Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế xã hội thành phố cần thơ thời ...

Tài liệu đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế xã hội thành phố cần thơ thời kỳ 2015 2020

.PDF
101
131
121

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM ---------- NGUYỄN QUANG TRUNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ Xà HỘI THÀNH PHỐ CẦN THƠ THỜI KỲ 2015 - 2020 LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã ngành: 60340102 TP. Hồ Chí Minh, tháng 3/2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM ---------- NGUYỄN QUANG TRUNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ Xà HỘI THÀNH PHỐ CẦN THƠ THỜI KỲ 2015 - 2020 LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã ngành: 60340102 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS HỒ ĐỨC HÙNG TP. Hồ Chí Minh, tháng 3/2015 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS. Hồ Đức Hùng Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh ngày 08 tháng 02 năm 2015 Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm: TT 1 2 3 4 5 Họ và tên GS.TS. Võ Thanh Thu TS. Phạm Phi Yên PGS.TS. Lê Thị Mận TS. Phạm Thị Hà TS. Lê Tấn Phước Chức danh Hội đồng Chủ tịch Phản biện 1 Phản biện 2 Ủy viên Ủy viên, Thư ký Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được sửa chữa (nếu có). Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV GS.TS. Võ Thanh Thu TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM PHÒNG QLKH – ĐTSĐH CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TP. Hồ Chí Minh, ngày…tháng…năm 2015 NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên: NGUYỄN QUANG TRUNG Giới tính: Nam Ngày, tháng, năm sinh: 02/04/1989 Nơi sinh: Vĩnh Long Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh MSHV: 1341820090 I- Tên đề tài: “Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế xã hội thành phố Cần Thơ thời kỳ 2015 – 2020” II- Nhiệm vụ và nội dung: Thứ nhất: hệ thống hóa lý luận về đào tạo NNL phục vụ phát triển KT-XH Thứ hai: phân tích, đánh giá thực trạng đào tạo NNL phục vụ phát triển KT-XH TP.CT từ năm 2005 đến nay Thứ ba: đề xuất giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác đào tạo NNL phục vụ phát triển KT-XH TP.CT từ nay đến năm 2020. III- Ngày giao nhiệm vụ: 31/7/2014 IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 08/2/2015 V- Cán bộ hướng dẫn: GS.TS. Hồ Đức Hùng CÁN BỘ HƯỚNG DẪN GS.TS. Hồ Đức Hùng KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. TÁC GIẢ LUẬN VĂN NGUYỄN QUANG TRUNG ii LỜI CẢM ƠN Tác giả Luận văn vô cùng biết ơn Thân phụ Nguyễn Nam Thành và Thân mẫu Trần Thu Hà; Cô Nguyễn Thị Thu Hồng; Bác Nguyễn Văn Sếp; Chú Nguyễn Thanh Hải đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tác giả thực hiện Luận văn. Tác giả Luận văn kính gửi đến Thầy GS.TS Hồ Đức Hùng - người hướng dẫn khoa học của tác giả lời tri ân sâu sắc vì những tình cảm, niềm tin và kiến thức mà Thầy đã truyền dạy! Tác giả Luận văn chân thành cảm ơn Trung tướng Trần Phi Hổ, GS.TS Hoàng Chí Bảo, GS.TS Trần Văn Khê, GS.TS Nguyễn Văn Luật, GS.TS Võ Thanh Thu, TS Phạm Phi Yên, PGS.TS Lê Thị Mận, TS Phạm Thị Hà, TS Lê Tấn Phước cùng quý thầy cô giảng dạy lớp cao học 13SQT12 trường ĐH Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh đã góp ý kiến, định hướng nghiên cứu và truyền dạy kiến thức cho tác giả trước và trong quá trình nghiên cứu. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 03 năm 2015 TÁC GIẢ LUẬN VĂN NGUYỄN QUANG TRUNG iii TÓM TẮT Là thành phố trẻ trung tâm của ĐBSCL, Cần Thơ không chỉ có vai trò quan trọng về KT-XH, quốc phòng - an ninh mà còn là một cực phát triển, đóng vai trò động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của toàn vùng. Xây dựng TP.CT thành trung tâm đào tạo NNL chất lượng cao vừa là mục tiêu, vừa là nhiệm vụ cấp thiết. Với đối tượng nghiên cứu là công tác đào tạo NNL phục vụ phát triển KTXH TP.CT với các khía cạnh: hệ thống cơ sở đào tạo và hạ tầng cơ sở phục vụ đào tạo; đội ngũ giảng viên; bằng hai phương pháp chính là nghiên cứu dữ liệu thứ cấp và phương pháp chuyên gia, bên cạnh đó tác giả cũng sử dụng phương pháp điều tra khảo sát, xử lý dữ liệu bằng thống kê mô tả, luận văn hướng đến 3 mục tiêu: (1) hệ thống hóa lý luận về đào tạo NNL phục vụ phát triển KT-XH; (2) phân tích, đánh giá thực trạng đào tạo NNL phục vụ phát triển KT-XH TP.CT từ năm 2005 đến nay; (3) đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác đào tạo NNL phục vụ phát triển KT-XH TP.CT đến năm 2020 thông qua kết cấu 3 chương: Chương 1, trình bày cơ sở lý luận về đào tạo NNL phục vụ phát triển KT-XH như: Khái niệm NNL; Khái niệm về đào tạo NNL; Các trình độ và phương thức đào tạo; Giảng viên; Kinh nghiệm đào tạo NNL phục vụ phát triển KT-XH TP.CT, những lý thuyết này là cơ sở để tác giả phân tích thực trạng đào tạo NNL phục vụ phát triển KT-XH TP.CT ở chương 2. Chương 2, phân tích thực trạng đào tạo NNL phục vụ phát triển KT-XH TP.CT dựa trên các thông tin về hệ thống cơ sở đào tạo và hạ tầng cơ sở phục vụ đào tạo; đội ngũ giảng viên và kết quả đào tạo NNL theo trình độ và phương thức đào tạo, nhận định của các chuyên gia. Dựa trên các dữ kiện phân tích, tác giả đánh giá chung về về trình độ đào tạo và năng lực nghề nghiệp tương ứng và những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của công tác đào tạo NNL. Những nội dung này sẽ là cơ sở để tác giả đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo NNL phục vụ phát triển KT-XH TP.CT ở chương 3. Chương 3, tác giả trình bày 3 nội dung chính là cơ sở hình thành các giải pháp gồm: (1) Những vấn đề cấp thiết của công tác đào tạo NNL ở TP.CT thời kỳ iv 2015-2020 do tác giả xác đinh dựa trên kết quả phân tích thực trạng; (2) Quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước và của TP.CT về đào tạo NNL; (3) Dự báo dân số, lao động và nhu cầu đào tạo NNL của TP.CT đến năm 2020 và những khảo sát có liên quan; 5 giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo NNL phục vụ phát triển KT-XH TP.CT thời kỳ 2015 – 2020 gồm: (1) Đổi mới phương thức quản lý đào tạo NNL; (2) Thiết lập khối liên kết bền vững giữa Nhà nước - Nhà trường – Người học - Nhà tuyển dụng trong công tác đào tạo NNL; (3) Tiếp tục tập trung đầu tư xây dựng đội ngũ giảng viên; (4) Hoàn thiện hệ thống, nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý Nhà nước về đào tạo NNL. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác đào tạo NNL phục vụ phát KT-XH TP.CT thời kỳ 2015 – 2020. Trong những năm qua, các cơ sở đào tạo trên địa bàn TP.CT đã có những đóng góp to lớn trong việc đào tạo NNL phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH và "đánh thức tiềm lực" của TP.CT và cả vùng ĐBSCL. Nếu có cơ chế, chính sách đầu tư hợp lý sẽ tạo ra bước đột phá trong phát triển NNL cho thành phố nói riêng và vùng ĐBSCL nói chung. Đào tạo NNL là yếu tố then chốt, có ý nghĩa quyết định, vừa là yêu cầu vừa là động lực cho sự phát triển KT-XH nhanh và bền vững cũng như hội nhập quốc tế sâu rộng, hướng đến mục tiêu đến năm 2020 sẽ “xây dựng và phát triển TP.CT trở thành trung tâm GD&ĐT, khoa học - công nghệ trọng điểm giữ vị trí chiến lược vùng ĐBSCL và cả nước” mà Đại hội XII Đảng bộ TP.CT đã đề ra. v ABSTRACT Can Tho City is the city directly under the central government and the heart of the region playing the role of socio-economic motivation for the development of the whole Mekong Delta during the industrialization and modernization; and – simultaneously the strategic position in the national defense and security. Can Tho City has been collaborating with the ministries and disciplines of all levels to invest and develop its systems of universities, 3 year college or polytechnic, vocational school in terms of size, disciplines, to diversify the training modes to meet the needs for good human resource training in Can Tho City. This master's thesis analyzes the situation of Can Tho City based universities, 3 year college or polytechnic, vocational school with Human Resources training mission for socio-economic development in Can Tho City for the period of 2015 - 2020. vi MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii TÓM TẮT iii MỤC LỤC vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ix DANH MỤC BẢNG x DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ xi MỞ ĐẦU 01 GIỚI THIỆU 01 Đặt vấn đề 01 Tính cấp thiết của đề tài 01 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP 03 NGHIÊN CỨU Mục tiêu của đề tài 03 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 03 Phương pháp nghiên cứu 04 Khung nghiên cứu 04 TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU 04 BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN 06 CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÀO TẠO NNL 07 1.1. NGUỒN NHÂN LỰC 07 1.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực 07 1.1.2. Vai trò của NNL trong tiến trình phát triển KT-XH 08 1.2. ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC 09 1.2.1. Khái niệm đào tạo NNL 09 1.2.2. Hệ thống cơ sở đào tạo 10 1.2.3. Giảng viên 10 vii 1.2.4. Trình độ học vấn, trình độ chuyên môn và phương thức đào tạo 1.3. 11 MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ ĐÀO TẠO NNL PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KT-XH 12 1.3.1. Kinh nghiệm đào tạo NNL của thành phố Hồ Chí Minh 12 1.3.2. Kinh nghiệm đào tạo NNL của thành phố Đà Nẵng 12 1.3.3. Kinh nghiệm đào tạo NNL của tỉnh Bình Dương 13 1.3.4. Đúc kết kinh nghiệm cho thành phố Cần Thơ 13 1.4. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 14 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NNL PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KT-XH THÀNH PHỐ CẦN THƠ 2.1. TỔNG QUAN THÀNH PHỐ CẦN THƠ 15 15 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 15 2.1.2. Tình hình phát triển KT-XH 15 2.1.3. Tăng trưởng kinh tế 16 2.1.4. Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế 16 2.1.5. Đặc điểm phát triển một số ngành, lĩnh vực chủ yếu 17 NGUỒN NHÂN LỰC THÀNH PHỐ CẦN THƠ 19 2.2. 2.2.1. Khái quát về dân số và dân cư TP.CT 19 2.2.2. Nhân lực trong độ tuổi lao động 21 2.2.3. Tình hình cung cầu nhân lực năm 2014 của TP.CT 28 2.3. THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NNL PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KT-XH THÀNH PHỐ CẦN THƠ 33 2.3.1. Hệ thống cơ sở đào tạo và hạ tầng cơ sở phục vụ đào tạo 33 2.3.2. Đội ngũ giảng viên 41 2.3.3. Kết quả đào tạo NNL theo trình độ 44 2.3.4. Đánh giá chung về công tác đào tạo NNL 53 2.4. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG 56 57 viii TÁC ĐÀO TẠO NNL PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KT-XH THÀNH PHỐ CẦN THƠ THỜI KỲ 2015 – 2020 3.1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH CÁC GIẢI PHÁP 3.1.1. Những vấn đề cấp thiết của công tác đào tạo NNL ở TP.CT 57 57 3.1.2. Quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước và của TP.CT về đào tạo NNL phục vụ phát triển KT-XH 58 3.1.3. Dự báo dân số, lao động và nhu cầu đào tạo NNL của TP.CT đến năm 2020 và những khảo sát có liên quan 3.2. 61 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NNL PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KT-XH THÀNH PHỐ CẦN THƠ THỜI KỲ 2015 – 2020 3.2.1. Đổi mới các chính sách có liên quan đến đào tạo NNL 67 67 3.2.2. Thiết lập khối liên kết bền vững giữa Nhà nước - Nhà trường – Người học - Nhà tuyển dụng trong công tác đào tạo NNL 3.2.3. Tiếp tục tập trung đầu tư xây dựng đội ngũ giảng viên 69 72 3.2.4. Hoàn thiện hệ thống, nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý Nhà nước về đào tạo NNL 3.3. 73 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NNL PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KT-XH THÀNH PHỐ CẦN THƠ THỜI KỲ 2015 – 2020 75 3.3.1. Kiến nghị với Trung ương 75 3.3.2. Kiến nghị với TP.CT 75 3.4. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 76 KẾT LUẬN 77 KIẾN NGHỊ VỀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 78 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH Đà CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO 80 PHỤ LỤC 86 ix DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CNXH Chủ nghĩa Xã hội CNH-HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa CĐ Cao đẳng ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long ĐH-CĐ Bậc học đại học ĐH Đại học GD&ĐT Giáo dục và đào tạo GS Giáo sư HĐND Hội đồng Nhân dân People’s Council KT-XH Kinh tế - Xã hội Socio-economics KH&ĐT Kế hoạch và Đầu tư KHXH&NV Khoa học xã hội và Nhân văn LĐ-TB&XH Lao động, Thương binh và Xã hội Socialism Industrialization and Modernization 3 year college or Polytechnic Mekong delta Higher education University Ministry of Education & Training Professor (Prof) Planning and Investment Social Sciences and Humanities Labor, War Invalids & Social Welfare NNL Nguồn nhân lực PGS Phó Giáo sư TCCN Trung cấp chuyên nghiệp ThS Thạc sĩ Master (M.) TS Tiến sĩ Doctor of Philosophy (Ph.D) TP.CT Thành phố Cần Thơ TP. Thành phố THPT Trung học phổ thông UBND Ủy ban Nhân dân VN Việt Nam Human resourses Asscociate Professor (Assoc. Prof) Vocational school Can Tho City City General education People’s Committee Vietnam x DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Các đơn vị hành chính cấp quận, huyện thuộc TP.CT năm 2013 Bảng 2.2. Quy mô dân số chia theo giới tính; thành thị/nông thôn TP.CT từ năm 2005 đến năm 2013 Bảng 2.3. 15 20 So sánh một số chỉ tiêu về cơ cấu dân số của TP.CT với các thành phố trực thuộc Trung ương khác 20 Bảng 2.4. Tỷ suất sinh, tỷ suất tử và tỷ lệ tăng tự nhiên của TP.CT 21 Bảng 2.5. So sánh thu nhập bình quân/tháng của lao động làm công ăn lương của TP.CT với một số thành phố, ĐBSCL và cả nước 23 Bảng 2.6 So sánh tỷ trọng dân số từ 15 tuổi trở lên theo trình độ học vấn 23 Bảng 2.7. So sánh tỷ trọng dân số từ 15 tuổi trở lên theo trình độ chuyên môn kỹ thuật năm 2009 24 Bảng 2.8. Lao động trong các khu công nghiệp TP.CT đến tháng 10/2014 28 Bảng 2.9 Nhu cầu nhân lực theo trình độ trên địa bàn TP.CT 29 Bảng 2.10. Đối chiếu tỷ lệ nhu cầu và năng lực cung ứng nhân lực theo trình độ trên địa bàn TP.CT trong 6 tháng đầu năm 2014 31 Bảng 2.11. Các trường CĐ trên địa bàn TP.CT 34 Bảng 2.12. Các trường ĐH trên địa bàn TP.CT 35 Bảng 2.13. Năng lực của các đơn vị đào tạo trên địa bàn TP.CT năm 2013 35 Bảng 2.14. So sánh So sánh cơ cấu đào tạo năm 2014 và nhu cầu tuyển dụng nhân lực TP.CT 6 tháng đầu năm 2014 36 Bảng 2.15. Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo của các trường ĐH 41 Bảng 2.16. Số lượng giảng viên của các trường ĐH đến tháng 8/2014 42 Bảng 2.17. Số lượng giảng viên của các trường CĐ đến tháng 8/2014 42 Bảng 2.18. Số lượng học sinh – sinh viên trên 1 giảng viên của TP.CT 43 Bảng 2.19. Tổng số sinh viên ĐH Cần Thơ đến tháng 6/2014 47 Bảng 3.1. Kết quả khảo sát nhận định của sinh viên TP.C về những yếu tố mong đợi trong chương trình đào tạo 64 xi DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ Hình 1. Khung nghiên cứu của đề tài 04 Hình 2.1. Tháp tuổi dân số TP.CT theo điều tra năm 2009 21 Hình 2.2. Biểu đồ thể hiện trình độ học vấn của NNL TP.CT (2000-2010) 23 Hình 2.3. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ trình độ chuyên môn của NNL TP.CT 24 (2000-2010) Hình 2.4. Biểu đồ thể hiện nhu cầu tuyển dụng (năm 2013 và 6 tháng đầu 29 năm 2014) Hình 2.5. Biểu đồ thể hiện nhu cầu tuyển dụng theo trình độ (6 tháng đầu 30 năm 2014) Hình 2.6. Biểu đồ thể hiện cung – cầu nhân lực theo trình độ (6 tháng đầu 32 năm 2014) Hình 2.7. Thu nhập bình quân lao động làm công ăn lương theo nghề, 32 Q1/2014 Hình 2.8. Cơ cấu đào tạo NNL năm 2014 của TP.CT 33 Hình 2.9. So sánh cơ cấu đào tạo năm 2014 và nhu cầu tuyển dụng nhân 36 lực TP.CT 6 tháng đầu năm 2014 Hình 3.1. Kết quả khảo sát mục tiêu của việc học mà người học đang 63 hướng đến Hình 3.2. Kết quả khảo sát sự quan tâm của sinh viên TP.CT về một số 65 tiêu thức Hình 3.3. Một hệ thống kết nối tốt để phát triển kỹ năng 66 Hình 3.4. Liên kết Nhà nước – Nhà trường – Người học – Nhà tuyển dụng 70 trong công tác đào tạo NNL TP.CT thời kỳ 2015-2020 1 MỞ ĐẦU GIỚI THIỆU Đặt vấn đề Cần Thơ là thành phố trẻ trung tâm ĐBSCL, trải dài trên 65km dọc bờ Tây sông Hậu, Bắc giáp An Giang, Đông giáp Đồng Tháp và Vĩnh Long, Tây giáp Kiên Giang, Nam giáp Hậu Giang, với diện tích tự nhiên 1.401km2. TP.CT có 09 đơn vị hành chính gồm 05 quận (Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng, Ô Môn, Thốt Nốt), 04 huyện (Phong Điền, Cờ Đỏ, Thới Lai, Vĩnh Thạnh) với 36 xã, 44 phường, 05 thị trấn. Ngày 24/6/2009, TP.CT trở thành đô thị loại I. Được mệnh danh Tây Đô – thủ phủ miền Tây Nam Bộ, TP.CT không chỉ có vai trò quan trọng về KT-XH, quốc phòng - an ninh mà còn là động lực phát triển của vùng ĐBSCL. “TP.CT phấn đấu là một trong những địa phương đi đầu trong sự nghiệp CNH-HĐH, cơ bản trở thành thành phố công nghiệp trước năm 2020, là một cực phát triển, đóng vai trò động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của toàn vùng”1. Với 44% tổng số sinh viên và 34,4% số giảng viên ĐH và CĐ toàn vùng2, đào tạo NNL đang là điểm sáng, một nhiệm vụ cần kíp và là chìa khóa vàng cho sự phát triển KT-XH và hội nhập quốc tế của TP.CT trong tương lai. Tính cấp thiết của đề tài Báo cáo phát triển con người đầu tiên năm 1990 của UNDP khẳng định “của cải đích thực của một quốc gia là con người của quốc gia đó”3. Trong tiến trình toàn cầu hóa, lợi thế so sánh của quốc gia, khu vực có sự dịch chuyển lớn từ giàu về tài nguyên, mạnh về nguồn vốn, giá nhân công thấp sang NNL có trình độ cao. “Một chính sách phát triển công bằng phải “theo đuổi mục tiêu tăng trưởng kinh tế đồng thời với việc bình đẳng về cơ hội cho mọi người để có việc làm và thăng tiến trong nghề nghiệp“4 Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 45-NQ/TW: "Về xây dựng và phát triển TP.CT trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước" Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ (2014), 3 Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (United Nations Development Programme - UNDP). Human Development Report 1990. Oxford University Press, 1990, Oxford, tr. 9 4 Hội nghị Bộ trưởng Phát triển NNL APEC lần V (16/17/9/2010) tại Bắc Kinh, Tuyên bố chung Hội nghị 1 2 2 Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI nhấn mạnh “phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững…tăng trưởng kinh tế phải kết hợp hài hòa với phát triển văn hóa”1. Để phát triển KT-XH nhanh và bền vững cần 5 yếu tố chủ yếu là con người, vốn, khoa học - công nghệ, cơ cấu kinh tế, thể chế chính trị và quản lý Nhà nước cùng với sự cần thiết thay đổi từ phát triển KT-XH theo chiều rộng với lối đầu tư tăng vốn ồ ạt, khai thác tài nguyên và nhân công giá rẻ sang phát triển bền vững theo chiều sâu xuất phát từ việc tái cấu trúc toàn diện các nguồn lực càng làm sáng tỏ tầm quan trọng của yếu tố con người, NNL chính là trung tâm của sự phát triển. Năm 2015 là năm hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN2 (AEC). Khi đó các quốc gia thành viên sẽ thực hiện cam kết cho phép tự do dịch chuyển của lao động có chứng chỉ đào tạo trên cơ sở thống nhất công nhận giá trị tương đương của chứng chỉ đào tạo mỗi nước thành viên3. Những hạn chế về kỷ luật lao động, kỹ năng sống, trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp của người lao động cùng với nhu cầu hội nhập quốc tế nhanh chóng đang đặt ra bài toán khó cho công tác đào tạo NNL của nước ta mà TP.CT là trung tâm đào tạo NNL trọng điểm sau 2015. Gần 30 năm đổi mới đi lên cùng cả nước, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP.CT đã thu được nhiều thành tựu to lớn. Là đô thị hạt nhân, động lực phát triển của ĐBSCL, việc xây dựng TP.CT thành trung tâm đào tạo NNL chất lượng cao vừa là mục tiêu, vừa là nhiệm vụ cấp thiết được toàn xã hội quan tâm. Trong bối cảnh ĐBSCL hiện hữu mâu thuẫn gay gắt giữa ”vựa lúa lớn nhất, vựa trái cây phong phú nhất, vựa thủy sản nhiều nhất với một nền kinh tế tiểu nông lạc hậu, cơ sở hạ tầng kém nhất, trình độ học vấn thấp nhất cả nước”4 cho thấy nhiệm vụ nặng nề của công tác đào tạo NNL ở TP.CT trong tương lai, nếu có cơ chế chính sách đầu tư hợp lý thì đào tạo NNL sẽ là bước đi chính yếu, duy nhất tạo ra bước đột phá trong phát triển KT-XH cho TP.CT và cả vùng ĐBSCL. Đào tạo nhằm có được một NNL chất lượng là yếu tố then chốt, quyết định phát triển KT-XH ở TP.CT, tuy nhiên đến nay vẫn chưa có công trình khoa học nào Đảng Cộng sản VN (2011). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI. NXB Chính trị Quốc gia, 2011, tr.91-92 Cộng đồng kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Community - AEC) 3 Với nghề bác sĩ, nha sĩ, hộ lỹ, kỹ sư, kiến trúc sư, kiểm toán viên, giám sát viên và nhân viên du lịch 4 PGS.TS Võ Văn Sen (2014). Phát triển bền vững ĐBSCL những vấn đề lý luận và thực tiễn. NXB ĐH Quốc gia TP.HCM, 2014, tr.2-3 1 2 3 nghiên cứu vấn đề này. Vì những lý do trên, việc nghiên cứu đề tài ”Đào tạo NNL phục vụ phát triển KT-XH TP.CT thời kỳ 2015 – 2020” là cấp thiết. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Mục tiêu của đề tài Thứ nhất: hệ thống hóa lý luận về đào tạo NNL phục vụ phát triển KT-XH Thứ hai: phân tích, đánh giá thực trạng đào tạo NNL phục vụ phát triển KTXH TP.CT từ năm 2005 đến nay Thứ ba: đề xuất giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác đào tạo NNL phục vụ phát triển KT-XH TP.CT từ nay đến năm 2020 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: công tác đào tạo NNL phục vụ phát triển KT-XH TP.CT với các khía cạnh: hệ thống cơ sở đào tạo và hạ tầng cơ sở phục vụ đào tạo; đội ngũ giảng viên Phạm vi nghiên cứu: - Nội dung nghiên cứu: công tác đào tạo NNL phục vụ phát triển KT-XH TP.CT ở các trường ĐH, CĐ, TCCN, cơ sở dạy nghề trên địa bàn - Không gian nghiên cứu: nghiên cứu được tiến hành ở TP.CT - Thời gian nghiên cứu: dữ liệu phân tích từ năm 2005 đến năm 2014, các đề xuất, kiến nghị có ý nghĩa đến năm 2020 Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu dữ liệu thứ cấp: thu thập, khai thác các dữ liệu, thông tin từ nhiều nguồn như các văn kiện, bộ luật, tài liệu, chiến lược, nghị quyết... của Đảng và Nhà nước; số liệu thống kê chính thống từ các Bộ ngành, UBND, các sở ngành, các trường ĐH, CĐ, TCCN, cơ sở dạy nghề trên địa bàn TP.CT; dữ liệu thu thập trên báo, tạp chí, phương tiện truyền thông, kết quả khảo sát đã có... vì tính đặc thù của lĩnh vực quản lý đào tạo NNL (luôn ở trạng thái động vì vận động tự nhiên, vận động cơ học, vận động xã hội) nên phương pháp này được dùng chủ yếu. Phương pháp chuyên gia: nhằm hỗ trợ cho việc lựa chọn phương pháp nghiên cứu; lựa chọn công cụ thống kê; hỗ trợ cho việc xem xét, trình bày các đánh 4 giá, kết luận của nghiên cứu cũng như làm cơ sở hình thành các nhóm giải pháp. Các chuyên gia tham khảo bao gồm các nhà quản lý và các nhà khoa học. Phương pháp điều tra khảo sát: chọn mẫu, khảo sát bằng bảng câu hỏi với sinh viên các trường ĐH, CĐ và TCCN trên địa bàn TP.CT để thu thập ý kiến, nguyện vọng cá nhân của họ nhằm có thêm luận cứ cho các đánh giá, phân tích. Kết quả khảo sát được tổng hợp và xử lý bằng phương pháp thống kê mô tả. Khung nghiên cứu Hình 1. Khung nghiên cứu của đề tài (Nguồn: Tác giả thực hiện) TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU Như đã trình bày, đào tạo NNL là yếu tố then chốt, vừa là yêu cầu vừa là động lực cho sự phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững của TP.CT. Hiện có 3 công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài: 5 + Luận án Tiến sĩ "Quản lý đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế Cần Thơ" - Chuyên ngành: Quản lý giáo dục; Bảo vệ năm: 2012 - Tác giả: Nguyễn Ngọc Lợi - Người hướng dẫn: GS.TS Nguyễn Lộc, PGS.TS Phan Văn Nhân - Cơ sở đào tạo: Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam - Về lý luận: Hệ thống hóa được cơ sở lý luận về mối quan hệ đào tạo NNL đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, thành phố; Xây dựng được khung lý luận về quản lý đào tạo và nhu cầu NNL trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Bổ sung thêm hướng tiếp cận mới trong quản lý đào tạo nhân lực là quản lý đào tạo nhân lực trên cơ sở đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, thành phố. - Về thực tiễn: Đánh giá được thực trạng quản lý đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế TP.CT. Đề xuất được các giải pháp có tính khoa học cần thiết và khả thi, nhằm đổi mới quản lý đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế TP.CT. + Luận văn Thạc sĩ "Đánh giá lực lượng lao động nông thôn và đề xuất giải pháp đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng ngoại thành TP.CT: Trường hợp nghiên cứu tại huyện Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ, Thới Lai và quận Thốt Nốt." - Chuyên ngành: Kinh tế Nông nghiệp - Tác giả: Nguyễn Thị Phương Linh; Bảo vệ năm: 2011 - Người hướng dẫn: PGS.TS. Dương Ngọc Thành - Cơ sở đào tạo: ĐH Cần Thơ - Về lý luận: Đã hệ thống được cơ sở lý luận về lực lượng lao động nông thôn và lý thuyết về đào tạo nghề cho lao động nông thôn. - Về thực tiễn: Đánh giá lực lượng lao động nông thôn và đề xuất giải pháp đào tạo nghề cho lao động nông thôn vùng ngoại thành TP.CT + Luận văn Thạc sĩ "Phát triển NNL trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại TP.CT đến năm 2020"
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất