Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Mầm non - Mẫu giáo Mẫu giáo bé Dạy con thông minh bằng những phương pháp đơn giản...

Tài liệu Dạy con thông minh bằng những phương pháp đơn giản

.PDF
11
156
123

Mô tả:

Dạy con thông minh bằng những phương pháp đơn giản Cha mẹ sẽ rất tự hào nếu con mình thông minh, nhanh nhẹn và biết tự xử lý các tình huống khó. Nhưng làm sao để dạy con thông minh thì các bậc cha mẹ lại rất băn khoăn. Họ thường học hỏi kinh nghiệm, hoặc bắt con học đến lả người mà không biết rằng cách làm đó đôi khi lại phản tác dụng. Theo các nhà tâm lý, các bậc phụ huynh nên áp dụng những phương pháp đơn giản sau đây để có thể đạt được kết quả mong muốn. Dạy con đôi khi chỉ bằng những phương pháp rất đơn giản Khuyến khích trẻ tự suy nghĩ Cha mẹ nên thường xuyên giúp trẻ suy xét để tìm ra vấn đề thay vì cứ làm hộ hoặc cung cấp sẵn thông tin cho trẻ. Khi trẻ đặt câu hỏi, thay vì trả lời ngay, bạn hãy hướng dẫn chúng tự tìm hiểu, tự tìm lời giải đáp. Trong cuộc sống hằng ngày, bạn nên tranh thủ dùng các sự việc xảy ra xung quanh để giải đáp các thắc mắc của trẻ. Hướng dẫn trẻ tự giải quyết vấn đề Hãy thông báo cho trẻ biết về 1 sự việc sắp xảy ra. Ví dụ: “Sắp sinh nhật bà nội, con định tặng cho bà món quà gì?”. Sau đó lắng nghe, góp ý, đánh giá đúng đắn về ý kiến của trẻ. Khi kết luận vấn đề, nên hoàn toàn đồng ý với quyết định cuối cùng của trẻ và hướng dẫn trẻ thực hiện công việc đó. Khi trẻ làm tốt, cha mẹ đừng tiết kiệm lời khen. Cho trẻ chơi các trò chơi trí tuệ Con bạn càng vận dụng nhiều đến bộ não chúng sẽ càng thông minh. Những trò chơi trí tuệ là những bài tập tốt cho não, giúp con bạn tăng khả năng suy luận. Ví dụ trò chơi xếp hình, cờ tướng, cờ vua, lắp ráp rôbôt, giải câu đố… Tuy nhiên, hãy chọn cho trẻ trò chơi phù hợp với lứa tuổi và tham gia chơi với trẻ để quan sát tiến trình ứng xử của trẻ. Khuyến khích trẻ có thói quen sưu tập Những ý tưởng và hành động sưu tập là các phương pháp tuyệt diệu nhất giúp trẻ có suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề, rèn luyện cho trẻ tính kiên nhẫn, tìm tòi học hỏi. Thói quen sưu tập còn giúp con có thêm sự đam mê nho nhỏ và biết trân trọng công sức để đạt được thú vui riêng đó. Khuyến khích trẻ tham gia tranh luận Hãy đặt vài câu hỏi đơn giản với trẻ về nội dung chương trình ti vi, hoặc bộ phim đang xem. Hỏi trẻ về tính cách nhân vật, bàn luận về hành động của nhân vật… Xem kỹ thái độ của trẻ khi trả lời về nhân vật nào, nhận xét của trẻ đúng hay sai để hướng dẫn và khuyến khích trẻ nói lên ý kiến của mình. Qua đó bạn có thể thấy được suy nghĩ của trẻ đang vận động và phát triển như thế nào. Bên cạnh đó, bạn nên thường xuyên dành thời gian cho con, bởi trẻ luôn cần sự hướng dẫn, động viên, khen ngợi của cha mẹ. Sự cau có, gắt gỏng, bắt ép của bạn sẽ làm suy nghĩ, trí thông minh của trẻ không phát triển được mà còn có nguy cơ chậm đi. Dạy con tư duy và trí thông minh 14-07-2010 Theo tiến sĩ Ngô Thị Ngọc Huyền, Phó Trưởng Khoa Thương mại – Du lịch – Marketing – ĐH Kinh tế TP. HCM, hiện nhu cầu của các bậc cha mẹ về việc nuôi dạy con sao cho có thể phát huy trí tuệ của con cái là rất lớn. Tuy vậy, nhiều bậc cha mẹ đã gặp phải khó khăn trong việc hiểu đầy đủ về các khái niệm khoa học như chỉ số thông minh, chỉ số cảm xúc, chỉ số vượt khó… phần nào là do di truyền, phần nào có thể tác động để nâng cao trí thông minh. Khó khăn tiếp theo là lựa chọn phương pháp nào, chương trình nào để đăng ký cho con học hoặc để cha mẹ dùng hướng dẫn con cái. Vì vậy, cũng theo tiến sĩ Huyền, việc cha mẹ nên tìm hiểu một cách đầy đủ về trí thông minh và phương pháp nuôi dưỡng phát triển trí thông minh là rất cần thiết. IQ có phải là toàn bộ trí thông minh? Giáo sư tâm lý Howard Gardner của trường đại học Havard công bố thuyết “trí thông minh đa đạng”. Ông cho rằng việc xác định và đánh giá trí thông minh ở một khía cạnh quá riêng lẻ, là chỉ với chỉ số IQ do nhà tâm lý học người Pháp Alfred Binet đề xuất năm 1904, thì thật không thoả đáng. Gardner giải thích rằng, chỉ với riêng IQ, nó không phản ánh được sự đa dạng của trí thông minh và nó cũng không cho thấy sự tương quan giữa trí thông minh với vô số cách ứng xử của trí tuệ có thể quan sát được trong cuộc sống. Trong một thời gian khá dài, quan niệm IQ như một cái gì “Trời định” đã bị chỉ trích, đồng thời giới nghiên cứu cũng đã phát triển quan niệm đến mức hoàn thiện, như có thể thấy ở thuyết của Gardner. Vậy trí thông minh là gì và có bao nhiêu loại theo Gardner? Theo Giáo sư Howard Gardner, trí thông minh có nghĩa là “khả năng giải quyết vấn đề và tạo ra sản phẩm hay dịch vụ có giá trị thiết thực cho xã hội”. Định nghĩa này dẫn chúng ta đến câu hỏi cho chính chúng ta: khi con cái của chúng ta “có khả năng giải quyết vấn đề” và khả năng “tạo ra” nhưng mà không có «giá trị thiết thực cho xã hội» thì liệu con cái chúng ta có thông minh thật không? Thuyết của giáo sư Gardner nhận diện trí thông minh của con người có tám dạng như sau:  Trí thông minh ngôn ngữ  Trí thông minh logic – toán học  Trí thông minh về không gian  Trí thông minh về khả năng vận động thân thể  Trí thông minh âm nhạc  Trí thông minh tương tác, giao tiếp với người khác  Trí thông minh nội tâm  Trí thông minh trong lĩnh vực tự nhiên Như vậy, thuật ngữ IQ theo cách hiểu có tính phổ biến rằng nó chỉ bao gồm khả năng có sẵn của bộ não thì “không còn thỏa đáng” nữa, mà cần hiểu rộng hơn về trí thông minh là bao gồm cả khả năng mà chúng ta học được từ bên ngoài. Gardner cho rằng một người có nhiều hơn năm dạng trong hệ thống tám dạng trí thông minh do ông công bố. Với cách hiểu thấu đáo như vậy về đối tượng trí thông minh người ta mới lựa chọn phương pháp phát triển nó chính xác hơn và bớt phải lúng túng. Trí thông minh có phát triển được thông qua đào tạo không? Có. Từng loại trí thông minh trên sẽ phát huy tốt với các chương trình đào tạo, huấn luyện tư duy phù hợp. Giáo sư Tony Buzan, nhà tư vấn tư duy hàng đầu thế giới, thấy rằng đứa trẻ nào cũng có tiềm năng của Leonardo da Vinci và Albert Einstein. Làm thế nào để “bật tín hiệu” cho tiềm năng đó phát huy? Các nghiên cứu của Buzan cho thấy trí thông minh được phát huy hết công năng khi con cái chúng ta được nuôi dưỡng trong môi trường tốt, được khuyến khích, động viên và giáo dục đúng phương pháp. Với bộ công cụ sơ đồ tư duy hay còn gọi là sơ đồ trí não, Buzan hướng dẫn chúng ta học phương pháp học, học cách xử lý thông tin, và học tư duy có phương pháp để rèn luyện và nâng cao năng lực tư duy, từ đó khai phá năng lực tiềm ẩn vô cùng to lớn của bộ não tạo nên sự đột phá trong học tập và công tác. Vì sao trẻ em cần được học thông qua chơi? Một nhà khoa bảng của đại học Havard, giáo sư David Perkins, chỉ ra trí thông minh có ba loại: trí thông minh nơron (neural intelligence), trí thông minh trải nghiệm (experiential intelligent) và trí thông minh suy nghĩ (reflective intelligence). Trong đó, trí thông minh nơron do di truyền và được đo bằng chỉ số IQ. Còn hai loại trí thông minh trải nghiệm và trí thông minh suy nghĩ thì có thể đào tạo được. Để gia tăng trí thông minh trải nghiệm, trẻ em cần được chơi như là cách học. Phương pháp này phù hợp với tuổi ham chơi của các em. Như vậy, theo triết lý giáo dục này, chơi là sự trải nghiệm giúp trí tuệ học được trong suốt quá trình. Do đó, quan điểm học-mà-chơi này ngày nay được ủng hộ trên khắp thế giới. Tiếp theo quá trình đó, trí thông minh suy nghĩ là kết quả kết hợp đa dạng của trải nghiệm. Điều này quý cha mẹ có thể quan sát được. Một bé trai láu lỉnh biểu diễn ráp nhanh một chú robot bất kỳ và khoe: “mẹ ơi, con ráp con robot này nhanh ghê chưa”, thì bạn nên vui vì con trai cưng của mình thông minh trải nghiệm. Một ngày nọ con trai khoe: “mẹ ơi, con ráp con robot quét nhà cho mẹ nhé, để mẹ khỏi lau nhà nhé!”, thì bạn hãy ôm con vào lòng mà hạnh phúc vì đó là cậu bé, qua nhiều trải nghiệm lắp ráp robot mà biết suy nghĩ đến một mục tiêu hữu ích. Hãy thưởng cho con trai một nụ hôn khuyến khích (dù con robot ấy vẫn chưa thể lau nhà giúp bạn trong thực tế và việc của bạn là duy trì điều ấy, hy vọng trong tương lai bạn sẽ được tặng một chú người máy biết làm việc từ con trai). Vấn đề là các trò chơi giáo dục trí thông minh lại là một chuyên ngành hẹp, rất nghiêm túc của các nhà nghiên cứu phương pháp đào tạo tư duy. Sử dụng trò chơi phải đúng phương pháp. Vậy đâu là các trò chơi có phương pháp giáo dục tư duy? Đó là câu hỏi khó cho hàng triệu cha mẹ trên hành tinh chúng ta! Chúng ta bị tràn ngập với hàng tỉ dòng thông tin trên internet, trên quầy kệ siêu thị, trong cửa hàng chuyên doanh cho trẻ, trên phương tiện truyền thông, tại các khóa đào tạo…trên toàn cầu. Hãy hiểu, đó là một ngành công nghiệp khổng lồ và các bậc cha mẹ đang ở trong một thị trường sôi động. Một gợi ý ứng xử có giá trị là vì bạn, với vai trò làm cha mẹ, bạn đã từng trải nghiệm với vô số loại thị trường và ngành công nghiệp và bạn đã không ít lần thành công nhờ vào biết suy nghĩ. Hãy dùng cách đó, trong lãnh vực này. Chúng ta thường thành công nhờ vào ba giai đoạn. Đầu tiên, chúng ta tìm hiểu đầy đủ để có thể nhận thức đúng. Ví dụ chúng ta tìm hiểu và biết rằng đồ chơi thì khác với đồ chơi giáo dục. Tiếp theo, chúng ta thường đào sâu hơn về độ tin cậy để đưa ra thái độ. Ví dụ chúng ta tìm hiểu sâu về sự công nhận của giới chuyên gia về một món nào đó, về lịch sử của nó, về thành công của nó trong quá trình. Sau cùng, chúng ta mới ra quyết định, lựa chọn, hành động. Ví dụ chúng ta dùng sự tư vấn của chuyên gia để biết một hệ thống, sự phù hợp của lứa tuổi với từng thứ trong hệ thống đó. Vì sao trẻ em ngày càng được khuyến khích rèn luyện trí thông minh và tinh thần lãnh đạo? Tức là cha mẹ đầu tư vào việc dạy con thông minh thì kết quả là gì? Vì thế giới đã thay đổi từ các cuộc cách mạng kỹ thuật và kinh tế. Thế giới không ngừng thay đổi với tác động toàn cầu hóa. Một trong những cách làm chủ tình hình là ngành khoa học về quản trị và ngành giáo dục, trong đó có giáo dục tư duy, đã phát triển kịp thời giúp con người làm chủ sự thay đổi không ngừng. Vì thế giáo sư Edward de Bono, nhà tư tưởng hàng đầu về đào tạo tư duy đã nói: Chất lượng tư duy của chúng ta sẽ quyết định chất lượng của tương lai chúng ta. Ông đã chỉ cho quý phụ huynh cách xây dựng tầm nhìn trong sự nghiệp giáo dục con cái: Hãy dạy con cái chúng ta cách tư duy của tương lai chứ không phải cách tư duy của quá khứ. Vì nền kinh tế thế giới từ lâu đã chuyển qua bán cầu não phải (sáng tạo, nội dung, phần mềm) chứ không chỉ đơn thuần bán cầu não trái (cơ khí, máy móc). Điều này, chúng ta vẫn thường nghe đến với tên gọi nền kinh tế tri thức, công nghiệp chất xám hay nền kinh tế IQ (với cách hiểu đầy đủ là trí thông minh). Edward de Bono dặn dò các bậc phụ huynh rằng ngày nay, trong nền kinh tế, người ta không bán thông tin hay kiến thức mà là bán khái niệm (concept). Điều này đòi hỏi các chủ nhân tương lai đủ sức thích ứng bằng phương pháp tư duy, chứ không phải đủ thông tin hay kiến thức. Đó là lý do các nhà quản trị nhân sự tại các công ty luôn sát hạch về phương pháp làm việc, khả năng giải quyết vấn đề, tính năng động (thích ứng, giỏi quản lý) hơn là kiểm tra kiến thức hay kho thông tin trong đầu của bạn. Những cản trở thường gặp phải ở cha mẹ trong việc dạy con tư duy, ở khu vực văn hóa phương Đông? Trong vùng văn hóa phương đông, trọng tình cảm và ít trọng lý trí, chúng ta dễ gặp phải tâm lý là cha mẹ thường suy nghĩ giúp con cái, thay về để chúng tự suy nghĩ còn chúng ta giữ vai trò hướng dẫn, khuyến khích, tạo môi trường yêu thương và tình bạn bè. Chúng ta có thể vì quá yêu mà hay bảo bọc quá mức, khiến trẻ không còn chỗ để sáng tạo, tưởng tượng. Đừng quá lo lắng, vì mặt tích cực của vùng văn hóa này là đã cài sẵn trong chúng ta và con cái chúng ta tiềm năng của sự thông thái nội tâm, cảm xúc… Cách của chúng ta là cởi mở với chính mình và con cái để có thể dễ dàng trải nghiệm cả hai thế mạnh của hai nền văn hóa, kết hợp thành công lý trí và tâm hồn – theo cách hiểu của hệ thống tám loại trí thông minh của Gardner.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan