Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Công tác xã hội nhóm đối với người có công bị tâm thần từ thực tiễn trung tâm ch...

Tài liệu Công tác xã hội nhóm đối với người có công bị tâm thần từ thực tiễn trung tâm chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần tỉnh thái bình

.PDF
90
446
129

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHẠM VĂN HẢI DANH MỤC VIẾT TẮT CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG BỊ TÂM THẦN TỪ THỰC TIỄN TRUNG TÂM CHĂM SÓC VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI TÂM THẦN TỈNH THÁI BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÀ NỘI, 2016 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHẠM VĂN HẢI CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG BỊ TÂM THẦN TỪ THỰC TIỄN TRUNG TÂM CHĂM SÓC VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI TÂM THẦN TỈNH THÁI BÌNH Chuyên ngành: Công tác xã hội Mã số: 60.90.01.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN TRUNG HẢI HÀ NỘI, 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Những kết quả và số liệu trong khóa luận chưa được ai công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Học viện về sự an cam đoan này. Hà Nội, ngày tháng 6 năm 2016 Học viên Phạm Văn Hải MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG BỊ TÂM THẦN .................................... 11 1.1. Những vấn đề Lý luận về người có công và bệnh tâm thần .............. 11 1.2. Lý luận về công tác xã hội nhóm....................................................... 18 Chương 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG BỊ TÂM THẦN TẠI TRUNG TÂM CHĂM SÓC VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI TÂM THẦN TỈNH THÁI BÌNH ...........30 2.1. Sơ lược về địa bàn nghiên cứu .......................................................... 30 2.2. Đặc điểm về người có công tại Trung tâm Chăm sóc và Phục hồi chức năng cho người tâm thần tỉnh Thái Bình ......................................... 31 2.3. Thực trạng hoạt động công tác xã hội nhóm đối với người có công bị tâm thần tại Trung tâm Chăm sóc và Phục hồi chức năng cho người tâm thần tỉnh Thái Bình ................................................................................... 33 Chương 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG BỊ TÂM THẦN TỪ THỰC TIỄN TRUNG TÂM CHĂM SÓC VÀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI TÂM THẦN TỈNH THÁI BÌNH .................................................. 64 3.1. Những phát hiện của nghiên cứu ....................................................... 64 3.2. Các nhóm giải pháp ........................................................................... 67 KẾT LUẬN .................................................................................................... 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 72 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CTXH Công tác xã hội BTXH Bảo trợ xã hội NCC Người có công NTT Người tâm thần HĐN Hoạt động nhóm NVXH Nhân viên xã hội CSXH Chính sách xã hội TTCTXH Trung tâm công tác xã hội TTBTXH Trung tâm bảo trợ xã hội ĐT Đối tượng MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chiến tranh đã dần lùi xa nhưng hậu quả do chiến tranh để lại là quá lớn. Chúng không chỉ tàn phá nặng nề nền kinh tế của nước ta, mà còn để lại những thương tật, những mất mát mà bao người con ưu tú của dân tộc phải mang trên mình suốt phần đời còn laị, nó ảnh hưởng đến mọi khía cạnh đời sống của những người có công. Đó là những nỗi đau không gì có thể bù đắp hết. Những năm qua, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về chính trị, kinh tế và xã hội. Nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao, liên tục và ổn định, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện. Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn dành sự quan tâm ưu đãi đặc biệt đến những người có công với cách mạng, Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, vẫn còn nhiều vấn đề xã hội bức xúc cần được xem xét một cách nghiêm túc để có hướng đi đúng với mục tiêu phát triển vì con người. Hiện tại cả nước có khoảng 8,8 triệu người có công với cách mạng được hưởng chế độ ưu đãi một lần và hàng tháng, chiếm khoảng 10% dân số. Trong đó, khoảng 1,47 triệu người hưởng trợ cấp hàng tháng, hàng trục nghìn con thương binh, liệt sỹ được hưởng chế độ ưu đãi về giáo dục, đào tạo, chăm sóc y tế, hơn 1000 cán bộ lão thành cách mạng được hỗ trợ cải thiện nhà ở [1]. Trung tâm Chăm sóc và Phục hồi chức năng cho người tâm thần Thái Bình tiền thân là Trung tâm điều dưỡng người tâm thần có công, có nhiệm vụ chăm sóc, phục hồi chức năng cho người tâm thần và người rối nhiễu tâm trí trong đó có đối tượng là người có công bị bệnh tâm thần. Trong những năm qua, Trung tâm đã thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ được giao, giải quyết các chế độ cho đối tượng theo đúng quy định. Do vậy, đời sống của Người có công bị bệnh nuôi dưỡng tại Trung tâm đã phần nào được ổn định và cải thiện. Tuy nhiên, hiện nay Trung tâm đang quản lý và chăm sóc cho 200 đối 1 tượng, trong đó có 57 đối tượng là người có công bị bệnh tâm thần [2]. Hơn nữa đội ngũ cán bộ còn mỏng nên việc chăm sóc, giúp đỡ mới chỉ đáp ứng được những nhu cầu thiết yếu của họ mà chưa thể đáp ứng những nhu cầu đa dạng và giải quyết những vấn đề mang tính chất cá nhân, nhóm đối tượng đặc thù. CTXH nhóm là một trong các phương pháp cốt lõi của nghề CTXH. CTXH nhóm sử dụng các kỹ năng tương tác và hỗ trợ cho các nhóm thân chủ nhằm đáp ứng những nhu cầu đa dạng của họ. Hiệu quả của CTXH nhóm đã được chứng minh thông qua nhiều hoạt động thực tiễn. Một điểm tích cực nữa là phương pháp này có thể cung cấp các dịch vụ cho nhiều đối tượng mà không cần nhiều nhân viên xã hội. Điều này rất phù hợp với thực tiễn những khó khăn vướng mắc mà trung tâm đang gặp phải. Vận dụng phương pháp CTXH nhóm, trong thời gian qua trung tâm đã triển khai một số các hoạt động CTXH nhóm với đối tượng là NCC. Mặc dù đã có những hiệu quả nhất định, tuy nhiên do nhiều nguyên nhân nên hoạt động này còn gặp phải một số hạn chế. Xuất phát từ những lý do trên tôi lựa chọn đề tài: “Công tác xã hội nhóm đối với người có công bị tâm thần từ thực tiễn Trung tâm Chăm sóc và Phục hồi chức năng cho người tâm thần tỉnh Thái Bình” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài - Trong đề tài: “Công tác xã hội với nhóm trẻ em khuyết tật, thực trạng, nguyên nhân và giải pháp can thiệp ở tỉnh Quảng Trị” tác giả Lê Doãn Nam lại chọn một đối tượng cụ thể để nghiên cứu đó là trẻ em khuyết tật. Đây là nhóm đối tượng gặp nhiều khó khăn nhất trong sinh hoạt cũng như học tập, các em rất khó để hòa nhập vì tâm lí tự ti luôn bao trùm làm các em cảm thấy mặc cảm. Bên cạnh đó tác giả cũng nêu lên thực trạng, nguyên nhân cũng như đưa ra một số giải pháp để giúp các em vượt qua được những rào cản đó. Các em dù thế nào thì cũng là thế hệ trẻ của tương lai chính vì vậy mà cần có 2 những biện pháp can thiệp sớm, giúp các em được đến trường để sau này có được một công việc ổn định góp phần xây dựng đất nước [8]. - An sinh xã hội đối với gia đình người có công với cách mạng và nạn nhân chiến tranh huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên (Nghiên cứu trường hợp tại 3 xã: Xã Trung Hưng, xã Lý Thường Kiệt, thị trấn Yên Mỹ)”. Thông qua việc tìm hiểu thực trạng tiếp cận các dịch vụ An sinh xã hội và tiếp cận lý thuyết Nhu cầu và thuyết Chức năng, khóa luận đã phân tích được thực trạng đời sống cũng như khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ an sinh xã hội của nhóm đối tượng trên. Đồng thời cũng chỉ ra những tác động của chính sách an sinh xã hội tại địa phương ảnh hưởng đến đời sống của gia đình người có công và nạn nhân chiến tranh. Mặc dù nhận được rất nhiều sự hỗ trợ của các chính sách an sinh xã hội từ phía Nhà nước tuy nhiên do chịu hậu quả trực tiếp và gián tiếp của chiến tranh, gia đình Người có công và Nạn nhân chiến tranh gặp rất nhiều khó khăn và hạn chế trong việc tiếp cận các dịch vụ an sinh xã hội. Những nhân tố tác động trực tiếp và có sức ảnh hưởng lớn đến việc tiếp cận các dịch vụ an sinh xã hội là thu nhập, nó trở thành yếu tố quyết định mạnh mẽ đối với từng hộ gia đình khi tiếp cận các dịch vụ an sinh xã hội. - Giải pháp và đề xuất kiến nghị nhằm thực hiện tốt hơn công tác thương binh liệt sỹ và người có công ở thị xã Cửa Lò [13]. Nghiên cứu đã đánh giá về thực trạng đời sống NCC ở Thị Xã Cửa Lò cũng như tình hình thực hiện chính sách ưu đãi xã hội đối với NCCVCM ở Thị Xã Cửa Lò. Tác giả cũng tập trung nghiên cứu quá trình tổ chức, thực hiện công tác xã hội hóa chăm sóc NCC ở Thị Xã Cửa Lò. Tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến những vướng mắc và tồn tại trong công tác NCCVCM ở Thị Xã Cửa Lò từ đó đề ra những giải pháp và đề xuất kiến nghị nhằm thực hiện tốt hơn công tác thương binh – liệt sỹ và người có công ở Thị Xã Cửa Lò. 3 - Trong một nghiên cứu khác, tác giả Trịnh Văn Đệ đã tìm hiểu về lĩnh vực Hoàn thiện công tác quản lý người có công huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa [3]. Tiếp cận theo hướng này, tác giả tập trung vào khía cạnh nâng cao chất lượng quản lý NCC, tìm hiểu và phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề quản lý để có thể đưa ra những giải pháp nhằm đảm bảo hiệu quả tốt nhất trong các hoạt động hỗ trợ, chăm sóc NCCVCM. Tác giả cũng đã có những đánh giá và phân tích những đặc điểm tình hình riêng của Thanh Hóa để từ đó có những vận dụng với các địa bàn khác. - Cùng quan điểm này, tác giả Phạm Thị Trang đã triển khai nghiên cứu Tình hình thực hiện chính sách người có công với cách mạng ở phường Yên Phụ hiện nay - Nguyên nhân và giải pháp [14]. Trong nghiên cứu của mình, tác giả đã làm rõ cơ sở lý luận về người có công như các khái niệm, hệ thống luật pháp và chính sách đối với người có công. Trên cơ sở đó tác giả đã phân tích tình hình thực hiện chính sách đối với người có công tại phường Yên Phụ. Nhìn chung việc thực hiện chính sách ở đây đã được triển khai khá tốt, tuy nhiên để nâng cao hiệu quả của việc thực hiện chính sách thì cần phải nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ vì phần lớn họ tốt nghiệp từ những chuyên ngành khác nên còn gặp những vướng mắc nhất định khi có những chính sách mới. - Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện tổ chức thực thi chính sách chăm sóc Người có công tại phòng lao động thương binh và xã hội quận Hồng Bàng - Hải Phòng (2010). Việc thực thi chính sách với người có công cũng được nghiên cứu tại địa bàn Hải Phòng. Ngoài những chính sách được thực thi theo quy định của Nhà nước, tác giả còn tập trung phân tích điều kiện riêng của Hải Phòng để đưa ra những chính sách đặc thù nhằm hỗ trợ việc thực thi chính sách tại Hải phòng được hiệu quả hơn. Kết quả của nghiên cứu tập trung vào những kiến nghị về Chính sách, cơ cấu tổ chức và nhân sự triển 4 khai chính sách, những thủ tục hành chính và phương thức triển khai việc chi trả chính sách… - Đề tài Nâng cao đời sống Người có công ở tỉnh Quảng Nam (2012). Trong nghiên cứu này, các khía cạnh về đời sống người có công như kinh tế, tinh thần, xã hội được tác giả tập trung phân tích khá kỹ. Kết quả nghiên cứu cho thấy người có công đã phần nào được hỗ trợ các chính sách về kinh tế. Tuy nhiên đời sống về tâm lý và xã hội thì còn chưa được quan tâm nhiều. Với những người sống cùng con cái và có mối quan hệ tốt trong cộng đồng thì ít gặp vấn đề. Ngược lại với những người ít có các mối quan hệ thì thường họ sẽ gặp phải nhiều vấn đề đặc biệt là các vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần. Do đó nghiên cứu đã đề xuất ra nhiều giải pháp trong việc nâng cao chất lượng sống không chỉ về khía cạnh kinh tế mà còn nhấn mạnh đến đời sống tinh thần và xã hội. Như vậy có thể thấy vấn đề người có công bị tâm thần cũng đã có một số nghiên cứu tập trung tìm hiểu ở một số khía cạnh khác nhau (chủ yếu là tập trung vào các can thiệp chính sách). Tuy nhiên những can thiệp chuyên sâu như CTXH nhóm với NCC bị tâm thần gần như bị bỏ ngỏ. Các phát hiện trong nghiên cứu cũng chỉ ra rằng đời sống tinh thần và xã hội của NCC đang còn thiếu sự quan tâm và cần có những can thiệp về lĩnh vực này. Do đó việc nghiên cứu tập trung vào một hoạt động can thiệp đặc thù là CTXH nhóm sẽ rất hữu ích và cần thiết. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về thực trạng công tác xã hội nhóm đối với người có công bị tâm thần từ thực tiễn Trung tâm Chăm sóc và Phục hồi chức năng cho người tâm thần tỉnh Thái Bình. Từ đó 5 đề xuất các giải pháp để thúc đẩy và nâng cao hiệu quả các hoạt động của công tác xã hội nhóm đối với có công bị tâm thần. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa các lý luận về người có công, công tác xã hội nhóm đối với người có công bị tâm thần - Nghiên cứu thực trạng CTXH nhóm đối với người có công bị tâm thần tại Trung tâm Chăm sóc và Phục hồi chức năng cho người tâm thần tỉnh Thái Bình. - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới các hoạt động CTXH nhóm với người có công bị tâm thần tại Trung tâm Chăm sóc và Phục hồi chức năng cho người tâm thần tỉnh Thái Bình. - Đề xuất các giải pháp thúc đẩy hoạt động CTXH nhóm đối với người có công bị tâm thần từ thực tiễn Trung tâm Chăm sóc và Phục hồi chức năng cho người tâm thần tỉnh Thái Bình. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Các hoạt động CTXH nhóm đối với người có công bị tâm thần 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi khách thể: Đề tài nghiên cứu trên 2 nhóm khách thể chính đó là; o Đội ngũ cán bộ nhân viên, quản lý tại trung tâm o Người có công bị tâm thần nhẹ hoặc mới phục hồi - Phạm vi về không gian, thời gian: Từ tháng 10/2015 đến hết tháng 6/2016 tại Trung tâm Chăm sóc và Phục hồi chức năng cho người tâm thần tỉnh Thái Bình. - Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung phân tích một số hoạt động sử dụng trong CTXH nhóm với NCC bị tâm thần. Một số yếu tố khác như vai trò của nhân viên xã hội trong các hoạt động nhóm, những yếu tố 6 ảnh hưởng tới hiệu quả của các hoạt động nhóm cũng được đề cập trong luận văn. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Đề tài sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng để xem xét hoạt động CTXH nhóm với người có công bị tâm thần trong mối quan hệ với các yếu tố môi trường và hệ thống xung quanh cũng như đặt vấn đề nghiên cứu trong một tổng thể các tương tác với môi trường bên ngoài. Những vấn đề liên quan đến CTXH nhóm, lý luận về NCC bị tâm thần cũng được phân tích theo các tương quan để đưa ra một kết luận khách quan, toàn diện. 5.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích tài liệu Là phương pháp thu thập thông tin từ các công trình nghiên cứu và các tài liệu có sẵn của các tác giả trong và ngoài nước. Phương pháp này được áp dụng phân tích các tài liệu như: Đề án 1215 “Chăm sóc phục hồi chức năng cho người tâm thần và rối nhiễu tâm thần dựa vào cộng đồng”, Nghị định 67, 13 và 136 của chính phủ quy định về mức trợ cấp cho những nhóm đối tượng bảo trợ xã hội; Các văn bản pháp luật có liên quan khác về vấn đề này. Các tài liệu, văn bản, quy định của trung tâm trong việc chăm sóc, hỗ trợ, nâng cao chất lượng sống cho người có công bị tâm thần. - Phương pháp quan sát Phương pháp quan sát được hiểu như là chụp ảnh trong quá trình thu thập thông tin nhằm đánh giá mức độ tin cậy của thông tin đã thu thập bằng việc quan sát hành vi, cử chỉ, thái độ của người được phỏng vấn. Trong luận văn này, phương pháp quan sát sẽ được sử dụng để quan sát các hoạt động CTXH nhóm trong trung tâm được triển khai như thế nào? Cách thức, thái độ 7 và cách điều hành của nhân viên xã hội như thế nào trong việc triển khai các hoạt động nhóm? Thái độ, cách phản hồi lại của NCC bị tâm thần là như thế nào? - Phương pháp phỏng vấn sâu Phỏng vấn sâu là những cuộc đối thoại được lặp đi lặp lại giữa nhà nghiên cứu và người cung cấp thông tin nhằm tìm hiểu thực trạng, những mong muốn nguyện vọng, kinh nghiệm và nhận thức của người cung cấp thông tin thông qua chính ngôn ngữ, thái độ của người ấy. Luận văn tiến hành phỏng vấn thu thập thông tin từ 12 người có công bị tâm thần nhẹ. Đây đều là những người tham gia vào các hoạt động CTXH nhóm Ngoài ra luận văn còn phỏng vấn sâu với 3 cán bộ hiện đang chịu trách nhiệm triển khai các hoạt động nhóm, 2 cán bộ lãnh đạo quản lý phụ trách lĩnh vực này trong trung tâm - Phương pháp thảo luận nhóm Phương pháp thảo luận nhóm là phương pháp huy động một số người có kiến thức và sự hiểu biết về một lĩnh vực nhất định. Mục đích của phương pháp này là để thu thập thông tin từ đa dạng từ nhiều chiều khác nhau. Hơn nữa trong quá trình thảo luận nhóm, các quan điểm trái chiều sẽ được đưa ra trao đổi để đi đến thống nhất. Như vậy nghiên cứu viên sẽ có được những ý kiến sâu sắc và thống nhất về các vấn đề cần quan tâm. Luận văn đã thực hiện một cuộc thảo luận nhóm với đối tượng người có công bị thâm thần. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Đề tài sẽ đóng góp một phần vào hệ thống lý luận hiện đại về thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động công tác xã hội nhóm với người có công bị tâm thần. Trên thực tế đây là một khía cạnh còn ít được nghiên cứu do tính đặc thù của nghề công tác xã hội và của nhóm đối tượng. 8 Đề tài cũng đã thể hiện được vai trò và tính lý luận cao trong lĩnh vực công tác xã hội nhóm. Do đó đề tài sẽ đóng góp cho những nghiên cứu sau để phát triển ý tưởng khoa học. Đề tài giúp vận dụng những kiến thức ở lĩnh vực công tác xã hội nhóm không chỉ với nhóm người có công bị tâm thần mà còn ở các nhóm đối tượng yếu thế cần trợ giúp khác. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn - Đối với người có công Kết quả của đề tài có ý nghĩa thực tiễn rất lớn không chỉ đối với người có công trong Trung tâm Chăm sóc và Phục hồi chức năng cho người tâm thần tỉnh Thái Bình mà còn đối với NCC trên cả nước. Các kết quả nghiên cứu khác cho thấy nhu cầu được chăm sóc về đời sống tinh thần và xã hội là rất lớn. Do đó các hoạt động CTXH nhóm được nghiên cứu và nhân rộng về mô hình này sẽ là cơ sở để có thể đáp ứng được những nhu cầu đã nêu ở trên. - Đối với cán bộ, nhân viên xã hội trong trung tâm Đối với đội ngũ cán bộ và nhân viên xã hội trong trung tâm, kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ chỉ ra được những khó khăn, vướng mắc và phương án khắc phục để họ có thể hoàn thiện hơn nữa kiến thức và kỹ năng CTXH nhóm từ đó nâng cao hiệu quả trong công việc. Hơn nữa với những giải pháp và đề xuất được nêu ra, đội ngũ cán bộ và nhân viên xã hội sẽ có thể giải quyết được những khó khăn và vấn đề mà họ đang gặp phải trong quá trình triển khai các hoạt động CTXH nhóm - Đối với đội ngũ lãnh đạo Nghiên cứu sẽ mô tả thực trạng về các hoạt động, các vấn đề và các nhân tố tác động tới hiệu quả CTXH nhóm đang được triển khai trong trung tâm. Kết quả đó sẽ giúp đội ngũ lãnh đạo đánh giá được các hoạt động CTXH nhóm này và lập kế hoạch, đưa ra những quyết sách nhằm nâng cao hiệu quả của mô hình CTXH nhóm với NCC bị tâm thần 9 - Đối với ngành công tác xã hội Các hoạt động CTXH nói chung và hoạt động CTXH nhóm nói riêng hiện nay còn nhiều hạn chế. Do đó nghiên cứu tập trung vào các hoạt động nhóm với NCC sẽ làm sáng tỏ hơn nữa lý luận về các hoạt động CTXH nói chung và CTXH nhóm nói riêng. 7. Cơ cấu luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, tài liệu tham khảo, danh mục biểu bảng. Kết cấu luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về công tác xã hội nhóm đối với người có công bị tâm thần. Chương 2: Thực trạng công tác xã hội nhóm đối với người có công bị tâm thần tại Trung tâm Chăm sóc và Phục hồi chức năng cho người tâm thần tỉnh Thái Bình. Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện công tác xã hội nhóm đối với người có công bị tâm thần từ thực tiễn Trung tâm Chăm sóc và Phục hồi chức năng cho người tâm thần tỉnh Thái Bình. 10 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG BỊ TÂM THẦN 1.1. Những vấn đề Lý luận về người có công và bệnh tâm thần 1.1.1. Khái niệm người có công Theo Pháp lệnh ưu đãi dành cho người có công cách mạng [10], “Người có công cách mạng" là những người: - Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945. - Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945. - Liệt sĩ. - Bà mẹ Việt Nam anh hùng. - Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động. - Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh. - Bệnh binh. - Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học. - Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày. - Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế. - Người có công giúp đỡ cách mạng. - Thân nhân của những người có công cách mạng. Chúng ta có thể nhận thấy rằng người có công CM bao gồm rất nhiều đối tượng nhưng trong đề tài này tác giả sẽ đi sâu hơn về đối tượng thương bệnh binh vì hơn ai hết họ là những người chiếm số lượng lớn trong số người có công. 1.1.2. Một số khái niệm về tâm thần - Tâm thần 11 Tâm thần học là một môn Y học chuyên nghiên cứu các biểu hiện lâm sàng, bệnh nguyên, bệnh sinh, các phương pháp điều trị và dự phòng bệnh tâm thần. Bệnh tâm thần là những bất thường trong ý thức, tư duy, về cảm xúc, hành vi hay hoạt động tâm thần nói chung. Do những biểu hiện rất phức tạp và để hạn chế những mặc cảm của bệnh nhân cũng như sự kì thị của xã hội, xu hướng chung hiện nay là dùng thuật ngữ rối loạn tâm thần, hạn chế dùng thuật ngữ bệnh bệnh tâm thần [12]. - Sức khoẻ tâm thần Sức khỏe tốt không chỉ có sức khỏe thể chất tốt mà cần phải có một tinh thần khỏe khoắn. Tổ chức y tế thế giới WHO đưa ra định nghĩa về sức khoẻ tốt là “trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không phải chỉ bao gồm tình trạng không có bệnh hay thương tật” [12]. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa về sức khoẻ tâm thần là“trạng thái hoàn toàn thoải mái mà ở đó mỗi cá nhân nhận thức rõ và phát huy khả năng của mình, có thể đối phó với những căng thẳng bình thường trong cuộc sống, làm việc hiệu quả, năng suất và có thể đóng góp cho cộng đồng” - Chăm sóc sức khỏe tâm thần Chăm sóc sức khỏe tâm thần [4] không chỉ bó hẹp trong việc điều trị bệnh tâm thần, mà nó bao gồm phạm vi rộng hơn là đảm bảo trạng thái khoẻ mạnh về mặt tinh thần: - - Khả năng tận hưởng cuộc sống - Khả năng phục hồi - Khả năng cân bằng - Khả năng phát triển cá nhân - Sự linh hoạt Chăm sóc sức khoẻ tâm thần dựa vào cộng đồng 12 Chăm sóc sức khoẻ tâm thần dựa vào cộng đồng là biện pháp chiến lược nằm trong sự phát triển của cộng đồng về chăm sóc sức khoẻ tâm thần, bình đẳng về cơ hội hoà nhập xã hội cho người có rối loạn tâm thần. CSSKTT dựa vào cộng đồng được triển khai với sự phối hợp chung của chính bản thân người có rối loạn tâm thần, gia đình và cộng đồng bằng những dịch vụ y tế, dịch vụ hỗ trợ tâm lý xã hội, giáo dục và hướng nghiệp thích hợp [4]. - Rối nhiễu tâm trí “Rối nhiễu tâm trí” dùng để chỉ biểu hiện lệch lạc nói chung về sức khoẻ tâm trí của một cá nhân. Tình trạng rối nhiễu tâm trí kéo dài sẽ dẫn đến rối loạn giấc ngủ, hành vi, ngôn ngữ, nhân cách, và các tổn thương bệnh thực thể như loét dạ dày tá tràng, suy dinh dưỡng hoặc phì nộn. Người có rối nhiễu tâm trí là người có các hành vi, cảm xúc kém thích nghi, hành vi kỳ lạ, gây đau khổ hoặc làm ảnh hưởng đến sức khoẻ, cuộc sống, mối quan hệ của bản thân và những người xung quanh [4]. 1.1.3. Một số bệnh tâm thần thường gặp - Tâm thần phân liệt Tâm thần phân liệt là một loại bệnh tâm thần nặng . Cứ trong 100 người dân thì có 1 người mắc bệnh này. Bệnh có thể biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau nhưng đều có chung đặc điểm là ảnh hưởng đến các hoạt động tinh thần và về lâu dài có thể làm thay đổi nhân cách của bệnh nhân.Các triệu chứng chính của bệnh là hoang tưởng, ảo thanh, rối loạn khả năng suy nghĩ, mất đi ý muốn làm việc, giảm sự biểu lộ tình cảm và cách ly xã hội. Bệnh thường bắt đầu ở tuổi trẻ và thường kéo dài suốt cả cuộc đời . Bệnh thường khởi phát nhanh với các triệu chứng cấp tính xuất hiện trong vài tuần hay có thể khởi phát chậm dần dần trong nhiều tháng, nhiều năm. Trong thời gian bệnh, bệnh nhân thường trở nên xa lánh những người khác, ít nói chuyện với người thân, trở nên trầm tư, lo âu hoặc hay sợ hãi . 13 - Rối loạn trầm cảm Trầm cảm là một rối loạn tâm thần thường gặp bao gồm nhiều triệu chứng nhưng hay gặp nhất là sự buồn bã một cách sâu sắc . Người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi , mất hy vọng . Không có gì có thể làm cho người bệnh thích thú được . Người bệnh cảm thấy thế giới chung quanh dường như lúc nào cũng u ám. Các triệu chứng khác bao gồm sụt cân, khó ngủ, bồn chồn, dễ tức giận, cảm thấy bản thân vô giá trị hoặc bị một tội lỗi gì ghê gớm, gặp khó khăn khi muốn suy nghĩ , muốn tập trung chú ý hay khi phải ra một quyết định nào đó và thường xuyên nghĩ đến cái chết hay có hành động chuẩn bị tự tử ( đây là lý do quan trọng khiến bệnh này nên được điều trị sớm ). - Rối loạn lưỡng cực Rối loạn cảm xúc lưỡng cực là một rối loạn trong đó cảm xúc của bệnh nhân thường thay đổi từ giai đoạn trầm cảm sang hưng cảm hoặc ngược lại. Tuy nhiên cũng có những giai đoạn khí sắc bình thường nhưng nếu cứ để tiếp tục không điều trị thì chẳng bao lâu tình trạng cảm xúc này sẽ chuyển từ cực này sang cực đối nghịch. Các triệu chứng của giai đoạn trầm cảm giống như đã mô tả trong phần rối loạn trầm cảm. Các triệu chứng của giai đoạn hưng cảm bao gồm vui vẻ quá mức, hoang tưởng tự cao, cảm giác mình là vô địch, tăng hoạt động, có những hành vi bao hàm nguy cơ cao (thí dụ như lái xe không cẩn thận , tiêu xài hoang phí… ), không kiểm soát được nhịp độ suy nghĩ hay nói chuyện, ngủ ít và dễ nổi cơn giận dữ bất ngờ. - Bệnh Alzheimer Bệnh Alzheimer là một loại bệnh tiến triển ngày càng nặng dần với đặc điểm là sự hủy diệt từ từ các tế bào thần kinh trong não. Bệnh thường khởi phát rất chậm và dần dần theo thời gian sẽ trở nên nặng hơn. Các triệu chứng xuất hiện đầu tiên thường là thay đổi tính tình và giảm trí nhớ. Người bệnh trở nên dễ mệt mỏi, tức giận hoặc lo âu. Thường hay quên đồ dùng mình để chỗ 14 nào nên hay mất thời gian tìm kiếm. Ui quần áo hoặc vặn nước thường quên tắt sau khi làm xong. Đi đến những nơi quen thuộc thì dễ dàng nhưng nếu đến những nơi lạ thì dễ lạc đường. Sự suy giảm trí nhớ bệnh lý này khác với sự giảm trí nhớ nhẹ có thể gặp ở người già bình thường. Dần dần trí nhớ người bệnh ngày càng giảm sút hơn. Họ thường quên tên của món đồ mà họ muốn gọi, quên tên các bạn thân, không hiểu các con số trên hóa đơn tính tiền, không hiểu những gì mình đọc trong sách báo, không thể viết và không thể lập được kế hoạch làm việc hằng ngày. Lúc này người bệnh bắt đầu khó hoà nhập vào môi trường xã hội chung quanh, thường dễ nổi giận vô cớ, hay la lối, ăn mặc không phù hợp với hoàn cảnh. Cuối cùng người bệnh trở nên lú lẫn, không biết ngày tháng năm, không nói được tên địa danh nơi họ đang sống, nếu đi ra khỏi nhà thì thường hay đi lang thang và không tìm được đường về, đêm khó ngủ, không thể nói chuyện mạch lạc với người chung quanh, quên tên và không nhận ra con cái, không thể tự làm những việc cơ bản hằng ngày như tắm rửa, ăn uống, làm vệ sinh cá nhân. Lúc này người thân sẽ phải chăm sóc bệnh nhân về mọi mặt và trong mọi lúc. Diễn tiến bệnh sẽ trở nên nặng hơn một cách từ từ . Thời gian sống trung bình của người bệnh từ lúc phát bệnh đến lúc chết thường là từ 8 – 10 năm. Bệnh nhân thường chết vì suy kiệt hoặc do các bệnh lý phối hợp như viêm phổi, bệnh tim mạch … - Rối loạn ám sợ Ám sợ được định nghĩa là toàn bộ các phản ứng tâm lý và cơ thể do một đối tượng hay hoàn cảnh gây sợ gây ra. Đối tượng gây sợ có thể là một con vật cụ thể như nhện, rắn, côn trùng … hoặc là một hoàn cảnh xã hội như trong thang máy,khi đi máy bay hay trong xe bus, khi phải nói chuyện trước đám đông … Bệnh này gây ra hậu quả làm giảm hiệu suất trong công việc và các mối quan hệ xã hội ( do bệnh nhân sợ hãi và tránh né các hoàn cảnh có thể 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất