Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Ngoại ngữ Kiến thức tổng hợp Chuyển biến trong đời sống văn hóa của cộng đồng dân tộc kor ở huyện trà bồng, t...

Tài liệu Chuyển biến trong đời sống văn hóa của cộng đồng dân tộc kor ở huyện trà bồng, tỉnh quảng ngãi (1986 2020)

.PDF
122
1
104

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN PHAN ĐÌNH TIẾN CHUYỂN BIẾN TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC KOR Ở HUYỆN TRÀ BỒNG, TỈNH QUẢNG NGÃI (1986 - 2020) Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 8229013 Người hướng dẫn: TS. NGUYỄN DOÃN THUẬN LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi, với sự hướng dẫn của giảng viên TS Nguyễn Doãn Thuận. Các số liệu sử dụng phân tích trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn do tôi tự tìm hiểu, phỏng vấn, khảo sát thực địa, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của các xã của huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi. Nguồn tài liệu tham khảo được trích dẫn cụ thể trong luận văn. Tác giả luận văn Phan Đình Tiến LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành đề tài luận văn một cách hoàn chỉnh, Tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới: TS Nguyễn Doãn Thuận là giảng viên trực tiếp hướng dẫn đề tài, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian viết luận văn. Sự chỉ bảo tận tình và chu đáo của Thầy giúp tôi hoàn thành tốt hơn luận văn của mình, giúp tôi nhận ra sai sót cũng như tìm ra hướng đi đúng khi tôi gặp khó khăn. Lãnh đạo Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện Trà Bồng, cán bộ văn phòng văn hóa huyện Trà Bồng, cán bộ Văn Thư huyện Trà Bồng, nhân viên Thư viện huyện Trà Bồng, Bảo tàng huyện Trà Bồng, cán bộ Ủy ban nhân dân xã Trà Lâm, Trà Hiệp, Trà Giang, Trà Sơn, Trà Tân, Trà Thủy cũng như bạn bè và anh chị trong cơ quan và đặc biệt là các nhân chứng lịch sử - người Kor ở các xã khảo sát,… đã tạo điều kiện thuận lợi và tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu, tìm kiếm tài liệu tham khảo. Bên cạnh đó, không thể thiếu là sự giúp đỡ của gia đình và người thân đã luôn ủng hộ và tạo điều kiện tốt nhất để tôi có thể tập trung nghiên cứu và hoàn thành đề tài này. Do kiến thức và thời gian còn hạn chế, luận văn còn nhiều khiếm khuyết, không sao tránh những thiếu sót nhất định. Kính mong các thầy, cô và các bên liên quan từ nhà trường quan tâm giúp đỡ, đóng góp ý kiến để luận văn hoàn thiện hơn. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................... 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................. 1 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................... 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................... 3 5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu ............................................ 4 6. Đóng góp của luận văn............................................................................ 5 7. Kết cấu của luận văn ............................................................................... 5 Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC KOR Ở HUYỆN TRÀ BỒNG, TỈNH QUẢNG NGÃI TRƯỚC NĂM 1986 .............................. 6 1.1. Một số khái niệm về cộng đồng dân tộc và đời sống văn hóa .............. 6 1.1.1. Cộng đồng dân tộc ............................................................................ 6 1.1.2. Đời sống văn hóa .............................................................................. 7 1.2. Nguồn gốc, địa bàn cư trú và thiết chế tổ chức xã hội của cộng đồng dân tộc Kor ở huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi ........................................ 9 1.2.1. Nguồn gốc và địa bàn cư trú ............................................................. 9 1.2.2. Thiết chế tổ chức xã hội .................................................................. 12 1.3. Đời sống văn hóa của cộng đồng dân tộc Kor ở Trà Bồng trước năm 1986 ........................................................................................................ 14 1.3.1. Đời sống văn hóa vật chất ............................................................... 14 1.3.2. Đời sống văn hóa tinh thần ............................................................. 24 Tiểu kết Chương 1: ....................................................................................... 31 Chương 2: CHUYỂN BIẾN TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA VẬT CHẤT CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC KOR Ở HUYỆN TRÀ BỒNG, TỈNH QUẢNG NGÃI (1986 - 2020) ............................................................ 32 2.1. Các hình thức hoạt động kinh tế........................................................... 32 2.1.1. Trồng trọt, chăn nuôi....................................................................... 32 2.1.2. Thủ công nghiệp ............................................................................. 43 2.2. Hoạt động cư trú, ăn uống, trang phục ................................................ 44 2.2.1. Hoạt động cư trú và nhà ở............................................................... 44 2.2.2. Hoạt động ăn uống, trang phục ....................................................... 47 2.3. Hoạt động đi lại, thông tin liên lạc và y tế ........................................... 49 2.3.1. Hoạt động đi lại và thông tin liên lạc .............................................. 49 2.3.2. Hoạt động y tế ................................................................................. 52 Tiểu kết Chương 2 ........................................................................................ 54 Chương 3: CHUYỂN BIẾN TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC KOR Ở HUYỆN TRÀ BỒNG, TỈNH QUẢNG NGÃI (1986 - 2020) ............................................................ 56 3.1. Phong tục, tín ngưỡng ............................................................................ 56 3.1.1. Phong tục ........................................................................................ 56 3.1.2. Tín ngưỡng ...................................................................................... 62 3.2. Hoạt động lễ hội và văn nghệ dân gian ................................................ 66 3.2.1. Lễ hội truyền thống ......................................................................... 66 3.2.2. Hoạt động văn nghệ dân gian và các loại hình nghệ thuật ............. 72 3.3. Thiết chế tổ chức xã hội và giáo dục..................................................... 78 3.3.1. Thiết chế tổ chức xã hội .................................................................. 78 3.3.2. Giáo dục .......................................................................................... 80 Tiểu kết chương 3 .......................................................................................... 82 KẾT LUẬN .................................................................................................... 84 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 89 PHỤ LỤC QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO) DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Nhà xuất bản Nxb Nghị quyết NQ Phó Giáo Sư Tiến Sĩ PGS.TS Phổ thông dân tộc Bán trú tiểu học PTDTBT TH Phát triển nông thôn PTNT Tiểu học TH Trung học cơ sở THCS Trung ương TƯ Ủy ban nhân dân UBND 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam là một quốc gia có nhiều dân tộc cùng sinh sống, mỗi dân tộc có đặc điểm bản sắc văn hóa riêng. Nằm trong dòng lịch sử văn hóa của nước nhà, dân tộc Kor ở huyện miền núi Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi đã tạo nên một bản sắc văn hóa riêng trong đời sống văn hóa vật chất và tinh thần. Là cư dân bản địa cư trú lâu đời ở huyện Trà Bồng, dân tộc Kor đã hình thành cộng đồng dân cư với thiết chế xã hội bền vững. Từ năm 1986 đến nay, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi đã thực hiện nhiều chính sách làm chuyển biến tích cực đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng dân tộc Kor. Tuy nhiên, trong sự chuyển biến đó đang đặt ra nhiều vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của cộng đồng dân tộc Kor ở huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi. Vì vậy, việc nghiên cứu về cộng đồng dân tộc Kor ở huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi từ sau năm 1986 đến nay sẽ giúp chúng ta thấy được chân xác, khoa học về những chuyển biến trong đời sống văn hóa của cộng đồng dân tộc Kor. Qua việc nghiên cứu đó sẽ làm rõ sự đúng đắn trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, cũng như góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của cộng đồng dân tộc Kor nói riêng và Việt Nam nói chung. Xuất phát từ ý nghĩa lý luận và thực tiễn trên, tôi chọn đề tài: “Chuyển biến trong đời sống văn hóa của cộng đồng dân tộc Kor ở huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi (1986 - 2020)” làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ Lịch sử Việt Nam. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Qua khảo sát, đến nay công tác nghiên cứu về cộng đồng dân tộc Kor tuy đã đạt được một số thành tựu, nhưng chỉ mới đề cập ở phạm vi nhỏ, tổng quát, vẫn còn nhiều vấn đề liên quan cần tiếp tục làm rõ. Năm 1984, Viện Dân tộc học cho ra đời tác phẩm “Các dân tộc ít người ở Việt Nam (Các tỉnh phía Nam)”, do Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội ấn 2 hành, đề cập đến các vấn đề cơ bản của các dân tộc thiểu số ở các tỉnh phía Nam, trong số đó có dân tộc Kor: về điều kiện tự nhiên, dân cư, lịch sử tộc người… Sau đổi mới, năm 1989 Sở Văn hóa Thông tin Quảng Ngãi cho xuất bản tác phẩm “Bão lửa Trà Bồng” của tác giả Nguyễn Hồ, trình bày nội dung cuộc khởi nghĩa Trà Bồng và miền Tây Quảng Ngãi, trong đó có đề cập đến văn hóa dân tộc Kor và những đóng góp của dân tộc Kor trong cuộc kháng chiến, giải phóng dân tộc. Trong tác phẩm“Đời sống văn hóa các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Ngãi” của các tác giả Tạ Hiền Minh, Nguyễn Văn Mạnh, Nguyễn Xuân Hồng do Sở Văn hóa Thông tin Quảng Ngãi xuất bản năm 1996, đã giới thiệu tổng quan về sản xuất, đời sống văn hóa, chuẩn mực xã hội, nhận thức của các dân tộc… tuy nhiên nghiên cứu về dân tộc Kor lại trình bày xen kẻ với dân tộc Hrê, Ca Dong. Với mục đích làm rõ yếu tố lịch sử, địa lý tự nhiên, con người và phong tục tập quán, tín ngưỡng… của các dân tộc ở Quảng Ngãi, năm 2001, Sở Văn hóa Thông tin Quảng Ngãi xuất bản tác phẩm “Quảng Ngãi - Đất nước, con người, văn hóa”. Nội dung của công trình nghiên cứu đã khái quát toàn diện về Quảng Ngãi, trong đó có đề cập đến những nét văn hóa nói chung và của dân tộc Kor nói riêng. Năm 2008, Ban chấp hành Đảng bộ huyện Trà Bồng xuất bản công trình “Lịch sử Đảng bộ huyện Trà Bồng (1930 - 2003)” có đề cập đến những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế, xã hội địa phương, làm rõ những tác động đến những chuyển biến trong đời sống văn hóa cộng đồng dân tộc Kor ở huyện Trà Bồng. Năm 2009, nhà xuất bản Đà Nẵng ra mắt công trình Văn hóa cổ truyền dân tộc Kor của tác giả Cao Chư đã trình bày những nét văn hóa truyền thống của dân tộc Kor ở huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến những vấn đề 3 chung nhất về văn hóa dân tộc Kor và có liên quan đến một số lĩnh vực của cộng đồng dân tộc Kor ở huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi. Cho đến nay chưa có một công trình nào trình bày một cách toàn diện, đủ về “Chuyển biến trong đời sống văn hóa của cộng đồng dân tộc Kor ở huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi (1986 - 2020)”. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu liên quan là nguồn tư liệu quý giá giúp tác giả giải quyết những nhiệm vụ của đề tài đặt ra. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài Đề tài nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ sự chuyển biến trong đời sống văn hóa vật chất và tinh thần của cộng đồng dân tộc Kor ở huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi (1986 - 2020). Qua đó, góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của cộng đồng dân tộc Kor. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Trên cơ sở mục đích nghiên cứu, luận văn tập trung làm rõ các nhiệm vụ sau đây: - Phân tích làm rõ nguồn gốc và địa bàn cư trú của cộng đồng dân tộc Kor ở huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi. - Nghiên cứu về đời sống văn hóa của cộng đồng dân tộc Kor ở huyện Trà Bồng trước năm 1986. - Làm rõ sự chuyển biến trong đời sống văn hóa vật chất và tinh thần của cộng đồng dân tộc Kor từ năm 1986 đến năm 2020. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài xác định đối tượng nghiên cứu là sự chuyển biến trong đời sống văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần của cộng đồng dân tộc Kor từ năm 1986 đến năm 2020. 4 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Nghiên cứu chuyển biến trong đời sống văn hóa vật chất và tinh thần của cộng đồng dân tộc Kor từ năm 1986 đến năm 2020. Về mặt không gian: Đề tài nghiên cứu cộng đồng dân tộc Kor trên địa bàn 6 xã: Trà Giang, Trà Thủy, Trà Lâm, Trà Tân, Trà Sơn, Trà Hiệp. Đây là những xã có dân tộc Kor sinh sống đông đảo và có sự thay đổi lớn về đời sống văn hóa. Nội dung đề tài luận văn giới hạn trong khoảng thời gian từ năm 1986 đến năm 2020. Tuy nhiên, để thấy được một số vấn đề và để trình bày nội dung chính được lôgíc, khoa học, đề tài mở rộng thêm thời gian trước năm 1986. 5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 5.1. Nguồn tài liệu Đề tài hoàn thành trên cơ sở các nguồn tài liệu khác nhau: Tài liệu thành văn: các báo cáo thu thập từ Ủy ban nhân dân huyện Trà Bồng; Chi cục Văn thư - Lưu trữ tỉnh Quảng Ngãi; Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Quảng Ngãi… các công trình nghiên cứu đã xuất bản có liên quan. Tài liệu điền dã, thực địa tại địa phương trong phạm vi khảo sát, nghiên cứu của đề tài. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận: Luận văn dựa trên nền tảng phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh. Đặc biệt, dựa trên quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề văn hóa dân tộc. Đề tài thuộc lĩnh vực khoa học lịch sử nên việc kết hợp phương pháp lịch sử và phương pháp logic được coi là phương pháp chủ đạo trong nghiên cứu đề tài. Bên cạnh đó, Tác giả còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác như: phương pháp sưu tầm, phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, phương pháp điền dã, để giải quyết các yêu cầu đặt ra của luận văn. 5 6. Đóng góp của luận văn Luận văn hoàn thành sẽ có những đóng góp chủ yếu sau: Tái hiện được những chuyển biến trong đời sống văn hóa vật chất và tinh thần của cộng đồng dân tộc Kor từ năm 1986 đến nay. Đồng thời nêu lên và phân tích những tác động và mối liên hệ giữa lịch sử và văn hóa, cũng như những bất cập, hạn chế trong đời sống văn hóa của cộng đồng dân tộc Kor trên địa bàn huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi (1986 - 2020). Kết quả nghiên cứu của luận văn là nguồn tài liệu tham khảo để giảng dạy lịch sử địa phương, góp phần làm phong phú thêm những vấn đề về văn hóa Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của luận văn là cơ sở để các cơ quan lãnh đạo huyện và xã đề ra và ban hành những chính sách phù hợp đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội ở huyện Trà Bồng; đồng thời góp phần định hướng bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống của cộng đồng dân tộc Kor ở huyện Trà Bồng nói riêng và ở tỉnh Quảng Ngãi nói chung. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Khái quát về cộng đồng dân tộc Kor ở huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi trước năm 1986 Chương 2: Chuyển biến trong đời sống văn hóa vật chất của cộng đồng dân tộc Kor ở huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi (1986 - 2020) Chương 3: Chuyển biến trong đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng dân tộc Kor ở huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi (1986 - 2020) 6 Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC KOR Ở HUYỆN TRÀ BỒNG, TỈNH QUẢNG NGÃI TRƯỚC NĂM 1986 1.1. Một số khái niệm về cộng đồng dân tộc và đời sống văn hóa 1.1.1. Cộng đồng dân tộc “Cộng đồng” là một khái niệm đã và đang được sử dụng khá rộng rãi trên văn đàn khoa học, trong nhiều lĩnh vực. Thuật ngữ “cộng đồng” vốn bắt nguồn từ gốc tiếng Latin là “cummunitas”. Khi nghiên cứu về khái niệm cộng đồng, PGS.TS Phạm Hồng Tung cho rằng: “Cộng đồng là tập hợp người có sức bền cố kết nội tại cao, với những tiêu chí nhận biết và quy tắc hoạt động, ứng xử chung dựa trên sự đồng thuận về ý chí, tình cảm, niềm tin và ý thức cộng đồng, nhờ đó các thành viên của cộng đồng cảm thấy có sự gắn kết họ với cộng đồng và với các thành viên khác của cộng đồng” [39]. Khái niệm “dân tộc” trong tiếng Việt hiện nay được sử dụng theo hai nghĩa: dân tộc - quốc gia bao gồm toàn thể cư dân của quốc gia, đất nước (dân tộc Việt Nam); dân tộc - tộc người là những cộng đồng người có chung ngôn ngữ, văn hóa và ý thức tự giác dân tộc (dân tộc Kinh, dân tộc Mường, dân tộc Thái,…) Dân tộc có thể chỉ một cộng đồng người chia sẻ một ngôn ngữ, văn hóa, sắc tộc, nguồn gốc, hoặc lịch sử. Tuy nhiên, nó cũng có thể chỉ những người có chung lãnh thổ và chính quyền (ví dụ những người trong một quốc gia có chủ quyền) không kể nhóm sắc tộc. Trong trường hợp gắn liền với một quốc gia dân tộc, dân tộc còn được gọi là quốc dân. “Dân tộc” mang nhiều nghĩa và phạm vi nghĩa của thuật ngữ thay đổi theo thời gian. Như vậy, từ những khái niệm trên, ta có thể thấy cộng đồng dân tộc là một chỉnh thể. Cụ thể, cộng đồng dân tộc Kor ở huyện Trà Bồng là nói đến sự gắn kết lâu đời theo một quá trình lịch sử mà ở đó có những cách thức, 7 phương thức chung của họ. Thể hiện đậm nét trong đời sống vật chất và tinh thần của dân tộc mình. 1.1.2. Đời sống văn hóa Qua thời gian, cụm từ đời sống văn hoá được đề cập trong một số tác phẩm, công trình nghiên cứu với nhiều cách tiếp cận khác nhau: Trong văn kiện của Đại hội Đảng toàn quốc lần IV (1976), Đảng chủ trương: “Hết sức quan tâm tổ chức tốt đời sống văn hoá ở các vùng kinh tế mới, các nông trường, lâm trường, công trường ở các vùng dân tộc, ở miền núi và hải đảo”. Đến Đại hội Đảng lần thứ V (1982), Đảng ta xác định rõ hơn nhiệm vụ xây dựng đời sống văn hoá, nhất là đời sống văn hoá ở cơ sở, coi đó là một chủ trương quan trọng, có ý nghĩa chiến lược trong xây dựng văn hoá và con người. Sau Đại hội V, xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở trở thành một phong trào phát triển sâu rộng trên địa bàn dân cư, đơn vị sản xuất, công tác, học tập tác động trực tiếp đến tư tưởng, tình cảm, đạo đức và nhu cầu hưởng thụ, sáng tạo văn hoá trong đời sống của mọi tầng lớp nhân dân. Từ đó, khái niệm về đời sống văn hoá ngày một sáng tỏ trong một số công trình nghiên cứu. Trong cuốn sách Đường lối văn hoá văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam (xuất bản năm 1987) đã luận giải: “Đời sống văn hoá chính là những hành vi sống biểu hiện một trình độ văn hoá, bao gồm các hoạt động của xã hội, của tập thể, của từng cá nhân, nhằm mục đích văn hóa tức là hoàn thiện con người”. Đến năm năm 2007, cuốn Lý luận văn hoá và đường lối văn hoá của Đảng đưa ra khái niệm: “Đời sống văn hoá là một bộ phận của đời sống xã hội, bao gồm tổng thể những yếu tố hoạt động văn hoá vật chất và tinh thần, những tác động qua lại lẫn nhau trong đời sống xã hội để tạo ra những quan hệ có văn hoá trong cộng đồng, trực tiếp hình thành nhân cách và lối sống của con người”. Con người sinh ra và trưởng thành, muốn cho đời sống cá nhân được phong phú, lành mạnh thì tất yếu người đó có quan hệ đến: 8 - Đời sống vật chất: đảm bảo yếu tố cho người đó sinh tồn. - Đời sống tinh thần: nhằm thỏa mãn nhu cầu ý thức về tình cảm, lý trí, nghị lực, tư tưởng của người đó. - Đời sống xã hội: xã hội hình thành nhân cách con người. Bản thân mỗi người đều muốn sống với cộng đồng, thông qua cộng đồng để chứng minh, khẳng định phẩm chất, năng lực của mình và hoàn thiện bản thân. Đời sống văn hóa có thể hiểu đó là tất cả những hoạt động của con người tác động vào đời sống vật chất, đời sống tinh thần, đời sống xã hội để hướng con người vươn lên theo qui luật của cái đúng, cái đẹp, cái tốt, của chuẩn mực giá trị chân, thiện, mĩ, đào thải những biểu hiện tiêu cực tha hoá con người. Đời sống văn hóa là quá trình diễn ra sự trao đổi thông qua các hoạt động văn hóa nhằm nâng cao chất lượng sống của con người. Đó là quá trình các yếu tố văn hóa mà con người tiếp thu được tác động vào đời sống vật chất để con người biến đổi môi trường tự nhiên tạo lập môi trường nhân văn, làm ra được nhiều sản phẩm vật chất cho xã hội; tác động vào đời sống tinh thần để con người thỏa mãn nhu cầu chủ quan đáp ứng các yêu cầu về tư tưởng, tình cảm, đạo đức, lối sống; tác động vào đời sống xã hội để xây dựng một hệ thống các giá trị chuẩn mực xã hội; tác động vào chính bản thân đời sống cá nhân, điều chỉnh hành vi ứng xử của cá nhân và cho cá nhân phương thức lựa chọn hướng đi tốt nhất cho chính cuộc đời mình. Đời sống văn hóa bao giờ cũng có tính kế thừa. Kế thừa các giá trị truyền thống tốt đẹp của các thế hệ đi trước tạo ra sự ổn định và tiền đề khẳng định những giá trị mới. Đời sống văn hóa bao giờ cũng có tính đổi mới, bởi lẽ con người luôn luôn có khát vọng vươn lên cái tốt đẹp, chỉ có mạnh dạn sáng tạo, mạnh dạn đổi mới mong đáp ứng nhu cầu càng cao về vật chất và tinh thần của con người. Như vậy, đời sống văn hóa là hiện thực sinh động các hoạt động của con người trong môi trường sống để duy trì, đồng thời tái tạo các sản phẩm 9 văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần theo những giá trị và chuẩn mực xã hội nhất định nhằm không ngừng tác động, biến đổi tự nhiên, xã hội và đáp ứng nhu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng sống của chính con người [37]. Trong cộng đồng dân tộc Kor, đời sống văn hóa vật chất và tinh thần của họ song hành, liên hệ chặt chẽ với nhau, do đó việc phân chia đời sống văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần chỉ mang tính tương đối, nhằm làm sáng tỏ các hoạt động sản xuất cũng như hoạt động văn hóa tinh thần của tộc người này trước đây, vừa làm cơ sở xác định sự chuyển biến trong đời sống văn hóa của họ so với hiện nay. 1.2. Nguồn gốc, địa bàn cư trú và thiết chế tổ chức xã hội của cộng đồng dân tộc Kor ở huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi 1.2.1. Nguồn gốc và địa bàn cư trú Trà Bồng là huyện miền núi địa đầu phía Bắc của tỉnh Quảng Ngãi, có huyện lỵ là thị trấn Trà Xuân, cách trung tâm tỉnh Quảng Ngãi 40 km về phía Tây Bắc huyện Trà Bồng. Có độ cao từ 80 - 1500 mét so với mực nước biển, diện tích tự nhiên 760, 35 km2 (số liệu đến 31/12/2020). Phía Đông giáp huyện Bình Sơn và huyện Sơn Tịnh tỉnh Quảng Ngãi. Phía Tây, tiếp giáp với phía Đông Trường Sơn. Phía Nam giáp huyện Sơn Hà và huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi, phía Bắc giáp huyện Bắc Trà My và huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam [28, tr.37]. Cư dân ở Trà Bồng chủ yếu là người Kor. Tính đến năm 2020, huyện Trà Bồng dân số là 53.598 người. Mật độ dân số khoảng 70 người/km2. Trong đó, dân tộc Kor có 32.624 người Kor (chiếm 60,87%); dân tộc Kinh có 17.866 người (chiếm 33,33%); dân tộc Xơ Đăng 1.887 người (chiếm 3,52%); dân tộc Hrê 992 người (chiếm 1,86%); dân tộc Mường 68 người (chiếm 0,12%); dân tộc Tày 39 người (chiếm 0,07%); dân tộc khác 122 người (chiếm 0,22%). Số người kinh đông nhất là ở thị trấn Trà Xuân (7.203 người), kế đến là các xã Trà Bình, Trà Phú. Người Kor sống đều khắp ở các xã miền núi [38]. 10 Khi nghiên cứu cộng đồng dân tộc Kor ở Trà Bồng xuất hiện khá nhiều quan điểm khác nhau về nguồn gốc: Ngược chiều thời gian, chúng ta biết ở vùng đồng bằng ven biển Quảng Nam, Quảng Ngãi xưa kia, thời tiền sử, có cả lớp người chủ nhân Văn hóa Sa Huỳnh; đến thời sơ sử, từ đầu Công nguyên đến khoảng đầu thế kỷ XV, có lớp cư dân Chiêm trong vương quốc cổ Chămpa. Có thể hình dung, trong vương quốc cổ này, người Chiêm là dân tộc đa số, trong khi người Kor vẫn đóng vai trò một dân tộc thiểu số, vẫn định vị ở vùng núi hiện nay. Theo quan điểm tác giả Nguyễn Hồ trong tập ký sự Bảo lửa Trà Bồng, cho rằng nguồn gốc của người Kor là ở Trà Bồng, ông viết:“Ngay cả những người Kor đã già và hiểu biết nhiều cũng chỉ biết rằng từ bao đời nay, người Kor luôn sống ở Trà Bồng, Trà Bồng là chiếc nôi, là quê hương ruột thịt của họ” [10, tr. 10]. Trong truyền ngôn của người Kor, có người cho rằng: “Quê hương của mình nguyên ở đảo Lý Sơn, hoặc đảo Lý Sơn chính là ngôi làng Ta Ly của người Kor “trôi dạt” ra biển trong một trận đại hồng thủy” [6, tr.36]. Theo nhà nghiên cứu Đặng Nghiêm Vạn viết rằng: “Dân tộc Kor có ý thức về dân tộc mình và ý thức về nơi sinh trưởng là hai bên bờ sông Tranh” [34, tr.21]. Hay, trong tài liệu Lịch sử Đảng bộ huyện Trà Bồng 1930 - 2003 có viết: “Dân tộc Kor là một cộng đồng cư trú từ lâu đời tại Trà Bồng và chiếm hơn 40% dân số toàn huyện. Sự tồn tại và phát triển của cộng đồng người Kor hàng ngàn năm ở đây đã được nhiều công trình nghiên cứu khoa học xác định” [2, tr.12]. Bên cạnh đó, một dấu vết khá đặc biệt ở vùng người Kor ngày nay là những mảnh sành cổ vỡ, bể nằm rải rác theo vùng người Kor Đường Nước, từ xã Trà Thủy huyện Trà Bồng đến xã Trà Thanh; theo vùng người Kor Đường Rừng ở làng Trà Ót xã Trà Tân huyện Trà Bồng. Số lượng mảnh sành này rất dày, tập trung dọc đường này, một hiện tượng lạ khác là trên vùng xã Trà 11 Trung lưng chừng núi Cà Đam, vùng đá Trà Quân có những lũy tre, những đồi tre (Ka Rơm) người Kor không ai dám đụng tới, những vườn cam, dứa mọc tự nhiên, chỉ hái ăn tại chỗ, không ai được phép mang về [6, tr.40]. Dựa vào địa lý tự nhiên, người Kor chia làm hai dòng tộc khác nhau. Vùng đất cao hơn gọi là Kor Đường Rừng và vùng đất thấp hơn gọi là Kor Đường Nước. Ranh giới phân chia hai đường này chính là dòng sông Trà Bồng. Đường Rừng là đường từ vùng giao điểm đi về hướng tây nam vùng Kor, chạy len lõi xuyên qua vùng mà phần lớn chỉ có núi cao và rừng rậm, băng qua các suối như suối Cà Tình, thác Con Lang, suối Nước Voọc. Đường Nước là con đường chạy quanh co khúc khuỷu như rắn bò dọc theo phía tả ngạn sông Trà Bồng, gồm các làng thuộc các xã Trà Giang, Trà Thủy, Trà Hiệp huyện Trà Bồng. Xét ở địa vực cư trú thuần túy một cách tự nhiên của người Kor thì chủ yếu ở vùng tây bắc tỉnh Quảng Ngãi. Xét về quan hệ tộc người, địa bàn cư trú của người Kor ở phía đông tiếp giáp với người Kinh và đồng bằng, phía nam tiếp giáp với vùng cư trú của người Hrê, phía tây giáp với vùng Ca Dong, đều là các dân tộc ít người miền núi. Xa hơn nữa là người Xơ Đăng trên cao nguyên Kon Tum, người Cơ Tu trên vùng phía tây tỉnh Quảng Nam. Trong quan hệ giữa các dân tộc, thì mối quan hệ cận cư là quan trọng bậc nhất. Người Kor gọi người Việt là Doan, Do-oát hoặc Kinh, gọi người Ca Dong và Ka jốk. Người Kor sống chủ yếu bằng nghề làm rẫy, trồng quế, bắp, săn bắn, hái lượm, chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm. Xã hội Kor xưa kia ở vào thời kỳ tiền giai cấp, tính cố kết cộng đồng cao, sống hiền hòa, cần cù nhẫn nại, có nhiều giá trị văn hóa cổ truyền đặc sắc. Bên cạnh người Kor còn có người Kinh cư trú chủ yếu ở các xã Trà Phú, Trà Bình và thị trấn Trà Xuân phía đông huyện, ven trục lộ giao thông, chủ yếu làm ruộng nước và buôn bán, làm nghề thủ công, và có sự giao lưu với văn hóa Kor. Ngoài ra, còn có người Xơ Đăng, Hrê, Mường, Tày và một số dân tộc khác. Các dân tộc ở Trà Bồng có 12 truyền thống đoàn kết, có sự giao lưu buôn bán lâu đời và có truyền thống yêu nước khá nổi bật. Sau năm 1945, người Kor cư trú ở các xã: Trà Khê, Trà Phong, Trà Quân, Trà Lâm, Trà Thủy, Trà Hiệp, Trà Giang, Trà Lãnh, Trà Nham, Trà Sơn. Trong đó, địa bàn các xã Trà Giang, xã Trà Thủy, xã Trà Lâm, xã Trà Tân, Trà Sơn, Trà Hiệp là nơi có người Kor sinh sống đông và có sự thay đổi lớn về đời sống văn hóa. Cư trú ở địa hình núi cao, độ dốc lớn, bị chia cắt bởi sông suối dày đặc, thung lũng các sông suối có sườn dốc, đáy hẹp, không có các bãi bồi rộng, được phủ lên bởi thảm thực vật nhiều tầng; tài nguyên rừng đa dạng và phong phú với nhiều loài động vật hoang dã, để thích nghi với điều kiện địa lý tự nhiên như vậy, người ở lập làng (nóc) thường ở lưng chừng sườn núi, có độ cao từ 300 mét đến 1.000 mét. Sinh sống trên địa hình kém thuận lợi (do độ dốc lớn, đất nhanh bạc màu), do đó, việc thay đổi điểm canh tác ở người Kor diễn ra thường xuyên dưới các dạng như luân canh cho đất nghỉ và di dịch canh [19, tr.73]. 1.2.2. Thiết chế tổ chức xã hội Trong xã hội truyền thống của người Kor, làng nóc là đơn vị cư trú, đồng thời là đơn vị tự quản với những tập tục sinh hoạt được quy định bởi người đứng đầu bộ máy tự quản đó là chủ làng hay còn gọi là người đứng đầu làng. Chủ làng là người đàn ông, thường thì tuổi đời từ trung niên trở lên, có uy tín cao, giàu kinh nghiệm làm ăn, từng trải, mẫu mực trong quan hệ ứng xử, có tri thức dân gian, hiểu biết về phong tục tập quán. Hay nói cách khác, chủ làng là người có uy tín và năng lực điều hành bộ máy tự quản của làng, được các thành viên trong làng tin tưởng và suy tôn. Người chủ làng có thể là người dòng họ gốc (dòng họ có công lập ra làng) cha truyền con nối qua nhiều thế hệ, như trường hợp chủ làng Von, thôn 2, xã Trà Thủy. Nếu những người thân thuộc của người đứng đầu làng trước không có ai xứng đáng tiếp 13 tục làm chủ làng thì chủ làng cũng có thể là người được các cụ già trong làng đề cử theo các tiêu chuẩn về tuổi tác, tri thức, uy tín và của cải và được các thành viên trong làng tán thành. Về đối nội, người đứng đầu làng chịu trách nhiệm quyết định những công việc chung của làng, như quản lý đất đai, tổ chức sắp xếp làng, làm trọng tài phân xử khi xảy ra tranh chấp giữa các gia đình trong làng; tổ chức các thành viên, giúp đỡ một gia đình mà ở đó khi gặp khó khăn; là người giữ vị trí chủ chốt trong các buổi tế lễ, cúng bái. Về đối ngoại, người đứng đầu làng thay mặt các thành viên tiếp khách chung của làng; gặp gỡ đại diện của làng để bàn bạc, giải quyết các vấn đề liên quan, đích thân đến gặp từng cụ già trong làng để tham khảo ý kiến, cũng như các thành viên khác, chủ làng hòa mình trong đời sống cộng đồng, sống bình đẳng như mọi thành viên khác về nghĩa vụ và quyền lợi. Dân làng thường dành cho thủ lĩnh của mình lòng kính trọng và một vài biểu hiện ưu đãi về tình cảm như đến làm giúp khi ngày mùa bận rộn, được bà con trong làng kính biếu một số quà trong các đám cưới, cúng lễ, được một phần thịt đầu khi trong làng săn được thú. Từ đó, chúng ta có thể thấy, xa xưa, chính trong thiết chế tổ chức xã hội của cộng đồng dân tộc Kor đã có tính cấu kết cộng đồng văn hóa người với nhau, mà ở đó đại diện chung cho họ là chủ làng. Tạo ra một thiết chế cổ truyền làng, mang vóc dáng chung của làng xã cổ truyền trên đất nước Việt Nam ta. Bên cạnh chủ làng, còn có thầy cúng, trong làng không thể thiếu người đỡ đẻ và thanh niên trai tráng, khỏe mạnh, giỏi bắn nỏ, phóng lao, làm nhiệm vụ bảo vệ làng. Cũng có một số làng, người chủ làng đảm nhận luôn vai trò thầy cúng, đúng như các tác giả trong “Quảng Ngãi tỉnh chí” đã viết: “Ở Trà Bồng, mỗi làng mọi Trầu có đặt một hai “già làng” để chuyên nghề coi giò gà đoán định. Phàm việc gì cũng coi giò gà, định tốt xấu, thậm chí nhà đang ở mà bảo dời cũng phải dời, thầy cúng là nam giới, phần lớn là người già và trung niên” [19, tr.78].
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan