Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chuyên đề tốt nghiệp giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp n...

Tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hang tmcp hàng hải chi nhánh đà nẵng

.DOC
44
305
54

Mô tả:

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Quỳnh Nhi LỜI MỞ ĐẦU Trong thời gian qua như chúng ta đã thấy hầu hết các doanh nghiệp ở nước ta nói chung và trên địa bàn Đà Nẵng nói riêng đều là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, để tồn tại được trong môi trường khốc liệt như hiện nay đòi hỏi các doanh nghiệp phải đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực quản lý và mở rộng quy mô sản xuất tạo ra đươc sản phẩm có chất lượng cao với giá cả cạnh tranh hơn. Để làm được điều này thì cần phải có vốn mà đây là vấn đề khó khăn nhất mà các doanh nghiệp đều gặp phải. Trong khi đó, ngân hàng với tư cách là một doanh nghiệp kinh doanh về tiền tệ, luôn tìm mọi cách để mở rộng đầu ra cho nguồn vốn, phát triển sản phẩm mới đồng thời phát huy những thế mạnh vốn có để thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế, đặc biệt trong các hoạt động cho vay của mình, hoạt động tín dụng là hoạt động thường xuyên và cũng là hoạt động sinh lời chủ yếu của ngân hàng, mà cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa là xu thế của các ngân hàng hiện nay nhất là đối với NHTMCP. Để thúc đẩy cho sự phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong điều kiện của nền kinh tế hiện nay thì cần phải có một chiến lược và những giải pháp cụ thể để hổ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển, trong đó ngân hàng là một chủ thể quan trọng giúp các doanh nghiệp giải quyết những khó khăn về vốn. Và nếu doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả thì cũng góp phần tăng thu nhập cho ngân hàng. Xuất phát từ những vấn đề trên, cùng với những kiến thức đã học ở trường và những kiến thức thu được trong thời gian thực tập đã cho em cái nhìn sát thực hơn về hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa nên em quyết định chọn đề tài: “Giải pháp đẩy mạnh hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hang TMCP Hàng Hải chi nhánh Đà Nẵng.” Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo thì chuyên đề của em gồm 3 phần: Phần I: Những vấn đề chung về hoạt động cho vay của doanh nghiệp nhỏ và vừa và hoạt động tín dụng. SVTH: Trần Thanh Hằng Trang: 1 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Quỳnh Nhi Phần II: Phân tích thực trạng về hoạt động cho vay của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP Hàng Hải chi nhánh Đà Nẵng. Phần III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại MSB-ĐN. Để hoàn thành chuyên đề này em đã nhận sự giúp đỡ, chỉ dẫn tận tình của cô Nguyễn Thị Quỳnh Nhi và các anh chị tại chi nhánh MSB-ĐN trong thời gian qua. Em xin chân thành cảm ơn và mong sự góp ý của thầy cô và anh chị trong ngân hàng. SVTH: Trần Thanh Hằng Trang: 2 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Quỳnh Nhi PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÍN DỤNG VÀ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ  SVTH: Trần Thanh Hằng Trang: 3 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Quỳnh Nhi I.TÍN DỤNG NGÂN HÀNG: 1. Đặc điểm của tín dụng: - Sự chuyển giao quyền sở hữu một lượng giá trị. -Người đi vay chỉ có quyền sử dụng trong thời gian nhất định trước . -Giá trị hoàn trả thông thường lớn hơn giá trị chuyển nhượng. 2. Phân loại tín dụng: 2.1. Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn: - Cho vay đầu tư: Là hình thức cấp tín dụng tham gia vào các dự án hay quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh tạo thành hàng hóa. - Cho vay tiêu dùng: Là loại cho vay để trang trải cho các chi phí thông thường, đáp ứng nhu cầu về đời sống sinh hoạt, tiêu dùng như sắm xe máy, các đồ dùng trong gia đình, xây dựng nhà cửa. 2.2. Căn cứ vào thời hạn tín dụng: - Tín dụng ngắn hạn: Là loại hình tín dụng có thời hạn dưới 12 tháng và được sử dụng để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân. - Tín dụng trung hạn: Là loại hình tín dụng có thời hạn từ 1 đến 5 năm. Đối tượng của loại hình này là để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh.(quy mô nhỏ) - Tín dụng dài hạn: Là loại hình tín dụng có thời hạn trên 5 năm. Đối tượng của loại hình này là để đáp ứng nhu cầu dài hạn như xây dựng nhà ở, các thiết bị, phương tiện vận tải có quy mô lớn, xây dựng các xí nghiệp mới.(quy mô lớn) 2.3. Căn cứ vào xuất xứ của tín dụng: - Cho vay trực tiếp là loại tín dụng mà ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho người vay, đồng thời người vay cũng là người trực tiếp hoàn trả nợ vay cho ngân hàng. - Cho vay gián tiếp là thông qua các loại giấy tờ có giá như khế ước hoặc chứng từ nợ, ngân hàng tái cấp tín dụng cho người phát hành bằng cách mua lại các giấy tờ này từ người sở hữu chứng từ SVTH: Trần Thanh Hằng Trang: 4 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Quỳnh Nhi 2.4. Căn cứ vào mức độ tín nhiệm của khách hàng: -Cho vay đảm bảo không bằng tài sản là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc sự bảo lãnh của người thứ ba, mà việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng. Đối với những khách hàng tốt, trung thực trong kinh doanh có khả năng tài chính mạnh, kinh doanh có hiệu quả thì NH có thể thế cấp tín dụng dựa vào uy tín của bản thân khách hàng mà không cần một nguồn thu nợ thứ hai bổ sung. - Cho vay có đảm bảo là loại hình cho vay dựa trên cơ sở các đảm bảo như thế chấp hoặc cầm cố, hoặc phải có sự bảo lãnh của bên thứ ba. Đối với các khách hàng không có uy tín cao đối với NH thì khi vay vốn đòi hỏi phải có đảm bảo, sự đảm bảo này căn cứ theo pháp lý để NH có thêm nguồn thu nợ thứ hai,bổ sung cho nguồn thu nợ thứ nhất thiếu chắc chắn. 2.5. Căn cứ vào hình thái giá trị cho vay: - Cho vay bằng tiền là hình thức cho vay phổ biến và vốn tín dụng được cấp là dưới hình thái giá trị tiền tệ. - Cho vay bằng tài sản là vốn cho vay được cấp bằng tài sản dưới hình thái tài trợ thuê mua của ngân hàng hoặc các công ty thuê mua. 2.6. Căn cứ theo phạm vi: - Cho vay trong nước là quan hệ cho vay chỉ diễn ra trong phạm vi một quốc gia. - Cho vay quốc tế là quan hệ cho vay diễn ra trên phạm vi quốc tế như nước này với nước kia… 3.Các nguyên tắc tín dụng: Đây là những quy định mà ngân hàng động viên khách hàng để nhằm đảm bảo của hoạt động tín dụng đem lại hiệu quả cao nhất cho các chủ thể tham gia. Vay phải toàn nợ gốc và lãi đầy đủ đúng hạn vì ngân hàng cũng là một đơn vị kinh doanh nên cần phải tự làm ra lợi nhuận để duy trì hoạt động và phát triển vì vậy, việc hoàn trả cả gốc và lãi đúng hạn của khách hàng là điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Hơn nữa nguồn vốn mà ngân hàng cho vay thường là nguồn vốn mà ngân hàng đi vay phải trả lãi đi vay nên ngân hàng cần phải thu gốc và lãi đúng hạn. Vốn vay phải sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả,bên đi vay phải được ghi vào hợp đồng tín dụng và phải cam kết thực hiện theo đúng hợp đồng nếu bên đi vay sử dụng sai mục đích thì ngân hàng có quyền thu hồi nợ trước hạn nhằm hạn chế mức độ rủi ro tổn thất của ngân hàng. SVTH: Trần Thanh Hằng Trang: 5 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Quỳnh Nhi Vay có đảm bảo là người đi vay đòi hỏi phải chứng tỏ được tính chất chắc chắn của việc trả nợ và lãi theo thỏa thuận bằng hình thức bảo đảm có thể cầm cố, thế chấp tài sản, bằng năng lực tài chính, uy tín hoặc một sự bảo lãnh của bên thứ ba.Các nguyên tắc này giúp cho ngân hàng có khả năng thu hồi được vốn khi bên đi vay không tôn trọng hợp đồng tín dụng, đảm bảo sự an toàn nhất định trong quá trình kinh doanh của NH. 4.Vai trò của tín dụng: Đối với nền kinh tế trên thị trường thì tín dụng ngân hàng đóng một vai trò quan trọng được thể hiện: - Tín dụng ngân hàng thúc đẩy quá trình tập trung và điều hòa nguồn vốn giữa các chủ thể trong nền kinh tế qua đó thúc đẩy sự tăng nhanh tốc độ lưu thông hàng hóa và chu chuyển tiền tệ. - Tín dụng ngân hàng là công cụ chủ yếu để tài trợ, đầu tư cho các ngành kinh tế then chốt, các vùng kinh tế kém phát triển nhằm xóa bỏ sự đói nghèo. - Tín dụng ngân hàng làm cho việc sử dụng vốn đối với các đơn vị đi vay có hiệu quả hơn, bên cạnh đó nó còn thúc đẩy sự mở rộng và phát triển của ngành ngoại thương. - Tín dụng ngân hàng còn có vai trò tạo tiền và góp phần bình ổn giá cả trong nền kinh tế, giúp mở rộng quan hệ với khách hàng từ đó làm tăng khả năng huy động các loại tiền gửi cho ngân hàng, tạo điều kiện đa dạng hóa hoạt động kinh doanh góp phần nâng cao thu nhập và phân tán rủi ro cho ngân hàng. II. TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DN VỪA VÀ NHỎ: 1.Khái niệm về DN, doanh nghiệp nhỏ và vừa: - Theo luật doanh nghiệp thì “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản riêng có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”. - Kinh doanh là việc thực hiện một hay một số tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi. SVTH: Trần Thanh Hằng Trang: 6 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Quỳnh Nhi - Doanh nghiệp nhỏ và vừa là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ bé về mặt vốn, lao động hay doanh thu. Doanh nghiệp nhỏ là doanh nghiệp có số lượng lao động từ 10 đến dưới 50 người còn doanh nghiệp vừa có số lao động từ 50 đến 300 người, ở mỗi nước người ta có tiêu chí riêng để xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước mình. Nhưng ở Việt Nam thì không phân biệt lĩnh vực kinh doanh, các doanh nghiệp có số vốn đăng ký dưới 10 tỷ đồng hoặc số lượng lao động trung bình hàng năm dưới 300 người thì được coi là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm các doanh nghiệp nhà nước các công ty cổ phần các công ty TNHH, các doanh nghiệp tư nhân và các công ty liên doanh với nước ngoài đảm bảo được các yêu cầu trên. 2. Sự cần thiết của tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của NHTM: 2.1.Vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế: Cũng như bất cứ loại hình kinh tế nào thì loại hình doanh nghiệp nào cũng có một vai trò nhất định trong nền kinh tế. Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa nó cũng có vai trò rất lớn trong sự phát triển kinh tế nước ta. Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế hiện nay Việt Nam ta có khoảng 230.000 doanh nghiệp trong đó khoảng 95% là doanh nghiệp nhỏ và vừa, vì thế sự đóng góp của họ vào tổng sản lượng và tạo ra việc làm là rất đáng kể. Để giữ vai trò ổn định nền kinh tế thì phần lớn các doanh nghiệp nhỏ và vừa là các nhà thầu phụ cho các doanh nghiệp lớn, vì vậy sự điều chỉnh hợp đồng phụ tại các thời điểm cho phép nền kinh tế có được sự ổn định, doanh nghiệp nhỏ và vừa có qui mô nhỏ nên xét về mặt lý thuyết thì dễ điều chỉnh hoạt động, góp phần làm cho nền kinh tế năng động hơn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp nhỏ và vừa thường xuyên chuyên môn hóa vào sản xuất một vài chi tiết được dùng để lắp ráp thành một sản phẩm hoàn chỉnh, đã tạo nên ngành công nghiệp và dịch vụ phụ trợ quan trọng. Mặt khác, nếu như doanh nghiệp lớn thường đặt cơ sở ở những trung tâm kinh tế của đất nước thì doanh nghiệp nhỏ và vừa lại có mặt ở khắp các địa phương và là người đóng góp quan trọng vào thu ngân sách vào sản lượng và tạo công ăn việc làm ở địa phương, nó đóng vai trò là trụ cột của nền kinh tế địa phương. Như vậy có thể khẳng định rằng doanh nghiệp nhỏ và vừa có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước. SVTH: Trần Thanh Hằng Trang: 7 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Quỳnh Nhi 2.2.Khó khăn của doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay: Các doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay có vai trò quan trọng trong nền kinh tế tuy nhiên hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước ta luôn gặp phải không ít khó khăn và thử thách. Khó khăn lớn nhất của DN này là thiếu vốn mà việc tiếp cận nguồn tín dụng của ngân hàng thì gặp rất nhiều gian nan (32,38% số doanh nghiệp được tiếp cận chủ yếu là từ các ngân hàng thương mại, 35,24% doanh nghiệp khó tiếp cận và 32,38% số doanh nghiệp không tiếp cận được).Bên cạnh đó, lực lao động trong các DN nhỏ và vừa có trình độ chuyên môn kém, tỷ lệ công nhân qua đào tạo tuy có tăng lên trong những năm gần đây nhưng vẫn ở tỷ lệ thấp so với thế giới. Mặt khác, chỉ số xếp hạng trình độ công nghệ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam là rất thấp, xếp thứ 92/104 nền kinh tế trên thế giới và có xu hướng đi xuống. Đáng chú ý là chỉ tiêu mức độ sang chế công nghệ, thuê bao internet, chất lượng cạnh tranh trong dịch vụ cấp internet và luật pháp liên quan đến công nghệ thông tin điều này sẽ ảnh hưởngtrực tiếp đến môi trường kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa, tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam trên thị trường thế giới. 3.Đặc điểm về hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Để giải quyết khó khăn về vốn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải tìm đến nguồn vốn tín dụng của ngân hàng. Tuy nhiên, việc vay vốn từ các ngân hàng của doanh nghiệp vừa và nhỏ có một số đặc điểm sau: - Các ngân hàng thường cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ này vay với quy mô vốn cho vay nhỏ, trong khi đó để tồn tại và có chỗ đứng trên thị trường hiện nay đòi hỏi các doanh nghiệp phải mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ thì cần phải có lượng vốn lớn mới thực hiện được,Vì vậy, các ngân hàng đã chia nhỏ nguồn vốn, chốt hạn mức tín dụng ở một ngưỡng nhất định đối với một khoản vay để đáp ứng được nhiều nhu cầu nhỏ hơn, một số ngân hàng chuyển từ bán buôn chuyển dần sang mô hình bán lẽ.Khi đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có vốn để duy trì hoạt động còn các ngân hàng thì có được nhiều lợi nhuận hơn, rủi ro sẽ được phân tán. SVTH: Trần Thanh Hằng Trang: 8 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Quỳnh Nhi - Xuất phát từ nguyên tắc cho vay, vay vốn phải có tài sản đảm bảo nên khi các doanh nghiệp vừa và nhỏ tới ngân hàng xin được vay vốn thì ngân hàng yêu cầu cần phải có tài sản đảm bảo nhưng hiện nay khi các doanh nghiệp đến vay vốn thì xảy ra tình trạng là không có tài sản đảm bảo hoặc thiếu tài sản đảm bảo, hoặc giá trị của tài sản nhỏ và đa phần các tài các tài sản đảm bảo tại ngân hàng của các doanh nghiệp là bất động sản. Điều này cũng gây khó khăn cho ngân hàng bởi bất động sản mà họ thế chấp tại ngân hàng thường không đủ hồ sơ pháp lý về quyền sử dụng, quyền sở hữu, thiếu những giấy tờ cần thiết liên quan để ngân hàng có thể xem xét. Còn những trường hợp tài sản đảm bảo bằng tài sản cầm cố là các máy móc trang thiết bị, nhà xưởng thì lại rất khó thanh lý và bán đi trong trường hợp doanh nghiệp không trả được nợ do các máy móc này rất khó định giá ở sự hao mòn vô hình. Nên điều này cũng dễ hiểu nêud một khi ngân hàng cho vay khoản vốn lớn mà doanh nghiệp vừa và nhỏ làm ăn thua lỗ thì ngân hàng gặp rủi ro vì vậy các khoản vốn mà ngân hàng cho các doanh nghiệp này vay thường nhỏ. - Một đặc điểm khác nữa là khi các doanh nghiệp vừa và nhỏ được ngân hàng xem xét cho vay thì thường là lãi suất cao và thời gian cho vay ngắn hạn. Điều này cũng dễ nhận thấy, vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường chiếm tỷ lệ thấp, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tham gia vào các dự án lớn thường rất thấp, đặc biệt là các dự án cải tiến, đầu tư chiều sâu các trang máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất hiện đại. Nên việc đầu tư của ngân hàng trong các dự án này thường tiềm ẩn rủi ro cao. Đây cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến tỷ trọng dư nợ tín dụng trung dài hạn đối với bất cứ ngân hàng nào cũng muốn mình làm ăn có lãi mà doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay làm kém hiệu quả, kèm theo tình trạng lạm phát cao, nếu mà cho vay dài hạn thì rủi ro rất lớn. Các khoản vay này thường giúp các doanh nghiệp rất lớn về việc bổ sung vốn lưu động, còn xây dựng cơ sở vật chất thì rất ít. Như vậy, để tạo điều kiện cho cả hai cùng phát triển thì bản thân ngân hàng phải tìm hiểu rõ nhu cầu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, còn các doanh nghiệp này thì cần phải có kế hoạch cụ thể, chẳng hạn mục đích kinh doanh và sử dụng vốn rõ ràng, khả thi để tạo uy tín với ngân hàng, khi đó cả hai sẽ tìm được tiếng nói chung. SVTH: Trần Thanh Hằng Trang: 9 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Quỳnh Nhi 4.Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ: Những nhân tố tác động đến sự mở rộng và phát triển của hoạt động cho vay đối với một ngân hàng được thể hiện cụ thể như sau: - Năng lực tài chính của khách hàng: có thể nói khách hàng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến quyết định cho vay của ngân hàng trong hoạt động cho vay. Xuất phát từ khẩu hiệu “an toàn, hiệu quả và chất lượng” trong hoạt động kinh doanh, nên các ngân hàng chỉ cho vay đối với các khách hàng có nguồn tài chính ổn định. Do vậy, khách hàng nào có công việc ổn định chắc chắn, hoặc có tài sản đảm bảo, hoạt động kinh doanh tốt thì sẽ dễ dàng được vay hơn đối với khách hàng mà công việc dễ biến động. Bên cạnh đó, tư cách khách hàng cũng ảnh hưởng đến quyết định của ngân hàng. Một khách hàng có năng lực tài chính tốt thì chưa đủ để đảm bảo cho độ an toàn của khoản vay đó, nếu đi kèm với đó là một lý lịch không rõ ràng hay một tiểu sử vay nợ xấu ở những lần trước đó, do vậy điều đó cũng lý giải tại sao có những trường hợp tuy khách hàng có thu nhập không cao nhưng vẫn được ngân hàng ưu ái cho vay hơn là những khách hàng dù có thu nhập tốt, ổn định lại không được ngân hàng cho vay, vì đó là những khách hàng có tư cách tốt, có ý thức trả nợ nghiêm túc và tôn trọng pháp luật đem lại sự yên tâm tin tưởng cho ngân hàng. - Chính sách tín dụng của ngân hàng cho vay cũng là một trong những hoạt động làm tăng thêm thu nhập và phân tán rủi ro cho ngân hàng, xuất phát từ những lợi ích như vậy các ngân hàng hiện nay đang tích cực không ngừng cạnh tranh với nhau để thu hút khách hàng nhằm mở rộng hơn nữa loại hình cho vay. Tuy nhiên không phải vì vậy mà cứ tự do cho vay mà không tính đến khả năng và độ an toàn cho ngân hàng mình. Bất kể ngân hàng nào cũng đều có một chính sách tín dụng phù hợp với nguồn vốn của riêng mình, trong chính sách này sẽ quy định rõ các danh mục tín dụng với hạn mức vốn nhất định cho mỗi loại và theo đó các cán bộ tín dụng sẽ tiến hành cho vay nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng không được vượt quá hạn mức đó. Do đó, quy mô cho vay lớn hay nhỏ phụ thuộc vào một phần chính sách tín dụng ngày nay. SVTH: Trần Thanh Hằng Trang: 10 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Quỳnh Nhi - Lãi suất cho vay đây cũng là nhân tố không ảnh hưởng nhiều lắm đến quyết định đi vay của khách hàng, nhưng lại là nhân tố có tác động lớn đến chất lượng kinh doanh của ngân hàng. Bởi vì nguồn để trả nợ vay là chủ yếu lấy từ thu nhập hàng tháng của khách hàng, do vậy sẽ không nhiều và thời hạn trả sẽ dài. Nếu lãi suất cao quá thì số tiền phải trả cũng phải lớn, điều này sẽ gây tâm lý nản long cho khách hàng trong việc trả nợ, từ đó việc trả nợ cũng khó đảm bảo đúng hạn dẫn đến nợ quá hạn, nợ khó đòi gây rủi ro cho ngân hàng. Vì thế các ngân hàng nên có một chế độ lãi suất hợp lý phù hợp với khả năng tài chính của đa phần khách hàng để có thể đạt được chỉ tiêu đã đề ra. - Năng lực cán bộ cũng là nhân tố ảnh hưởng không ít khi chất lượng việc cho vay sẽ tốt nếu cán bộ tín dụng có đầy đủ kiến thức về kinh tế xã hội, về đạo đức nghề nghiệp về kỹ thuật nghiệp vụ, về quy định pháp luật và thực hiện đúng, đầy đủ quy trình tín dụng. Còn nếu vi phạm hoặc bỏ qua một trong những nhân tố đó thì chất lượng cho vay sẽ bị ảnh hưởng xấu. SVTH: Trần Thanh Hằng Trang: 11 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Quỳnh Nhi PHẦN II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI HÀNG HẢI CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG  SVTH: Trần Thanh Hằng Trang: 12 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Quỳnh Nhi I.GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG. 1.Sự ra đời và quá trình hình thành phát triển của MSB Đà Nẵng: Năm 1991, theo sáng kiến của ngành Hàng Hải Việt Nam, ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam được thành lập theo giấy phép số 0001/GP ngày 08/06/1991 do thống đốc NHNN cấp với trụ sở chính đóng tại thành phố Hải Phòng với tên giao dịch nước ngoài là Vietnam Maritime Commercial Stock Bank (MSB-VN). Điều lệ hoạt động của ngân hàng được đại cổ đông thông qua ngày 04/04/1991. Ngày 12/07/0991 ngân hàng Hàng Hải chính thức đi vào hoạt động với số vốn điều lệ ban đầu là 40 tỷ đồng của 24 cổ đông sáng lập chủ yếu là các doanh nghiệp trong ngành Hàng Hải được biết đến như một ngân hàng TMCP hàng đầu của Việt Nam. Về phạm vi hoạt động, từ một cơ sở duy nhất tại Hải Phòng, Hàng Hải đã thiết lập một hệ thống các chi nhánh tại 7 tỉnh thành thuộc các trọng điểm kinh tế trên cả ba miền Bắc-Trung-Nam, cụ thể ở Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Nội, Đà Nẵng, Vũng Tàu, Cần Thơ, Thành phố Hồ Chí Minh, thiết lập một mạng lưới hơn 200 ngân hàng đại lý trên toàn cầu. Hiện nay, ngân hàng Hàng Hải là thành viên của hiệp hội ngân hàng Việt Nam và hiệp hội ngân hàng Á Châu. Thông qua nghiên cứu, hội đồng quản trị ngân hàng đã nhận định ngân hàng Đà Nẵng là trung tâm thương mại lớn nhất miền trung, diễn ra ngày càng nhiều các mối quan hệ giao dịch, trao đổi, thanh toán và đầu tư. Do đó được sự đồng ý của các cấp chính quyền và các bên hữu quan, hội đồng quản trị ngân hàng đã quyết định thành lập chi nhánh ngân hàng tại Đà Nẵng(MSB-ĐN). MSB-ĐN chính thức đi vào hoạt động từ ngày 20/7/1993. Trong những năm qua, MSB-ĐN đã tạo lập cho mình chỗ đứng vững chắc trên thị trường và tăng trưởng nhiều lần so với năm trước. MSB-ĐN là một tổ chức độc lập, chịu sự quản lý và điều hành từ ngân hàng trung tâm, tiến hành các nghiệp vụ và các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo điều lệ của MSB-VN. Từ ngày thành lập cho đến nay, MSB-ĐN đã đầu tư vào nhiều dự án mang lại hiệu quả của khu vực Đà Nẵng như trạm nghiền nhà máy xi măng COSEVCO, xưởng sản xuất bao bì Xuân Hà, hệ thống cáp nội hạt của bưu điện thành SVTH: Trần Thanh Hằng Trang: 13 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Quỳnh Nhi phố Đà Nẵng, dây chuyền sản xuất vỏ bao xi măng, ống nhựa ở công ty cổ phần nhựa Đà Nẵng, nhà máy sản xuất hàng mộc xuất khẩu của công ty Gia Dinh..Đồng thời, MSB-ĐN còn cho vay vốn ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động hỗ trợ các đơn vị thực hiện tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình, trong đó chủ yếu là tập trung vào các ngành sản xuất-chế biến, giao thông vận tải và xuất nhập khẩu. Đặc biệt năm 1996, MSB-VN được chính phủ giao cung ứng vốn cho dự án giao thông trọng điểm: đường láng Hòa Lạc, Quốc Lộ 14, đường 51 theo phương thức thu phí hoàn trả, trong đó MSB-ĐN phụ trách giải ngân công trình cải tạo và nâng cấp quốc lộ 14. Bên cạnh đó, chi nhánh còn thường xuyên chú trọng đến công tác tiếp thị, thu hút mở rộng khách hàng. Năm 2000, có thêm 30 doanh nghiệp đến mở tài khoản và giao dịch tại MSB-ĐN. Chi nhánh luôn xác định hiệu quả sản xuất kinh doanh của khách hàng là mục tiêu trong hoạt động của mình, góp phần tăng trưởng kinh tế, ổn định tiền tệ. Làm được những điều này là nhờ vào sự năng động và linh hoạt trong cơ chế chính sách khách hàng, chính sách lãi suất huy động và cho vay trong giới hạn cho phép của MSB-VN. Trong những năm tới, MSB-ĐN sẽ tiếp tục tập trung mở rộng và phát triển các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng có chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng và nổ lực hơn nữa để xứng đáng là chỗ dựa tin cậy là người bạn đồng hành, đồng thời góp một phần cùng với địa phương trong công cuộc đổi mới và phát triển. 2.Cơ cấu tổ chức của MSB-ĐN: Theo xu hướng mới hiện nay, hầu hết các ngân hàng đang tiến hành hoặc chuẩn bị áp dụng mô hình giao dịch “một cửa”(giao dịch ngân hàng bán lẽ).MSB-ĐN là chi nhánh đầu tiên tiên phong áp dụng mô hình tổ chức này trong hệ thống MSB-VN kể từ tháng 04/2001. Do áp dụng kiểu thí điểm vừa làm vừa chỉnh sửa nên cũng còn một số điểm chưa hoàn thiện, tuy nhiên cũng đã mang lại những kết quả nhất định, tạo sự thuận tiện cho khách hàng đến giao dịch với ngân hàng. Để có thể hình dung được rõ ràng hơn, chúng ta hãy cùng xem sơ đồ sau: SVTH: Trần Thanh Hằng Trang: 14 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Quỳnh Nhi Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban: - Đứng đầu tại chi nhánh là Ban giám đốc: Đây là cấp quản lý cao nhất, chịu trách nhiệm với Hội sở chính về điều hành về việc điều hành hoạt động kinh doanh ở đơn vị. Ban giám đốc bao gồm Giám Đốc và một Phó giám đốc. - Giám đốc: Chịu trách nhiệm điều hành chung trong đó chủ yếu là trực tiếp chỉ đạo và điều hành Phòng Tài chính kế toán và Phòng Hành chính tổng hợp. - Phó Giám đốc I: Trợ giúp Giám đốc trong việc chỉ đạo, điều hành chung, trong đó trách nhiệm điều hành trực tiếp hoạt động của Phòng Dịch vụ khách hàng. Thực hiện và báo cáo công việc điều hành khi giám đốc ủy quyền. - Phó Giám đốc II: Trợ giúp giám đốc trong việc điều hành chung, trong đó chịu trách nhiệm điều hành trực tiếp Phòng tín dụng, Phòng Giao dịch Cẩm Lệ và Phòng Giao dịch Hoàng Diệu. Thực hiện báo cáo điều hành lên giám đốc. - Phòng Hành chính Tổng Hợp: Thực hiện các công việc hành chính, tổ chức, công tác văn thư lưu trữ. - Phòng khách hàng doanh nghiệp: Gồm có bộ phận tín dụng, bộ phận giám sát và hỗ trợ tín dụng, bộ phận tài trợ thương mại. Phòng gồm có 10 người làm nhiệm vụ cho vay vốn đối với khách hàng doanh nghiệp, thẩm định dự án vay vốn, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến thanh toán quốc tế như thanh toán L/C, làm điện thanh toán đi nước ngoài, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu, nhờ thu nhập khẩu.., thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh, bao thanh toán… - Phòng khách hàng cá nhân: Gồm có bộ phận huy động vốn, tín dụng, giám sát và hỗ trợ tín dụng. Phòng gồm có 7 người làm nhiệm vụ huy động vốn, cho vay vốn từ các khách hàng cá nhân, thẩm định hồ sơ vay vốn để cho vay. - Phòng dịch vụ khách hàng: Đây là phòng trực tiếp giao dịch với khách hàng về mọi hoạt động, thực hiện các nghiệp vụ có liên quan đến yêu cầu của khách hàng. Phòng dịch vụ chia thành 3 bộ phận riêng biệt với nhau, bao gồm: SVTH: Trần Thanh Hằng Trang: 15 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Quỳnh Nhi  Bộ phận thanh toán quốc tế: Bao gồm 2 người, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu, các nghiệp vụ thanh toán qua ngân hàng khác, nghiệp vụ chuyển tiền nhanh.  Bộ phận kho quỹ: Gồm 4 người, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động thu-chi tiền mặt, cân đối nhu cầu tiền mặt của ngân hàng. - Phòng tài chính kế toán: Thực hiện các công việc kế toán có liên quan đến hoạt động tài chính trong nội bộ ngân hàng, được chia thành 2 bộ phận như sau:  Bộ phận kế toán tổng hợp.  Bộ phận vi tính. - Phòng kiểm soát: Có 1 người, chịu trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát lại và làm báo cáo kiểm soát với Trung tâm về toàn bộ các hoạt động của ngân hàng. Nhìn chung, MSB-ĐN đã và đang dần hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý của mình để cho phù hợp với tình hình mới hiện nay, để đáp ứng yêu cầu của một ngân hàng hiện đại, nhanh chóng, thuận tiện, giản đơn, tất cả lấy khách hàng làm trọng tâm. 3. Tình hình hoạt động của MSB-ĐN trong thời gian qua: 3.1 Tình hình huy động vốn: Như chúng ta đã biết, nguồn vốn của ngân hàng có được bao gồm: vốn điều lệ, tiền gửi của khách hàng, và một số nguồn khác, trong đó chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn vẫn là nguồn từ tiền gởi của khách hàng. Hiện nay, có rất nhiều cách để người dân có thể kiếm lời từ nguồn tiền tiết kiệm của mình, vì thế các ngân hàng rất khó khăn trong việc huy động vốn. Tuy nhiên trong năm 2008 MSB-ĐN việc huy động vốn cũng đạt được một số thành tựu so với năm 2007. Để thấy rõ hơn, ta xem xét bảng số liệu sau: (Bảng 1) SVTH: Trần Thanh Hằng Trang: 16 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Quỳnh Nhi Bảng 1: Tình hình huy động vốn của ngân hàng. ĐVT: Triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM 2007 NĂM 2008 CHÊNH LỆCH Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Nguồn vốn huy động 274.39 100 333.129 100 58.739 21,40 Tiền gửi có kỳ hạn 50.000 18,2 70.125 21,50 20.125 40,25 Tiền gửi tiết kiệm 102.447 37,33 125.08 37,54 22.633 22,09 Tiền gửi không kỳ hạn 121.943 44,45 137.924 41,41 15.981 13,10 (Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của ngân hàng Hàng Hải 2007 - 2008) Qua bảng số liệu trên, ta thấy tình hình huy động vốn của doanh nghiệp có nhiều khả quan cụ thể: nguồn vốn huy động đến 31/12/2008 là 333.129 triệu đồng tăng 21,4% so với 31/12/2007. Trong đó tiền gửi có kỳ hạn của khách hàng là 70.125 triệu đồng tăng 40,25% và tiền gửi không kỳ hạn là 137.924 triệu đồng tăng 13,1% so với năm 2007. Tiền gửi tiết kiệm là 125.08 triệu đồng tăng 22,09% so với năm 2007. Vốn huy động tiết kiệm chiếm 37,54% nguồn vốn huy động tăng 22,09% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong năm qua, nguồn vốn huy động tăng 42% và tăng đều ở 3 nguồn tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm. Để đạt được kết quả này MSB-ĐN đã thực hiện những biện pháp sau: kịp thời điều chỉnh lãi suất phù hợp, do vậy vẫn duy trì nguồn tiền gửi của doanh nghiệp, tích cực tìm kiếm khách hàng là doanh nghiệp có tiền gửi kỳ hạn, đàm phán linh hoạt trong lãi suất, thời hạn để ký hợp đồng cụ thể đối với từng doanh nghiệp. Sắp xếp lại nhân sự trong phòng phù hợp với năng lực, trình độ của từng người nên đã khích lệ tinh thần làm việc của cán bộ công nhân viên. Bên cạnh đó cán bộ công nhân viên luôn thay đổi phong cách giao tiếp nên đã gây được thiện cảm với khách hàng, thao tác nghiệp vụ nhanh, chính xác đã làm vừa long khách hàng đến giao dịch. 3.2 Tình hình cho vay của ngân hàng: SVTH: Trần Thanh Hằng Trang: 17 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Quỳnh Nhi Hoạt động cho vay là hoạt động sinh lời chủ yếu của ngân hàng, trong năm qua, mặc dầu môi trường kinh doanh tài chính tiền tệ cạnh tranh gay gắt nhưng trên cơ sở định hướng và xây dựng đối tượng đầu tư, tích cực tìm kiếm và mạnh dạng đẩy mạnh quan hệ với các doanh nghiệp đồng thời đa dạng hóa các phương thức cho vay nên trong những năm qua MSB-ĐN vẫn đảm bảo tăng trưởng tín dụng trên cơ sở an toàn vốn và đạt hiệu quả cao. Để thấy rõ hơn hoạt động cho vay của ngân hàng, ta xem xét bảng số liệu sau: BẢNG 2: Tình hình cho vay của ngân hàng. Đvt: triệu đồng. CHỈ TIÊU NĂM 2007 NĂM 2008 CHÊNH LỆCH Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) Số tiền TT(%) 1.Doanh số cho vay 604.606 100,00 972.750 100,00 368.144 60.89 - DNVVN 547.492 90,55 816.242 83,91 268.750 49.09 - Cá nhân 57.114 9,45 56.508 5,81 -606 -1.06 2.Doanh số thu nợ 445.92 100,00 758.176 100,00 312.252 70,02 96.92 692.692 91,36 260.502 60,07 3.08 65.484 8,64 51.750 376,80 100.00 328.905 100,00 93.086 39,47 68.63 227.879 69,27 66.026 40,79 4 - DNVVN 432.19 0 - Cá nhân 13.734 3. Dư nợ bình quân 235.81 9 - DNVVN 161.85 3 - Cá nhân 73.966 31.37 101.026 30,73 27.060 36,58 4. Dư nợ quá hạn BQ 7.681 100.00 9.475 100,00 1.794 23,35 - DNVVN 4.183 54.46 5.197 54,85 1.014 24,24 - Cá nhân 3.498 45.54 4.278 45,15 780 22,29 (Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của ngân hàng Hàng Hải 2007 - 2008) SVTH: Trần Thanh Hằng Trang: 18 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Quỳnh Nhi Thông qua bảng trên ta có thể thấy tình hình cho vay của ngân hàng trong 2 năm qua theo các chỉ tiêu cụ thể sau: Với những chính sách tín dụng ngày càng thông thoáng hơn thì số lượng doanh nghiệp đến vay tại ngân hàng cũng gia tăng hơn. Cụ thể trong năm 2008 doanh số cho vay DNVVN đạt 972.750 triệu đồng chiếm 83,91% trong tổng doanh số cho vay và đồng thời tăng 268.750 triệu đồng tương ứng tăng 49,09% so với năm 2007. Như vậy có thể thấy rằng doanh số cho vay đối với DNVVN trong năm gần đây ngày càng tăng và đã trở thành một khách hàng chính của ngân hàng. Về doanh số thu nợ năm 2008 doanh số thu nợ của ngân hàng cũng gia tăng một cách tích cực, đặc biệt là doanh số thu nợ đối với DNVVN. Nếu năm 2007 doanh số thu nợ là 445.924 triệu đồng thì doanh số thu nợ DNVVN là 432.190 triệu đồng còn doanh số thu nợ khu vực cá nhân đến năm 2008 con số này tăng lên 758.176 triệu đồng tăng 312.252 triệu đồng trong đó DNVVN tăng 70,02%, cá nhân tăng 376,80% tuy có tăng nhưng quy mô tăng không đáng kể so với DNVVN nên doanh số thu nợ của DNVVN vẫn chiếm tỷ lệ cao trong tổng doanh số thu nợ là 91,36%. Doanh số thu nợ tăng là điều dễ hiểu bởi vì trước đó chi nhánh đã có một chính sách tín dụng hợp lý đã thu hút được nhiều khách hàng đến vay vốn tại ngân hàng trong đó khách hàng cũ đến vay chiếm một tỷ lệ lớn đồng thời có sự tham gia của các khách hàng mới đó mà làm cho doanh số cho vay tại ngân hàng ngày càng tăng. Ngoài ra với biện pháp như theo dõi khách hàng sau khi vay và xử lý các khoản vay có vấn đề nên ngân hàng đã có sự theo dõi kịp thời các dấu hiệu về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như tiến hành đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn. Do đó mà giúp cho ngân hàng có những nhận định đúng về khách hàng, dự báo và kiểm soát được những rủi ro trong cho vay. Qua đó thấy được công tác thu hồi nợ của ngân hàng là rất tốt, đặc biệt là đối với bộ phận DNVVN. Về dư nợ bình quân đối với DNVVN cũng có sự gia tăng trong năm 2008 là 93.086 triệu đồng tương ứng tăng với tỷ lệ là 39,47% so với năm 2007. Và dư nợ trong DNVVN vẫn chiếm tỷ lệ lớn 69,27% trong tổng nợ bình quân, trong khi đó thì dư nợ bình quân cá nhân chỉ đạt 30,73%. Dư nợ bình quân tăng là một điều đáng mừng cho thấy hoạt động tín dụng của ngân hàng tăng trưởng tốt, nguyên nhân dẫn đến dư nợ bình quân tăng là do chủ yếu là doanh số cho vay tăng cùng với uy tín của ngân hàng cùng với các chính sách tín dụng mà ban lãnh đạo ngân hàng đề ra phù hợp với người đi vay, tạo được lợi thế cạnh tranh với các ngân hàng trên cùng địa bàn. SVTH: Trần Thanh Hằng Trang: 19 Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: Nguyễn Thị Quỳnh Nhi Nói tóm lại tình hình hoạt động tín dụng tại ngân hàng đối với DNVVN đã cho thấy được sự nỗ lực của ngân hàng trong việc tiếp cận tín dụng ngày càng nhiều đối với DNVVN, góp phần đáng kể vào thu nhập của ngân hàng. 3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng : Bất kỳ một hoạt động doanh nghiệp nào khi bước vào kinh doanh thì mục tiêu cuối cùng cũng là lợi nhuận. Song kinh doanh có hiệu quả thì phải là lợi nhuận cao trên cơ sở an toàn và uy tín. MSB-ĐN là một doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, cũng không ngoài mục đích trên. Để thấy rõ hơn về kết quả hoạt động kinh doanh của MSBĐN trong 2 năm qua ta hãy xem xét bảng số liệu sau: BẢNG 3: Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Đvt: triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM 2007 NĂM 2008 Số tiền Tỷ trọng Số tiền 1.Tổng thu nhập 54.663 100 78.463 -Thu từ hoạt động tín dụng 44.906 82,15 8.068 -Thu từ hoạt động khác CHÊNH LỆCH Tỷ Số tiền Tỷ trọng 100 23.000 43,54 47.093 60,02 2.188 4,87 14,76 28.843 36,76 20.775 257,49 1.689 3,09 2.527 3,22 837 49,58 2.Tổng chi phí 47.534 100 64.185 100 16.651 35,03 -Chi về hoạt động vốn 33.473 70,42 52.580 81,92 19.107 57,08 -Chi khác 14.061 29,58 11.605 18,08 -2.456 -17,47 3. Lợi nhuận 7.129 100 14.278 100 7.149 100,28 -Thu từ dịch vụ và thanh toán quốc tế trọng (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng 2007-2008) Nhìn vào bảng số liệu, ta thấy tổng thu nhập, tổng chi phí,cũng như lợi nhuận của ngân hàng đều tăng nhưng tốc độ tăng của thu nhập cao hơn tốc độ tăng của tổng chi phí nên tốc độ tăng của lợi nhuận cũng cao hơn tốc độ tăng của tổng chi phí, vì lợi SVTH: Trần Thanh Hằng Trang: 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất