Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kinh doanh - Tiếp thị Quản trị kinh doanh Chương 4 hiệu quả kinh doanh ...

Tài liệu Chương 4 hiệu quả kinh doanh

.PDF
70
656
122

Mô tả:

QUẢN TRỊ KINH DOANH Giảng viên : Dương Công Doanh ĐT : 098 227 3187 Email : [email protected] [email protected] website : duongcongdoanh.com TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Quản trị kinh doanh, Chủ biên: PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền. NXB Đại học kinh tế quốc dân, 2013 2. Bài tập hướng dẫn thực hành Quản trị kinh doanh, Chủ biên: PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền. NXB Đại học kinh tế quốc dân, 2011 CHƯƠNG 4 HIỆU QUẢ KINH DOANH QUAN HUYỆN Ngày xưa, có viên quan nọ về nhận chức ở Kinh Châu. Tại đó thường có một con hổ dữ, từ trên núi xuống bắt người và súc vật ăn thịt. Dân chúng cầu xin viên quan tìm cách bắt hổ. Viên quan nọ bèn sai khắc, chữ to mệnh lệnh của mình: “Cấm hổ vào thành” trên vách núi cao. May thay, gặp đúng dịp đó con hổ dữ kia dời khỏi Kinh Châu. Ông ta rất đắc ý, cho rằng mệnh lệnh của mình quả thực hiệu nghiệm. Không lâu sau, ông ta được phái tới nhận chức ở nơi khác. Dân chúng nơi này rất hung dữ, bất trị. Viên quan nghĩ, lệnh của mình đã cấm được cả hổ dữ, thì lý gì lại không cấm được người! Nghĩ vậy, ông ta bèn ra lệnh cho lính lại, theo kiểu chữ to mà đã khắc lệnh của ông lên vách núi cao. Kết quả là dân không trị được, còn viên quan thì mất chức vì… không quản được dân. BÀI HỌC TRONG KINH DOANH Rất nhiều công ty đều có lịch sử kinh doanh thành công và kiếm được nhiều lợi nhuận từ biện pháp đó. Nhưng khi một môi trường mới xuất hiện, tâm lý tiêu dùng thay đổi, thì bí quyết thành công kia lại trở lên lỗi thời. Bài học cần rút ra là: Công ty nào cũng có phương thức kinh doanh riêng, nhưng khi thị trường thay đổi, thì công ty cũng phải điều chỉnh cách thức kinh doanh sao cho phù hợp với hoàn cảnh mới. Bởi vì thị trường luôn luôn đúng! CASE STUDY No.4 • Hoàn thiện\Tình huống chương 4.doc NỘI DUNG 4.1. Khái lược về hiệu quả kinh doanh kinh doanh 4.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả 4.3. Phân tích và đánh giá hiệu quả kinh doanh 4.4. Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh 4.1. Khái lược về hiệu quả kinh doanh 4.1.1. Khái niệm Hiệu quả xét ở góc độ kinh tế học vĩ mô + Hiệu quả SX diễn ra khi XH không thể tăng sản lượng một loại hàng hóa mà không cắt giảm sản lượng một loại hàng hóa khác. Một nền kinh tế có hiệu quả nằm trên giới hạn khả năng SX của nó + Hiệu quả là không lãng phí 4.1.1. Khái niệm Hiệu quả xét ở góc độ chung và DN + Hiệu quả được xác định bởi tỉ số giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. + Mối quan hệ tỉ lệ giữa CPKD phát sinh trong điều kiện thuận nhất và CPKD thực tế phát sinh được gọi là hiệu quả xét về mặt giá trị + Là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu xác định => Công thức: H = K/C Trong đó: H – Hiệu quả K – Kết quả đạt được C – hao phí nguồn lực cần thiết gắn với kết quả đó 4.1.2. Bản chất của hiệu quả KD - Phản ánh mặt chất lượng các hoạt động KD - Phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực SX trong quá trình tiến hành các hoạt động KD của DN - Hiệu quả KD phức tạp và khó đánh giá vì cả kết quả và hao phí nguồn lực đều khó xác định chính xác 4.1.2. Bản chất của hiệu quả KD + Kết quả Là tất cả những gì mà DN đạt được sau một quá trình KD nhất định • Được đo bằng thước đo hiện vật • Nếu đo bằng thước đo giá trị + Chi phí • Được tính bằng CP tài chính hoặc CPKD • Chịu ảnh hưởng của trình độ nhận thức, tính toán và tính không ổn định của thước đo giá trị 4.1.3. Phân biệt các loại hiệu quả 4.1.3.1. Hiệu quả xã hội, kinh tế, kinh tế - xã hội và kinh doanh - Thứ nhất, hiệu quả xã hội + Là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực SX XH nhằm đạt được các mục tiêu xã hội nhất định + Các mục tiêu xã hội đạt càng cao càng tốt: • Giải quyết công ăn, việc làm • Xây dựng cơ sở hạ tầng • Nâng cao phúc lợi XH, mức sống và đời sống văn hóa, tinh thần cho người lao động • Đảm bảo và nâng cao sức khỏe cho người lao động • Cải thiện điều kiện lao động, đảm bảo vệ sinh môi trường 4.1.3. Phân biệt các loại hiệu quả 4.1.3.1. Hiệu quả xã hội, kinh tế, kinh tế - xã hội và kinh doanh - Thứ hai, hiệu quả kinh tế + Phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt các mục tiêu kinh tế của một thời kỳ nào đó + Các mục tiêu kinh tế đạt càng cao càng tốt • Tốc độ tăng trưởng kinh tế • Tổng sản phẩm quốc nội • Thu nhập quốc dân và thu nhập quốc dân bình quân + Hiệu quả kinh tế gắn với nền kinh tế thị trường thuần túy và thường được nghiên cứu ở giác độ quản lý vĩ mô 4.1.3. Phân biệt các loại hiệu quả 4.1.3.1. Hiệu quả xã hội, kinh tế, kinh tế - xã hội và kinh doanh - Thứ ba, hiệu quả kinh tế - xã hội + Phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực SX xã hội để đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội nhất định + Các mục tiêu kinh tế - xã hội • Tốc độ tăng trưởng kinh tế • Tổng sản phẩm quốc nội • Thu nhập quốc dân và thu nhập quốc dân bình quân • Giải quyết công ăn, việc làm… + Hiệu quả kinh tế - xã hội gắn với nền kinh tế hỗn hợp và được xem xét ở góc độ quản lý vĩ mô 4.1.3. Phân biệt các loại hiệu quả 4.1.3.1. Hiệu quả xã hội, kinh tế, kinh tế - xã hội và kinh doanh - Thứ tư, hiệu quả kinh doanh + Hiệu quả kinh doanh phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được các mục tiêu xác định + Chỉ xem xét ở các DN kinh doanh 4.1.3. Phân biệt các loại hiệu quả 4.1.3.2. Hiệu quả đầu tư và hiệu quả kinh doanh - Hiệu quả đầu tư là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được các mục tiêu đầu tư xác định. Hiệu quả đầu tư gắn với hoạt động đầu tư cụ thể. - Hiệu quả kinh doanh là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được các mục tiêu KD xác định. Hiệu quả KD gắn liền với hoạt động KD của DN. 4.1.3. Phân biệt các loại hiệu quả 4.1.3.3. Hiệu quả kinh doanh tổng hợp và hiệu quả kinh doanh ở từng lĩnh vực - Thứ nhất, hiệu quả kinh doanh tổng hợp + Phản ánh trình độ lợi dụng mọi nguồn lực để đạt mục tiêu toàn DN hoặc từng bộ phận của nó + Đánh giá khái quát và cho phép kết luận tính hiệu quả của toàn DN trong một thời kỳ xác định - Thứ hai, hiệu quả ở từng lĩnh vực + Phản ánh trình độ lợi dụng một nguồn lực cụ thể theo mục tiêu đã xác định + Hiệu quả ở từng lĩnh vực không đại diện cho tính hiệu quả của DN, chỉ phản ánh tính hiệu quả sử dụng một nguồn lực cá biệt cụ thể 4.1.3. Phân biệt các loại hiệu quả 4.1.3.4. Hiệu quả KD ngắn hạn và hiệu quả KD dài hạn - Thứ nhất, hiệu quả KD ngắn hạn + Là hiệu quả KD được xem xét, đánh giá ở từng khoảng thời gian ngắn như: tuần, tháng, quý, năm, vài năm… - Thứ hai, hiệu quả KD dài hạn + Là hiệu quả KD được xem xét, đánh giá trong từng khoảng thời gian dài, gắn với các chiến lược, các kế hoạch dài hạn, lâu dài, gắn với quãng đời tồn tại và phát triển của DN 4.1.3. Phân biệt các loại hiệu quả - Thứ ba, mối quan hệ biện chứng giữa hiệu quả KD dài hạn và hiệu quả KD ngắn hạn + Vừa có quan hệ biện chứng với nhau, và có thể mâu thuẫn nhau + Chỉ có thể đánh giá hiệu quả KD ngắn hạn trên cơ sở đảm bảo hiệu quả KD dài hạn + Nếu xuất hiện mâu thuẩn thì chỉ có hiệu quả KD dài hạn phản ánh hiệu quả KD của DN
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan