Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Trung học cơ sở Dạy học theo chủ đề tích hợp môn hóa học, vật lí, lịch sử, thể dục vào môn sinh ...

Tài liệu Dạy học theo chủ đề tích hợp môn hóa học, vật lí, lịch sử, thể dục vào môn sinh học 8 bài 25 tiêu hóa ở dạ dày.

.DOC
19
2013
143

Mô tả:

PHIẾU THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN DỰ THI - Sở giáo dục và đào tạo tỉnh/thành phố Hà Nội. - Phòng giáo dục và đào tạo : Nam Từ Liêm. - Trường THCS Nam Từ Liêm. - Địa chỉ: Khu đô thị Xuân Phương – Phường Xuân Phương – Quận Nam Từ Liêm – Hà Nội. Điện thoại: - Thông tin về giáo viên: Họ và tên: Lê Thúy Ngọc. Ngày sinh: 07 – 02 – 1972; Điện thoại: 094868789 Môn: Sinh học Email: [email protected] 1 PHIẾU MÔ TẢ DỰ ÁN DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN 1. Tên dự án dạy học: DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP MÔN HÓA HỌC, VẬT LÍ, LỊCH SỬ, THỂ DỤC VÀO MÔN SINH HỌC 8 TRONG BÀI 25: TIÊU HÓA Ở DẠ DÀY. 2. Mục tiêu dạy học: a. Kiến thức bộ môn: - HS trình bày được quá trình tiêu hóa ở dạ dày gồm: + Các hoạt động. +Cơ quan hay tế bào thực hiện hoạt động. +Tác dụng của các hoạt động. - Giải thích được một số hiện tượng sinh lí, một số bệnh đối với dạ dày. - Đưa ra được các biện pháp bảo vệ dạ dày. b. Kiến thức liên môn: Môn vật lí: Biết được các hoạt động biến đổi lí học của thức ăn ở dạ dày. Môn hóa học: Biết được thành phần hóa học của dịch vị, các hoạt động biến đổi thức ăn về mặt hóa học ở dạ dày. Môn thể dục: Biết luyện tập thể dục, thể thao đúng cách để giữ gìn, bảo vệ dạ dày. - Lịch sử : Biết được một số thông tin về nhà Sinh lí học người Nga là Paplop. 3. Đối tượng của dự án : 190 học sinh 7 lớp khối 8 trường THCS Nam Từ Liêm. 4. Ý nghĩa của dự án : Học sinh biết vận dụng kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng sinh lí, bệnh lí liên quan đến hệ tiêu hóa nói chung và dạ dày nói riêng từ đó đề ra các biện pháp giữ gìn, bảo vệ hệ tiêu hóa và sức khỏe. 2 5. Thiết bị dạy học, học liệu : - Sưu tầm tranh ảnh, tài liệu về tiểu sử của nhà sinh lí học Paplop, phim ảnh…về tiêu hóa ở dạ dày, tranh ảnh về các bệnh dạ dày… - Máy chiếu, máy tính… - Soạn bài bằng Power Point. 6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học : Tiết 28 – Bài 27 TIÊU HÓA Ở DẠ DÀY I. Môc tiªu: 1. Kiến thức a. Kiến thức bộ môn: - HS trình bày được quá trình tiêu hóa ở dạ dày gồm: + Các hoạt động. +Cơ quan hay tế bào thực hiện hoạt động. +Tác dụng của các hoạt động. - Giải thích được một số hiện tượng sinh lí, một số bệnh đối với dạ dày. - Đề xuất được các biện pháp bảo vệ dạ dày. b. Kiến thức liên môn: Môn vật lí: Biết được các hoạt động biến đổi lí học của thức ăn ở dạ dày. Môn hóa học: Biết được thành phần hóa học của dịch vị, các hoạt động biến đổi thức ăn về mặt hóa học ở dạ dày. Môn thể dục: Biết luyện tập thể dục, thể thao đúng cách để giữ gìn, bảo vệ dạ dày. - Lịch sử : Biết được một số thông tin về nhà Sinh lí học người Nga -Paplop. - Kiến thức về y học : Một số nguyên nhân gây ra các bệnh về dạ dày. 2. Kĩ năng : - Rèn kĩ năng quan sát tranh hình phát hiện kiến thức. 3 - Rèn khả năng tư duy dự đoán, kĩ năng hoạt động nhóm. 3. Thái độ: Giáo dục ý thức giữ gìn, bảo vệ dạ dày. II. §å dïng d¹y – häc - Tranh hình cấu tạo hệ tiêu hóa, tranh về thí nghiệm bữa ăn giả. - Bảng phụ. III. Ho¹t ®éng d¹y – häc: 1. Ổn định lớp : 2. Kiểm tra bài cũ : Thức ăn trong khoang miệng được biến đổi như thế nào ? 3. Bài mới : ĐVĐ : Chúng ta đã biết các thức ăn chỉ được biến đổi lí học và một phần hóa học ở khoang miệng. Vậy vào đến dạ dày chúng tiếp tục được biến đổi như thế nào ? Ho¹t ®éng 1: t×m hiÓu cÊu t¹o cña d¹ dµy Mục tiêu : HS chỉ ra được cấu tạo của dạ dày, cấu tạo đó phù hợp với chức năng. Hoạt động của GV và HS Hoạt động của HS Nội dung I. CẤU TẠO DẠ DÀY : - GV yêu cầu: HS nghiên cứu thông tin, quan sát hình 27.1 kết hợp hình - Cá nhân nghiên cứu thông ảnh trên màn hình: tin và quan sát hình 27.1 SGK tr.87. - Trao đổi 2 bạn theo bàn, thống nhất câu trả lời. - Yêu cầu : + Hình dạng. + Thành dạ dày. + Dự đoán hoạt động tiêu hóa. 4 - Trao đổi nhóm đôi trả lời 2 câu hỏi : + Dạ dày có cấu tạo như thế nào ? (CT ngoài : hình dạng, dung tích, cấu tạo trong : thành dạ dày, tuyến tiêu hóa…) ? + Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo, dự đoán xem dạ dày có các hoạt động - Đại diện nhóm trình bày tiêu hóa nào ? trên tranh để cả lớp cùng - GV cho các nhóm trình bày trên theo dõi. tranh hình để cả lớp cùng theo dõi. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Đáp án : + Cấu tạo ngoài : Hình túi thắt 2 đầu, dung tích 3 lít, 2 đầu là tâm vị và môn vị. + Cấu tạo trong : Thành dạ dày có 4 lớp (Chú ý lớp niêm mạc có nhiều tuyến vị tiết dịch vị gồm : Tế bào tiết chất nhày, tế bào tiết HCl 1. Cấu tạo ngoài : - Hình túi thắt 2 đầu. - Dung tích : 3 lít. - 2 đầu là tâm vị và môn vị. 1. Cấu tạo trong : Thành có 4 lớp : - Màng ngoài. - Lớp cơ : dày, khỏe gồm : cơ vòng, cơ dọc và cơ chéo. - Lớp dưới niêm mạc. 5 tạo môi trường axit, tế bào tiết Pepsinogen là chất tiền enzim, dưới tác dụng của HCl sẽ biến đổi thành enzim pepsin). + Dự đoán : Là nơi chứa thức ăn, biến đổi thức ăn về - GV ghi điều dự đoán của các nhóm mặt lí học và hóa học. lên góc bảng và hỏi : « Tại sao lại dự đoán như vậy ? ». - GV lưu ý điều dự đoán của HS chưa đánh giá đúng sai mà HS sẽ giải quyết ở hoạt động sau. - GV giúp HS hoàn thiện kiến thức về cấu tạo của dạ dày, chỉ trên tranh vẽ -> rút ra kết luận. - Lớp niêm mạc : Có tuyến vị tiết dịch vị gồm : + Tế bào tiết chất nhày. + Tế bào tiết HCl. + Tế bào tiết pepsinogen. Ho¹t ®éng 2: t×m hiÓu sù tiªu ho¸ ë d¹ dµy Mục tiêu : HS chỉ ra được các tế bào tham gia vào các hoạt động tiêu hóa và các hoạt động tiêu hóa và tác dụng của các hoạt động đó đối với sự tiêu hóa thức ăn. Liên môn : Lí học, Hóa học, Lịch sử và thể dục. - Lịch sử : Biết được một số thông tin về nhà Sinh lí học người Nga là Paplop. (Lớp 8 bài 22 – Sự phát triển văn hóa khoa học kĩ thuật thế giới nửa đầu thế kỉ XX). - Lí học : Biết được tiêu hóa thức ăn ở dạ dày chủ yếu là về mặt lí học : Thành cơ dạ dày co bóp nghiền nát thức ăn, sự tiết dịch của các tế bào tuyến -> thức ăn được đảo trộn, hòa loãng và thấm đều dịch vị. (Lớp 8 bài 19 – Các chất có cấu tạo như thế nào ?). - Hóa học : Biết được thành phần hóa học của dịch vị và một phần nhỏ loại thức ăn protein được biến đổi về mặt hóa học. (Lớp 8 bài 17 – Sự biến đổi chất) 6 - Thể dục : Biết luyện tập thể dục thể thao đúng cách để giữ gìn và bảo vệ dạ dày. (Thể dục – THCS). Hoạt động của GV và HS - GV cho HS quan sát tranh H27.2 SGK, giới thiệu nhà sinh lí học người Nga – Paplop (14 tháng 9 năm 1849 – 27 tháng 2 năm 1936) là một nhà sinh lý học, tâm lý học và thầy thuốc người Nga, viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Peterburg (1907). Ông là người đã giành giải Nobel sinh lý và y khoa năm 1904 cho công trình nghiên cứu liên quan đến hệ thống tiêu hóa. (kiến thức môn Lịch sử) Hoạt động của HS Nội dung -HS đã được tìm hiểu trước II. TIÊU HÓA Ở DẠ DÀY : về nhà sinh lí học Paplop. - Một HS giới thiệu tóm tắt tiểu sử của ông. Ivan Petrovich Paplop 7 -HS theo dõi, ghi nhớ thông tin. - GV trình bày thí nghiệm bữa ăn giả ở chó : + Cắt thực quản, hứng phía dưới thực quản bằng cái đĩa. + Đục lỗ dạ dày, nối lỗ thủng với ống thoát bằng kim loại. + Cho chó ăn và quan sát, phân tích thành phần dịch vị. - Kết quả thí nghiệm : + Thức ăn không rơi vào dạ dày mà rơi xuống đĩa. + Có chất dịch chảy ra từ dạ dày xuống ống thoát. - GV : Qua thí nghiệm thấy : mặc dù thức ăn chưa chạm vào dạ dày nhưng dạ dày đã tiết dịch vị. Nếu thức ăn chạm vào dạ dày thì dạ dày còn tiết nhiều dịch vị hơn nữa, sau 1h tiết được 100ml, sau 3h tiết được 1000ml. - Theo em thí nghiệm của Paplop nhằm mục đích gì ? - Kết quả phân tích cho biết thành -Cá nhân trả lời câu hỏi. Đáp án : - Thí nghiệm nhằm mục đích : + Tìm hiểu ảnh hưởng của thức ăn đến sự tiết dịch. + Tìm hiểu thành phần của dịch vị tinh khiết. - Thành phần dịch vị : (kiến thức hóa học). + Nước : 95% + Enzim pepsin, HCl, chất 8 phần dịch vị bao gồm những chất nhày : 5% nào ? - GV giải thích sự phân cắt chuỗi protein của enzim pepsin : - Cá nhân nghiên cứu thông tin -> ghi nhớ kiến thức. - GV chiếu đoạn video về hoạt động của dạ dày co bóp, tiết dịch và đẩy thức ăn xuống ruột non. - Trao đổi nhóm hoàn thành bài tập (một số nhóm hoàn thành vào vở bài tập, một số nhóm làm vào bảng phụ). - Đại diện nhóm trình bày đáp án trước lớp -> nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS theo dõi và tự sửa chữa. - GV yêu cầu HS tìm hiểu thông tin -Các nhóm xem lại điều dự SGK + hình ảnh, trao đổi nhóm hoàn đoán ban đầu và đánh giá bổ thành bảng 27 « Các hoạt động biến sung. - KL : bảng 27 vở 9 đổi thức ăn ở dạ dày ». - Yêu cầu HS hoàn thiện kiến thức bảng 27. - GV đánh giá kết quả chung của các nhóm (có thể cho điểm nhóm làm tốt). - GV lưu ý : Cho HS tự đánh giá về điều dự đoán ở mục I -> HS sẽ hiểu bài hơn. - GV thông báo dự đoán của nhóm nào là đúng và nhóm nào còn thiếu -> bổ sung. - GV yêu cầu trả lời 3 câu hỏi SGK bằng hình thức trắc nghiệm : Khoanh tròn đáp án đúng (kiến thức môn Vật lí, Hóa học). Câu 1 : Sự đẩy thức ăn xuống ruột nhờ hoạt động của cơ quan, bộ phận : a. Cơ vòng tâm vị. b. Cơ vòng môn vị. c. Sự co bóp của dạ dày. d. a và b đúng. e. b và c đúng. (đáp án e) Câu 2 : Loại thức ăn gluxit và lipit được biến đổi trong dạ dày : a. Biến đổi lí học. b. Biến đổi hóa học. c. Cả biến đổi lí học và hóa học. (đáp án a). bài tập. - HS dựa vào kết quả bảng 27 và thông tin SGK -> trao đổi nhóm đôi thống nhất đáp án đúng. -Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Protein chỉ bị phân cắt thành chuỗi ngắn hơn, lipit, gluxit chỉ biến đổi về mặt lí học. - Thức ăn được 10 Câu 3 : Tại sao protein trong thức ăn lưu lại trong dạ bị enzim pepsin phân hủy mà thành dạ dày từ 3-6h tùy dày được cấu tạo chủ yếu bởi protein -Bằng kiến thức thực tế, HS loại thức ăn. lại không bị phân hủy? độc lập trả lời. a. Chất nhày được tiết ra phủ lên bề mặt lớp niêm mạc, ngăn cách không cho niêm mạc tiếp xúc với pepsin và HCl.. b. Pepsin chỉ có tác dụng với protein trong niêm mạc. c. Độ PH trong niêm mạc không đủ điều kiện cho hoạt động của enzim pepsin. (đáp án a) - GV nói về thời gian thức ăn lưu lại trong dạ dày (từ 3-6h tùy thuộc vào loại thức ăn). - GV: Em biết có những loại bệnh nào về dạ dày? - GV cho HS xem hình ảnh về một số bệnh dạ dày: 11 Bệnh trào ngược dịch vị dạ dày Bệnh viêm loét dạ dày Bệnh viêm loét dạ dày do vi khuẩn -HS trả lời cá nhân: + Vệ sinh răng miệng đúng cách sau khi ăn. +Ăn uống hợp vệ sinh: Không ăn thức ăn ôi thiu, ăn chín, uống sôi… +Khẩu phần ăn hợp lí: Ăn đủ loại, đủ chất.. +Ăn uống đúng cách: Ăn chậm, nhai kĩ, ăn đúng giờ, đúng bữa, sau ăn cần nghỉ ngơi hợp lí, không vận động mạnh, luyện tập thể dục, thể Ung thư dạ dày, tá tràng. - GV: Hàng ngày em đã có những thói thao sau khi ăn no (ít nhất 2 12 quen nào để bảo vê ê hê ê tiêu hóa, đă êc h)…(kiến thức môn thể biêtê là dạ dày? dục). - HS: Theo mặt lí học là chủ - GV tóm tắt lại kiến thức cơ bản bằng yếu (biến đổi lí học: các chất sơ đồ: chỉ thay đổi về hình dạng, màu sắc, mùi vị mà không thay đổi về tính chất, cấu tạo -thức ăn được hòa loãng, đảo trộn để thấm đều dịch vị), chỉ một phần nhỏ được biến đổi về mặt hóa học (thay đổi về tính chất, cấu tạo - protein chuỗi dài được enzim pepsin phân cắt thành protein chuỗi ngắn). (Kiến thức lí học và hóa học). - GV: Vậy tiêu hóa ở dạ dày theo mặt nào là chủ yếu (lí học hay hóa học)? Bảng 27: Các hoạt động biến đổi thức ăn ở dạ dày Biến đổi Lí học Hoạt động Các thành Tác dụng phần tham gia - Sự tiết dịch vị. - Tuyến vị. - Hòa loãng thức ăn. - Sự co bóp của - Các lớp cơ - Đảo trộn thức ăn cho dạ dày. của dạ dày. thấm đều dịch vi 13 Hóa học Hoạt động của Enzim Pepsin Enzim pepsin Phân cắt protein chuỗi dài thành các chuỗi ngắn gồm 3-10 axit amin. IV. kiÓm tra - ®¸nh gi¸: 1. Hãy chọn câu trả lời đúng: Ở dạ dày diễn ra những hoạt động nào sau đây: a. Tiết dịch vị. b. Tiết nước bọt. c. Sự nhào trộn thức ăn. d. Sự co bóp của dạ dày. e. Đảo trộn thức ăn thấm nước bọt. f. Biến đổi hóa học của thức ăn. 2. Tìm điểm giống nhau giữa biến đổi thức ăn ở khoang miệng và dạ dày? 3. Tại sao khi đói bụng lại sôi sùng sục? V. DÆn dß: - Học bài: Sự tiêu hóa của dạ dày. - Làm câu hỏi 4 SGK. - Đọc: “Em có biết?”. - Đọc trước bài 29. - Tìm hiểu cẩu tạo và sự tiêu hóa thức ăn ở ruột non. 7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập: Quá trình đánh giá chính là bài kiểm tra mà học sinh sẽ thực hiện. 8. Các sản phẩm của học sinh: Sau khi chấm bài kiểm tra tôi thấy 100% học sinh đã hiểu rõ và vận dụng tốt kiến thức của bài học để giải quyết các vấn đề. 14 Từ kết quả học tập của các em tôi nhận thấy việc kết hợp kiến thức liên môn vào một môn học nào đó là một việc làm hết sức cần thiết, có hiệu quả rõ rệt đối với học sinh, giúp các em học sinh không những học giỏi một môn mà còn biết cách kết hợp kiến thức các môn học lại với nhau để trở thành một con người phát triển toàn diện. Đồng thời việc thực hiện những dự án này sẽ giúp người giáo viên dạy bộ môn không ngừng trau dồi kiến thức của các môn học khác để dạy bộ môn của mình tốt hơn, đạt kết quả cao hơn. Một số sản phẩm của học sinh 15 16 17 18 Bài powerpoint về “Các tác nhân có hại cho dạ dày” Bài powerpoint về “Các biện pháp bảo vệ dạ dày” Phần ứng dụng công nghệ thông tin của giáo viên 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan