Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Dạy học theo chủ đề tích hợp vật lý 12 tiết 62,63. bài 37 phóng xạ...

Tài liệu Dạy học theo chủ đề tích hợp vật lý 12 tiết 62,63. bài 37 phóng xạ

.DOC
19
12503
82

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẠC LIÊU TRƯỜNG THPT VÕ VĂN KIỆT 1. Họ và tên: Nguyễn Đức Thưởng Ngày sinh 19/03/1965; Môn: Vật Lí Điện thoại: 0918440692; Email: [email protected] 2. Họ và tên: Trần Quang Điện Ngày sinh: 01/9/1978; Môn: Vật Lí Điện thoại: 0913631226; Email: [email protected] 3. Họ và tên: Nguyễn Ngọc Diệp Ngày sinh 21/12/1979; Môn Vật Lí Điện thoại: 0197404107; Email: [email protected] PHIẾU MÔ TẢ DỰ ÁN DẠY HỌC – MÔN VẬT LÝ Sở Giáo dục – Đào tạo Bạc Liêu 1. Họ và tên: Nguyễn Đức Thưởng Ngày sinh 19/03/1965; Môn : Vật Lí Điện thoại: 0918440692; Email: [email protected] 2. Họ và tên: Trần Quang Điện Ngày sinh: 01/9/1978; Môn: Vật Lí Điện thoại: 0913631226; Email: [email protected] 3. Họ và tên: Nguyễn Ngọc Diệp Ngày sinh 21/12/1979; Môn Vật Lí Điện thoại: 0197404107; Email: [email protected] 1. Tên dự án dạy học TIẾT 62,63. BÀI 37: PHÓNG XẠ 2. Mục tiêu dạy học 2.1. Kiến thức: 2.1.1. Môn Vật lý - Phát biểu được định nghĩa hiện tượng phóng xạ. - Viết được phản ứng phóng xạ α, β+ , β- , và phát xạ γ. - Nêu được các đặc tính cơ bản của quá trình phóng xạ. - Viết được định luật phân rã phóng xạ. Định nghĩa được chu kì bán rã và hằng số phân rã. - Nêu được hiện tượng phóng xạ nhân tạo. - Nêu được nguyên tắc của phương pháp nguyên tử đánh dấu. - Hiểu được phương pháp tính tuổi của các cổ vật theo tỉ lệ đồng vị 146C . 2.1.2. Môn Sinh học - Khái niệm gen, cấu trúc của gen.Thấy được thông tin di truyền chính là trình tự các nuclêôtit trên gen. - Hiểu và nắm được khái niệm, đặc điểm của mã di truyền. - Mô tả được các bước trong quá trình nhân đôi ADN. - Nguyên nhân, cơ chế phát sinh và cơ chế biểu hiện của đột biến, thể đột biến va phân biệt được các dạng đột biến gen - phân biệt rõ tác nhân gây đột biến và cách thức tác động - cơ chế biểu hiện của đột biến gen - hậu quả của đột biến gen 2 + Lớp 12: Chương I. Bài 1: gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi AND Bài 4 : đột biến gen 2.1.3. Môn Địa lý - Tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường: biểu hiện ở sự gia tăng của bão, lũ lụt, hạn hán và các hiện tượng bất thường về thời tiết, khí hậu... - Tình trạng ô nhiễm môi trường: ô nhiễm môi trường nước, không khí và đất đã trở thành vấn đề nghiêm trọng ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp, các khu đông dân cư và một số vùng cửa sông ven biển. Bảo vệ tài nguyên, môi trường bao gồm việc sử dụng tài nguyên hợp lí, lâu bền và đảm bảo chất lượng môi trường sống cho con người. + Lớp 12: Bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai 2.2. Kỹ năng 2.2.1. Môn Vật lý - Biết cách phòng chống phóng xạ bảo vệ môi trường. - Thực hiện được các biện pháp ngăn chặn phóng xạ. 2.2.2. Môn Sinh học - Lớp 12: Các chất này rò rỉ ra bên ngoài gây ảnh hưởng đến cấu trúc protêin, ADN, làm biến dạng cơ chế hoạt động của cơ thể con người. Gây dị tật, ung thư. Các sinh vật khác cũng phải chịu ảnh hưởng. Ta gọi nó là ô nhiễm chất phóng xạ 2.2.3. Môn Địa lý - Lớp 12: Biết cách bảo vệ môi trường, biết cách làm giảm thiên tai, lũ lụt, biến đổi khí hậu. 2.3. Thái độ - Cẩn thận, trung thực, hợp tác trong các hoạt động. - Thấy rõ trách nhiệm của bản thân về việc phòng tránh phóng xạ và nghiên cứu phương pháp phòng tránh nhằm góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của con người và bảo vệ môi trường. 3. Đối tượng dạy học - Học sinh trường THPT Võ Văn Kiệt – Phước Long – Bạc Liêu + Số lượng: 120 học sinh + Số lớp: 4 lớp 3 + Khối lớp: Khối 12 4. Ý nghĩa của dự án 4.1. Ý nghĩa của dự án đối với thực tiễn dạy học - Qua việc dạy học của dự án thì học sinh đã có tư duy, vận dụng được kiến thức của nhiều môn học khác nhau để giải quyết một vấn đề gặp trong cuộc sống. - Từ những kiến thức của dự án và cách vận dụng kiến thức của nhiều môn học khác nhau để giải quyết vấn đề mà học sinh có thể vận dụng đối với các tình huống khác. 4.2. Ý nghĩa của dự án đối với thực tiễn đời sống - Phát hiện mối đe dọa tác động xấu đến môi trường từ phóng xạ. - Học sinh có được những kiến thức để vận dụng vào cuộc sống hàng ngày. Đó là nâng cao khả năng rèn luyện của bản thân và cộng đồng. - Có kỹ năng sống, có ý thức thực hành sử dụng tiết kiệm điện năng nói riêng và các dạng năng lượng khác nói chung. - Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, tích cực bảo vệ và trồng thêm cây xanh. 5. Thiết bị dạy học và học liệu 5.1. Thiết bị dạy học - Các hình vẽ 37.1 và bảng 37.1: Chu kì bán rã của một số chất phóng xạ. - Thiết bị máy tính và máy chiếu - Một số hình ảnh về phóng xạ (Tư liệu trên website). - Phòng học bộ môn. 5.2. Học liệu 5.2.1. Một số hình ảnh về hậu quả của phóng xạ và tác động đến môi trường của các Phóng xạ từ nhà máy Fukushima (Nhật Bản), ……. 5.2.2. Một số thông tin về tác hại của phóng xạ và khả năng ảnh hưởng tới con người. Một số ứng dụng của kỹ thuật hạt nhân và đồng vị phóng xạ ở nước ta Ngày nay kỹ thuật hạt nhân và đồng vị phóng xạ được ứng dụng có hiệu quả vào nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Kể đến như: sản xuất đồng vị và điều chế dược chất phóng xạ phục vụ chẩn đoán và điều trị bệnh; sử dụng kỹ thuật nguồn kín để xây dựng các hệ đo đạc hạt nhân như đo mức chất lỏng, đo độ dày, độ ẩm của vật liệu; trong các dây chuyền tự động hóa của các nhà máy công nghiệp; phát triển các kỹ thuật phân tích hạt nhân để tham gia vào các chương trình thăm dò, khai thác tài nguyên khoáng sản và nghiên cứu, bảo vệ môi trường; sử dụng các đồng vị tự nhiên 4 và nhân tạo để đánh giá một số quá trình trong tự nhiên như hiện tượng bồi lấp, xói mòn; sử dụng các nguồn bức xạ cường độ cao để khử trùng các dụng cụ, chế phẩm và bảo quản thực phẩm, dược phẩm; ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong nông nghiệp và sinh học... 1. Phục vụ nhu cầu của ngành y tế Kỹ thuật nguồn kín dùng trong xạ trị được áp dụng từ những năm 1960 tại Bệnh viện K, Hà Nội, Trung tâm ung bướu Tp. Hồ Chí Minh và một số bệnh viện quân đội. Năm 1971, 2 khoa Y học hạt nhân tại Bệnh viện Bạch mai, Hà Nội và Bệnh viện Chợ Rẫy, Tp Hồ Chí Minh được hình thành. Từ thời điểm đó, kỹ thuật nguồn hở hay đồng vị phóng xạ được sử dụng để chẩn đoán và điều trị bệnh với một số thiết bị đơn giản như máy quét hiện hình, xạ ký thận hay các máy đo độ tập trung của iốt trong tuyến giáp. Đáng kể là từ khi Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt được đưa vào hoạt động với một trong các chức năng chủ yếu là nghiên cứu sản xuất đồng vị phóng xạ và dược chất đánh dấu thì số lượng các Khoa Y học hạt nhân ngày càng tăng nhanh và đến nay trên 20 Khoa Y học hạt nhân được hình thành trên phạm vi toàn quốc, nhiều thiết bị hiện đại được nâng cấp và trang bị. Nếu năm 1992 cả nước ta chỉ có 01 hệ máy hiện hình Gamma Camera thì đến cuối năm 1998 số lượng máy Gamma Camera và thậm chí có cả SPECT đã lên 9 hệ. Trung bình mỗi tháng khoảng 100 bệnh nhân đối với các khoa có quy mô nhỏ và gần 1.000 bệnh nhân với các Khoa có quy mô lớn được chẩn đoán và điều trị bệnh. Các đồng vị phóng xạ và dược chất đánh dấu cung cấp cho các Khoa Y học hạt nhân được sản xuất tại Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt hoặc nhập ngoại. Các loại đồng vị chính được sản xuất tại Đà Lạt là tấm áp P-32 để điều trị các bệnh ngoài da; dung dịch I-131 dưới dạng tiêm hoặc uống để chẩn đoán và điều trị bệnh bướu cổ; Tc-99m để hiện hình tìm các khối u bất thường trong não và tuyến nước bọt; các dược chất phóng xạ dưới dạng kit in-vivo đánh dấu với Tc-99m để hiện hình chẩn đoán chức năng và bệnh lý các cơ quan nội tạng của cơ thể như thận, gan, phổi, hệ tiêu hóa. Hàng năm, khoảng 150 Ci chất phóng xạ các loại được sản xuất tại Lò phản ứng hạt nhân Đà lạt, đáp ứng khoảng 60% nhu cầu của Ngành Y tế. 2. Phục vụ nhu cầu của ngành công nghiệp Ứng dụng điển hình của kỹ thuật hạt nhân trong công nghiệp là sử dụng kỹ thuật nguồn kín để xây dựng các hệ đo và tự động hóa trong các dây chuyền sản xuất của các nhà máy công nghiệp, chẳng hạn: - Đo mức cho các bể đựng phối liệu, đo độ ẩm và mật độ của sản phẩm giấy trong các nhà máy sản xuất giấy; - Đo mức chất lỏng trong các bể đựng phối liệu của nhà máy sản xuất xi măng; - Đo mức trong các hộp sản phẩm của các nhà máy sản xuất bia và nước giải khát; - Đo độ dày sản phẩm của các nhà máy sản xuất vật liệu sắt thép; - Các hệ đo phóng xạ trong các giếng khoan của công nghiệp dầu khí. 5 Ưu điểm của các hệ đo bằng phương pháp hạt nhân là không làm ảnh hưởng đến quá trình làm việc của các hệ công nghệ, cho phép đo trong điều kiện nhiệt độ và áp suất cao, vì đầu đo không tiếp xúc với vật liệu cần đo nên cho phép đo mức cả các dung dịch hóa chất độc hại như axít đậm đặc, v.v... Bên cạnh kỹ thuật nguồn kín, kỹ thuật nguồn hở hay đồng vị phóng xạ đánh dấu cũng được sử dụng phổ biến và mang lại hiệu quả kinh tế cao, chẳng hạn, việc tối ưu hóa quy trình và thời gian pha trộn phế liệu trong các dây chuyền của các nhà máy sản xuất xi măng, nhà máy hóa chất, v.v... Trong lĩnh vực khai thác dầu khí, kỹ thuật đánh dấu phóng xạ được sử dụng để xác định mặt cắt nước bơm ép trong các giếng bơm ép, nghiên cứu hiện tượng ngập lụt trong các giếng khai thác của mỏ dầu Bạch Hổ. 3. Phát triển các kỹ thuật phân tích hạt nhân Một thế mạnh mang tính đặc thù của Ngành hạt nhân là sử dụng các chùm neutron của Lò phản ứng để tiến hành phân tích hàm lượng đa nguyên tố với độ chính xác cao. Kỹ thuật kích hoạt nơtron và các kỹ thuật phân tích hỗ trợ khác được sử dụng có hiệu quả kể từ ngày đưa Lò phản ứng Đà Lạt vào hoạt động, đó là các kỹ thuật kích hoạt neutron dụng cụ (INAA), kích hoạt neutron có xử lý hóa (RNAA), kích hoạt neutron gamma tức thời (PGNAA), huỳnh quang tia X (XRFA). Các kỹ thuật cực phổ, sắc ký lỏng cao áp, đo quang phổ vùng khả kiến và tử ngoại, quang kế ngọn lửa, v.v... cũng được phát triển trong ngành hạt nhân nhằm bổ trợ về phương pháp và đối tượng để mở rộng khả năng dịch vụ cho nhiều lĩnh vực khác nhau. Hiện nay, nhiều quy trình phân tích ổn định cho các đối tượng khác nhau đã được xây dựng, cho phép triển khai các dịch vụ phân tích cho ngành địa chất để định lượng nguyên tố trong các mẫu thăm dò và khai thác; cho ngành dầu khí để xác định thành phần các nguyên tố vi lượng trong các giếng khoan nhằm xác định nguồn gốc của các mỏ dầu; cho ngành nông nghiệp và sinh học để xác định quá trình trao đổi chất và hấp thụ nguyên tố của các loại cây trồng; phân tích cho các đối tượng môi trường để đánh giá mức độ nhiễm bẩn môi trường khí và biển. Ngoài ra, phân tích để phục vụ công tác kiểm định hàng hóa, sản phẩm cũng là một trong các hướng có ý nghĩa thực tế. Trung bình mỗi năm trên 3.000 mẫu các loại với trên 30.000 chỉ tiêu khác nhau được phân tích nhờ kỹ thuật hạt nhân. 4. Nghiên cứu các quá trình trong tự nhiên Sử dụng đồng vị phóng xạ môi trường kết hợp với kỹ thuật đánh dấu phóng xạ để nghiên cứu diễn biến nhiều quá trình như sa bồi, bào mòn, trầm tích, rò rỉ, v.v... Các lĩnh vực và đối tượng được nghiên cứu và ứng dụng có thể kể đến như xác định quá trình di chuyển của sa bồi lớp đáy tại các cửa cảng, lòng sông với các thông tin quan trọng được biết là hướng, tốc độ và độ dày lớp sa bồi di chuyển nhằm giúp cho các nhà quản lý thực hiện việc duy tu, nạo vét hợp lý, mang lại hiệu quả kinh tế cao; đánh giá tốc độ và nguồn gốc bồi lấp của các lòng hồ; xác định vị trí và tốc độ rò rỉ của các hồ chứa nước và các đập thủy điện; xác định các nguồn nước ngầm và nghiên cứu đánh giá khả năng nhiễm bẩn các nguồn nước sinh hoạt v.v... Kết hợp với các thông tin về thủy văn và địa chất, các kết quả nghiên cứu của ngành hạt nhân cung cấp cho các nhà quản lý ngành nông nghiệp, thủy lợi các số liệu điều tra quan trọng và mang ý nghĩa thực tế cao. 5. Nghiên cứu và bảo vệ môi trường 6 Nghiên cứu phóng xạ môi trường và ô nhiễm môi trường sử dụng các kỹ thuật phân tích hạt nhân và liên quan cho phép theo dõi biến động của phông phóng xạ và tình hình ô nhiễm môi trường không khí đã được tiến hành trong nhiều năm qua ở một số khu công nghiệp và thành phố lớn như Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh và thành phố Đà Lạt. Ứng dụng các kỹ thuật hạt nhân để nghiên cứu ô nhiễm môi trường biển cũng đang được tiến hành. Ngoài ra, các nghiên cứu khảo sát nồng độ các nhân phóng xạ nhân tạo sinh ra do các vụ thử vũ khí và sự cố hạt nhân trên thế giới ảnh hưởng đến Việt Nam cũng được thực hiện trong thời gian qua, đã cung cấp bộ số liệu nền về hoạt độ Cs-137 trên toàn lãnh thổ nước ta. 6. Ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong khử trùng, bảo quản và biến tính vật liệu Lĩnh vực khoa học về công nghệ bức xạ nhằm các mục đích khử trùng, biến tính vật liệu, bảo quản thực phẩm và nông sản, cải tạo sinh khối, chế tạo một số chế phẩm bằng bức xạ như chất mang vacxin, màng chữa bỏng, chất kích thích tăng trưởng thực vật, chế phẩm phòng chống nấm thực vật, v.v... được nghiên cứu và triển khai khá thành công trong gần 20 năm qua. ứng dụng kỹ thuật hạt nhân cho các mục đích trên đưa lại hiệu quả kinh tế cao, an toàn môi trường. Thiết bị chính phục vụ cho lĩnh vực nghiên cứu này là các nguồn gamma Co-60 cường độ cao. Nguồn Co-60 với hoạt độ ban đầu 16.5 kCi được lắp đặt tại Đà Lạt vào năm 1981 đã mở ra hướng nghiên cứu ứng dụng công nghệ bức xạ ở Việt Nam. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu thu được, một nguồn quy mô bán công nghiệp với hoạt độ 110 kCi dùng cho mục đích bảo quản nông sản thực phẩm được lắp đặt tại Hà Nội vào năm 1989; nguồn quy mô công nghiệp đầu tiên với hoạt độ 400 kCi dùng cho khử trùng các dụng cụ và sản phẩm của ngành y tế và các ngành khác được lắp đặt và đưa vào hoạt động tại Tp Hồ Chí Minh từ tháng 2/1999. Kỹ thuật chiếu xạ liều cao để cắt mạch các polymer tự nhiên và các oligo để tạo ra các chế phẩm mới là một hướng ứng dụng tiên tiến của công nghệ bức xạ. Chế phẩm kích thích tăng trưởng thực vật từ alginat rong biển được chế tạo và đang triển khai thử nghiệm diện rộng trên phạm vi cả nước với diện tích hàng trăm hecta các loại cây rau quả, lương thực và cho năng suất tăng từ 15 - 30% so với đối chứng. Màng chữa bỏng từ PVP và chitosan vỏ tôm cua được sản xuất và đang thử nghiệm lâm sàng tại một số bệnh viện cho kết quả tốt. Các chế phẩm phòng chống nấm cũng được nghiên cứu và sản xuất. Ngoài ra các chế phẩm ống nhựa chịu nhiệt chất lượng cao, kính thủy tinh màu, v.v... được sản xuất nhờ kỹ thuật hạt nhân được người sử dụng ưa chuộng. Dùng bức xạ neutron từ Lò phản ứng Đà Lạt để chiếu xạ silic dùng trong công nghiệp chế tạo linh kiện điện tử, chiếu xạ làm lệch mạng tinh thể để tạo màu đá quý và bán quý như Topaz, Saphire là những hướng ứng dụng mang hiệu quả kinh tế cao. Kỹ thuật sơn phủ bề mặt giấy và gỗ bằng bức xạ tia cực tím (UV) được nghiên cứu và triển khai thành công. Mỗi năm, hàng chục ngàn m2 các loại bao bì giấy được phủ láng bằng thiết bị UV. Hướng ứng dụng này đang được nhiều khách hàng quan tâm. 7. Ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong nông nghiệp và sinh học Nghiên cứu sinh học phóng xạ sử dụng bức xạ gamma kết hợp với những tác nhân khác để cải tạo giống cây trồng, sử dụng đồng vị đánh dấu để nghiên cứu các quá trình 7 sinh học, đặc biệt là vấn đề dinh dưỡng cây, con được ngành hạt nhân thực hiện từ nhiều năm qua. Các nghiên cứu chiếu xạ một số giống cây (ngô, khoai, lúa, một số loài hoa, dâu tằm, v.v...) ở liều kích thích hoặc đột biến để tạo giống có năng suất cao hơn hoặc thích hợp hơn với điều kiện môi trường khắc nghiệt, nghiên cứu quy trình nhân giống vô tính in-vitro, nuôi cấy tế bào một số loài hoa, cây đặc sản và cây rừng quý hiếm, v.v... cũng được tiến hành. Ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong nghiên cứu công nghệ nấm là một hướng đang được Ngành hạt nhân quan tâm. Từ các kết quả nghiên cứu, cho phép tuyển chọn, nuôi trồng và chuyển giao công nghệ trồng các loại nấm quý như nấm Linh chi, nấm Bào ngư, v.v... cho nông dân nhằm tận thu nguồn phụ phế liệu xơ - sợi nông nghiệp. Ngoài ra, sử dụng kỹ thuật hạt nhân để xử lý các chất thải nông nghiệp, tận thu để làm thức ăn cho động vật cũng được các cán bộ của ngành hạt nhân quan tâm và thực hiện. 8. Dịch vụ đo liều bức xạ Nghiên cứu kỹ thuật đo liều bức xạ, sử dụng các phương pháp vật lý, hóa học và sinh học nhằm kiểm soát và định lượng các loại bức xạ khác nhau như gamma, beta, neutron và bức xạ hỗn hợp. Hiện nay các cơ sở của ngành hạt nhân có khả năng sản xuất các liều kế cá nhân dùng kỹ thuật nhiệt phát quang để theo dõi liều chiếu cho hàng trăm cán bộ trong Ngành và hàng ngàn cán bộ của các cơ sở y tế, công nghiệp có tiếp xúc với phóng xạ. Kỹ thuật định liều chiếu trong bằng phân tích các nhân phóng xạ phát gamma có trong thành phần của nước tiểu người đã được xây dựng thành công cho phép triển khai diện rộng. Nghiên cứu sai hình nhiễm sắc thể của tế bào lympho máu ngoại vi cũng được tiến hành trong nhiều năm qua cho một số cán bộ của ngành hạt nhân và đang được triển khai nghiên cứu đối với một số đối tượng dân cư khác nhau trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng nhằm đánh giá sự ảnh hưởng của các loại hóa chất dùng trong nông nghiệp đến sức khỏe của dân chúng. Dịch vụ an toàn bức xạ đang là một trong các hướng phục vụ xã hội thiết thực, đặc biệt kể từ khi ban hành Nghị định 50/NĐ-CP ngày 16/7/1998 về hướng dẫn chi tiết thi hành Pháp lệnh An toàn và kiểm soát bức xạ 50L/CTN do Chủ tịch nước phê chuẩn ngày 3/7/1996. 9. Thiết kế, chế tạo các thiết bị điện tử hạt nhân Nghiên cứu thiết kế và chế tạo các thiết bị hạt nhân phục vụ cho các hoạt động của ngành cũng như các khoa y học hạt nhân, các cơ sở công nghiệp và các lĩnh vực nghiên cứu khác là một trong các hướng triển khai thành công trong ngành hạt nhân nhằm tạo điều kiện cho các ngành hình thành và phát triển việc ứng dụng kỹ thuật hạt nhân và đồng vị phóng xạ, góp phần mở rộng nhu cầu thị trường hạt nhân trong nước. Chẳng hạn, nhiều khoa y học hạt nhân được trang bị các thiết bị đo đếm và phân tích hạt nhân như hệ đo độ tập trung của iốt, xạ ký thận, đo suất liều, v.v...; để phục vụ nhu cầu phân tích đánh giá chất lượng vàng, nhiều hệ phân tích huỳnh quang tia X được chế tạo và chuyển giao cho các cơ sở có nhu cầu; cải tiến thiết bị hiện hình scanner trên cơ sở ghép nối với máy vi tính để hiện đại hóa việc chẩn đoán bệnh cho khoa y học hạt nhân; chế tạo các interface đa chức năng để xây dựng các hệ phổ kế hạt nhân trên máy vi tính phục vụ nghiên cứu và dịch vụ phân tích, v.v... 8 Nghiên cứu thiết kế, xây dựng các hệ đo trong công nghiệp bằng kỹ thuật hạt nhân như đo mức chất lỏng trong các bình kín của dây chuyền sản xuất bia, trong các bình trộn phối liệu của các nhà máy công nghiệp, v.v... cũng đang được phát triển tại các cơ sở trong ngành hạt nhân. Bên cạnh đó kỹ thuật kiểm tra không phá hủy mẫu cũng là một trong các hướng đặc thù của ngành hạt nhân mà trong nhiều trường hợp không có phương pháp khác thay thế, chẳng hạn sử dụng phương pháp bức xạ truyền qua để chụp kiểm tra chất lượng mối hàn các đường ống kim loại trong các nhà máy, kiểm tra đánh giá tình trạng bên trong của các tháp chưng cất và tháp hấp thụ với đường kính đến 4 m và chiều cao đến 30 m trong công nghiệp hóa chất, kiểm tra chất lượng các cọc nhồi của các công trình xây dựng; sử dụng phương pháp bức xạ tán xạ ngược để xác định chất lượng của các công trình đường giao thông, đo mật độ của vật liệu, v.v... 10. Phát triển năng lượng hạt nhân phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Chính sách phát triển năng lượng bền vững được Đảng và Nhà nước ta quan tâm mà nội dung cơ bản là đa dạng hóa các nguồn năng lượng có tính đến việc bảo tồn phát triển tài nguyên và bảo vệ môi trường. Nhận thức rõ vai trò của điện hạt nhân trong chính sách phát triển năng lượng trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, ngành hạt nhân được giao nhiệm vụ tham gia "Nghiên cứu xây dựng nhà máy điện nguyên tử trong quy hoạch dài hạn". Cùng với các kết quả đã thu được từ các đề tài nghiên cứu giai đoạn 1981-1985, 1991-1995 và các dự án của Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế, đề án phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam được nghiên cứu xây dựng nhằm làm rõ các nội dung: sự cần thiết phải có điện hạt nhân ở Việt Nam; khả năng phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam; vai trò của điện hạt nhân trong chính sách phát triển năng lượng bền vững, trong tăng cường tiềm lực quốc gia và góp phần cải thiện đời sống nhân dân. Từ việc phân tích một cách khách quan xu thế hiện nay của thế giới và khu vực đối với việc phát triển điện hạt nhân; từ việc xem xét trên các quan điểm về nhu cầu, về an ninh năng lượng và về phát triển tiềm lực của đất nước; từ việc đánh giá tính khả thi của chương trình điện hạt nhân dựa trên các cơ sở về giá thành và đầu tư, về an toàn và xử lý thải, về cơ sở hạ tầng và nhân lực, về địa điểm xây dựng nhà máy; v.v... có thể khẳng định rằng Việt Nam hoàn toàn có đủ điều kiện để thực thi Chương trình phát triển điện hạt nhân trong những năm đầu của thế kỷ 21. Kỹ thuật hạt nhân và đồng vị phóng xạ đóng vai trò quan trọng trong các ứng dụng vì mục đích hòa bình của Năng lượng nguyên tử của nhiều nước, trong đó có nước ta, bởi lẽ các ứng dụng của kỹ thuật hạt nhân không những đóng góp có ý nghĩa vào chương trình phát triển kinh tế - xã hội mà còn góp phần chuẩn bị nhân lực và mở rộng khả năng chấp nhận của dân chúng đối với Chương trình điện hạt nhân trong tương lai. Sau hơn 20 năm hình thành và phát triển, ngành hạt nhân nước ta đang phấn đấu để bước sang một giai đoạn mới, giai đoạn trưởng thành. Hiện nay ngành đang có nhiều thuận lợi cơ bản, đó là các viện và trung tâm trong ngành đã tích lũy được cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối toàn diện và hiện đại, có đội ngũ cán bộ đáp ứng được công tác quản lý, vận hành thiết bị, nghiên cứu khoa học và triển khai kỹ thuật hạt nhân; ngành luôn nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Đảng, Nhà nước; quan hệ hợp tác và uy tín của ngành với các cơ quan trong và ngoài nước ngày càng được mở rộng và 9 nâng cao. Bên cạnh đó, Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) về "Định hướng chiến lược phát triển KH-CN trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa" ra đời tạo điều kiện cho các cơ quan khoa học nói chung và ngành hạt nhân nói riêng có thêm nhiều điều kiện để thực thi những nhiệm vụ chính trị của mình. Với khả năng và tiềm lực hiện có, với nhu cầu của đất nước và thị trường khu vực đối với khoa học kỹ thuật hạt nhân ngày càng phát triển, hy vọng rằng trong tương lai ngành hạt nhân nước ta có thể đóng góp ngày càng hữu hiệu hơn vào việc đáp ứng các nhu cầu ứng dụng kỹ thuật hạt nhân của xã hội, đóng góp thiết thựcvào quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước./. Nguồn: Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt - Các hạt phóng xạ trong bụi, mưa phóng xạ có thể được hít vào phổi, bám vào da hoặc đi vào đường tiêu hóa qua thức ăn và nước uống nhiễm độc. Mức độ nhiễm rất khác nhau, thậm chí chỉ trong khoảng cách rất nhỏ, TS. Fred Mettler, chuyên gia X quang tại ĐH New Mexico và là trưởng nhóm nghiên cứu quốc tế về tác hại sức khỏe sau sự cố Chernobyl, cho biết. “Khi đi quanh một góc tường, bạn có thể tiếp xúc với lượng phóng xạ rất cao, nhưng khi đứng sau một cái cột thôi thì lượng phóng xạ thấp hơn rất nhiều”. Sự tiếp xúc còn phụ thuộc vào loại hạt trong bụi phóng xạ, vị trí đứng với mái che có tích tụ phóng xạ hay có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi bụi phóng xạ từ bên ngoài. - Tác hại của phóng xạ như thế nào? - Trong ngắn hạn, phóng xạ phá hoại các tế bào đang phân chia nhanh, gồm tóc, lớp trong của dạ dày và tủy. Nó có thể gây buồn nôn, nôn, mệt mỏi, mất các tế bào bạch cầu và khiến máu vón cục. Một loại phóng xạ là Iot phóng xạ được tuyến giáp hấp thụ, gây ung thư tuyến giáp nếu không được uống thuốc ngay để chặn lại quá trình hấp thu này. Về lâu dài, phóng xạ phá hoại các ADN và có nguy cơ dẫn đến nhiều loại ung thư. - Chất phóng xạ plutonium nếu đi vào máu người sẽ ảnh hưởng đến xương và gan, dẫn đến ung thư. - Lượng phóng xạ bao nhiêu thì nguy hiểm? - Hầu hết mọi người hấp thu khoảng 1/10 rem (đơn vị đo liều lượng phóng xạ) mỗi năm trong môi trường, hầu hết từ khí phóng xạ trong đất. Ủy ban điều hành hạt 10 nhân Mỹ nói rằng, cơ thể hấp thu liều lượng dưới 10 rem trong thời gian dài thì không có vấn đề gì. - Khi nào phóng xạ đe dọa sức khỏe? - Các dấu hiệu của nhiễm phóng xạ như buồn nôn, nôn, rụng tóc xuất hiện khi cơ thể tiếp xúc với lượng phóng xạ 50-100 rem, Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ cho biết. Người tiếp xúc với liều lượng 400 rem phóng xạ tử vong trong vòng hai tháng, liều lượng 1.000 rem gây tử vong trong vòng hai tuần. - Phóng xạ y học có nguy hiểm không? - Mỗi lần được chụp bằng tia X, cơ thể tiếp xúc với 1/10 rem phóng xạ, chụp cắt lớp đối với bụng và khung xương chậu thì lượng phóng xạ là 1,4 rem. Liều lượng phóng xạ dần tích tụ trong cơ thể, vì thế nên các chuyên gia y tế khuyên mọi người nên tránh những kiểm tra liên quan đến phóng xạ nếu không cần thiết. - Thuốc nào có thể dùng khi xảy ra sự cố bụi phóng xạ? - Iotua kali có thể chặn sự hấp thu Iot phóng xạ và bảo vệ tuyến giáp, nhưng thuốc này cần được uống nhanh, ngay sau khi tiếp xúc với phóng xạ. Sau 12 tiếng, công dụng của nó rất hạn chế, trừ khi cơ thể vẫn tiếp phải tiếp xúc với phóng xạ. - Nếu xảy ra mưa phóng xạ, mọi người nên sơ tán hay ở yên tại chỗ? - Còn tùy vào tình hình cụ thể. Quan chức Nhật Bản thúc giục hàng chục nghìn người dân sơ tán khỏi khu vực 11km, nhưng nay đã mở rộng bán kính ra 20 km quanh khu vực sự cố, cũng như bảo họ ở yên trong nhà. - Sự cố này có giống thảm họa Chernobyl? - Không. Nhà máy điện hạt nhân của Liên Xô (cũ) không có bể cách ly quanh các lò phản ứng. Vì thế nên khi xảy ra nổ, những thanh nhiên liệu hạt nhân từ lõi lò phản ứng tràn ra. Nhiên liệu này chứa xezi, chất phóng xạ độc hơn và tồn tại lâu hơn loại iot phóng xạ đang thoát ra từ các lò phản ứng ở Nhật. Đến nay đã có một số báo cáo cho thấy lượng xezi nhất định đã bị rò rỉ ở Nhật Bản, khiến nhiều người lo lắng các lõi hạt nhân ở nước này có thể tan chảy. Phóng xạ hạt nhân có thể gây bệnh gì? Nhiễm xạ hạt nhân có thể bị bệnh ung thư nhiều bộ phận trong cơ thể hoặc bị thay đổi cấu trúc DNA. Tuy nhiên, phải nhiễm ở liều lượng nhất định mới gây ra bệnh. Người bệnh do nhiễm xạ không lây lan cho người khác. Mức độ nhiễm xạ ở Nhật Bản không ảnh hưởng đến sức khỏe con người Người dân VN đang lo lắng chất phóng xạ từ Nhà máy điện hạt nhân Fukushima đang bị phát tán ra ngoài môi trường có ảnh hưởng đến sức khỏe người thân của họ 11 hiện đang ở Nhật? Để giải đáp những thắc mắc này, chúng tôi đã gặp GS-BS Nguyễn Chấn Hùng, Chủ tịch Hội Ung thư TP.HCM (ảnh). Ung thư và đột biến DNA PV: Thưa GS, chất phóng xạ hiện đang bị rò rỉ ra ngoài môi trường tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima ở Nhật sẽ gây nên những bệnh gì khi con người bị nhiễm phải? GS-BS Nguyễn Chấn Hùng: Trong thành phần chất phóng xạ ở các lò phản ứng hạt nhân tại Fukushima, Nhật nếu bị phát tán ra môi trường có rất nhiều chất gây hại cho con người nhưng hai chất gây nguy hiểm nhất là iốt 131 và cesium 137. Iốt 131 với nồng độ cao khi đi vào cơ thể sẽ tích tụ trong tuyến giáp trạng (là một tuyến nội tiết quan trọng trong cơ thể, nằm phía trước cổ) lâu ngày sẽ gây ung thư tuyến giáp trạng. Iốt 131 có thời gian bán hủy ngắn (trong vòng một tuần) nên khoảng 20 ngày có thể tan hết trong không gian. Chất cesium 137 phát ra các tia gamma có thời gian bán hủy dài (nhiều chục năm vẫn còn trong môi trường) và tác dụng đến nhiều cơ quan chức năng trong cơ thể. Cesium 137 tấn công và phá hủy các tế bào non trong tủy xương, gây ung thư máu (hay còn gọi là bệnh bạch cầu) và ung thư xương. Cesium 137 còn ở rất lâu trong môi trường và phát ra các tia gamma tấn công vào nhân của các tế bào trên cơ thể người và làm cho cấu tạo của DNA bị hư hại hoặc bị phá hủy, từ đó gây đột biến DNA. Dạng đột biến này có tác hại với cơ thể trẻ em. Người mẹ đang mang thai bị đột biến DNA khi sinh con dễ bị dị dạng, quái thai, chậm phát triển trí nhớ… Đặc biệt nguy hiểm là đột biến DNA mang tính chất di truyền và gây hậu quả lâu dài cho thế hệ tương lai. Tóm lại, trong chất phóng xạ có nhiều chất là nguyên nhân gây nên ung thư nhưng thường gặp nhất là ung thư tuyến giáp trạng, ung thư máu, ung thư xương... Các tác hại của phóng xạ lên cơ thể con người Người bị nhiễm xạ không lây qua người khác . Những biểu hiện tức thì khi bị phơi nhiễm chất phóng xạ là gì? + Phải phân biệt người bị nhiễm phóng xạ cao trong một thời gian ngắn được gọi là nhiễm xạ cấp tính, họ có những biểu hiện như bị bỏng, buồn nôn, rụng tóc… Bệnh nhiễm xạ còn gọi là trúng độc phóng xạ, nếu liều lượng quá nặng thì tử vong trong vòng hai tháng. . Một giả thuyết được đưa ra là nếu như có một người VN đang sinh sống ở Nhật và bị nhiễm chất phóng xạ nhưng chưa được phát hiện, khi họ về VN thì có ảnh hưởng đến cộng đồng hay không? + Cho đến nay, vùng rò rỉ phóng xạ không thấy mức độ trầm trọng và mức nhiễm xạ ở mức độ nhẹ. Nếu người VN về nước mà có những biểu hiện nghi nhiễm phóng 12 xạ nên cởi bỏ hết quần áo đang mặc (để đúng nơi quy định), tắm rửa sạch sẽ thì sẽ không gây nguy hiểm cho người lân cận. Phòng trị phải theo hướng dẫn . Nếu như một người phải sống trong vùng bị nhiễm phóng xạ họ phải làm gì để tự bảo vệ sức khỏe của mình? + Nếu thực sự vùng đó bị nhiễm xạ thì phải có kết luận số đo chính xác của máy đo phóng xạ. Người dân ở khu vực đó không nên tự ý di chuyển mà nên theo sự hướng dẫn của cơ quan chức năng và nếu có những biểu hiện bị nhiễm phóng xạ phải đưa vào các cơ sở y tế để được chăm sóc kịp thời. . Hiện nay, một số nước lân cận Nhật vì lo ngại bị nhiễm phóng xạ nên người dân đã mua iốt về uống, điều này có nguy hiểm đến sức khỏe khi trong môi trường họ đang sống không hề có chất phóng xạ? + Iốt được cung cấp đầy đủ vào trong cơ thể để tuyến giáp không hấp thụ lượng iốt 131 có trong chất phóng xạ và như thế để phòng ngừa ung thư tuyến giáp. Nếu như môi trường không nhiễm xạ mà tự ý uống iốt sẽ không có lợi gì. Một khi uống quá liều về lâu dài sẽ bị bệnh cường giáp rất nguy hiểm. Theo Ủy ban An toàn bức xạ Quốc tế, liều lượng giới hạn cho phép được tiếp nhiễm các loại bức xạ trong một năm là 1 mSv; điều đó có nghĩa là trong vòng một năm, mỗi người dân bình thường không nên nhận một liều lượng bức xạ nhân tạo quá 1 mSv (mSv là viết tắt của microsievert, đơn vị tính mức tác động của tia bức xạ lên con người). Tác động của ô nhiễm phóng xạ với cơ thể - Hô hấp: Nhiễm phóng xạ có thể gây ra ung thư vòm họng, phổi. - Máu và cơ quan tạo máu: Mô limpho và tủy xương ngừng hoạt động, làm cho số lượng tế bào trong máu ngoại vi giảm xuống nhanh chóng. - Hệ tiêu hóa: Niêm mạc ruột bị tổn thương, dẫn đến tiêu chảy, sút cân, nhiễm độc máu, giảm sức đề kháng của cơ thể, ung thư. - Da: Xuất hiện ban đỏ, viêm da, sạm da. Các tổn thương này có thể dẫn đến viêm loét, thoái hóa, hoại tử hoặc phát triển thành khối u ác tính trên da. - Cơ quan sinh dục: Vô sinh. - Sự phát triển phôi thai: Phụ nữ bị chiếu xạ trong thời gian mang thai (đặc biệt là trong giai đoạn đầu) có thể bị sảy thai, thai chết lưu hoặc sinh ra trẻ bị dị tật bẩm sinh. (Theo Ủy ban An toàn bức xạ Quốc tế) 13 5.3. Ứng dụng công nghệ thông tin - Sử dụng phần mềm Microsoft Office PowerPoint 2003. - Sử dụng phần mềm Violet. 6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học Tiết 62-63 Bài 37: PHÓNG XẠ Bài này dạy trong hai tiết. Tiết 1. Hiện tượng phóng xạ. Định luật phóng xạ. Tiết 2. Đồng vị phóng xạ nhân tạo. Tiết 1. HIỆN TƯỢNG PHÓNG XẠ. ĐỊNH LUẬT PHÓNG XẠ. I.MỤC TIÊU - Phát biểu được định nghĩa hiện tượng phóng xạ. - Viết được phản ứng phóng xạ α, β+ , β- , và phát xạ γ. - Nêu được các đặc tính cơ bản của quá trình phóng xạ. - Viết được định luật phân rã phóng xạ. Định nghĩa được chu kì bán rã và hằng số phân rã. II.CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Vẽ trên giấy khổ to hình 37.1 SGK. - Học sinh: Ôn lại bài 36. III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động1: Kiểm tra bài cũ. - Thế nào là phản ứng hạt nhân. Nêu các định luật bảo toàn trong phản ứng hạt nhân đã học. Trình bày năng lượng của phản ứng hạt nhân. - Mời một HS lên viết bảng, các HS khác viết vào giấy của mình sau đó GV yêu cầu một số HS nộp để kiểm tra. Hoạt động 2: Tìm hiểu hiện tượng phóng xạ. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 14 - Đặt vấn đề: Có thể sử dụng phần chữ nhỏ của Bài 37 để vào bài. - Đề nghị một HS đọc mục I.1 SGK. - - Hãy viết phương trình phản ứng hạt nhân cho trường hợp phóng xạ. - - Gọi hạt nhân mẹ là X, hạt nhân con là Y, thì trong phóng xạ α phương trình phản ứng được viết như thế nào? Nhận xét về vị trí và số khối của hạt nhân con so với hạt nhân mẹ? - - Thông báo: Tia α được tạo thành bởi các hạt nhân 24 He chuyển động với tốc độ cỡ 20 000 km/s (2.107 m/s), đi được vài xentimét trong không khí. - - Tia β- là dòng các êlectron 10e . - Trong phóng xạ β- phương trình phản ứng được viết như thế nào? Nhận xét về vị trí và số khối của hạt nhân con so với hạt nhân mẹ? - - Tia β+ là dòng các pôziton 10e . - Trong phóng xạ β+ phương trình phản ứng được viết như thế nào? Nhận xét về vị trí và số khối của hạt nhân con so với hạt nhân mẹ? - - Thông báo: - + Trong phóng xạ β- và phóng xạ β+ các hạt 10e và 10e được phóng ra với tốc độ xấp xỉ tốt độ ánh sáng, đi được vài mét trong không khí và vài milimét trong kim loại. - + Khi tính toàn hai quá trình phóng xạ β- và phóng xạ β+, các nhà bác học thấy rằng, để thỏa mản định luật bảo toàn momen động lượng còn có sự xuất hiện của hạt nơtrinô. Hạt nơtrinô có khối lượng rất nhỏ, không tích điện, kí hiệu 0v, phản hạt của nơtrinô là 0ῦ. - - Vậy phương trình mô tả quá trình phóng xạ β- và phóng xạ β+ được viết như thế nào? - Thông báo: Tia γ có thể đi qua được vài mét trong bêtong và vài xentimét trong chì. - Thảo luận và đựa ra câu trả lời: Phương trình phản ứng hạt nhân cho trường hợp phóng xạ: ab+c a: hạt nhân mẹ b: hạt nhân con c: hạt α (hoặc β+, hoặc β-). - Trả lời ZA X � AZ 42Y  24 He Hạt nhân con ở trước hạt nhân mẹ 2 ô trong bảng hệ thống tuần hoàn, số khối nhỏ hơn hạt nhẹ hơn mẹ 4 đơn vị. - HS đánh dấu để ghi nhớ. - Thảo luận và đưa ra câu trả lời: A Z   X �� � Z A1Y Hạt nhân con ở sau hạt nhân mẹ 1 ô trong bảng hệ thống tuần hoàn, số khối bằng hạt nhân mẹ. - Thảo luận và đưa ra câu trả lời: A Z   X �� � Z A1Y Hạt nhân con ở trước hạt nhân mẹ 1 ô trong bảng hệ thống tuần hoàn, số khối bằng hạt nhân mẹ. - Thảo luận và đưa ra câu trả lời: X � Z A1Y  10e  00 v A Z A Z X � Z A1Y  10 e  00 v - HS đọc SGK và trả lời: Một số hạt nhân con trong quá trình phóng xạ α hay β+, β- được tạo ra trong trạng thái kích thích. Khi đó xảy ra quá trình hạt nhân chuyển từ trạng thái kích thích về trạng thái có mức năng lượng thấp hơn và phát ra bức xạ điện từ γ. Bài 37. PHÓNG XẠ. I.HIỆN TƯỢNG PHÓNG XẠ. 1.Định Nghĩa Phóng xạ là quá trình phân hủy tự phát của hạt nhân không bền vững. 2. Các dạng phóng xạ a) Phóng xạ α: ZA X � ZA42Y  24 He 15 b) Phóng xạ β-: ZA X � Z A1Y  10e  00v c) Phóng xạ β+: ZA X � Z A1Y  10e  00 v d) Phát xạ γ (SGK)  Hoạt động 3: Tìm hiểu định luật phóng xạ. Hoạt động của giáo viên - Đề nghị HS đọc mục II.1 và nêu các đặc tính của quá trình phòng xạ Lưu ý: Với một hạt nhân phóng xạ cho trước, thời điểm phân hủy của nó là không xác định. Ta chỉ có thể nói đến xác xuất phân hủy của hạt nhân đó, Dẫn đến, cần phải khảo sát sự biến đổi thống kê của một số lớn hạt nhân phóng xạ. - Quy luật của sự phóng xạ là định luật phân rã phóng xạ. - Đề nghị HS đọc mục II.2 SGK. GV có thể hướng dẫn các biến đổi toán học trên bảng để đưa ra công thức: N  N 0e t - Hãy nêu nhận xét về sự biến đổi của số hạt nhân của mẫu phóng xạ theo thời gian. - Sử dụng hình vẽ Hình 37.1 SGK, giới thiệu đồ thị biểu diễn sự biến đổi số hạt nhân của mẫu phóng xạ theo thời gian. - Đề nghị HS trả lời câu C1. - Đề nghị HS xem Bảng 38.1 SGK và rút ra nhận xét. Hoạt động của học sinh - HS đọc SGK và trả lời: Các đặc tính của quá trình phóng xạ là: a) Có bản chất là quá trình biến đổi hạt nhân. b) Có tính tự phát và không điều khiển được. c) Là một quá trình ngẫu nhiên. - HS đọc SGK. - Số lượng các hạt nhân phóng xạ giảm theo quy luật hàm mũ. - Thảo luận và đưa ra câu trả lời: Sau thời gian t = xT thì: N  N 0e  ln 2 t T  N0 2x - Chu kì bán rã của các chất phóng xạ có thể rất nhỏ hoặc rất lớn. II- ĐỊNH LUẬT PHÓNG XẠ 1. Đặc tính của quá trình phóng xạ (SGK) 2. Định luật phân rã phóng xạ N  N 0e   t N0 là số hạt nhân của mẫu phóng xạ tồn tại vào lúc t = 0. N là số hạt nhân của mẫu phóng xạ tồn tại vào lúc t > 0. 3. Chu kì bán rã: T  ln 2 0, 692    Hoạt động 4: Củng cố và vận dụng. - Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ. - Bài tập về nhà: 2, 3, 4, 5 (SGK). 16 Tiết 2. ĐỒNG VỊ PHÓNG XẠ NHÂN TẠO I- MỤC TIÊU - Nêu được hiện tượng phóng xạ nhân tạo. - Nêu được nguyên tắc của phương pháp nguyên tử đánh dấu. - Hiểu được phương pháp tính tuổi của các cổ vật theo tỉ lệ đồng vị 146C . II- CHUẨN BỊ - Giáo viên: Chuẩn bị phiếu học tập. III- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. - Câu hỏi: Nêu định nghĩa hiện tượng phóng xạ. Kể tên các dạng phóng xạ? Phát biểu định luật phóng xạ? - Mời một HS lên bảng trả lời câu hỏi. - Câu hỏi chung cho cả lớp: Viết phương trình tổng quát của các dạng phóng xạ. Viết hệ thức của định luật phóng xạ và chu kì bán rã. - Cả lớp làm vào giấy, GV yêu cầu hai HS lên viết bảng. Hoạt động 2: Tìm hiểu hiện tượng phóng xạ nhân tạo và phương pháp nguyên tử đánh dấu. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Đặt vấn đề: Yêu cầu một HS kể tên những - Một HS kể tên các đồng vị phóng xạ đồng vị phóng xạ có sẵn trong tự nhiên. có sẵn trong tự nhiên Ngoài đồng vị phóng xạ có sẵn trong tự nhiên, người ta còn tạo ra được nhiều đồng vị phóng xạ gọi là đồng vị phóng xạ nhân tạo. - Đề nghị HS đọc mục III.1 SGK - Thảo luận và đưa ra câu trả lời: - Nêu các câu hỏi cho các nhóm thảo luận: + Đồng vị phóng xạ nhân tạo đầu tiên do hai + Đồng vị phóng xạ nhân tạo đầu tiên 30 ông bà Quy-ri tìm ra là gì? do hai ông bà Quy-ri tìm ra là 15 P . + Cách tạo ra đồng vị phóng xạ đó? + Đồng vị phóng xạ nhân tạo 1530 P được tạo ra bằng cách chiếu tia α vào tấm - Thông báo: nhôm dày 1mm trong 10 phút. + Nguyên tố phóng xạ nhân tạo đầu tiên P có chu kì bán rã T = 3 phút 15 giây. - Thảo luận và đưa ra các câu trả lời: + Bằng phương pháp phóng xạ nhân tạo, + Tạo ra các hạt nhân phóng xạ của người ta đã tạo ra được các hạt nhân phóng nguyên tố X (không phải chất phóng xạ) xạ của các nguyên tố X bình thường (không bằng phương pháp phóng xạ nhân tạo. phải chất phóng xạ) theo sơ đồ: X là nguyên tử đánh dấu. A Z X  01n � A 1 Z X + Trộn lẫn X với các hạt nhân bình - Hãy nêu nguyên tắc của phương pháp thường ta có thể khảo sát tự tồn tại, nguyên tử đánh dấu. phân bố, sự chuyển vận của nguyên tố - Nêu một vài ứng dụng cụ thể của phương X. pháp nguyên tử đánh dấu. Bài 37. PHÓNG XẠ (Tiết 2) III- ĐỒNG VỊ PHÓNG XẠ NHÂN TẠO 17 1. Phóng xạ nhân tạo và phương pháp nguyên tử đánh dấu - Hiện tượng phóng xạ nhân tạo (SGK). - Phương pháp nguyên tử đánh dấu: + Tạo ra các hạt nhân phóng xạ của nguyên tố X (không phải chất phóng xạ) bằng phương pháp phóng xạ nhân tạo: ZA X  01n � AZ1 X + Trộn lẫn X với các hạt nhân bình thường ta có thể khảo sát sự tồn tại, phân bố, sự chuyển vận của nguyên tố X Hoạt động 3: Tìm hiểu đồng vị 146C , đồng hồ của Trái Đất. Hoạt động của GV - Đề nghị HS đọc mục III.2 SGK. - Nêu câu hỏi cho các nhóm thảo luận: Đồng vị phóng xạ 146C được tạo ra như thế nào? - Thông báo: 146C là đồng vị phóng xạ có chu kì bán rã 5 730 năm. Trong khí quyển có cacbon điôxit với tỉ lệ hạt nhân 146C là 10-6% tổng số hạt nhân cacbon. - Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu về phương pháp tính tuổi của các cổ vật theo tỉ lệ đồng vị 14 6C . 2. Đồng vị 146C , đồng hổ của Trài Đất (SGK). Hoạt động của HS - Thảo luận và đưa ra câu trả lời: Ở tầng cao của khí quyển, một nơtron chậm khi gặp hạt nhân 147 N tạo nên phản ứng: 147 N  01n � 146 C  11P - Theo dõi bài giảng của GV. Hoạt động 4: Củng cố và vận dụng. - Luyện tập tại lớp theo phiếu học tập. Các bàn thảo luận theo nội dung phiếu học tập, chọn đáp án ghi vào phiếu trả lời (khác phiếu học tập) và nộp lại phương án trả lời cho GV. Mời đại diện của một vài nhóm trình bày lên bảng. Sau đó GV chữa bài. - Bài tập về nhà: Cho thêm bài trong sách Bài tập Vật Lí 12. 7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập Sử dụng phiếu trả lời trắc nghiệm khách quan (thời gian 5 phút) Câu 1. Phát biểu nào sao đây là đúng? A. Phóng xạ là hiện tượng hạt nhân nguyên tử phát ra sóng điện từ. B. Phóng xạ là hiện tượng hạt nhân nguyên tử phát ra các tia , , . C. Phóng xạ là hiện tượng hạt nhân nguyên tử phát ra các tia không nhìn thấy và biến đổi thành hạt nhân khác. D. Phóng xạ là hiện tượng hạt nhân nguyên tử nặng bị phá vỡ thành các hạt nhân nhẹ khi hấp thụ nơtron. Câu 2. Một lượng chất phóng xạ m0. sau 5 chu kì bán rã khối lượng chất phóng xạ còn lại là 18 A. m0/5 B. m0/25 C. m0/32 Câu 3. Phát biểu nào sao đây là không đúng? A. Hạt + và hạt - có khối lượng bằng nhau B. m0/50 B. Hạt + và hạt - được phó ra từ cùng một đồng vị phó xạ C. Khi đi qua điện trường giữa hai bản tụ, hạt + và hạt - bị lệch về hai phía khac nhau. D. Hạt + và hạt - được phóng ra có tốc độ bằng nhau ( gần bằng tốc độ ánh sáng). 206 Câu 4. Chất phóng xạ 210 84 PO phát ra tia  và biến thành chì 84 Pb . Chu kì bán rã của PO là 138 ngày. Ban đầu có 100g PO thì sau bao lâu lượng PO còn lại 1g? A. 916,85 ngày. B. 834,45 ngày. C. 653,28 ngày D. 548,69 ngày 206 Câu 5. Chất phóng xạ 210 84 PO phát ra tia  và biến thành chì 84 Pb .Biết khối lượng các hạt là mPb=205,9744u, mP0= 209,9828u, m = 4,0026u. Năng lượng tỏa ra khi một hạt nhân PO phân rã là: A. 4,8MeV. Đáp án: Câu 1: C B. 5,4MeV. Câu 2: C C. 5,9MeV. Câu 3: B D. 6,2MeV. Câu 4: A Câu 5: B 8. Các sản phẩm của học sinh - Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, phòng tránh được phóng xạ. - Tích cực thực hiện các biện pháp ngăn chặn phóng xạ trong môi trường. 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan