Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Trung học cơ sở Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 9...

Tài liệu Chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 9

.DOC
22
2605
86

Mô tả:

Chuyên đề : Bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 9 PHẦN A : PHẦN MỞ ĐẦU I. BỐI CẢNH CỦA ĐỀ TÀI: Đào tạo và bồi dưỡng nhân tài là một việc làm thường xuyên. Để có học sinh giỏi văn thì cần thành lập đội tuyển. Xuất phát từ những yêu cầu đó, phòng GD- ĐT Đông Hải chủ trương phải bồi dưỡng đội ngũ giáo viên là điều rất cần thiết. Trong khi chất lượng học sinh giỏi văn của huyện ta còn khiêm tốn thì việc bồi dưỡng cho giáo viên được ưu tiên tiến hành. Đứng trước yêu cấp bách đó , là giáo viên dạy văn ta phải suy nghĩ gì ? Có hành động như thế nào để nâng cao chất lượng dạy văn? Lãnh đạo Phòng giáo dục và đào tạo thật sự quan tâm trong bối cảnh dạy văn hiện nay! II. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: - Chất lượng học sinh giỏi văn của chúng ta chưa cao. - Học sinh chưa thật sự yêu thích môn văn, nếu được chọn vào môn văn thì các em miễn cưỡng đi học. - Để có được học sinh giỏi văn thì cần có một thời gian bồi dưỡng nhất định. - Về phía giáo viên: nhìn chung là có quyết tâm cao, nhưng còn một số đồng chí chưa có nhiệt huyết trong việc bồi dưỡng mà chỉ xem là nhiệm vụ được phân công. - Về chế độ bồi dưỡng học sinh giỏi thì ở một số trường việc này giao cho giáo viên nào còn thiếu tiết. Vì thế dẫn đến có một số giáo viên chưa có tinh thần trách nhiệm cao khi bồi dưỡng. - Việc bồi dưỡng chưa được thực hiên liên tục, mà còn mang tính phong trào, đến hẹn lại lên. - Giáo viên trong toàn huyện chưa có cách nhìn thống nhất quan điểm bồi dưỡng học sinh giỏi, mỗi người mỗi cách chưa đồng nhất. - Xuất phát từ những lí do trên tôi quyết định chọn đề tài “ Bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 9” để giáo viên có diễn đàn cùng nhau trao đổi kinh nghiệm bồi dưỡng cho học sinh vào những năm sau đạt hiệu quả hơn. III. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: 1. Đối tượng : - Đội ngũ giáo viên cốt cán chuyên bồi dưỡng học sinh giỏi THCS. - Học sinh giỏi của khối 9. 2. Phạm vi đề cập : - Tất cả những vấn đề cần phải bàn xung quanh việc bồi dưỡng học sinh giỏi văn. - Với thời gian có hạn, chuyên đề tập trung giải quyết hai câu hỏi: + Thứ nhất : Thế nào là bài văn hay? + Thứ hai : Làm thế nào để viết bài văn hay ? IV. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: -Thông qua chuyên đề này, mục đích của chúng tôi là tạo ra một diễn đàn cho các đồng chí giáo viên dạy ngữ văn trao đổi và rút kinh nghiệm làm cơ sở cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi trong nhà trường. - Định hướng cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi những năm tiếp theo. Giáo viên thực hiện : Long Hồng Lưu- Trường THCS Long Điền Đông C Trang 1 Chuyên đề : Bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 9 PHẦN B : PHẦN NỘI DUNG: I. CỞ SỞ LÍ LUẬN : Xã hô ôi phát triển kéo theo nhiều hê ô lụy như sự bùng nổ của công nghê ô thông tin, sự hô ôi nhâ pô của nhiều nền văn hóa của các nước phương tây, của lối sống thực dụng… Gia đình, cha mẹ phải bươn chảy trong cuô ôc mưu sinh, bỏ quên con cái, buông lỏng trong quản lí, dẫn tới điểm tựa là gia đình đối với các em không còn nữa. Đã có thời gian chúng ta chỉ coi trọng viê ôc dạy văn hóa sao cho học sinh học thâ ôt giỏi mà quên đi điều quan trọng là dạy cho học sinh “Học làm Người”, quên đi viê ôc tạo cho các em có mô ôt sân chơi với các trò chơi mang đâ ôm bản sắc văn hóa dân tô ôc, các em không được cung cấp những kỹ năng sống, kỹ năng hòa nhâ pô cô ông đồng. Ngoài viê ôc học văn hóa, thời gian còn lại mô tô số em lao vào các trò chơi vô bổ , bạo lực, số còn lại thì không quan tâm đến mọi viê ôc xảy ra chung quanh, lạnh lùng, vô cảm chỉ biết sống cho riêng mình. Đã có những lời cảnh báo từ báo đài lên tiếng chỉ trích, phê phán lối sống của các em thanh, thiếu niên. Các em sẵn sàng thanh toán nhau chỉ vì mô tô ánh nhìn cho là không thiê ôn cảm, các em chế nhạo xem thường bạn, chỉ vì bạn ăn mă ôc không đúng mode,… tê ô hại hơn các em còn hành hung thầy cô giáo ngay trên bục giảng… Tất cả những hành đô nô g ấy đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh những người làm công tác giáo dục. Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 7/11/2007 của Bộ Chính Trị về tổ chức thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” . Công văn số 307/KH-Bộ GDĐT về kế hoạch triển khai phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” như mô tô làn gió mới mang đến sự lạc quan và là kim chỉ nam để thôi thúc tôi thực hiê ôn ý tưởng tổ chức xây dựng chuyên đề “ Bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 9”. II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ: Bồi dưỡng học sinh giỏi (HSG) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục đào tạo. Trong những năm qua, ngành giáo dục Đông Hải đã có nhiều đóng góp quan trọng trong công tác bồi dưỡng HSG, góp phần vào việc đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho huyện nhà, cho tỉnh. Bồi dưỡng HSG là một hoạt động dạy học mang tính đặc thù cao: Người học là học sinh giỏi, có năng khiếu theo môn học; người dạy là những giáo viên có trình độ tay nghề cao, giàu kinh nghiệm dạy học. Chương trình bồi dưỡng được nâng cao so với chương trình giáo dục chính khóa của Bộ GDĐT; Thời gian và phương pháp bồi dưỡng được các trường vận dụng vào hoàn cảnh cụ thể …Có thể nói đây là hoạt động dạy học ở trình độ cao, đòi hỏi người dạy và người học phải có năng lực và tố chất cần thiết; đòi hỏi các cấp quản lí giáo dục phải có kế hoạch chỉ đạo và xây dựng giải pháp phù hợp với đặc thù của công tác bồi dưỡng HSG. Trong thời gian qua, công tác bồi dưỡng HSG gặp nhiều khó khăn . Vì thế thành tích và chất lượng của HSG bị giảm sút so với trước đây và nguy cơ tụt hậu so với các huyện trong tỉnh. Đây chính là thời điểm để toàn ngành giáo dục huyên Đông Hải nhìn lại mình, tự đánh giá và nổ lực vươn lên. Giáo viên thực hiện : Long Hồng Lưu- Trường THCS Long Điền Đông C Trang 2 Chuyên đề : Bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 9 Từ những thực tế trên Phòng GDĐT quyết định tổ chức mở chuyên đề về công tác bồi dưỡng HSG để cho các đồng chí dạy văn và bồi dưỡng HSG văn bàn bạc và trao đổi nhằm nâng cao chất lượng HSG cho những năm tới . Cũng với tinh thần đó, chuyên đề này nêu lên thực trạng và kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân, giải pháp để giúp các đồng chí dạy văn có thêm cơ sở để tham gia ý kiến xây dựng kế hoạch và giải pháp nâng cao chất lượng thi HSG. III. CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. Bước 1: Về công tác tổ chức . 1. Xây dựng kế hoạch : - Nhà trường phải xây dựng kế hoạch bồi dưỡng HSG vào đầu năm học, các kế hoạch này phải mang tính kế thừa. - Kế hoạch cần phải chi tiết, cụ thể từng nội dung. - Kế hoạch cần có sự đóng góp xây dựng các tổ trưởng, đặc biệt là những người được phân công bồi dưỡng HSG. 2. Phân công giáo viên giảng dạy : - Chú trọng phân công giáo viên có năng lực , có tâm huyết với nghề. - Bố trí thời gian, địa điểm hợp lí để giảng dạy nâng cao chất lượng. - Yêu cầu giáo viên được phân công giảng dạy soạn và thông qua đề cương giảng dạy bộ môn mình phụ trách. 3. Công tác phối hợp: Cần phải phối hợp các tổ chức trong nhà trường, kết hợp chặt chẻ với Ban đại diện cha mẹ học sinh trong nhà trường và phụ huynh của các em trong đội tuyển HSG của trường nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho các em học tập. 4. Thành lập đội tuyển : Việc thành lập đội tuyển phải dựa trên cơ sở năng lực thật sự của các em. Ngoài ra , chúng ta cần chú ý đến tâm lí của các em, tìm hiểu xem các em có yêu thích môn văn không? Vì HSG thì đa số là các em đều giỏi ở nhiều môn, ta cần chọn các em vào đội tuyển dựa trên sự tự nguyện của các em, tránh áp đặt. Môn văn có đặc thù nghiêng về cảm xúc, nếu các em không yêu thích thì kết quả học tập không cao. Bước 2 :Xác định nội dung cần bồi dưỡng: I. Khái quát kiến thức lí thuyết. A. Vài nét khái quát chương trình Tập làm văn lớp 9. - Chương trình Ngữ văn THCS nói chung, chương trình tập làm văn nói riêng được thiết kế theo hai vòng, theo tinh thần lặp lại và nâng cao. Do cấu trúc đồng tâm nên giữa hai vòng này có những điểm giống và khác nhau. - Giống nhau : trước hết là sự lặp lại của các vấn đề chính về kiến thức và kĩ năng. Chẳng hạn ở chương trình Tập làm văn 9 lặp lại ở kiểu bài tự sự, thuyết minh và nghị luận. Còn khác nhau là bổ sung thêm một số vấn đề khác đồng thời tiếp nối, nâng cao, phát triển thêm những nội dung đã học ở vòng trước. Cụ thể như sau: - Đối với học sinh lớp 9 khi làm bài văn thuyết minh cần biết vận dụng một số biện pháp nghệ thuật hoặc yếu tố miêu tả, biểu cảm để đối tượng thuyết minh hiện lên sinh động rõ nét. Giáo viên thực hiện : Long Hồng Lưu- Trường THCS Long Điền Đông C Trang 3 Chuyên đề : Bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 9 - Ở lớp 9 khi viết bài văn tự sự cần nâng cao hơn ở kĩ năng vận dụng các yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm, yếu tố nghị luận, hay đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm. - Đặc biệt hơn kiểu bài văn nghị luận là đơn vị kiến thức khá trọng tâm trong chương trình tập làm văn lớp 9. Nghị luận trong chương trình ngữ văn 9 có hai loại : - Nghị luận chính trị xã hội. - Nghị luận văn học. Ở chuyên đề này bản thân tôi tập trung đề cập đến kiểu bài văn nghị luận, còn kiểu bài văn thuyết minh, tự sự sẽ thể hiện cụ thể ở chuyên đề tập làm văn lớp dưới . B. Một số điểm cơ bản cần lưu ý về kiểu bài văn nghị luận trong chương trình Tập làm văn lớp 9 cần lưu ý. * Kiểu bài văn Nghị luận về một vấn đề xã hội. 1. Phân loại : - Trong chương trình Tập làm văn lớp 9 kiểu bài văn nghị luận xã hội chia làm ba loại nhỏ: + Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí. + Nghị luận về một hiện tượng xã hội. + Nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học. 2. Một số điểm giống nhau: 2.1. Loại: Các dạng nghị luận về một tư tưởng, đạo lí; nghị luận về một hiện tượng đời sống; nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học đều thuộc loại bài nghị luận xã hội. 2.2 Các thao tác thường áp dụng khi viết bài: Các dạng bài NLXH đều vận dụng chung các thao tác lập luận là giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh, bác bỏ, bình luận. Ba thao tác cơ bản nhất là giải thích, chứng minh, bình luận. 2.2.1 Thứ nhất về thao tác giải thích: - Mục đích: Nhằm để hiểu - Các bước: + Bước 1: Làm rõ vấn đề được dẫn trên đề. Nếu vấn đề thể hiện dưới dạng là một câu trích dẫn khá nổi tiếng nào đó hoặc một ý tưởng do người ra đề đề xuất, người viết cần lần lượt giải nghĩa, làm rõ nghĩa của vấn đề theo cách đi từ khái niệm đến các vế câu và cuối cùng là toàn bộ ý tưởng được trích dẫn. Khi vấn đề được diễn đạt theo kiểu ẩn dụ bóng bẩy thì phải giải thích cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng của từ ngữ. Nếu vấn đề là một hiện tượng đời sống, người viết cần cho biết đó là hiện tượng gì? hiện tượng đó biểu hiện ra sao? dưới các hình thức nào (miêu tả, nhận diện)...Làm tốt bước giải nghĩa này sẽ hiểu đúng vấn đề, xác định đúng vấn đề (hoặc mức độ) cần giải thích để chọn lí lẽ cần thiết. Trong quan niệm làm văn truyền thống, bước này được xem là bước trả lời câu hỏi Là gì? + Bước 2: Tìm hiểu cơ sở của vấn đề: Trả lời tại sao có vấn đề đó (xuất phát từ đâu có vấn đề đó). Cùng với phần giải nghĩa, phần này là phần thể hiện rất rõ đặc thù của thao tác giải thích. Người viết cần suy nghĩ kĩ để có cách viết chặt chẽ về mặt lập luận, lô gíc về mặt lí lẽ, xác đáng về mặt dẫn chứng. Trong quan niệm làm văn truyền thống, bước này được xem là bước trả lời câu hỏi Tại sao? Giáo viên thực hiện : Long Hồng Lưu- Trường THCS Long Điền Đông C Trang 4 Chuyên đề : Bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 9 + Bước 3: Nêu hướng vận dụng của vấn đề: Vấn đề được vận dụng vào thực tiễn cuộc sống như thế nào. Hiểu nôm na, phần này yêu cầu người viết thể hiện quan điểm của mình về việc tiếp thu, vận dụng vấn đề vào cuộc sống của mình như thế nào. Trong quan niệm làm văn truyền thống, bước này được xem là bước trả lời câu hỏi Như thế nào? Lưu ý khi thực hiện thao tác giải thích: Nên đặt trực tiếp từng câu hỏi (Là gì, tại sao, như thế nào vào đầu mỗi phần (mỗi bước) của bài văn. Mục đích đặt câu hỏi: để tìm ý (phần trả lời chính là ý, là luận điểm được tìm ra) và cũng để tạo sự chú ý cần thiết đối với người đọc bài văn. Cũng có thể không cần đặt trực tiếp ba câu hỏi (Là gì, tại sao, như thế nào) vào bài làm nhưng điều quan trọng là khi viết, người làm bài cần phải có ý thức mình đang lần lượt trả lời từng ý, từng luận điểm được đặt ra từ ba câu hỏi đó. Tuỳ theo thực tế của đề và thực tế bài làm, các bước như thế nào có khi không nhất thiết phải tách hẳn riêng thành một phần bắt buộc. 2.2.2 Thứ hai về thao tác chứng minh: - Mục đích: Tạo sự tin tưởng. - Các bước: + Bước 1: Xác định chính xác điều cần chứng minh, phạm vi cần chứng minh. + Bước 2: Dùng dẫn chứng trong thực tế cuộc sống để minh hoạ nhằm làm sáng tỏ điều cần chứng minh, phạm vi cần chứng minh. 2.2.3 Thứ ba về thao tác bình luận: - Mục đích: Tạo sự đồng tình. - Các bước: + Nêu, giải thích rõ vấn đề (hiện tượng) cần bình luận. + Dùng lí lẽ và dẫn chứng (chủ yếu là lí lẽ) để khẳng định giá trị của vấn đề hoặc hiện tượng (giá trị đúng hoặc giá trị sai). Làm tốt phần này chính là đã bước đầu đánh giá được vấn đề (hiện tượng) cần bình luận. + Bàn rộng và nhìn vấn đề (hiện tượng) cần bình luận dưới nhiều góc độ (thậm chí từ góc độ ngược lại) để có cái nhìn đầy đủ hơn. + Khẳng định tác dụng, ý nghĩa của vấn đề trong cuộc sống hiện tại. 3. Một số điểm khác nhau cơ bản giữa các kiểu bài 3.1. Dạng nghị luận về một tư tưởng, đạo lí 3.1.1. Đề tài: - Về nhận thức (lí tưởng, mục đích sống, mục đích học tập...). - Về tâm hồn, tính cách (lòng yêu nước, lòng nhân ái, lòng vị tha, thái độ vô cảm, lòng bao dung, lòng độ lượng; tính trung thực, tính cương quyết, tính hoà nhã, tính khiêm tốn, tính ích kỉ, tình thương và hạnh phúc...). - Về quan hệ gia đình (tình mẫu tử, tình anh em...). - Về quan hệ xã hội (tình đồng bào, tình thầy trò, tình bạn, tình yêu quê hương đất nước...). 3.1.2. Dàn ý lí thuyết nghị luận tư tưởng đạo lí: a. Mở bài : Gợi – Đưa- Báo Gợi : Là gợi ý ra vấn đề cần nghị luận. Đưa : Sau khi gợi là đưa vấn đề nghị luận ra. Báo : Báo là phải làm gì về vấn đề đưa ra nghị luận (Có tính chuyển ý ) Giáo viên thực hiện : Long Hồng Lưu- Trường THCS Long Điền Đông C Trang 5 Chuyên đề : Bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 9 b. Thân bài : Giải – Phân – Bác – Đánh. Giải: Giải thích các tư tưởng đạo lí tác động đến hoàn cảnh xung quanh, giải thích từ , giải thích khái niệm. Phân : Phân tích các mặt đúng của nội dung tư tưởng đạo lí (Dùng luận cứ từ cuộc sống và xã hội để chứng minh). Bác : Bác bỏ những biểu hiện sai lệch liên quan đến tư tưởng đạo lí ( dùng dẫn chứng từ trong cuộc sống và văn học để chứng minh) Đánh : Đánh giá ý ngĩa tư tưởng, đạo lí đã nghị luận. 3. Kết bài : Tóm – Rút – Phấn Tóm: Tóm tắt, khái quát vấn đề nghị luận. Rút : Rút ra ý nghĩa , từ bài học hiện tượng đời sống. Phấn : Phấn đấu, bày tỏ thái độ của bản thân về hiện tượng đời sống đã nghị luận. 3.1.3. Một số đề tham khảo . - Đề 1:Suy nghĩ về thái độ vô cảm của giới trẻ hiện nay. - Đề 2: Em có cảm nhận gì về lòng nhân ái. - Đề 3: Suy nghĩ của erm về câu tục ngữ “uống nước nhớ nguồn. - Đề 4: Quan điểm của em về lòng yêu quê hương. - Đề 5 : Suy nghĩ của em về câu thơ “ Ôi sống đẹp là thế nào hỡi bạn” ( Một khúc ca – Tố Hữu) - Đề 6 : Tình thương là hạnh phúc của con người. - Đề 7 : Em có suy nghĩ về lòng trung thực. - Đề 8 : “Nơi lạnh nhất không phải là bắc cực mà là nơi không có tình yêu thương”, em cảm nhận câu này như thế nào ? - Đề 9 : Nêu suy nghĩ về Bác Hồ vị lảnh tụ vĩ đại. 3.2 Dạng nghị luận về một hiện tượng đời sống 3.2.1.Đề tài: - Chấp hành luật giao thông. - Sự biến đổi khí hậu. - Ô nhiễm môi trường. - Nạn bạo hành trong gia đình. - Bạo lực học đường. - Cuộc vận động giúp đỡ đồng bào hoạn nạn. - Cuộc đấu tranh chống nạn phá rừng. - Những tấm gương người tốt việc tốt. - Nhiều bạn trẻ quên nói lời xin lỗi khi mắc lỗi. - Nhiều bạn trẻ quên nói lời cảm ơn khi được giúp đỡ. - Tiêu cực trong học tập và các tệ nạn trong XH. - Sự vô cảm trong giới trẻ hiện nay. * Lưu ý: - Nên quy thành từng cụm đề tài nhỏ để dễ nhận diện: - Về nhận thức (lí tưởng, mục đích sống, mục đích học tập...). Giáo viên thực hiện : Long Hồng Lưu- Trường THCS Long Điền Đông C Trang 6 Chuyên đề : Bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 9 - Về tâm hồn, tính cách (lòng yêu nước, lòng nhân ái, lòng vị tha, lòng bao dung, lòng độ lượng; tính trung thực, tính cương quyết, tính hoà nhã, tính khiêm tốn, tính ích kỉ...). - Về quan hệ gia đình (tình mẫu tử, tình anh em...). - Về quan hệ xã hội (tình đồng bào, tình thầy trò, tình bạn...). 3.2.2. Dàn ý lí thuyết nghị luận xã hội: a. Mở bài : Gợi – Đưa - Báo Gợi : Là gợi ý ra vấn đề cần ngị luận. Đưa : Sau khi gợi là đưa vấn đề nghị luận ra. Báo : Là báo phải làm gì về vấn đề đưa ra nghị luận ( Có tính chuyển ý ). b. Thân bài : Thực- Nguyên – Hậu – Biện Thực : Nêu lên thực trạng đời sống đưa ra nghị luận. Nguyên : Là nguyên nhân nào xãy ra hiện tượng đời sống đó.( nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan). Hậu : Là hậu quả của hiện tượng đời sống mang lại, gồm có hậu quả tốt và hậu quả xấu. Biện : Là biện pháp tác động vào hiện tượng đời sống để ngăn chặng ( nếu gây ra hậu quả xấu) hoặc phát triển ( nếu hậu quả tốt) c. Kết bài : Tóm- Rút- Phấn Tóm: Tóm tắt, khái quát vấn đề ngị luận. Rút : Rút ra ý nghĩa , từ bài học hiện tượng đời sống. Phấn : Phấn đấu , bày tỏ thái độ của bản thân về hiện tượng đời sống đã nghị luận. 3.2.3. Một số đề tham khảo: - Đề 1: Em có suy nghĩ về vấn đề bạo lực học đường hiện nay. - Đề 2 :Quanh em có một số bạn lơ là trong học tập, em hãy viết một bài văn nghị luận để khuyên các bạn. - Đề 3 : Hiên tượng chán học của học sinh hiện nay. - Đề 4 : Suy nghĩ của các em về sự biến đổi khí hậu và những thiên tai gần đây như động đất ,sóng thần, núi lửa…đang gây nên hiểm họa khôn lường cho nhân loại. - Đề 5: Hãy phát biểu ý kiến của mình về mục đích học tập unesco đề xướng: Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự hoàn thiện mình. - Đề 6 : Hãy nói không với các tệ nạn xã hội. - Đề 7 : “Hãy nói không với thuốc lá và ma túy trong nhà trường!” Quan điểm và suy nghĩ của em về hành động đó. - Đề 8: Suy nghĩ của em về bệnh “vô cảm”trong đời sống hiện nay. - Đề 9: Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động như thế nào để giảm thiểu tai nạn giao thông. - Đề 10: Chất độc màu da cam mà đế quốc Mĩ đã rải xuống các cánh rừng miến Nam thời chiến tranh đã để lại di họa nặng nề cho hàng chục vạn gia đình. Hàng chục vạn người đã chết. Hàng vạn trẻ em chịu tật nguyền suốt đời. Cả nước lập quỹ giúp đở các nạn nhân nhằm phần nào cải thiên cuộc sống và xoa dịu nổi đau của họ. Em hãy nêu suy nghĩ của mình về các sự kiện đó. Giáo viên thực hiện : Long Hồng Lưu- Trường THCS Long Điền Đông C Trang 7 Chuyên đề : Bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 9 3.3 Dạng nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học 3.3.1.Đề tài: Một vấn đề xã hội có ý nghĩa sâu sắc nào đó đặt ra trong tác phẩm văn học,(Vấn đề xã hội có ý nghĩa có thể lấy từ hai nguồn: tác phẩm văn học đã học trong chương trình hoặc một câu chuyện nhỏ, một văn bản văn học ngắn gọn mà HS chưa được học). 3.3.2.Về cấu trúc triển khai tổng quát: a/Phần một: Phân tích văn bản (hoặc nêu vắn tắt nội dung câu chuyện) để rút ra ý nghĩa của vấn đề (hoặc câu chuyện). b/Phần hai (trọng tâm): Nghị luận (phát biểu) về ý nghĩa của vấn đề xã hội rút ra từ tác phẩm văn học (câu chuyện). 3.3.3.Một số đề tham khảo -Đề 1 : Suy nghĩ của anh (chị) từ ý nghĩa của câu chuyện Bến quê - Nguyễn Minh Châu. -Đề 2: “Con cò mà đi ăn đêm, Đậu phải cành mềm, lộn cổ xuống ao. Ông ơi, ông vớt tôi nao! Tôi có lòng nào, ông hãy xáo măng. Có xáo thì xáo nước trong, Đừng xáo nước đục, đau lòng cò con. Từ bài ca dao, hãy bàn về vấn đề lẽ sống của con người Việt Nam. -Đề 3 : Nhà thơ Đỗ Trung Quân viết : “ Quê hương là gì hở mẹ Mà cô giáo dạy phải yêu Quê hương là gì hở mẹ Ai đi xa cũng nhớ nhiều.” Quan điểm của em về tình yêu quê hương * Kiểu bài Nghị luận về một tác phẩm văn học 1. Phân loại: Kiểu bài văn nghị luận về một tác phẩm văn học được chia làm hai loại nhỏ: nghị luận về tác phẩm truyện ( đoạn trích) và nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. 2. Khái niệm: - Nghị luận về tác phẩm truyện( Hoặc đoạn trích) là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật một tác phẩm cụ thể. - Nghị luận về đoạn thơ hoặc bài thơ là trình bày những nhận xét đánh giá của mình về giá trị nội dung hay giá trị nghệ thuật của đoạn thơ hay bài thơ ấy. 3. Một số thao tác cần lưu ý khi làm bài thuộc kiểu Nghị luận một tác phẩm văn học. Bước 1: Nắm chắc nội dung toàn tác phẩm: - Để biết mình đã nắm chắc tác phẩm hay chưa, bạn hãy trả lời các câu hỏi sau. Tác phẩm này do ai sáng tác? Trong hoàn cảnh nào? Nội dung chính của tác phẩm là gì? Tác phẩm có mấy luận điểm? Những luận cứ nào làm sáng tỏ những luận điểm đó. Đối với tác phẩm thơ thì không chỉ nắm nội dung toàn tác phẩm bạn còn phải học thuộc lòng những phần nội dung nằm trong chương trình học. Các thủ pháp nghệ thuật chủ đạo trong tác phẩm này là gì? v.v Giáo viên thực hiện : Long Hồng Lưu- Trường THCS Long Điền Đông C Trang 8 Chuyên đề : Bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 9 Bước 2: Trước một đề bài cần xem xét các dạng đề đối với tác phẩm đó (dạng đề ở đây được hiểu là về thể loại và nội dung): - Phân tích đặc điểm nhân vật. - Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật. - Phân tích một vấn đề của tác phẩm văn học. - Phân tích tác phẩm văn học. Bước 3: Lập dàn ý lí thuyết: a. Nghị luận về tác phẩm truyện hay đoạn trích. - Mở bài: Giới thiệu tác phẩm( tùy theo yêu cầu cụ thể của đề bài) và nêu ý kiến đánh giá sơ bộ của mình. - Thân bài: Nêu các luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, có phân tích, chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu và xác thực. - Kết bài: Nêu nhận định đánh giá chung của mình về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích). b. Nghị luận về đoạn thơ hoặc bài thơ - Mở bài: Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ và bước đầu nêu nhận xét đánh giá của mình ( Nếu là phân tích một đoạn thơ nên nêu rõ vị trí của đoạn thơ ấy trong tác phẩm và khái quát nội dung cảm xúc của nó). - Thân bài: Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ. - Kết bài: Khái quát giá trị ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ. Bước 4 :Phân tích giá trị biểu cảm của các biện pháp tu từ. 1. Phép so sánh (tu từ): a. Định nghĩa : Khi nói và viết người ta đưa sự vật này ra để đối chiếu với vật khác cốt làm cốt làm cho sự vật đươc mô tả cụ thể hơn sinh động hơn, có hình ảnh và gây cảm xúc nhiều hơn. Câu so sánh bao giờ cũng có dụng ý nghệ thuật, có hai vế, vế so sánh và vế được so sánh. Giữa hai vế thường có từ so sánh: như , tựa bằng , đồng Ví dụ : Mặt trời xuống biển như hòn lửa A B b- Khi phân tích ta làm như sau: * Cách viết: tác giả đã sử dụng nghệ thuật so sánh đem sự vật “A” so sánh vơi sự vật “B” để làm cho sự vật “A” được mô tả cụ thể hơn sinh động hơn từ đó gây cảm xúc cho tác giả và người đọc . Bài tập: Trong câu thơ sau tác giả đã sử dụng phép tu từ gì, nêu giá trị biểu cảm của phép tu từ đó . Mặt trời xuống biển như hòn lửa (Huy Cận – Đoàn thuyền đánh cá) * Cách làm: Cách so sánh của nhà thơ Huy Cận khá độc đáo vì tác giả đem hình ảnh “mặt trời xuống biển” so sánh với hình ảnh “Hòn lửa” tạo nên buổi chiều trên biển thật cụ thể sinh động , đó là buổi chiều huy hoàng rực rỡ làm cho người đọc ngây ngất trước cảnh đẹp biển lúc hoàng hôn. Từ đó thêm yêu quý đất nước của chúng ta . 2. Phép ẩn dụ : Giáo viên thực hiện : Long Hồng Lưu- Trường THCS Long Điền Đông C Trang 9 Chuyên đề : Bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 9 a. Định nghĩa: Khi viết văn để cho sự biểu hiện đươc sâu sắc kín đáo, người ta dùng những từ hay ngữ mà nghĩa đen đươc chuyển sang nghĩa bóng nhờ một sự so sánh ngầm. đó là cách thức ẩn dụ (ví ngầm) . Ví dụ : Thân em vừa trắnng lại vừa tròn (Bánh trôi nước - Hồ Xuân Hương) - Nghĩa đen: bánh trôi nước về màu sắc và hình dáng - Nghĩa bóng : Hình ảnh về vẻ đẹp người phụ nữ có làn da trắng và thân hình đầy đặn . b. Khi phân tích ta làm như sau: Cách sử dụng nghệ thuật ẩn dụ của nhà thơ thật tài tình vì qua hình ảnh (nghĩa đen) nhà thơ đã gợi cho người đọc hình dung được một hình ảnh khác thật sâu săc kín đáo đó là hình ảnh “Nghĩa bóng” từ đó gợi cảm xúc cho người đọc . c. Bài tập : Ví dụ : Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. ( Viễn Phương -Viếng lăng Bác) Hãy xác định hình ảnh “mặt trời” nào là phép tu từ gọi tên phép tu từ đó ? Phân tích giá trị biểu cảm ? Cách viết: Cách sử dụng nghệ thuật ẩn dụ của nhà thơ thật tài tình vì qua hình ảnh “mặt trời” là một vầng thái dương “nghĩa đen”, tác giả tạo ra một hình ảnh so sánh ngầm sâu sắc, tế nhị làm cho người đọc suy nghĩ và hình dung ra được hình ảnh của Bác Hồ (nghĩa bóng), một con người rực rỡ và ấm áp như mặt trời dẫn dắt dân tộc ta trên con đường giành tự do và độc lập xây dựng tổ quốc công bằng dân chủ văn minh, đem lại cơm no áo ấm cho dân tộc Việt Nam. Từ đó tạo cho người đọc một tình cảm yêu mến khâm phục vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc chúng ta. 3. Phép nhân hoá : a. Định nghĩa: Khi viết và nói để cho sự vật thêm sinh động người ta gắn cho chúng những suy nghĩ hành động , tình cảm như con người. Đó là phép nhân hoá . * Ví dụ : Con cá rô ơi chớ có buồn. (Tố Hữu – Bác ơi) b. Bài tập : khi phân tích giá trị biểu cám của phép nhân hoá ta viết như sau : - Cách sử dụng biện pháp nhân hoá của nhà thơ khá độc đáo vì tác giả đã gắn hành động (tình cảm) của con người cho sự vật để miêu tả sinh động hình ảnh …từ đó gợi cảm xúc … - Thực hành : cho câu thơ sau : Sóng đã cài then đêm sập cửa ( Huy Cận – Đoàn thuyền đánh cá ) - Tìm phép nhân hoá ? - Phân tích giá trị biểu cảm của phép tu từ đó ? - Cách phân tích: Cách sử dụng tu từ nhân hoá của tác giả thật độc đáo vì Huy Cận đã gắn hành động “cài then” cuả con người cho sóng và hành động “sập cửa” cho đêm để miêu tả sinh động hình ảnh màn đêm lan dần trên biển gợi nên một cảm giác thoải mái về đêm khi vũ trụ nghỉ ngơi . 4. Phép hoán dụ: (cơ bản giống phép ẩn dụ ). Giáo viên thực hiện : Long Hồng Lưu- Trường THCS Long Điền Đông C Trang 10 Chuyên đề : Bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 9 Bước 5: Khi phân tích tác phẩm văn học cần theo trình tự ba bước sau (Khái quát – phân tích - tổng hợp ) . Nhân xét khái quat bước đầu về tác phẩm. Nếu là thơ ( bài thơ khổ thơ , đoạn thơ ). Phải nêu đại ý của nó trước khi phân tích . Phân tích từng phần, từng mặt, từng ý trong tác phẩm về hai mặt nội dung và nghệ thuật . Tổng hợp lại trên cơ sở đã phân tích . Chú ý : - Nếu là tác phẩm tự sự thì chú ý nhiều về cốt truyện và nhân vật . - Nếu là tác phẩm trữ tình thì chú ý đến từ ngữ, hình ảnh , nhịp điệu biện pháp tu từ . Bước 6 : Một số đề tham khảo. - Đề 1 :Bài thơ ánh trăng của Nguyễn Duy gợi cho em những suy nghĩ gì. - Đề 2 : Phân tích bài “Sang thu” của Hữu Thỉnh. - Đề 3 : Những đặc sắc trong bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương. - Đề 4 : Cảm nhận và suy nghĩ của em về tình cảm cha con trong bài Nói với con của Y Phương. - Đề 5: Phân tích khổ thơ đầu của bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải - Đề 6 : Suy nghĩ về thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ qua nhân vật Vũ Nương Ở chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ. - Đề 7 : Phân tích tâm trạng của ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân. - Đề 8 : Suy nghĩ về đời sống tình cảm của gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng. - Đề 9 : Phân tích nhân vật Anh thanh niên trong truyện Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long. IV. HIỆU QUẢ CỦA CHUYÊ ĐỀ : Để chuyên đề đạt hiệu quả cao trong quá trình bồi dưỡng trên lớp, người giáo viên cần làm một số việc như sau: 1. Phần chuẩn bị : 1.1. Khi được sự phân công giảng dạy học sinh giỏi, người giáo viên cần lập kế hoạch bồi dưỡng thông qua Hiệu trưởng duyệt. Nội dung chương trình căn cứ vào cấu trúc nội dung chương trình của sở quy định. 1.2. Cần xác định các đợt thi do ngành tổ chức: + Thi văn hay chữ tốt: Phương pháp làm bài chủ yếu là nghị luận chính trị xã hội. + Thi học sinh giỏi văn vòng huyện: (Chương trình nằm ở HK I) Phương pháp làm bài chủ yếu là nghị luận chính trị xã hội và văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận. + Thi học sinh giỏi vòng tỉnh: phương pháp làm bài chủ yếu là nghị luận chính trị xã hội và nghị luận văn học. 2. Khi xác định được phương pháp làm bài sau đó ta cần đề ra nội dung phù hợp. 2.1. Đối với nghị luận chính trị xã hội ( NL CTXH) ta cần những việc sau : + Xác định đề tài nghị luận. + Từ đề tài chọn các đề bài phù hợp. + Lập dàn ý chi tiết ( đánh máy và in cho mỗi em một bản) + Chọn các bài văn hay cung cấp tư liệu cho đề bài . 2.2. Đối với văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận ta cần : Giáo viên thực hiện : Long Hồng Lưu- Trường THCS Long Điền Đông C Trang 11 Chuyên đề : Bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 9 + Chọn đề tài trong các văn bản tự sự đã học. + Lập dàn ý chi tiết cho từng bài ( chú ý có sử dụng yếu tố nghị luận ). + Chọn các bài văn hay để đọc cho các em nghe . 2.3. Đối với nghị luận văn học : + Hướng dẫn các em biết cách phân tích giá trị biểu cảm của các biện pháp tu từ. + Chọn các tác phẩm đã học, trong cấu trúc giới hạn chương trình của Sở, lập dàn ý chi tiết ( Đánh máy và in cho mỗi em một bản ). + Chọn các bài văn phân tích tác phẩm hay, đọc cho các em nghe . 3. Phần thực hiện trên lớp: 3.1. NL CTXH: + Chọn đề tài, xây dựng đề bài. + Cung cấp các tư liệu, các dẫn chứng có trong thực tế, các hình ảnh, đoạn vidéo clip… + Đọc các bài văn hay về các đề tài cho các nghe. + Cùng học sinh tìm ý. + Đưa dàn ý đã chuẩn bị sẳn cho các em viết bài. + Các em làm bài trên tờ giấy kẻ ngang ( Vừa luyện chữ cho các em). Quy định thời gian làm bài. 3.2. Ví dụ minh họa : Đề tài: Ô nhiễm môi trường. Đề bài : Môi trường sống của con người đang ngày càng bị ô nhiễm nặng nề, đặc biệt là ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Em hãy bày tỏ hiểu biết của mình trong một bài văn nghị luận . DÀN BÀI I. Mở bài: Vấn đề môi trường sống của con người trên trái đất đã và đang bị ô nhiễm là một vấn đề cấp bách đối với bất kì quốc gia nào. Vì nó gây ra những hiện tượng biến đổi khí hậu dẫn đến những thảm hoạ thiên tai khủng khiếp. ở Việt Nam sự ô nhiễm môi trường là báo động. Chúng ta cần nhận thức vấn đề này như thế nào? Thực trạng, nguyên nhân, hậu quả, và giải pháp để giải quyết vấn đề này thế nào, chúng ta hãy cùng bàn luận. II. Thân bài: Môi trường sống của con người là một khái niệm rộng. Nó bao gồm tất cả các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến cuộc sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và mọi sinh vật trên trái đất. Môi trường có hai loại chính: đó là MT tự nhiên và MT xã hội. MTTN: bao gồm các thành phần tự nhiên như địa hình, địa chất, đất trồng, khí hậu, nước, sinh vật,... MTXH: là tổng thể các mqh giữa con người với con người, quan hệ cá nhân với cộng đồng thể hiện bằng luật pháp, thể chế, cam kết, quy định,... 1. Hiện trạng môi trường sống của chúng ta. Giáo viên thực hiện : Long Hồng Lưu- Trường THCS Long Điền Đông C Trang 12 Chuyên đề : Bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 9 - Ô nhiễm nguồn không khí: các nhà máy đã và đang thải ra môi trường không khí một nguồn cacbonnic khổng lồ, các loại axit, các loại khí gây hiệu ứng nhà kính, khói bụi xe hơi và các loại động cơ khác,... đã ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của con người, nó gây ra nhiều bệnh về đường hô hấp,... - Ô nhiễm nguồn nước: hiện nay thế giới và đặc biệt là Việt Nam đã bị ô nhiễm nguồn nước, nhu cầu về nước uống và nước sinh hoạt ở nhiều vùng miền đang bị thiếu nghiêm trọng, số lượng người được sử dụng nước sạch chiếm tỉ lệ không lớn. Các nguồn nước: ao, hồ, sông, suối, biển cả đại dương, nguồn nước ngầm, nước mưa,... - Ô nhiễm nguồn đất: đất đai ngày càng bị thoái hoá, bị rửa trôi, rác thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt, rác thải bệnh viện,... đã và đang làm cho nguồn đất đai bị cạn kiệt, khô cằn.... - Ô nhiễm về ánh sáng, âm thanh tiếng ồn tại các đô thị lớn trong các dịp lễ tết của VN&TG thì sự quá tải về cường độ và loại ánh sáng... đã gây ra các bệnh lí về mắt: âm thanh của các loại động cơ quá lớn đặc biệt ở các đô thị lớn cũng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của con người. 2. Nguyên nhân- Hậu quả. a. Nguyên nhân * Khách quan: - Tình trạng nóng lên của trái đất gây ra những biến động lớn về khí hậu toàn cầu dẫn đến các hiểm hoạ thiên tai ngày càng khủng khiếp: lũ lụt, động đất, sóng thần, hạn hán, nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp... - Tình trạng chặt phá rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, diện tích bao phủ bị giảm nghiêm trọng, nó gây ra biến đổi khí hậu: ví dụ bão lũ tại các tỉnh miền Trung Việt Nam tháng 10 năm 2009 gây ra những hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản quốc dân... - Luật pháp chưa thực sự nghiêm minh, chưa đủ mạnh để ngăn chặn mọi sự vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường... * Chủ quan: - Ý thức của con người không tôn trọng luật pháp bảo vệ môi trường. - Vì lợi nhuận kinh tế trước mắt mà các công ty, nhà máy xí nghiệp đã bất chấp luật pháp thải ra môi trường, nước thải công nghiệp chưa qua xử lí, rác thải công nghiệp, rác thải y tế, rác thải sinh hoạt không phân huỷ được,... - Nhận thức của con người về ô nhiễm môi trường còn rất hạn chế... b. Hậu quả. - Ô nhiễm môi trường nước – sản xuất, sinh hoạt bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhiều loại dịch bệnh xuất hiện... - Ô nhiễm môi trường đất ảnh hưởng xấu đến cây trồng, vật nuôi và con người. - Ô nhiễm môi trường không khí: gây ra rất nhiều laọi bệnh về đường hô hấp.... 3. Giải pháp. - Khắc phục những nguyên nhân trên (phân tích và dẫn chứng) - Nêu một số quốc gia, thành phố, các vùng miền trên thế giới và Việt Nam có môi trường xanh-sạch-đẹp để lấy làm mô hình áp dụng cho những nơi có môi trường ô nhiễm. - Hệ thống pháp lí, chế tài nghiêm minh để xử phạt thích đáng cho các cá nhân và tổ chức vi phạm. Giáo viên thực hiện : Long Hồng Lưu- Trường THCS Long Điền Đông C Trang 13 Chuyên đề : Bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 9 - Giáo dục ý thức cộng đồng về bảo vệ môi trường. III. Kết bài : - VN- một nước đang phát triển, vấn đề ô nhiễm môi trường là 1 vấn đề hết sức cấp bách... - Cần phải thực hiện các giải pháp trên một cách đồng bộ, thường xuyên để khắc phục những hậu quả của sự ô nhiễm môi trường, tạo ra môi trường sống trong lành cho con người,... 3.3. BÀI VĂN CUNG CẤP TƯ LIỆU: NGHÈO ĐÓI VÀ MÔI TRƯỜNG Hôm nay, tôi sẽ mang đến cho các bạn một chủ đề mà có lẽ là chủ đề này đang được toàn thế giới quan tâm. Chủ đề này đã tốn không ít giấy mực của gíới báo chí và luôn là một trong những chủ đề nóng bỏng nhất trong các cuộc hội thảo toàn cầu. Đó chính là sự biến đổi khí hậu và những hành động của con người để khắc phục hậu qủa này. Vâng, như các bạn đã biết trái đất đang nóng dần lên và có lẽ nhiệt độ của nó còn tăng thêm nữa. Không khí ngày càng ô nhiễm bởi khói bụi và khí thải độc hại, và có lẽ giá nước sẽ càng đắt đỏ sau chỉ 10 hay 15 năm nữa, còn nghèo đói làm cho con người không có điều kiện để dùng các sản phẩm sạch. Nghèo đói khiến người ta phải chặt phá rừng, buôn bán gỗ quý để mưu sinh và nghèo đói thì ko thể chi tiền để cải tạo môi trường. Vậy nghèo đói và môi trường luôn có quan hệ tương tác lẫn nhau và sẽ không tách rời nhau. Để bảo vệ môi trường đã có một dự án phủ xanh đất trống đồi trọc bằng cách trồng cây xanh. Đó là một ý tường tốt nhưng khi dự án đó đc đưa vào thì nó đã thất bại. Nguyên nhân là do ng trồng rừng không được hưởng lợi nhiều về kinh tế khi họ tham gia vào dự án đó. Và thay vì trồng rừng thì người ta lại tiếp tục chặt phá rừng bởi điều đó mang lại thu nhập cho họ. Đã có rất nhiều dự án như thế bị thất bại. Vậy tại sao chúng ta không thay đổi bằng cách mang lại cho người trồng rừng có đươc thu nhập tốt nhất cho họ. Hãy giao đất cho họ quản lí giúp họ các phương pháp kĩ thuật các cây giống để họ tự phát triển. Từ đó những đồi trọc đc bao phủ một màu xanh mà những người nghèo cũng có thể thu nhập từ nguồn lợi đó. Ở những nơi có hệ động vật đa dạng và phong phú có nhưng bầy chim lớn và những con thú quý hiếm. Con người mưu sinh bằng cách thu nhặt trứng chim trong mùa sinh sản, bẫy thú và trồng trọt, đó là cuộc sống của họ nhưng điều đó đã làm ảnh hưởng đến hệ sinh tháí đặc biệt là hệ động vật. Buộc nhà nước và các tổ chức phải ngăn chặn điều đó. Một đề án được đưa ra cấm không đươc thu nhặt trứng chim và săn bắt động vật. Nếu người dân làm đúng như vậy thì cuộc sống của họ sẽ ra sao khi mà nguồn thu nhập chính của họ bị cắt mất và cho dù họ phải miễn cưỡng làm điều đó thfi việc trồng trọt cũng bị ảnh hưởng bởi những con thú vào phá hoại rau màu của họ . Kết quả là người ta phải bắn chết những con thú đó, cuối cùng chính nghèo đói đã dấn đến việc phải hoại môi trường và hệ sinh thái. Những điều đó có thể được khắc phục nếu chúng ta biết thay đổi. Thay vì cách nói chuyện với họ là không được săn bắt thú rừng thì hãy nói rằng học sẽ kiếm được tiền từ việc làm đó. Bởi khi ta xây dựng 1 khu du lịch sinh thái ở đây những người dân sẽ đc hưởng lợi từ thu nhập của ngành du lịch và thay vì đi sắn bắt thú rừng hãy trở thành những người hướng dẫn viên du lịch bản xứ và làm nghề thủ công để bán. Những đồ lưu niệm cho du khách sẽ đc mở ra và người dân tại khu vực đó sẽ có công ăn việc làm mới mà hệ sinh thái vẫn ổn định. Khu vực nước lợ, khu rừng ngập mặc có thể nói ở dây có hệ động thực vật đa dạng nhất. Chính bởi vậy mà 1 dự án nuôi trồng thuỷ hải sản được đề xuất, ngay sau khi đi vào thực hiện Giáo viên thực hiện : Long Hồng Lưu- Trường THCS Long Điền Đông C Trang 14 Chuyên đề : Bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 9 dự án đã mang lại thành công lớn. Chính vì vậy nó ngày càng được mở rộng ra và khi đó người ta chặt những rừng cây để mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản. Một năm, rồi hai năm diện tích nuôi trồng càng được mở rộng những rừng cây càng thu hẹp và hệ động vật tự nhiên biến mất nguồn nước bị ô nhiễm bởi thức ăn dư thừa và các loại thuốc kháng sinh cho hải sản. Cũng vào thời gian đó, nước biển dâng cao và điều kiến người ta không ngờ tới chính là khi không có lớp rừng đệm giữa khu vực nước mặt và nước ngọt khiến sự ngập mặn lấn sâu vào đất liền khiến bị nhiễm mặn trở nên cằn cỗi và hoang hoá nước biển cũng lấn sâu và nước sông hơn, vậy chính việc phát triển của nuôi trồng thuỷ hải sản bừa bãi đã có tác động xấu tới môi trường như thế dự án đó đã phải thay đổi lại. Nghèo đói khiến người ta không tiếp xúc được với công nghệ thông tin để bảo vệ môi trường. Họ không có các điều kiện để sử dụng ác sản phẩm thân thiện với môi trường và ngày nay ngay cả những quốc gia phất triển các nhà lãnh đạo vẫn luôn phải đắn đó trước việc bảo vệ môi trường hay là phát triển kinh tế. Bởi để đạt tới việc phát triển bền vừng là rất khó thực hiện trong khi nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải tiết kiệm tối tiểu các chi phí phát sinh đặc biết là chi phí cho sự cố bảo vệ môi trường. Nhưng dù có như thế nào đi chăng nữa thì giờ đây mỗi chúng ta cũng phải thay đổi sự nhận thức của mình. Hãy chắt chiu từng giọt nước, tiết kiệm từng ngọn điện hay chỉ đơn giản là việc phân loại rác ngay chính gia đình của bạn. Như vậy chúng ta đã góp phần bảo vệ môi trường rồi. Hãy thay đổi, thay đổi và thay đổi trong chính những suy nghĩ của mỗi chúng ta. Đó là tất cả những gì mà chúng ta mang lại không chỉ cho bản thân mà cho con cháu chúng ta mai sau nữa. Đó là tất cả những gì mà chúngtôi mong muốn tất cả các bạn hãy cùng tôi thực hiện. Và chỉ khi như vậy chúng ta mới có một trái đất xanh mãi mãi. 3.4. NGHỊ LUẬN VĂN HỌC : - Chọn đề bài. - Giáo viên cung cấp các tư liệu về tác giả tác phẩm. - Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý. - Đưa dàn ý đã chuẩn bị sẳn cho học sinh viết bài. - Học sinh viết bài trên giấy kẻ ngang. - Quy định thời gian cho học sinh làm bài 3.5. VÍ DỤ MINH HỌA Đề bài : Phân tích bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương. DÀN BÀI a. Mở bài: - Nhân dân miền Nam tha thiết mong ngày đất nước được thống nhất để được đến MB thăm Bác “ Miền Nam mong Bác nỗi mong cha” Giáo viên thực hiện : Long Hồng Lưu- Trường THCS Long Điền Đông C Trang 15 Chuyên đề : Bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 9 (“Bác ơi!” Tố Hữu) - Bác ra đi để lại nỗi tiếc thương vô hạn với cả dân tộc. Sau ngày thống nhất, nhà thơ ra Hà Nội thăm lăng Bác, với cảm xúc dâng trào  sáng tác thành công bài thơ “Viếng lăng Bác”. b. Thân bài: 4 khổ thơ, mỗi khổ 1 ý (nội dung) nhưng được liên kết trong mạch cảm xúc. 1. Khổ thơ 1: Cảm xúc của nhà thơ trước lăng Bác + Nhà thơ ở tận MN, sau ngày thống nhất ra thăm lăng bác  Sự dồng nén, kết tinh ấy đã tạo ra tiếng thơ cô đúc, lắng đọng mà âm vang về Bác. + Cách xưng hô: “Con” thân mật, gần gũi. + Ấn tượng ban đầu là ‘hàng tre quanh lăng” – hàng tre biểu tượng của con người Việt Nam - “Hàng tre bát ngát” : rất nhiều tre quanh lăng Bác như khắp các làng quê VN, đâu cũng có tre. - “Xanh xanh VN”: màu xanh hiền dịu, tươi mát như tâm hồn, tính cách người Việt Nam. - “Đứng thẳng hàng” : như tư thế dáng vóc vững chãi, tề chỉnh của dân tộc Việt nam.  không dừng lại ở việc tả khung cảnh quanh lăng Bác với hàng tre có thật mà còn gợi ra ý nghĩa sâu xa. Đến với Bác chúng ta gặp được dân tộc và nơi Bác yên nghỉ cũng xanh mát bóng tre của làng quê VN. 2. Khổ 2: đến bên lăng – tác giả thể hiện tình cảm kính yêu sâu sắc của nhân dân với Bác. + Hai cặp câu với những hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ Mặt trời đi qua trên lăng / Mặt trời trong lăng rất đỏ Dòng người…/ tràng hoa… - Suy ngẫm về mặt trời của thời gian (mặt trời thực): mặt trời vẫn toả sáng trên lăng, vẫn tuần hoàn tự nhiên và vĩnh cửu. - Từ mặt trời của tự nhiên liên tưởng và ví Bác cũng là 1 mặt trời – mặt trời cách mạng đem đến ánh sáng cho cuộc đời, hạnh phúc cho con người  nói lên sự vĩ đại, thể hiện sự tôn kính của nhân dân của tác giả đối với Bác . + Hình ảnh dòng người / tràng hoa dâng lên 79 mùa xuân của Bác  sự so sánh đẹp, chính xác, mới lạ thể hiện tình cảm thương nhớ, kính yêu và sự gắn bó của nhân dân với Bác. 3. Khổ 3: cảm xúc của tác giả khi vào trong lăng + Không gian trong lăng với sự yên tĩnh thiêng liêng và ánh sáng thanh khiết, dịu nhẹ được diễn tả : hình ảnh ẩn dụ thích hợp “vầng trăng sáng dịu hiền” – nâng niu giấc ngủ bình yên của Bác. - Giấc ngủ bình yên: cảm giác Bác vẫn còn, đang ngủ một giấc ngủ ngon sau một ngày làm việc. - Giấc ngủ có ánh trăng vỗ về. Trong giấc ngủ vĩnh hằng có ánh trăng làm bạn. + “Vẫn biết trời xanh …. Trong tim” : Bác sống mãi với trời đất non sông, nhưng lòng vẫn quặn đau, một nỗi đau nhức nhối tận tâm can  Niềm xúc động thành kính và nỗi đau xót của nhà thơ đã được biểu hiện rất chân thành, sâu sắc. 4. Khổ 4 : Tâm trạng lưu luyến không muốn rời. + Nghỉ ngày mai xa Bác lòng bin rịn, lưu luyến Giáo viên thực hiện : Long Hồng Lưu- Trường THCS Long Điền Đông C Trang 16 Chuyên đề : Bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 9 + Muốn làm con chim, bông hoa  để được gần Bác. + Muốn làm cây tre “trung hiếu” để làm tròn bổn phận thực hiện lời dạy “trung với nước, hiếu với dân”.  Nhịp dồn dập, điệp từ “muốn làm” nhắc ba lần mở đầu cho các câu  thể hiện nỗi thiết tha với ước nguyện của nhà thơ. c. Kết bài: - Âm hưởng bài thơ tha thiết sâu lắng cùng với nghệ thuật ẩn dụ làm tăng hiệu quả biểu cảm. - Bài thơ thể hiện tấm lòng của nhân dân, tác giả đối với Bác. 3.6. BÀI VĂN CUNG CẤP TƯ LIỆU ĐỀ BÀI : Phân tích bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương Bài làm Bao giờ cũng thế, một tác phảm đặc sắc phải bao gồm cái đặc sắc và thành công về cả hai mặt nội dung và nghệ thuật. Tác phẩm ấy như một nguồn nước giếng trong, khơi mãi vẫn không hết cái ngọt ngào, lắng sâu của tình yêu con người, vẫn không cạn nguồn sức mạnh truyền vào trong cuộc sống. Bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương là một tác phẩm như thế. Được sáng tác vào năm 1976, bài thơ mang đậm chất trữ tình này đã ghi lại tình cảm sâu lắng, thành kính của nhà thơ khi hoà vào dòng người viếng lăng Bác. Bài thơ cũng là tiếng nói, là nỗi niềm tâm sự của nhân dân Nam Bộ và nhân dân cả nước dành cho Bác. Mở đầu bài thơ là cảm xúc của tác giả khi vừa bước chân vào lăng. Nhà thơ xưng con và gọi Bác; lời thơ giản dị, mộc mạc mà chất chứa bao tình cảm gần gũi, thân thương, kính trọng chủ tịch Hồ Chí Minh của ông. Điều đó càng cho thấy Bác là một con nguời rất hoà đồng và gần gũi. Chính vậy nhà thơ Tố Hữu có viết Người là Cha, là Bác, là Anh. Chi tiết thơ Con ở miền Nam còn mang một sắc thái đầy xúc động. Khúc ruột miền Nam là miền đất xa xôi mà Bác không nguôi ngóng chờ, cho đến những ngày trước lúc lâm chung thì trái tim người vẫn luôn huớng về miền Nam ruột thịt. Nơi đó có biết bao đồng bào ta đang ngày đêm chiến đấu và anh dũng hy sinh vì một ngày mai nước nhà thống nhất. Nhưng Bác đã không chờ được đến ngày đó. Người đã ra đi mãi mãi vào cõi vĩnh hằng để lại muôn vàn niềm thương tiếc cho nhân dân ta. Câu thơ đầu gọn như một lời thông báo nhưng lại chứa chan bao tình cảm xúc động, bồi hồi của tác giả đối với vị cha già kính yêu của dân tộc. Và trong cái mênh mang sương mù của một ngày mùa thu Hà Nội, qua con mắt thi nhân của Viễn Phương, ta chợt tìm thấy một hàng tre Việt Nam. Đến với Bác, đến với hàng tre, ta như đến với quê hương làng mạc, đến với mái nhà tranh âm vang lời ru của bà, của mẹ; đến với Bác là đến với dân tộc mình, thế mới đẹp làm sao! Hình ảnh nhân hoá hàng tre bão táp mưa sa đứng thẳng hàng còn là biểu tượng bất diệt của con người VN kiên cường, bất khuất biền bỉ. Màu xanh của tre chính là màu xanh của sức sốg VN, màu xanh của hy vọng, hạnh phúc và hoà bình. Đây quả là một tứ thơ độc đáo, giàu ý nghĩa tượng trưng: “ Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Giáo viên thực hiện : Long Hồng Lưu- Trường THCS Long Điền Đông C Trang 17 Chuyên đề : Bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 9 Ơi hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàg Và nhà thơ phải kính yêu Bác lắm mới viết được những hình ảnh ẩn dụ tài tình này: “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ Cũng là mặt trời nhưng mặt trời ở câu thơ thứ nhất là mặt trời của thiên nhiên vũ trụ, ngày ngày tỏ sáng, đem sự sống cho muôn loài, vạn vật, nó cũng có lúc quạnh quẽo, u ám. Còn mặt trời của nhận dân VN. mặt trời trong lăng thì vẫn luôn chiếu ánh sáng vĩnh hằng, đỏ mãi. Bác chính là vầng mặt trời hồng toả tia sáng soi rọi con đừơng giúp dân tộc ta thoát khỏi kiếp đời nô lệ, là sức mạnh giúp nhân dân ta chèo lái con thuyền cách mạng cập bến vinh quang, đi đến bờ thắng lợi. Dù rằng đã ra đi mãi mãi nhưng Bác vẫn luôn bất tử, tư tưởng HCM vẫn luôn trường tồn, soi đường dẫn lối cho dân tộc ta đứng lên. Hoà nhịp với gần trăm triệu bàn chân VN, hàng triệu bàn chân lao động trên thế giới, Viễn Phương bùi ngùi xúc động bước vào lăng: “Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân Hình ảnh dòng người vào lăng viếng Bác được tác giả ví như nhưng trànghoa dâng lên người. Bảy mươi chín tràng hoa, ấy là bảy mươi chín màu xuân, bảy mươi chín năm cống hiến, hy sinh hết mình của Bác đối với dân tộc và nhân dân ta. Và quả thật, Bác chính là mùa xuân, và mùa xuân ấy đã làm cho cuộc đời người dân VN nở hoa. Điệp ngữ ngày ngày đứng mỗi ý thơ giữ vị trí nhãn tự, vừa thể hiện một qui luật trình tự của dòng người vào lăng viếng Bác, lại vừa thể hiện một qui luật tự nhiên của tạo hoá. Đứng trước sự vĩ đại, to lớn của Bác, ta cũng vô thức bị dòng thơ cuốn và trong lăng lúc nào không hay “Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vãn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim Bác đang nằm đây, ngay trước mắt nhà thơ, hiền hậu, nhân từ như một vầng trăng dịu hiền, mát mẻ mà vãn trong sáng rạng ngời.Ta có cảm giác như Bác vẫn chưa đi xa, vẫn chưa rời khỏi thế gian này mà Người đang ngủ đấy thôi. Lí trí thì nói bác đang ngủ, nghĩa là Bác vẫn còn sống mãi với đất nước, với dân tộc ta như trời xanh còn mãi trên đầu. Mỗi ngày ngẩng đầu nhìn ta lại thấy trời xanh, lại thấy Bác. Bác không bao giờ mất, Bác sống mãi cùng dân tộc ta, trong mỗi cuộc đời, trong mỗi sự việc mà chúng ta làm vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội. Ta biết thế, ta nghĩ thế nhưng sao tim ta vẫn đau nhói, mắt ta vẫn trào dâng khi nhận ra rằng: Bác đã không còn nữa! Khổ thơ thứ hai và ba là một chuỗi các hình ảnh vũ trụ: mặt trời, vầng trăng, trời xanh lồng vào nhau như để ca ngời tầm vóc lớn lao của Bác; đồng thời thể hiện lòng tôn kíh vô hạn của tác giả, của nhân dân đối với vị cha già kính yêu của dân tộc. Bài thơ bắt đầu bằng sự kiện Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác và cũng kết thúc bằng chi tiết Mai về miền Nam. Đây là giờ phút sắp chia tay với Bác, tâm trạgn nhà thơ tràn đầy niềm cảm thương xen lẫn bùi ngùi, lưu luyến. Điều đó được thể hiện qua hình ảnh cuờng điệu: “Thương trào nước mắt : Giáo viên thực hiện : Long Hồng Lưu- Trường THCS Long Điền Đông C Trang 18 Chuyên đề : Bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 9 “Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đóa hoa toả hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này Tình thương xót nén giữa tâm hồn đã làm nảy sinh bao ước muốn: muốn là con chin để dâng lên tiếng hót vui, muốn là đoá hoa dâng hương thơm ngát, muốn làm cây tre trung hiếu canh gác chi giấc ngủ yên lành của Bác. Nhịp điệu khổ thơ lúc này dồn dập với điệp ngữ muốn làm nhắc lại đến ba lần và các hình ảnh liên tiếp xuất hiện như một dòng khát khao mãnh liệt của nhà thơ muốn được gần Bác mãi mãi. Bằng tất cả tình cảm chân thành, Viễn Phương đã làm Viếng lăng Bác trở thành một bản tình ca bất tận để lại ấn tượng sâu sắc cho bao người dân Việt Nam. Bài thơ hay không chỉ vì các nghệ thuật, kĩ sảo độc đáo mà quan trọngj hơn, đó là sự kết hợp hài hòa giữa cái tâm của một nguời con yêu nước và cái tài của người nghệ sĩ. Rất nhiều năm tháng đã đi qua nhưng mỗi thế hệ đọc lại Viếng lăng Bác đều đón nhận vào tâm hồn mình một ánh sáng tư tưởng, tình cảm của nhà thơ và đồng thời cũng thấm nhuần vẻ đẹp trong suốt, lấp lánh toả ra từ chính cuộc đời, trí tuệ và trái tim Bác Hồ. Phần C : PHẦN KẾT LUẬN 1. Những bài học kinh nghiệm được rút ra: - Để đạt được hiệu quả cao trong việc bồi dưỡng học sinh, người giáo viên cần có lòng nhiệt huyết cộng với năng lực sư phạm. Đồng thời phải biết cách bồi dưỡng đạt kết quả cao nhất. - Lấy học sinh làm trung tâm, mọi sự sáng tạo của học sinh trong khi làm bài phải được trân trọng đúng mực. Tạo không khí học tập vui vẻ, thoải mái, trao đổi chân thành giữa thầy và trò. - Phải làm cho học sinh tin tưởng vào năng lực giảng dạy của mình. Thước đo phẩm chất của người giáo viên bồi dưỡng chính là kết quả học tập của học sinh. 2. Ý nghĩa của chuyên đề : - Từ khi huyện Đông Hải được thành lập 01-03-2002 đến nay , chúng ta chưa có một diễn đàn nào để trao đổi kinh nghiệm trong giảng dạy bồi dưỡng học sinh giỏi. Thông qua chuyên đề này, chúng ta có những đóng góp chân thành, cầu thị, cùng hướng tới tương lai. - Nâng cao chất lượng giảng dạy đặc biệt là chất lượng mũi nhọn là một vấn đề cấp thiết hiện nay, không chỉ khẳng định được thương hiệu của trường mình mà còn nâng cao vị thế của huyện nhà so với huyện bạn. Chuyên đề ra đời trong bối cảnh cả huyện ta đang ra sức thi đua lập thành tích cao trong kì thi học sinh giỏi vòng tỉnh 2012, chúng tôi thiết tha kêu gọi các đồng nghiệp cùng chung tay với chúng tôi lập nhiều thành tích cho huyện nhà. 3. Những kiến nghị - Đề xuất : a. Đối với Ban giám hiệu của các nhà trường, chúng tôi xin kiến nghị một số vấn đề như sau : + Lập kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi mang tính liên thông cho các năm. Các đội tuyển từ lớp 6 đến lớp 9, phải được duy trì và bồi dưỡng hằng năm. Ban giám hiệu cần tạo cho Giáo viên thực hiện : Long Hồng Lưu- Trường THCS Long Điền Đông C Trang 19 Chuyên đề : Bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn 9 giáo viên và học sinh có ý thức cao trong việc bồi dưỡng. Phân công giáo viên có năng lực và tâm huyết với việc bồi dưỡng trực tiếp giảng dạy. + Ban giám hiệu cần đưa ra chỉ tiêu phấn đấu cho mỗi giáo viên, kèm theo với những chỉ tiêu đó cần có biện pháp khen thưởng động viên khuyến khích kịp thời đối với giáo viên có thành tích trong công tác mũi nhọn. + Vận động các nguồn quỹ xã hội hóa, tạo kinh phí bồi dưỡng cho giáo viên giảng dạy. b. Đối với lảnh đạo Phòng GD-ĐT: Cần có biện pháp khen thưởng động viên anh, chị em có thành tích cao trong việc bồi dưỡng như: + Tuyên dương trong các ngày lễ sơ kết, tổng kết năm học… + Có giấy chứng nhận cho giáo viên có thành tích trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi . + Ưu tiên trong công tác xét tặng các danh hiệu thi đua cho các giáo viên có thành tích trong công tác mũi nhọn. Long Điền Đông A, ngày 10 tháng 3 năm 2012 Giáo viên thực hiện Long Hồng Lưu Giáo viên thực hiện : Long Hồng Lưu- Trường THCS Long Điền Đông C Trang 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan