Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Dấu ấn của chủ nghĩa hiện sinh trong văn xuôi việt nam đương đại...

Tài liệu Dấu ấn của chủ nghĩa hiện sinh trong văn xuôi việt nam đương đại

.PDF
168
717
124

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THÁI HOÀNG DẤU ẤN CỦA CHỦ NGHĨA HIỆN SINH TRONG VĂN XUÔI VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC HÀ NỘI - 2016 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THÁI HOÀNG DẤU ẤN CỦA CHỦ NGHĨA HIỆN SINH TRONG VĂN XUÔI VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số : 62 22 01 21 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN BÍCH THU HÀ NỘI - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nêu trong luận án là trung thực, những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kì công trình nào khác. Tác giả luận án Nguyễn Thái Hoàng iii MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .........................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..........................................................................3 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu .....................................................4 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án .................................................................5 6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án .................................................................5 7. Cơ cấu của luận án ..................................................................................................5 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .......................................6 1.1. Tình hình nghiên cứu chủ nghĩa hiện sinh trong văn học đô thị miền Nam Việt Nam trước 1975 ..................................................................................................6 1.2. Tình hình nghiên cứu chủ nghĩa hiện sinh trong văn xuôi Việt Nam đương đại...10 CHƯƠNG 2. KHÁI LƯỢC VỀ TRIẾT HỌC HIỆN SINH VÀ VĂN HỌC HIỆN SINH ..................................................................................................................20 2.1. Khái lược về triết học hiện sinh .........................................................................20 2.2. Khái lược về văn học hiện sinh .........................................................................35 CHƯƠNG 3. NHÂN VẬT MANG TÂM THỨC HIỆN SINH TRONG VĂN XUÔI VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI ...............................................................................57 3.1. Nhân vật vong thân và bóng dáng tha nhân ......................................................57 3.2. Nhân vật cô đơn .................................................................................................65 3.3. Nhân vật dấn thân ..............................................................................................72 3.4. Nhân vật bản năng .............................................................................................77 3.5. Nhân vật mang ám ảnh về cái chết ....................................................................95 CHƯƠNG 4. PHƯƠNG THỨC HUYỀN THOẠI HÓA KHÔNG GIAN, THỜI GIAN THỂ HIỆN TÂM THỨC HIỆN SINH TRONG VĂN XUÔI VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI ..............................................................................................................101 4.1. Phương thức huyền thoại và văn học hiện sinh ..................................................101 4.2. Phương thức huyền thoại hóa không gian, thời gian .......................................104 KẾT LUẬN ................................................................................................................148 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .............................................................................................151 TÀI LIỆU THAM KHẢO - PHỤ LỤC ...................................................................152 iv MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1. Đầu thế kỉ XX, triết học nhân sinh xuất hiện và nhanh chóng chiếm ưu thế khi triết học tự nhiên bị đả phá. Chủ nghĩa hiện sinh ra đời trực tiếp từ trào lưu tiêu biểu của triết học nhân sinh là hiện tượng học của Edmund Husserl, chính nó đã “cung cấp cho chủ nghĩa hiện sinh một lí thuyết để trở thành triết học” [32, tr.55]. Tồn tại cùng các trào lưu triết học nhân bản phi duy lí khác, chủ nghĩa hiện sinh trở thành trào lưu văn hóa lớn của phương Tây và nhân loại thế kỷ XX, có tác động sâu rộng trên nhiều lĩnh vực và ở nhiều quốc gia. Xuất hiện trong bối cảnh khủng hoảng và đổ vỡ, những quan điểm có ý nghĩa nhân văn của chủ nghĩa hiện sinh đã gây chấn động cả nhân loại vốn thường trực nỗi âu lo. Bắt đầu với triết học hiện sinh, đối tượng chung về thân phận con người đã dẫn trào lưu triết học này đi thẳng vào văn học hình thành nên trào lưu văn học hiện sinh ở Châu Âu (trước hết ở Pháp) và nhanh chóng lan rộng đến nhiều nước trên thế giới với đội ngũ các triết gia đồng thời là các nhà văn hiện sinh. Dù giai đoạn thịnh vượng đã trôi qua từ những năm 50, 60 của thế kỷ XX nhưng đến nay những tư tưởng chủ yếu của triết học hiện sinh, văn học hiện sinh vẫn tiếp tục âm vang trong khoa học nhân văn, triết học, khoa học xã hội nhiều nước. Từ năm 1968, Giáo sư Trần Thái Đỉnh đã mở đầu cuốn sách bàn về chủ nghĩa hiện sinh của mình với nỗi băn khoăn: “Tôi sợ đó là câu truyện quá nhàm” [42, tr.9], tuy nhiên cho đến nay, với tầm quan trọng, sự ảnh hưởng và sức hấp dẫn lớn lao không chỉ giới hạn ở tầng lớp trí thức, chủ nghĩa hiện sinh vẫn xứng đáng được quan tâm trong thời đại mà vấn đề con người, thân phận, sự sống và cái chết của con người vẫn là nỗi day dứt, ám ảnh mang tính toàn cầu. 2. Ở Việt Nam, cùng với cuộc xâm lăng ồ ạt của văn hoá phương Tây (đặc biệt là văn hoá Mỹ), văn học đô thị miền Nam 1954 - 1975 chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của chủ nghĩa hiện sinh trên nhiều mặt, từ lí luận phê bình đến sáng tác tạo nên một đời sống văn học phức tạp, hấp dẫn và sôi động. Sau một thời gian đứt quãng, từ những năm 80, đặc biệt từ sau năm 1986, trong văn xuôi Việt Nam xuất hiện nhiều khuynh hướng, trong đó có chủ nghĩa hiện sinh. Dấu ấn của chủ nghĩa hiện sinh được tìm thấy trong sáng tác của nhiều nhà văn như Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Việt Hà, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, Nguyễn Danh Lam, Thuận, Đoàn Minh Phượng… Những ám ảnh, 1 day dứt, lo âu về hiện tồn trong thời đại tưởng chừng thấu đạt tới đỉnh cao của sự văn minh, bình ổn đã quay trở lại (dù nguyên nhân, tính chất khác trước), tiếp tục truy vấn người cầm bút. Dù không tạo nên trào lưu văn học như ở các nước khác song những biểu hiện đó cũng góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú trong cảm quan và lối viết của các nhà văn Việt Nam đương đại, cho thấy sự tiếp biến của văn học Việt Nam nói chung và văn xuôi Việt Nam nói riêng đối với một hiện tượng lớn của văn hóa, văn học thế giới. Tuy nhiên, khi nhắc đến chủ nghĩa hiện sinh nhiều người vẫn ngại ngần bởi định kiến về một học thuyết bi quan yếm thế và một lối sống đồi trụy, phóng túng. Song, nói như Gordon E. Bigelow: “Một trong những điểm lôi cuốn, và cũng là một trong những điều nguy hiểm, của các đề tài hiện sinh là: mỗi khi người ta bắt đầu tìm kiếm chúng, thì chúng có mặt khắp mọi nơi. Nhưng nếu anh ta áp dụng chúng một cách dè dặt và hạn chế, thì lại phát giác ra rằng chúng soi sáng phần lớn nền văn chương đương đại, và đôi khi nền văn chương của quá khứ nữa” [15]. Bởi vậy, tiếp cận văn xuôi Việt Nam đương đại từ góc nhìn của chủ nghĩa hiện sinh sẽ giúp khám phá những đặc điểm và giá trị mới cũng như những giới hạn không thể tránh khỏi trong bối cảnh không còn có thể phủ nhận sự có mặt của chúng. Việc tìm hiểu dấu ấn chủ nghĩa hiện sinh trong văn xuôi Việt Nam đương đại góp phần mang lại cái nhìn đúng đắn, khoa học, khách quan đối với triết thuyết hiện sinh, văn học hiện sinh. Xuất phát từ thực tiễn đó, việc nghiên cứu dấu ấn của chủ nghĩa hiện sinh trong văn xuôi Việt Nam đương đại là việc làm vừa có ý nghĩa khoa học vừa có ý nghĩa thực tiễn. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu và nhận diện dấu ấn của chủ nghĩa hiện sinh trong văn xuôi Việt Nam đương đại, trên cơ sở đó ghi nhận những nỗ lực cách tân của nhà văn trong ngữ cảnh đổi mới và hội nhập văn hóa, văn học hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Thứ nhất, xác định những nguyên nhân cơ bản dẫn tới sự xuất hiện các yếu tố của chủ nghĩa hiện sinh trong văn xuôi Việt Nam đương đại. - Thứ hai, chỉ ra những yếu tố căn bản của tinh thần hiện sinh thể hiện trong văn xuôi Việt Nam đương đại. - Thứ ba, làm rõ phương thức nghệ thuật được các nhà văn Việt Nam đương 2 đại sử dụng để chuyển tải tinh thần hiện sinh. - Thứ tư, trong chừng mực nhất định, luận án đánh giá hiệu ứng thẩm mĩ của các yếu tố hiện sinh cũng như cách thể hiện các yếu tố đó trong các tác phẩm văn xuôi Việt Nam đương đại. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Với đề tài này, đối tượng nghiên cứu khá rộng, tuy nhiên, do khuôn khổ của luận án, chúng tôi giới hạn ở những phương diện chủ yếu là nhân vật và phương thức huyền thoại hóa. Qua nghiên cứu các kiểu nhân vật luận án sẽ cho thấy những nội dung cơ bản của chủ nghĩa hiện sinh về vấn đề hiện hữu của con người. Về phương thức huyền thoại hóa, chúng tôi tập trung nghiên cứu cách các nhà văn Việt Nam đương đại sử dụng phương thức này trong xây dựng không gian, thời gian nhằm thể hiện tinh thần hiện sinh. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Với mục đích tìm hiểu dấu ấn của chủ nghĩa hiện sinh trong văn xuôi Việt Nam đương đại, chúng tôi giới hạn phạm vi nghiên cứu của luận án là những tiểu thuyết, truyện ngắn từ 1986 đến nay mà chúng tôi cho rằng có thể tìm thấy những yếu tố của trào lưu này, trong đó chủ yếu tập trung vào thể loại tiểu thuyết, thể loại chúng tôi thấy rằng tinh thần hiện sinh thể hiện đậm nét hơn cả. Về truyện ngắn, chúng tôi chỉ đề cập đến truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài. - Bảo Ninh: Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh - Truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp - Tiểu thuyết Thiên sứ và truyện ngắn của Phạm Thị Hoài - Tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương: Thoạt kỳ thủy, Những đứa trẻ chết già, Trí nhớ suy tàn, Người đi vắng, Ngồi, Mình và họ. - Tiểu thuyết của Thuận: Chinatown, Paris 11 tháng 8, T mất tích. - Tiểu thuyết của Đoàn Minh Phượng: Và khi tro bụi - Tiểu thuyết Nguyễn Danh Lam: Giữa vòng vây trần gian, Giữa dòng chảy lạc, Cuộc đời ngoài cửa. - Truyện ngắn và tiểu thuyết của Tạ Duy Anh: Đi tìm nhân vật, Thiên thần sám hối, Chảy qua bóng tối. - Mạc Can: Tiểu thuyết Tấm ván phóng dao - Tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú: Nháp, Phiên bản, Kín, Hoang tâm 3 - Tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà: Khải huyền muộn, Cơ hội của chúa, Ba ngôi của người - Nguyễn Ngọc Tư: Tiểu thuyết Sông - Tiểu thuyết của Đỗ Phấn: Vắng mặt, Rừng người, Gần như là sống - Trần Nhã Thụy: Tiểu thuyết Sự trở lại của vết xước - Tiểu thuyết của Vũ Đình Giang: Song song, Bờ xám 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Luận án dựa trên nền tảng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của triết học Mác – Lênin để tìm hiểu sự vận động của một học thuyết triết học, một trào lưu văn học; cũng như mối quan hệ biện chứng của nhiều yếu tố dẫn tới sự xuất hiện của một hiện tượng văn học. Luận án cũng vận dụng các lí thuyết nghiên cứu văn học trên thế giới như thi pháp học, tự sự học để tìm hiểu vấn đề có hiệu quả. 4.2. Phương pháp nghiên cứu 4.2.1. Phương pháp loại hình Phương pháp loại hình là phương pháp được xây dựng trên cơ sở một nguyên tắc về tính cộng đồng của các hiện tượng khác nhau. Phương pháp này được sử dụng trong luận án ở hai phương diện: - Giúp người nghiên cứu xác định những nguyên tắc, chủ đề của chủ nghĩa hiện sinh thể hiện trong một loạt các tác phẩm văn xuôi Việt Nam đương đại, từ đó có cái nhìn bao quát và khẳng định sự tồn tại của một khuynh hướng sáng tạo trong văn xuôi Việt Nam đương đại. - Giúp người nghiên cứu bao quát các tác phẩm văn xuôi (loại hình tự sự) trên phương diện nghệ thuật tự sự: không gian, thời gian… 4.2.2. Phương pháp tiếp cận thi pháp học Luận án sử dụng phương pháp tiếp cận thi pháp học khi nghiên cứu các phương tiện nghệ thuật với đặc điểm cơ bản của nó là không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật, tác động qua lại của hai khái niệm này tạo nên phương thức biểu hiện mang dấu ấn hiện sinh trong văn xuôi Việt Nam đương đại. 4.2.3. Phương pháp tiếp cận tự sự học Luận án sử dụng phương pháp tiếp cận tự sự học để nghiên cứu cách các nhà văn Việt Nam đương đại xây dựng thời gian nhằm thể hiện tâm thức hiện sinh. 4 4.2.4. Phương pháp so sánh Phương pháp so sánh văn học được sử dụng nhằm mục đích chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt giữa biểu hiện của chủ nghĩa hiện sinh trong văn xuôi Việt Nam đương đại với văn học đô thị miền Nam trước 1975 cũng như văn học các nước trong khu vực và trên thế giới. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Nhận diện văn xuôi Việt Nam đương đại một cách có hệ thống, chuyên sâu dưới góc nhìn của chủ nghĩa hiện sinh, luận án bổ sung một hướng nghiên cứu về văn xuôi Việt Nam giai đoạn này, cho thấy sự đổi mới của văn xuôi đương đại Việt Nam trên quá trình hiện đại hóa thể loại để hòa nhập vào quỹ đạo của văn học thế giới. - Luận án góp phần mang lại cái nhìn đúng đắn, khoa học, khách quan đối với triết thuyết hiện sinh, văn học hiện sinh. 6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án Là công trình chuyên biệt đầu tiên nghiên cứu về dấu ấn của chủ nghĩa hiện sinh trong văn xuôi Việt Nam đương đại, sau khi hoàn thành, luận án sẽ là tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy văn học Việt Nam. Ngoài ra, trên cơ sở những so sánh, đối chiếu luận án còn bổ sung vào lí luận về giao lưu, tiếp nhận văn học - một vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh hội nhập ngày nay. 7. Cơ cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, phần Nội dung luận án gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2: Khái lược về triết học hiện sinh và văn học hiện sinh Chương 3: Nhân vật mang tâm thức hiện sinh trong văn xuôi Việt Nam đương đại Chương 4: Phương thức huyền thoại hóa không gian, thời gian thể hiện tâm thức hiện sinh trong văn xuôi Việt Nam đương đại 5 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu chủ nghĩa hiện sinh trong văn học đô thị miền Nam Việt Nam trước 1975 “Để chọn một lý thuyết triết học và mỹ học được du nhập và có ảnh hưởng rộng rãi nhất trong lý luận và sáng tác văn học ở miền Nam Việt Nam những năm 1954 1975, có lẽ nhiều người sẽ không ngần ngại chọn chủ nghĩa hiện sinh” [106, tr.91]. Những bài viết giới thiệu về chủ nghĩa hiện sinh của các giáo sư triết học giảng dạy tại trường Đại học Văn khoa Sài Gòn lúc bấy giờ như Trần Thái Đỉnh, Lê Tôn Nghiêm, Lê Thành Trị, Nguyễn Văn Trung… là nhịp cầu chính dẫn chủ nghĩa hiện sinh đến với giới trí thức và những người sáng tác ở miền Nam trong những ngày tháng sục sôi và phức tạp ấy. Các công trình triết học và sáng tác văn học của F. Nietzsche, K. Jaspers, M. Heidegger, J. P. Sartre, A. Camus, Simon de Beauvoir, F. Sagan… được dịch thuật và đăng tải rầm rộ trên nhiều tờ báo và tạp chí đương thời (Tạp chí Văn, Bách Khoa, Khởi Hành, Tin Sách, Tư Tưởng, Sáng Tạo, Trình Bày…). Đối với sự hiện diện của chủ nghĩa hiện sinh trong văn học đô thị miền Nam trước 1975, tính chất phức tạp có thể nhìn thấy ở tình hình nghiên cứu bộ phận văn học này. 1.1.1. Tình hình nghiên cứu trước năm 1975 Giới nghiên cứu phê bình miền Nam như Tạ Tỵ, Huỳnh Phan Anh, Cô Phương Thảo, Đặng Tiến, Lê Phương Chi, Nguyễn Nguyễn…. trong các chuyên luận phê bình, bài viết điểm sách, giới thiệu sách… đánh giá cao những tác phẩm viết về thảm kịch đời sống tầm thường, buồn nôn, về thân phận con người trong xã hội loạn li luôn bị đe dọa của các tác giả như Duyên Anh, Nguyễn Thị Hoàng, Nhã Ca, Thanh Tâm Tuyền, Dương Nghiễm Mậu, Nhật Tiến, Nguyễn Đình Toàn… Huỳnh Phan Anh trong chuyên luận Duyên Anh tuổi trẻ, mộng và thực cho rằng tác phẩm của Duyên Anh là tiếng nói của thân phận con người, của tuổi trẻ đầy mộng ước. Trong Mười khuôn mặt văn nghệ hôm nay, các nhà văn như Tuý Hồng, Nguyễn Thị Thuỵ Vũ, Dương Nghiễm Mậu, Nguyễn Đình Toàn, Thế Uyên, Nhật Tiến đều được tác giả Tạ Tỵ đánh giá cao và trân trọng ở sự trăn trở, xót thương cho sự bất lực của con người. Với Nhật Tiến, Tạ Tỵ cho rằng: “Cũng mang tâm trạng kẻ lưu đày bất đắc dĩ giữa thực tại, qua hình ảnh gã nông dân Lỗ Ma Ni trong tác phẩm Giờ thứ hai mươi lăm của Gheorghiu, Nhật Tiến bị ám ảnh, giãy giụa trong mỗi suy nghĩ về thân phận con người trước cường lực, trước bất hạnh. Nhà văn cố gắng chống lại cái giờ thứ hai mươi lăm đó, bằng cách níu lại chút tình người, giữa cơn phá sản tinh thần, 6 chẳng những do chiến tranh, còn do sự ngờ vực, đày đọa lẫn nhau, trong một thế giới đang đi dần vào tuyệt vọng!…”. Với Thế Uyên - “nhà văn trẻ đã vào đời bằng một thái độ”, Tạ Tỵ cũng có cái nhìn trân trọng đó về một nhà văn có tài và đã dùng tác phẩm của mình để thể hiện “những gì nghĩ về thế hệ mình, về xã hội, mà đích thực, để xác định một vị trí và chiều hướng sáng tạo được ấn định rõ ràng trong tâm thức”, những “nỗi bỏng cháy, giãy giụa của thân phận làm người”. Quan niệm bi đát và thái độ sống của Dương Nghiễm Mậu được Tạ Tỵ chỉ ra là chịu ảnh hưởng của thời cuộc và tư tưởng phương Tây với Sartre và Camus khi “đặt ra vấn đề thân phận con người, nhất là tuổi trẻ” [143]. Những vấn đề về thân phận con người được nhìn nhận trong các bài viết đó đã thừa nhận sự có mặt của chủ nghĩa hiện sinh trong văn học đô thị miền Nam trước 1975. Không xem chủ nghĩa hiện sinh như hệ thống tư tưởng phù hợp với đời sống tinh thần con người trong thời đại rối ren và bi đát, nhiều nhà nghiên cứu như: Thạch Phương (Khuynh hướng chống cộng, mũi xung kích của văn học thực dân mới), Trần Hiếu Minh (Suy nghĩ bước đầu về nền văn nghệ trên một nửa đất nước: Văn nghệ miền Nam), Trường Lưu (Mấy nét về khuynh hướng đồi truỵ trong văn học miền Nam vùng tạm bị chiếm), Phạm Văn Sĩ (Văn học giải phóng miền Nam 1954 1970)… đã phê phán gay gắt hiện tượng này, xem đó là một thứ lai căng, sa đọa, đồi truỵ, biến bộ phận văn học này thành một nền văn nghệ nô dịch, một “hạng văn chương huỷ hoại con người” [102, tr.197]. Tác phẩm của Chu Tử (Loạn, Yêu), Nguyễn Thị Hoàng (Vòng tay học trò)... bị lên án là những tác phẩm dễ dãi, dung tục, đồi trụy, mang những ảnh hưởng của văn chương suy đồi phương Tây (Phạm Văn Sỹ - Những nọc độc văn chương suy đồi phương Tây trong tiểu thuyết Yêu của Chu Tử; Vòng tay học trò - một cuốn truyện cần được phê phán nghiêm khắc; Lê Phương Chi - Loạn của Chu Tử ... ). Như vậy, với lí do không có giá trị tích cực đối với đời sống con người, với cuộc kháng chiến của dân tộc, một thời kì văn học đô thị miền Nam bị phủ nhận hầu như hoàn toàn. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu sau năm 1975 đến nay Sau năm 1975 không còn xuất hiện nhiều bài nghiên cứu về văn học hiện sinh miền Nam như giai đoạn trước. Ở giai đoạn từ năm 1975 đến 1986, trong các công trình, bài viết về khuynh hướng văn học này như Cuộc xâm lăng về văn hóa tư tưởng của đế quốc Mĩ tại miền Nam Việt Nam (Lữ Phương), Phê phán văn học hiện sinh chủ nghĩa (Đỗ Đức Hiểu)…, đứng trên lập trường chính trị, các tác giả đã phủ nhận 7 chủ nghĩa hiện sinh và xem “văn học hiện sinh chủ nghĩa phương Tây là một văn học suy đồi, sai lầm về cơ bản”, còn “cái gọi là “văn học hiện sinh chủ nghĩa Sài Gòn”, thì theo Đỗ Đức Hiểu, “những lời tuyên bố ồn ào “theo phương pháp hiện tượng luận” để “trở về với chính sự vật”, “nỗi cô đơn của những thiên tài, “cái nhìn” kiểu Xactơrơ, “tự do của người khác huỷ diệt tự do của tôi”, rồi những “cô đơn tuyệt đối”, sự “lưu đày” và “thế giới im lặng khủng khiếp” [58, tr.253-256] đều chỉ là một sự “bắt chước”, một thứ mốt, là “cái áo khoác bên ngoài” của “thứ “văn học” chống cộng bẩn thỉu”. Từ đó, khẳng định: “cần phê phán nghiêm khắc cái gọi là văn học hiện sinh Sài Gòn” và “vấn đề cần kết luận ở đây là phải khẳng định tính chất phản động của bộ phận “văn học” tự nhận là “hiện sinh” này” [58, tr.258]. Đến sau 1986, với độ lùi thời gian cần có, bộ phận văn học này được đánh giá, nhìn nhận lại một cách khách quan và công bằng hơn. Trong cuốn Về tư tưởng và văn học hiện đại phương Tây, tác giả Phạm Văn Sỹ thể hiện sự am hiểu về chủ nghĩa hiện sinh và khá khách quan khi nhận xét: “Trong văn học hiện sinh ở Sài Gòn, những khái niệm và luận đề về từ chối và chấp nhận, về hư vô và tự do, về nổi loạn, về dấn thân đều mang tính chất chống duy lí như trong văn học hiện sinh chủ nghĩa phương Tây. Tuy nhiên văn học hiện sinh ở Sài Gòn ít khi có cái vẻ cao đạo, cái dáng siêu thoát như đã có trong một số truyện ở phương Tây, cũng ít khi có những băn khoăn day dứt về thân phận con người như trí thức Châu Âu” [112, tr.361]. Nguyễn Tiến Dũng (Chủ nghĩa hiện sinh: Lịch sử, sự hiện diện ở Việt Nam) sau khi chỉ ra biểu hiện của chủ nghĩa hiện sinh trong sáng tác của Thanh Tâm Tuyền, Nguyễn Thị Hoàng, Duyên Anh… (và cả lối sống của thanh niên, trí thức Sài Gòn) đã đi đến kết luận: “Cuối cùng, thì chủ nghĩa hiện sinh ở Sài Gòn nó vẫn là nó. Đó là một chủ nghĩa hiện sinh bi quan đến cùng cực mà thôi”, “Chủ nghĩa hiện sinh ở Sài Gòn hơn ở đâu hết chỉ thể hiện một chủ nghĩa bi quan đến đen tối, sự tuyệt vọng và “một niềm cô độc là thường trực vĩnh viễn” mà cái chết là điểm kết thúc” [32, tr.152-153] và “Không phải ngày nay chúng ta mới thấy những độc hại của văn học hiện sinh ở Sài Gòn”, đó chỉ là “hiện thân của chủ nghĩa duy lí trong cuộc trấn áp tinh thần đối với nhân dân ta” [32, tr.160]. Bên cạnh việc chỉ ra những hạn chế, nhiều tác giả cũng ghi nhận sự đóng góp của bộ phận văn học này trong nền văn học dân tộc. Huỳnh Như Phương trong bài viết Chủ nghĩa hiện sinh ở miền Nam Việt Nam 1954-1975 (trên bình diện lý thuyết) khẳng định sự ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện sinh trên bình diện sáng tác văn học một cách tích cực: “Chủ nghĩa hiện sinh đã đem lại cho văn học miền Nam những thay đổi đáng kể, với quan niệm nghệ thuật về con người cô đơn trong một thế giới 8 phi lý, với ngôn ngữ và kỹ thuật mô tả hiện tượng luận” [106, tr.99]. Những quan điểm phê phán mà tác giả đưa ra mang tính học thuật, khách quan và thấu đáo. Bỏ qua tâm lí e ngại, một số luận văn, luận án đã mạnh dạn tìm lại, đánh giá lại văn học đô thị miền Nam. Tiêu biểu như luận án Khảo sát sự du nhập của phân tâm học và chủ nghĩa hiện sinh vào văn học đô thị miền Nam trước 1975 của Nguyễn Phúc, Vấn đề thân phận con người trong tiểu thuyết đô thị miền Nam 1954 - 1975 của Nguyễn Thị Việt Nga. Trong luận án, tác giả Nguyễn Phúc cho rằng việc ảnh hưởng phân tâm học và chủ nghĩa hiện sinh vào văn học đô thị miền Nam là một bước phát triển cần ghi nhận, là một sự tìm tòi trong sáng tác ở các đô thị miền Nam Việt Nam. Tác giả Nguyễn Thị Việt Nga chỉ ra: “Giá trị mà tiểu thuyết đô thị miền Nam mang lại về mặt tác động khách quan là tiếng nói bất bình của con người trước xã hội hiện tại, bất bình với chiến tranh” bởi “những cảm giác bất an, nỗi lo âu, sợ hãi của con người trước chết chóc do chiến tranh gây ra, những cảnh đời bất hạnh và nỗi khổ trong cuộc sống tù túng; những ngang trái, giả dối, phi lí diễn ra trong xã hội qua các tác phẩm tiểu thuyết đô thị miền Nam ít nhiều phản ánh xã hội đương thời, qua đó, mang đến cho người đọc thái độ không thể dung hòa” [90, tr.179]. Bên cạnh đó, tiểu thuyết đô thị miền Nam trước 1975 cũng có những đóng góp nhất định về mặt thi pháp: sự cách tân về ngôn ngữ, cảm nhận trực giác và ngôn ngữ theo dòng ý thức, chất triết lí và giọng điệu đa thanh; sử dụng phương pháp miêu tả hiện tượng luận trong miêu tả nhân vật… làm cho “tiểu thuyết đô thị miền Nam 1954 - 1975 có một diện mạo riêng, góp phần vào việc phát triển thể loại tiểu thuyết trong nền văn học Việt Nam hiện đại” [90, tr.180]. Như vậy, qua các công trình nghiên cứu trên có thể thấy ở phương diện sáng tác văn học, tác động của chủ nghĩa hiện sinh thể hiện trước hết ở sự thay đổi quan niệm về con người - con người cô đơn, lạc loài trong đời sống bi thảm, phi lí gợi lên những suy nghĩ, trăn trở về thân phận và hành động trong hoàn cảnh đặc biệt của đất nước; ngoài ra kĩ thuật mô tả hiện tượng luận cũng là đóng góp quan trọng của chủ nghĩa hiện sinh đối với văn học đô thị miền Nam nói riêng và văn học Việt Nam hiện đại nói chung. Mặt khác, dưới sự ảnh hưởng của trào lưu này, không hẳn không có lí khi văn học đô thị miền Nam trước 1975 chịu sự phê phán quyết liệt từ giới phê bình bởi khuynh hướng cổ xuý lối sống chìm đắm trong cô đơn, bất lực, tuyệt vọng, thờ ơ trước thời cuộc, liều thân phó mặc trong truỵ lạc, buông thả thay vì hướng con người vào cuộc chiến chống phi lí. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về văn học hiện sinh ở miền Nam Việt 9 Nam đa số được viết trước đổi mới, tiếp cận chủ yếu trên bình diện nội dung tư tưởng. Sau 1986, các công trình, bài viết đánh giá về biểu hiện của chủ nghĩa hiện sinh trong văn học đô thị miền Nam, thay vì đứng trên lập trường chính trị, phê bình xã hội học, đã đứng trên lập trường thẩm mĩ, nghệ thuật để mang đến cái nhìn cởi mở, khách quan, toàn diện hơn về bộ phận văn học này. 1.2. Tình hình nghiên cứu chủ nghĩa hiện sinh trong văn xuôi Việt Nam đương đại 1.2.1. Những tài liệu khẳng định sự ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện sinh trong văn xuôi Việt Nam đương đại Trong không khí sáng tác và phê bình dân chủ, cởi mở, giới nghiên cứu đã tiếp cận các hiện tượng văn học Việt Nam đương đại và nhận ra sự thâm nhập của nhiều trào lưu văn học hiện đại, hậu hiện đại, trong đó có sự xuất hiện trở lại của chủ nghĩa hiện sinh. Qua khảo sát có thể thấy bắt đầu từ khảo luận Văn học phi lí của Nguyễn Văn Dân (1997), dù phủ nhận giá trị thẩm mĩ song đã đề cập đến dấu ấn của văn học hiện sinh trong văn học Việt Nam. Từ thời điểm đầu thế kỉ XX, càng về sau khuynh hướng nghiên cứu này càng được chú ý, ngày càng có nhiều nhà nghiên cứu thừa nhận sự có mặt của chủ nghĩa hiện sinh trong các sáng tác văn chương đương đại nói chung và văn xuôi nói riêng, như Nguyễn Tiến Dũng trong cuốn Chủ nghĩa hiện sinh, lịch sử, sự hiện diện ở Việt Nam, Thái Phan Vàng Anh trong các bài viết Con người hiện sinh trong tiểu thuyết Việt Nam mười năm đầu thế kỉ XXI, Các khuynh hướng tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỉ XXI và Khuynh hướng hiện sinh trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1986, Nguyễn Thành Thi trong Ám ảnh hiện sinh trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, Đoàn Ánh Dương trong Lối viết tiểu thuyết Việt Nam trong bối cảnh hội nhập (Qua trường hợp Tạ Duy Anh)… 1.2.1.1. Nhóm tài liệu mang tính chất khái quát diện mạo văn học Nhóm tài liệu này bao gồm những bài viết mang tính khái quát về văn xuôi Việt Nam từ sau 1986 đến nay, trong đó các tác giả cho rằng đã có sự xuất hiện trở lại của chủ nghĩa hiện sinh trong văn xuôi Việt Nam với những mức độ đậm nhạt khác nhau. Nguyễn Văn Dân trong khảo luận Văn học phi lí nhận định rằng trong nền văn học Việt Nam hiện đại, “chúng ta thấy trong tác phẩm của Phạm Thị Hoài có bóng dáng của Kafka và của Camus khá rõ nét” [27, tr.110] ở khía cạnh nghệ thuật và khung cảnh tự sự (ví dụ chủ đề “mê cung”). Đó là sự giống nhau về tình trạng tha hóa của nhân vật (khước từ “lối sống bầy đàn”, trở thành những “kẻ xa lạ” trong xã hội, tạo nên một thế giới phi lí siêu thực). Ngoài ra, tiểu thuyết Cơ hội của Chúa của 10 Nguyễn Việt Hà cũng có vẻ “mang hơi hướng của loại văn học phi lí” [27, tr.114] ở chủ nghĩa hư vô, trốn tránh sự đời, xa lạ với cuộc sống. Tuy nhiên, theo tác giả, đó chỉ là “sự bắt chước bằng cách “cấy ghép” khập khiễng, xộc xệch”, chưa đủ sức thuyết phục và do đó “kém hiệu quả thẩm mĩ”. Song đó cũng là những nỗ lực rất đáng khích lệ bởi “ý thức tiến hành những cuộc thể nghiệm để tạo ra những mô hình mới cho tiểu thuyết” [27, tr.118] của hai nhà văn này. Trần Thị Thục trong bài viết Trào lưu hiện sinh chủ nghĩa trong văn học hiện đại Nhật Bản và Việt Nam dưới góc nhìn so sánh trong khi khẳng định dù không trở thành trào lưu văn học hiện sinh mạnh mẽ và phổ biến song chủ nghĩa hiện sinh Nhật Bản vẫn tồn tại và đạt được những thành tựu nổi bật ở một số tác giả thì với văn học Việt Nam, tác giả cho rằng văn học hiện sinh Việt Nam không phát triển mạnh và “không có tên tuổi nhà văn nào nổi trội, tiêu biểu cho khuynh hướng văn chương này” [128], tuy nhiên có thể tìm thấy âm hưởng hiện sinh đậm nhạt khác nhau trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Bình Phương, Hồ Anh Thái, Nguyễn Việt Hà, Tạ Duy Anh… Trong đó, theo tác giả, trong văn học Việt Nam hiện đại, tác giả Nguyễn Huy Thiệp “đã đề cập sâu sắc đến những vấn đề về thân phận con người, liên quan đến chủ nghĩa hiện sinh”. Đó là “những con người bất ổn, luôn luôn di động, đi tìm tự do, đi tìm cái đẹp, đi tìm bản thân”; là những con người cô đơn, bơ vơ, không thể hoà nhập với cuộc sống hiện đại. Với Phạm Thị Hoài, tác giả Trần Thị Thục cho rằng dấu ấn hiện sinh cũng xuất hiện trong tác phẩm của nhà văn cá tính này “nhưng không được đậm nét” [128]. Bên cạnh quan điểm trên, một số tác giả khác như Nguyễn Tiến Dũng, Thái Phan Vàng Anh, Trần Thị Mai Nhi... đã dứt khoát khẳng định sự có mặt của chủ nghĩa hiện sinh trong văn xuôi Việt Nam đương đại. Nguyễn Tiến Dũng trong cuốn Chủ nghĩa hiện sinh, lịch sử, sự hiện diện ở Việt Nam đề cập đến Nguyễn Quang Lập, Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài với tư cách là những nhà văn chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện sinh. “Tất cả những ý tưởng của chủ nghĩa hiện sinh mà chúng ta bắt gặp trong những nhà văn trên (Nguyễn Quang Lập, Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài - NTH) đã cho thấy có một sự du nhập, chịu sự tác động của nhiều nhà triết học hiện sinh của thế giới nhưng rõ nét nhất là sự giao kiến với Nietzsche, ông tổ của chủ nghĩa hiện sinh” [32, tr.202]. Đó là những số phận dị thường, cô đơn và buồn nôn trong cảnh sống ngột ngạt; là cách nhìn cuộc đời như một nghiệp chướng, nhìn thực tại ở tính phi lí và khao khát được tự quyết định; là lời kêu gọi trở về với thân xác. Trần Thị Mai Nhi trong Văn học hiện đại, văn học Việt Nam giao lưu và gặp gỡ cho rằng “Phạm Thị Hoài không chỉ lấy tư tưởng của Nietzsche làm 11 đường hướng cho mọi tư duy mà còn xây dựng Nietzsche thành một nhân vật hoặc làm cho Nietzsche hóa thân vào các nhân vật trong truyện của chị” [95, tr.169]. Tác giả Thái Phan Vàng Anh có ba bài viết trực tiếp khẳng định sự tái xuất chủ nghĩa hiện sinh trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1986. Trong các bài viết Con người hiện sinh trong tiểu thuyết Việt Nam mười năm đầu thế kỉ XXI, Các khuynh hướng tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỉ XXI và Khuynh hướng hiện sinh trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1986, tác giả Thái Phan Vàng Anh đều cho rằng văn học hiện sinh đã xuất hiện trở lại trong tiểu thuyết Việt Nam, đặc biệt nở rộ vào những năm đầu thế kỉ XXI, tồn tại như một khuynh hướng bên cạnh nhiều khuynh hướng khác. Sự trỗi dậy đó thể hiện ở chỗ “tiểu thuyết mười năm đầu thế kỉ XXI đặc biệt chú ý tới đời sống hiện sinh của con người trong một thế giới đa trị, hỗn độn, phi lí, con người ngày càng cá biệt, ít tính phổ quát” [4, tr.53]. Vấn đề con người hiện sinh đã trở lại trong văn học đương đại “khi những tư tưởng hiện sinh đang dung hoà/va chạm với một quan niệm đa trị về thế giới cùng với sự khước từ các đại tự sự” [4, tr.53]. Qua khảo sát sáng tác của nhiều tác giả như Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Bình Phương, Thuận, Nguyễn Danh Lam, Trần Nhã Thuỵ, Đoàn Minh Phượng, Đỗ Phấn, Nguyễn Đình Tú… bài viết chỉ ra biểu hiện của con người mang bóng dáng chủ nghĩa hiện sinh trong tiểu thuyết Việt Nam mười năm đầu thế kỉ XXI là con người nổi loạn để khẳng định nhân vị tự do; con người “luôn mang nỗi cô đơn tinh thần” - “cô đơn trong tận cùng bản thể người” [4, tr.57], con người bị sang chấn tinh thần để rồi “mỗi tiểu thuyết là một ám ảnh về thân phận con người. Mỗi nhân vật là một bi kịch” [4, tr.58] và con người tính dục - một khía cạnh hiện sinh của con người. Một điểm đáng chú ý trong bài viết này là tác giả Thái Phan Vàng Anh đã xem hiện sinh như một trạng huống tinh thần, và trạng huống đó là một phần của con người hậu hiện đại. Tác giả gọi đó là “sự bén rễ và phát triển của tư tưởng hiện sinh trong văn học hậu hiện đại”. “Dẫu có ý thức hay không, tiểu thuyết Việt Nam mười năm đầu thế kỉ XXI, khi đề cập đến những trạng huống hiện sinh của con người hậu hiện đại cũng đã “bắt gặp” tư tưởng của Soren Kierkegaard, của Friedrich Nietzsche” [4, tr.61]. 1.2.1.2. Nhóm tài liệu nghiên cứu tác giả, tác phẩm Trong nhiều công trình nghiên cứu, phê bình tác giả, tác phẩm các nhà nghiên cứu đã thừa nhận ở đó có những biểu hiện của chủ nghĩa hiện sinh. Những tác giả từng được cho là có sự gần gũi, chịu ảnh hưởng của trào lưu này là Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Bình Phương, Hồ Anh Thái, 12 Thuận, Nguyễn Danh Lam, Đoàn Minh Phượng, Tạ Duy Anh, Nguyễn Đình Tú… Các bài viết trực tiếp hay gián tiếp nói về âm hưởng hiện sinh trong sáng tác của các nhà văn trên rất nhiều, ở đây chúng tôi chỉ điểm lại một số bài viết tiêu biểu về một số tác giả. Nguyễn Huy Thiệp là nhà văn xứng đáng nhận được sự quan tâm bởi sự phức tạp, mới mẻ trong quan niệm và trong bút pháp. Là nhà văn đầu tiên được các nhà nghiên cứu sử dụng thuật ngữ hậu hiện đại để đánh giá, dưới góc nhìn của tinh thần hiện sinh, tác giả “hai lần lạ” này cũng được nhắc đến không chỉ một lần trong địa hạt hiện sinh cũ mà mới này. Trong bài viết Ám ảnh hiện sinh trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp - bài viết khá công phu, sâu sắc về dấu ấn của chủ nghĩa hiện sinh trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, tác giả Nguyễn Thành Thi khẳng định “có một âm hưởng hiện sinh bàng bạc trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp”, đó là “những ám ảnh, ray rứt hiện sinh”, “niềm băn khoăn về tương lai của con người và về bản thể chưa rõ hình hài, cảm xúc rạo rực và khao khát dấn thân trong hành trình tìm kiếm bản thể”; là “ảo tưởng tự do, sự lựa chọn mang tính chủ thể, thái độ dấn thân” [122]. Lê Thị Hiền (Cảm thức hiện sinh trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp) sau khi khảo sát truyện ngắn (và kịch) của Nguyễn Huy Thiệp đã đưa ra nhận định: “Con người trong truyện và kịch của Nguyễn Huy Thiệp mang dáng dấp của con người hiện sinh”, đó là những con người tự do “luôn khao khát dấn thân đi tìm bản ngã, luân lí nhưng trên hành trình ấy họ lại gặp những điều bất trắc, phi lí nên luôn cảm thấy cô đơn, bơ vơ, lạc loài “như một hành tinh, như ngọn gió” và lúc nào cũng mang tâm thức sợ “bị bỏ rơi”“ [54, tr.99] cũng như luôn bị ám ảnh bởi cái chết. Tác giả của luận văn này cũng chỉ ra những thông điệp mang đậm màu sắc hiện sinh trong sáng tác Nguyễn Huy Thiệp về văn hóa, về hiện thực đời sống, về văn chương. “Thành công trong việc xử lí các phương thức nghệ thuật của nhà văn như: không thời gian, ngôn ngữ, giọng điệu, kết cấu, thể loại… một cách linh hoạt và sáng tạo càng làm rõ cảm thức cô đơn, xao xuyến, dấn thân, nỗi ám ảnh về cái chết lẫn thực dụng của con người” [54, tr.100]. Nguyễn Thị Tuyết Nhung (Nguyễn Huy Thiệp hợp lưu giữa nguồn mạch dân gian và tinh thần hiện đại) nhìn từ truyền thống đến hiện đại và thấy truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp vừa “bàng bạc và bảng lảng một sắc màu dân gian, dân tộc” vừa “phơi bày đến tận cùng một hiện thực đang ly tán, phân rã, mất đi tính bản nguyên thống nhất, vẹn toàn, từ đó dội lên âm hưởng đồng vọng với Chủ nghĩa Hiện sinh trong văn học phương Tây hiện đại”. “Dù không đẩy đến mức “tới hạn” của sự “hủy diệt” như trong Kịch Phi lý phương Tây thế kỉ XX (…), truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp vẫn thấm thía cảm giác lo âu và bi quan dội lên 13 từ những mảnh vỡ hiện thực phi lý” [94]. Đoàn Ánh Dương (Lối viết tiểu thuyết Việt Nam trong bối cảnh hội nhập (Qua trường hợp Tạ Duy Anh)) chỉ ra trong tác phẩm Tạ Duy Anh, nhất là Đi tìm nhân vật, Thiên thần sám hối chịu ảnh hưởng của văn học hiện sinh, văn học phi lí phương Tây rất sâu đậm. Đi tìm nhân vật “là một hiện hữu, trong một văn phong nhiều ám ánh, về sự “vong bản” của con người” [33, tr.89]. “Rất ít khi, vấn đề con người cá nhân và sự thức nhận về cá nhân lại được tiểu thuyết thể hiện một cách trọn vẹn đến vậy, nỗi ám ảnh về sự vong bản và tha hóa lại sâu sắc đến mức nghiệt ngã đến thế” [50, tr.90]. Thiên thần sám hối là “điểm tới hạn” của thế giới nghệ thuật phi lí trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh với một “hiện thực nghiệt ngã” và “một nỗi buồn hoang mang về kiếp người” [33, tr.91]. Còn Giã biệt bóng tối, theo Đoàn Ánh Dương là sự “ngập ngừng” giữa khuynh hướng tiếp nhận ảnh hưởng từ phương Tây (lối viết của văn học phi lí) và “sự cộng hưởng” với đời sống Việt Nam, văn hóa Việt Nam. Trong bài viết Ám ảnh hiện sinh trong tiểu thuyết nhà văn Thuận, tác giả Hoàng Thanh Hương cho rằng “Từ Chinatown đến Vân Vy chúng ta nhận ra con người trong tiểu thuyết của Thuận đều ít nhiều mang tâm thức hiện sinh” [65, tr.109], đó là “con người cô đơn, lạc loài” ngay trong gia đình, “trong xã hội mang bộ mặt phồn thịnh”, “và con người tha hương, sầu xứ. Con người bi kịch, vỡ mộng và con người truy tìm bản ngã. Con người mất tích và con người thức tỉnh tìm về nguồn cội” [65, tr.102]. Bùi Công Thuấn (Giữa dòng hiện sinh) nhận ra trong tiểu thuyết Giữa dòng chảy lạc của Nguyễn Danh Lam “ý tưởng của của văn chương Hiện Sinh thế kỷ XX trong những tác phẩm của F. Kafka, A. Camus, J.P. Sartre” ở cảm thức hiện sinh, về “một thân phận cô đơn, cô đơn tuyệt đối”, ở những tra hỏi, “suy tư của nhân vật Anh về nỗi cô đơn, xa lạ, phi lý, buồn nôn, tồn tại và hư vô, trôi dạt”. Một trong những điểm được Bùi Công Thuấn đánh giá cao ở cuốn tiểu thuyết này là việc “miêu tả cảm giác hiện sinh trong từng khoảnh khắc cụ thể”, song đó chỉ là sự thành công về mặt kĩ thuật, Nguyễn Danh Lam “chưa thực sự xây dựng được nhân vật của tư tưởng hiện sinh”, sự “cô đơn, những nỗi buồn, những cảm giác xa lạ, trạng thái không chốn nương thân” chỉ là điều tác giả “cố gán” [126]. Thái Phan Vàng Anh trong bài viết Những cái tôi kể chuyện trong tiểu thuyết Đoàn Minh Phượng cũng nói đến triết lí hiện sinh trong tiểu thuyết Đoàn Minh Phượng với nỗi con người cô đơn của con người trong xã hội đương đại trên con đường tìm kiếm bản thể, sự lạc loài của phận người tha hương, đặc biệt triết lí về sự sống và cái chết. 14 Tiếp cận tiểu thuyết Bờ xám của Vũ Đình Giang (Tiểu thuyết Bờ xám của Vũ Đình Giang: Cái nhìn “xám” và chất “hài hước đen”), Nguyễn Thành Thi khẳng định: “Âm hưởng hoài nghi hiện sinh với chất “hài hước đen” là có thật và khá đậm trong tiểu thuyết này”. Âm hưởng đó thể hiện ở “một câu hỏi lớn - con người có thể hiểu và thật sự hiểu được nhau hay không? Cái đích của sự sống hay cái đích cần đến của con người là gì?”. Cuộc sống đô thị khiến con người tha hóa (“sói hóa”), vì vậy, “trong mắt của từng nhân vị, những “kẻ khác” (tha nhân) đều là con mồi” [123]. Ngoài ra, trong thời gian gần đây một số khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ cũng đã lấy tinh thần hiện sinh trong sáng tác của một số tác giả làm đối tượng nghiên cứu. Trần Hoàng Hoàng trong Những yếu tố hiện sinh trong tiểu thuyết "Và khi tro bụi" của Đoàn Minh Phượng đã chỉ ra yếu tố hiện sinh trong tiểu thuyết Và khi tro bụi là sự hiện sinh trong thế giới phi lí và hành trình dự phóng hướng đến hiện sinh. Phạm Thị Thắm trong luận văn Dấu ấn của chủ nghĩa hiện sinh trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương cho rằng chủ nghĩa hiện sinh thể hiện trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương ở cảm quan về hiện thực (vô nghĩa, tẻ nhạt, phi lí, nhiều bất trắc) và con người (con người lo âu, hoài nghi, cô đơn, lạc loài, tha hóa và con người mang khát vọng dấn thân). Ngoài những bài viết phân tích khá cụ thể trên còn có một số bài viết ghi nhận những biểu hiện của chủ nghĩa hiện sinh trong văn xuôi Việt Nam sau 1986 nhưng chỉ khẳng định một cách khái quát chứ không đi sâu phân tích, lí giải. Tiêu biểu là các bài viết: Một số hiện tượng văn học Việt Nam đầu thế kỉ XXI (Hoàng Anh Tuấn), Về sự cách tân của tiểu thuyết (Võ Văn), Lý giải về sự khó đọc của tiểu thuyết hiện nay (Phùng Gia Thế)… Các bài viết đó đều chung nhận định văn học đương đại đang quan tâm nhiều đến số phận con người trong xã hội hiện đại, đến sự giải phóng cái tôi cá nhân, con người cá nhân tự do và hiện sinh. 1.2.2. Những tài liệu chỉ ra những đặc điểm của văn xuôi Việt Nam đương đại mang dấu ấn của chủ nghĩa hiện sinh Ngoài các công trình nghiên cứu chỉ ra những yếu tố của chủ nghĩa hiện sinh trong văn xuôi Việt Nam đương đại, chúng tôi còn quan tâm đến các bài viết trong đó tác giả nêu nhiều đặc điểm mà ta thấy đó là những phạm trù của chủ nghĩa hiện sinh như cô đơn, lạc loài, phi lí, tha hóa, khát vọng kiếm tìm… nhưng không gọi tên. Các bài viết có đề cập đến vấn đề này rất nhiều, ở đây chúng tôi chỉ điểm qua một số bài viết tiêu biểu. Trong cuốn Thi pháp hiện đại, khi Đọc Phạm Thị Hoài, Đỗ Đức Hiểu nhận ra trong sáng tác của nhà văn táo bạo này “điều nhà văn kinh sợ”, “điều nhà văn muốn 15 thức tỉnh ở người đọc”, “điều nhà văn muốn giải thoát cho những ai không có ý thức về bản thân mình” chính là “cái tầm thường, cái nhàm chán, vô vị của cuộc sống này, hay là con người bị tha hóa, sống như đồ vật tồn tại, tư duy bị quấn chặt trong những băng từ, con người mất hết sinh khí” [59, tr.261]. Khi Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp, ông cũng nhận xét nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp mang những thuộc tính mà ta thấy ở đó âm hưởng hiện sinh: “Con người bất ổn, luôn luôn di động, đi tìm tự do, dân chủ, đi tìm cái đẹp, đi tìm bản thân nó, đó là nhân vật đa chiều, nhiều tầm vóc, không đơn điệu, không nhất phiến. Nhân vật ấy dù là Chương, là Nhâm, là “tôi hay Bạc Kỳ Sinh”… chỉ là một, con người cô đơn đầy lo âu và đầy khát vọng” [59, tr.277]. Hồ Tấn Nguyên Minh trong bài viết Quan niệm về con người trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp nhắc đến quan niệm về “con người đê tiện, thực dụng trong thế giới “không có vua” và “biển không có thủy thần”” và “con người cô độc, lạc lõng giữa mênh mông cõi người” [86]. Trần Hạnh Mai, Ngô Thị Thu Hiền (Cảm xúc lạc loài trong văn xuôi đương đại) cũng nhấn mạnh đến cảm thức lạc loài với hình ảnh con người lạc loài, cô đơn, xa lạ giữa hiện tại với một phẩm chất, một thử thách của khao khát khẳng định ý thức cá nhân, tìm kiếm thân phận. Trong số những cây bút mà nhà nghiên cứu Mai Hương đánh giá là tiêu biểu, có đóng góp trong việc đổi mới tư duy và tạo nên thành tựu cho văn học đổi mới trong bài viết Đổi mới tư duy văn học và đóng góp của một số cây bút văn xuôi là Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, Tạ Duy Anh. Nguyễn Huy Thiệp bắt đầu ghi dấu với Tướng về hưu bằng “lối viết mới lạ đã mang đến cho văn học một chất mới “chất kiêu bạc, tàn nhẫn, cay đắng”, một “hơi gió lạ” - chủ đề cô đơn, tình trạng con người cô đơn, lạc loài ngay giữa gia đình, người thân và đồng loại” [63, tr.8]. Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh “nhìn chiến tranh từ góc độ số phận con người và thể hiện chiến tranh qua tâm trạng của con người”, tâm trạng “bị mắc kẹt giữa cuộc đời”, tạo nên “kiểu loại nhân vật bị chấn thương - những con người đã bị chiến tranh chà nát, với những chấn thương không thể chữa lành, luôn bị ám ảnh bởi cô đơn, không còn khả năng hòa nhập với cộng đồng” [63, tr.10-11]. Còn tiểu thuyết Tạ Duy Anh (Đi tìm nhân vật, Thiên thần sám hối…) là “những thông điệp nghệ thuật sâu sắc về số phận con người”, với vùng thành thị hiện đại đầy rẫy cái xấu, cái ác và đời sống nông thôn "lúc nào cũng ngột ngạt trong những mối quan hệ chằng chịt, phức tạp bị chi phối bởi những oán thù, định kiến và những cuộc đời không được lựa chọn ngay cả quyền sống cho chính mình" [63, tr.12]. Những bài nghiên cứu về tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương - “một ca cực 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan