Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Cơ giới hóa xây dựng

.PDF
115
9
121

Mô tả:

PGS.TS. Vũ Minh Khương (Chủ biên) BÀI GIẢNG CƠ GIỚI HÓA XÂY DỰNG HÀ NỘI - 2018 0 MỤC LỤC Nội dung Trang Lời nói đầu 3 Chương 1 – Quản lý máy xây dựng 4 1.1. 1.2. 1.3. 1.4. 1.5. Khái niệm Phân loại máy xây dựng Các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật máy xây dựng Quản lí xây dựng Quản lí thiết bị xây dựng Chương 2 – Kinh tế thiết bị cơ giới 4 5 6 8 9 2.1. Giới thiệu chung 9 2.2. Chi phí thiết bị 10 2.3. Quyết định thay thế 21 2.4. Quyết định thuê – thuê mua – mua 26 2.5. Quản lí chi phí thiết bị 29 Chương 3 – Chi phí đơn vị sản phẩm 32 3.1. Giới thiệu chung 32 3.2. Các biện pháp giảm thiểu chi phí đơn vị sản phẩm 34 3.3. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố 44 Chương 4 – Lựa chọn tổ máy 47 4.1. Khái niệm về tổ máy tối ưu 47 4.2. Lựa chọn tổ máy theo điều kiện làm việc 48 4.3. Lựa chọn tổ máy với phần mềm FPC 57 Chương 5 – Sử dụng máy xây dựng 68 5.1. Xác định nhu cầu máy xây dựng 68 5.2. Hiệu quả kinh tế kĩ thuật trong sử dụng máy xây dựng 69 1 Nội dung Trang Chương 5 – Sử dụng máy xây dựng (Tiếp theo) 68 5.3. Bảo dưỡng, sửa chữa máy xây dựng 72 5.4. Bảo quản vận chuyển máy xây dựng 74 5.5. An toàn lao động trong sử dụng máy xây dựng 76 Chương 6 – Tổ chức khai thác máy xây dựng 79 6.1. Khái niệm chung 79 6.2. Nguyên tắc tổ chức khai thác máy xây dựng 81 6.3. Độ tin cậy của máy xây dựng 84 6.4. Tháo lắp máy xây dựng 88 6.5. Phân tích các phương án vận chuyển máy 94 6.6. Niêm cất bảo quản 95 6.7. Chẩn đoán kĩ thuật 98 6.8. Đảm bảo cơ sở vật chất cho khai thác máy xây dựng 102 6.9. Thanh lý máy xây dựng 104 6.10. Cung ứng phụ tùng máy xây dựng 107 6.11. Các mô hình quản lí máy xây dựng 111 TÀI LIỆU THAM KHẢO 114 2 LỜI NÓI ĐẦU Máy xây dựng bao gồm tất cả các loại máy, thiết bị dùng để thực hiện các công việc xây dựng thay thế sức người. Trong xây dựng công trình nói chung và xây dựng thuỷ lợi, thuỷ điện nói riêng, lao động thủ công không thể đáp ứng được các yều cầu về quy mô, khối lượng công việc và tiến độ cũng như kĩ thuật thi công, vì vậy công tác cơ giới hoá xây dựng ngày càng trở nên quan trọng. Ngày nay, để hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới thì công nghiệp hoá, hiện đại hoá là một xu thế phát triển tất yếu. Hiện nay ở các nước phát triển, mức độ cơ giới hoá trong xây dựng có thể đạt tới 90  95% tổng khối lượng công việc. Để đáp ứng mọi yêu vầu về tiến độ, yêu cầu thực tế hiện trường và đạt hiệu quả kinh tế cao, máy xây dựng thường xuyên được cải tiến, hoàn thiện và đã đáp ứng mọi đòi hỏi khắt khe nhất về chất lượng kỹ thuật xây dựng tiên tiến. Ở nước ta, cho đến nay, đa số các loại máy xây dựng đều được nhập khẩu từ nước ngoài, trong đó có rất nhiều loại máy xây dựng hiện đại. Do vậy các cán bộ kỹ thuật cần nghiên cứu tìm hiểu, nắm bắt sự thay đổi thường xuyên về máy xây dựng để khai thác có hiệu quả, đáp ứng các quy trình công nghệ xây dựng tiên tiến, nâng cao chất lượng công trình, giảm giá thành xây lắp. Bài giảng “CƠ GIỚI HÓA XÂY DỰNG” là tài liệu học tập cho học viên cao hoạc các ngành cơ khí xây dựng, và kinh tế kỹ thuật chuyên sâu về thi công xây dựng bằng cơ giới. Nội dung tài liệu được trình bày trong 6 chương, trong đó Chương 1 trình bày về công tác quản lý xây dựng. Chương 2 cung cấp những kiến thức cơ bản về các vấn đề kinh tế thiết bị xây dựng. Chương 3 đến chương 6 đề cập đến các vấn đề giảm thiểu chi phí đơn vị sản phẩm, sử dụng, lựa chọn và tổ chức khai thác máy xây dựng. Mục đích của tài liệu là giúp cho các học viên những người làm các công tác liên quan đến quản lý thiết bị xây dựng có những hiểu biết cơ bản về công tác cơ giới hóa xây dựng, phục vụ trong công tác thi công công trình, mang lại hiệu quả kinh tế kỹ thuật. Tài liệu biên soạn lần này có bổ sung các thí dụ và bài tập tính toán, nhằm nâng cao kiến thức thực hành cho các học viên. Tài liệu này cũng có thể dùng để tham khảo cho cán bộ kỹ thuật, cán bộ giảng dạy và học viên các ngành khác liên quan. Tác giả chân thành cảm ơn các bạn đồng nghiệp và các cán bộ giảng dạy thuộc Bộ môn Máy xây dựng - Trường Đại học Thuỷ lợi, đã đọc và góp ý kiến cho bản thảo, có bổ sung chỉnh lý trong quá trình biên soạn sách l Tác giả xin chân thành cảm ơn các độc giả, các bạn đồng nghiệp tiếp tục góp ý kiến để tài liệu ngày một hoàn chỉnh hơn, đáp ứng được yêu cầu học tập và tìm hiểu của bạn đọc. Tác giả PGS.TS. Vũ Minh Khương 3 Chương 1 - QUẢN LÝ XÂY DỰNG 1.1. KHÁI NIỆM Xây dựng là một ngành quan trọng của Việt Nam. Từ khi thống nhất đất nước, việc xây dựng lại sau chiến tranh đã phát triển nhanh chóng, đặc biệt là từ thời điểm đất nước mở cửa, chủ động hội nhập quốc tế. Trong những năm gần đây, ngành này đã tạo ra hàng triệu việc làm. Xây dựng là một quá trình năng động, hấp dẫn và thường tạo ra thu nhập cao cho người lao động. Vì vậy đây là một nghề hấp dẫn, nhất là đối với nhiều người muốn vươn lên làm giàu. Mặc dù lợi ích ngành này mang lại là rất lớn, nhưng là một ngành cạnh tranh khốc liệt với nhiều rủi ro tài chính. Ngoài ra, tính chất chu kì và mùa vụ của công tác xây dựng cũng thường làm giảm một cách đáng kể thu nhập hàng năm của người lao động. Về nguyên tắc, xây dựng là sự kết hợp giữa nghệ thuật và khoa học kỹ thuật. Vì vậy, những người muốn thành công trong nghề này cần phải có kiến thức cơ bản về kĩ thuật và hiểu biết về thực tế kinh doanh và quản lí. Sự cạnh tranh quốc tế ngày càng tăng và sự phát triển nhanh chóng của công nghệ làm thúc đẩy sự phát triển của thiết bị xây dựng, vật liệu, phương pháp và các kĩ thuật quản lí xây dựng mới. Các chương tiếp theo bàn về việc sử dụng các thiết bị xây dựng, tập trung vào công tác đất, đá, bê tông, vận chuyển và xây dựng công trình lớn. Việc sử dụng các loại máy móc thiết bị xây dựng để thực hiện các công việc trong xây dựng gọi là cơ giới hóa xây dựng. Hiện nay công tác xây dựng được cơ giới hóa khoảng 90 ÷ 95%. Cần lưu ý rằng, người quản lí thiết bị xây dựng ở mọi cấp đều liên quan đến công tác lựa chọn, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa và thay thế tổ máy để tạo ra hiệu quả kinh tế cao nhất và chi phí thấp nhất có thể, ngoài ra người kỹ sư máy cần biết phương pháp thiết kế chế tạo các thiết bị thay thế, cải tiến thiết bị để nâng cao hiệu quả sử dụng, phù hợp với từng công việc và mang lại hiệu quả kinh tế cao. 1.2. PHÂN LOẠI MÁY XÂY DỰNG Máy xây dựng là các máy và thiết bị phục vụ cho công tác xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, quốc phòng, thuỷ lợi, giao thông,...Máy xây dựng có rất nhiều chủng loại và đa dạng, có thể phân loại theo nhiều cách như: theo công dụng, theo nguồn động lực, theo hệ thống điều khiển,... Trong phần này ta phân loại theo mục đích sử dụng: đào vận chuyển đất, sản xuất vật liệu xây dựng, nâng vận chuyển vật liệu , thiết bị phụ trợ hoàn thiện: 1. Máy nâng - vận chuyển: Máy nâng vận chuyển đơn thuần chỉ làm công tác nâng vận chuyển vật liệu, hàng hoá và bao gồm các loại: a. Máy vận chuyển ngang: hướng vận chuyển luôn luôn song song với mặt đất, di chuyển trên đường bộ (ôtô, máy kéo), trên đường sắt (xe goòng, xe lửa), trên mặt nước (xà lan, c. máy vận chuyển ngang thường được sử dụng trong phạm vi hẹp. b. Máy vận chuyển đứng (máy nâng): kích, tời, palăng, thang máy, các loại máy trục. c. Máy vận chuyển liên tục: có hướng vận chuyển là ngang, nghiêng hay thẳng đứng (băng tải, gầu tải, vít tải,...) dùng để vận chuyển vật liệu rời, vụn. 5 2. Máy làm đất: Máy làm đất là máy chuẩn bị mặt bằng xây dựng, đào và vận chuyển, rải, san, đầm… đất đá, bao gồm: a. Máy đào (máy đào một gầu, máy xúc và máy đào nhiều gầu); b. Máy đào - vận chuyển đất (máy ủi, máy cạp và máy san); c. Máy đầm đất (máy đầm lăn ép, máy đầm xung kích và máy đầm chấn động); d. Máy chuyên dùng (máy đào hang, nạo vét kênh…). 3. Máy gia cố nền móng: Máy gia cố nền móng là các máy đưa cọc xuống lòng đất làm cho nền móng vững chắc hơn, giữ ổn định công trình xây lắp. Các loại máy này bao gồm: máy đóng cọc, máy ép cọc, máy khoan cọc nhồi, ... 4. Máy sản xuất vật liệu: Máy sản xuất vật liệu xây dựng bao gồm máy nghiền, sàng và rửa đá, máy trộn bê tông, máy vận chuyển và đầm bê tông. 1.3. CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ KĨ THUẬT MÁY XÂY DỰNG Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của máy xây dựng, không kể công dụng và đặc điểm của cơ cấu công tác là: khối lượng, kích thước, độ phức tạp, tính thích ứng sửa chữa, tuổi thọ, công suất riêng và năng suất của máy. 1. Khối lượng máy: Có hai loại: Khối lượng làm việc có dự trữ đầy đủ nhiên liệu hay vật liệu sử dụng và khối lượng kết cấu hay khối lượng khô, (không có nhiên liệu hay vật liệu sử dụng). Khối lượng hay trọng lượng của máy, nói chung càng giảm càng tốt, có liên quan đến công suất và khả năng di chuyển của máy (trừ một số máy cần tăng trọng lượng như máy đầm, máy đào, ...). 2. Kích thước máy được phân làm hai loại: - Kích thước bản thân máy (chiều cao, chiều rộng và chiều dài), không thay đổi. - Kích thước làm việc của máy, có liên quan đến kích thước bộ công tác và vị trí tương ứng của nó khi làm việc. 3. Công suất riêng của máy: Công suất riêng của máy là công suất được tính trên một đơn vị khối lượng hay kích thước hoặc dung tích của bộ công tác. Công suất riêng của máy lớn thì máy chịu tải tốt nhưng khối lượng hay kích thước lại nhỏ, gọn. 4. Độ phức tạp của máy: Độ phức tạp của máy được đặc trưng bằng số lượng các chi tiết hoặc bộ phận hay cơ cấu tạo thành máy. Ở điều kiện như nhau, nếu tăng số lượng chi tiết máy, thì máy sẽ phức tạp, làm cho việc sử dụng và sửa chữa khó khăn. Căn cứ vào số lượng chi tiết máy, có thể chia độ phức tạp của máy ra làm ba loại: - Máy có độ phức tạp đơn giản là máy có số lượng chi tiết máy  1500; - Máy có độ phức tạp trung bình là máy có số lượng chi tiết máy trong khoảng 1500÷3000; - Máy có độ phức tạp cao là máy có số lượng chi tiết máy > 3000. 5. Tính thích ứng bảo dưỡng sửa chữa: Tính thích ứng sửa chữa được đặc trưng bằng khả năng tháo lắp các chi tiết hay bộ phận hoặc cụm máy, khi sửa chữa được dễ dàng, thuận tiện, chính xác và nhanh. 6 6. Độ tin cậy: Độ tin cậy được đặc trưng bằng khả năng làm việc của chi tiết máy hay cơ cấu máy hoặc máy, mức độ không có hiện tượng hư hỏng nào trong thời gian làm việc quy định hoặc chưa đến kỳ sửa chữa. Độ tin cậy của máy không những phụ thuộc vào kết cấu của chi tiết máy hay cơ cấu máy có hợp lý không, mà còn phụ thuộc vào chất lượng chế tạo chi tiết máy, bảo dưỡng và sửa chữa định kỳ. 7. Tuổi thọ: Tuổi thọ của máy là thời gian làm việc của máy, ở điều kiện bình thường, đến khi phải sửa chữa và có liên quan đến thời gian sử dụng cũng như khấu hao máy. 8. Năng suất: của máy được biểu thị bằng khối lượng sản phẩm do máy làm ra trong một đơn vị thời gian (m3/h, T/h, T/km-h,...) và có ba loại: Lí thuyết, kỹ thuật, thực tế. 1.4. QUẢN LÝ XÂY DỰNG 1. Phân cấp công trình xây dựng Năm 2003 Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật Xây dựng số 16/2003/QH11. Luật có 8 chương, 123 điều quy định khung về hoạt động xây dựng. Ví dụ : Theo điều 5 của luật quy định ‘’Loại và cấp công trình xây dựng”: a. Công trình xây dựng được phân thành loại và cấp công trình. b. Loại công trình xây dựng được xác định theo công năng sử dụng. Mỗi loại công trình được chia thành năm cấp bao gồm cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III và cấp IV; c. Cấp công trình được xác định theo loại công trình căn cứ vào quy mô, yêu cầu kỹ thuật, vật liệu xây dựng công trình và tuổi thọ công trình xây dựng. d. Chính phủ quy định việc phân loại, cấp công trình xây dựng. Từ luật xây dựng, Chính phủ và Bộ ngành đã ra các nghị định, các thông tư hướng dẫn thực hiện luật xây dựng: Điều 4/209/NĐ-CP sửa đổi quy định phân loại và phân cấp công trình xây dựng: Công trình xây dựng được phân thành các loại như sau: a) Công trình dân dụng; b) Công trình công nghiệp; c) Công trình giao thông; d) Công trình thủy lợi; đ) Công trình hạ tầng kỹ thuật. Cấp công trình xây dựng được xác định theo từng loại công trình, căn cứ vào tầm quan trọng và quy mô của công trình. Cũng theo nghị định này các loại công trình trên được chia thành 5 cấp: cấp đặc biệt, cấp 1, cấp 2, cấp 3 và cấp 4. Cấp công trình phụ thuộc mức độ quan trọng, mức độ vốn đầu tư và cấp quản lý. Điều 78 của luật xây dựng cũng quy định « an toàn trong thi công xây dựng công trình’’. Ngành xây dựng luôn là một ngành có tỷ lệ tai nạn cao nhất so với các ngành khác. Trong đó các tai nạn liên quan đến thiết bị xây dựng chiếm một phần đáng kể các tai nạn xây dựng nghiêm trọng. Do đó nhà thầu thi công xây dựng phải thực hiện các biện pháp bảo đảm 7 an toàn cho người, máy móc, thiết bị, tài sản, công trình đang xây dựng, công trình ngầm và các công trình liền kề; đối với những máy móc, thiết bị phục vụ thi công phải được kiểm định an toàn trước khi đưa vào sử dụng; Điều 79 của luật xây dựng quy định về’’Bảo đảm vệ sinh môi trường trong thi công xây dựng công trình’’.. 2. Quản lý xây dựng a. Phạm vi quản lý xây dựng : Quản lý xây dựng là công việc kiểm soát các nguồn xây dựng cơ bản gồm: nhân lực, vật liệu, thiết bị, tiền vốn và thời gian. Như vậy, phạm vi quản lí xây dựng rất rộng lớn và bao gồm các lĩnh vực như : đấu thầu và hợp đồng; tổ chức và lập kế hoạch dự án; các phương pháp, vật liệu và thiết bị xây dựng; kiểm soát tiến độ và chi phí; an toàn và sức khoẻ; kiểm soát chất lượng; đời sống tinh thần của người lao động và quan hệ công chúng. Các vấn đề quản lý xây dựng nói trên đã được đề cập đầy đủ và cụ thể trong luật xây dựng và nghị định của chính phủ về xây dựng. Phần này tập trung vào việc ứng dụng chúng trong quản lý thiết bị xây dựng. Mỗi người quản lý công trình xây dựng cần nhận thức rằng mình là phần không thể tách rời của công tác quản lý xây dựng. Thành công của dự án và của công ty tuỳ thuộc vào công tác quản lý theo thẩm quyền ở mọi cấp. b. An toàn và sức khoẻ: Khi tai nạn xây ra, ảnh hưởng của chúng thường lớn hơn nhiều so với mọi người suy nghĩ. Ngoài chi phí trực tiếp để đền bù cho nạn nhân, giải quyết sự cố, thay thế thiết bị và vật tư bị hỏng, chi phí tiền phạt theo các khoản được áp dụng, còn có nhiều chi phí gián tiếp liên quan khác. Các chi phí này bao gồm chậm tiến độ dự án do phải dừng để điều tra, thời gian thay thế người lao động bị thương, thay thế thiết bị, vật tư hư hại, ảnh hưởng tinh thần người lao động và chi phí gia tăng do bồi thường cho người lao động bị tử nạn, thương tích, chăm sóc tại bệnh viện và quỹ bảo hiểm… c. Chất lượng xây dựng: Trong những năm gần đây, đã có sự nhận thức tốt hơn về tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm trong tất cả các ngành, kể cả ngành xây dựng. Nhà thầu chịu trách nhiệm chính về chất lượng xây dựng. Thực tế cho thấy rằng việc thanh tra và các thử nghiệm do đại diện chủ đầu tư thực hiện chỉ là sự kiểm tra một số điểm, xác định rằng một bộ phận cụ thể của công trình đạt các tiêu chuẩn tối thiểu. Các nhà thầu cần hiểu rằng quản lý chất lượng kém làm tăng chi phí do phải làm lại và làm chậm tiến độ và đồng thời cũng đánh mất uy tín của chính mình. d. Năng suất: Nói chung năng suất xây dựng là để đo khối lượng hàng hoá và dịch vụ xây dựng trong một giờ lao động. Định nghĩa này không kể đến vai trò của vốn đầu tư và cải tiến công nghệ đối với năng suất tính toán. Trong những năm gần đây, ngành xây dựng công trình đã chứng minh rằng việc sử dụng các thiết bị xây dựng lớn hơn và năng suất cao hơn có thể làm tăng năng suất và hạ giá thành sản phẩm mặc dù có làm tăng các chi phí vật tư và nhân lực. Có nhiều cách để các nhà quản lí có trách nhiệm và sáng tạo để có thể tăng năng suất và hạ giá thành sản phẩm. 1.5. QUẢN LÝ THIẾT BỊ XÂY DỰNG Mục tiêu chính của nhà quản lý thiết bị là sử dụng thiết bị thực hiện công việc xây dựng để hoàn thành dự án đúng thời hạn trong phạm vi ngân sách và đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng. Tuy mục tiêu chung của nhà quản lý thiết bị và quản lý dự án xây dựng là như nhau nhưng cũng có sự khác biệt: 8 1. Đối với người quản lí dự án xây dựng bao gồm: - Lựa chọn tổ máy tối ưu cho dự án trong khuôn khổ các nguồn của đơn vị xây dựng. - Lập kế hoạch sử dung thiết bị, đảm bảo rằng các hoạt động tuân theo kế hoạch này. - Đảm bảo có đủ thời gian để bảo dưỡng thiết bị. - Làm việc với trưởng phòng quản lý thiết bị của công ty về hệ số sẵn sàng, việc sử dụng và bảo dưỡng thiết bị. 2. Đối với người quản lý thiết bị của công ty bao gồm: - Tư vấn cho nhà quản lý dự án việc lựa chọn thiết bị dùng cho các dự án. - Đảm bảo tổ máy được bảo dưỡng thích hợp và có hệ số sẵn sàng cao. - Lựa chọn và đào tạo công nhân vận hành và bảo dưỡng thiết bị. - Quản lí các cơ sở bảo quản và bảo dưỡng thiết bị. - Thiết lập quy trình mua sắm phụ tùng sửa chữa hiệu quả. - Làm việc với quản lý dự án về sử dụng, bảo dưỡng, hệ số sẵn sàng của các thiết bị. - Duy trì việc theo dõi chi phí và sử dụng thiết bị. - Lập kế hoạch thanh lí và thay thế thiết bị và đề xuất việc mua sắm thiết bị. Câu hỏi ôn tập 1. Phân loại máy xây dựng ? 2. Tìm hiểu về luật xây dựng ở Việt Nam và các nghị định quy định về quản lý chất lượng công trình ? 3. Một người quản lý xây dựng quản lý những nguồn nào? 4. Trình bày các nội dung quản lí thiết bị xây dựng 9 Chương 2 – KINH TẾ THIẾT BỊ CƠ GIỚI 2.1. GIỚI THIỆU CHUNG Chương này đề cập đến việc xác định chi phí khấu hao, vận hành và xác định tuổi thọ kinh tế tối ưu cho mỗi thiết bị. Từ đó giúp ta sử dụng máy xây dựng hiệu quả hơn, lợi nhuận do máy xây dựng đưa lại cao hơn. Khi xác định chi phí cho mỗi đơn vị sản phẩm do máy xây dựng làm ra, ta phải tính chi phí khấu hao và chi phí vận hành của thiết bị sau một đơn vị thời gian sử dụng. Khi đó giá thành sản phẩm có thể được xác định bằng cách chia chi phí khấu hao và vận hành sau một giờ của thiết bị cho năng suất theo giờ của thiết bị đó. Giá thành đơn vị sản phẩm được xác định sơ bộ chỉ để phục vụ cho việc đấu thầu, nhưng để quản lí công việc và kiểm soát chi phí thì cần phải tính được chi phí sản xuất thực tế. Mục tiêu khi lập kế hoạch cho công việc và lựa chọn thiết bị là để giảm thiểu chi phí đơn vị sản phẩm. Mục tiêu cao nhất của một tổ chức xây dựng là phải tăng lợi nhuận tối đa. Thông thường muốn tăng lợi nhuận tối đa thì phải giảm thiểu chi phí sản xuất trên mỗi đơn vị sản phẩm, nhưng qua thực tế cho thấy rằng không nhất thiết phải giảm thiểu chi phí sản xuất mà vẫn tăng lợi nhuận cao. Tuy nhiên, để hai mục tiêu này có thể đạt được đồng thời, điều này không phải lúc nào cũng đúng. Lợi ích kinh tế máy xây dựng mang lại trong cả một đời máy, hay tuổi thọ của chúng. Nhưng những phân tích kinh tế để quyết định thời điểm thay máy để mang lại lợi nhuận cao nhất thì thường là ngắn hơn tuổi thọ của thiết bị. Điều này cũng dễ nhận thấy, thiết bị dùng càng lâu càng bị hao mòn, rơ rão dẫn đến hỏng hóc, chi phí bảo dưỡng, thay thế phụ tùng tăng lên, chi phí nhiên liệu cũng tăng, hệ số sử dụng giảm dần do đó lợi nhuận cũng giảm dần. Ta đều nhận thấy rằng lượng tiền trong tài khoản gửi tiết kiệm tại ngân hàng sẽ tăng theo thời gian. Giá trị tiền gửi sau một số kì hạn nào đó có thể được tính theo công thức 2.1. F= P (1+i)n (2.1) trong đó: F- giá trị tiền ở cuối n kì hạn (giá trị tương lai); P- giá trị tiền gửi hiện tại; i- lãi suất trong một kì hạn; n- số kì hạn gửi tiền tiết kiệm. Biểu thức (1 + i )n gọi là hệ số lãi suất kép thanh toán một lần. Công thức 2.1 có thể được sắp xếp lại để tìm giá trị hiện tại của một khoản tiền tương lai nào đó, ta được 2.2: P 1 .F , (1  i) n (2.2) 1 được gọi là hệ số giá trị hiện tại thanh toán một lần. Các biểu thức (1  i) n cũng được phát triển để tìm giá trị của một loạt thanh toán định kì bằng nhau, tại cuối của một số kì hạn nào đó (hệ số lượng thanh toán kép các sêri đồng nhất), giá trị hiện tại của một Biều thức 11 sêri như vậy (hệ số giá trị hiện tại sêri đồng nhất), cần thanh toán định kỳ để tích luỹ một lượng mong muốn vào một ngày tương lai nào đó (hệ số quỹ thanh toán nợ) và chi phí hàng năm để hoàn vốn đầu tư, bao gồm thanh toán lãi suất, trong một kì hạn cho trước (hệ số hoàn vốn). Các công thức này làm cơ sở cho phân tích kinh tế gọi là kinh tế kĩ thuật. Các phương pháp kinh tế kỹ thuật được sử dụng rộng rãi để phân tích tính khả thi về mặt kinh tế của các dự án đã được chấp nhận, nhằm so sánh các phương án đầu tư và quyết định tỉ lệ hoàn vốn. Tuy nhiên do sự khó khăn phức tạp của việc xác định ảnh hưởng do lạm phát và thuế, những kỹ thuật này không được dùng rộng rãi trong ngành xây dựng. Ví dụ, chi phí khấu hao thiết bị xây dựng thường được xác định bằng các phương pháp mô tả trong các mục sau hơn là việc sử dụng phương pháp kinh tế kĩ thuật. Dù rằng, việc phân tích giá trị hiện tại là rất hữu ích khi so sánh chi phí của các phương án khác nhau. Điều này được phân tích thuê- mua ở mục 2.4. 2.2. CHI PHÍ THIẾT BỊ 2.2.1 Các thành phần chi phí thiết bị Các thành phần chi phí thiết bị gồm: chi phí khấu hao và chi phí vận hành. Chi phí khấu hao là các chi phí cố định phân theo các năm cho dù máy có vận hành hay không. Chi phí vận hành là tổng các chi phí để phục vụ vận hành thiết bị, do đó chỉ tính cho thời gian thiết bị hoạt động thực tế. Phần tiếp theo, ta cần xác định nhiều yếu tố như suất tiêu hao nhiên liệu, tuổi thọ của lốp,… Cơ sở tốt nhất để xác định các thông số đó là sử dụng các số liệu đã có, nhất là các số liệu đã được ghi lại bởi việc vận hành thiết bị tương tự của công ty xây dựng của bạn dưới các điều kiện làm việc tương tự. Nếu số liệu đó không có sẵn, tham khảo ý kiến nhà sản xuất thiết bị để được hướng dẫn hoặc theo những trình tự được nêu trong mục này. 2.2.2 Chi phí khấu hao Xây dựng các chi phí khấu hao từ các thành phần chính sau đây: - Sự mất giá; - Chi phí đầu tư (hoặc lãi suất); - Phí bảo hiểm; - Các loại thuế; - Chi phí lưu kho. Hãy nghiên cứu các thành phần và phương pháp tính toán loại chi phí này theo trình tự: 1. Sự mất giá: Sự mất giá là kết quả giảm giá trị theo thị trường của thiết bị do tuổi thiết bị, do hao mòn, xuống cấp và lỗi thời. Tuy nhiên, trong hạch toán chi phí thiết bị, sự mất giá phục vụ ba mục đích chính: xác định trách nhiệm thuế; xác định thành phần khấu hao của chi phí giờ thiết bị và xác định lượng sụt giá để dùng trong một phân tích quyết định thay thế. Cần chú ý rằng là hợp pháp theo luật dùng các kế hoạch khấu hao khác nhau cho mục đích thuế hơn là dùng vào mục đích khác. Vì mục đích thuế, nhiều chủ thiết bị giảm giá thiết bị một cách nhanh nhất để giảm tối đa trách nhiệm thuế trong những năm đầu của đời máy. Tuy nhiên, ví dụ ở Mỹ thì kết quả là sự chuyển nghĩa vụ thuế giữa các năm do luật thuế hiện hành của Cơ Quan Thuế Vụ của Mỹ quy định là xem mọi thu nhập (lượng tiền nhận được 12 vượt quá giá trị khấu hao hoặc kế toán của thiết bị) trong việc bán thiết bị được coi như thu nhập thông thường. Các phương pháp tính mất giá được trình bày trong phần sau thường được dùng trong ngành thiết bị xây dựng. Chúng ta cũng hiểu rằng các phương pháp kinh tế kỹ thuật cũng có thể được sử dụng. Khi sử dụng các phương pháp này những thành phần giảm giá và đầu tư của chi phí khấu hao máy sẽ được tính với nhau như một hệ số chi phí đơn giản. Trong tính toán khấu hao, chi phí ban đầu của thiết bị phải là giá giao hàng đầy đủ tại chân công trình, bao gồm: phí vận chuyển, phí đóng gói, phí dỡ hàng, phí lắp ráp và dịch vụ, thuế bán hàng và nhập khẩu, nếu có. Đối với thiết bị bánh lốp, giá trị lốp luôn được trừ đi từ giá trị khấu hao vì chi phí của lốp sẽ được tính riêng như một thành phần của chi phí vận hành. Giá trị thiết bị còn lại xác định càng sát thực tế càng tốt dựa trên số liệu lí lịch của máy. Tuổi thọ thiết bị dùng cho các mục đích khấu hao cần phản ánh tuổi thọ hữu ích hoặc kinh tế dự tính của thiết bị. Điều này sẽ tùy thuộc vào loại thiết bị, các điều kiện vận hành và thực tiễn trong ngành. Ở Mỹ, Sở thuế liên bang đã xuất bản các hướng dẫn tuổi thọ hữu ích cho một số loại thiết bị (tuổi thọ hữu ích của thiết bị xây dựng tính là 5 năm). Việc sử dụng các hướng dẫn của Cơ quan thuế Mỹ sẽ đơn giản hoá tính toán khấu hao cho các mục đích thuế. Tuy nhiên uỷ ban thuế của Mỹ sẽ chấp nhận các chu kỳ dài hơn hoặc ngắn hơn nếu có thể chứng minh được rằng chúng hợp lý và thích hợp. Để hiểu rõ cách thức tính khấu hao thiết bị xây dựng, sau đây trình bày các phương pháp tính khâu hao của Mỹ sử dụng. Có bốn phương pháp thông dụng nhất để tính khấu hao là phương pháp tuyến tính, phương pháp cộng các số của các năm, phương pháp cân bằng giảm gấp đôi, và phương pháp do ủy ban thuế của Mỹ quy định. Các phương pháp này được trình bày dưới đây. a. Phương pháp tuyến tính: Trong phương pháp tuyến tính, lượng tiền khấu hao được chia đều cho tuổi thọ dự tính của thiết bị. Khấu hao hàng năm vì vậy được tính như số lượng tiền khấu hao chia cho tuổi thọ thiết bị theo năm (công thức 2.3). Lượng tiền khấu hao gồm có chi phí ban đầu trừ đi giá trị còn lại của thiết bị khi thay thế (thường trừ giá lốp xe đối với bánh lốp do chi phí lốp sẽ được tính trong chi phí vận hành). Hn  G  D  (S ) ; T (2.3) trong đó: Hn- khấu hao hàng năm; G - giá giao máy mới tại vị trí làm việc; D - giá trị máy còn lại khi thay thế; S - tiền lốp (có thể trừ tiền lốp); T - tuổi thọ của máy tính theo năm. n = số năm (1,2,3,…) Ví dụ 2-1: Sử dụng phương pháp khấu hao tuyến tính để tính khấu hao và giá trị sổ sách vào cuối mỗi năm cho một máy di chuyển xích có giá ban đầu 700.000.000 đồng Việt Nam, giá trị còn lại là 100.000.000 đồng và tuổi thọ dự tính là 5 năm. 13 Lời giải: H1, 2,3, 4,5  700.000.000  100.000.000  120.000.000 VNĐ 5 Năm Khấu hao (đ) Giá trị sổ sách (đ) 0 0 700.000.000 1 120.000.000 580.000.000 2 120.000.000 460.000.000 3 120.000.000 340.000.000 4 120.000.000 220.000.000 5 120.000.000 100.000.000 b. Phương pháp cộng các số của các năm: Phương pháp cộng các số của các năm để tính khấu hao không đều cho các năm, mà cao nhất là năm đầu tiên của máy và sau đó giảm dần. Khấu hao cho một năm cụ thể được xác định bằng cách nhân lượng khấu hao với hệ số khấu hao, công thức 2.4. Mẫu số của thông số khấu hao là tổng các số của năm cho các chu kỳ khấu hao (hoặc 1+2+3+4+5 = 15 cho 5 năm tuổi thọ máy). Tử số của thông số là số của năm cụ thể theo thứ tự ngược ( 5,4,3,2,1 ). Như vậy năm đầu tiên của tuổi thọ 5 năm, số 5 sẽ được dùng làm tử số. Trình tự tính toán được trình bày trong Ví dụ 2-2. Hn  ni .(G  D) n , (2.4) n i 1 ni – thứ tự năm khấu hao, i=1, 2, 3…n); n n  n - tổng các số của năm cho chu kỳ khấu hao, i 1  n = 1+2+3+4+…n. i 1 Ví dụ 2-2: Tính khấu hao hàng năm và giá trị tính toán tại thời điểm cuối mỗi năm cho máy kéo có giá ban đầu 700.000.000 đồng, giá trị còn lại là 100.000.000 đồng và tuổi thọ dự tính là 5 năm, sử dụng phương pháp cộng các số của các năm. Lời giải: Sử dụng công thức 2.4 5 H1  (700.000.000  100.000.000)  200.000.000VNĐ 5  4  3  2 1 4 H2  (700.000.000  100.000.000)  160.000.000VNĐ 5  4  3  2 1 3 H3  (700.000.000  100.000.000)  120.000.000VNĐ 5  4  3  2 1 2 H4  (700.000.000  100.000.000)  80.000.000VNĐ 5  4  3  2 1 1 H5  (700.000.000  100.000.000)  40.000.000VNĐ 5  4  3  2 1 14 Năm Khấu hao (đ) Giá trị lý thuyết (cuối kỳ) (đ) 0 0 700.000.000 1 200.000.000 500.000.000 2 160.000.000 340.000.000 3 120.000.000 220.000.000 4 80.000.000 140.000.000 5 40.000.000 100.000.000 c. Phương pháp cân bằng giảm gấp đôi: Phương pháp cân bằng giảm gấp đôi cũng cho khấu hao cao nhất trong năm đầu tiên. Tuy nhiên trong phương pháp này, khấu hao cho một năm cụ thể được tìm bằng cách nhân hệ số khấu hao với giá trị tính toán của thiết bị ở đầu năm, công thức 2.5. Hệ số khấu hao hàng năm tìm được bằng cách chia 2 (hay 200 %) cho tuổi thọ thiết bị tính theo năm. Như vậy, trong 5 năm thông số khấu hao hàng năm là 0,4 ( hay 40 %). Không giống với hai phương pháp trước đã thực hiện, phương pháp này không tự động giảm giá trị tính toán của thiết bị tới giá trị còn lại cuối ở thời gian khấu hao. Tuy vậy, giá trị thiết bị không nên giảm xuống dưới giá trị còn lại ở cuối thời gian khấu hao trong những năm sau của tuổi thọ thiết bị. Xem ví dụ 2-3. 2 H n  .(Gn ) n (2.5) trong đó: 2 - hệ số khâu hao hàng năm; n n- số năm khấu hao; Gn - giá trị máy tính toán ở đầu năm tính khấu hao (hay cuối kỳ); Ví dụ 2-3: Tính khấu hao hàng năm và giá trị tính toán tại cuối mỗi năm của máy kéo có giá ban đầu 700.000.000 đồng, giá trị còn lại là 100.000.000 đồng và tuổi thọ dự tính là 5 năm, sử dụng phương pháp cân bằng giảm gấp đôi. Lời giải: Dùng công thức 12.5: Hệ số khấu hao hàng năm = 2 = 0,4 5 H1 = 0,40 x 700.000.000 = 280.000.000 VNĐ; H2 = 0,40 x (700.000.000 – 280.000.000) = 168.000.000 VNĐ; H3 = 0,40 x (420.000.000 – 168.000.000) = 100.800.000 VNĐ; H4 = 0,40 x (252.000.000 – 100.800.000) = 60.480.000 sử dụng 51.200.000 VNĐ; H5 = 0 Năm Khấu hao (đ) Giá trị lý thuyết (cuối kỳ) (đ) 0 0 700.000.000 15 1 280.000.000 420.000.000 2 168.000.000 252.000.000 3 100.800.000 151.200.000 4 51.200.000 100.000.000 5 0 100.000.000 Ghi chú: Vì nếu khấu hao năm thứ 4 là 60.480.000VNĐ thì giá trị còn lại tính toán sẽ thấp hơn 100.000.000 VNĐ, Do đó, năm thứ 4 chỉ khấu hao 51.200.000 VNĐ (151.200.000 - 100.000.000) . Khi đó khâu hao cho năm thứ 5 sẽ bằng không d. Các phương pháp khấu hao theo quy định của Cơ quan thuế - Mỹ: Chính sách thuế thay đổi thường xuyên, luôn phải đọc những quy định mới nhất về phương pháp tính khấu hao hiện hành cho các mục đích thuế. Ví dụ: Hệ thống hoàn vốn được bổ sung (MACRS-Mỹ) được cơ quan thuế áp dụng cho khấu hao của hầu hết các thiết bị được sử dụng sau năm 1986. Phương pháp này đôi khi được nhắc đến như hệ thống khấu hao chung của Cơ quan thuế. Theo hệ thống hoàn vốn được bổ sung (MACRS), để tính khấu hao cho tất cả các tài sản, trừ bất động sản, được tính cho các thời hạn 3 năm, 5 năm, 7 năm hoặc 10 năm. Hầu hết xe máy và thiết bị, bao gồm cả ô tô, xe tải, và thiết bị xây dựng nói chung là loại tài sản 5 năm. Khấu hao hàng năm được tính toán như một tỉ lệ phần trăm quy định của chi phí ban đầu cho mỗi năm của tuổi thọ chịu thuế mà không tính đến giá trị còn lại. Với tài sản 5 năm, tỉ lệ % khấu hao hàng năm là 20%. 32%, 19,2%, 11,52%, 11,52% và 5,76%, lần lượt cho các năm, từ năm đầu đến năm thứ sáu. Chú ý rằng, bất kể mua thiết bị vào tháng nào, chỉ một nửa khấu hao cân bằng- giảm- gấp đôi thông thường được tính cho năm mua sắm. Chi phí cơ bản còn lại được phân cho thời hạn từ năm tiếp sau của tuổi thọ hoàn vốn. Như vậy, khấu hao tài sản 5 năm thực sự kéo dài 6 năm. Điều này được thuế quan áp dụng khi dùng “ quy ước nửa năm”. Ví dụ 2-4: Cho máy kéo ở Ví dụ 2-1, tính khấu hao hàng năm và giá trị tính toán vào cuối mỗi năm bằng phương pháp hệ thống hoàn vốn bổ sung (MACRS). Lời giải : H1 = 0,2 x 700.000.000đ = 140.000.000 VNĐ H2 = 0,32 x 700.000.000đ = 224.000.000 VNĐ H3 = 0,192 x 700.000.000đ = 134.400.000 VNĐ H4 = 0,1152 x 700 000.000đ = 80.640.000 VNĐ H5 = 0, 1152 x 700.000.000đ = 80.640.000 VNĐ H6 = 0,0576 x 700.000.000đ = 40.320.000 VNĐ Năm Khấu hao (đ) Giá trị lý thuyết (cuối kỳ) (đ) 0 0 700.000.000 16 1 140.000.000 560.000.000 2 224.000.000 336.000.000 3 134.400.000 201.600.000 4 80.640.000 120.960.000 5 80.640.000 40.320.000 6 40.320.000 0 2. Chi phí đầu tư: Chi phí đầu tư là chi phí hàng năm của vốn đầu tư cho một máy. Nếu huy động nguồn tài chính là vay, nó đơn giản là việc chịu lãi suất cho những quỹ này. Tuy nhiên, nếu một thiết bị được mua từ tài sản công ty, tỷ lệ lãi suất nên được tính như tỷ lệ hoàn vốn của công ty. Vì vậy, chi phí đầu tư được tính như kết quả của lãi suất nhân với giá thiết bị. Chi phí đầu tư thật sự cho một năm khấu hao cụ thể được tính toán một cách thích hợp bằng việc dùng giá trị trung bình của thiết bị trong cả năm đó. Tuy nhiên, chi phí đầu tư trung bình hàng năm có thể được tính toán dễ dàng hơn khi dùng giá trị đầu tư trung bình trên tuổi thọ thiết bị tính theo công thức 2.6. Cdt  GD 2 (2.6 ) Cđt - Chi phí đầu tư trung bình; G - giá trị đầu tư ban đầu; D - giá trị máy còn lại. Các kết quả thu được từ công thức 2.6 cần chính xác để tính toán chi phí khấu hao trung bình của tuổi thọ thiết bị. Cần chú ý rằng chi phí tính toán theo cách này không phải chi phí thực tế cho một năm cụ thể. Nó sẽ quá thấp trong những năm đầu của thiết bị và quá cao trong những năm sau. Vì vậy, phương pháp này không nên dùng trong các quyết định thay thế hoặc cho các mục đích khác đòi hỏi chi phí đầu tư chính xác cho một năm cụ thể. 3. Bảo hiểm, thuế, và chi phí lưu kho: Chi phí bảo hiểm bao gồm các chi phí bảo hiểm cho hoả hoạn, trộm cắp, tai nạn, và trách nhiệm bảo hiểm đối với thiết bị. Thuế bao gồm các chi phí cho thuế tài sản và giấy phép cho thiết bị. Chi phí lưu kho bao gồm chi phí thuê và bảo dưỡng kho bãi thiết bị, tiền lương bảo vệ và người làm công việc liên quan đến việc xuất nhập kho của thiết bị và chi phí quản lý trực tiếp. Chi phí bảo hiểm và thuế cho mỗi thiết bị có thể được tính theo năm. Phí lưu kho luôn tính theo năm cho cả tổ máy. Bảo hiểm và thuế cũng luôn tính cho cả tổ máy. Sau đó, cần phân các chi phí này theo tỉ lệ cho mỗi máy. Điều này thường được làm bằng cách lấy toàn bộ chi phí hàng năm chuyển đổi theo tỉ lệ %, chia phí này cho toàn bộ tổ máy. Khi thực hiện, phí bảo hiểm, lưu kho, thuế có thể thêm vào tỷ lệ chi phí đầu tư một cách đơn giản để tính chi phí đầu tư, thuế, bảo hiểm và lưu kho hàng năm. 4. Chi phí khấu hao tổng cộng: Chi phí khấu hao tổng cộng là tổng chi phí khấu hao, đầu tư, bảo hiểm, thuế và lưu kho. Như đã nêu trên, các thành phần chi phí khấu hao thường được tính trên cơ sở chi phí hàng năm. Tuy nhiên, bất kể thành phần của chi phí khấu hao được tính trên cơ sở hàng năm hoặc theo giờ, chi phí khấu hao tổng cộng phải tính theo giờ. 17 5. Tín dụng đầu tư: Có hai loại thuế chủ yếu đối với quyền sở hữu thiết bị. Thứ nhất, khấu hao đã được bàn ở trên. Thứ hai là tín dụng đầu tư. Tín dụng đầu tư là cơ chế mà chính phủ dùng để thúc đẩy công nghiệp, hiện đại hoá các cơ sở sản xuất bằng việc cấp tín dụng thuế cho việc mua thiết bị mới. Khi có hiệu lực, tín dụng đầu tư cung cấp một tín dụng trực tiếp đối với nợ thuế, không chỉ đơn thuần là giảm thu nhập chịu thuế. Một tín dụng đầu tư điển hình được dùng trong những năm gần đây cho phép mức tín dụng thuế bằng 10 % vốn đầu tư mua thiết bị loại tài sản 5 năm và 6 % đối với thiết bị loại tài sản 3 năm. Khi sử dụng tín dụng đầu tư, cơ sở tính chi phí (tiền dùng để khấu trừ chi phí hoàn vốn) phải được giảm hoặc dùng tín dụng đầu tư nhỏ hơn. 2.2.3 Các chi phí vận hành Các chi phí vận hành bao gồm tất cả các chi phí liên quan tới vận hành thiết bị và vì vậy nó thay đổi theo khối lượng và điều kiện sử dụng. Chi phí vận hành bao gồm lương trả cho người điều khiển máy, mà luôn được cộng vào như một khoản riêng biệt sau khi tính toán các chi phí vận hành khác. Thành phần chủ yếu của chi phí vận hành gồm: Chi phí nhiên liệu, bảo dưỡng, sửa chữa, bánh lốp, chi tiết mau mòn, chóng hỏng, lương cho người vận hành. Các phương pháp xác định mỗi khoản chi phí trên sẽ được trình bày dưới đây: 1. Chi phí nhiên liệu: Chi phí nhiên liệu mỗi giờ được xác định bằng cách nhân mức tiêu hao nhiên liệu mỗi giờ với giá mỗi đơn vị nhiên liệu (galon hoặc lít). Phương pháp chính xác nhất để xác định sự tiêu thụ nhiên liệu mỗi giờ là phương pháp đo thực tế dưới những điều kiện làm việc tương tự. Tuy nhiên khi cần xác định sơ bộ chi phí tiêu thụ nhiên liệu có thể lấy từ số liệu nhà chế tạo máy hoặc sử dụng bảng 2-1. Bảng này cung cấp các thông số tiêu thụ nhiên liệu gần đúng được tính bằng galon trên giờ trên mã lực (hoặc l/ h/kW) cho các loại thiết bị chủ yếu trong các điều kiện làm việc nhẹ, trung bình và nặng nhọc. Bảng 2-1 Các thông số tiêu thụ nhiên liệu l / h / kW  Loại thiết bị Máy xúc ngoạm và máy xúc gầu kéo Máy đầm tự hành Cần trục Máy đào gầu sấp hoặc gầu ngửa Máy xúc lật: Di chuyển xích Bánh lốp Máy san Máy cạp Máy ủi: Di chuyển xích Bánh lốp Xe tải siêu trọng Xe gòong Các điều kiện tải trọng Nhẹ Trung bình 0,122 0,152 0,193 0,264 0,091 0,122 0,178 0,203 Nặng nhọc 0,183 0,305 0,152 0,244 0,152 0,122 0,127 0,132 0,213 0,183 0,178 0.178 0,259 0,239 0,239 0,223 0,142 0,142 0,071 0,147 0,188 0,193 0,102 0,188 0,233 0,264 0,147 0,233 2. Chi phí bảo dưỡng: Chi phí bảo dưỡng bao gồm chi phí cho dầu, mỡ, chất lỏng, các bầu lọc và nhân công bảo dưỡng. Các nhà chế tạo cung cấp số liệu tiêu thụ hoặc chi phí trung bình đối với dầu, các chất bôi trơn, chất lỏng và bầu lọc cho thiết bị ở các điều kiện làm việc trung bình. Khi số liệu tiêu thụ được dùng, mức tiêu thụ hàng giờ được điều chỉnh theo các điều kiện vận hành nhân với chi phí mỗi khoản để tìm chi phí hàng giờ của các khoản tiêu 18 thụ này. Chi phí nhân công bảo dưỡng được tính dựa vào quy trình, kế hoạch và lương công nhân. Do chi phí bảo dưỡng liên quan tới kích cỡ thiết bị và các điều kiện vận hành, có thể xác định sơ bộ chi phí bảo dưỡng theo giờ, dựa trên chi phí nhiên liệu thiết bị (bảng 2-2). Ví dụ, dùng Bảng 2-2 - chi phí bảo dưỡng theo giờ của một máy xúc bánh lốp, làm việc dưới các điều kiện nặng nhọc được xác định bằng 50 % của chi phí nhiên liệu tính theo giờ. Bảng 2-2. Các hệ số chi phí bảo dưỡng (theo % của chi phí nhiên liệu giờ) Các điều kiện làm việc Hệ số chi phí bảo dưỡng Thuận lợi 20 Trung bình 33 Nặng nhọc 50 3. Chi phí sửa chữa: Chi phí sửa chữa bao gồm tất cả phí bảo dưỡng và sửa chữa trừ bảo dưỡng và thay thế của các chi tiết mau mòn, chóng hỏng (chẳng hạn răng xới và các lưỡi cắt). Đối với các thiết bị xây dựng, chi phí sửa chữa chiếm phần lớn trong chi phí vận hành. Chi phí sửa chữa phụ thuộc vào điều kiện làm việc của thiết bị, các điều kiện vận hành và các tiêu chuẩn bảo dưỡng. Chi phí sửa chữa trung bình tương đối thấp cho các máy mới, tăng dần theo tuổi máy. Chi phí sửa chữa cho cả đời máy được xác định theo giá giao máy trừ đi giá lốp, Bảng 2-3. Khi đó cần chuyển đổi chi phí sửa chữa cho cả đời máy ra chi phí sửa chữa giờ. Bảng 2-3 Chi phí sửa chữa điển hình cho cả đời máy (% giá giao máy trừ đi chi phí lốp) Loại thiết bị Máy xúc ngoạm và máy xúc gầu kéo Máy đầm tự hành Cần trục Máy đào gầu sấp hoặc gầu ngửa Máy xúc lật: Di chuyển xích Bánh lốp Máy san Máy cạp Máy ủi: Di chuyển xích Bánh lốp Xe tải siêu trọng Xe gòong Các điều kiện làm việc Thuận lợi Trung bình 40 60 60 70 40 50 50 70 Nặng nhọc 80 90 60 90 85 50 45 85 90 60 50 90 105 75 55 105 85 50 70 45 90 60 80 50 95 75 90 55 Ta có thể sử dụng công thức 2.7 để xác định chính xác hơn đối với chi phí sửa chữa cho một năm cụ thể của đời máy: Csc / h  ni Cscm m ; n n (2.7) . i 1 trong đó: 19 Csc/h- chi phí sửa chữa trung bình, VNĐ/h; ni- số thứ tự của năm; ∑n- tổng số các số của các năm; Cscm- chi phí sửa chữa cho cả đời máy, VNĐ; m- số giờ vận hành của năm thứ i, h. Phương pháp này tương tự như tính toán khấu hao sử dụng tổng số các số của các năm, chỉ khác là các số thứ tự các năm được sử dụng theo thứ tự bình thường của chúng (Tức là 1 cho năm đầu tiên, 2 cho năm thứ hai,v.v....). Trình tự tính toán xem các ví dụ sau. Ví dụ 2-5 Xác định chi phí sửa chữa theo năm và giờ cho năm vận hành thứ 2 của máy kéo di chuyển xích giá 800.000.000đ và có tuổi thọ 5 năm. Điều kiện làm việc trung bình và máy làm việc 2.000 giờ mỗi năm. Lời giải: Hệ số chi phí sửa chữa cho cả đời máy = 0,90 (Bảng 2-3) Chi phí sửa chữa cho cả đời máy: Cscm = 800.000.000 x 0,9 = 720.000.000đ Chi phí sửa chữa giờ: C sc / h  2 720.000.000 x  48.000 VNĐ / h 1 2  3  4  5 2000 Bảng 2-4 Tuổi thọ phổ biến của lốp (h) Loại thiết bị Các điều kiện làm việc Máy ủi và máy xúc lật Máy đào Máy san Máy cạp: Loại thường Loại kéo đẩy và băng nâng Loại hai động cơ Xe tải và xe goòng Thuận lợi (h) Trung bình(h) Nặng nhọc (h) 3200 4600 5000 2100 3300 3200 1300 2500 1900 4600 3600 4000 3500 3300 2700 3000 2100 2500 2100 2300 1100 4. Chi phí bánh lốp: Chi phí lốp bao gồm chi phí sửa chữa và thay thế lốp. Trong các thành phần của chi phí vận hành cho thiết bị bánh lốp, chi phí lốp luôn nhiều hơn chi phí sửa chữa chung. Chi phí lốp là khó xác định nhất bởi khó khăn trong việc xác định chính xác tuổi thọ lốp. Việc xác định tuổi thọ lốp có thể làm tốt nhất bằng cách tham khảo hồ sơ lốp. Nếu không có các tài liệu này, có thể xác định sơ bộ tuổi thọ lốp theo Bảng 2-4. Chi phí thay thế lốp theo giờ được xác định bằng cách lấy chi phí thay thế lốp chia cho tuổi thọ lốp theo giờ. Chi phí sửa chữa lốp luôn được xác định theo tỷ lệ % của chi phí thay thế lốp. Trừ khi số liệu thống kê sẵn có cho xác định phí sửa chữa, có thể ước tính chi phí sửa chữa lốp bằng 15 % của chi phí thay thế lốp. Có thể dùng công thức 2.8 để xác định chi phí sửa chữa và thay lốp. Clôp / h  1,15 C1bô Tlôp (2.8) 20 trong đó: Clôp/h - chi phí lốp (đ/ h); 1,15- hệ số có tính đến chi phí sửa chữa; C1bô- chi phí của một bộ lốp, đ; Tlôp- tuổi thọ dự tính của lốp, h. 5. Các chi tiết mau mòn: Chi phí thay thế các chi tiết mau mòn như lưỡi xới, răng xới, bảo vệ răng xới, và các cạnh cắt nên được tính toán như một khoản của chi phí vận hành, kể cả các khoản bất thường. Sau đó, chi phí như vậy sẽ được chuyển đổi theo giờ. 6. Công nhân vận hành: Sau khi các chi phí vận hành khác đã được xác định, lương theo giờ của người vận hành được cộng vào sẽ là tổng chi phí vận hành giờ của thiết bị. Đảm bảo rằng đã bao gồm tất cả chi phí, như bảo hiểm bồi thường cho công nhân, thuế an ninh xã hội, lương ngoài giờ hoặc tiền thưởng, và các lợi ích liên quan trong số tiền lương theo giờ. 2.2.4. Tổng chi phí vận hành và khấu hao Sau khi tính chi phí vận hành và khấu hao, các chi phí này tạo thành tổng chi phí khấu hao và vận hành cho mỗi giờ làm việc. Nhớ rằng chi phí này chỉ bao gồm các chi phí trực tiếp và không bao gồm tổng phí hay lợi nhuận. Xem ví dụ 2-6 Ví dụ 2-6: Tính chi phí khấu hao và vận hành giờ dự tính cho năm đầu tiên của một máy cạp kéo theo bánh lốp được mô tả dưới đây. Chi phí giao máy: 2.300.000.000 đ Chi phí lốp: 300.000.000đ Tuổi thọ dự tính: 5 năm (2.000 h/ năm) Giá trị còn lại: 200.000.000đ Phương pháp khấu hao = tổng số các số của các năm. Mức đầu tư ( lãi suất ): 10 % Mức thuế, bảo hiểm và phí lưu kho: 8 % Các điều kiện vận hành: trung bình Công suất định mức: 415 mã lực (309 kW) Giá nhiên liệu = 21.000 đ/lít Lương trả cho người vận hành = 150.000đ/h Lời giải: Chi phí khấu hao: H1  n1 (G  D  S ) n n  5 (2.300.000.000  300.000.000  200.000.000)  600.000.000 15 1 đ Chi phí khấu hao trung bình: H1  600.000.000  300.000 đ/h 2000 21
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan