bóc lột. Do lương thực và thực phẩm dư thừa, người ta không giết tù binh bắt được trong các cuộc xung đột mà giữ lại nuôi làm lao động cho thị tộc. Lúc đầu họ làm việc chung cho cả thị tộc, sau một số người lợi dụng chức phận, uy tín cá nhân bắt họ phục vụ cho riêng mình. Họ bị biến thành những nô lệ trong gia đình quý tộc, quan lại. Để đảm bảo quyền lợi cho thiểu số người giàu, tầng lớp quí tộc đã tạo ra một cơ quan quyền lực, bảo vệ quyền lợi cho giai cấp mình, trấn áp sự phản kháng của đa số người nghèo, phụ thuộc, cơ quan quyền lực ấy là Nhà nước. Nhà nước là một phạm trù lịch sử chỉ xuất hiện khi xã hội đã xuất hiện chế độ tư hữu, sự phân hóa và mâu thuẫn giai cấp. Nhà nước ra đời sớm ở các quốc gia cổ đại phương Đông: Ai Cập, Ấn Độ, Lưỡng Hà, Trung Quốc… Chương 2 XÃ HỘI CỔ ĐẠI PHƯƠNG ĐÔNG VÀ PHƯƠNG TÂY 1. Xã hội cổ đại phương Đông 1.1. Điều kiện tự nhiên và nền tảng kinh tế  Điều kiện tự nhiên Châu Á và Đông Bắc châu Phi là những nơi phát nguyên của những nền văn minh cổ kính nhất của loài người. Các nhà nước cổ đại được xây dựng trên lưu vực các dòng sông lớn: Sông Nin ở Ai Cập, Ơ-phơ-rat và Ti-gơ-rơ ở Lưỡng Hà, sông Ấn, sông Hằng và ở Ấn Độ, sông Hoàng Hà và Trường Giang ở Trung Quốc - là những nơi đất đai màu mỡ, mềm, tơi xốp rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Do điều kiện tự nhiên thuận lợi, ngay từ thiên niên kỉ IVTCN, chỉ với những chiếc cuốc bằng đá, cày bằng gỗ, cư dân nơi đây đã biết trồng lúa và thu hoạch tới hai vụ một năm. Các con sông còn cung cấp nguồn nước sinh hoạt, tưới tiêu, tôm cá cho cư dân nơi đây. Bên cạnh những thuận lợi, cư dân nơi đây cũng gặp nhiều khó khăn do các dòng sông mang lại: lũ lụt… Để có thể sinh sống và sản xuất lâu dài, cư dân nơi đây đã sớm biết trị thủy và làm thủy lợi. Chính trong quá trình làm thủy lợi đã tạo điều kiện gắn kết các công xã nông thôn với nhau, tạo thành các liên minh công xã để sớm hình thành nhà nước thống nhất  Nhà nước ra đời sớm  Nền tảng kinh tế Nông nghiệp trồng lúa nước là ngành kinh tế chủ yếu, là cơ sở kinh tế của tất cả các quốc gia cổ đại phương Đông. Tư liệu sản xuất quan trọng nhất thời kỳ này là ruộng đất. Ruộng đất này là chung của công xã, được chia ra từng khoảnh cho các gia đình cày cấy, được chia lại hàng năm hoặc vài năm một lần: ruộng Nôm ở Ai Cập, ruộng Tỉnh ở Trung Quốc (#), Halixơ ở Ấn Độ, ruộng Lạc ở Việt Nam. Bên cạnh nghề nông, cư dân phương Đông cổ đại đã biết nuôi gia súc, biết trồng các loại ngũ cốc và cây ăn quả, biết làm một số nghề thủ công như gốm, dệt vải… 1.2. Cơ cấu xã hội và đấu tranh giai cấp trong xã hội cổ đại phương Đông Ở các quốc gia cổ đại phương đông, do điều kiện tự nhiên và nền tảng kinh tế đã hình thành nên cơ cấu xã hội đặc thù: gồm hai giai cấp đối kháng: giai cấp thống trị và giai cấp bị trị: Giai cấp thống trị: vua, quan lại, quý tộc, những người chỉ huy quân sự, tăng lữ. Là lực lượng chiếm số ít, sống sung sướng trên cơ sở bóc lột tô, thuế của nông dân. Giai cấp bị trị: nông dân công xã, thợ thủ công và nô lệ. Nông dân công xã là những người tự do, là lực lượng đông nhất, là lực lượng sản xuất chủ yếu nuôi sống xã hội. Họ phải đóng tô, thuế và thực hiện các nghĩa vụ cho Nhà nước: lao dịch, nghĩa vụ quân sự… Thợ thủ công: những người tự do, phải nộp thuế sản phẩm cho Nhà nước. Thợ thủ công giỏi bị Nhà nước trưng dụng. Nô lê, có nhiều nguồn gốc: tù binh, thành viên công xã mắc nợ không trả được hoặc phạm tội. Số lượng khá đông nhưng so với nông dân công xã chỉ chiếm một phần nhỏ. Sức lao động của họ chủ yếu phục vụ cho các gia đình quý tộc, quan lại và trong cung vua. Mối quan hệ giữ nô lệ và chủ khá thân thiện. Nhiều trường hợp nô lệ có thể có gia đình riêng, tài sản riêng, chủ không có quyền giết nô lệ. Việc giải phóng nô lệ thành người tự do cũng tương đối dễ dàng. Nô lệ phương Đông chưa bao giờ là lực lượng sản xuất chính mà là nông dân công xã. Quan hệ bóc lột chính là quan hệ giữa vua, quý tộc và nông dân công xã  chế độ nô lệ gia trưởng. Thôống trị Bị trị Vua, quý tộc, quan lại Nông dân công xã, thợ thủ công Nô lệ Sơ đồ hai giai cấp đối kháng trong các quốc gia cổ đại phương Đông Do bị giai cấp thống trị bóc lột, ở phương Đông, nô lệ và dân nghèo đã nổi dậy đấu tranh. Các cuộc khởi nghĩa thời kỳ này ít được ghi lại. Ở Ai Cập có cuộc khởi nghĩa của nô lệ và dân nghèo được ghi lại vào năm 1750 TCN - cuộc khởi nghĩa có quy mô rộng lớn, quyết liệt, có tác động không nhỏ đến tình hình xã hội Ai Cập. 1.3. Nhà nước chuyên chế cổ đại phương Đông Do điều kiện tự nhiên thuận lợi, do nhu cầu trị thủy, thủy lợi, ở phương Đông, các Nhà nước cổ đại sớm ra đời : Nhà nước Xume ở Lưỡng Hà (3500 TCN), Nhà nước Ai Cập (3200 năm), Trung Quốc khoảng năm 2000 TCN, Ấn Độ khoảng năm 3000 - 1500 TCN. Đó là những nhà nước ra đời sớm nhất lịch sử nhân loại. Chế độ Nhà nước cổ đại phương Đông là Nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền. Đứng đầu Nhà nước là vua, được thần thánh hóa, có quyền lực tuyệt đối: - Vua có quyền sở hữu tối cao về đất đai và thần dân. - Vua không chỉ nắm vương quyền mà còn nắm thần quyền, thay trời trị dân. - Vua là thẩm phán tối cao, đứng đầu tòa án. - Vua là tổng chỉ huy quân đội. Nguyên nhân vua có nhiều quyền lực là do: - Trong việc trị thủy, thủy lợi, liên minh các công xã cần có người đứng đầu chỉ huy, nó tạo điều kiện cho người đứng đầu thâu tóm quyền hành. - Tôn giáo ngày càng phát triển, vua được thần thánh hóa, người dân không giám động chạm đến thần linh. - Ruộng đất là của chung nên vua tự nhận mình là người sở hữu tối cao và đứng ra ban tặng, phân phát cho mọi người dân. Dưới vua là một vị quan đại thần (Tể tướng, Vidia…) trực tiếp giúp việc cho vua. Bên dưới là một bộ máy quan lại cồng kềnh từ trung ương đến địa phương. Vua Các cơ quan trong triều đình chia thành 3 bộ phận: bộ quân sự, bộ tài chính, bộ xây dựng. Bộ Quần sự Cận thầần của Vua Bộ Tài chính Bộ Xầy dựng Xâm lược, đàn áp nhân dân, bảo Bóc vệlộ đâốt tnhân nước, dân xâm và lđiếề ượuc hành nước chi ngoài tếu của NhàTh nướ ủy clợi Các công trình kiếốn trúc Sơ đồ Nhà nước chuyên chế cổ đại phương Đông Về quân sự: Khi mới hình thành thường chưa có lực lượng quân đội thường trực. Về sau, lực lượng quân sự được xây dựng gồm bộ binh, thủy binh, kị binh, chiến xa… Về luật pháp: Lúc đầu chưa có luật pháp. Trong quá trình xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước thì luật pháp cũng ra đời nhằm bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị. 1.4. Văn hóa cổ đại phương Đông 1.4.1. Văn tự Người Ai Cập, Lưỡng Hà cổ đại đã sáng tạo ra chữ viết từ khoảng thiên niên kỉ thứ IV TCN. Văn tự đầu tiên mà người Ai Cập sáng tạo ra là chữ tượng hình - hiểu ý nghĩa của từ qua hình dạng bề ngoài (ví dụ để biểu thị mặt trời vẽ một vòng tròn có chấm nhỏ ở giữa, ..). Về sau, để diễn đạt những khái niệm phức tạp, người ta dùng phương pháp tượng trưng - hiểu theo ý nghĩa bên trong (ví dụ để biểu thị khát nước, người ta vẽ 3 làn sóng và đầu một con trâu...). Chữ của người Lưỡng Hà xuất hiện muộn hơn, chữ của họ có hình dạng giống như những góc nhọn nên gọi là chữ hình góc, hình đinh hay hình nêm. Người Trung Quốc cổ đại có chữ viết từ thời Ân - Thương, gọi là văn tự giáp cốt (viết trên mai rùa hoặc xương thú), đó là văn tự tượng hình kết hợp với tượng trưng. Ở Ấn Độ cổ đại có chữ Phạn (Sanxkrit), nay là tử ngữ. Trên cơ sở chữ Phạn, nhiều quốc gia Đông Nam Á đã sáng tạo ra chữ viết của mình: Campuchia, Mianma… Để đáp ứng nhu cầu của việc giao dịch quốc tế trong ngành Hằng hải và Thương mại, người Phênixi đã cải tiến hệ thống chữ viết của người Ai Cập, Lưỡng Hà bằng loại chữ ghi âm, sau đó lại đơn giản hóa cách ghi bằng 22 kí tự biểu thị phụ âm và nguyên âm. Người Phênixi đã truyền hệ thống chữ cái này cho người Hi Lạp, Rôma, trên cơ sở đó họ xây dựng ra hệ thống chữ viết theo vần abc như ngày nay. 1.4.2. Văn học  Ai Cập: văn học dân gian, văn học phản ánh tôn giáo, văn học mang tính thế tục, văn học khuyên răn con người: Hai anh em, thuyền gặp nạn, lời khuyên răn của Ipuxe và lời tiên đoán của Nêphecti… Nội dung chứa đựng những ý nghĩa triết lí sâu xa về cuộc sống, về khát vọng của những con người nghèo khổ muốn thay đổi số phận, về sự nghi ngờ của con người với thế giới bên kia…  Lưỡng Hà: gồm nhiều thể loại: văn học dân gian, truyền miệng, văn học tôn giáo và anh hùng ca. Nội dung phản ánh cuộc sống lao động của người dân, quan niệm về thiên nhiên và cuộc đấu tranh chinh phục hai con sông Ơ-phơ-rat và Ti-gơ-rơ: Nạn hồng thủy, bài ca của người xay lúa, người nấu bếp… Tác phẩm văn học tiêu biểu của Lưỡng Hà là truyện Anh hùng ca Gingamet, một câu chuyện mang đậm màu sắc tôn giáo và nhằm chỉ chích tôn giáo.  Ấn Độ: nền văn học rất phát triển với hai bộ sử thi tiêu biểu: Mahabharata và Ramayana.  Trung Quốc: Nổi tiếng với hai tập Kinh Thi và Sở Từ. Kinh Thi gồm những bài dân ca của nhân dân và những bài thơ do quý tộc sáng tác được Khổng Tử sưu tầm và tập hợp lại, gồm 305 bài thơ. Sở Từ là tập ca dao dân ca của nước Sở, phần do nhân dân sáng tác, phần do Khuất Nguyên sáng tác. 1.4.3. Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc  Ai Cập: Kiến trúc chủ yếu là các cung điện, đền đài, lăng mộ. Tiêu biểu: kim tự tháp, tượng Xpanh, tượng vua Ramset II…  Lưỡng Hà: các công trình chủ yếu được xây bằng gạch nên hầu hết đã bị phá hủy. Công trình kiến trúc nổi tiếng của Lưỡng Hà là vườn treo Babilon Về điêu khắc: tấm bia Naramxin, bản khắc bộ luật Hămmurabi.  Ấn Độ: kiến trúc mang nét độc đáo, đó là các tháp mộ, là các công trình kiến trúc dùng để bảo tồn các di vật của Phật: tháp Xanchi và các trụ đá, dùng để khắc các sắc lệnh của nhà vua Asoka, đồng thời cũng là loại kiến trúc để thở Phật: cột đá Xác-nát. Một loại hình nghệ thuật đặc biệt nữa của Ấn Độ là chùa Hang: chùa Hang Agianta (thế kỉ II TCN). Nghệ thuật điêu khắc phát triển, tạc tượng Phật, tượng thần của đạo Hindu: thần Siva, Visnu…  Trung Quốc: Nổi tiếng với công trình kiến trúc Vạn Lí Trường Thành. 1.4.4. Khoa học tự nhiên  Thiên văn học Do lấy nghề nông làm gốc, nên muốn cho nông nghiệp phát triển tốt, cư dân phải biết khí hậu, thời tiết để sắp xếp mùa màng. Chính vì thế người ta đã sớm quan sát bầu trời và đã có nhiều phát hiện về thiên văn học: người Ai Cập đã phát hiện ra các chòm sao và soạn ra bản đồ các thiên thể, xác định được vị trí các chòm sao, có hiểu biết về nhật thực, nguyệt thực, sao chổi, sao băng… Cư dân phương Đông đã biết làm lịch từ rất sớm. Dựa trên những căn cứ khác nhau để cư dân phương Đông xây dựng hệ thống lịch pháp của mình: Ai Cập gắn liền với việc quan sát sao Lang (Sirius). Một năm có 365 ngày, chia ra thành 3 mùa, mỗi mùa 4 tháng, mỗi tháng có 30 ngày, dư ra 5 ngày không xếp vào tháng nào mà dồn vào cuối năm thành ngày lễ. Lưỡng Hà, Trung Quốc, Ấn Độ làm lịch dựa trên sự vận động của mặt trăng (âm lịch). Lịch Lưỡng Hà: 1 năm ó 354 ngày, có 12 tháng, 6 tháng 30 ngày, 6 tháng 29 ngày. Lịch Trung Quốc có từ thời Ân - Thương. Một năm được chia thành 12 tháng, 6 tháng 30 ngày, 6 tháng 29 ngày. Bên cạnh đó, họ đã biết đặt ra tháng nhuận. Ấn Độ chia một năm thành 12 tháng, mỗi tháng có 30 ngày, mỗi ngày có 30 giờ, cứ năm năm thêm một tháng nhuận. Trên cơ sở đó, người phương Đông đã biết chế tạo ra đồng hồ.  Toán học Do nhu cầu phải đo đạc lại ruộng đất, xây dựng nhà cửa, các công trình kiến trúc, tính toán của nhà nước,… mà toán học ra đời sớm: Về số học: người Ai Cập đã sáng tạo ra chữ số và hệ đếm thập tiến vị, biết làm phép tính cộng, trừ, còn nhân bằng cách cộng nhiều lần, chia bằng trừ nhiều lần. Người Lưỡng Hà phát minh ra hệ đếm cơ số 60, trên cơ sở đó ngày nay chúng ta chia 1 giờ có 60 phút, 1 phút có 60 giây…họ có thể làm phép tính cộng, trừ, nhân, chia đến 1 triệu. Người Ấn Độ đã phát minh ra số 0, biết số âm, số căn… Về hình học: người Ai Cập đã tính được số π = 3,16, người Lưỡng Hà tính được π = 3,0, người Ấn Độ tính được số π người Trung Quốc (thế kỉ V - VI) tính được π = 3,1416, Tổ Xung Chi nằm giữa 3,1415926 và 3,1415927. Người phương Đông cổ đại đã biết tính diện tích, thể tích các hình khối, biết được mối quan hệ giữa các cạnh của một tam giác.  Y học Người Ai Cập biết chữa một số bệnh như đau răng, đau dạ dày, mắt… Người Lưỡng Hà biết chữa các bệnh về đường tiêu hóa, hô hấp, mắt, tai, tim, thần kinh. Người Ấn Độ ngay từ thế kỉ VI - V TCN đã biết cách chắp xương sọ, cắt màng mắt, mổ bụng lấy thai, sỏi thận. Người Trung Quốc đã biết nghe, nhìn, bắt mạch chẩn đoán bệnh, dùng châm cứu và thuốc để chữa bệnh. Người phương Đông cổ đại đã để lại nhiều sách y dược có giá trị. 1.4.5. Tín ngưỡng, tôn giáo và tư tưởng Tín ngưỡng thời kỳ đầu còn mang nhiều vết tích của tín ngưỡng nguyên thủy (tín ngưỡng đa thần), thờ người chết. Bên cạnh tín ngưỡng, nhiều tôn giáo mới ra đời: - Đạo Bàlamôn ở Ấn Độ (thiên niên kỉ I TCN), là tôn giáo đa thần, không có người sáng lập mà là sự tập hợp của các hình thức tín ngưỡng dân gian. Đạo Bàlamôn thờ ba vị thần tối cao là Brahma (Thần Sáng tạo), Visnu (Thần Bảo vệ) và Siva (Thần Phá hoại). Đạo Bàlamôn đề cao thuyết luân hổi, cho rằng con người là một bộ phận của Brahma, mà Brahma tồn tại vĩnh hằng, con người có sống có chết nhưng linh hồn thì tồn tại mãi và sẽ luân hồi nhiều kiếp sinh vật khác nhau. Những người giữ đúng luật lệ của tôn giáo và những nguyên tắc mà thần đã định thì kiếp sau sẽ được làm người cao quý, trái lại sẽ làm người khổ cực hoặc làm chó, lợn và những con vật bẩn thỉu. Chính vì vậy, nó trở thành công cụ đắc lực bảo vệ chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ. - Đạo Phật ra đời thế kỉ VI TCN ở Ấn Độ do Xít-đác-ta Gô-ta-ma con vua nước Capilavaxtu ở chân núi Hymalaya sáng lập. Giáo lí cơ bản của đạo Phật là Tứ diệu đế (4 chân lí thánh) gồm Khổ đế (chân lí về các nỗi khổ), Tập đế (chân lí về nguyên nhân các lỗi khổ), Diệu đế (chân lí về sự chấm dứt các nỗi khổ), Đạo đế (chân lí về con đường diệt khổ tức là phương pháp thực hiện việc diệt khổ) Đạo Phật cho rằng con người có 8 nỗi khổ (bát khổ): sinh, lão, bệnh, tử, ái biệt li khổ, oán tăng hội khổ, sở cầu bất đắc, ngũ thủ uẩn khổ (sắc: vật chất tạo thành thân thể, thụ: cảm giác, tưởng: quan niệm, hành: hành động) và nguyên nhân của các nỗi khổ là do ham muốn, ham lạc thú, ham giàu sang…muốn chấm dứt khổ thì phải diệt trừ dục vọng, phải tu hành để được cứu vớt, phải suy nghĩ, nói năng và hành động đúng đắn. Về giới luật, tín đồ Phật giáo phải kiêng: sát sinh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, uống rượu. Đạo Phật không quan tâm đến chế độ đẳng cấp. Với đạo Phật, dù thuộc đẳng cấp nào khi tu hành theo đạo Phật đều bình đẳng. Giáo lí của đạo Phật khuyên con người ta sống thiện. Tuy nhiên, với điều này, đạo Phật đã bị giai cấp thống trị lợi dụng để củng cố nền thống trị của chúng. - Đạo Giaina ra đời ở Ấn Độ gần đồng thời với đạo Phật. Đạo này cũng chống lại đạo Bàlamôn và chế độ đẳng cấp. Trung Quốc cổ đại cũng là nơi sản sinh ra nhiều nhà tư tưởng lớn với nhiều trường phái tư tưởng: - Nho gia: Do Khống Tử người nước Lỗ vào thế kỉ VI - V TCN sáng lập ra. Ông vừa là một nhà tư tưởng vừa là giáo dục lớn đầu tiên của Trung Quốc cổ đại. Hạt nhân tư tưởng chính trị của Khổng Tử là chữ “nhân” và “lễ”. Trong đó “nhân” là lòng thương người, “lễ” là cách đối nhân xử thế. Ông cho rằng xã hội gồm 3 dường cột chính: vua - tôi, cha - con, chồng - vợ. Bậc tôi lấy chữ trung làm trọng, con lấy chữ hiếu, vợ lấy chữ nghĩa làm trọng, anh em, bạn bè phải lấy chữ tín làm trọng. Nho gia đề cao địa vị của con người, khuyên bọn vua quan, quý tộc phải biết quan tâm đến đời sống của người dân, coi dân là nguồn gốc của quyền lực tối cao về chính trị. Tuy nhiên, quan điểm tư tưởng Nho gia khuyên con người ta sống an phận, duy trì trật tự trên dưới nên sau này đã bị giai cấp thống trị lợi dụng. - Đạo gia: Do Lão Tử sáng lập, cho rằng nguồn gốc của vũ trụ là “đạo”, tính vật chất và thống nhất của thế giới cũng do “đạo” chi phối, phản đối quan niệm thế giới do thượng đế sinh ra. Ông đưa ra thuyết “vô vi” khuyên con người không can thiệp, không tác động vào sự chuyển biến của tự nhiên. Tư tưởng của ông chứa đựng nhiều yếu tố tích cực song cũng có nhiều điểm hạn chế, muốn duy trì nguyên trạng sựt tồn tại của sự vật, trái với quy luật phát triển. Cư dân cổ đại phương Đông đã có những đóng góp vô cùng to lớn vào kho tàng lịch sử - văn hóa nhân loại, đặt nền móng cho sự phát triển của lịch sử văn minh nhân loại. 2. Xã hội cổ đại phương Tây 2.1. Điều kiện tự nhiên và nền tảng kinh tế Hi Lạp và Rôma là hai bán đảo ở phía Bắc của biển Địa Trung Hải. Hi Lạp cổ đại có hình giống bàn tay gồm nhiều thành bang thuộc bán đảo Ban Căng và các đảo trên biển Êgiê, vùng ven biển Tiếu Á. Rôma có hình giống chiếc ủng, lãnh thổ dài và hẹp, lớn hơn Hi Lạp, ngoài ra còn có đảo Xixilia, đảo Coocxơ và Xácđennhơ. Vị trí của Hi Lạp và Rôma thuận tiện cho việc giao lưu kinh tế, văn hóa với các nước phương Đông. Không giống các quốc gia cổ đại phương Đông, ở Hi Lạp, Rôma chỉ có những đồng bằng nhỏ nhưng lại có bờ biển dài, nhiều vũng vịnh sâu và kín gió, biển hiền hòa, thuận tiện cho việc ra vào, neo đậu của thuyền bè, thuận lợi cho mậu dịch hằng hải phát triển. Địa hình hai bán đảo này bị chia cắt bởi những dãy núi, đồi và cao nguyên (nhất là Hi Lạp), điều này không thuận tiện cho nông nghiệp phát triển mà kinh tế công thương là chính. Ở khu vực này giàu có về tài nguyên khoáng sản. Đất đai Hi Lạp không thích hợp trồng cây lương thực nhưng lại thích hợp cho việc trồng nho và ôliu. Còn Rôma thì có nhiều đồng cỏ thuận lợi cho chăn nuôi. ð Nền tảng kinh tế của Hi Lạp và Rôma cổ đại là công thương nghiệp và mậu dịch hằng hải. Do đất đai khô cằn, ít màu mở nên các quốc gia ở đây bước vào xã hội có giai cấp và nhà nước muộn hơn nhiều so với các quốc gia cổ đại phương Đông. Mãi đến đầu thiên niên kỉ I TCN, khi công cụ bằng sắt xuất hiện. 2.2. Cơ cấu xã hội của xã hội cổ đại phương Tây Các quốc gia cổ đại phương Tây bước vào xã hội có giai cấp và nhà nước muộn, khoảng thế kỉ VIII - VII TCN với sự phát triển thành thục của chế độ chiếm nô. Xã hội gồm hai giai cấp cơ bản: quý tộc chủ nô và nô lệ - Quý tộc chủ nô: quý tộc công thương và quý tộc ruộng đất Ở Hi Lạp, ở thành bang Aten giai cấp chủ nô ruộng đất chủ trương thiết lập nền chuyên chính theo thể chế cộng hòa quý tộc, chủ nô công thương chủ trương xây dựng bộ máy nhà nước theo thiết chế dân chủ. Xu hướng của quý tộc công thương giành chiến thắng. Nhà nước Aten là đỉnh cao của nền dân chủ cổ đại, nhưng đó chỉ là nền dân chủ của giai cấp chủ nô. Nô lệ, kiều dân không có quyền dân chủ. Ở Rôma, tầng lớp quý tộc ruộng đất chiếm ưu thế, nhất là từ khi Rôma vươn lên giành quyền bá chủ ở Địa Trung Hải (thế kỉ I TCN). Những chiến thắng cùng việc mở rộng cương vực đã giúp nhà nước tập trung trong tay những vùng đất đai rộng lớn. Quý tộc và thương nhân đã tung tiền, vàng mua số ruộng đất rộng lớn đó biến thành tài sản tư hữu của mình để tiến hành kinh doanh sản xuất nông nghiệp với quy mô lớn. Trên cơ sở đó các đại điền trang ra đời Latiphundia. Đó là chế độ sở hữu đất trồng của chủ nô, sử dụng sức lao động tập thể của nô lệ. - Nô lệ ở Hi Lạp và Rôma rất đông đảo, chiếm đa số, là lực lượng sản xuất chính nuôi sống toàn xã hội. - Ngoài ra, trong xã hội Hi Lạp và Rôma còn có một tầng lớp khác là bình dân (thị dân nghèo, thợ thủ công, buôn bán nhỏ, nông dân), là những người dân tự do và có quyền lợi chính trị. 2.3. Chế độ chiếm hữu nô lệ - Chế độ nô lệ ở Hi Lạp và Rôma phát triển thành thục, điển hình. + Về số lượng nô lệ, có nhiều số liệu khác nhau. Theo A-tê-nê nhà văn Hi Lạp ở thế kỉ III cho rằng Aten có khoảng 40 vạn nô lệ, 2 vạn dân tự do và 1 vạn kiều dân. Theo Ăngghen có 365.000 nô lệ, 45.000 kiều dân và 90.000 dân tự do. Dù có khác nhau, song đều phản ánh số lượng nô lệ áp đảo số lượng của những công dân tự do. Số lượng nô lệ ở Rôma cũng vậy, nhất là sau những cuộc chiến tranh xâm lược. Mỗi chủ nô thường có vài trăm nô lệ, ít cũng phải có vài chục nô lệ. Những người bình dân cũng sở hữu dăm bảy nô lệ. + Về nguồn gốc: nô lệ có nhiều nguồn gốc khác nhau: tù binh, nô lệ vì nợ, nô lệ từ phía những người bị cướp biển bắt cóc, nô lệ do nữ nô sinh ra, nô lệ có nguồn gốc từ trẻ lang thang, mồ côi. Trong số đó, nguồn cung cấp nô lệ quan trọng nhất là tù binh. Nô lệ vì nợ cũng là nguồn quan trọng, nhất là ở Rôma. Nguồn nô lệ ở Hi Lạp và Rôma khá phức tạp, có nô lệ là người trong nước, có nô lệ là người nước ngoài. Nguồn cung cấp nô lệ không ổn định và không
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan