Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Chu de gia dinh thanh dien

.DOC
18
127
133

Mô tả:

MỞ CHỦ ĐỀ: - Trẻ biết gia đình có những ai? Biết nhà mình ở đâu. - Biết được gia đình đông con, ít con gồm mấy người con. Hoàn cảnh sống của gia đình đông con gia đình ít con như thế nào? - Biết công việc của các thành viên trong gia đình. Biết nhà làm bằng gì? - Biết một số đồ dùng trong gia đình và nhu cầu sinh hoạt của gia đình. - Biết các món ăn trong gia đình yêu thích. - Tổ chức cho trẻ hát đọc thơ kể chuyện về gia đình và chơi các trò chơi trong chủ đề. CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH. CHỦ ĐỀ NHÁNH: GIA ĐÌNH TÔI. Thời gian thực hiện từ ngày 19/10 đến 23/10/2015. ĐÓN TRẺ I. Mục đích, yêu cầu: * Kiến thức: - Biết kể về gia đình mình, tên các thành viên trong gia đình, nghề nghiệp các thành viên trong gia đình. - Mối quan hệ họ hàng trong gia đình. * Kỹ năng: - Rèn cho trẻ sự ghi nhớ có chủ định. * Thái độ: - Giáo dục trẻ biết biết yêu, quý kính trọng, giúp đỡ mọi người trong gia đình. II. Chuẩn bị: - Đồ dùng của cô: + Cô đến lớp sớm, vệ sinh lớp học thoáng mát. + Đón trẻ niềm nở, vui vẻ. + Đồ dùng, đồ chơi, tranh ảnh theo chủ điểm. - Đồ dùng của trẻ: + Đồ dùng đồ chơi ở các góc. - Nội dung tích hợp: Phát triển ngôn ngữ, khám phá khoa học. III.Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ - Cô đón trẻ vào lớp, trao đổi với phụ huynh về một số điều cần thiết để chăm sóc giáo dục trẻ. - Theo dõi tình hình sức khoẻ trẻ khi đến lớp. - Trò chuyện với trẻ về chủ đề gia đình. - Quan sát tranh và trò - Gợi ý cho trẻ quan sát những tranh ảnh mới treo chuyện cùng cô trong lớp. - Trò chuyện cùng trẻ theo chủ đề. - Cho trẻ chơi tự do ở các góc. ™ ˜ THỂ DỤC I. Mục đích, yêu cầu: * Kiến thức: - Trẻ tập đều các động tác theo sự hướng dẫn của cô. * Kỹ năng - Phát triển thể lực cho trẻ. * Thái độ - Giáo dục trẻ thường xuyên tập thể dục rèn luyện sức khỏe. II. Chuẩn bị: * Đồ dùng của cô: - Trống lắc. - Sân tập sạch mát, bài tập phát triển chung. * Tích hợp: - GDAN " Cả nhà thương nhau" III. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * Hoạt động 1: Trò chuyện về nghề nghiệp của bố mẹ. - Lớp hát " Cả nhà thương nhau" ngồi tự do. - Con vừa bài hát nói về ai vậy con? - Con có biết ba mẹ của con làm nghề gì không? - Ngoài nghề dạy học ra còn có nghề gì nữa? - Trẻ tham gia kể các nghề khác của bố mẹ. - Cô làm nghề gì vậy con? - Con phải làm gì để ba mẹ và cô yêu quý? - Giáo dục trẻ chú ý chăm ngoan học giỏi vâng lời ba mẹ và cô nhé! - Con rất ngoan để cơ thể khỏe mạnh học giỏi hôm nay cô và các con cùng tập thể dục nhé! * Hoạt động 2 : Bé yêu cùng tập. + Khởi động: - Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu đi theo hiệu lệnh của cô như đi bằng gót chân, mũi bàn chân, chạy chậm, chạy nhanh về 3 tổ tập bài tập phát triển chung. + Trọng động: Bài tập phát triển chung. - Hô hấp: Thổi bóng bay. - Tay vai: Hai tay đưa lên cao, đưa ra trước, đưa ngang. - Bụng- lườn: Đứng nghiêng người sang hai bên. - Chân: Đứng lên liên tục. - Bật: Bật tiến về phía trước. * Hoạt động 3:Hồi tĩnh: - Cho trẻ đi hít thở nhẹ nhàng 2-3 vòng. ™ ˜ -Trẻ hát -Trẻ trả lời -Trẻ nghe cô nói -Trẻ khởi động cùng cô và bạn -Trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu -Trẻ về hàng theo tổ -Trẻ tập các động tác dưới sự hướng dẫn của cô -Trẻ đứng tại chổ hít thở nhẹ nhàng Thứ hai ngày 19/10/2015 HOẠT ĐỘNG HỌC ĐỀ TÀI: TRÒ CHUYỆN VỀ GIA ĐÌNH, VỀ CÔNG VIỆC CỦA BỐ MẸ I. Mục đích, yêu cầu: * Kiến thức: - Trẻ biết gia đình có ba, mẹ, con… Biết tên các thành viên trong gia đình và công việc của các thành viên. * Kỹ năng: - Rèn khả năng phân biệt, nhận biết người thân trong gia đình trẻ. * Thái độ: - Giáo dục trẻ biết yêu thương giúp đỡ các thành viên trong gia đình. II. Chuẩn bị: * Đồ dùng của cô: - Tranh ảnh về gia đình có ba, mẹ, con, ông bà. - Mô hình ngôi nhà của bé, trống lắc. * Đồ dùng của trẻ: - Tranh gia đình lớn, gia đình nhỏ. * Nội dung tích hợp: - GDAN " Cả nhà thương nhau"; "Ba ngọn nến lung linh" III. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * Hoạt động 1: Nhà bé có ai? - Hát “Cả nhà thương nhau” - Con vừa hát bài hát gì? - Trong bài hát nói về những ai? - Gai đình con có mấy người? - Gia đình có 1 đến 2 con là gia đình gì? - Gia đình đông con là gia đình có mấy người? - Để rõ hơn về gia đình mình hôm nay cô và các con đến thăm gia đình bạn Lan nha. * Hoạt động 2: Tìm hiểu về gia đình. - Cô và trẻ đến mô hình nhà bạn Lan - Con thấy nhà bạn có gì? - Ba bạn đang làm gì? - Mẹ bạn đang làm gì? - Còn bạn Lan đang làm gì? - Vậy gia đình bạn có mấy người? - Gia đình bạn đông con hay ít con? - Bây giờ chúng ta cùng về lớp kể cho nhau nghe về gia đình của mình nha. - Trẻ hát và trả lời câu hỏi của cô. -Trẻ về mô hình và trả lời. - Cho trẻ kể về gia đình của mình cho cô và các bạn biết. Nói tên và nghề nghiệp của từng thành viên. * Hoạt động 3: Gia đình cùng vui. - Cô và trẻ hát và vận động "Ba ngọn nến lung linh" - Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi "Kéo cưa lừa xẻ" - Trẻ đàm thoại cùng cô. -Trẻ hát và vận động cùng cô. -Trẻ tích cực chơi. ™ ˜ CHƠI VÀ HOẠT ĐÔ ÔNG THEO Ý THÍCH. ĐỀ TÀI: CHƠI THEO NHÓM NHỎ Ở CÁC GÓC. I. Mục đích yêu cầu: * Kiến thức: - Trẻ biết các góc chơi, thể hiện tốt các vai chơi. - Biết cách chơi và sử dụng đồ chơi phù hợp với góc. * Kỹ năng: - Phát huy óc sáng tạo, tìm tòi khi chơi. - Rèn sự khéo léo của đôi bàn tay, sáng tạo trong tô màu. * Thái độ: - Phối hợp cùng chơi với bạn, không tranh giành đồ chơi của bạn. II. Chuẩn bị: * Đồ dùng của cô: - Đồ dùng đồ chơi ở các góc đủ cho trẻ hoạt động. * Đồ dùng của trẻ: - Đồ chơi các góc * Nội dung tích hợp: - Thơ " Ông mặt trời" III. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * Hoạt đô Ông 1: Gây hứng thú. - Cô cho lớp đọc bài thơ "Ông mặt trời" - Các con vừa đọc bài thơ gì? - Bài thơ nói về điều gì? - Các con có thấy tình cảm của mẹ và con trong bài thơ như thế nào? - Trong gia đình con có những ai? - Cô cũng có bài hát nói về gia đình các con có muốn lắng nghe xem bài hát đó như thế nào không? * Hoạt đô Ông2: Bé nêu ý thích chơi. - Lớp mình đang thực hiện chủ đề gì? - Trong lớp mình có mấy góc chơi? - Con đã chọn góc chơi cho mình chưa? - Góc xây dựng hôm nay con thích chơi gì? - Trẻ đọc thơ và trả lời câu hỏi. -Trẻ nêu ý tưởng chơi của mình. - Lần lượt hỏi trẻ về ý thích ở góc chơi. * Hoạt đô Ông 3: Bé vào góc chơi. - Cho trẻ về các góc thảo luận vai và cùng chơi. - Cô bao quát hướng dẫn, gợi ý, động viên trẻ tích cực chơi. - Cô đến từng góc nhận xét kết quả chơi của trẻ. - Trẻ chơi tích cực ở - Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi. Chơi xong các góc. biết cất đồ chơi đúng nơi quy định. - Kết thúc tiết học Trả trẻ: Cô nhắc trẻ chào cô, ba mẹ khi ra về. Trao đổi với phụ huynh về tình hình một ngày của trẻ ở trường. *************************************************************** Thứ ba, ngày 20/10/2015 HOẠT ĐỘNG HỌC ĐỀ TÀI: CHẠY THAY ĐỔI TỐC ĐỘ THEO HIỆU LỆNH. I. Mục đích –yêu cầu: * Kiến thức - Trẻ biết tên bài tập, trẻ biết chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh - Giúp trẻ phát triển cơ chân * Kỹ năng - Rèn kỹ năng phối hợp khéo léo, nhịp nhàng giữa tayn và chân. Sự phối hợp sức mạnh của các cơ bắp * Thái độ Giáo dục trẻ thích tập thể dục, có y thích kỹ luật khi tham gia tập và chơi trò chơi II. Chuẩn bị - Đồ dùng của cô - Nhạc, Vạch chuẩn - Đồ dùng của trẻ - Sân tập sạch sẽ III. Tổ chức hoạt động Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1: Trò chuyện - Cô cho trẻ hát bài Cả nhà thương nhau -Trẻ hát - Con vừa hát bài gì? - Trẻ trả lời - Bài hát nói về ai? À! Đúng rồi - Các con có biết không sắp tới trường mình tổ chức hội thi “ Bé khẻo, Bé khéo” Chúng mình có thích tham gia không? - Vậy hôn nay mầm tổ chức hội thi “ Bé khỏe, bé khéo Để chọm ra những vận động viên suất sắc nhất đi tham gia hôi thi của trường nhé. Hoạt động 2: Bé khỏe, bé khéo - Phần thi thử của cô làm 3 phần - Phần thi thứ nhất bắt đầu - Khởi động: - Trẻ nghe nhạc và kết hợp các kiểu đi, đi bình thường, khom lưng, nhón gót, chạy chậm, chạy nhanh. Sau đó cho trẻ về 3 hàng dọc, dảng hàng - Sau đây,xin mời các vận động viên chúng ta cùng tham gia Phần thi thứ hai: Bài tập phát triển chung - Động tác tay vai: 2 tay dang ngang, đưa lên cao - Động tác bụng: 2 tay đưa cao, khom xướng tay chậm chân - động tác chân: 2 tay dang ngang, chân khuỵ gối - Động tác bật: Bật tách khép chân * Tập xong cho trẻ chuyển đội hình, đứng 2 hàng quay mặt vào nhau cách nhau : 3,5m-4m - Bây giờ xin mời các vận động viên hãy cùng đến với phần thi thứ ba có tên là “ Chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh” - Để làm tốt phần thi này các đội hãy chú nhìn cô làm mẫu nhé - Cô làm mẫu lần 1: Không giải thích - Cô làm mẫu lần 2: Kết hợp giải thích - Cô vừa thực hiện vận động gì? - Cho 2 trẻ lên làm cả lớp quan sát - 2 đội thi đua lần lượt 2 bạn của 2 đội lên làm xong về đứng cuối hàng , rồi đến 2 bạn tiếp theo cho đến hết hàng - Cô quan sát, động viên sửa sai, khen trẻ - Cho trẻ nhắc lại tên vận động cơ bạn Hoạt động 3: Trò chơi “Nhanh tay lẹ mắt” - Cách chơi và luật chơi như sau: Cô có một bức tranh mẫu, cô chia lớp mình thành 2 đội. Nhiệm vụ của các con là lần lượt mỗi bạn thay phiên nhau chạy lên tìm trong rổ các hình có trong hình mẫu rồi dán vào bức tranh của đội mình. Đội nào dán đúng và đẹp sẽ giành được chiến thắng. Khi nghe hết một bài hát thì trò chơi kết thúc. - Cho trẻ chơi và quan sát trẻ - Nhận xét tuyên dương Hồi tĩnh: - Cô cho trẻ đi hít thở nhẹ nhàng quanh lớp * Kết thúc - Trẻ khởi động cùng cô và các bạn - Trẻ về hàng theo tổ - Trẻ tập các động tác Tay; Chân; Bụng; Bật dưới sự hướng dẫn của cô - Trẻ quan sát cô làm mẫu - Trẻ xung phong lên tập thử - Lần lượt trẻ ở 2 hàng lên tập dưới sự hướng dẫn của cô - Trẻ thực hiện bài tập dưới hình thức thi đua - Trẻ nghe cô nêu cách chơi và luật chơi. Trẻ tham gia chơi trò chơi - Trẻ đi hít thở nhẽ nhàng CHƠI VÀ HOẠT ĐÔ ÔNG THEO Ý THÍCH. ĐỀ TÀI: NHẬN BIẾT 1 VÀ NHIỀU. I. Mục đích – yêu cầu: - Trẻ nhận biết được số lượng một và nhiều đồ vật. - Phát triển ngôn ngữ toán học “ một”, “ nhiều”. - Giáo dục cháu chú ý trong giờ học. II. Chuẩn bị: Mỗi cháu một hình người và nhiều hình người - Đĩa nhạc có bài hát “ Vầng trăng cổ tích”. - Một số đồ chơi có số lượng một và nhiều ở quanh lớp. III. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * Hoạt động 1: Nghe hát và vận động bài -Trẻ nghe cô giới thiệu bài “ Vầng trăng cổ tích”- Cô giới thiệu bài hát, tổ chức hát cho trẻ nghe hát và vận động. -Trẻ tham gia vận động + Gần đến ngày tết Trung Thu rồi ai cũng thấy -Trẻ nghe cô nói mong chờ, Trung thu đến với bầu trời sáng ngời ánh trăng. + Ngoài ông trăng ra thì trên bầu trời đêm Trung Thu còn có gì nữa? - Hôm nay lớp mình cùng đếm xem có bao nhiêu ông trăng và ngôi sao trên bầu trời đêm Trung Thu nhé. - Các con hãy lấy những gì có trong rổ xếp ra ngoài như cô nào. - Các con có biết đây là gì không? -Trẻ trả lời câu hỏi của cô - Có mấy ông trăng? - Cô cho cả lớp đồng thanh, mời cá nhân. - Còn đây là gì? - Có một ngôi sao hay có nhiều ngôi sao? - Cô cho cả lớp đồng thanh, cá nhân? - Cô giới thiệu một số đồ chơi ở trên bàn có số lượng -Trẻ nghe cô giới thiệu tên một và nhiều. trò chơi - Yêu cầu trẻ lên tìm đúng số lượng theo yêu cầu của cô. - Cô yêu cầu trẻ giơ một ngón tay, nhiều ngón tay. - Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi. Cách chơi: Trẻ đi chơi xung quanh lớp khi có hiệu lệnh về đúng nhà có số lượng là một trẻ chạy -Trẻ nghe cô giải thích cách về đúng ngôi nhà có số lượng là một, và khi có hiệu chơi và luật chơi lệnh về đúng nhà có số lượng là nhiều thì trẻ chạy về đúng nhà có số lượng là nhiều. Luật chơi: Bạn nào chạy về không đúng nhà sẽ ra ngoài một lượt chơi. - Cô tổ chức cho trẻ chơi 3-4 lần. -Trẻ tham gia trò chơi cùng - Khuyến khích trẻ chơi tốt. các bạn * Hoạt động 2: Nhận biết số lượng một và nhiều - Các con hãy lấy những gì có trong rổ xếp ra ngoài -Trẻ làm theo hiệu lệnh của như cô nào. cô - Các con có biết đây là gì không? -Trẻ trả lời câu hỏi của cô - Có mấy ông trăng? - Cô cho cả lớp đồng thanh, mời cá nhân. - Còn đây là gì? - Có một ngôi sao hay có nhiều ngôi sao? - Cô cho cả lớp đồng thanh, cá nhân? * Hoạt động 3: Tìm đúng - Cô giới thiệu một số đồ chơi ở trên bàn có số lượng một và nhiều. - Yêu cầu trẻ lên tìm đúng số lượng theo yêu cầu của cô. - Cô yêu cầu trẻ giơ một ngón tay, nhiều ngón tay. * Hoạt động 4: Trò chơi Về đúng nhà” - Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi. Cách chơi: Trẻ đi chơi xung quanh lớp khi có hiệu lệnh về đúng nhà có số lượng là một trẻ chạy về đúng ngôi nhà có số lượng là một, và khi có hiệu lệnh về đúng nhà có số lượng là nhiều thì trẻ chạy về đúng nhà có số lượng là nhiều. Luật chơi: Bạn nào chạy về không đúng nhà sẽ ra ngoài một lượt chơi. - Cô tổ chức cho trẻ chơi 3-4 lần. - Khuyến khích trẻ chơi tốt. -Trẻ làm theo yêu cầu của cô Trẻ nghe cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi và luật chơi. Trẻ tham gia tích cực khi chơi Thứ tư, ngày 21 tháng 10 năm 2015 HOẠT ĐỘNG HỌC ĐỀ TÀI: THƠ " THĂM NHÀ BÀ" I. Mục đích, yêu cầu: * Kiến thức: - Trẻ đọc diễn cảm và thuộc bài thơ, trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả, hiểu nội dung bài thơ. * Kỹ năng: - Phát triển ngôn ngữ và khả năng chú ý ở trẻ. * Thái độ: - Giáo dục trẻ phải biết yêu thương, giữ gìn vê sinh ngôi nhà. II. Chuẩn bị: * Đồ dùng của cô: -Tranh minh họa -Trống lắc * Đồ dùng của trẻ: - Đất nặn, bảng con * Nội dung tích hợp: TC: Về đúng nhà mình; GDAN: Nhà của tôi III.Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô * Hoạt động 1: Gây hứng thú. - Hát" Nhà của tôi" - Bài hát nói về gì? - Nhà của con đang ở là nhà gì? - Các con ơi ngôi nhà rất quan trọng với chúng ta. Vì vậy các con phải biết yêu quý và giữ vệ sinh ngôi nhà của mình nha! - Cô có bài thơ rất hay nói về em bé đến thăm nhà bà các con lắng nghe xem bài thơ nói gì nha! * Hoạt động 2: Đoán xem bài thơ gì-đàm thoại - Cô đọc diễn cảm lần 1. + Cô vừa đọc bài thơ gì? Của tác giả nào? - Cô đọc lần 2 kết hợp tranh minh họa *Đàm thoại - Bài thơ nói về gì? - Xung quanh ngôi nhà có những gì? - Con thích được ở trong ngôi nhà như vậy không? - Vậy con phải làm gì ngôi nhà của chúng ta luôn sạch đẹp nè? - À con quét dọn nhà thường xuyên, trồng hoa, trồng nhiều cây xanh xung quanh để ngôi nhà luôn mát mẻ và sạch sẽ. * Hoạt động 3: Nào mình cùng đọc thơ nhé. - Cô đọc từng câu cả lớp đọc theo - Cả lớp đọc 3-4 lần - Cho trẻ đọc nhóm, tổ, cá nhân. - Đọc đối đáp theo tín hiệu của cô. - Chú ý sửa sai cho trẻ. * Hoạt động 4: Trò chơi “Về đúng nhà mình” - Cách chơi: Cô có 2 ngôi nhà ( nhà ngói và nhà lầu) bạn trai sẽ ở nhà ngói, bạn gái sẽ ở nhà lầu. Khi cô nói “Trời mưa” các bé phải nhanh chóng về đúng nhà của mình. Ai về sai là mất lượt chơi tiếp theo. Hoạt động của trẻ -Trẻ hát. - Trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe. -Trẻ lắng nghe cô đọc thơ -Trẻ đàm thoại cùng cô -Trẻ đọc thơ - Sau khi trẻ về nhà hỏi trẻ ngôi nhà này dành cho ai? - Cho trẻ chơi 2-3 lần - Hát “Nhà của tôi” Kết thúc tiết học. -Trẻ tích cực tham gia trò chơi ™ ˜ CHƠI VÀ HOẠT ĐÔ ÔNG THEO Ý THÍCH. VSRM: BÀI 2 ( TIẾT 1) LÀM THẾ NÀO CHO RĂNG SẠCH I. Mục đích yêu cầu: * Kiến thức: - Trẻ biết cách chải răng và nắm được thời điểm chải răng. * Kỹ năng: - Rèn kỹ năng chải răng đúng phương pháp cho trẻ. * Thái độ: - Giáo dục trẻ thường xuyên chải răng và khám răng định kì. II. Chuẩn bị: * Đồ dùng của cô: - Trống lắc, tranh bé có hàm răng đẹp và xấu. * Đồ dùng của trẻ: - Mẩu hàm và bàn chải. - Trái cây bằng nhựa * Nội dung tích hợp: - Âm nhạc “Vui đến trường” III.Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô * Hoạt đô Ông 1: Buổi sáng bé làm gì? - Hát "Vui đến trường" - Sáng thức dậy con thường làm gì? - Con dánh răng để làm gì? - Nếu không đánh răng thì sao? * Hoạt đô n Ô g 2: Làm gì để răng sạch. - Mời 2 trẻ, 1 trẻ có hàm răng đẹp,1 trẻ có hàm răng xấu cho trẻ quan sát. - Con có nhận xét gì về răng của 2 bạn? - Con có biết tại sao răng của bạn bị sâu không? - Để có hàm răng trắng sạch chúng ta phải làm gì? - Ngoài việc thường xuyên đánh răng chúng ta phải ăn uống như thế nào? - Giáo dục trẻ thường xuyên đánh răng và đánh Hoạt động của trẻ - Trẻ hát và trả lời câu hỏi của cô. - Trẻ quan sát răng của bạn. - Trẻ trả lời. răng đúng phương pháp. - Cho trẻ thực hiện và nhắc lại cách đánh răng đúng phương pháp. * Hoạt đô Ông 3: Bé làm bác nha sĩ - Cho trẻ làm nha sĩ khám bệnh cho các bạn. - Cô quan sát nhắc nhở trẻ thực hiện tốt các thao tác - Nhận xét trò chơi. - Kết thúc tiết học - Trẻ chơi làm nha sĩ. ™ ˜ Thứ năm, ngày 22 tháng 10 năm 2015. HOẠT ĐỘNG HỌC ĐỀ TÀI: TÔ MÀU TRANH VẼ CÁC THÀNH VIÊN TRONG GIA ĐÌNH I.Mục đích-Yêu cầu: 1.Kiến thức: Trẻ biết phối hợp màu sắc để tô màu tranh vẽ gia đình, trẻ biết cách tô, không để lem ra ngoài. 2.Kỹ năng: Phát triển óc thẩm mỹ, khả năng sang tạo cho trẻ. 3.Thái độ Giáo dục trẻ hứng thú thể hiện hình ảnh người thân, mong muốn bày tỏ tình cảm với người thân qua tô màu. II.Chuẩn bị: * Đồ dùng của cô: - Album gia đình - Tranh mẫu người thân-Trống lắc - Giá treo sản phẩm * Đồ dùng của trẻ: - Màu sáp - Bàn,ghế * Nội dung tích hợp: - Ca dao “ Công cha như núi thái sơn”, GDAN “ Cả nhà thương nhau” III.Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô * Hoạt động 1: Gây hứng thú - Con có muốn xem album ảnh về gia đình không? - Vì sao nhà nào cũng có ảnh gia đình? Hoạt động của trẻ - xem album và đàm thoại cùng cô. - Gia đình thường chụp ảnh vào dịp nào? - Các con có muốn xem tranh về những người thân trong gia đình không? * Hoạt động 2: Quan sát tranh người thân trong gia đình - Cho trẻ quan sát tranh vẽ mẹ + Con có nhận xét gì về bức tranh? - Tương tự cho trẻ quan sát tranh vẽ bố, ông, bà và đàm thoại - Cho trẻ quan sát tranh gia đình vui chơi. Cho trẻ quan sát màu tóc, màu da, màu quần, áo…. - Các con có muốn làm một quyển album về gia đình cho lớp mình không? - Chúng ta sẽ cùng tô màu một người như bố, mẹ ,ông, bà, anh, chị…Cô sẽ chọn ra những bức tranh thật đẹp làm album gia đình cho lớp mình. + Nếu con tô ông, bà tóc phải tô màu gì? Quần áo màu gì? + Nếu tô màu bố mẹ con sẽ tô màu gì? + Tô màu bạn con dung màu gì? - Con sẽ tô thế nào? * Hoạt động 3: Bé cùng tô màu nhé. - Cho trẻ vào bàn ngồi tô. - Cô hướng dẫn gợi ý cách tô màu, cách sử dụng màu. - Gợi ý cho cho trẻ tô màu sáng tạo theo suy nghĩ của mình. * Hoạt động 4: Sản phẩm của bé. - Cho trẻ treo sản phẩm lên giá. - Cho trẻ nhận xét ,chọn tranh đẹp nhất mà mình thích. - Cô nhận xét tranh đẹp,động viên tranh chưa đẹp. - Cho trẻ hát và vận động “cả nhà thương nhau” - Trẻ quan sát và trả lời câu hỏi. - Trẻ thực hiện tô màu. - Trẻ lắng nghe cô hướng dẫn. - Trẻ nhận xét và lắng nghe cô nhận xét - Trẻ hát và vận động cùng cô. - Kết thúc hoạt động. ™ ˜ HOẠT ĐÔ ÔNG HỌC ĐỀ TÀI: ÔN CÁC BÀI THƠ TRONG CHỦ ĐỀ. I. Mục đích yêu cầu: * Kiến thức: - Trẻ biết hát các bài hát trong chủ đề, các trò chơi trong chủ đề - Trẻ biết lợi ích của nước đối với cuộc sống của con người * Kỹ năng: - Phát triển ngôn ngữ và khả năng chú ý ở trẻ. * Thái độ: - Giáo dục trẻ phải biết yêu quý các thành viên trong gia đình. II. Chuẩn bị: * Đồ dùng của cô: - Tranh minh họa bài thơ, trống lắc. * Đồ dùng của trẻ: - Đất nặn, bảng đen, dĩa tạo hình. * Nội dung tích hợp: - Âm nhạc “cháu yêu bà”. III.Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô * Hoạt đô Ông 1: Gây hứng thú - Hát “Cháu yêu bà” Hoạt động của trẻ. Trẻ hát và trả lời - Con vừa hát bài hát gì? - Bài hát nói về ai? - Gia đình con có những ai? - Giáo dục trẻ yêu thương kính trọng ông bà, cha mẹ. * Hoạt đô Ông 2: Bé đọc thơ về gia đình - Cô đọc diễn cảm lần 1 bài “ Ông mặt trời”. - Cô vừa đọc bài thơ gì? Của tác giả nào? + Đàm thoại: - Bài thơ nói về ai? - Con thấy tình cảm mẹ con trong bài thơ như thế nào? - Vậy con phải thái độ như thế nào đối với cha mẹ ông bà như thế nào? - Bây giờ lớp mình cùng đọc thơ nha! - Cả lớp đọc 2-3 lần - Cho trẻ đọc nhóm, tổ, cá nhân. - Đọc đối đáp theo tín hiệu của cô. - Chú ý sửa sai cho trẻ. * Hoạt đô n Ô g 3: Bé nặn quà tặng người thân - Cho trẻ về nhóm thực hiện nặn quà tặng người thân. - Cô theo dõi , khuyến khích giúp trẻ nặn. - Tuyên dương, nhận xét. Trẻ lắng nghe cô đọc thơ Trẻ đàm thoại cùng cô Trẻ đọc thơ Trẻ thực hành nặn - Kết thúc hoạt động. ™ ˜ Thứ sáu ngày 23 tháng 10 năm 2015 HOẠT ĐỘNG HỌC ĐỀ TÀI: HÁT- VẬN ĐỘNG " CẢ NHÀ THƯƠNG NHAU" NGHE HÁT "TỔ ẤM GIA ĐÌNH" TRÒ CHƠI ÂM NHẠC " TIẾNG HÁT Ở ĐÂU" I. Mục đích, yêu cầu: * Kiến thức: - Trẻ thuộc bài hát, biết vận động theo bài hát và biết chơi trò chơi. * Kỹ năng: - Phát triển năng khiếu âm nhạc cho trẻ. * Thái độ: - Trẻ chú ý nghe cô hát và hưởng ứng hát cùng cô. - Giáo dục trẻ ngoan ngoãn biết yêu thương gia đình mình, đoàn kết khi chơi. II. Chuẩn bị: * Đồ dùng của cô: - Cô thuộc bài hát, hát đúng và vận động đúng bài hát " Cả nhà thương nhau". Hát đúng giai điệu bài hát "Tổ ấm gia đình" - Máy cát-sét, đĩa nhạc. Hinh ảnh gia đinh bạn Bi. * Đồ dùng của trẻ: - Một số dụng cụ âm nhạc: Trống lắc, xắc xô, phách gõ,... * Nội dung tích hợp: III. Tổ chức hoạt động. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * Hoạt động 1: Gây hứng thú giới thiệu bài. - Nghe tin lớp mình học rất là ngoan bạn Bi muốn mời chúng ta đến thăm nhà bạn đấy ( Cô cho trẻ hát bài " Nhà của tôi" dẫn trẻ đến quan sát tranh nhà bạn Bi) Cô hỏi trẻ: - Trong gia đình bạn có những ai nào? - Còn gia đình con có những ai - Người trong một gia đình phải như thế nào với nhau? - Đúng rồi! Người trong một gia đình đều phải thương yêu nhau và các con còn nhỏ thì phải biết nghe lời người lớn trong gia đình nhé! - Có một bài hát rất hay nói về tình cảm của những ngưới thân trong gia đình đó là bài hát " Cả - Trẻ lắng nghe. - Trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe. nhà thương nhau" Cô và các con cùng hát tặng gia đình bạn Bi nhé. Để bài hát này hay hơn, hôm nay cô dạy các con vỗ tay theo nhịp bài hát này nha. * Hoạt động 2: Vận động " Cả nhà thương nhau" + Dạy vận động theo nhạc bài hát " Cả nhà thương nhau" - Cô hát và vận động theo nhạc lần 1: Chúng con vừa xem cô hát vận động bài hát gì? Do ai sáng tác? - Cô hát lần 2 kèm phân tích: Vận động theo nhạc là vỗ tay ở phách mạnh, mở ra ở phách nhẹ. Ở bài hát này vỗ tay phách mạnh ở tiếng " Ba" mở ra ở tiếng " thương". Sau đó vỗ vào tiếng "Con" lại mở ra ở tiếng " vì". Sau đó vỗ vào tiếng " Con" rồi lại mở ra ở tiếng " giống" lại vỗ tay vào tiếng " Mẹ" cứ như thế cho đến hết bài hát " Cả nhà thương nhau" - Cô cho trẻ hát vận động theo nhạc cùng cô 2-3 lần. - Cô thay đổi các hình thức: Tổ, nhóm, cá nhân hát vận động. - Các con vừa hát và vận động bài hát gì? Do ai sáng tác? - Cô cho trẻ lặp lại tên bài hát, tên tác giả 2 - 3 lấn. * Hoạt động 3: Nghe hát " Tổ ấm gia đình" - Cô thấy các con hát và vận động theo bài hát rất giỏi. Bây giờ cô sẽ hát tặng các con một bài hát, các con chú ý xem cô hát bài hát gì nhé! - Cô hát lần 1 kèm động tác minh họa. - Cô vừa hát bài hát " Tổ ấm gia đình" do sáng tác. - Cô cho trẻ nghe băng hát 2-3 lần. Cô mời các con đứng lên hưởng ứng cùng cô bài hát này nhé. - Các con vừa hát bài hát gì? Bài hát do ai sáng tác vậy con? * Hoạt động 4: Trò chơi " Tiếng hát ở đâu" - Cô và các con vừa được nghe hát bài hát rất vui phải không nào. Đến nhà bạn Bi cô cùng các con tham gia một trò chơi vui hơn đó là bài " Tiếng bạn ở đâu" - Cô giới thiệu cách chơi. - Cô cho trẻ chơi. - Cô nhận xét. - Kết thúc hoạt động. - Trẻ chú ý. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ hát và vận động. - Trẻ thực hiện. - Trẻ trả lời. - Trẻ nhắc lại. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ hưởng ứng theo cô. - Trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ tham gia chơi. CHƠI VÀ HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH ĐỀ TÀI: NÊU GƯƠNG CUỐI TUẦN I. Mục đích, yêu cầu: * Kiến thức - Biết các tiêu chuẩn trong tuần. - Thực hiện tốt các tiêu chuẩn bé ngoan. * Kỹ năng: - Mạnh dạn nhận xét mình và bạn. - Trẻ mạnh dạn biểu diễn văn nghệ. * Thái độ: - Giáo dục trẻ ngoan vâng lời người lớn. II. Chuẩn bị: * Đồ dùng của cô: - Bảng bé ngoan. - Các bài hát trong chủ đề. * Đồ dùng của trẻ: - Cờ bé ngoan. - Dụng cụ âm nhạc. * Nội dung tích hợp: - Âm nhạc: Bài hát " Cả tuần đều ngoan" III. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô * Hoạt động 1: Kể về một tuần. - Cho trẻ hát bài “ Cả tuần đều ngoan”. + Một tuần có mấy ngày? + Mấy ngày con phải đi học? Đó là những ngày nào? + Con được nghỉ ngày nào không? Được nghỉ ở nhà con làm gì? + Đi học con được làm gì? + Hôm nay là thứ mấy con được làm gì? * Hoạt Động 2: Bé ngoan. - Cô mời cá nhân trẻ kể lại các tiêu chuẩn cô đưa ra trong tuần. - Mời từng tổ nhận xét. Tổ trưởng nhận xét mình và các bạn trong tổ. - Cô nhận xét chung. - Cho trẻ ngoan cắm cờ. - Tuyên dương trẻ cắm cờ. Động viên trẻ chưa được cắm cờ cố gắng để lần sau được cô khen. - Cô đưa ra tiêu chuẩn mới. Hoạt động của trẻ - Hát và trả lời câu hỏi của cô. - Cá nhân trẻ nhắc lại tiêu chuẩn của cô. - Trẻ lắng nghe. - Bé ngoan lên cắm cờ. * Hoạt Động 3: Bé ca hát. - Cô cho trẻ hát biểu diễn các bài hát trong chủ đề. - Mời lớp – nhóm – cá nhân biểu diễn. * Kết thúc hoạt động. -Trẻ hát bài hát trong chủ đề. Trả trẻ: Cô nhắc trẻ chào cô, ba mẹ khi ra về. Trao đổi với phụ huynh về tình hình một ngày của trẻ ở trường. ***************************************************************
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan