Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đấu tranh phòng, chống tội phạm hủy hoại rừng trên địa bàn các tỉnh tây nguyên...

Tài liệu đấu tranh phòng, chống tội phạm hủy hoại rừng trên địa bàn các tỉnh tây nguyên

.PDF
173
927
126

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN VĂN NGHIỆP ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG TỘI HỦY HOẠI RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN Chuyên ngành: Tội phạm học và Phòng ngừa tội phạm Mã số: 62.38.01.05 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. CAO THỊ OANH 2. PGS.TS. TRẦN HỮU TRÁNG HÀ NỘI - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong luận án đều đƣợc trích dẫn nguồn trung thực. Những kết luận khoa học của Luận án đƣợc kết luận là của riêng mình trên cơ sở có sự kế thừa phát triển của những công trình đã nghiên cứu, nhằm đƣa ra những luận cứ khoa học và thực tiễn, từ đó có những giải pháp phù hợp cho việc ngăn chặn ngăn chặn tình hình tội hủy hoại rừng trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Văn Nghiệp DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BCA Bộ công an BLHS Bộ luật hình sự CQĐT Cơ quan điều tra DCTD Di cƣ tự do HVPT Hành vi phạm tội Nxb Nhà xuất bản QLBVR Quản lý bảo vệ rừng QLNN Quản lý nhà nƣớc THTP Tình hình tội phạm TAND Tòa án nhân dân TPMT Tội phạm môi trƣờng TNHH Trách nhiệm hữu hạn TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn một thành viên UBND Ủy ban nhân dân VKSND Viện kiểm sát nhân dân DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ Bảng 1: Diện tích rừng trên địa bàn các tỉnhTây Nguyên (2007 - 2013) ............... 151 Bảng 2: Số vụ và số ngƣời phạm tội bị xét xử về tội hủy hoại rừng trên địa bàn Tây Nguyên giai đoạn 2007 – 2014 .................................................................. 153 Bảng 3: So sánh tình hình tội hủy hoại rừng với tình hình tội phạm nói chung trên địa bàn Tây Nguyên giai đoạn 2007 – 2014 .............................................. 154 Bảng 4: Số vụ, số bị cáo phạm tội của bình quân 01 tội danh trong BLHS so với tội hủy hoại rừng trên địa bàn Tây Nguyên (2007 – 2014) ............................. 155 Bảng 5: So sánh tình hình tội hủy hoại rừng trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên với cả nƣớc giai đoạn 2007 – 2014 ....................................................................... 156 Bảng 6: Hệ số của tình hình tội hủy hoại rừng trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên giai đoạn 2007 – 2014 ....................................................................................... 158 Bảng 7: Hệ số tình hình tội hủy hoại rừng theo từng tỉnh ở Tây Nguyên giai đoạn 2007 – 2014 ................................................................................................ 159 Bảng 8: Mật độ của tình hình tội hủy hoại rừng trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên giai đoạn 2007 – 2014 ............................................................................................... 160 Bảng 9: Hệ số tiêu cực của tình hình tội hủy hoại rừng ở các tỉnh Tây Nguyên giai đoạn (2007 – 2014): ........................................................................................... 160 Bảng 10: Diễn biến của tình hình tội hủy hoại rừng trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên giai đoạn 2007 – 2014 .................................................................. 161 Bảng 11: Thống kê tình hình xét xử tội hủy hoại rừng tại các địa phƣơng giai đoạn 2007 – 2014 ................................................................................................ 163 Bảng 12: Diện tích rừng của các tỉnh Tây Nguyên ................................................. 164 Bảng 13: Số vụ khởi tố, truy tố và xét xử tội hủy hoại rừng trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên từ năm 2007 – 2014 ...................................................................... 165 Bảng 14: Số vụ, số ngƣời phạm tội bị khởi tố điều tra với số vụ, số ngƣời phạm tội bị đƣa ra xét xử .......................................................................................... 166 Bảng 15. Số vụ phá rừng với số vụ bị khởi tố trên địa bàn huyện Tuy Đức giai đoạn 2010 – 2013 ................................................................................................ 166 Bảng 16. Số vụ phá rừng với số vụ xét xử trên địa bàn huyện EaKar – tỉnh Đắc Lắc từ năm 2007 – 2013 ................................................................................... 167 Bảng 17. Số vụ hủy hoại rừng trên địa bàn tỉnh Đắc Lắc từ năm 2007 – 2012 ...... 167 Biểu đồ 1. Diện tích rừng trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên ................................. 153 Biểu đồ 2. Số vụ và số ngƣời phạm tội bị xét xử về tội Hủy hoại rừng trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên từ năm 2007 – 2014 ................................................. 154 Biểu đồ 3. Số vụ phạm tội hủy hoại rừng của Tây Nguyên so với cả nƣớc giai đoạn 2007 – 2014 ................................................................................................ 157 Biểu đồ 4. Diễn biến của tình hình tội hủy hoại rừng trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên giai đoạn 2007 – 2014 .................................................................. 161 Biểu đồ 5: Cơ cấu của tình hình tội hủy hoại rừng theo độ tuổi ngƣời phạm tội ... 162 Biểu đồ 6: Cơ cấu tình hình tội hủy hoại rừng theo nghề nghiệp phạm tội ............ 162 Biểu đồ 7: Cơ cấu tình hình tội hủy hoại rừng theo trình độ học vấn..................... 163 Biểu đồ 8. Cơ cấu theo chế tài hình sự đƣợc áp dụng đối với ngƣời phạm tội hủy hoại rừng trên địa bàn Tây Nguyên từ 2007 – 2014 .................................. 165 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1:TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ TỘI HỦY HOẠI RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN .......................................... 7 1.1. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam.................................................................... 7 1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ................................................................. 15 1.3. Đánh giá về tình hình nghiên cứu .................................................................. 17 CHƢƠNG 2: TÌNH HÌNH TỘI HỦY HOẠI RỪNG Ở TÂY NGUYÊN............. 21 2.1. Khái quát về tình hình tội hủy hoại rừng ở Tây Nguyên ................................ 21 2.2. Phần hiện của tình hình tội hủy hoại rừng trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên . 24 2.3. Phần ẩn của tình hình tội hủy hoại rừng ở Tây Nguyên.................................. 38 CHƢƠNG 3:NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA TÌNH HÌNH TỘI HỦY HOẠI RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN.............................. 42 3.1. Khái quát về nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội hủy hoại rừng ở Tây Nguyên .......................................................................................................... 42 3.2. Các nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội hủy hoại rừng ở Tây Nguyên 43 CHƢƠNG 4: PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI HỦY HOẠI RỪNG Ở TÂY NGUYÊN............................................................................................................. 80 4.1. Dự báo tình hình tội hủy hoại rừng ở Tây Nguyên ......................................... 80 4.2. Khái quát lí luận về phòng ngừa tình hình tội hủy hoại rừng trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên ................................................................................................... 84 4.3. Thực trạng phòng ngừa tình hình tội hủy hoại rừng trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên ................................................................................................................. 91 4.4. Các giải pháp tăng cƣờng phòng ngừa tình hình tội hủy hoại rừng ở Tây Nguyên ................................................................................................................. 95 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 139 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tây Nguyên là vùng cao nguyên gồm 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng, phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, phía nam giáp các tỉnh Đồng Nai, Bình Phƣớc, phía tây giáp với các tỉnh Attapeu (Lào) và Ratanakiri và Mondulkiri (Campuchia). Tổng diện tích lên tới 54.639 km2, dân số khoảng 5,4 triệu ngƣời. Với độ cao khoảng 500m đến 2.000m so với mặt nƣớc biển Tây Nguyên là một địa bàn chiến lƣợc quan trọng của Việt Nam và vùng Đông Nam Á. Đây là nơi tiếp giáp của ba nƣớc Đông Dƣơng với dãy Trƣờng Sơn nhƣ là một xƣơng sống chính. Tây Nguyên là một vùng rộng lớn có nguồn tài nguyên thực vật phong phú, đặc biệt là rừng và cây công nghiệp. Do nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với trữ lƣợng mƣa hàng năm tƣơng đối cao nên Tây Nguyên là một trong các khu vực ở Việt Nam còn nhiều diện tích rừng với thảm sinh vật đa dạng, trữ lƣợng lâm sản phong phú và tiềm năng lớn. Tây nguyên có thể coi là mái nhà của miền Trung, có chức năng phòng hộ rất lớn. Từ trƣớc đến nay, rừng luôn đƣợc xem là lá phổi xanh của thế giới giúp điều hoà khí hậu, cân bằng sinh thái cho môi trƣờng. Nếu nhƣ tất cả các thực vật trên trái đất tạo ra 53 tỷ tấn sinh khối (ở trạng thái khô tuyệt đối là 64%) thì rừng chiếm 37 tỷ tấn (70%) và các cây rừng sẽ thải ra 52,5 tỷ tấn (hay 44%) dƣỡng khí [103]. Bên cạnh đó, rừng còn góp phần làm dịu bớt nhiệt độ của luồng khí nóng ban ngày, duy trì đƣợc độ ẩm, bổ sung khí cho không khí và ổn định khí hậu toàn cầu bằng cách đồng hoá cacbon và cung cấp oxy. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, ở nhiều địa phƣơng trên cả nƣớc nói chung và ở các tỉnh Tây Nguyên nói riêng, tình hình hủy hoại rừng diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Hành vi lấn rừng, phá rừng làm kinh tế của ngƣời dân đã ảnh hƣởng nặng nề đến môi trƣờng và đời sống con ngƣời. Rừng bị chặt phá trƣớc tiên là để lấy đất trồng cây công nghiệp, xây dựng, cho mục đích nông nghiệp nhƣ: trồng cà 1 phê, trồng cao su và phát triển trồng những cây lƣơng thực, công nghiệp khác, hay phá rừng để làm các khu du lịch, vui chơi, giải trí… Vì vậy, hiện nay nhìn chung rừng ở nƣớc ta đang bị suy giảm nghiêm trọng, đặc biệt là ở khu vực các tỉnh Tây Nguyên. Tình trạng đó đã tạo ra hàng loạt tác động tiêu cực và thách thức sự phát triển kinh tế, xã hội và môi trƣờng, nhƣ: gây lũ lụt, hạn hán, gây khó khăn trong việc cung ứng lâm sản, làm giảm diện tích đất trồng khiến tình trạng nghèo đói và thất nghiệp ở nhiều khu vực càng đáng lo ngại hơn, đặc biệt suy thoái rừng làm phá vỡ các hệ sinh thái quan trọng khác… Hiện nay trong xu thế của quá trình hội nhập kinh tế mang tính toàn cầu và khu vực, sự cạnh tranh gay gắt giữa các quốc gia, giữa các doanh nghiệp với nhau đã tạo nên sự chuyển biến lớn về kinh tế đồng thời kéo theo đó là rất nhiều biến động về môi trƣờng. Tác động của mặt trái kinh tế thị trƣờng làm cho tình hình tội phạm trong một số lĩnh vực gia tăng, trong đó có tội phạm về môi trƣờng nói chung và tội hủy hoại rừng nói riêng đang là vấn nạn đáng lo ngại không chỉ của các tỉnh Tây Nguyên mà trên cả nƣớc nói chung. Trong những năm gần đây, rừng Tây Nguyên bị giảm sút nghiêm trọng cả về diện tích và tính đa dạng sinh học. Theo báo cáo của Chi Cục Kiểm Lâm 5 tỉnh Tây Nguyên thì từ năm 2007 đến 2014 diện tích rừng đã bị giảm hơn 30%. Đây là một thực trạng đáng báo động từ nhiều năm nay. Trong gần 10 năm qua, các cơ quan chức năng đã bắt và xử lý hơn 9.000 vụ vi phạm lâm luật (trong đó có cả tội hủy hoại rừng), ngoài ra còn nhiều vụ hủy hoại rừng không đƣợc đƣa ra xét xử. Với diễn biến ngày càng phức tạp, hành vi phạm tội ngày càng tinh vi thì hậu quả của việc hủy hoại rừng đã ảnh hƣởng không nhỏ đến tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội cũng nhƣ đời sống của ngƣời dân trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, đồng thời cũng ảnh hƣởng lớn đến tình hình chung của cả nƣớc. Hiện nay hiểu biết của ngƣời dân về tội hủy hoại rừng và về tác động của việc hủy hoại rừng đến tình hình kinh tế - xã hội vẫn còn hạn chế, đồng thời các giải pháp phòng ngừa tình hình tội hủy hoại rừng ở Tây Nguyên vẫn chƣa đạt hiệu quả 2 mong muốn. Xuất phát từ những vấn đề cấp thiết nêu trên, tác giả đã chọn đề tài “Đấu tranh phòng, chống tội hủy hoại rừng trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên” làm đề tài luận án tiến sĩ của mình, qua đó tác giả muốn đi sâu tìm hiểu các vấn đề liên quan đến tình hình tội phạm hủy hoại rừng, phân tích làm rõ nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội hủy hoại rừng và kiến nghị các giải pháp tăng cƣờng phòng ngừa có hiệu quả loại tội này trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở phân tích làm rõ các thông số của tình hình tội hủy hoại rừng trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên giai đoạn 2007 - 2014, nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội hủy hoại rừng trong thời gian và địa bàn nói trên, cùng với những dự báo về tình hình tội hủy hoại rừng trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, luận án hƣớng đến mục đích kiến nghị hệ thống các biện pháp phòng ngừa tình hình tội phạm này trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt đƣợc những mục đích trên, luận án phải thực hiện những nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu đánh giá kết quả của những công trình nghiên cứu khoa học trong và ngoài nƣớc có liên quan đến đề tài luận án để xác định rõ những tri thức mà tác giả luận án có thể kế thừa trong quá trình nghiên cứu và xác định cụ thể những vấn đề mà luận án cần tiếp tục nghiên cứu trong khuôn khổ luận án. - Phân tích làm rõ tình hình tội hủy hoại rừng trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên giai đoạn 2007 - 2014. - Phân tích làm sáng tỏ nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội hủy hoại rừng trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên giai đoạn 2007 - 2014. - Dự báo tình hình tội hủy hoại rừng trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên giai đoạn tới. - Kiến nghị các giải pháp tăng cƣờng phòng ngừa tình hình tội hủy hoại rừng trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên. 3 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Từ việc xác định khách thể nghiên cứu của luận án chính là tình hình tội hủy hoại rừng trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, đối tƣợng nghiên cứu của luận án là nghiên cứu những quy luật của tình hình tội hủy hoại rừng trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên giai đoạn 2007 - 2014. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Luận án đƣợc nghiên cứu dƣới góc độ tội phạm học và phòng ngừa tội phạm. Luận án nghiên cứu tình hình tội hủy hoại rừng trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên; nghiên cứu những nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội hủy hoại rừng, qua đó đƣa ra những giải pháp phòng ngừa tội phạm này trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên. - Về thời gian: Tác giả nghiên cứu tình hình tội hủy hoại rừng trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên diễn ratừ năm 2007 đến năm 2014. - Về địa bàn nghiên cứu: Luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu là các hành vi phạm tội hủy hoại rừng trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên của nƣớc ta. 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu * Phƣơng pháp luận Luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở phƣơng pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin, đƣờng lối chính sách của Đảng, các quy định của Nhà nƣớc về tội phạm và đấu tranh phòng, chống tình hình tội phạm về môi trƣờng nói chung, tình hình tội hủy hoại rừng nói riêng. Luận án nghiên cứu dựa trên các phƣơng pháp tiếp cận cơ bản, nhƣ phƣơng pháp tiếp cận hệ thống, phƣơng pháp tiếp cận lịch sử, phƣơng pháp tiếp cận liên ngành... nhằm giải quyết một cách tốt nhất những nội dung của luận án. Luận án sử dụng tổng hợp các phƣơng pháp nghiên cứu của khoa học xã hội cùng với những phƣơng pháp đặc thù của Tội phạm học nhƣ: phƣơng pháp thống kê, phƣơng pháp phân tích, phƣơng pháp tổng hợp, phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp dự báo khoa học, phƣơng pháp điều tra, phƣơng pháp so sánh đối 4 chiếu các số liệu, phƣơng pháp quy nạp, phƣơng pháp diễn dịch... để làm các nội dung của luận án. Cụ thể, các phƣơng pháp nghiên cứu lý luận, phân tích, bình luận, suy luận logic, so sánh, tổng hợp... đƣợc sử dụng trong chƣơng 1 của luận án để làm rõ tổng quan tình hình nghiên cứu của luận án nhằm rút ra đƣợc những kết quả đạt đƣợc của các công trình nghiên cứu có liên quan đến luận án, cũng nhƣ xác định đƣợc các vấn đề mà luận án cần nghiên cứu, làm rõ trong khuôn khổ luận án nghiên cứu. Các phƣơng pháp nghiên cứu lý luận, phân tích, quy nạp, diễn dịch, suy luận logic, nghiên cứu tài liệu...đƣợc sử dụng trong chƣơng 2 của luận án nhằm làm rõ những nét khái quát về đặc điểm của tội hủy hoại rừng theo quy định của BLHS cũng nhƣ phân tích khái quát lý luận về phòng ngừa tình hình tội hủy hoại rừng. Các phƣơng pháp phân tích, suy luận logic, quy nạp, diễn dịch, thống kê, điều tra xã hội học...đƣợc sử dụng trong chƣơng 2 và chƣơng 3 phân tích làm rõ; tình hình, nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội hủy hoại rừng trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên giai đoạn 2007 - 2014. Các phƣơng pháp phân tích, suy luận logic, quy nạp, diễn dịch, dự báo... đƣợc sử dụng trong chƣơng cuối nhằm trƣớc hết đƣa ra đƣợc các dự báo về tình hình tội hủy hoại rừng trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên; kiến nghị các giải pháp tăng cƣờng phòng ngừa tình hình tội hủy hoại rừng trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên. 5. Những điểm mới của luận án Luận án là công trình nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện, chuyên sâu dƣới góc độ tội phạm học đối với tình hình tội hủy hoại rừng trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên từ năm 2007 đến năm 2014. Luận án đã phân tích làm rõ đƣợc các nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội hủy hoại rừng trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên giai đoạn 2007 2014. Luận án đã đƣa ra đƣợc hệ thống các biện pháp nhằm tăng cƣờng phòng ngừa tình hình tội hủy hoại rừng phù hợp với những điều kiện đặc thù của các tỉnh Tây Nguyên của nƣớc ta. 5 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Về mặt khoa học Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung, hoàn thiện lý luận về tội phạm học nói chung; lí luận về phòng ngừa tình hình tội hủy hoại rừng nói riêng. 6.2. Về mặt thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở quan trọng cho các cơ quan lập pháp xem xét để chỉnh sửa những quy định về tội hủy hoại rừng, đồng thời có thể giúp cho chính quyền, các cơ quan bảo vệ pháp luật của các tỉnh Tây Nguyên tham khảo để xây dựng và thực hiện những biện pháp ngăn chặn và phòng ngừa loại tội phạm này có hiệu quả. Kết quả nghiên cứu của luận án cũng có thể đƣợc sử dụng làm tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực Luật học nói chung và chuyên ngành Tội phạm học nói riêng. 7. Cơ cấu của luận án Luận án ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo gồm có 4 chƣơng nhƣ sau: Chƣơng 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về tội hủy hoại rừng trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên Chƣơng 2. Tình hình tội hủy hoại rừng ở Tây Nguyên Chƣơng 3. Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội hủy hoại rừng trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên Chƣơng 4. Phòng ngừa tình hình tội hủy hoại rừng trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên 6 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ TỘI HỦY HOẠI RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH TÂY NGUYÊN Tính đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung, cũng nhƣ những công trình nghiên cứu về đấu tranh phòng chống một nhóm tội phạm, hoặc một tội phạm cụ thể, và cũng có những công trình nghiên cứu về vấn đề hủy hoại rừng nói chung và hành vi hủy hoại rừng trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên nói riêng. Mỗi công trình nghiên cứu đều đề cập dƣới góc độ nhất định và đều có ý nghĩa vào công tác đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và tội hủy hoại rừng nói riêng. Sau đây là một số công trình nghiên cứu tiêu biểu trong và ngoài nƣớc có liên quan đến đề tài luận án. 1.1. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu về những vấn đề lý luận của tội phạm học Thuộc về nhóm này có các công trình tiêu biểu sau: - “Giáo trình tội phạm học”, Võ Khánh Vinh, Nxb Công an nhân dân, năm 2013. Công trình này tác giả đã nghiên cứu làm rõ các vấn đề lý luận cơ bản của tội phạm học Việt Nam, trong đó có nhiều vấn đề lý luận làm nền tảng nghiên cứu của luận án, nhƣ lý luận về tình hình tội phạm, lý luận về nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm, lý luận về nhân thân ngƣời phạm tội và lý luận về phòng ngừa tình hình tội phạm. - “Giáo trình Tội phạm học”, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, năm 2006. Công trình này nhóm tác giả đã làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản của tội phạm học. Luận án có thể sử dụng những lý luận này nhƣ là cơ sở lý luận của luận án. Cụ thể, giáo trình đã làm rõ lý luận về tình hình tội phạm, lý luận về nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm, lý luận về nhân thân ngƣời phạm tội cũng nhƣ lý luận về phòng ngừa tình hình tội phạm. - “Tội phạm ở Việt Nam, thực trạng, nguyên nhân và giải pháp”, Nxb Công an nhân dân, năm 1994. Công trình này nhóm tác giả nghiên cứu lịch sử 7 hình thành của tội phạm học Việt Nam, đồng thời nghiên cứu thực trạng, nguyên nhân và các giải pháp phòng ngừa tội phạm của Việt Nam. - “Tội phạm học Việt Nam -Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Viện nghiên cứu nhà nƣớc và pháp luật, Nxb Công an nhân dân, năm 2000. Công trình này nhóm tác giả nghiên cứu đánh giá tình hình tội phạm học Việt Nam, nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn của tội phạm học Việt Nam. Nghiên cứu một số học thuyết của các nhà nghiên cứu tội phạm học của Việt Nam và thế giới. Từ đó vận dụng vào Việt Nam. - “Tội phạm học hiện đại và phòng ngừa tội phạm”, Nguyễn Xuân Yêm, Nxb Công an nhân dân, 2001. Cuốn sách này, tác giả nghiên cứu những học thuyết về những quan điểm của tội phạm cổ điển, từ đó đánh giá để đƣa ra quan điểm của tội phạm học hiện đại và vấn đề phòng ngừa tội phạm nói chung và nhóm tội phạm học nói riêng. - “Một số vấn đề lý luận về tình hình tội phạm ở Việt Nam”, Phạm Văn Tỉnh, Nxb Tƣ pháp, Hà Nội, năm 2007. Công trình này tác giả cũng nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận về tình hình tội phạm nói chung, cũng nhƣ những vấn đề lý luận về tình hình tội phạm học Việt Nam nói riêng. Trên cơ sở đó tác giả đƣa ra những quan điểm của mình về những vấn đề lý luận tình hình tội phạm ở Việt Nam. - “Nạn nhân của tội phạm”, Trần Hữu Tráng, Nxb Giáo dục Việt Nam, năm 2011. Công trình này tác giả nghiên cứu những vấn đề liên quan đến nạn nhân trong tội phạm học, nghiên cứu các dấu hiệu của nạn nhân trong tội phạm học, nhƣ thế nào đƣợc coi là nạn nhân, đồng thời đƣa ra những yếu tố, những tình huống trở thành nạn nhân của tội phạm, một trong những nguyên nhân của tội phạm một phần cũng do nạn nhân. - “Cơ chế hành vi phạm tội - cơ sở để xác định nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa tội phạm”, Phạm Văn Tỉnh, Tạp chí Kiểm sát, số 03/1996. Bài viết này tác giả đã nghiên cứu cơ chế phát sinh của hành vi phạm tội, nghiên cứu những cơ sở để xác định đúng các nguyên nhân của tội phạm, trên cơ sở xác định 8 đúng những nguyên nhân của tội phạm sẽ đƣa ra những giải pháp phòng ngừa đúng và đạt hiệu quả trong đấu tranh và phòng chống tội phạm. - “Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm ở nước ta hiện nay mô hình lý luận”, Phạm Văn Tỉnh, tạp chí Nhà nƣớc và pháp luật, số 6/2008. Trong bài viết này tác giả đã phân tích nghiên cứu đánh giá trong xu thế hội nhập thì những nguyên nhân và điều kiện cho sự phát sinh tội phạm ở Việt Nam nhƣ thế nào, qua đó tác giả đánh giá những nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm trong giai đoạn mới là hết sức bức tạp và có những diễn biến khó lƣờng. - “Phòng ngừa đấu tranh phòng chống tội phạm về môi trường là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân”, của tác giả Trần Đại Quang đăng trên trong web của Chính phủ www.chinhphu.vn. Bài này tác giả đã đƣa ra những quan điểm trong việc đấu tranh, phòng chống các tội phạm về môi trƣờng không chỉ của một cá nhân hay tổ chức mà là trách nhiệm của toàn xã hội. 1.1.2. Nhóm các công trình nghiên cứu về đấu tranh phòng chống tình hình nhóm tội phạm nói chung và nghiên cứu từng tội phạm cụ thể - Luận án tiến sĩ luật học của Nguyễn Ngọc Bình “Đấu tranh phòng, chống tội phạm có sử dụng bạo lực ở Việt Nam hiện nay”, đƣợc bảo vệ năm 2010. Luận án này tác giả đƣa ra một số lý luận về phòng ngừa tội phạm nói chung, đƣa ra những quan điểm của Đảng và nhà nƣớc trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và các tội phạm sử dụng bạo lực nói riêng. Tác giả luận án đã tập trung nghiên cứu làm rõ thực trạng của tình hình tội phạm sử dụng bạo lực ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, qua đó tìm ra đƣợc những nguyên nhân và đƣa ra đƣợc những biện pháp phòng ngừa loại tội phạm này đạt hiệu quả cao nhất - Luận án tiến sĩ luật học của Lê Hữu Du “Đấu tranh phòng, chống tội hiếp dâm trẻ em trong giai đoạn hiện nay” đƣợc bảo vệ năm 2015. Trong luận án này tác giả đã đƣa ra những khái niệm về tình tình tội phạm nói chung, những nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm, cũng nhƣ những giải pháp 9 phòng ngừa tội phạm. Luận án tập trung nghiên cứu kỹ về tình hình tội hiếp dâm trẻ em trong giai đoạn từ 2007 - 2013, từ đó tìm ra những quy luật của loại tội phạm này, qua đó tìm hiểu những nguyên nhân, đồng thời đƣa ra những giải pháp phòng ngừa loại tội phạm này đạt hiệu quả. - Luận án tiến sĩ luật học của Nguyễn Thị Phƣơng Thảo “Đấu tranh phòng chống tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, bảo vệ tháng 01/2016. Luận án này tác giả nghiên cứu những vấn đề lý luận về đấu tranh phòng chống tội tuyên truyền chống Nhà nƣớc Cộng hòa xã hội chủ Nghĩa Việt Nam. Qua đó nghiên cứu quy định của loại tội này trong Bộ luật hình sự, nghiên cứu tình hình loại tội này, từ đó tìm ra những nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội này. Trên cơ sở đó đƣa ra giải pháp phòng ngừa tội phạm này có hiệu quả - Luận án tiến sĩ luật học của Huỳnh Văn Em “Đấu tranh phòng, chống các tội phạm về ma túy trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”, bảo vệ năm 2015. Luận án nghiên cứu những vấn đề lý luận về đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và những vấn đề lý luận về đấu tranh phòng chống các tội phạm ma túy nói riêng. Qua đó nghiên cứu thực trạng nhóm tội phạm ma túy trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, từ đó tìm ra những nguyên nhân và điều kiện phát sinh loại tội phạm này, qua đó đƣa ra những giải pháp phòng ngừa để nhằm hạn chế, tiến tới ngăn chặn loại tội phạm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. - Luận án tiến sĩ luật học của Đỗ Thị Kim Tuyến “Đấu tranh phòng, chống tội cướp tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội”, bảo vệ năm 2001. Luận án này tác giả nghiên cứu tình hình tội cƣớp tài sản trên địa bàn thành phố Hà Nội, nghiên cứu những nguyên nhân và điều kiện phát sinh loại tội phạm này từ đó đƣa ra những giải pháp phòng ngừa loại tội phạm này trên địa bàn thành phố Hà Nội. - Luận văn thạc sĩ luật học của Đỗ Bá Cỡ “Đấu tranh chống người chưa thành niên phạm tội thực trạng và giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn”, bảo vệ năm 1996. Luận văn này tác giả nghiên cứu những quy định của Bộ luật hình sự 10 về vấn đề ngƣời chƣa thành niên, đồng thời nghiên cứu thực trạng loại tội phạm này, qua đó tìm hiểu những nguyên nhân của nhóm tội phạm này, từ đó đƣa gia một số giải pháp phòng và ngăn chặn loại tội phạm này. - Luận văn thạc sĩ luật học của Cao Thị Oanh “Đấu tranh phòng, chống các tội cờ bạc trên địa bàn thành phố Hà Nội”, bảo vệ năm 2002. Luận văn này tác giải nghiên cứu những vấn đề lý luận về công tác đấu tranh phòng chống tội cờ bạc ở Việt Nam nói chung và đặc biệt là trên địa bàn thành phồ Hà Nội, qua đó tác giả nghiên cứu thực trạng của tình hình tội phạm này trên địa bàn Hà Nội. Từ đó tìm ra những nguyên nhân và điều kiện cho việc phát sinh tội phạm này, cuối cùng là đƣa ra đƣợc những giải pháp nhằm hạn chế và ngăn chặn loại tội phạm này trên địa bàn Hà Nội. 1.1.3. Nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến các biện pháp đấu tranh phòng chống tội hủy hoại rừng - Luận án tiến sĩ luật học của Hà Công Tuấn: “Quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay”, đƣợc bảo vệ năm 2006. Luận án này tác giả đã chỉ ra vai trò quan trọng của việc bảo vệ và phát triển rừng. Tác giả cũng chỉ ra đƣợc vai trò của các cơ quan trong việc sử dụng pháp luật để bảo vệ và phát triển rừng, cũng nhƣ những phong tục tập quán của ngƣời dân trong bảo vệ phát triển rừng. Đặc biệt là tác giả đã chỉ ra đƣợc vai trò cực kỳ quan trọng, thậm chí là quyết định đến vấn đề bảo vệ phát triển rừng của cơ quan quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực này nhƣ Tổng cục Lâm nghiệp, cục kiểm lâm. - Luận án tiến sĩ quản lý công của Lê Văn Từ “Quản lý nhà nước về xã hội hoá bảo vệ và phát triển rừng ở Tây Nguyên” bảo vệ 2015. Luận án hệ thống hóa, phân tích lý luận quản lý nhà nƣớc về xã hội hóa bảo vệ và phát triển rừng. Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nƣớc về xã hội hóa bảo vệ và phát triển rừng ở Tây Nguyên. - Luận án tiến sĩ của Nguyễn Huy Hoàng “Một số biện pháp quản lý, bảo vệ rừng Tây Nguyên hiệu quả”, bảo vệ năm 2009. Luận án đƣa ra cơ sở lý luận về 11 quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng. Phân tích đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc về rừng Tây Nguyên những năm qua. Đề xuất các giải pháp nhằm bảo vệ và phát triển rừng Tây Nguyên. - “Quản lý cháy rừng ở Việt Nam”, Phạm Ngọc Hƣng, Nxb Nghệ An 2004. Nội dung cuốn sách này tác giả trình bày khái quát đất rừng ở Việt Nam, nguyên nhân, tác hại, đặc điểm quá trình cháy rừng, đánh giá kết quả thực hiện các biện pháp tổng hợp phòng cháy, chữa cháy rừng, khuyến nghị các giải pháp phòng cháy, chữa cháy rừng. Đồng thời đề xuất chiến lƣợc phòng cháy, chữa cháy rừng ở Việt Nam. - Luận văn thạc sĩ của Lê Thị Lộc: “Nghiên cứu áp dụng chứng chỉ rừng trong quản lý rừng bền vững ở Việt Nam”, bảo vệ năm 2008. Luận văn này đã nghiên cứu tổng quan về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng. Đánh giá thực trạng áp dụng chứng chỉ rừng ở Việt Nam; ƣu điểm của chứng chỉ rừng trong việc quản lý rừng bền vững so với các công cụ quản lý khác. Luận văn cũng phân tích yêu cầu và sự phù hợp giữa chính sách với thực tiễn quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng. Phân tích và đánh giá những khó khăn trong việc thực hiện chứng chỉ rừng tại Việt Nam hay những yếu tố ảnh hƣởng đến việc quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng tại Việt Nam, cũng nhƣ xu hƣớng của thế giới, của khu vực; tác động của thị trƣờng, hành lang pháp lý cho quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng của Việt Nam. Đề xuất và kiến nghị những giải pháp để áp dụng chứng chỉ rừng vào quản lý rừng bền vững ở Việt Nam về quản lý nhà nƣớc cũng nhƣ cho các đơn vị quốc doanh và tƣ nhân. - Luận văn của Nguyễn Thị Ngọc Bích: “Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng”, bảo vệ năm 2010. Luận văn này đã nghiên cứu những vấn đề lý luận và pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng. Luận văn nghiên cứu thực trạng quy định pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng. Đề ra các giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ rừng. 12 - Hội nghị về lâm nghiệp khu vực Tây Nguyên tổ chức vào ngày 21/9/2012 tại Gia Lai. Hội nghị đã có các báo cáo chuyên đề của Tổng cục Lâm nghiệp về thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng và thảo luận về hiện trạng và các giải pháp phát triển ngành Lâm nghiệp vùng Tây Nguyên. Tại Hội nghị này, lãnh đạo, đại diện các đơn vị thống nhất nhận định, tình hình quản lý, bảo vệ và phát triển rừng vùng Tây Nguyên hiện nay còn tồn tại nhiều bất cập, diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp, do chuyển đổi đất lâm nghiệp, lấn chiếm, khai thác rừng trái phép, các công ty lâm nghiệp không đủ năng lực bảo vệ diện tích rừng đƣợc giao, một số cơ chế chính sách về quản lý bảo vệ rừng chƣa phù hợp. - Luận văn thạc sĩ luật học của Nguyễn Văn Vân: “Tổ chức và hoạt động của ngành kiểm lâm ở nước ta hiện nay”, bảo vệ năm 2001. Trong luận văn này tác giả đi sâu nghiên cứu cơ cấu, tổ chức và hoạt động của lực lƣợng kiểm lâm; Vai trò của lƣợc lƣợng này đối với việc bảo vệ và phát triển rừng ở nƣớc ta. - Luận văn của Lê Văn Hà “Trách nhiệm hình sự đối với tội vi phạm quy định về khai thác và bảo vệ rừng và đấu tranh phòng chống tội phạm này trên địa bàn tỉnh Gia Lai” bảo vệ năm 2002. Luận văn đã nghiên cứu vấn đề xử lý hành vi phạm tội của những đối tƣợng vi phạm quy định về khai thác và bảo vệ rừng tại Gia Lai. Qua đó nghiên cứu tình hình, nguyên nhân và điều kiện phạm tội, đƣa ra một số giải pháp phòng ngừa tội phạm này trên địa bàn tỉnh Gia Lai. - Luận văn thạc sĩ luật học của Nguyễn Thanh Huyền: “Một số vấn đề cơ bản về pháp luật bảo vệ rừng ở Việt Nam hiện nay”, đƣợc bảo vệ năm 2004. Luận văn này tác giả đã nêu đƣợc các quy định cơ bản của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. Với luận văn này tác giả chỉ tập trung nghiên cứu sâu về quy định của pháp luật trong bảo vệ và phát triển rừng, chứ không nghiên cứu đƣợc rõ ràng các quy định của pháp luật có ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến việc tình hình hủy hoại rừng của nƣớc ta ngày càng gia tăng. - Luận văn thạc sĩ luật học của Nguyên Hải Âu: “Pháp luật về bảo vệ môi trường rừng ở Việt Nam thực trạng và phươg hướng hoàn thiện”, đƣợc bảo vệ 13 năm 2001. Tác giả luận văn đã nghiên cứu các quy định của pháp luật về lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng. Tác giả đã chỉ ra những bất cập trong quy định của pháp luật về bảo vệ môi trƣờng, trong đó có Luật bảo vệ và phát triển rừng. - Báo cáo khoa học của tác giả Trần Hữu Sơn với tên đề tài là: “Tri thức bản địa của người Hà Nhì ở Việt Nam với vấn đề bảo vệ rừng”. Báo cáo này đã trình bày ở vùng cao miền núi phía Bắc Việt Nam, trên địa bàn cƣ trú của ngƣời H’mông, Dao, Kháng, Khơ Mú... đều không còn rừng hoặc chỉ là rừng tái sinh. Nhƣng bao quanh làng của ngƣời Hà Nhì vẫn còn những cánh rừng già với những cây cổ thụ, dây leo chằng chịt. Vì sao trên cùng một vùng đất, trong khi làng của nhiều tộc ngƣời khác trơ trụi cây xanh thì làng của ngƣời Hà Nhì vẫn còn những cánh rừng già? Tri thức bản địa và phong tục tập quán về bảo vệ rừng của ngƣời Hà Nhì đã bảo vệ đƣợc những cánh rừng nguyên sinh. Trong điều kiện hiện nay, tri thức bản địa về bảo vệ rừng của ngƣời Hà Nhì cần phải đƣợc tuyên truyền và phổ biến cho các tầng lớp để có ngƣời dân có ý thức trong việc bảo vệ và phát triển rừng. - Hội nghị bảo vệ và phát triển rừng Tây Nguyên tổ chức ngày 14/3/2013 tại Đăk Lắc, do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn phối hợp với UBND tỉnh Đắc Lắc. Tại Hội nghị ông Hà Công Tuấn Thứ trƣởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã trình bày báo cáo về thực trạng, giải pháp bảo vệ và phát triển rừng Tây Nguyên. Hội nghị cũng đã ghi nhận nhiều ý kiến của các đại biểu nhằm thực hiện tốt hơn công tác bảo vệ và phát triển rừng Tây Nguyên và nâng cao đời sống ngƣời dân sống gần rừng. Kết luận Hội nghị, Phó Thủ tƣớng Chính phủ Hoàng Trung Hải nhấn mạnh để thực hiện công tác bảo vệ, phát triển rừng Tây Nguyên bền vững, cần phải có các giải pháp đồng bộ, đòi hỏi sự tham gia của cả hệ thống chính trị; trong đó một số nhiệm vụ trọng tâm cần triển khai là: đánh giá tình hình triển khai Chỉ thị số 1685/CT-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp cụ thể, phù hợp thực tiễn; giải quyết dứt điểm tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất lâm nghiệp; triển khai công tác tổng điều tra, kiểm kê rừng, 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất