Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Dạy con khi mới 1 tuổi

.PDF
7
160
88

Mô tả:

Dạy con khi mới 1 tuổi Bạn đừng nghĩ rằng trẻ 1 tuổi thì chưa biết gì nhé, ngược lại đây chính là thời điểm tốt để bạn có thể dạy bé biết phân biệt đúng – sai đấy. “Cha mẹ thường nghĩ rằng, kỷ luật là thiên về hình phạt nhưng ý nghĩa của từ này là để dạy dỗ bé” – nhà tâm lý học Deborah Roth (tác giả cuốn sách Làm thế nào để quản lý stress và thưởng thức năm đầu tiên làm mẹ) chia sẻ. Bạn có thể bắt đầu dạy con hành vi tốt ngay từ khi bé 1 tuổi Với bé 1 tuổi, kỷ luật thực sự là dạy bé về ranh giới, phân biệt giữa cái được phép và cái không được phép. Bạn có thể bắt đầu dạy con hành vi tốt với những chiến lược đơn giản. Hãy thử phân tâm Quát mắng bé không phải cách hay bởi vì giọng điệu của mẹ chỉ khiến bé chống đối hoặc nổi hứng tò mò. “Thay vào đó, hãy hướng bé quan tâm tới những hoạt động khác” – nhà tâm lý học Roth gợi ý. Ví dụ, nếu bé leo trèo lên tay vịn ghế sofa, hãy nhẹ nhàng kéo bé xuống sàn nhà và bắt đầu đọc một cuốn sách hay chơi đồ chơi với con. Chuyển hướng chú ý của bé không chỉ nhanh chóng kết thúc hành vi bạn không mong muốn mà nó còn dạy bé về một số thứ không được mẹ khuyến khích như leo lên thành ghế. Hãy nhất quán Bạn có thể nghĩ, chỉ một lần cho bé snack (bimbim) trước giờ ăn tối là khá vô hại nhưng nó sẽ khuyến khích bé có thói quen đòi hỏi đúng vào giờ đấy, một thứ gì đó. “Điều quan trọng để thiết lập các giới hạn là bạn không được mềm lòng với con dù chỉ một lần” - ông Gregory Oliver (một nhà tâm lý học ở Detroit, Mỹ) gợi ý. Vợ chồng bạn phải cùng quan điểm dạy con, với những quy tắc nhất định trong gia đình. Tích cực Nếu bạn lạnh lùng nói “Không” với bé tất cả thời gian, bé có thể đáp lại bạn y như thế lúc bé không muốn làm điều gì đó. Vì thế, hãy tiết kiệm từ “không” cho các tình huống tham gia. Ví dụ, nếu bé lại gần bếp gas, bạn nhanh chóng nói “không” bằng một giọng nghiêm khắc nhưng cách của bạn chưa phải tích cực. Thay vào đó, hãy nói: “Con chạy lên nhà đi, đừng lại gần bếp gas, bỏng đấy”. Làm mẫu Các bé tiếp thu nhanh những gì mẹ làm hơn là những gì mẹ nói, giải thích của TS. Penny Donnenfeld (một nhà tâm lý học ở thành phố New York, Mỹ). Nếu con của bạn quá hờ hững với em bé mới sinh, hãy chứng minh hành vi bạn muốn ở bé bằng cách làm mẫu: “Con ôm và thơm em đi, như mẹ làm đây này”; sau đó, hướng dẫn cách tay của bé và để bé ôm em một cách nhẹ nhàng. Hoặc nếu bé khó khăn trong việc đánh răng trước giờ đi ngủ, bạn hãy cùng con làm việc đó như một phần của thói quen đi ngủ mỗi ngày. Khen ngợi hành vi tốt Đôi khi, bé hành động sai là vì bé thiếu kỹ năng giao tiếp. Hoặc bé hành động như thế để gây sự chú ý của mẹ. Đó là lý do vì sao bạn nên luôn luôn cho bé biết bạn đang hài lòng với hành vi nào. Bằng cách này, bạn sẽ dạy con rằng hành vi tốt cũng gây được sự chú ý từ mẹ và bé sẽ cố gắng làm nhiều việc tốt hơn. 10 lời khuyên khi con khó dạy 28-06-2011 Ai cũng muốn con ngoan, học giỏi và biết nghe lời cha mẹ. Nhưng cũng không ít trẻ lại ương bướng và khó dạy hơn rất nhiều. Nếu là con bạn, hãy tham khảo 10 lời khuyên thú vị sau. 1. Bạn cần phải đọc kĩ công ước của Liên hợp quốc về quyền Trẻ em. Mặc dầu không thấy nói đến quyền của trẻ em …khó dạy, nhưng ta có thể suy ra được. 2. Bạn đừng tin các câu châm ngôn: “Không hề có trẻ em hư, chỉ có trẻ em chưa ngoan”. “Không hề có trẻ em lười biếng, chỉ có trẻ em chưa chăm chỉ”. 3. Mặc dầu con của bạn tạm thời là trẻ khó dạy, nhưng bạn phải nhớ rằng nó vẫn là quý tử, là niềm hy vọng lớn lao của gia đình bạn. 4. Bạn đừng luôn luôn chê bai nó. Các nhà tâm lí học nói rằng giáo dục phải kết hợp khen và chê, mà khen là chủ yếu. Bạn phải cố tìm một vài điều tốt của nó để mà khen, chẳng hạn: thằng này hát karaoke hay lắm, hoặc: tuy chưa có bằng nhưng nó đi xe máy lụa lắm, hoặc: nó mà đánh nhau thì đứa nào cũng thua, hoặc: nó mà quay cóp thì đố thầy cô nào tóm được.… 5. Người ta phải có tự hào thì mới tiến lên được. Bạn đừng làm cho nó cảm thấy nhục vì học dốt. Bạn hãy cố xin cho nó vào lớp gồm những đứa dốt như nó, thậm chí còn dốt hơn, để đôi khi nó cũng cảm thấy hơn người. Trước mặt khách khứa bạn cứ nói rằng nó không bao giờ chịu đứng bét lớp; rằng tuy nó không chịu học nhưng thông minh hơn khối đứa khác! 6. Không bao giờ được đánh con, đánh là phạm luật, là tội ác. Nếu cực chẳng đã, không nuốt giận được thì cũng nên đóng kín cửa lại rồi mới đánh. Tức là không phải “đóng cửa dạy nhau” mà bạn lại đang “đóng cửa nện nhau” đấy. Trong khi đánh cũng cần phải chú ý đến hành vi tự vệ và đánh trả của đối phương. Đã từng có cô gái nói với bố “Ông mà đánh tôi là tôi giết chết ông đấy”. Ông bố ấy không tin, cứ đánh và bị chết thật. 7. Bạn cũng không bao giờ được mắng nó kiểu như: mày cút đi đâu thì cút, đừng để tao trông thấy mặt. Nó chỉ chờ có thế là nó vù ngay đấy. Nó có thể đi lang thang đàn đúm bạn bè, thậm chí còn vào nhà nghỉ… 8. Vợ chồng bạn phải có sự phối hợp chặt chẽ và nhịp nhàng trong việc dạy con. Ví dụ nó rất hay xin tiền để tiêu xài thì đôi lúc bạn phải cương quyết không cho và đưa ra lời khuyên bảo phải tiết kiệm. Nhưng sau đó vợ bạn (hoặc chồng bạn) tìm cách đưa tiền cho nó và bảo đừng nói với bố ( hoặc mẹ). Không có tiền, nó có thể đi ăn cắp hoặc ăn cướp thì phiền hà lắm. 9. Sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường rất quan trọng. Nếu con bạn vì cớ gì đó bỏ nhà ra đi, một mặt bạn phải tìm cho được, mặt khác phải báo ngay với nhà trường là con bạn đang bị …ốm, xin nhà trường cho nghỉ học mấy hôm. 10. Bạn phải tìm hiểu vì sao nó không thích học, mà chỉ thích ngao du đàn đúm. Có thể là vì nó thấy học nặng quá, mà nó thì không thích nặng. Nếu bạn thừa tiền thì thử cho nó đi du học xem sao. Nghe nói bên Tây trẻ con học nhẹ nhàng lắm, vừa học vừa chơi (ta đang cố gắng theo bên Tây, nhưng chưa làm được ). Sang bên ấy nó lại thành người… chưa biết chừng!
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan