Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chính sách tài khóa hướng tới tăng trưởng kinh tế ở việt nam...

Tài liệu Chính sách tài khóa hướng tới tăng trưởng kinh tế ở việt nam

.PDF
214
1
59

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH  NGUYỄN THỊ HOA CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA HƯỚNG TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH  NGUYỄN THỊ HOA CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA HƯỚNG TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM Chuyên ngành : TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG Mã số : 9.34.02.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học 1.PGS,TS. Nguyễn Văn Dần 2. TS. Vũ Nhữ Thăng HÀ NỘI - 2022 i MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................... ii DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ v DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................... vii MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án ................................................................... 1 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án .............. 3 2.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa chính sách tài khoá nói chung hướng tới tăng trưởng kinh tế........................... 3 2.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu về tác động của chính sách thu ngân sách nhà nước hướng tới tăng trưởng kinh tế........................................... 7 2.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu về tác động của chi ngân sách nhà nước hướng tới tăng trưởng kinh tế.......................................................... 10 3. Khoảng trống nghiên cứu ............................................................................ 13 4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài luận án.................................. 14 5. Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án .................................................... 15 6. Phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án........................................................ 15 7. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 15 9. Kết cấu của luận án ..................................................................................... 18 ii CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA HƯỚNG TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ……...………… ......................................................................................... 19 1.1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA HƯỚNG TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ ....................................................................................... 19 1.1.1 Lý luận chung về chính sách tài khóa ........................................... 19 1.1.2 Lý luận về tăng trưởng kinh tế ...................................................... 24 1.2 TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA HƯỚNG TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ ....................................................................................... 31 1.2.1 Cơ chế tác động của chính sách thu ngân sách nhà nước hướng tới tăng trưởng kinh tế .................................................................................. 31 1.2.2 Cơ chế tác động của chính sách chi ngân sách nhà nước hướng tới tăng trưởng kinh tế .................................................................................. 34 1.2.3 Cơ chế tác động của chính sách thu ngân sách nhà nước, chính sách chi ngân sách nhà nước hướng tới tăng trưởng kinh tế trong mối quan hệ với chính sách tiền tệ ............................................................................... 37 1.3 KINH NGHIỆM VỀ SỬ DỤNG CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA HƯỚNG TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM .................................................................................. 42 1.3.1 Kinh nghiệm về sử dụng chính sách tài khóa hướng tới tăng trưởng kinh tế của một số nước trên thế giới ...................................................... 42 1.3.2 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ............................................. 49 Tiểu kết chương 1 .......................................................................................... 52 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA HƯỚNG TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM .................................................. 55 iii 2.1 THỰC TRẠNG KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC GIAI ĐOẠN 1991 – 2020 ..................................................................................................... 55 2.1.1 Thực trạng kinh tế thế giới và trong nước giai đoạn 1991 – 2000 55 2.1.2 Thực trạng kinh tế thế giới và trong nước giai đoạn 2001 – 2010 57 2.1.3 Thực trạng kinh tế thế giới và trong nước giai đoạn 2011 – 2020 60 2.2 THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA HƯỚNG TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1991 – 2020 ................... 63 2.2.1 Thực trạng chính sách tài khóa ở Việt Nam giai đoạn 1991 – 2020....... .................................................................................................. 63 2.2.2 Thực trạng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 1991 – 2020..... .................................................................................................... 84 2.3 NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA HƯỚNG TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1991 – 2020 ..................................................................................................... 92 2.3.1 Phát triển mô hình thực nghiệm tác động của thu ngân sách nhà nước và chi ngân sách nhà nước hướng tới tăng trưởng kinh tế ............. 92 2.3.2 Phát triển giả thuyết tác động của thu ngân sách nhà nước và chi ngân sách nhà nước hướng tới tăng trưởng kinh tế................................. 94 2.3.3 Kết quả thực nghiệm tác động của thu ngân sách nhà nước và chi ngân sách nhà nước hướng tới tăng trưởng kinh tế................................. 98 2.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA HƯỚNG TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1991 – 2020 ..... 114 2.4.1 Những kết quả đạt được .............................................................. 114 2.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân .................................................. 116 iv Tiểu kết chương 2 ........................................................................................ 122 CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA HƯỚNG TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM............................................................. 125 3.1 DỰ BÁO BỐI CẢNH THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030 .................... 125 3.1.1 Dự báo bối cảnh thế giới đến năm 2030 ..................................... 125 3.1.2 Dự báo bối cảnh trong nước đến năm 2030................................ 130 3.2 QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA HƯỚNG TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030.................. ............................................................................................. 135 3.2.1 Quan điểm hoàn thiện chính sách tài khóa ở Việt Nam đến năm 2030........ ............................................................................................... 135 3.2.2 Định hướng hoàn thiện chính sách tài khóa hướng tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam đến năm 2030 ........................................................ 138 3.3 CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA HƯỚNG TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM ......................................... 141 3.3.1 Nhóm giải pháp chung ................................................................ 141 3.3.2 Nhóm giải pháp cụ thể ................................................................ 148 3.4 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN GIẢI PHÁP ................................................ 170 Tiểu kết chương 3 ........................................................................................ 172 KẾT LUẬN ................................................................................................... 174 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................... i CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .............................................................................. xxiv i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận án là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Thị Hoa ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT 1. 2. Từ viết tắt APEC ARDL Từ Tiếng Anh Nghĩa Tiếng Việt Asia-Pacific Economic Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Cooperation châu Á – Thái Bình Dương AutoRegressive Distributed Lag Mô hình tự hồi quy phân phối trễ 3. ASEAN Association of South East Asian Hiệp hội các quốc gia Đông Nations Nam Á 4. ASXH An sinh xã hội 5. BVMT Bảo vệ môi trường 6. CMCN Cách mạng công nghiệp 7. CPTPP Comprehensive and Progressive Hiệp định Đối tác Toàn diện Agreement for Trans-Pacific và Tiến bộ xuyên Thái Bình Partnership Dương 8. CSTK Chính sách tài khóa 9. CSTT Chính sách tiền tệ 10. KTVM Kinh tế vĩ mô 11. ECM Error Correction Model Mô hình hiệu chỉnh sai số 12. EFA Exploratory Factor Analysis Phân tích nhân tố khám phá 13. EU European Union Liên minh châu Âu 14. EVFTA European-Vietnam Free Trade Hiệp định Thương mại tư do Agreement giữa Việt Nam - EU 15. GDP Gross domestic product Tổng sản phẩm quốc nội 16. GNI Gross national income Thu nhập quốc dân 17. GNP Gross National Product Tổng sản lượng quốc gia / Tổng sản phẩm quốc gia iii 18. GO Gross output Tổng giá trị sản xuất 19. DN 20. SXKD 21. GSO 22. GTGT 23. FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài 24. FTA Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do 25. ICOR Incremental Capital - Output tỷ lệ vốn trên sản lượng tăng Ratio thêm International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế Doanh nghiệp Sản xuất kinh doanh General Statistics Office Tổng cục Thống kê Giá trị gia tăng 26. IMF 27. KH&CN 28. KTXH 29. NDI 30. NI 31. NSĐP Ngân sách địa phương 32. NSNN Ngân sách Nhà nước 33. NSTƯ Ngân sách Trung ương 34. OECD Khoa học và công nghệ Kinh tế - xã hội National disposable income Thu nhập quốc gia khả dụng National Income Thu nhập quốc dân Organization for Economic Tổ chức Hợp tác và Phát triển Cooperation and Development Kinh tế 35. ODA Official Development Assistance Hỗ trợ phát triển chính thức 36. OLS Ordinary Least Square Phương pháp bình phương nhỏ nhất 37. PTKT 38. RCEP 39. TFP 40. TNCN Phát triển kinh tế Regional Comprehensive Hiệp định Đối tác Kinh tế Economic Partnership Toàn diện Khu vực Total-Factor Productivity Năng suất nhân tố tổng hợp Thu nhập cá nhân iv 41. TNDN Thu nhập doanh nghiệp 42. TTĐB Tiêu thụ đặc biệt 43. TTKT Tăng trưởng kinh tế 44. ĐTPT Đầu tư phát triển 45. USD 46. XHCN 47. WB World Bank Ngân hàng thế giới 48. WEF World Economic Forum Diễn đàn Kinh tế Thế giới 49. WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới United States dollar Đô la Mỹ Xã hội chủ nghĩa v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Tỷ lệ số thu NSNN trên GDP ở Việt Nam giai đoạn 1991 – 2000 ......................................................................................................................... 65 Bảng 2.2. Tỷ lệ số chi NSNN trên GDP ở Việt Nam giai đoạn 1991 – 2000 ......................................................................................................................... 66 Bảng 2.3. Tỷ trọng số chi NSNN thành phần trong tổng chi NSNN ở Việt Nam giai đoạn 1991 – 2000 ............................................................................ 66 Bảng 2.4. Tỷ lệ số thu NSNN trên GDP ở Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010 ......................................................................................................................... 70 Bảng 2.5. Tỷ lệ số chi NSNN trên GDP ở Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010 ......................................................................................................................... 72 Bảng 2.6. Tỷ lệ số thu NSNN trên GDP ở Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 ......................................................................................................................... 78 Bảng 2.7. Tỷ lệ số chi NSNN trên GDP ở Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 ......................................................................................................................... 79 Bảng 2.8. Tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 1991 – 2000 ..................................................... 85 Bảng 2.9. GDP bình quân đầu người của các nước ASEAN giai đoạn 1995 – 2000 .............................................................................................................. 86 Bảng 2.10. Tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010 ..................................................... 88 Bảng 2.11. GDP ở Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 ............................. 89 Bảng 2.12. Tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 ..................................................... 90 Bảng 2.13. Hệ số ICOR theo giá so sánh 2010 ở Việt Nam 2011 – 2020 ......................................................................................................................... 91 vi Bảng 2.14. Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị của các biến tham gia trong nghiên cứu ..................................................................................................... 101 Bảng 2.15. Kết quả kiểm định đường bao của các biến tham gia trong nghiên cứu ..................................................................................................... 101 Bảng 2.16. Ước lượng mô hình ARDL theo độ trễ tối ưu .................... 102 Bảng 2.17. Kết quả kiểm định đường bao của các biến tham gia trong nghiên cứu ..................................................................................................... 103 Bảng 2.18. Kết quả mô hình ước lượng ARDL sửa lỗi (ECM) trong ngắn hạn ................................................................................................................. 104 Bảng 2.19. Kết quả kiểm định mô hình ARDL .................................... 106 Bảng 2.20. Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị của các biến trong nghiên cứu ................................................................................................................. 107 Bảng 2.21. Kết quả kiểm định đường bao của các biến trong nghiên cứu ....................................................................................................................... 108 Bảng 2.22. Ước lượng mô hình ARDL theo độ trễ tối ưu (4, 3, 4, 4) .. 109 Bảng 2.23. Kết quả kiểm định đường bao của các biến trong nghiên cứu ....................................................................................................................... 110 Bảng 2.24. Kết quả mô hình ước lượng ARDL sửa lỗi (ECM) trong ngắn hạn ................................................................................................................. 111 Bảng 2.25. Kết quả kiểm định mô hình ARDL .................................... 113 Bảng 3.1. Dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới, một số quốc gia và khu vực kinh tế lớn ........................................................................................ 127 vii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Tác động của tổng cầu đến sản lượng ..................................... 33 Hình 1.2: Tác động của chi tiêu Chính phủ lên sản lượng của nền kinh tế ......................................................................................................................... 35 Hình 1.3: Luồng thu nhập của các khu vực trong chu chuyển kinh tế ... 36 Hình 1.4. Mô hình đường IS ................................................................... 37 Hình 1.5. Mô hình đường LM................................................................. 38 Hình 1.6. Chính sách tài khóa mở rộng và sản lượng của nền kinh tế trong mô hình IS – LM ............................................................................................. 38 Hình 1.7. Chính sách tài khóa mở rộng, lãi suất và sản lượng của nền kinh tế trong mô hình IS – LM................................................................................ 39 Hình 1.8. Chính sách tài khóa thu hẹp, lãi suất và sản lượng của nền kinh tế trong mô hình IS – LM................................................................................ 39 Hình 1.9. Chính sách tiền tệ nới lỏng và sản lượng của nền kinh tế trong mô hình IS – LM ............................................................................................. 40 Hình 1.10. Chính sách tiền tệ thắt chặt và sản lượng của nền kinh tế trong mô hình IS – LM ............................................................................................. 40 Hình 1.11. Chính sách tài khóa mở rộng và chính sách tiền tệ nới lỏng và lãi suất, sản lượng của nền kinh tế trong mô hình IS – LM ............................ 41 Hình 2.1. Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình thế giới giai đoạn 1991 – 2000 ................................................................................................................. 56 Hình 2.2. Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình thế giới giai đoạn 2001 – 2010 ................................................................................................................. 57 Hình 2.3. Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình thế giới giai đoạn 2011 – 2020 ................................................................................................................. 61 Hình 2.4. Tổng thu NSNN ở Việt Nam giai đoạn 1991 – 2000 ............. 64 viii Hình 2.5. Tỷ trọng số thu các thành phần trong tổng thu NSNN ở Việt Nam giai đoạn 1991 – 2000 ............................................................................ 64 Hình 2.6. Tỷ trọng số chi các thành phần trong tổng chi NSNN ở Việt Nam giai đoạn 1991 – 2000 ..................................................................................... 67 Hình 2.7. Tổng thu NSNN ở Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010 ............. 68 Hình 2.8. Tỷ trọng số thu các thành phần trong tổng thu NSNN ở Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010 ............................................................................ 69 Hình 2.9. Tỷ trọng số chi các thành phần trong tổng chi NSNN ở Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010 ..................................................................................... 74 Hình 2.10. Tổng thu NSNN ở Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 ........... 76 Hình 2.11. Tỷ trọng số thu các thành phần trong tổng thu NSNN ở Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 ............................................................................ 77 Hình 2.12. Tỷ trọng số chi các thành phần trong tổng chi NSNN ở Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 ............................................................................ 84 Hình 2.13. GDP theo giá thực tế và tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam giai đoạn 1991 – 2000 ............................................................................................ 84 Hình 2.14. GDP theo giá thực tế và tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010 ............................................................................................ 87 Hình 2.15. Lựa chọn độ trễ tối ưu cho mô hình theo tiêu chí AIC ....... 102 Hình 2.16. Kết quả mô phỏng tổng tích lũy của phần dư ..................... 105 Hình 2.17. Kết quả mô phỏng tổng tích lũy hiệu chỉnh của phần dư ... 106 Hình 2.18. Lựa chọn độ trễ tối ưu cho mô hình theo tiêu chí AIC ....... 108 Hình 2.19. Kết quả mô phỏng tổng tích lũy của phần dư ..................... 112 Hình 2.20. Kết quả mô phỏng tổng tích lũy hiệu chỉnh của phần dư ... 112 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế đã đem lại nhiều cơ hội phát triển cho các quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng nhưng đồng thời đặt ra nhiều khó khăn, thách thức. Một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công của quá trình phát triển và tăng trưởng kinh tế (TTKT) của mỗi quốc gia là biết lựa chọn và tận dụng tối đa các công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô, trong đó chính sách tài khoá (CSTK) là công cụ phổ biến và có tầm quan trọng rất lớn. CSTK tận dụng chi tiêu công và hệ thống thuế để đạt được các mục tiêu như TTKT, tạo công ăn việc làm, ổn định giá cả. Về mặt lý thuyết, các nhà nghiên cứu cho rằng CSTK có phạm vi tác động lớn tới nền KTVM thông qua hoạt động huy động và sử dụng nguồn lực NSNN và được nhận định là “điểm tựa” tốt cho TTKT. Đối với các quốc gia đang phát triển có nguồn lực ngân sách hạn chế như Việt Nam, việc vận dụng CSTK hướng tới TTKT cần phải thích ứng với điều kiện và từng giai đoạn phát triển của đất nước. Về mặt thực tiễn, nhiều bằng chứng cho thấy CSTK đã có nhiều đóng góp tích cực vào từng giai đoạn PTKT của Việt Nam. Tuy nhiên, do các mục tiêu KTXH được Đảng và Nhà nước xây dựng trong 05 năm hoặc 10 năm, nên CSTK cũng được thực hiện theo hướng mở rộng hoặc thắt chặt theo từng giai đoạn 05 năm hoặc 10 năm tương ứng. Tuy nhiên, có những thời điểm, CSTK không thể thực hiện theo đúng định hướng như trước khi có các yếu tố bất ngờ xuất hiện. Chẳng hạn, sự bùng phát của đại dịch Covid-19 cùng với nhiều yếu tố bất ổn khác về địa chính trị, căng thẳng thương mại giữa các nền kinh tế lớn, dịch bệnh kép trong những năm 2019-2020 đã tác động nghiêm trọng đến TTKT và các cân đối lớn của nền kinh tế ở các quốc gia và Việt Nam. Khi kinh 2 tế toàn cầu có dấu hiệu suy giảm nhanh chóng do Covid-19 khiến cho hoạt động SXKD bị ngắt quãng, đình trệ và đời sống của người dân vô cùng khó khăn, các nước buộc phải khẩn trương thực hiện điều chỉnh CSTK để giảm thiểu tác động tiêu cực của Covid-19. Điều đặc biệt, đại dịch Covid-19 được coi là một thảm kịch chưa từng có từ trước tới nay, thậm chí còn tạo ra khủng hoảng gấp nhiều lần so với nhiều đại dịch mà thế giới đã từng đối mặt và hậu quả trầm trọng hơn cả Chiến tranh thế giới thứ hai do Covid-19 gây chết người trên diện rộng chỉ trong thời gian rất ngắn. Có thể nói Covid-19 xuất hiện như một yếu tố đột biến làm thay đổi toàn bộ cấu trúc tài khóa của một quốc gia, khiến cho các quốc gia và Việt Nam thường xuyên bám sát tình hình diễn biến của Covid19 để đưa ra các biện pháp điều chỉnh CSTK có tính chất khẩn cấp theo hướng mở rộng, thậm chí là ban hành các chính sách thu và chi chưa từng có tiền lệ trong lịch sử (liên tục ban hành các chính sách miễn/giảm các loại thuế, đồng thời tiết giảm tối đa các khoản chi chưa thực sự cần thiết để tập trung nỗ lực tăng chi cho hoạt động y tế vượt mức quy định thông thường cũng như ưu tiên dành nguồn lực cho chi đầu tư để ngăn chặn sự suy giảm của nền kinh tế). Kết quả cho thấy, CSTK của Việt Nam đã phát huy được tác dụng thúc đẩy TTKT phù hợp với từng giai đoạn và ngay cả thời điểm nền kinh tế rơi vào tình trạng khẩn cấp vì dịch bệnh Covid-19. Trong thời gian tới, dịch bệnh Covid-19 về cơ bản đã được kiểm soát, tuy nhiên sự phục hồi của nền kinh tế vẫn chưa thực sự được đảm bảo do sự biến động của nhiều yếu tố vĩ mô bên ngoài như xung đột quân sự giữa NgaUkraine, các sự kiện cắt giảm nguồn cung xăng dầu và các lệnh cấm vận về trao đổi năng lượng giữa các quốc gia phát triển… khiến cho lạm phát có xu hướng tăng (nhất là giá xăng dầu, nguyên vật liệu đầu vào tăng cao) tác động đến doanh nghiệp và người dân. Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh chi đầu tư công trong nước còn chậm ảnh hưởng đến quá trình phục hồi kinh tế. 3 Từ những phát hiện, phân tích trên, nghiên cứu sinh nhận thấy cần có những nghiên cứu chuyên sâu về CSTK nhằm hoạch định, thực thi linh hoạt, có hiệu quả hướng tới TTKT và phù hợp với từng thời kỳ. Do đó, nghiên cứu sinh lựa chọn tên đề tài luận án là “Chính sách tài khóa hướng tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam” có tính cấp thiết, có ý nghĩa quan trọng cả về mặt khoa học và thực tiễn. 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 2.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa chính sách tài khoá nói chung hướng tới tăng trưởng kinh tế John Maynard Keynes (1973) chỉ ra rằng khi sản lượng của nền kinh tế nằm dưới mức tiềm năng do suy thoái, việc áp dụng CSTK theo hướng mở rộng (tăng chi NSNN hoặc giảm thuế) có thể kích thích đầu tư từ khu vực ngoài nhà nước, tăng tỷ lệ sử dụng lao động và tăng tổng sản lượng, nhờ đó, tác động đến chu kỳ kinh tế và khắc phục sự bất cân xứng trong tổng cầu. [149] David Begg & cộng sự (1987) và Paul A.Samuelson (1997) khẳng định rằng, chính sách thuế có vai trò quan trọng đến TTKT, việc giảm thuế suất sẽ tạo động lực cho sản xuất, đầu tư, qua đó thúc đẩy TTKT. Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu cũng nhấn mạnh sự cần thiết của việc phân tích, đánh giá vai trò của chính sách thuế và chi NSNN đối với sự ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy TTKT. [107][60] Bùi Đường Nghiêu (2000) đã đánh giá khái quát tình hình tài chính Việt Nam 10 năm từ 1991 – 2000; nêu lên đặc điểm của nền kinh tế, những vấn đề đặt ra đối với CSTK nước ta giai đoạn 2001 – 2010, từ đó đưa ra những định hướng và giải pháp về đổi mới CSTK giai đoạn 2001 – 2010.[40] Bùi Nhật Tân (2015) đã phân tích diễn biến CSTK của Việt Nam qua từng giai đoạn khác nhau. Có những năm CSTK được thực hiện theo hướng mở rộng (tập trung tăng chi đầu tư công) do mục tiêu hàng đầu mà Chính phủ 4 đặt ra là đạt được TTKT cao. Có giai đoạn, CSTK thực hiện theo hướng thắt chặt nhằm nâng cao hiệu quả chi tiêu công. Có giai đoạn CSTK nới lỏng (ban hành các gói kích thích với quy mô lớn) để kích thích TTKT khi nền kinh tế có dấu hiệu đi xuống như sản xuất khó khăn, đầu tư tăng thấp, tiêu dùng chậm lại, lao động dư thừa do những tác động của khủng hoảng tài chính thế giới. Tuy nhiên, khi thực hiện CSTK nới lỏng trong một thời gian khiến cho lạm phát tăng cao thì Chính phủ chuyển hướng thực hiện CSTK thận trọng và linh hoạt (giảm thuế và kiểm soát chi NSNN) và nêu ra các giải pháp đổi mới CSTK hướng tới TTKT đến năm 2020. [61] Nguyễn Thanh Giang (2018) đã trình bày lý luận về CSTK và TTKT; tìm hiểu kinh nghiệm của các nước trên thế giới trong việc hoạch định và sử dụng CSTK, rút ra bài học kinh nghiệm vận dụng cho Việt Nam; đánh giá thực trạng của CSTK và tác động của CSTK trong việc thúc đẩy TTKT ở Việt Nam giai đoạn 1991 - 2017; đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện CSTK trong việc thúc đẩy TTKT Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 và tầm nhìn đến năm 2030.[29] Nguyễn Thị Nguyệt & nhóm nghiên cứu (2017) đã giới thiệu CSTK và chu kỳ kinh tế trong nền kinh tế Việt Nam; đưa ra mô hình đánh giá hiệu quả CSTK; đánh giá thực trạng CSTK và chu kỳ kinh tế. Từ đó, đề xuất quan điểm và giải pháp định hướng điều hành CSTK nhằm ổn định chu kỳ kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN của Việt Nam. [41] Đào Mai Phương & nhóm nghiên cứu (2021) đã tổng hợp những vấn đề chung về cơ sở lý luận đối với CSTK và tăng trưởng toàn diện; kinh nghiệm thực thi của một số quốc gia về điều chỉnh CSTK hướng đến mục tiêu tăng trưởng toàn diện, từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam; làm rõ thực trạng tăng trưởng toàn diện, CSTK thúc đẩy tăng trưởng toàn diện ở Việt Nam giai đoạn 2001 – 2020; đề xuất các khuyến nghị về đổi mới CSTK nhằm thúc đẩy tăng trưởng toàn diện ở Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030.[42] 5 Bên cạnh sự phong phú của nền tảng lý thuyết liên quan đến mối quan hệ giữa CSTK và TTKT, các nghiên cứu thực nghiệm trước đây cũng có nhiều kết luận đa dạng và khác nhau về mối liên kết này. Norman Gemmell & cộng sự (2011) nghiên cứu về tác động ngắn hạn và dài hạn của CSTK lên tăng trưởng GDP ở 17 nước OECD giai đoạn 1970 – 2004, kết quả cho thấy CSTK có tác động đến TTKT khá rõ trong ngắn hạn, nhưng tác động trong dài hạn lại khá nhỏ vì CSTK có tính bất ổn và những thay đổi tài khóa về kìm hãm hay thúc đẩy tăng trưởng thường xảy ra đồng thời [125]. Dimitrios Paparas & Christian Richter (2015) khi tìm hiểu và xác định các công cụ nào trong CSTK có tác động đến TTKT ở 15 quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu (EU) đã chỉ ra những ảnh hưởng đa dạng của chúng, cụ thể, chi tiêu cho nhân lực, cho quốc phòng và an ninh tác động âm lên TTKT, ngược lại, chi cho phát triển hạ tầng và thâm hụt ngân sách tác động dương lên TTKT, trong khi đó, không tìm thấy ảnh hưởng của tốc độ tạo việc làm và độ mở thương mại lên TTKT [112]. Trong khi mối quan hệ giữa CSTK và các biến KTVM được chứng minh là khá rõ ràng tại các nước phát triển, kết quả nghiên cứu trong bối cảnh của các nước đang phát triển tồn tại nhiều sự mơ hồ. Chẳng hạn, nghiên cứu của Baldacci & cộng sự (2004) cho rằng, đối với các nước đang phát triển, không nên sử dụng chi NSNN làm công cụ để thúc đẩy TTKT, đặc biệt trong trường hợp hiệu quả chi NSNN không cao, mà thay vào đó, điều chỉnh bằng chính sách thuế sẽ tốt hơn. Nghiên cứu này còn chỉ ra một thể chế minh bạch và hiệu quả là yếu tố cần thiết để ổn định vĩ mô, giảm rủi ro và tăng tính bền vững của CSTK, có lợi cho mục tiêu TTKT [99]. Matthew Kofi Ocran (2011) xem xét tác động của các công cụ CSTK, bao gồm chi tiêu dùng và chi đầu tư đại diện, thu thuế và thâm hụt/thặng dư NSNN, đến sản lượng và lãi suất ở Nam Phi giai đoạn 1990 – 2008 đã cho thấy các công cụ của CSTK có tác động đến sản lượng ở mức khá khiêm tốn nhưng kéo dài trong dài hạn. [161]. 6 Tương tự, Anthony Igwe & cộng sự (2015) phân tích tác động của một số công cụ CSTK bao gồm chi đầu tư, chi thường xuyên và thuế thu nhập đối với TTKT ở Nigeria trong giai đoạn 1970 – 2012 và chỉ ra rằng chi đầu tư và chi thường xuyên có ảnh hưởng tích cực, và thuế thu nhập lại có ảnh hưởng tiêu cực đến TTKT trong dài hạn. Do đó, họ khuyến nghị áp dụng chính sách thuế nhằm thúc đẩy TTKT [136]. Kadir Karagöz & Rıdvan Keskin (2016) khi phân tích tác động của CSTK đối với tổng thể KTVM bao gồm GDP, lạm phát, chỉ số thị trường chứng khoán, nợ nước ngoài và lãi suất ở Thổ Nhĩ Kỳ giai đoạn 2003 – 2015 đã nhận thấy rằng tác động của chính sách chi và thu ngân sách đến các biến số này là khá hạn chế [148]. Nghiên cứu của Ugwuanyi & Ugwunta (2017) cho thấy các khoản chi NSNN và các loại thuế có tác động đáng kể đến TTKT, trong khi đó, họ không thể kết luận được về sự tồn tại của mối quan hệ giữa cân đối NSNN và TTKT do tác động tuy dương nhưng không có ý nghĩa thống kê đối với các nước châu Phi cận Sahara [191]. Các nghiên cứu trước đây không chỉ phân tích mối liên hệ trực tiếp giữa các công cụ của CSTK với các biến số KTVM, mà còn xem xét các yếu tố điều chỉnh/trung gian cho mối quan hệ này, mà phổ biến nhất là yếu tố thể chế. Ví dụ, Macek & Janků (2015) nghiên cứu ảnh hưởng của CSTK lên TTKT ở các nước OECD trong giai đoạn 2000 – 2012 đã sử dụng tính minh bạch của thể chế làm biến điều chỉnh và cho thấy ảnh hưởng ngược chiều của yếu tố này đến mối quan hệ. Cụ thể, chi NSNN có tác động dương lên TTKT ở các nước có mức độ minh bạch tài khóa kém hơn do tỷ trọng chi đầu tư trong tổng chi NSNN ở các nước này cao hơn, và tác động âm lên TTKT ở các nước có mức độ minh bạch tài khóa cao hơn do sự tồn tại của chi phí phúc lợi. Ngược lại, khi xem xét công cụ tài khoá là thuế, thuế có tác động âm đến TTKT ở các nước có điều kiện thể chế kém hơn [158]. Saima Nawaz & M.Idrees Khawaja (2019) nghiên cứu tác động của CSTK đến TTKT trong khi xem xét mức độ phát triển và
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất