Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Trung học cơ sở Dạy học theo chủ đề tích hợp sinh học 9 chủ đề dr di truyền học...

Tài liệu Dạy học theo chủ đề tích hợp sinh học 9 chủ đề dr di truyền học

.PDF
27
4252
95

Mô tả:

PHIẾU MÔ TẢ DỰ ÁN DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN 1. Tên dự án: “DR DI TRUYỀN HỌC” 2. Giáo án minh họa: A. Mục tiêu: Học xong chủ đề này HS có khả năng: - Trình bày được nguyên nhân phát sinh bệnh, tật di truyền ở người; hậu quả của các bệnh di truyền đối với gia đình, xã hội. - Nêu được tầm quan trọng của di truyền đối với đời sống con người ở nhiều lĩnh vực: tư vấn, y học, kế hoạch hóa gia đình, pháp luật... - Đưa ra các biện pháp làm giảm sự xuất hiện bệnh, tật di truyền ở người. Lựa chọn biện pháp khả thi và triển khai hoạt động. - Phát triển năng lực thu thập và xử lí thông tin, năng lực trình bày, biểu đạt, năng lực hợp tác,... - Có ý thức chăm sóc, giữ gìn sức khỏe để có một tinh thần thoải mái, lạc quan, và học tập, lao động sản xuất tốt hơn. - Vận dụng các kiến thức đã học giải quyết các tình huống thực tiễn. B. Nội dung chính của chủ đề 1. Bạn nghĩ gì về BIẾN DỊ? 2. Bệnh, tật di truyền ở người đến từ đâu? 3. Chung tay bảo vệ “vốn gen” của loài người. C. Chuẩn bị 1. Chuẩn bị của GV - SGK các môn Sinh học 8, 9; Vật lí 8; Công nghệ 6, Hóa học 8,9; Địa lý 7,8,9; Giáo dục công dân, Tin học. - Phiếu học tập - Tài liệu phát tay - Máy chiếu đa phương tiện - Giấy A0, bút dạ, kéo, băng dính,... 2. Chuẩn bị của HS - Các kiến thức đã học về đột biến và di truyền. - Thiết bị chụp ảnh, ghi âm, máy tính để thực hiện dự án học tập. 3. Đối tượng nghiên cứu: HS thuộc 6 lớp 9 trường THCS Trưng Vương Hà Nội - 3 lớp 9 làm thực nghiệm: 9H2, 9B, 9K2 - 3 lớp 9 làm đối chứng: 9M, 9A2, 9D 1 - 2 nhóm học sinh đối chứng và thực nghiệm đều gồm cả những học sinh lớp câu lạc bộ và lớp thường. 4. Ý nghĩa dự án - Đối với giáo viên: Là “cuộc cách mạng” trong việc cải tổ phương pháp giảng dạy và sáng tạo trong quá trình dạy học học. Giáo viên thực sự phải đầu tư thời gian nhiều để lên kế hoạch, tìm hiểu, đọc tài liệu khoa học cũng như các văn bản hướng dẫn làm tích hợp liên môn...Bản thân các giáo viên tham gia có cơ hội trao đổi các kiến thức khoa học dưới góc nhìn các bộ môn khác nhau, xóa nhòa ranh giới giữa các môn học, nhìn thấy điểm mạnh cũng như điểm yếu của chính bản thân mình và học hỏi được rất nhiều từ các đồng nghiệp. Trong quá trình thực hiện dự án, bản thân các giáo viên tham gia cũng học hỏi được nhiều điều từ chính học sinh thông qua các câu hỏi, cách làm việc của chính các em. - Đối với học sinh: được trải nghiệm theo phương pháp học mới, làm mờ quan điểm “ môn sinh là môn học thuộc lòng” hay các môn sinh không có quan hệ nhiều với toán, lý, hóa... . Các em thấy thích thú với những cuộc dã ngoại với nhau, cùng đi phỏng vấn và tự tin hơn nhiều khi tiếp xúc với người nước ngoài. Các em thỏa sức được phát huy trí tưởng tượng từ việc làm mô hình, thiết kế sơ đồ tư duy, thiết kế clip phóng sự....Bản thân các em cũng học được cách hợp tác với nhau, xử lý những “mâu thuẫn” trong quá trình hoạt động nhóm. Dự án không những giúp các em có cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề di truyền, mà còn hướng các em tới việc vận dụng các kỹ năng toán học trong việc xử lý số liệu cho đúng, nhìn nhận khách quan, đa chiều về ảnh hưởng các nguồn tác nhân vật lý, hóa học, sinh học....để từ đó hướng tới việc phát triển kỹ năng xử lý các tình huống trong đời sống dưới góc nhìn khoa học, tránh mê tín dị đoan. Việc tự học, tự xử lý số liệu để đưa ra phương hướng giải quyết vấn đề, nâng cao kỹ năng thực hành giúp các em ghi nhớ kiến thức tốt hơn so với việc chỉ học lý thuyết đơn thuần. - Đối với xã hội: Góp phần làm hạn chế phương thức học vẹt, học theo kiểu áp đặt. Chúng tôi mong rằng, dự án một phần giúp chính học sinh và những người xung quanh các em (gia đình, hàng xóm) hiểu rõ hơn về các bệnh di truyền và gửi gắm những thông điệp bảo vệ môi trường và sức khỏe di truyền đối với xã hội. D. Gợi ý hình thức tổ chức, phương pháp, kĩ thuật dạy học: - Phương pháp dạy học: Với định hướng HS tự học theo sự hỗ trợ của GV và sự giúp đỡ, hợp tác nhóm của bạn bè; HS có khả năng hình thành các năng lực như thu thập và xử lí thông tin, đánh giá tình huống, đề xuất giải pháp, vận dụng vào đời sống thực,... thông qua các phương pháp dạy học truyền thống kết hợp các phương pháp dạy học tích cực như dự án, hoạt động nhóm, ... 2 - Hình thức dạy học có thể kết hợp dạy học nội khóa hoặc kết hợp ngoại khóa để tăng vốn hiểu biết và rèn kĩ năng cho các em trong điều kiện thực tế cuộc sống xung quanh các em. E. Gợi ý các hoạt động dạy học Chủ điểm 1. Bạn nghĩ gì về BIẾN DỊ? - GV giới thiệu mục đích, ý nghĩa và những yêu cầu khi thực hiện dự án với HS. - HS tự viết ra giấy các câu hỏi mong muốn được trả lời sau dự án (Phiếu số 1) - GV chia cả lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 8-10 em theo sở thích. Trong nhóm có sự phân công: nhóm trưởng, thư kí, người diễn trình, người phụ trách “hậu cần”. Hoạt động nhóm được thực hiện suốt tiến trình dự án. - GV giới thiệu 3 chủ đề xuyên suốt dự án và hướng dẫn lập kế hoạch để hoàn thành dự án (phiếu số 2).  Phân công công việc rõ ràng, các thành viên đều nắm chắc nhiệm vụ của mình và cố gắng thực hiện theo tiến độ công việc.  Thời gian lập kế hoạch và gửi qua email cho giáo viên ([email protected]): 1 tuần. - Trong chủ đề này, nhiệm vụ của từng nhóm cần hoàn thành là:  Thăm dò ý kiến bằng cách phỏng vấn hoặc làm phiếu điều tra thực tế với nội dung: “Quan điểm của em/bạn/anh/chị ...về các vấn đề liên quan đến biến dị (đột biến gen, đột biến NST, bệnh tật liên quan tới đột biến...)”.  Phân tích số liệu, tổng hợp kết quả điều tra, đánh giá kết quả chung và viết báo cáo.  Chú ý: Phần này, học sinh thực hiện ngoài giờ học và quay lại clip để chứng minh cho phần làm việc của mình. HS cũng có thể làm các mô hình liên quan để minh họa. Trong tiết học trên lớp, các nhóm chỉ tiến hành báo cáo kết quả thực hiện chủ đề 1. - GV mời đại diện nhóm trình bày kết quả khảo sát. Kết quả khảo sát: - Hầu hết mọi người đều biết về di truyền, nhưng còn nhầm lẫn các vấn đề về biến dị. Nhiều người lớn không biết về khái niệm thể đột biến. - Một số bệnh trong cuộc sống thường bị “đổ lỗi, gán mác” cho các hiện tượng đột biến: tâm thần, điên, liệt... - Nhiều người có con nhỏ cho biết trong gia đình không ai bị bệnh nhưng bản thân em bé mắc bệnh, họ cũng không biết lí do tại sao. - Nhiều học sinh lớp dưới có nghe về đột biến trong cuộc sống nhưng không biết đó là gì và mong muốn tìm hiểu về những vấn đề này. - Từ kết quả khảo sát, GV yêu cầu các nhóm hoàn thiện/thay đổi các bước thực hiện dự án (đã đề cập ở phần trên) cho phù hợp hơn với mục tiêu của nhóm. Từ đó, GV cùng các nhóm 3 khác góp ý để hoàn thiện và các nhóm bắt đầu tiến hành tìm hiểu các kiến thức khoa học liên quan bằng các hình thức khác nhau: tìm hiểu thông tin trên mạng internet, sách báo, hỏi bố mẹ, bác sĩ....để thực hiện chủ đề 2 “Bệnh và tật di truyền xuất phát từ đâu?”. Chủ điểm 2. Bệnh, tật di truyền ở người xuất phát từ đâu? - Các nhóm tự phân vai báo cáo kết quả thu thập được từ các nguồn khác nhau về nguyên nhân phát sinh bệnh, tật di truyền ở người. - HS các nhóm tham gia phần thi đấu “Ai nhanh hơn”: phân loại các tác nhân gây bệnh, tật di truyền  Tác nhân vật lý  Tác nhân hóa học  Tác nhân sinh học Môi trường tự nhiên Hoạt động của con người - GV yêu cầu thư ký các nhóm tự tóm tắt lại vấn đề đã thảo luận và đọc trước lớp để các học sinh đều nắm được vấn đề:  Nguyên nhân gây ra bệnh, tật di truyền: xuất phát từ các tác nhân của môi trường sống không tốt như: thực phẩm không an toàn, sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc tăng trưởng không đúng cách, tác nhân vật lý (tia tử ngoại, phóng xạ, hoạt động rò rỉ hạt nhân...), sự lây nhiễm các loại vi khuẩn, virus; sự xuất hiện các loại virus mới, bom sinh học.....  Nhận thức chưa đúng của con người về một số bệnh, tật di truyền và những lợi ích trước mắt là nguyên nhân chủ yếu làm “gia tăng” các tác nhân gây hại cho “vật chất di truyền”. Cụ thể:  Hoạt động của các nhà máy hạt nhân: nếu không được kiểm soát chặt chẽ dẫn tới rò rỉ phóng xạ. Nếu liều lượng phóng xạ đủ lớn có thể làm tổn thương tế bào, gây ức chế quá trình phân bào...  Hoạt động sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc tăng trưởng thực vật không tính toán, đem sản phẩm bán ngay sau khi phun thuốc nhằm thu lợi nhuận cao. Đây là con đường mà “hóa chất độc hại” xâm nhập trực tiếp vào tế bào con người, với liều lượng nhất định sẽ gây rối loạn các quá trình sinh lý, sinh hóa trong tế bào.  Hoạt động của các nhà máy sản xuất không đầu tư xử lý hệ thống thải trước khi đổ ra ngoài môi trường (nhà máy Vedan đổ chất thải ra sông thị Vải, một số nhà máy chôn các thùng thuốc trừ sâu xuống dưới đất....): lượng hóa chất độc hại đưa vào cơ thể người dân vùng xung quanh lớn, gây nhiều bệnh nguy hiểm (Ung thư)...  Hoạt động sử dụng “bom sinh học” của “các nhóm khủng bố”: phát tán các virus gây bệnh nguy hiểm cho con người. 4 - GV phát tài liệu phát tay số 1, đồng thời chiếu 1 đoạn clip ngắn về hình ảnh của những người bị bệnh di truyền. HS hoạt động cá nhân: Bình luận ngắn gọn về những hình ảnh được đề cập trong đoạn clip trên. - Sau đó, HS đứng lên chia sẻ lời bình. - Kết thúc chủ điểm 2, HS tham gia hoạt động “Ghép tranh”: sơ đồ tư duy về các tác nhân gây bệnh di truyền. - Kết luận: Các loại tác nhân vật lý, hóa học, sinh học tới từ môi trường tự nhiên và hoạt động hàng ngày của con người là những nguyên nhân cơ bản phát sinh bệnh, tật di truyền. Chúng ta đang phải gánh chịu hậu quả nặng nề cả về vật chất và tinh thần do chính “sự không kiểm soát” hành động của con người. Đã đến lúc phải đưa ra phương pháp nghiên cứu và những lời “cảnh tỉnh” đối với sức khỏe di truyền của nhân loại. - GV đặt câu hỏi dẫn dắt sang ý tiếp theo: Đột biến không nhất thiết biểu hiện ngay trong đời sống cá thể hiện tại mà nó có thể “tiềm ẩn” dưới trạng thái gen lặn. Qua quá trình thụ tinh, các gen này có thể kết hợp với nhau để biểu hiện kiểu hình bệnh. Dưới góc độ sinh học, chúng ta cần làm gì để bảo vệ chính sức khỏe “lâu dài” của mình và thế hệ mai sau? Chủ điểm 3. Chung tay bảo vệ “vốn gen” của loài người. - Động não cá nhân: Người ta có thể sử dụng phương pháp nghiên cứu ở động vật và thực vật để áp dụng trên người hay không? Vì sao? - GV mời một vài em trả lời, các em khác nghe và bổ sung. 5 - GV ghi bảng các ý kiến của HS và chốt lại những khó khăn trong việc nghiên cứu di truyền ở người:  Người sinh sản muộn, đẻ ít con.  Hệ gen lớn, phức tạp.  Lí do xã hội - GV dẫn dắt: có 4 phương pháp nghiên cứu di truyền ở người. HS tham gia trò chơi trả lời câu hỏi để lựa chọn, tìm hiểu phương pháp nghiên cứu di truyền của nhóm mình ở các khía cạnh:  Phương pháp nghiên cứu (nhóm em chọn) được thực hiện như thế nào?  Ưu điểm và hạn chế của phương pháp nghiên cứu đó là gì?  Phương pháp đó có thể sử dụng để phát hiện ra những loại bệnh nào? - GV phát tài liệu phát tay số 2 cung cấp thông tin mở rộng về các phương pháp nghiên cứu mà các nhóm chọn để khai thác sâu hơn về nội dung. - GV mời 4 nhóm đại diện để trình bày. - Các HS khác nghe, bổ sung và hỏi; đại diện các nhóm trả lời. Kết luận: Nghiên cứu di truyền ở người cần có những phương pháp riêng: - Phương pháp nghiên cứu phả hệ - Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh - Phương pháp nghiên cứu tế bào - Kỹ thuật ADN tái tổ hợp - GV dẫn dắt: Việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu di truyền người nhằm phát hiện sớm, dự đoán xác suất xuất hiện bệnh di truyền. Đây là cơ sở khoa học và cũng là vai trò của di truyền đối với đời sống con người. Di truyền học tư vấn phân tích, đưa ra lời khuyên cho các cặp vợ chồng dựa trên cơ sở khoa học của bệnh, góp phần làm giảm sự xuất hiện các cặp gen đồng hợp lặn. Qua đó, làm hạn chế xuất hiện các bệnh, tật di truyền; góp phần vào công cuộc kế hoạch hóa gia đình làm giảm sự gia tăng dân số ở Việt Nam. Nhận thức đúng đắn và xử lý tốt các tình huống thực tiễn dưới góc độ di truyền là một trong những cách để bảo vệ sức khỏe của chính bản thân và “con em” chúng ta. - HS thảo luận, đề xuất cách xử lý các tình huống thực tiễn dưới các hình thức khác nhau: thuyết trình, diễn kịch, hát, quay clip trình bày..... + Tình huống 1. Người con trai và người con gái bình thường, sinh ra từ hai gia đình có người mắc chứng câm điếc bẩm sinh. Họ đến gặp “bác sĩ tư vấn” về căn bệnh này. Với vai trò là bác sĩ tư vấn em hãy giúp đôi bạn trẻ trên bằng những gợi ý sau:  Câm điếc bẩm sinh là loại bệnh gì? 6  Bệnh này do gen trội hay hay gen lặn quy định? Vì sao?  Nếu đôi bạn trẻ này lấy nhau thì họ có khả năng sinh con bị bệnh câm điếc bẩm sinh hay không? Vì sao? + Tình huống 2. Lan và Hải yêu nhau được hai năm và có ý định kết hôn. Nhưng khi Hải đưa Lan về ra mắt gia đình, qua việc tìm hiểu hai bạn biết được họ là anh, em có quan hệ 3 đời với nhau. Do bố mẹ của Hải ra nước ngoài từ lâu, ít liên lạc với anh, chị trong nước nên khi về Việt Nam cũng bị mất thông tin của người anh, chị này. Lan và Hải rất lúng túng, không biết xử lý như thế nào. Với vai trò là người tư vấn, em hãy phân tích cho Lan và Hải hiểu về luật Hôn nhân và gia đình cũng như cơ sở khoa học của luật này. +Tình huống 3. Gia đình anh Nam ở quê có 4 người gái, kinh tế bình thường. Mặc dù vợ anh Nam đã ngoài 38 tuổi, nhưng anh Nam vẫn muốn có thêm con trai nên bàn tính với vợ sinh thêm con, nhưng vợ anh Nam phản đối khiến mối quan hệ giữa hai vợ chồng trở nên căng thẳng. Vợ anh Nam tìm đến hội liên hiệp phụ nữ của thôn mong muốn được tư vấn về việc này. Nếu em là cán bộ ở hội liên hiệp phụ nữ, em sẽ tư vấn cho vợ anh Nam như thế nào và làm gì để giúp gia đình anh Nam? + Tình huống 4. Ở vùng ngoại ô Hà Nội nơi em sinh sống, nhiều người dân có thói quen vứt các bình hoặc túi giấy bóng đựng thuốc trừ sâu, diệt cỏ...vào khu vực mương nước gần nơi dân cư ở. Nhận thức được ảnh hưởng nguy hiểm của những loại hóa chất này đối với sức khỏe di truyền của người dân, em sẽ làm gì để hạn chế tình trạng này? - HS suy nghĩ, trả lời, trình bày ý tưởng xử lý tình huống. GV và các nhóm khác nhận xét, bổ sung để học sinh hiểu rõ vấn đề. - GV yêu cầu HS tổng kết toàn bộ nội dung của dự án dưới dạng sơ đồ tư duy (Giấy A0). GV chốt lại: như vậy, chúng ta đã nghiên cứu các khía cạnh cơ bản nhất của bệnh, tật di truyền ở con người từ các quan điểm khác nhau, tác nhân gây hại đến từ đâu, biểu hiện của bệnh ra sao, hậu quả lâu dài để lại cho con người như thế nào. Chúng ta biết cách dự đoán sự xuất hiện của một số bệnh di truyền thông qua các phương pháp nghiên cứu cụ thể...Theo các em, sơ đồ tư duy của chúng ta cần thêm yếu tố nào để có thể hoàn thiện hơn? - HS trả lời câu hỏi của giáo viên. - HS hoàn thiện nhánh cuối cùng của sơ đồ tư duy “Biện pháp bảo vệ sức khỏe di truyền” và trình bày. 7 Kết luận: Để bảo vệ sức khỏe “di truyền” chúng ta cần: - Nhận thức đúng đắn về bệnh, tật di truyền dưới góc độ khoa học. - Hạn chế các tác nhân gây “đột biến” từ môi trường bằng nhiều cách: + Nói không với việc sử dụng thuốc trừ sâu, diệt cỏ, kích thích tăng trưởng động – thực vật không đúng cách. + Tích cực tình nguyện tham gia hoặc mở câu lạc bộ tư vấn di truyền tại trường, cung cấp những kiến thức cơ bản nhất cho toàn bộ học sinh trong trường để nâng cao nhận thức; tham gia viết bài hoặc phát thanh tại phường nơi sinh sống để cảnh báo về nguy cơ xuất hiện các bệnh di truyền cho mọi người; tư vấn cho cộng đồng về bảo vệ sức khỏe di truyền; tuyên truyền lối sống văn hóa, bảo vệ môi trường sống trong sạch, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh di truyền. + Kêu gọi cộng đồng cảm thông, chia sẻ khó khăn về vật chất lẫn tinh thần với những gia đình có con cái bị bệnh di truyền; đặc biệt những gia đình có người bị nhiễm chất độc màu da cam do chiến tranh để lại. + Liên kết với học sinh quốc tế trong việc kêu gọi sự ủng hộ để xử lý các vùng đất, sông ngòi bị ô nhiễm do chiến tranh, rò rỉ các chất phóng xạ... + Đấu tranh chống sản xuất, sử dụng vũ khí hóa học, sinh học. - Kết thúc tìm hiểu dự án, HS tự đặt lại tên cho sơ đồ tư duy dựa vào hiểu biết của mình về dự án. Đồng thời, HS các nhóm tự chọn cho mình biện pháp thiết thực nhất để có thể áp dụng được vào trong cuộc sống học đường hoặc tại nơi HS sinh sống (VD: thiết lập các CLB ngay tại trường, tuyên truyền, cung cấp thông tin...). Sau đó, HS ghi chép, kiểm tra và tự đánh giá hoạt động đó (Thời gian thực hiện: sau dự án, có thể kéo dài 1 – 2 tháng). F. Gợi ý về đánh giá - GV đánh giá HS về: năng lực thu thập và xử lí thông tin của HS; năng lực giao tiếp, biểu đạt; năng lực sáng tạo; năng lực hợp tác thông qua các hoạt động nhóm, thực hiện dự án,... - Có thể đánh giá HS thông qua các yêu cầu như: - Sơ đồ tư duy và các clip, mô hình học sinh tự xây dựng trong quá trình thực hiện dự án. - Khả năng xử lý tình huống thực tiễn. - Khả năng xây dựng kế hoạch và thực hiện đúng tiến độ theo kế hoạch đề ra. - Hoàn thành phiếu học tập. 8 PHỤ LỤC 1. Nội dung các bài liên quan Môn Sinh học lớp 8 - Bài 11. Mục III. Vệ sinh hệ vận động - Bài 18. Mục II. Vệ sinh tim mạch - Bài 22. Vệ sinh hô hấp - Bài 30. Vệ sinh tiêu hóa - Bài 34. Vitamin và muối khoáng - Bài 40. Vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu - Bài 42. Vệ sinh da - Bài 50. Vệ sinh mắt - Bài 54. Vệ sinh hệ thần kinh Môn Sinh học lớp 9 - Bài 6. Tính xác suất xuất hiện các mặt của đồng kim loại. - Bài 11. Phát sinh giao tử và thụ tinh. - Bài 19. Mối quan hệ giữa gen và tính trạng. - Bài 21  25: Chương biến dị - Bài 28: Phương pháp nghiên cứu di truyền người. - Bài 29. Bệnh và tật di truyền ở người - Bài 54. Ô nhiễm môi trường - Bài 55. Ô nhiễm môi trường sống - Bài 61. Luật BVMT Môn Toán: Thống kê, tính xác suất. Môn Công nghệ lớp 6 - Bài 16. Vệ sinh an toàn thực phẩm Môn Địa lý lớp 7 - Bài 1. Dân số - Bài 3. Đô thị hóa - Bài 10. Dân số và sức ép dân số tới tài nguyên môi trường - Bài 17. Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa Môn Địa lý lớp 8 - Bài 21. Con người và môi trường địa lý Môn Địa lý lớp 9 - Bài 2. Dân số và gia tăng dân số (Việt Nam) 9 - Bài 4. Lao động việc làm. Chất lượng cuộc sống. Môn Hóa học lớp 8 - Bài 2: Chất. - Bài 6: Đơn chất, hợp chất và phân tử. - Bài 12: Sự biến đổi chất. - Bài 13: Phản ứng hóa học. - Bài 37: Axit – Bazơ – Muối. Môn Hóa học lớp 9 - Bài 3: Tính chất hóa học của axit. - Bài 7: Tính chất hóa học của bazơ. - Bài 9: Tính chất hóa học của muối. Môn Giáo dục công dân: Một số vấn đề cấp thiết của cuộc sống, chính sách khoa học công nghệ, chính sách bảo vệ tài nguyên và môi trường. Môn Tin học: sưu tầm, tìm kiếm hình ảnh, xây dựng clip.... II. Các loại phiếu được sử dụng trong dự án PHIẾU SỐ 1 1. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA DỰ ÁN Cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản về các tác nhân, các bệnh, tật di truyền cũng như các biện pháp hạn chế phát sinh bệnh, tật di truyền. Thông qua các hoạt động, trò chơi, tình huống....các em biết thêm nhiều cách xử lí, ứng xử trong cuộc sống. Tăng cường mối giao lưu giữa các thầy cô giáo và các em học sinh. Giúp các em thêm tự tin, sáng tạo và nâng cao ý thức, trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội. 2. NHIỆM VỤ, YÊU CẦU Khi tham gia dự án, các em cần tuân thủ một số nguyên tắc sau: - Tuyệt đối tuân thủ quy định, quy tắc của lớp học. - Hoàn thành nhiệm vụ được giao trước khi tới lớp. - Tự giác hoàn thành nhiệm vụ cá nhân, nhóm; đánh giá công tâm hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm. - Khi có tình huống phát sinh trong quá trình thực hiện dự án, cần báo cáo ngay cho giáo viên: Cô Hà: 0978.333.972 hoặc cô Hương: 01656.120.540 hoặc cô Linh: 0974.272.256 10 3. MONG MUỐN CỦA CON KHI THAM GIA DỰ ÁN ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… PHIẾU SỐ 2 1. CÁC CHỦ ĐỀ CỦA DỰ ÁN Chủ điểm 1. Bạn nghĩ gì về biến dị? Chủ điểm 2. Bệnh, tật di truyền xuất phát từ đâu? Chủ điểm 3. Cùng chung tay bảo vệ “vốn gen” của loài người. 2. HƯỚNG DẪN LẬP KẾ HOẠCH PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG KẾ HOẠCH Việc xây dựng kế hoạch được thực hiện theo công thức 5W1H2C - Công việc chính phải làm gì? WHAT (Làm việc gì?) - Những công việc chi tiết nào cần làm? - Cần sự sắp xếp thứ tự ưu tiên công việc ra sao? - Các công việc nào cần thực hiện song song? WHY (Tại sao phải làm việc đó?) WHO (Ai thực hiện?) - Tại sao chúng ta phải làm công việc này? - Công việc này có ý nghĩa gì? - Nếu không thực hiện thì hậu quả thu được là gì? - Phân công từng công việc - Ai là người chịu trách nhiệm chính? - Ai sẽ giúp đỡ nếu gặp khó khăn và trở ngại? - Thời gian bắt đầu, kết thúc WHEN (Khi nào thực hiện?) - Tiến trình thời gian và kết quả đạt được ở từng hoạt động - Hoạt động giám sát tiến độ thực hiện - Thời gian dự phòng WHERE (Những nguồn lực nào?) HOW (Làm thế nào?) - Thực hiện ở đâu? - Nguồn hỗ trợ ở đâu? - Nguồn lực để hoàn thành công việc là gì? - Kinh phí? - Công việc này quan hệ gì với các công việc khác? 11 - Những rủi ro có thể gặp phải khi làm việc là gì? CONTROL - Phương pháp để kiểm soát công việc đúng kế hoạch (Kiểm soát) CHECK - Phương pháp kiểm tra kết quả thực hiện (Kiểm tra) Các bước xây dựng kế hoạch: - Bước 1: Xác định mục tiêu tổng thể và mục tiêu cụ thể. - Bước 2: Xác định các nguồn lực để thực hiện mục tiêu. - Bước 3: Xác định nhiệm vụ cụ thể và quỹ thời gian thực hiện. - Bước 4: Xác định giải pháp và lựa chọn giải pháp. - Bước 5: Tổng hợp, rút kinh nghiệm. Bảng mẫu: XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU VÀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TRƯỜNG THCS TRƯNG VƯƠNG NĂM HỌC 2014 – 2015 BẢNG XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU VÀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH LỚP: …. NHÓM:………………………………….. TÊN DỰ ÁN: ………………………………………………………………… TÊN CHỦ ĐIỂM:……………………………………………………….. MỤC TIÊU TỔNG THỂ …………………………………………………………………………........... ……………………………………………………………………………… Mục tiêu Mục tiêu 1 Mục tiêu 2 Mục tiêu … Mục tiêu n …………… ………………….. ………………….. ………… …………… ………………….. ………………….. ……….. Nguồn lực sẵn có ……………………………………………………………………………… Nguồn Sự giúp đỡ lực ……………………………………………………………………………… Khó khăn ……………………………………………………………………………… 12 Nhiệm - Nhiệm vụ ứng …………………. …………………. ……………… vụ, với mục tiêu, mỗi …………………. …………………. ……………… thời nhiệm vụ có thời …………………. …………………. ……………… gian gian cụ thể …………………. …………………. …………. …………………. …………………. ……………… …………………. …………………. ……………… …………………. …………………. ……………… …………………. …………………. ……………… - Liệt kê các giải Giải pháp pháp - Lựa chọn giải pháp HS/ nhóm HS thực hiện Kết quả - Bổ sung khi có kết quả - Rút kinh nghiệm - Ưu điểm, hạn chế: ……………………………………………………………………………… Tổng ……………………………………………………………………………… hợp - Ý kiến đóng góp, bổ sung: ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… 13 TÀI LIỆU PHÁT TAY SỐ 1 Một số bệnh, tật di truyền Hình 1: Bệnh nhân nhiễm chất độc màu da cam Hình 2: Một em bé mắc bệnh Đao Hình 3: Nội buồn của cô gái mắc chứng lão hóa sớm Nguồn ảnh: Hình 1: kenh14.vn/kham-pha/anh-huong-va-noi-dau-mang-ten-da-cam-20120726031532907.chn Hình 2: meyeucon.org/22665/vi-sao-toi-sinh-con-2-lan-deu-bi-benh-down-trong-khi-ket-qua-sieu-am-xet-nghiembinh-thuong/ Hình 3: kenh14.vn/la/diem-lai-nhung-truong-hop-tre-hoa-gia-o-viet-nam-20130307032256765.chn “Cùng chia sẻ”: Cảm nghĩ của em khi xem đoạn clip trong bài học. ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… 14 TÀI LIỆU PHÁT TAY SỐ 2 Khó có thể áp dụng các phương pháp nghiên cứu di truyền trên thực vật – động vật trên con người vì nhiều lí do xã hội. Loài người có tuổi thọ cao, sinh sản muộn cộng thêm với hệ gen phức tạp…nên dù chỉ một thay đổi nhỏ trong cấu trúc di truyền cũng có thể dẫn đến đột biến và biểu hiện thành kiểu hình. Do đó, để nghiên cứu di truyền ở người cần có những phương pháp riêng. Nghiên cứu phả hệ là một trong những phương pháp trước đây được các nhà khoa học đánh giá cao. Bằng cách tìm hiểu sự di truyền của 1 tính trạng nào đó qua các đời của một dòng họ có thể xác định được đặc điểm di truyền của tính trạng đó như: trội/lặn, tính trạng đơn gen hay đa gen; gen quy định tính trạng nằm trên NST thường hay NST giới tính…Từ đó, cho phép dự đoán xác suất mắc bệnh của những thế hệ tiếp theo, từ đó đưa ra lời tư vấn hữu ích cho gia đình có gen mang bệnh trong việc sinh con hay kết hôn. Tuy nhiên, nghiên cứu phả hệ không đánh giá được ảnh hưởng của yếu tố môi trường lên kiểu gen. Trong khi đó, ở người có nhiều tính trạng do gen quy định lại phụ thuộc vào môi trường. Để khắc phục hạn chế này, người ta nghiên cứu trên các đối tượng trẻ đồng sinh, đặc biệt các trẻ đồng sinh cùng trứng sống ở các môi trường khác nhau. Phương pháp này đã chứng minh được những tính trạng đa gen chịu ảnh hưởng của môi trường. Cùng với sự phát triển của khoa học, bên cạnh hai phương pháp trên, phương pháp nghiên cứu tế bào ra đời. Bằng cách sử dụng hóa chất nhuộm tế bào hoặc làm tiêu bản mô….người ta có thể xác định, đếm cũng như quan sát bộ NST của người. Phương pháp này đem lại nhiều lợi ích với sự tiết kiệm thời gian, đồng thời phát hiện ra một số bệnh di truyền liên quan tới bộ NST của người như: tuocno, claifento, đao…. Từ những năm 1970, các nhà di truyền đã phát triển những kỹ thuật làm biến đổi kiểu gen của cơ thể theo cách xác định trước. Sự phát triển kỹ thuật di truyền được tập trung vào các ứng dụng thực tiễn như đổi mới sản xuất các enzym và thuốc chữa bệnh, các chất hữu cơ có tầm sản xuất thương mại, dự đoán các bệnh di truyền và chữa các bệnh di truyền ở những cơ thể bậc cao….Ví dụ việc phát hiện bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm bằng phương pháp Southern Blotting. Phương pháp này nhậy đến mức chỉ với một lượng rất nhỏ các tế bào được lấy từ dịch ối bao quanh thai nhi và sự phát hiện có thể được phát hiện từ giai đoạn rất sớm. 15 TRƯỜNG THCS TRƯNG VƯƠNG NĂM HỌC 2014 – 2015 DỰ ÁN: DR DI TRUYỀN HỌC PHIẾU ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH LỚP:……NHÓM:……... (Dành cho GV và nhóm tự đánh giá) Danh sách thành viên nhóm: 1.………………………………………………… 5………………………………………………… 2.………………………………………………… 6………………………………………………… 3………………………………………………… 7………………………………………………… 4………………………………………………… 8………………………………………………… Yêu cầu Thang điểm Đánh giá của GV Đánh giá của HS Tính tự lực 8 Xây dựng kế hoạch 4 Chuẩn bị tốt các điều kiện thực hiện hoạt động 4 Mức độ công tác làm việc trong nhóm 12 Chấp hành nhiệm vụ phân công 4 Tham gia công việc nhóm với tinh thần tích 4 cực, chủ động Có sự hỗ trợ lẫn nhau trong công việc 4 Hướng dẫn đánh giá: a. Tính tự lực: b. Mức độ cộng tác công việc Tự lập kế hoạch và triển khai dự án: Chấp hành nhiệm vụ theo phân công - Từ 0 – 2 điểm: Không lập được kế hoạch dự án, - Từ 0 – 1 điểm: Trong nhóm có 3 – 4 thành viên phần lớn nhờ sự giúp đỡ của GV. không chấp hành nhiệm vụ theo phân công. - Từ 3 – 4 điểm: Tự lập kế hoạch và triển khai dự án. - Từ 2 – 2.5 điểm: Các thành viên chấp hành nhiệm Chuẩn bị tốt các điều kiện thực hiện hoạt động: vụ theo phân công nhưng chủ động, tích cực. - Từ 0 – 2 điểm: Chưa chuẩn bị các điều kiện để - Từ 3 – 4 điểm: Tham gia công việc nhóm với tinh thực hiện hoạt động. thần tích cực, chủ động và có sự hỗ trợ lẫn nhau - Từ 3 – 4 điểm: Chuẩn bị tốt các điều kiện để thực trong công việc. hiện hoạt động. 16 TRƯỜNG THCS TRƯNG VƯƠNG NĂM HỌC 2014 – 2015 BẢNG KHẢO SÁT KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN “DR DI TRUYỀN HỌC” Họ và tên HS:…………………………………………………………………………………………. Lớp:………………………………………..Nhóm Danh sách thành viên nhóm: 1.………………………………………………… 2.………………………………………………… 3………………………………………………… 4………………………………………………… 5………………………………………………… 6………………………………………………… 7………………………………………………… 8………………………………………………… Với mục đích khảo sát ý kiến về những kết quả đạt được cũng như những mặt còn hạn chế khi thực hiện dự án “Dr di truyền học”, nhóm giáo viên mong muốn nhận được những ý kiến chia sẻ, cảm nhận của các em bằng cách trả lời những câu hỏi dưới đây giúp nhóm giáo viên tìm ra những điều chỉnh phù hợp và giúp dự án đạt kết quả tốt hơn. Xin cảm ơn! 1. Em thấy mục đích, nội dung, yêu cầu của dự án có phù hợp không? A. Rất phù hợp B. Tương đối phù hợp C. Không phù hợp D. Ý kiến khác Ý kiến khác: ……………………………………………………………………………………….. 2. Trong số các nội dung hoạt động, các em thích chủ điểm nào nhất? A. Chủ điểm: “Bạn nghĩ gì về biến dị?” B. Chủ điểm: “Bệnh, tật di truyền ở người xuất phát từ đâu?” C. Chủ điểm: “Chung tay bảo vệ vốn gen của loài người” D. Không thích chủ điểm nào (nêu lí do) …………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………. 3. Theo em, ở mỗi chủ điểm sau, hình thức thực hiện nào là phù hợp nhất? (Đánh dấu hoặc điền thêm) Chủ điểm Quay clip/ làm powerpoint Sơ đồ tư duy/ poster/ tranh ảnh/ tập san Đóng kịch/ làm Hình thức khác mô hình “Bạn nghĩ gì về biến dị?” “Bệnh, tật di truyền ở người xuất phát từ đâu?” “Chung tay bảo vệ vốn gen của loài người” 4. Theo em, nội dung dự án “Dr di truyền học” có liên quan đến những môn học nào của bậc phổ thông? (kể tên môn học và nội dung có liên quan). ……………………………………………………………………………………………………………….. 17 ……………………………………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………. 5. Em cảm thấy như thế nào khi tham gia dự án? A. Rất thích B. Thích C. Bình thường D. Ý kiến khác Hãy ghi cụ thể lí do lựa chọn ……………………………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………………………….. 6. Em hãy tự nhận xét bản thân và đánh dấu vào những lựa chọn phù hợp với bản thân mình dưới đây: Kết quả Mức độ Rất đạt Đạt Không đạt 1. Khả năng làm việc nhóm 2. Khả năng làm việc cá nhân 3. Chủ động tìm kiếm thông tin 4. Biết lắng nghe ý kiến phản hồi từ người khác 5. Lời nói, tác phong linh hoạt 6. Tự tin hơn sau một thời gian 7. Để tăng cường hiệu quả cho việc thực hành triển khai dự án và các hoạt động khác, em có thể đề xuất gì với nhóm, nhà trường và giáo viên hướng dẫn. - Với nhóm: ……………………………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………………………….. - Với nhà trường: ……………………………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………………………….. - Với giáo viên giảng dạy: ……………………………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………………………….. Xin chân thành cám ơn sự chia sẻ nhiệt tình của em! NHÓM GIÁO VIÊN 18 THỐNG KÊ KẾT QUẢ KHẢO SÁT VỀ DỰ ÁN “DR DI TRUYỀN HỌC” Tổng số HS tham gia khảo sát: 150 HS. 1. Em thấy mục đích, nội dung, yêu cầu của dự án có phù hợp không? A. Rất phù hợp 120/150 = 80% B. Tương đối phù hợp 20/150 = 13,3% C. Không phù hợp 4/150 = 2,67% D. Ý kiến khác 6/150 = 4,03% Ý kiến khác: Một số nội dung còn khó, thời gian thực hiện dự án còn ngắn trong khi HS lớp 9 còn phải học nhiều môn để thi. 2. Trong số các nội dung hoạt động, các em thích chủ điểm nào nhất? A. Chủ điểm: “Bạn nghĩ gì về biến dị?” 30/150 = 20% B. Chủ điểm: “Bệnh, tật di truyền ở người xuất phát từ đâu?” 90/150 = 60% C. Chủ điểm: “Chung tay bảo vệ vốn gen của loài người” 30/150 = 20% D. Không thích chủ điểm nào (nêu lí do) …………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………. 3. Theo em, ở mỗi chủ điểm sau, hình thức thực hiện nào là phù hợp nhất? (Đánh dấu hoặc điền thêm) Chủ điểm Quay clip/ làm powerpoint Sơ đồ tư duy/ poster/ tranh ảnh/ tập san 25% 50% Đóng kịch/ làm Hình thức khác mô hình “Bạn nghĩ gì về biến dị?” 75% 0% 0% “Bệnh, tật di truyền ở người xuất 45% 2% 3% phát từ đâu?” “Chung tay bảo vệ vốn gen của 25% 30% 45% 0% loài người” 4. Theo em, nội dung dự án “Dr di truyền học” có liên quan đến những môn học nào của bậc phổ thông? (kể tên môn học và nội dung có liên quan). 100% HS cho rằng: dự án liên quan tới tất cả các môn học ở THCS, chủ yếu là Toán, Lý, Hóa, Địa. 5. Em cảm thấy như thế nào khi tham gia dự án? A. Rất thích 74,5% B. Thích 23,5 C. Bình thường 2% D. Ý kiến khác 19 6. Em hãy tự nhận xét bản thân và đánh dấu vào những lựa chọn phù hợp với bản thân mình dưới đây: Kết quả Mức độ Rất đạt Đạt Không đạt 1. Khả năng làm việc nhóm 60% 35% 5% 2. Khả năng làm việc cá nhân 75% 20% 5% 3. Chủ động tìm kiếm thông tin 80% 18% 2% 4. Biết lắng nghe ý kiến phản hồi từ người khác 65% 20% 15% 5. Lời nói, tác phong linh hoạt 50% 47% 3% 6. Tự tin hơn sau một thời gian 89% 10% 1% 7. Để tăng cường hiệu quả cho việc thực hành triển khai dự án và các hoạt động khác, em có thể đề xuất gì với nhóm, nhà trường và giáo viên hướng dẫn. - Với nhóm: + Tiếp tục được hoạt động trong nhóm này tới cuối năm học + Nhiều bạn còn bảo thủ ý kiến, cần phải biết lắng nghe hơn + Cần biết cách xử lý các mâu thuẫn nội bộ mà không cần đưa lên giáo viên - Với nhà trường: + Được học nhiều dự án nhưng cần có sự giảm tải chương trình học cho HS đỡ áp lực thi cử. - Với giáo viên giảng dạy: + Nên tiếp tục dự án hoặc có thêm nhiều dự án khác. + Sử dụng kết quả dự án thay cho các bài kiểm tra quan trọng như kiểm tra một tiết hoặc thi học kỳ. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan