Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Đại cương Chủ trương của đảng về đổi mới mô hình tăng trưởng, cơcấu lại nền kinh tế giai đ...

Tài liệu Chủ trương của đảng về đổi mới mô hình tăng trưởng, cơcấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 2021

.PDF
15
1
55

Mô tả:

lOMoARcPSD|15963670 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI KHOA NGÔN NGỮ TIỂU LUẬN Môn học: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Đề tài số 8: Chủ trương của Đảng về đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2021. Họ và tên: Vũ Thị Hương Lớp: Tr26.21 Mã sinh viên: 2621 Hà Nội, ngày 4 tháng 12 năm 2022 1 lOMoARcPSD|15963670 Mục lục MỞ ĐẦU...................................................................................................................3 1. Tình hình kinh tế đất nước đến trước năm 2016..............................................4 1.1. Tình hình đất nước sau 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001-2010...............................................................................................4 1.1.1. Tiềm lực kinh tế được nâng cao, đất nước đã ra khỏi tình trạng nước nghèo, kém phát triển..........................................................................................4 1.1.2. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục được xây dựng và hoàn thiện.......................................................................................5 1.1.3. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội đạt thành tựu quan trọng trên nhiều mặt, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt............6 1.1.4. Dân chủ trong xã hội tiếp tục được mở rộng, chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng an ninh được giữ vững...........................................................6 1.1.5. Công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế được triển khai sâu rộng và hiệu quả, góp phần tạo môi trường hòa bình, ổn định và tăng thêm nguồn lực cho phát triển đất nước.................................................................................7 1.2. Tình hình kinh tế Việt Nam đến năm 2016...................................................7 2. Chủ trương của Đảng về đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2021................................................................................10 2.1. Một số khái niệm cơ bản..............................................................................10 2.2. Quan điểm, định hướng của Đảng..............................................................10 2.3.Chủ trương, chính sách đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế của Đảng giai đoạn 2016-2021...............................................................12 3. Kết quả của đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016-2021................................................................................................................13 2 lOMoARcPSD|15963670 MỞ ĐẦU Đối với Việt Nam qua hơn 30 năm đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế nề kinh tế đã đạt được những thành tựu to lớn cho phát triển kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, việc duy trì mô hình phát triển này quá lâu đã bộc lộ không ít yếu kém. Tăng trưởng GDp tuy vẫn ở mức tương đối cao nhưng có xu hướng chậm lại, chất lượng tăng trưởng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp. Thực trạng này, trước hết là do mô hình tăng trưởng đã không còn phù hợp không còn khả năng duy trì tăng trưởng cao và bền vững. Vì vậy, việc lựa chọn mô hình tăng trưởng sao cho vừa thúc đẩy nền kinh tế, tăng nhanh thu nhập, cải thiện đời sống dân cư mà không bị rơi vào bẫy thu nhập trung bình, vừa giải quyết được vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái là một trong những vấn đề cơ bản của nước ta hiện nay và trong phương hướng tới. Báo cáo chính trị Đại hội XII của Đảng xác định định hướng đổi mới mô hình tăng trưởng trong thời gian tới: “…kết hợp có hiệu quả phát triển chiều rộng với chiều sâu, chú trọng phát triển chiều sâu, nâng cao chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh….”. “ Đổi mới mô hình tăng trưởng chuyển mạnh từ chủ yếu dựa vào xuất khẩu và vốn đầu tư sang phát triển đồng thời dựa cả vào vốn đầu tư, xuất khẩu và thị trường trong nước’’. Do đó việc lựu chọn và chuyển đổi mô hình tăng trưởng cần phải hiểu dõ các mô hình tăng trưởng kinh tế, thực trạng mô hình tăng trưởng kinh tế của nước ta hiện nay. Vì vậy em lựa chọn đề tài “ Chủ trương của Đảng và kết quả đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2021.’’ 3 lOMoARcPSD|15963670 1. Tình hình kinh tế đất nước đến trước năm 2016 1.1. Tình hình đất nước sau 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001-2010 1.1.1. Tiềềm lực kinh tềế được nâng cao, đâết nước đã ra kh ỏi tnh tr ạng n ước nghèo, kém phát tri ển Thời kỳ 2001 - 2005 Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân năm là 7,5% và hai năm 2006 - 2007 đạt tốc độ tăng trưởng GDP trên 8%. Các năm 2008 - 2010, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu, tốc độ tăng trưởng chỉ đạt 5,96% (năm 2009 đạt 5,3% và năm 2010 đạt 6,78%); bình quân 5 năm 2006 - 2010 đạt 7%/năm và 10 năm 2001 - 2010 tăng trưởng 7,26%/năm, đạt mục tiêu chiến lược đã đề ra. Như vậy, Việt Nam là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2010 theo giá thực tế đạt trên 101,6 tỉ USD, GDP bình quân đầu người đạt 1.168 USD. Như vậy, Việt Nam đã ra khỏi tình trạng nước nghèo, kém phát triển; bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình Tuy nhiên chất lượng tăng trưởng, năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, chậm được cải thiện; các cân đối vĩ mô chưa thật sự vững chắc. Công tác quy hoạch, kế hoạch và việc huy động, sử dụng các nguồn lực còn hạn chế, kém hiệu quả. Tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào yếu tố phát triển theo chiều rộng, chậm chuyển sang phát triển theo chiều sâu. Tăng trưởng chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên, công nghệ thấp, tiêu hao vật chất cao và sử dụng nhiều vốn; năng suất lao động xã hội và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, doanh nghiệp và sản phẩm còn thấp, chậm cải thiện. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là nguyên liệu thô và hàng công nghiệp chủ yếu là gia công, hàm lượng công nghệ thấp và giá trị gia tăng thấp. 4 lOMoARcPSD|15963670 Kết cấu hạ tầng phát triển chậm, chất lượng thấp, thiếu đồng bộ đang cản trở sự phát triển. Mạng lưới giao thông chưa hoàn chỉnh, chất lượng thấp, chưa có đường bộ cao tốc, đường sắt cao tốc, hải cảng và sân bay hiện đại. Kết cấu hạ tầng đô thị, nhất là ở các đô thị lớn vừa thiếu đồng bộ, vừa kém chất lượng đang gây ách tắc cho phát triển. Nguồn và lưới điện chưa đáp ứng kịp yêu cầu của sản xuất và đời sống nhân dân. Nền tảng để Việt Nam trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại chưa được hình thành đầy đủ. Vẫn đang tiềm ẩn những yếu tố gây mất ổn định chính trị - xã hội và đe dọa chủ quyền quốc gia. 1.1.2. Thể chềế kinh tềế thị trường định hướng xã h ội chủ nghĩa tềếp t ục đ ược xây d ựng và hoàn thi ện Đường lối đổi mới của Đảng được thể chế hóa thành pháp luật, tạo hành lang pháp lý cho việc hình thành và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Hệ thống luật pháp từng bước được xây dựng tạo hành lang pháp lý cho nền kinh tế thị trường hình thành và có bước phát triển mới. Trong thời kỳ 2001 - 2010, đã tập trung vào việc xác lập và xây dựng thể chế, trong đó ưu tiên xây dựng hệ thống pháp luật và các cơ chế, chính sách. Từ đầu năm 2001 đến tháng 07-2009 đã ban hành 133 luật, 337 nghị quyết, 46 pháp lệnh, 1.141 nghị định và hàng chục nghìn các văn bản quy phạm pháp luật khác. Chính phủ cũng đã chỉ đạo việc rà soát, hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật theo từng ngành, lĩnh vực tạo cơ sở pháp lý cho việc vận hành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nâng cao khả năng thu hút các nguồn lực phát triển cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên thể chế kinh tế thị trường chưa theo kịp yêu cầu phát triển; sức sản xuất chưa được giải phóng triệt để. Quá trình xây dựng thể chế kinh tế thị trường chậm, chưa đồng bộ, môi trường kinh doanh chưa thật sự bình đẳng, thông thoáng, chưa đáp ứng tốt yêu cầu phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế. Hệ thống luật pháp vẫn còn nhiều bất cập, cơ chế và chính sách chưa 5 lOMoARcPSD|15963670 đầy đủ, đồng bộ và thống nhất. Sức sản xuất chưa được giải phóng mạnh mẽ. Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước còn thấp, cổ phần hóa còn chậm. Các doanh nghiệp tư nhân còn khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn lực. 1.1.3. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội đạt thành t ựu quan tr ọng trền nhiềều m ặt, đ ời sốếng v ật châết và tnh thâền của nhân dân được cải thiện rõ rệt Văn hóa phát triển đa dạng, góp phần ổn định và phát triển đất nước. Từng bước hình thành những giá trị mới tốt đẹp trong lối sống và nhân cách con người Việt Nam. Xã hội hóa hoạt động văn hóa được đẩy mạnh và có những kết quả tích cực. Thị trường sản phẩm văn hóa từng bước phát triển; đã có một số sản phẩm văn hóa có giá trị. Lĩnh vực thông tin, báo chí, xuất bản phát triển nhanh về số lượng, phong phú về loại hình, chất lượng có mặt được nâng lên. Đời sống tinh thần và mức hưởng thụ văn hóa - thông tin của nhân dân ngày càng khá hơn. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa được triển khai rộng rãi. Giáo dục và đào tạo được toàn xã hội quan tâm và có bước phát triển, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập và việc làm của xã hội; góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Khoa học và công nghệ tiếp tục phát triển và đã có những đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển đất nước. 1.1.4. Dân chủ trong xã hội tềếp tục được mở rộng, chính tr ị - xã h ội ổn đ ịnh, quốếc phòng an ninh được giữ vững Đại đoàn kết các dân tộc được tăng cường, tự do tín ngưỡng được tôn trọng. Bình đẳng giới có nhiều tiến bộ. Tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người dân được phát huy; chính trị-xã hội ổn định, quốc phòng an ninh được giữ vững. 6 lOMoARcPSD|15963670 Tiềm lực và thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân được tăng cường; Quân đội nhân dân và Công an nhân dân được xây dựng theo hướng chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại. Kết hợp tốt hơn quốc phòng với an ninh. Các vấn đề biên giới và lãnh thổ trên đất liền, trên biển và hải đảo được giải quyết phù hợp, giữ vững được chủ quyền quốc gia, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. 1.1.5. Cống tác đốếi ngoại và hội nhập quốếc tềế đ ược tri ển khai sâu r ộng và hi ệu qu ả, góp phâền t ạo mối trường hòa bình, ổn định và tăng thềm nguốền l ực cho phát tri ển đâết n ước Công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế được mở rộng và phát huy hiệu quả, tạo môi trường hòa bình, ổn định và tăng thêm nguồn lực cho phát triển đất nước. Việt Nam ngày càng khẳng định vai trò là thành viên tích cực và có trách nhiệm trong các tổ chức, diễn đàn quốc tế và khu vực. Tuy nhiên, còn chậm điều chỉnh chiến lược đối ngoại trong điều kiện mới. Công tác đối ngoại có mặt chưa thật chủ động. Sự kết hợp giữa quốc phòng, an ninh và đối ngoại, giữa chính trị đối ngoại, kinh tế đối ngoại và văn hóa đối ngoại, giữa thông tin đối ngoại và thông tin trong nước... có lúc, có nơi chưa chặt chẽ và đồng bộ. 1.2. Tình hình kinh tế Việt Nam đến năm 2016 Kinh tế Việt Nam trong giai đoạn điều chỉnh Trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động, nền kinh tế Việt Nam đã bộc lộ những dấu hiệu cho thấу tính dễ bị tổn thương trước các cú ѕốc. Tăng trưởng kinh tế của 2 quý đầu năm 2016 lần lượt là 5,48% ᴠà 5,78% ѕo ᴠới cùng kỳ năm trước. Mặc dù, được phục hồi trong nửa cuối năm nhưng tăng trưởng kinh tế cả năm chỉ đạt 6,21%, thấp hơn mức 6,68% năm 2015 ᴠà mục tiêu 6,3% mà Chính phủ đặt ra trong phiên họp thường kỳ tháng 9/2016. 7 lOMoARcPSD|15963670 Theo Tổng cục Thống kê, nông nghiệp ѕuу giảm kết hợp ᴠới khó khăn trong trong ngành Công nghiệp khai khoáng được cho là nguуên nhân chính dẫn tới tăng trưởng thấp. Khu ᴠực nông nghiệp, ᴠốn chiếm 11-13% GDP, nhưng ước tính mức tăng trưởng chỉ đạt 0,72% ᴠà đóng góp được 0,09 điểm phần trăm ᴠào tăng trưởng GDP. Trong khi đó, tăng trưởng lâm nghiệp ᴠà thủу ѕản giảm nhẹ ѕo ᴠới cùng kỳ năm trước khiến cả khu ᴠực nông, lâm, ngư nghiệp chỉ tăng 1,36%, tỷ lệ thấp nhất trong ᴠòng 6 năm trở lại đâу. Nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ᴠẫn là động lực chính thúc đẩу tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng nhóm ngành nàу đạt 11,09%, cao hơn ѕo ᴠới 2 năm trước (năm 2014: 8,45%; năm 2015: 10,60%). Nguу cơ lạm phát tăng trở lại Không còn được hỗ trợ bởi các уếu tố bên ngoài như năm 2015, chỉ ѕố giá tiêu dùng có хu hướng tăng trở lại, đặc biệt trong những tháng cuối năm 2016. Giá cả các loại hàng hóa cơ bản phục hồi kết hợp ᴠới điều chỉnh giá nhóm dịch ᴠụ giáo dục ᴠà у tế đã gâу ra ѕức ép lên lạm phát trong nước. Tính tới cuối năm, chỉ ѕố giá tiêu dùng tăng 4,74% ѕo ᴠới tháng 12/2015. Trong khi đó, lạm phát lõi ᴠẫn duу trì trong khoảng 1,7-1,9% trong cả năm 2016, điều nàу khiến khoảng cách giữa lạm phát ᴠà lạm phát lõi ngàу càng được nới rộng. Điều nàу cho thấу, ѕự gia tăng mạnh trong chỉ ѕố giá các nhóm hàng lương thực - thực phẩm, năng lượng ᴠà do Nhà nước quản lý. Chuуển dịch cơ cấu thu ngân ѕách Ảnh hưởng từ giá dầu thô ᴠà hàng hóa cơ bản khác khiến tỷ trọng hai khoản mục thu từ dầu thô ᴠà thu cân đối NSNN từ hoạt động хuất nhập khẩu giảm mạnh trong khi nhu cầu chi cho đầu tư phát triển ngàу càng tăng mạnh. Chính phủ buộc phải đẩу mạnh các nguồn thu khác như thu thuế bảo ᴠệ môi trường ᴠà thu tiền ѕử dụng đất ᴠà ᴠaу nợ. 8 lOMoARcPSD|15963670 Phục hồi cán cân thương mại Thương mại bắt đầu có những dấu hiệu phục hồi trong nửa cuối năm 2016 khi tốc độ tăng trưởng хuất khẩu bắt đầu tăng nhẹ. Tốc độ nhập khẩu giảm mạnh đã giúp cán cân thương mại dần chuуển ѕang thặng dư (ѕau khi thâm hụt nhẹ năm 2015). Ước tính, đến cuối năm 2016, kim ngạch хuất khẩu đạt 175,9 tỷ USD, tăng 8,6% ѕo ᴠới cùng kỳ năm trước. Trong đó, хuất khẩu chủ уếu ᴠẫn nằm ở nhóm DN có ᴠốn đầu tư nước ngoài (FDI). Xuất khẩu khu ᴠực nàу đạt 125,9 tỷ USD, chiếm 71,6% tổng kim ngạch хuất khẩu ᴠà tăng 10,2% ѕo ᴠới cùng kỳ năm 2015. Xuất khẩu khu ᴠực trong nước đã có nhiều cải thiện đáng kể, tăng 4,8% (ѕo ᴠới cùng kỳ năm trước). 9 Downloaded by ng?c trâm ([email protected]) lOMoARcPSD|15963670 2. Chủ trương của Đảng về đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2021. 2.1. Một số khái niệm cơ bản Mô hình tăng trưởng kinh tế là cách thức tổ chức huy động và sử dụng các nguồn lực để đảm bảo có sự tăng trưởng về kinh tế qua các năm, với một tốc độ hợp lí Phân loại Mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng có đặc trưng cơ bản là tăng khối lượng sản xuất nhờ vào tăng trưởng vốn, lao động và tài nguyên thiên nhiên. Đồng thời, là con đường đơn giản nhất để mở rộng sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập,... nhưng cũng có nhiều hạn chế: nền kinh tế trì trệ, năng suất lao động thấp, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm... Mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu có đặc trưng cơ bản là dựa vào khoa học và công nghệ hiện đại, nâng cao hiệu quả, chất lượng của tăng trưởng, như: - Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng năng suất lao động, nâng cao sự đóng góp của nhân tố năng suất tổng hợp (TFP - Total Factor Productivity). - Hướng hoạt động của nền kinh tế vào các ngành, lĩnh vực có giá trị gia tăng, giảm chi phí sản xuất, chủ động sản xuất và xuất khẩu hàng hóa có dung lượng công nghệ cao, trên cơ sở khai thác triệt để các lợi thế của đất nước, thực hiện đồng bộ hóa quá trình khai thác và chế biến sản phẩm. Tăng trưởng theo chiều sâu không chỉ nâng cao chất lượng, hiệu quả nền kinh tế, mà còn gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái, cải thiện phúc lợi xã hội... 2.2. Quan điểm, định hướng của Đảng - Đổi mới mô hình tăng trưởng là để nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế, phát triển nhanh và bền vững toàn diện về cả kinh tế, xã hội và môi trường. Không thúc đẩy tăng trưởng bằng mọi 10 Downloaded by ng?c trâm ([email protected]) lOMoARcPSD|15963670 giá, gây tác động xấu đến ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm quốc phòng, an ninh, tiến bộ, công bằng xã hội, giữ gìn môi trường sinh thái. - Đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng chú trọng và ngày càng dựa nhiều hơn vào các nhân tố thúc đẩy tăng năng suất lao động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, đặc biệt là phát huy tinh thần yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, trí sáng tạo của con người Việt Nam và thành tựu khoa học - công nghệ của nhân loại, mọi tiềm năng, lợi thế của các ngành, lĩnh vực, các địa phương và cả nước. - Đổi mới mô hình tăng trưởng gắn kết chặt chẽ với thực hiện ba đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế với trọng tâm ưu tiên là: Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn của nền kinh tế; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh hấp dẫn, thuận lợi cho khởi nghiệp và đổi mới, sáng tạo, nghiên cứu và triển khai ứng dụng khoa học - công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trọng dụng nhân tài. Cơ cấu lại nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; cơ cấu lại đầu tư công; cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước; cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng; cơ cấu lại ngân sách nhà nước và nợ công; cơ cấu lại các đơn vị sự nghiệp công. - Đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế là nhiệm vụ cơ bản, trọng yếu, có ý nghĩa quyết định đối với việc thực hiện mục tiêu phát triển nhanh và bền vững đất nước trong giai đoạn hiện nay. Các cấp uỷ đảng, chính quyền từ Trung ương đến địa phương phải kiên trì, kiên quyết lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện. Toàn hệ thống chính trị và toàn dân, nhất là đội ngũ trí thức, các doanh nhân, doanh nghiệp cần chủ động, sáng tạo, tích cực tham gia và có nhiều đóng góp to lớn trong việc thực hiện nhiệm vụ này. 11 Downloaded by ng?c trâm ([email protected]) lOMoARcPSD|15963670 2.3. Chủ trương, chính sách đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế của Đảng giai đoạn 2016-2021 Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế tức là đổi mới cách thức huy động, phân bổ, sử dụng các nguồn lực theo hướng hợp lý và hiệu quả; chuyển cách thức tăng trưởng theo chiều rộng từ chủ yếu dựa vào tăng vốn, lao động giá rẻ, khai thác tài nguyên thiên nhiên sang tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu chủ yếu dựa vào sử dụng hiệu quả các nguồn lực, tiến bộ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Bên cạnh đó, quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế có quan hệ hữu cơ với nhiệm vụ tái cơ cấu nền kinh tế. Bởi để thực hiện việc đổi mới mô hình tăng trưởng, phải cơ cấu lại nền kinh tế, nhằm khắc phục những hạn chế nảy sinh trong quá trình tăng trưởng; đồng thời xây dựng một cơ cấu kinh tế đáp ứng yêu cầu của mô hình tăng trưởng. Một số chủ trương, chính sách lớn: 1- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả điều hành kinh tế vĩ mô 2- Tiếp tục thực hiện ba đột phá chiến lược 3- Ưu tiên phát triển và chuyển giao khoa học - công nghệ, nhất là khoa học - công nghệ hiện đại, coi đây là yếu tố trọng yếu nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế 4- Đẩy mạnh cơ cấu lại tổng thể các ngành, lĩnh vực kinh tế trên phạm vi cả nước và từng địa phương, doanh nghiệp với tầm nhìn dài hạn, có lộ trình cụ thể; gắn kết chặt chẽ giữa cơ cấu lại tổng thể nền kinh tế với cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực trọng tâm 5- Phát triển mạnh khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam cả về số lượng, chất lượng, thực sự là một động lực quan trọng trong phát triển kinh tế 6- Đổi mới cách thức thực hiện liên kết, phối hợp giữa các địa phương trong phát triển kinh tế vùng; thực hiện có hiệu quả quá trình đô thị hoá 7- Đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh 8- Đổi mới phương thức, nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước 12 Downloaded by ng?c trâm ([email protected]) lOMoARcPSD|15963670 3. Kết quả của đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016-2021 Giai đoạn 2016-2021, việc thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng đã đạt được nhiều kết quả tích cực, quan trọng, hoàn thành cơ bản các mục tiêu đề ra; chất lượng tăng trưởng được nâng lên, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, năng suất lao động (NSLĐ) được cải thiện, huy động vốn đầu tư phát triển tăng; quản lý nợ xấu, nợ công có nhiều tiến bộ, hiệu quả sử dụng vốn được cải thiện; thể chế luật pháp, kinh tế, môi trường đầu tư, kinh doanh, xếp hạng năng lực cạnh tranh được cải thiện đáng kể. Quy mô, tiềm lực, sức cạnh tranh của nền kinh tế được tăng lên rõ rệt, từ đó tạo tiền đề thuận lợi cho những đổi mới và đột phá trong tăng trưởng kinh tế ở giai đoạn tiếp theo. Trong đó, một số kết quả đạt được nổi bật như sau: (1) Củng cố vững chắc cân đối vĩ mô và kết cấu nền kinh tế, nâng cao chất lượng, thúc đẩy chuyển đổi mô hình tăng trưởng (2) Các nhiệm vụ trọng tâm trong cơ cấu lại nền kinh tế được thúc đẩy thực hiện và đạt được nhiều kết quả tích cực (3) Cơ cấu lại ngân sách nhà nước (NSNN) đã đạt được những thay đổi tích cực về quy mô và cơ cấu thu, chi ngân sách, góp phần củng cố nền tảng tài chính vĩ mô. (4) Khu vực kinh tế tư nhân có những dấu hiệu phát triển tích cực, góp phần gia tăng vai trò của khu vực tư nhân đối với tăng trưởng kinh tế. Cơ cấu vốn đầu tư trong tổng đầu tư toàn xã hội dịch chuyển tích cực (5) Cơ cấu lại các ngành kinh tế được thực hiện theo hướng tăng cường áp dụng khoa học, công nghệ; tổ chức lại sản xuất theo chuỗi liên kết, hình thành cơ cấu ngành, nội bộ ngành hợp lý hơn, thúc đẩy tăng năng suất (6) Các loại thị trường được hình thành và phát triển. Quy mô và cơ cấu thị trường tài chính có sự điều chỉnh hợp lý hơn. Thể chế phát triển thị trường quyền sử dụng đất từng bước được hoàn thiện. Thị trường lao động được tăng cường thông qua dự báo, kết nối cung - cầu lao động. Thị 13 Downloaded by ng?c trâm ([email protected]) lOMoARcPSD|15963670 trường khoa học, công nghệ sôi động hơn, giá trị giao dịch và số lượng sáng chế đăng ký bảo hộ tăng. Mặc dù đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, việc triển khai kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng giai đoạn 2016-2021 tại Việt Nam vẫn còn một số hạn chế như sau: Một là, mô hình tăng trưởng có thay đổi, nhưng chưa rõ nét Hai là, cơ cấu lại 3 lĩnh vực trọng tâm (đầu tư công, DNNN, các tổ chức tín dụng) còn hạn chế, khó khăn Ba là, khu vực kinh tế tư nhân còn chậm phát triển Bốn là, một số thị trường hoạt động còn hạn chế, chậm phát triển, vận hành còn nhiều vướng mắc Tình hình kinh tế trong nước và thế giới thời gian tới được dự báo tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Đặc biệt, đại dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, khó kiểm soát, có khả năng tác động lâu dài đến nền kinh tế; làm thay đổi sâu sắc trật tự, cấu trúc kinh tế, phương thức quản trị, cách thức hoạt động kinh tế và tổ chức đời sống xã hội của thế giới. Trong bối cảnh đó, cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng cần phải được thực hiện với các mục tiêu cụ thể và các giải pháp quyết liệt hơn để hỗ trợ quá trình phục hồi và phát triển trong trạng thái bình thường mới trong và sau dịch bệnh Covid-19. 14 Downloaded by ng?c trâm ([email protected]) lOMoARcPSD|15963670 Tài liệu tham khảo 1. Nghị quyết 05 (HỘI NGHỊ LẦN THỨ TƯ BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHOÁ XII) của Đảng về mô hình đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế 2. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội 2016. 3. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (tái bản có sửa chữa bổ sung), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2018. 4. Đảng Cộng sản Việt Nam - Ban Chấp hành Trung ương - Ban Chỉ đạo tổng kết, Báo cáo Tổng kết một số vấn đề lý luận- thực tiễn qua 30 năm đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2015. 5. Báo cao tình hình kinh tế - xã hội năm 2016 của Tổng cục Thống kê. 15 Downloaded by ng?c trâm ([email protected])
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan