Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đấu tranh phòng, chống tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe củ...

Tài liệu đấu tranh phòng, chống tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh thái bình

.PDF
182
558
79

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM KHOA HỌCKHOA XÃ HỘI VIỆT HỌC VIỆN HỌC XÃNAM HỘI HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHẠM THỊ MỸ HƯƠNG PHẠM THỊ MỸ HƯƠNG ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG TỘI CỐ Ý GÂY TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI ĐẤUTHƯƠNG TRANH PHÒNG, CHỐNG CHO SỨC KHOẺ CỦA NGƯỜI KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO TỈNH THÁI BÌNH SỨC KHOẺ CỦA NGƯỜI KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH Chuyên ngành: Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm Mã số: 62. 38 .01.05 Chuyên ngành: Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm Chuyên ngành: Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm Mã .LUẬN Mã số: 62. 38 .01.05 ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS HỒ SỸ SƠN NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS HỒ SỸ SƠN HÀ NỘI - 2016 HÀ NỘI - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào. Tác giả của luận án PHẠM THỊ MỸ HƯƠNG MỤC LỤC TRANG MỞ ĐẦU .......................................................................................................................................... 1 Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu .......................................................... 8 1.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước ........................................................................ 8 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ........................................................................ 19 1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án .................... 25 Chương 2: Tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Thái Bình trong thời gian từ năm 2006 đến năm 2015 .......................................................................................................... 2.1. Lý luận về tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác ......................................................................................................... 2.2. Phần hiện của tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Thái Bình .................................................. 2.3. Đánh giá phần ẩn của tình hình tội cố ý gây thươngthích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Thái Bình ................. Chương 3: Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Thái Bình trong thời gian từ năm 2006 đến năm 2015 ............ 3.1. Nhận thức về nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác .............................. 3.2. Các nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Thái Bình ........................................................................................................................................... Chương 4: Các giải pháp tăng cường phòng ngừa tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Thái Bình ........................................................................................................... 4.1.Khái quát lý luận về phòng ngừa tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác ......................................................... 4.2.Thực trạng phòng ngừa tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Thái Bình ................. 4.3. Dự báo tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Thái Bình trong thời gian tới .......... 4.4. Các giải pháp tăng cường phòng ngừa tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác tại tỉnh Thái Bình trong thời gian tới ........................................................................................................................ KẾT LUẬN .................................................................................................................................... DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 32 32 38 65 71 71 75 107 107 111 125 128 148 DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT 1. BLHS : Bộ luật Hình sự 2. BLTTHS : Bộ luật Tố tụng hình sự 3. CĐ : Cao đẳng 4. CQĐT : Cơ quan điều tra 5. CYGTT : Cố ý gây thương tích 6. ĐH : Đại học 7. HSPT : Hình sự phúc thẩm 8. HSST : Hình sự sơ thẩm 9. KSV : Kiểm sát viên 10. Nxb : Nhà xuất bản 11. PPHS : Phạm pháp hình sự 12. TAND : Toà án nhân dân 13. TM, SK, DD, NP : Tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm 14. Tr : Trang 15. THCS : Trung học cơ sở 16. THPT : Trung học phổ thông 17. THTP : Tình hình tội phạm 18. UBND : Uỷ ban nhân dân 19. VKSND : Viện kiểm sát nhân dân DANH MỤC BẢNG Số hiệu Bảng 2.1 Bảng 2.2 Bảng 2.3 Bảng 2.4 Bảng 2.5 Bảng 2.6 Bảng 2.7 Bảng 2.8 Bảng 2.9 Bảng 2.10 Bảng 2.11 Bảng 2.12 Bảng 2.13 Bảng 2.14 Tên bảng Số vụ án và số bị cáo bị xử sơ thẩm về tội CYCTT hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trên địa bàn tỉnh Thái Bình từ năm 2006 đến năm 2015 So sánh số vụ án, bị cáo phạm tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác với tội phạm nói chung trên địa bàn tỉnh Thái Bình So sánh số vụ án, bị cáo phạm tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác với nhóm các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm trên địa bàn tỉnh Thái Bình từ năm 2006 đến năm 2015 So sánh sự tương quan tình hình tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với một số tỉnh liền kề Mức độ tăng giảm số vụ án, số bị cáo phạm tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Thái Bình từng năm so với năm 2006 Mức độ tăng giảm số vụ án, số bị cáo phạm tội nói chung trên địa bàn tỉnh Thái Bình từng năm so với năm 2006 Cơ cấu về mức độ của tình hình tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người được tính toán trên cơ sở dân số của tỉnh Thái Bình Cơ cấu tình hình tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được tính trên cơ sở diện tích các địa danh của tỉnh Thái Bình Cơ cấu về mức độ của tình hình tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Thái Bình từ năm 2006 đến năm 2015, được tính toán trên cơ sở kết hợp cả hai yếu tố dân số và diện tích địa giới hành chính của tỉnh Thái Bình Cơ cấu của tình hình tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Thái Bình xét theo mức độ thiệt hại do tội phạm gây ra. Cơ cấu của tình hình tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Thái Bình xét theo hình phạt đã áp dụng. Cơ cấu của tình hình tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác xét theo trình độ học vấn của người phạm tội Cơ cấu của tình hình tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Thái bình xét theo nghề nghiệp của người phạm tội Cơ cấu của tình hình tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác xét theo tiền án, tiền sự của người phạm tội. Trang phụ lục 1 1 2 2 3 3 4 4 5 5 6 6 7 7 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Số hiệu Biểu đồ 2.1 Biểu đồ 2.2 Biểu đồ 2.3 Biểu đồ 2.4 Biểu đồ 2.5 Biểu đồ số 2.6 Biểu đồ 2.7 Biểu đồ 2.8 Biểu đồ 2.9 Biểu đồ 2.10 Biểu đồ 2.11 Tên biểu đồ Số vụ án và số bị cáo bị xử sơ thẩm về tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trên địa bàn tỉnh Thái Bình từ năm 2006 - 2015 So sánh số vụ án phạm tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ người khác với tội phạm nói chung trên địa bàn tỉnh Thái Bình từ năm 2006 - 2015, So sánh số bị cáo phạm tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với tội phạm nói chung trên địa bàn tỉnh Thái Bình từ năm 2006 - 2015. So sánh số vụ án phạm tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm trên địa bàn tỉnh Thái Bình So sánh về số vị cáo phạm tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác với nhóm các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Cơ cấu của tình hình tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo hình thức thực hiện tội phạm Cơ cấu của tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác theo tiêu chí động cơ, mục đích thực hiện tội phạm của người phạm tội. Cơ cấu của tình hình tội phạm CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo tiêu chí phương tiện, công cụ gây án của bị cáo. Cơ cấu của tình hình tội phạm CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo tiêu chí thời gian phạm tội của người phạm tội Cơ cấu của tình hình tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác từ năm 2006 -2015 trên địa bàn tỉnh Thái Bình được xác định theo địa điểm gây án. Cơ cấu tội phạm xét theo hình phạt đã áp dụng Trang 8 8 9 9 10 10 11 11 12 12 13 Biểu đồ 2.12 Cơ cấu tội phạm xét theo tiêu chí giới tính của người phạm tội. 13 Biểu đồ 2.13 Cơ cấu tội phạm xét theo tiêu chí độ tuổi của đối tượng phạm tội. Cơ cấu tội phạm xét theo tiêu chí trình độ học vấn của người Biểu đồ 2.14 phạm tội Biểu đồ 2.15 Cơ cấu tội phạm theo tiêu chí nghề nghiệp của người phạm tội 14 Biểu đồ 2.16 Cơ cấu xét theo hoàn cảnh gia đình của người phạm tội 15 14 15 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân ngày càng được quy định đầy đủ, đặc biệt là tại Khoản 1 Điều 20 Hiến pháp năm 2013 của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: "Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm" và " Mọi người có quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe,...Nghiêm cấm các hành vi đe dọa cuộc sống và sức khỏe của người khác và cộng đồng" (Điều 38). Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên cả nước nói chung và tỉnh Thái Bình nói riêng có diễn biến phức tạp, xu hướng gia tăng, tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội ngày càng nghiêm trọng. Là tỉnh duy nhất ở đồng bằng sông Hồng có địa hình bằng phẳng, không đồi núi, là vùng đất trẻ, diện tích đất tự nhiên vào loại trung bình so với cả nước nhưng tỉnh Thái Bình lại có dân số và mật độ dân cư cao, chỉ sau Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh (dân số 1.870.667 người, mật độ 1.192 người/km2). Tuy là một tỉnh thành lập muộn, song ngay từ khi mới hình thành, mảnh đất Thái Bình là nơi hội cư và tụ cư của nhiều luồng cư dân đến từ các vùng cư dân khác nhau. Vì vậy, mặc dù không phải là điểm nóng của tình hình tội phạm, song do điều kiện về dân cư, về địa lý nằm gần các trung tâm kinh tế lớn trong vùng tam giác tăng trưởng kinh tế như Hải Phòng - Quảng Ninh - Hà Nội nên tỉnh Thái Bình vẫn chịu không ít tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường. Tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác xảy ra mọi lúc, mọi nơi với những thay đổi căn bản so với thời kỳ trước về tính chất và mức độ nguy hiểm, về động cơ mục đích phạm tội; về phương tiện và thủ đoạn phạm tội,v.v. Theo số liệu thống kê của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Bình thì tình hình tội nói trên gia tăng đều đặn và nhanh chóng; nếu như năm 2006 hệ thống Tòa án tỉnh Thái Bình đã thụ lý giải quyết 50 vụ án với 70 bị cáo phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, năm 2007 là 58 vụ 83 bị cáo; năm 2008 là 51 -1- vụ 64 bị cáo; năm 2009 là 65 vụ 97 bị cáo; năm 2010 là 82 vụ 116 bị cáo; năm 2011 là 69 vụ 79 bị cáo; năm 2012 là 71 vụ 124 bị cáo; năm 2013 là 96 vụ 150 bị cáo; năm 2014 là 78 vụ 100 bị cáo thì năm 2015 là 72 vụ 90 bị cáo. Mặc dù số vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác bị xử lý nhiều như vậy nhưng tình hình tội này vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm mà lại có những diễn biến phức tạp hơn, đáng chú ý là xuất hiện một số ổ nhóm tội phạm hoạt động lưu động lợi dụng những "điểm nóng" là những nơi thường xảy ra khiếu kiện đông người để thực hiện hành vi phạm tội; một số ổ nhóm có sự móc nối, cấu kết với những đối tượng là tỉnh ngoài đã gây ra những vụ án nghiêm trọng, gây bức xúc trong dư luận. Trước tình hình đó, các cấp ủy Đảng, chính quyền nhân dân trong tỉnh đã có nhiều biện pháp khác nhau để phòng ngừa tình hình tội này. Đặc biệt, ngay sau khi Ban Bí thư Trung ương Đảng triển khai Chỉ thị 48-CT/TW ngày 31/5/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tỉnh Thái Bình đã ra Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 05/5/2011; Ủy ban nhân dân tỉnh có chương trình hành động số 04/CTHĐ-UBND về tăng cường lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới, đồng thời chỉ đạo triển khai thực hiện tới các cấp, các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội trong toàn tỉnh. Việc triển khai thực hiện Chỉ thị 48-CT/TW và Nghị quyết 03-NQ/TU, Chương trình hành động 04/CTHĐ-UBND chứng tỏ cả hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh Thái Bình vào cuộc với quyết tâm cao trong công tác đấu tranh phòng và chống tội phạm, song trên thực tế, tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Thái Bình trong những năm gần đây vẫn không được kiềm chế, vẫn xảy ra hàng ngày, hàng giờ và trải khắp trên địa bàn tỉnh Thái Bình và vẫn chiếm tỷ lệ cao trong tổng số các tội phạm hình sự. Thực trạng trên đây cho thấy trên địa bàn tỉnh Thái Bình công tác phòng chống tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác còn nhiều bất cập, hạn chế. Xét theo diện rộng, trong khoa học pháp lý cũng như trong tội phạm học nước ta việc nghiên cứu chuyên đề về tội phạm này chưa nhiều, nhất là chưa có công trình nào tập trung nghiên cứu một cách toàn diện sâu, rộng về phòng chống tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người -2- khác trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Bởi vậy, nhu cầu nghiên cứu một cách đầy đủ, sâu rộng và có cơ sở khoa học vấn đề đấu tranh phòng, chống tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác gắn với "địa lý học" của tội này, tức là gắn với điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội... của tỉnh Thái Bình được đặt ra một cách cấp thiết. Cũng bởi vậy, nghiên cứu sinh chọn đề tài"Đấu tranh phòng, chống tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Thái Bình” làm luận án tiến sĩ luật học chuyên ngành tội phạm học và phòng ngừa tội phạm. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tình hình tội này trên địa bàn tỉnh Thái Bình trong thời gian từ năm 2006 đến năm 2015, nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội nói trên, lý luận và thực tiễn phòng ngừa tình hình tội này trên địa bàn tỉnh Thái Bình, kết quả dự báo tình hình tội phạm; luận án đề xuất các biện pháp tăng cường phòng ngừa tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trên địa bàn tỉnh Thái Bình trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau: - Khái quát lý luận về tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; - Phân tích, đánh giá tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trên địa bàn tỉnh Thái Bình trong thời gian từ năm 2006 đến năm 2015; - Phân tích nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Thái Bình trong thời gian từ năm 2006 đến năm 2015; - Khái quát lý luận phòng ngừa tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác và thực tiễn phòng ngừa tình hình tội này trên địa bàn tỉnh Thái Bình trong thời gian nói trên; - Dự báo tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trên địa bàn tỉnh Thái Bình; -3- - Đề xuất các biện pháp tăng cường phòng ngừa tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Thái Bình trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Nhằm đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án lấy các quan điểm khoa học của tội phạm học về tình hình tội phạm, về nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm, về phòng ngừa tội phạm, về dự báo tình hình tội phạm; các quy định của pháp luật hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trên địa bàn tỉnh Thái Bình trong thời gian từ năm 2006 đến năm 2015 để nghiên cứu những vấn đề thuộc nội dung nghiên cứu của đề tài. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về chuyên ngành nghiên cứu: Đề tài luận án được nghiên cứu dưới góc độ chuyên ngành tội phạm học và phòng ngừa tội phạm. - Về thời gian nghiên cứu: Từ năm 2006 đến năm 2015. - Về địa bàn nghiên cứu: Tỉnh Thái Bình. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Luận án lấy chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng và của Nhà nước ta về tội phạm và hình phạt, về đấu tranh phòng, chống tội phạm làm phương pháp luận nghiên cứu các vấn đề thuộc nội dung nghiên cứu. Luận án còn sử dụng trong một tổng thể các phương pháp nghiên cứu cụ thể khác như kết hợp lý luận và thực tiễn, hệ thống, phân tích, tổng hợp, khảo sát thực tiễn, thống kê, bảng biểu hóa và sơ đồ hóa, so sánh, dự báo, tọa đàm chuyên gia...để thực hiện đề tài luận án, cụ thể là: - Phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn được sử dụng trong chương 2, chương 3, chương 4 của luận án. Cụ thể, tác giả sử dụng lý luận về tội phạm học để tiếp cận các khái niệm về “tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác”; “nguyên nhân và điều kiện tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác”;“phòng ngừa tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác” kết hợp với thực tế tình -4- hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trên địa bàn tỉnh Thái Bình để làm cơ sở đề xuất các giải pháp phòng ngừa tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trên địa bàn tỉnh Thái Bình. - Phương pháp hệ thống, phân tích, tổng hợp được sử dụng nhiều nhất ở chương 1 để đánh giá các công trình có liên quan đến nội dung luận án. - Phương pháp phân tích, thống kê, bảng biểu, để làm rõ tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trên địa bàn tỉnh Thái Bình. - Phương pháp thực tiễn bằng việc nghiên cứu các vụ án hình sự để xác định nhân thân, động cơ mục đích, tính chất, hành vi, tội danh, hậu quả, của các hành vi phạm tội. - Phương pháp khảo sát thực tế bằng cách làm việc với các cơ quan tiến hành tố tụng, tham dự các phiên tòa xét xử, tiếp xúc và trao đổi trực tiếp với những người trực tiếp tiến hành tố tụng có liên quan đến loại tội này để thu thập những thông tin có liên quan đến tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; những đánh giá trong việc xác định tính chất, hành vi phạm tội; những vướng mặc trong việc định tội danh và quyết định hình phạt đối với loại tội này. - Phương pháp so sánh, được áp dụng để so sánh tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trên địa bàn tỉnh Thái Bình với một số tỉnh liền kề để đánh giá tính chất, mức độ của tội phạm. - Phương pháp dự báo khoa học nhằm dự báo tình hình tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trong thời gian tới để làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan có thẩm quyền đưa ra các biện pháp phòng ngừa. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Về quan điểm tiếp cận: Dựa vào phép biện chứng của triết học Mác-xít, luận án nghiên cứu sự tác động qua lại giữa các yếu tố tiêu cực thuộc về môi trường sống và các yếu tố tiêu cực thuộc về cá nhân con người tạo nên hành vi phạm tội trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Nói cách khác, luận án làm rõ sự tác động qua lại của các yếu tố tiêu cực thuộc về kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Thái Bình và cá nhân con người hình thành ở họ đặc điểm nhân cách lệch chuẩn và đặc điểm nhân cách -5- lệch chuẩn của cá nhân đó đến lượt mình tác động qua lại với những hiện tượng xã hội tiêu cực khác làm phát sinh hành vi phạm tội cụ thể. Hay nói cách khác, luận án phân tích làm rõ nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Về phương pháp: Các phương pháp được sử dụng trong luận án này như đã nêu tại mục 4 phần mở đầu luận án này vừa có tính bổ trợ cho nhau, vừa có tính độc lập cho phép nghiên cứu làm rõ khía cạnh "địa lý học tội phạm" của tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên một địa bàn, nói ở đây là tỉnh Thái Bình, những nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm đó; tính "địa lý học tội phạm" cũng được khai thác để nghiên cứu và xây dựng các giải pháp phòng ngừa tình hình tội nói trên. Về tổng quát: luận án là công trình nghiên cứu có tính chuyên sâu của tội phạm học về tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên một địa bàn nhất định. Luận án đã thiết lập được một hệ thống lý luận về các vấn đề then chốt nhất của tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác như: Lý luận về tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; lý luận về nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; lý luận về phòng ngừa tội phạm.v.v. Và để những lý luận phát huy tác dụng là vũ khí sắc bén đấu tranh với tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác ngay tại địa bàn mà tác giả đang sống, học tập và làm việc, luận án đã xây dựng các giải pháp phòng ngừa tội phạm này một cách đầy đủ, có cơ sở khoa học và mang tính khả thi cao. 6 .Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận án - Luận án đã hệ thống hóa quan điểm về mặt lý luận của tình hình tội phạm; lý luận về nguyên nhân và điều kiện phạm tội; lý luận về phòng ngừa tình hình tội phạm nói chung để làm cơ sở đưa ra các lý luận về tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Do đó, luận án có thể được sử dụng làm tài liệu phục vụ công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực khoa học pháp lý hình sự. - Luận án có thể làm tài liệu tham khảo khi các cơ quan lập pháp, các tổ chức xã hội và công dân tham gia vào việc đóng góp ý kiến nhằm tiếp tục sửa đổi, bổ sung các quy định trong Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam. -6- - Luận án cung cấp những cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc đấu tranh phòng chống tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Thái Bình để giúp các cơ quan chức năng trên địa bàn nhận thức sâu hơn, rộng hơn về loại tội phạm này, từ đó xây dựng những biện pháp phòng ngừa mang tính khả thi và phù hợp với điều kiện xã hội của tỉnh Thái Bình trong giai đoạn hiện nay. 7. Kết cấu của Luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2: Tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Thái Bình từ năm 2006 đến năm 2015. Chương 3: Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Thái Bình từ năm 2006 đến năm 2015. Chương 4: Các giải pháp tăng cường phòng ngừa tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Thái Bình. -7- CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Để có thể nghiên cứu một cách sâu sắc, đầy đủ và toàn diện các vấn đề thuộc nội dung nghiên cứu của đề tài, điều quan trọng trước hết là nhận diện các vấn đề đó đã được nghiên cứu chưa? Nếu đã được nghiên cứu thì trạng thái nghiên cứu như thế nào? Đã nghiên cứu đầy đủ hay nghiên cứu chưa đầy đủ? Đã nghiên cứu chính xác hay chưa chính xác? Những vấn đề nào đã được nghiên cứu song cần phải tiếp tục nghiên cứu? Những vấn đề nào cần phải được nghiên cứu mới? Tại đây xuất hiện nhu cầu tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về những vấn đề thuộc nội dung nghiên cứu của luận án này. 1.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước 1.1.1. Những công trình nghiên cứu tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác dưới góc độ tội phạm học và phòng ngừa tội phạm Nhằm góp phần giữ vững kỷ cương pháp luật, làm giảm đáng kể tội phạm, xây dựng môi trường lành mạnh, phòng, chống tội phạm có hiệu quả như mục tiêu của Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm đã xác định; các nhà khoa học Việt Nam, nhất là các nhà tội phạm học nước ta đã và đang quan tâm nghiên cứu hàng loạt vấn đề quan trọng của tội phạm học và phòng ngừa tội phạm với mục đích cao nhất là phòng ngừa tình hình tội phạm, tiến tới loại trừ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội. Bởi vậy, cho đến nay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu trên phương diện lý luận chung và chuyên sâu trong lĩnh vực này. Trong số những công trình như vậy, trước hết cần kể đến cuốn sách chuyên khảo “Tội phạm học, Luật Hình sự, Luật Tố tụng Hình sự Việt Nam” của tập thể tác giả do tiến sĩ luật học Đào Trí Úc làm chủ biên và được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia ấn hành năm 1994. Cuốn sách bao gồm bốn phần, trong đó phần thứ nhất đề cập nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản của tội phạm học trong đó có các vấn đề về khái niệm "tình hình tội phạm", các thông số của tình hình tội phạm, các nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm, phòng ngừa tình hình tội phạm, dự báo và kế hoạch hóa hoạt động đấu tranh với tình hình tội -8- phạm. Với những lập luận có cơ sở khoa học về khái niệm tình hình tội phạm, các thông số phản ánh phần tội phạm hiện (tội phạm rõ) và đặc biệt là những lập luận về phần tội phạm ẩn của tình hình tội phạm ở nước ta trong thời gian từ năm 1986 đến năm 1992; một số đại lượng và chỉ số minh họa tình hình tội phạm như cơ số tội phạm, đại lượng phần trăm và các hình thức minh họa khác; nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm; dự báo và kế hoạch hóa hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm; cuốn sách chuyên khảo cung cấp cho tác giả luận án này những tri thức và cách tiếp cận hết sức cơ bản về đấu tranh phòng, chống tình hình tội phạm nói chung cũng như tình hình tội cố ý gây thương tích (CYGTT) hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nói riêng. Những tri thức về lý luận cơ bản và chuyên sâu cũng như cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu dưới góc độ tội phạm học được tác giả luận án này lĩnh hội từ cuốn giáo trình "Tội phạm học" của GS.TS Võ Khánh Vinh, do Nhà xuất bản Công an nhân dân ấn hành lần đầu tiên vào năm 2003 và tái bản vào các năm 2008 và 2013. Trong cuốn giáo trình này, GS.TS Võ Khánh Vinh nghiên cứu chuyên sâu những vấn đề lý luận về tình hình tội phạm, khái niệm và đặc điểm của tình hình tội phạm, các thông số của tình hình tội phạm, nguyên nhân và điều kiện chung của tình hình tội phạm, nguyên nhân và điều kiện của tội phạm cụ thể, đặc biệt là các dấu hiệu tội phạm học của nhân thân người phạm tội; các vấn đề lý luận khác của tội phạm học như phòng ngừa tình hình tội phạm, kế hoạch hóa hoạt động phòng ngừa tình hình tội phạm, dự báo tình hình tội phạm... cũng được GS.TS. Võ Khánh Vinh phân tích, lập luận sâu sắc. Trên cơ sở lý luận và nhất là cách tiếp cận nghiên cứu vấn đề dưới góc độ tội phạm học của GS.TS. Võ Khánh Vinh, tác giả luận án đi sâu phân tích khái niệm, các đặc điểm của tình hình tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác một cách tổng thể để tìm ra các nguyên nhân và điều kiện phạm tội của tình hình tội này, từ đó đề xuất xây dựng các biện pháp phòng ngừa thích ứng. Để có thể nhìn nhận một cách tổng quát và đầy đủ những vấn đề lý luận về tình hình tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác, tác giả luận án tham khảo cuốn sách chuyên khảo“Một số vấn đề lý luận về tình hình tội phạm ở Việt -9- Nam”, của PGS.TS Phạm Văn Tỉnh. Trong cuốn sách chuyên khảo này, PGS.TS. Phạm Văn Tỉnh dành sự quan tâm đặc biệt cho việc nghiên cứu và phân tích đặc điểm định lượng và định tính của tình hình tội phạm ở nước ta hiện nay, và để làm được điều này, cuốn sách chuyên khảo tổng hợp thành các nhóm cơ cấu khác nhau như nhóm cơ cấu của tình hình tội phạm xét theo hình phạt và nhóm cơ cấu của tình hình tội phạm xét theo thành phần nhân thân bị cáo... Điều quan trọng mà tác giả luận án này rút ra được từ công trình chuyên khảo đang phân tích là “con số“ được sử dụng để nghiên cứu tình hình tội phạm, không chỉ là con số tổng quát mà phải là số liệu có khả năng diễn giải được [89]; và muốn tiếp cận nghiên cứu phòng ngừa tình hình tội phạm cụ thể phải bắt đầu từ việc đánh giá tình hình tội phạm đó qua các đặc điểm định lượng và định tính của tình hình tội phạm, các nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh phát triển tình hình tội phạm, đặc điểm nhân thân người phạm tội...Từ công trình nghiên cứu trên đây của PGS.TS. Phạm Văn Tỉnh, tác giả luận án này nhận thức được rằng việc nghiên cứu phòng ngừa tình hình tội phạm nói chung cũng như tình hình tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nói riêng phải được đặt trong một chỉnh thể thống nhất với tình hình kinh tế, chính trị, giáo dục, văn hóa xã hội liên quan, có như vậy mới có thể xây dựng những luận cứ khoa học phục vụ cho công tác hoạch định chiến lược cũng như xây dựng và tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa. Trong số những công trình nghiên cứu ở cấp độ sách chuyên khảo, còn cuốn "Đặc điểm, nguyên nhân của tội phạm cố ý gây thương tích- hoạt động phòng ngừa của lực lượng cảnh sát nhân dân" của tác giả Bùi Văn Thịnh xuất bản năm 2007. Cuốn sách chuyên khảo đi sâu phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn về tội CYGTT; khái niệm, đặc điểm tội phạm, các nguyên nhân và điều kiện phạm tội; cuốn sách chuyên khảo còn phân tích, đánh giá về tổ chức hệ thống phòng ngừa đối với lực lượng cảnh sát nhân dân; những mặt được và chưa được trong hoạt động phòng ngừa, tìm và phân tích nguyên nhân, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa trong thời gian tới. - 10 - Sẽ là không đầy đủ khi nói đến các công trình nghiên cứu tội phạm học ở tầm sách chuyên khảo, mà không đề cập đến cuốn “Tội phạm học Việt Nam: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn" xuất bản năm 2000, của tập thể tác giả công tác tại Viện Nhà nước và pháp luật. Cuốn sách này nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của tội phạm học Việt Nam, đối tượng nghiên cứu của tội phạm học Việt Nam, phương pháp nghiên cứu tội phạm học và các vấn đề về phòng ngừa tội phạm trong tội phạm học; Những vấn đề lý luận của phòng ngừa tội phạm như khái niệm chung, phân loại và nội dung của các biện pháp phòng ngừa, chủ thể của hoạt động phòng ngừa tội phạm, cơ sở của việc tổ chức phòng ngừa tội phạm có trong cuốn sách được các tác giả phân tích một cách thấu đáo và đầy thuyết phục bởi tính khoa học của cách tiếp cận nghiên cứu đa ngành, liên ngành luật học. Và như vậy, có thể khẳng định rằng, mặc dù thời gian đã lùi khá xa kể từ ngày xuất bản, nhưng những tri thức cũng như cách tiếp cận nghiên cứu được sử dụng trong cuốn sách này vẫn là nền tảng cho việc nghiên cứu những vấn đề về tội phạm học, trong đó có đề tài luận án này. Bên cạnh những công trình nghiên cứu lý luận cơ bản về phòng chống tội phạm nói chung, có khá nhiều công trình khoa học nghiên cứu ứng dụng về đấu tranh phòng, chống tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác đã được công bố. Ở cấp độ luận án tiến sĩ, đề tài “ Đấu tranh phòng, chống tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác” được NCS. Nguyễn Đình Đức bảo vệ thành công vào năm 2007, đã tập trung làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trên phạm vi cả nước, trong đó đặc biệt tập trung phân tích sâu nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội nói trên và dựa trên cơ sở đó, luận án đưa ra những dự báo về tình hình tội phạm này và đề xuất xây dựng một loạt giải pháp đấu tranh phòng chống tình hình tội nói trên một cách có hiệu quả. Cũng ở cấp độ luận án tiến sĩ, đề tài“Đặc điểm tội phạm học của tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác ở Việt Nam hiện nay và các giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa” của tác giả Nguyễn Hữu Cầu, thông qua các số liệu thống kê về tình hình tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức - 11 - khoẻ của người khác trên phạm vi cả nước và các bản án về tội này để minh chứng cho các luận điểm mà tác giả đã phân tích về những đặc điểm tội phạm học liên quan đến nhân thân người phạm tội, sự tương tác giữa các đặc điểm tội phạm học đó dẫn đến sự hình thành nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Đặc biệt, luận án cũng đã đưa ra một hệ thống giải pháp mang tính tổng thể, từ quan điểm chỉ đạo xây dựng đến các giải pháp cụ thể và tổ chức thực hiện các giải pháp đó nhằm góp phần hoàn thiện hoạt động phòng ngừa tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác ở Việt Nam trong những năm tiếp theo. Một công trình nghiên cứu ở cấp độ luận án tiến sĩ luật học khác có liên quan đến tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác không thể không nhắc đến là đề tài "Đấu tranh phòng chống tội phạm có sử dụng bạo lực ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Nguyễn Ngọc Bình. Luận án này phân tích thực trạng, diễn biến, cơ cấu, tính chất của tình hình tội phạm có sử dụng bạo lực ở nước ta trong thời gian từ năm 1999 đến năm 2008. Đặc biệt, luận án đã phân tích làm rõ nguyên nhân tồn tại và gia tăng của tội phạm có sử dụng bạo lực, những ưu điểm và hạn chế của việc áp dụng các chính sách xã hội trong đấu tranh phòng, chống tội phạm có sử dụng bạo lực ở Việt Nam và từ đó đề xuất những giải pháp tăng cường đấu tranh phòng, chống ngăn chặn kịp thời những hậu quả do hành vi sử dụng bạo lực gây ra. Gần đây nhất, vào năm 2015, tác giả Huỳnh Ngọc Ánh đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ luật học, chuyên ngành tội phạm học và phòng ngừa tội phạm với đề tài "Phòng, chống tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trên đia bàn Thành phố Hồ Chí Minh". Luận án tập trung phân tích làm rõ nội hàm của khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo pháp luật hình sự Việt nam; những vấn đề lý luận về phòng, chống và thực tiễn phòng, chống tình hình tội nói trên cũng như nguyên nhân của nó; những hạn chế, bất cập, từ đó đề xuất các giải pháp phòng, chống phù hợp với địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Cách tiếp cận nghiên cứu tình hình tội phạm cũng như nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm mà tác - 12 - giả Huỳnh Ngọc Ánh đã sử dụng bằng cách nghiên cứu sự tác động qua lại giữa các hiện tượng xã hội tiêu cực thuộc môi trường sống ở Thành phố Hồ Chí Minh và các hiện tượng tiêu cực thuộc cá nhân con người mà trong những tình huống xã hội nhất định dẫn đến việc thực hiện hành vi phạm tội; cách tiếp cận này đã cung cấp cho tác giả đang thực hiện luận án một cái nhìn mới mẻ về các hiện tượng tiêu cực thuộc nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm, nó sẽ được tác giả kế thừa trong quá trình nghiên cứu các vấn đề thuộc nội dung luận án. Ở cấp độ luận văn thạc sĩ, việc nghiên cứu tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác dưới góc độ tội phạm học và phòng ngừa tội phạm cũng thu hút được một lượng lớn các học viên cao học. Trong số các luận văn thạc sĩ luật học, chuyên ngành tội phạm học và phòng ngừa tội phạm có thể kể đến luận văn thạc sĩ với đề tài "Đấu tranh phòng, chống tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trên địa bàn thành phố Hà Nội” của học viên cao học Ngô Việt Hồng bảo vệ vào năm 2005; Luận văn “Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Trà Vinh: Tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng, chống“ của học viên cao học Nguyễn Xuân Thành bảo vệ năm 2013 tại Học viện Khoa học xã hội; Luận văn “Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn Thành phố Hải Phòng: Tình hình, nguyên nhân và các giải pháp phòng ngừa” của học viên cao học Lưu Xuân Sang bảo vệ năm 2014 tại Học viện Khoa học xã hội; Luận văn “Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh: Tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa“ của học viên cao học Đàm Minh Quân bảo vệ năm 2015 tại Học viện Khoa học xã hội; Luận văn “Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh quảng Ngãi: Tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa“ của học viên cao học Trần Minh Hưng bảo vệ năm 2015 tại Học viện Khoa học xã hội; Luận văn “Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Nam Định: Tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa“ của học viên cao học Nguyễn Văn Thịnh bảo vệ năm 2015 - 13 - tại Học viện Khoa học xã hội; Luận văn “Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Tiền Giang: Tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa“ của học viên cao học Nguyễn Quốc Khánh bảo vệ năm 2015 tại Học viện Khoa học xã hội; Luận văn “Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Bình Định: Tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa“ của học viên cao học Võ Thị Lệ Giang bảo vệ năm 2015 tại Học viện Khoa học xã hội; Luận văn “Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Bình Dương: Tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa“ của học viên cao học Bùi Như Lạc bảo vệ năm 2015 tại Học viện Khoa học xã hội... Trong các luận văn được nêu trên đây, các tác giả đi sâu nghiên cứu các vấn đề về tình hình tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội này và đặc biệt là vấn đề phòng ngừa tình hình tội này trên thực tế. Khi phân tích các vấn đề trên đây, tất cả các tác giả đều gắn nội dung nghiên cứu với “tính địa lý học tội phạm“ của vấn đề nghiên cứu. Chẳng hạn, trong luận văn"Đấu tranh phòng, chống tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trên địa bàn thành phố Hà Nội”, học viên cao học Ngô Việt Hồng đi sâu nghiên cứu tính quyết định về mặt xã hội của tình hình tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn Thành phố Hà Nội, của các nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội này trên địa bàn nói trên làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tình hình tội này trên địa bàn thành phố Hà Nội. Tương tự, trong luận văn "Phòng ngừa tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trên địa bàn tỉnh Quảng Bình" học viên cao học Nguyễn Thị Lan Anh đã tập trung phân tích tính quyết định về mặt xã hội của tình hình tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, của nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội này và của các biện pháp phòng ngừa mà tác giả luận văn đề xuất. Cũng tương tự, trong luận văn “Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn Thành phố Hải Phòng: Tình hình, nguyên nhân và các giải pháp - 14 -
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất