Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu chinh thuc 2014inhs.thuvienvatly.com.8ced0.40206

.PDF
5
166
56

Mô tả:

TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN – BÌNH ĐỊNH ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2014 Câu 1: Đặt vào hai đầu cuộn sơ cấp của máy biến áp M1 một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 200V. Khi nối hai đầu cuộn sơ cấp của máy biến áp M2 vào hai đầu cuộn thứ cấp của M1 thì điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn thứ cấp của M2 để hở bằng 12,5V. Khi nối hai đầu của cuộn thứ cấp của M2 với hai đầu cuộn thứ cấp của M1 thì điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn sơ cấp của M2 để hở bằng 50V. Bỏ qua mọi hao phí. M1 có tỉ số giữa số vòng dây cuộn so cấp và số vòng cuộn thứ cấp là: A. 4 B. 15 C. 8 D. 6 Câu 2: Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox có vận tốc bằng không tại hai thời điểm liên tiếp t 1 = 1,75 s và t2 = 2,5 s, tốc độ trung bình trong khoảng thời gian đó là 16 cm/s. Ở thời điểm t = 0, vận tốc v 0 (cm/s) và li độ x0 (cm) của vật thỏa mãn hệ thức: A. x0v0 = − 12π 3 . B. x0v0 = − 4π 3 . C. x0v0 = 12π 3 . D. x0v0 = 4π 3 . Câu 3: Quả cầu nhỏ chạm mặt nước tại O và thực hiện dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Từ O có những gợn sóng tròn lan rộng ra xung quanh. Biết phần tử tại điểm M trên mặt nước, cách O một khoảng OM = 2 cm, dao động với phương trình uM = 4cos40  t (mm), t tính bằng giây. Bỏ qua mọi mất mát năng lượng, tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 80 cm/s. Tốc độ dao động của phần tử tại điểm N trên mặt nước, cách O một 1 khoảng ON = 8 cm, tại thời điểm t = s là 240 A. 40  3 mm/s. B. 40  mm/s. C. 80  mm/s. D. 40  2 mm/s. Câu 4: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng với khe Y-âng, các khe S1, S2 cách nhau một đoạn 2mm. Khe sáng S cách đều hai khe, phát ra bức xạ có bước sóng . Màn quan sát E đặt cách màn chứa S1, S2 một đoạn 130cm. Dịch chuyển một mối hàn của cặp nhiệt điện trên màn E theo một đường vuông góc với hai khe một đoạn 4,9mm, thì thấy có mười lần kim điện kế lại lệch nhiều nhất. Bước sóng của bức xạ sử dụng trong thí nghiệm là A. 830nm. B. 380nm. C. 0,753m D. 0,685m Câu 5: Trên bề mặt chất lỏng có hai nguồn phát sóng kết hợp O1 và O2 dao động đồng pha, cách nhau một khoảng O1O2 = 41 cm. Biết sóng do mỗi nguồn phát ra có tần số f = 10 Hz, tốc độ truyền sóng là v = 2 m/s. Xét điểm M nằm trên đường thẳng vuông góc với O1O2 tại O1. Đoạn O1M có giá trị nhỏ nhất bằng bao nhiêu để phần tử chất lỏng tại M dao động với biên độ cực đại? A. 0,0125 cm. B. 1,0125 cm. C. 1,0125 m. D. 0,0125 m. Câu 6: Hạt nhân triti (T) và đơteri (D) tham gia phản ứng sinh ra hạt  và hạt nơtrôn. Cho biết độ hụt khối của hạt nhân triti là mT = 0,0087u, của hạt nhân đơteri là mD = 0,0024u, của hạt nhân  là m = 0,0305u; 1u = 931 MeV/c2. Phản ứng trên tỏa hay thu năng lượng bao nhiêu? A. Toả 18,06J B. Tỏa 18,06 MeV. C. Toả 23,17MeV. D. Thu 18,06 MeV. Câu 7: Một chiếc đàn và một chiếc kèn cùng phát ra một nốt sol ở cùng một độ cao. Tai ta vẫn phân biệt được hai âm đó vì chúng khác nhau về A. âm sắc. B. mức cường độ âm. C. tần số. D. cường độ âm. Câu 8: Một chất điểm đang dao động điều hòa trên một đoạn thẳng. Trên đoạn thẳng đó, có bảy điểm theo đúng thứ tự H1, H2, H3, H4, H5, H6 và H7 với H4 là vị trí cân bằng của chất điểm. Biết rằng cứ sau 0,25 s thì chất điểm lại đi qua các điểm H1, H2, H3, H4, H5, H6 và H7. Tốc độ của chất điểm khi đi qua H5 là 3 (cm/s). Lấy 2 = 10. Độ lớn gia tốc của chất điểm khi nó đi qua vị trí H2 là A. 20 cm/s2. B. 60 cm/s2. C. 36 3 cm/s2. D. 12 3 cm/s2. Câu 9: Đặt vào đoạn mạch RLC không phân nhánh một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi và có tần số thay đổi được. Khi tần số là 60 Hz thì hệ số công suất của đoạn mạch bằng 1. Khi tần số là 120 Hz hệ số công suất của đoạn mạch là 0,707. Khi tần số là 90 Hz thì hệ số công suất của đoạn mạch bằng A. 0,486. B. 0,625. C. 0,874. D. 0,781. Câu 10: Cho mạch điện RLC nối tiếp, trong đó, cuộn dây có điện trở r và độ tự cảm L còn R là biến trở. Đặt vào hai đầu mạch một hiệu điện thế u = U0cos(ω.t). Khi biến trở có giá trị Rm thì công suất tiêu thụ trên nó đạt giá trị cực đại Pm và mạch có hệ số công suất cosφ, tổng trở Z. Hệ thức liên lạc đúng là: 1 A. Rm = r + | L  B. Z = 2R m (R m  r) . |. C 2 U0 C. Pm = D. cosφ = 2 / 2. . 2(R m  r ) GV: BÙI ĐỨC HƯNG. Tel: 091.36.35.379; 0162.68.77779 Trang 1/5 TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN – BÌNH ĐỊNH Câu 11: Điều nào sau đây là sai khi nói về ánh sáng đơn sắc? A. Các ánh sáng đơn sắc truyền đi với cùng tốc độ trong chân không. B. Khi biết được bước sóng ta có thể kết luận ánh sáng đơn sắc đó có màu gì. C. Các ánh sáng đơn sắc khác nhau có thể có cùng giá trị bước sóng. D. Khi biết được tần số ta có thể kết luận ánh sáng đơn sắc đó có màu gì. Câu 12: Đặt điện áp xoay chiều ổn định vào hai đầu đoạn mạch AB gồm hai đoạn mạch AM và MB mắc nối tiếp.  Biết điện áp hai đầu đoạn mạch AM và điện áp hai đầu đoạn mạch MB lệch pha nhau một góc rad. Tại thời 3 điểm t1 giá trị tức thời của hai điện áp u AM và u MB đều bằng 100 V. Lúc đó, điện áp tức thời hai đầu mạch AB có giá trị bằng A. 100 2 V. B. 200 V. C. 100 V. D. 100 3 V. Câu 13: Một vật dao động điều hòa với phương trình x = 6cos(ωt - π/2) (x tính bằng cm; t tính bằng s). Trong 0,25 s đầu tiên vật đi được quãng đường là 6 cm. Trong giây thứ 2014 kể từ khi bắt đầu chuyển động, vật đi được quãng đường là A. 6 cm. B. 48336 cm. C. 24 cm. D. 48312 cm. Câu 14: Hạt nhân A (có khối lượng mA) đứng yên phóng xạ thành hai hạt B (có khối lượng mB) và C (có khối lượng mC) theo phương trình phóng xạ:AB+C. Nếu phản ứng toả ra năng lượng E thì động năng của hạt B là mC m  mC m mB A. WB  E. B. WB  E. C. WB  E. B D. WB  E. C m B  mC m B  mC mC mB Câu 15: Một vật chuyển động dọc theo trục Ox với phương trình x = 5cos4t – 3, với t đo bằng s, x đo bằng cm. Phát biểu nào sau đây là sai đối với chuyển động của vật ? A. Thời gian ngắn nhất để vật đi từ tọa độ 2cm đến tọa độ – 8cm là 0,25s. B. Vật dao động điều hòa quanh vị trí cân bằng có tọa độ bằng – 3cm. C. Ở thời điểm t = 0 vật có li độ bằng 2cm. D. Sau 2,08s kể từ lúc t = 0,125s, vật đã có 9 lần đi qua tọa độ – 4cm. Câu 16: Một sóng cơ lan truyền trên một sợi dây với chu kỳ T, biên độ không giảm khi truyền đi. Ở thời điểm to, li độ của các phần tử tại M và N tương ứng là – 12mm và + 12mm ; các phần tử tại trung điểm I của MN đang ở vị trí cân bằng. Ở thời điểm t1, các phần tử tại M và N ở trên vị trí cân bằng và có cùng li độ, lúc đó li độ của các phần tử ở I đạt cực đại và bằng 15mm. Li độ của các phần tử M, N là A. 13mm. B. 13,5mm. C. 3mm. D. 9mm. 0 Câu 17: Một máy rađa quân sự đặt trên mặt đất ở Đảo Lý Sơn có tọa độ (15 29’B, 108012’Đ) phát ra tín hiệu sóng dài truyền thẳng đến vị trí giàn khoan HD 981 có tọa độ (15029’B, 111012’Đ). Cho bán kính Trái Đất là 2 c, và 1 hải lí = 1852m. Sau đó, giàn khoan này được dịch chuyển 6400km, tốc độ lan truyền sóng dài là v  9 tới vị trí mới có tọa độ là (15029’B, x0Đ), khi đó thời gian phát và thu sóng dài của rađa tăng thêm 0,4s. So với vị trí cũ, giàn khoan đã dịch chuyển một khoảng cỡ bao nhiêu hải lí và xác định x ? A. 46 hải lí và 131012’Đ. B. 150 hải lí và 135035’Đ. 0 C. 23 hải lí và 111 35’Đ. D. 60 hải lí và 131012’Đ. Câu 18: Cho hai nguồn sóng kết hợp S1 và S2 trên mặt chất lỏng, cách nhau 15 cm, dao động với các phương trình lần lượt là u S1 = 2cos(10t - /4) (mm) và u S2 = 2cos(10t + /4) (mm), t tính bằng giây. Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 10 cm/s. Coi biên độ sóng không đổi khi truyền đi. Điểm M nằm trên đường thẳng vuông góc với S1S2 tại S2 cách S1 25cm và cách S2 20cm. Khoảng cách giữa hai điểm gần S2 nhất và xa S2 nhất có tốc độ dao động 12,57 cm/s trên đoạn S2M là A. 16,06 cm. B. 12,57 cm. C. 8,00 cm. D. 13,55 cm. 5 Câu 19: Có 3 dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số, có phương trình lần lượt là x1  16cos(t  ) 16 3 (cm); x 2  A 2 cos(t  ) (cm); x3  5cos(t  ) (cm). Biết dao động tổng hợp có biên độ là A = 25 cm. 16 Biên độ A 2 không thể nhận giá trị nào sau đây? A. 15 cm. B. 10 cm. C. 20 cm. D. 25 cm. GV: BÙI ĐỨC HƯNG. Tel: 091.36.35.379; 0162.68.77779 Trang 2/5 TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN – BÌNH ĐỊNH Câu 20: Một máy phát điện xoay chiều một pha có roto là một nam châm điện có một cặp cực quay đều với tốc độ n (bỏ qua điện trở thuần ở các cuộn dây phần ứng). Một đoạn mạch RLC được mắc vào hai cực của máy. Khi roto quay với tốc độ n1=30 vòng/s thì dung kháng tụ điện bằng R; còn khi roto quay với tốc độ n2=40 vòng/s thì điện áp hiệu dụng trên tụ điện đạt giá trị cực đại. Để cường độ hiệu dụng qua mạch đạt giá trị cực đại thì roto phải quay với tốc độ A. 24 vòng/s B. 50 vòng/s C. 34,6 vòng/s D. 120 vòng/s Câu 21: Tia nào sau đây thể hiện rõ nhất tính chất sóng của ánh sáng ? A. Tia X B. Tia gamma C. Tia tử ngoại D. Tia màu đỏ Câu 22: Đoạn mạch AB gồm cuộn dây có điện trở thuần và một hộp X mắc nối tiếp, tổng trở của cuộn dây và hộp X bằng nhau. Đặt vào hai đầu A, B điện áp xoay chiều u = 100 6 cos100  t (V), t tính bằng giây. Biết rằng 1 ở thời điểm t1 điện áp tức thời hai đầu hộp X bằng không và đang tăng, đến thời điểm t 2 = t1  (s) thì điện 600 áp tức thời hai đầu cuộn dây đạt cực đại. Biểu thức điện áp hai đầu hộp X là   A. uX = 50 6 cos(100  t - ) (V). B. uX = 50 2 cos(100  t - ) (V). 6 3   C. uX = 100 2 cos(100  t - ) (V). D. uX = 100 cos(100  t - ) (V). 6 3 Câu 23: Một tia sáng đơn sắc khi truyền trong chân không có màu vàng và có bước sóng 550 nm. Cho tia sáng này truyền vào trong nước có chiết suất n = 4/3 thì nó A. vẫn còn màu vàng và vẫn có bước sóng 550 nm. B. chuyển sang màu tím và có bước sóng 413 nm. C. chuyển sang màu đỏ và có bước sóng 733 nm. D. vẫn còn màu vàng nhưng có bước sóng 413 nm. Câu 24: Một lò xo có độ cứng k = 40 N/m, đầu trên được giữ cố định còn phía dưới gắn vật nặng m. Nâng vật m lên vị trí lò xo không biến dạng rồi thả nhẹ để vật dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Trong quá trình dao động, trọng lực của vật m có công suất tức thời cực đại bằng 0,5 W. Lấy g = 10 m/s2. Biên độ dao động của vật m gần nhất với giá trị nào sau đây ? A. 2,0 cm. B. 3,0 cm. C. 2,8 cm. D. 1,5 cm. Câu 25: Một đoạn mạch xoay chiều gồm điện trở thuần R, cuộn dây thuần cảm và tụ điện C mắc nối tiếp. Đặt vào hai đầu đoạn mạch điện áp xoay chiều u  U0 cos 2ft (V). Biết tổng trở của mạch được tính bằng biểu u thức Z = , trong đó u, i là điện áp tức thời hai đầu mạch và cường độ dòng điện tức thời qua mạch. Phát biểu i nào sau đây là đúng? 2 A. Hệ số công suất của mạch bằng B. Đoạn mạch có tính dung kháng. . 2 C. Đoạn mạch có tính cảm kháng. D. Điện áp tức thời hai đầu điện trở thuần cùng pha với điện áp tức thời hai đầu mạch. Câu 26: Chọn câu đúng khi nói về vật dao động điều hoà ? A. Gia tốc cùng chiều với vận tốc khi vật đi từ vị trí cân bằng ra hai biên. B. Vận tốc biến thiên chậm pha hơn lực hồi phục tác dụng lên vật. C. Lực hồi phục ngược chiều với vectơ gia tốc của vật. D. Khi chuyển động theo chiều âm của trục tọa độ thì vật có li độ âm. Câu 27: Khi từ trường biến thiên theo thời gian sẽ làm xuất hiện điện trường, các đường sức của điện trường này là A. những đường thẳng song song cách đều nhau. B. những đường tròn đồng tâm có cùng bán kính. C. những đường song song với các đường sức của từ trường. D. những đường cong khép kín bao quanh các đường sức của từ trường. Câu 28: Cho đoạn mạch điện PQ gồm: đoạn PM có điện trở thuần R, đoạn MN là cuộn dây không thuần cảm, đoạn NQ là tụ điện. Hai đầu đoạn mạch có một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi, tần số f thay đổi. Khi f = f1 thì hệ số công suất trên đoạn PN là 0,6, hệ số công suất trên đoạn PQ là 0,8. Khi f = f 2 = 100Hz thì điện áp hiệu dụng UMQ đạt cực tiểu và bằng 100V. Giá trị tần số f1 là A. 80Hz B. 150Hz C. 60Hz D. 75Hz GV: BÙI ĐỨC HƯNG. Tel: 091.36.35.379; 0162.68.77779 Trang 3/5 TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN – BÌNH ĐỊNH Câu 29: Sóng dừng trên dây OB dài ℓ = 120 cm có hai đầu cố định. Trên dây có bốn điểm bụng, các phần tử ở đó dao động với biên độ 2 cm. Biên độ dao động của điểm M cách O một khoảng 65 cm là A. 1 cm. B. 0,9 cm. C. 0,5 cm. D. 0,75 cm. Câu 30: Một con lắc đơn gồm một hòn bi nhỏ treo vào đầu dưới của một sợi dây không giãn, khối lượng không đáng kể. Hòn bi dao động điều hòa trên cung tròn dài 4 cm với chu kì 3 s. Thời gian để hòn bi đi được 2014 cm kể từ vị trí cân bằng là A. 1509,75 s. B. 1509,25 s. C. 755,75 s. D. 755,25 s. Câu 31: Cho mạch điện PQ gồm điện trở thuần R, cuộn thuần cảm L và tụ C nối tiếp với nhau theo thứ tự trên, và có CR2 < 2L. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều có biểu thức u = U 2 cos(t) , trong đó U không đổi,  biến thiên. Điều chỉnh giá trị của  để điện áp hiệu dụng giữa hai bản tụ đạt cực đại. Khi đó 5U . Gọi M là điểm nối giữa L và C. Hệ số công suất của đoạn mạch PM là: 4 5 2 1 3 A. B. C. D. 6 2 7 3 U C max  Câu 32: Một mạch dao động lý tưởng gồm một tụ điện và một cuộn dây thuần cảm đang có dao động điện từ tự do. Tại thời điểm t = 0, điện tích trên bản tụ thứ nhất có giá trị cực đại Q0. Sau khoảng thời gian ngắn nhất bằng 10-6 s, kể từ lúc t = 0, thì điện tích trên bản tụ thứ hai có giá trị bằng – Q0/2. Chu kì dao động riêng của mạch dao động này là A. 1,5.10-6 s. B. 6.10-6s. C. 2.10-6 s. D. 3.10-6 s. Câu 33: Để xác định khoảng vân trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng người ta sử dụng thiết bị cảm biến quang. Cảm biến quang là thiết bị nhạy sáng, khi ánh sáng chiếu vào thì kim trên đồng hồ của nó nhảy số thể hiện tương ứng năng lượng mà ánh sáng chiếu vào. Biết khoảng cách giữa hai khe là 1,2 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát là 2,4 m. Nguồn sáng phát đồng thời hai bức xạ có bước sóng 450 nm và 750 nm. Di chuyển cảm biến quang trên màn từ vân sáng trung tâm ra xa. Vị trí cảm biến quang hiện số “0” lần đầu tiên cách vân sáng trung tâm một khoảng bằng A. 4,75 mm. B. 1,25 mm. C. 3,25 mm. D. 2,25 mm. Câu 34: Hiện tượng quang dẫn là hiện tượng A. các êlectron được giải phóng ra khỏi khối chất bán dẫn. B. giảm điện dẫn suất của chất bán dẫn khi bị ánh sáng thích hợp chiếu vào. C. được giải thích dựa trên hiện tượng quang – phát quang. D. được ứng dụng để chế tạo phôtôđiốt. Câu 35: Khi đến mỗi bến, xe buýt chỉ tạm dừng nên không tắt máy. Hành khách trên xe nhận thấy thân xe dao động. Đó là dao động A. duy trì. B. tắt dần. C. tự do. D. cưỡng bức. Câu 36: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng Y-âng, nguồn sáng S phát ra đồng thời 2 bức xạ λ1 = 500 nm và λ2 = 700 nm. Khoảng cách giữa hai vân sáng liên tiếp cùng màu với vân trung tâm là 1,5 mm. Trên bề rộng 5,5 mm tính từ vân trung tâm, có bao nhiêu vị trí mà ở đó cả hai bức xạ đều cho vân tối ? A. 4. B. 3. C. 7. D. 2. 1 1 Câu 37: Biết U235 có thể bị phân hạch theo phản ứng sau : 0 n 235U 139I  94Y 30 n . Khối lượng của các hạt 92 53 39 tham gia phản ứng: mU = 234,99332u; mn = 1,0087u; mI = 138,8970u; mY = 93,89014u; 1uc2 = 931,5MeV. Nếu có một lượng hạt nhân U235 đủ nhiều, giả sử ban đầu ta kích thích cho 1010 hạt U235 phân hạch theo phương trình trên và sau đó phản ứng dây chuyền xảy ra trong khối hạt nhân đó với hệ số nhân nơtrôn là k = 2. Coi phản ứng không phóng xạ gamma. Năng lượng toả ra sau 5 phân hạch dây chuyền đầu tiên (kể cả các phân hạch kích thích ban đầu) A. 175,85MeV B. 5,45.1013MeV C. 5,45.1014MeV D. 8,79.1012MeV Câu 38: Giới hạn quang điện của kẽm là 0,36m, công thoát của kẽm lớn hơn công thoát của natri 1,4 lần. Giới hạn quang điện của natri là A. 0,504 m. B. 2,57 m. C. 0,257 m. D. 5,04 m. Câu 39: Êlectron của nguyên tử hiđrô đang chuyển động trên quỹ đạo L thì hấp thụ được năng lượng của một phôtôn, chuyển lên quỹ đạo có bán kính gấp 6,25 lần quỹ đạo cũ. Khi chuyển về các quỹ đạo bên trong, nguyên tử hiđrô không thể phát ra bức xạ có bước sóng nào sau đây ? Biết rằng khi êlectron ở quỹ đạo thứ n thì năng lượng của nguyên tử hiđrô được cho bởi công thức En  13,6 / n 2 (eV) (với n = 1, 2, 3,...). A. 1284nm. B. 121,8nm. C. 0,4110m. D. 0,4349m. GV: BÙI ĐỨC HƯNG. Tel: 091.36.35.379; 0162.68.77779 Trang 4/5 TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ QUÝ ĐÔN – BÌNH ĐỊNH Câu 40: Để phát hiện các khuyết tật trên bề mặt sản phẩm kim loại, người ta thường dùng bức xạ nào và dựa vào tính chất nào của nó? A. Tia X, đâm xuyên. B. Tia tử ngoại, đâm xuyên. C. Tia tử ngoại, phát quang. D. Ánh sáng nhìn thấy, kích thích thần kinh thị giác. Câu 41: Một lò xo lí tưởng PQ có độ cứng 3 N/cm. Đầu dưới Q của lò xo gắn với mặt sàn nằm ngang, đầu trên P gắn với vật nhỏ có khối lượng 750g. Từ vị trí cân bằng của vật, người ta đưa vật đến vị trí lò xo bị nén 5 mm, rồi truyền cho vật vận tốc 40 3 cm/s hướng về vị trí cân bằng. Lấy g = 10 m/s2. Giả thiết, trong suốt quá trình chuyển động của vật, lò xo luôn được giữ theo phương thẳng đứng. Trong khoảng thời gian t = kT (với k nguyên và 8 k 12) kể từ lúc vật bắt đầu dao động, gọi t1 là khoảng thời gian lực tác dụng lên điểm Q cùng chiều với trọng lực, t2 là khoảng thời gian lực tác dụng lên điểm Q ngược chiều với trọng lực. Tỉ số t1/t2 gần giá trị nào nhất sau đây ? A. 2. B. 1. C. 4. D. 3. Câu 42: Một nguyên tử hiđrô đang ở trạng thái kích thích, muốn chuyển về trạng thái cơ bản thì phát ra tối đa 6 lượng tử năng lượng. Khi phát ra lượng tử năng lượng nhỏ nhất trong số 6 lượng tử năng lượng trên thì động năng của electron của nguyên tử hiđrô đã A. tăng 1,4 lần. B. tăng 1,3 lần. C. tăng 1,8 lần. D. tăng 1,2 lần. Câu 43: Mạch điện xoay chiều PQ mắc nối tiếp gồm đoạn mạch PM và MQ. Đoạn mạch PM chứa điện trở 104 F, đoạn mạch MQ chứa cuộn dây có độ tự cảm L và điện trở R2. thuần R1 và tụ điện có điện dung C   Đặt vào 2 đầu đoạn mạch PQ điện áp xoay chiều u  60 2 cos500t V thì điện áp hiệu dụng giữa hai điểm P và M là 24 5 V . Khi nối tắt hai đầu tụ điện bằng dây dẫn có điện trở không đáng kể thì điện áp hiệu dụng của cos PM hai đầu đoạn mạch PM và MQ lần lượt là 20 2 V và 20 5 V. Tỉ số hệ số công suất của hai đoạn cos MQ mạch trước khi nối tắt là A. 5 B. 2 C. 0,5 D. 2 Câu 44: Để cho chu kì bán rã T của một chất phóng xạ, người ta dùng máy đếm xung. Trong t 1 giờ đầu tiên máy đếm được n1 xung; trong t2 = 2t1 giờ tiếp theo máy đếm được n2 = 9 n1 xung. Chu kì bán rã T có giá trị 64 là bao nhiêu? A. T = t1/6 B. T = t1/4 C. T = t1/2 210 206 Câu 45: Cho phản ứng hạt nhân: 84 Po    82 Pb D. T = t1/3 Lúc đầu có một mẫu Polôni nguyên chất, tính tỉ lệ % khối lượng của Po trong mẫu sau 2 chu kì bán rã: A. 25,36% B. 33,98% C. 25% D. 66,02% -7 Câu 46: Điện tích tổng cộng của một hạt nhân X là 22,4.10 pC. Hạt nhân X đó là: 28 14 14 A. 7 N B. 14 Si C. 27 Al D. 6 C 13 Câu 47: Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân X là 5,42 MeV/nuclôn. Biết khối lượng của prôtôn là 1,007276u, của nơtrôn là 1,008665u. Hạt nhân X có 3 prôtôn và 4 nơtrôn. Tính khối lượng của hạt nhân X ? Lấy 1u = 931,5 MeV/c2. A. 6,045 u. B. 6,978 u. C. 7,0158 u. D. 1,165.10-23 kg. Câu 48: Sóng điện từ phát ra từ anten phát của hệ thống phát thanh là sóng A. có dạng hình sin. B. cao tần biến điệu. C. âm tần khuếch đại. D. có chu kỳ cao. Câu 49: Một nguồn phát sóng dao động điều hòa tạo ra sóng tròn đồng tâm O truyền trên mặt nước với bước sóng  . Hai điểm M và N thuộc mặt nước, nằm trên hai phương truyền sóng mà các phần tử nước dao động. Biết OM=8; ON=12 và OM vuông góc ON. Trên đoạn MN, số điểm mà phần tử nước dao động ngược pha với dao động của nguồn O là: A. 7 B. 6 C. 4. D. 5 Câu 50: Khi đoạn mạch R, L, C mắc nối tiếp chưa xảy ra hiện tượng cộng hưởng thì không thể làm cho điện áp hai đầu mạch và cường độ dòng điện chạy qua mạch cùng pha bằng cách điều chỉnh đại lượng nào sau đây ? A. Điện trở thuần R. B. Điện dung C của tụ điện. C. Độ tự cảm L của ống dây. D. Tần số f của dòng điện. ------------------------------------------------------ HẾT ---------GV: BÙI ĐỨC HƯNG. Tel: 091.36.35.379; 0162.68.77779 Trang 5/5
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan