Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Chiến lược phát triển du lịch thị xã cửa lò tỉnh nghệ an đến năm 2020 ...

Tài liệu Chiến lược phát triển du lịch thị xã cửa lò tỉnh nghệ an đến năm 2020

.PDF
150
563
119

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG -------- LÊ HỒNG HÀ LUẬN VĂN THẠC SĨ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DU LỊCH THỊ XÃ CỬA LÒ – TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020 Khánh Hòa - 2014 i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG -------- LÊ HỒNG HÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DU LỊCH THỊ XÃ CỬA LÒ – TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH : QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ SỐ : 60340102 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN THỊ HIỂN CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG KHOA SAU ĐẠI HỌC TS. TRẦN ĐÌNH CHẤT Khánh Hòa - 2014 ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn Chiến lược phát triển du lịch Thị xã Cửa Lò tỉnh Nghệ An đến năm 2020 là công trình nghiên cứu khoa học của cá nhân, được hoàn thành với sự giúp đỡ của Tiến sĩ Nguyễn Thị Hiển. Những số liệu, các kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này đảm bảo tính trung thực và chưa từng được công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu này của tôi. Tác giả luận văn Lê Hồng Hà iii LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin trân trọng cảm ơn Tiến sĩ Nguyễn Thị Hiển, giáo viên hướng dẫn khoa học đã hướng dẫn tôi một cách nhiệt tình, giúp tôi hoàn thành luận văn này một cách tốt nhất. Trong quá trình nghiên cứu luận văn, tôi đã tham khảo, học tập kinh nghiệm từ các kết quả nghiên cứu liên quan, các báo cáo, tạp chí chuyên ngành của nhiều tác giả trường Đại học, các tổ chức nghiên cứu… Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo Khoa Kinh tế - Trường Đại học Nha Trang đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt với sự hợp tác của các doanh nghiệp du lịch và các đồng nghiệp tại phòng Văn hoá thông tin –Du lịch, phòng Kinh tế, phòng Tài chính – Kế hoạch, phòng Quản lý đô thị Thị xã đã hợp tác, cung cấp các số liệu nghiên cứu; sự giúp đỡ và động viên từ phía gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp nơi tôi đang công tác. Tuy đã có nhiều cố gắng và nghiêm túc trong quá trình nghiên cứu, nhưng chắc chắn luận văn còn nhiều thiếu sót và hạn chế. Tôi kính mong Quý thầy cô, các chuyên gia, bạn bè đồng nghiệp và tất cả những ai quan tâm đến đề tài tiếp tục góp ý, giúp đỡ để luận văn ngày càng được hoàn thiện hơn. Tôi xin trân trọng cảm ơn ! Tác giả luận văn Lê Hồng Hà iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .........................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... iii MỤC LỤC..................................................................................................................iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT....................................................................................viii DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................ix DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ ...................................................................................x MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ DU LỊCH VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC..........................................................................................................................3 1.1. Tổng quan về du lịch....................................................................................................3 1.1.1. Khái niệm và các loại hình du lịch............................................................................... 3 1.1.1.1. Khái niệm du lịch ........................................................................... 3 1.1.2.2. Các loại hình du lịch ....................................................................... 5 1.1.3. Các điều kiện phát triển du lịch ..................................................................................11 1.1.3.1. Điều kiện chung............................................................................ 11 1.1.3.2. Các điều kiện đặc trưng ................................................................. 15 1.1.4. Vai trò của du lịch đối với phát triển kinh tế - xã hội................................................19 1.1.4.1 Vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế ....................................... 19 1.1.4.2. Vai trò của du lịch trong phát triển xã hội........................................ 22 1.2. Một số lý luận cơ bản về chiến lược...........................................................................24 1.2.1. Khái niệm và vai trò của chiến lược...........................................................................24 1.2.1.1. Khái niệm chiến lược .................................................................... 24 1.2.1.2. Vai trò của chiến lược ................................................................... 25 1.2.2. Hoạch định chiến lược ................................................................................................30 1.2.2.1. Qui trình hoạch định chiến lược ..................................................... 30 1.2.2.2. Các công cụ chủ yếu để xây dựng và lựa chọn chiến lược ................. 32 1.2.2.3. Lựa chọn chiến lược ...................................................................... 37 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH THỊ XÃ CỬA LÒ .............39 2.1. Tổng quan về Thị xã Cửa Lò .....................................................................................39 2.1.1. Vị trí địa lý, hành chính Thị Xã Cửa Lò ....................................................................39 v 2.1.2. Điệu kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên Cửa Lò ..................................................39 2.1.2.1. Địa hình ....................................................................................... 39 2.1.2.2. Khí hậu ........................................................................................ 39 2.1.2.3. Tài nguyên thiên nhiên, đặc điểm biển đảo ...................................... 39 2.1.2.4. Danh lam thắng cảnh, khu du lịch sinh thái ..................................... 40 2.1.2.5. Tài nguyên du lịch nhân văn .......................................................... 41 2.1.3. Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội Thị xã Cửa Lò..................................................42 2.1.4. Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình phát triển kinh tế-xã hội Thị Xã Cửa Lò giai đoạn 2009 - 2013...........................................................................................................................43 2.1.4.1. Cơ cấu kinh tế theo ngành.............................................................. 43 2.1.4.2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân, tốc độ tăng GDP.................... 44 2.2 Thực trạng phát triển ngành du lịch thị xã Cửa Lò......................................................45 2.2.1 Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch .....................................................................................45 2.2.2. Kết quả hoạt động du lịch ...........................................................................................47 2.2.2.1. Khách du lịch ............................................................................... 47 2.2.2.2 Doanh thu du lịch .......................................................................... 48 2.2.2.3 Hoạt động lưu trú và kinh doanh lữ hành.......................................... 50 2.2.3. Các dịch vụ hỗ trợ .......................................................................................................51 2.2.4. Nguồn nhân lực ...........................................................................................................53 2.2.5. Thực trạng tổ chức cung ứng sản phẩm, dịch vụ du lịch và công tác khai thác các điểm du lịch ...................................................................................................................................54 2.2.6. Đầu tư cho ngành du lịch............................................................................................56 2.2.7. Các yếu tố khác............................................................................................................58 2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh du lịch của thị xã Cửa Lò.......59 2.3.1. Môi trường vĩ mô ........................................................................................................59 2.3.2. Môi trường vi mô ........................................................................................................66 2.4. Nhận định điểm mạnh, điểm yếu của ngành du lịch thị xã Cửa Lò...........................73 2.4.1. Những điểm mạnh (S).................................................................................................73 2.4.2. Những điểm yếu (W) ..................................................................................................74 2.4.3. Xây dựng ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE)...........................................75 2.5. Xác định các cơ hội và thách thức đối với ngành du lịch Thị xã Cửa Lò ...................77 vi 2.5.1. Những cơ hội để phát triển ngành du lịch (O)...........................................................77 2.5.2. Những thách thức (T)..................................................................................................77 2.5.3. Xây dựng ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) ..........................................77 2.6. Ma trận hình ảnh cạnh tranh.......................................................................................79 2.7. Đánh giá chung ..........................................................................................................81 2.7.1. Những thành tựu đạt được ..........................................................................................81 2.7.2. Những tồn tại, hạn chế ................................................................................................81 2.7.3. Nguyên nhân của tồn tại .............................................................................................82 CHƯƠNG III: CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DU LỊCH THỊ XÃ CỬA LÒ ĐẾN NĂM 2020.................................................................................................................84 3.1. Mục tiêu, định hướng phát triển du lịch thị xã Cửa Lò đến 2020 ...............................84 3.1.1. Quan điểm phát triển...................................................................................................84 3.1.2. Tầm nhìn của ngành du lịch Thị xã Cửa Lò..............................................................84 3.1.3. Mục tiêu phát triển.......................................................................................................85 3.1.3.1. Mục tiêu tổng quát ........................................................................ 85 3.1.3.2. Mục tiêu cụ thể của toàn Thị xã...................................................... 85 3.1.3.3. Mục tiêu của ngành du lịch Cửa Lò ................................................ 86 3.1.4. Định hướng phát triển du lịch thị xã Cửa Lò đến 2020 ............................................89 3.2. Xây dựng chiến lược phát triển du lịch Thị xã Cửa Lò ..............................................89 3.3. Lựa chọn chiến lược phát triển du lịch Thị xã Cửa Lò ...............................................93 3.3.1. Chiến lược xâm nhập thị trường theo hướng thu hút khách trong và ngoài nước...............................................................................................................................................93 3.3.2. Chiến lược tăng trưởng tập trung hướng phát triển sản phẩm du lịch .....................94 3.3.3. Chiến lược liên kết vùng trong phát triển du lịch......................................................96 3.3.4. Chiến lược giữ gìn, tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch.....................................96 3.3.5. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch của Thị xã .................97 3.4. Một số giải pháp chủ yếu để thực hiện chiến lược......................................................97 3.4.1. Nhóm giải pháp về đầu tư...........................................................................................97 3.4.2. Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm du lịch, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch...............................................................................................100 3.4.3. Giải pháp về tuyên truyền, quảng bá du lịch ...........................................................105 3.4.4. Giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch.....................107 vii 3.4.5. Giải pháp nâng cao công tác quản lý nhà nước, hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển du lịch..................................................................................................................................110 3.4.6. Giải pháp nâng cao công tác giữ gìn an ninh trật tự, cứu hộ và vệ sinh môi trường tạo không gian du lịch an toàn cho du khách ............................................................................113 3.4.7. Giải pháp khắc phục tính mùa vụ trong hoạt động du lịch.....................................116 3.4.8. Kiến nghị ...................................................................................................................117 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................ 120 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 121 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ 122 PHỤ LỤC..................................................................................................................... viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DL :Du lịch DTDL :Doanh thu du lịch GDP :Thu nhập quốc nội KT - XH : Kinh tế - xã hội LHQ :Liên hiệp quốc QPAN : Quốc phòng an ninh QT :Quốc tế TDTT :Thể dục thể thao TDT :Tổng doanh thu UBND :Uỷ ban nhân dân UNESCO :Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá của Liên hiệp quốc VHTT :Văn hoá thông tin ix DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Trình độ văn hoá của người chủ gia đình và tỷ lệ đi du lịch …………….. 14 Bảng 2.1. Cơ cấu kinh tế Thị xã Cửa Lò giai đoạn 2009 - 2013 ………..………….. 43 Bảng 2.2. Một số chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế Thị xã Cửa Lò 2009 - 2013 ……….... 44 Bảng 2.3. Thống kê lượt khách du lịch Cửa Lò 2009 - 2013 …………………….…. 47 Bảng 2.4. Doanh thu Thị xã Cửa Lò giai đoạn 2009 - 2013 …………………….….. 49 Bảng 2.5. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch của Thị xã Cửa Lò .……….……. 51 Bảng 2.6. Thống kê nguồn nhân lực du lịch Cửa Lò 2009 - 2013 ……………..…… 53 Bảng 2.7. Cơ cấu vốn đầu tư du lịch trên địa bàn Cửa Lò 2009 - 2013 ………….… 57 Bảng 2.8. Thống kê hệ thống khách sạn nhà nghỉ tại Cửa Lò năm 2013 …………... 72 Bảng 2.9. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) …………………………….. 75 Bảng 2.10. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) ………………………….. 78 Bảng 2.11. Ma trận hình ảnh cạnh tranh ……………………………………………. 80 Bảng 3.1. Dự báo khách du lịch đến Cửa Lò ……………………………………….. 86 Bảng 3.2. Dự báo thu nhập du lịch Cửa Lò ………………………………………… 87 Bảng 3.3. Dự báo nhu cầu phòng lưu trú của du lịch Cửa Lò ……………………… 87 Bảng 3.4. Dự báo nhu cầu lao động trong du lịch Cửa Lò ………………………..... 88 Bảng 3.5. Ma trận kết hợp SWOT ………………………………………………….. 90 x DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ Hình 1.1: Mô hình quản trị chiến lược tổng quát …………………………………... 30 Hình 1.2: Hình ảnh ma trận SWOT ………………………………………………… 37 Biểu đồ 2.1: Biểu đồ cơ cấu kinh tế theo ngành của Thị xã Cửa Lò năm 2009-2013…...… 44 Biểu đồ 2.2: Biểu đồ thống kê khách du lịch nội địa đến Cửa Lò 2009-2013……….48 Biểu đồ 2.3: Biểu đồ thống kê khách du lịch quốc tế đến Cửa Lò 2009-2013………48 Biểu đồ 2.4: Biểu đồ doanh thu du lịch nội địa Cửa Lò 2009-2013............................49 Biểu đồ 2.5: Biểu đồ doanh thu du lịch quốc tế Cửa Lò 2009-2013...........................50 Biểu đồ 2.6: Biểu đồ cơ cấu vốn đầu tư du lịch Cửa Lò giai đoạn 2009-2013……...58 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây, du lịch - ngành công nghiệp không khói đã đạt được tốc độ tăng trưởng rất nhanh trên toàn thế giới. Nó trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn thu hút ngoại tệ lớn của nhiều nước, đặc biệt là các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Ngày nay, khi cuộc sống của người dân đang ngày càng được nâng cao thì nhu cầu đi du lịch để tận hưởng đang trở thành một nhu cầu cần thiết trong đời sống xã hội. Nằm ở trung tâm của tỉnh Nghệ An, Cửa Lò được xác định là vùng trọng điểm đầu tư của tỉnh, là khu vực có tiềm năng, lợi thế trong việc phát triển kinh tế, nhất là dịch vụ du lịch. Những năm gần đây, du lịch Cửa Lò đã đạt được một số kết quả bước đầu đáng ghi nhận. Ngành du lịch đang dần khẳng định được vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của Thị xã. Tuy vậy, khó khăn và bất cập trên con đường phát triển du lịch của Thị xã Cửa Lò còn lớn, chưa thật sự tương xứng với tiềm năng. Dịch vụ du lịch chất lượng còn hạn chế, sản phẩm du lịch còn đơn điệu, cơ chế quản lý du lịch còn những mặt yếu, môi trường tự nhiên và xã hội chưa đáp ứng, nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển du lịch chất lượng chưa cao và khả năng cạnh tranh còn nhiều hạn chế. Hiện nay, trong điều kiện kinh tế hội nhập, du lịch đang đứng trước những cơ hội lớn cho sự phát triển nhưng cũng gặp không ít thách thức, khó khăn. Do vậy, việc nghiên cứu thực trạng ngành du lịch trong thời gian qua để làm cơ sở cho việc xây dựng chiến lược phát triển, đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội là một yêu cầu thực tế. Vì những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài “Chiến lược phát triển du lịch Thị xã Cửa Lò - tỉnh Nghệ An đến năm 2020” với mong muốn góp phần đưa ra cái nhìn toàn diện về tiềm năng và hướng phát triển du lịch cho Thị xã Cửa Lò trong dài hạn. 2. Mục tiêu nghiên cứu Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về du lịch và chiến lược phát triển du lịch. Đánh giá thực trạng ngành du lịch Thị xã Cửa Lò giai đoạn 2009 - 2013. Xây dựng chiến lược phát triển du lịch Thị xã Cửa Lò đến năm 2020; đề ra giải pháp để thực hiện chiến lược. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu ngành du lịch Thị xã Cửa Lò – tỉnh Nghệ An. - Phạm vi nghiên cứu: Về không gian: Thị xã Cửa Lò - tỉnh Nghệ An. Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng ngành du lịch Thị xã Cửa Lò giai đoạn 2009 - 2013. Xây dựng chiến lược phát triển du lịch Thị xã Cửa Lò đến năm 2020. 4. Phương pháp nghiên cứu 2 Sử dụng phương pháp khảo sát, thu thập, phân tích, tổng hợp dữ liệu kết hợp với các phương pháp chuyên gia, so sánh để rút ra các kết luận có căn cứ khoa học. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn - Về lý luận: Hệ thống hóa các lý luận cơ bản về du lịch và chiến lược phát triển du lịch. - Về thực tiễn: Nghiên cứu thực trạng ngành du lịch Thị xã Cửa Lò giai đoạn 2009 - 2013, trên cơ sở đó xây dựng chiến lược phát triển du lịch Thị xã Cửa Lò đến năm 2020 và đề xuất các giải pháp thực hiện chiến lược. 6. Tổng quan tình hình nghiên cứu Cửa Lò là một Thị xã mới thành lập được 20 năm, các hoạt động du lịch chỉ thực sự phát triển mạnh trong khoảng thời gian 10 năm trở lại đây. Đã có một số đề tài nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau nhằm đưa ra các giải pháp để phát triển du lịch của Thị xã Cửa Lò như: Phát triển sản phẩm du lịch tại thị xã Cửa Lò; Xây dựng và phát triển thương hiệu biển Cửa Lò; Phát triển dịch vụ khách hàng tại Khách sạn Sóng Biển - Thị xã Cửa Lò; Giải pháp marketing với việc khắc phục tính mùa vụ của hoạt động du lịch biển Cửa Lò… Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu nào đề cập đến vấn đề xây dựng chiến lược phát triển du lịch thị xã Cửa Lò để làm cơ sở xây dựng các kế hoạch dài hạn của Thị xã. Đề tài nghiên cứu này nghiên cứu thực trạng ngành du lịch Thị xã Cửa Lò giai đoạn 2009 - 2013, trên cơ sở đó xây dựng chiến lược phát triển du lịch Thị xã Cửa Lò đến năm 2020 và đề xuất các giải pháp thực hiện chiến lược và khẳng định tính không trùng lặp với các đề tài nghiên cứu trước đây. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được viết thành 3 chương. Chương 1: Lý luận chung về du lịch và cơ sở lý luận về chiến lược Đưa ra các khái niệm tổng quan về du lịch, một số lý luận cơ bản về chiến lược, lựa chọn chiến lược và bài học kinh nghiệm về phát triển du lịch. Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch tại Thị xã Cửa Lò Giới thiệu tổng quan về Thị xã Cửa Lò và thực trạng phát triển du lịch; những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh du lịch và nhận định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với ngành du lịch Thị xã Cửa Lò. Chương 3: Chiến lược phát triển du lịch Thị xã Cửa Lò đến năm 2020 Xác định mục tiêu, định hướng phát triển du lịch Thị xã Cửa Lò đến năm 2020, xây dựng chiến lược phát triển, lựa chọn chiến lược và đề xuất một số giải pháp để thực hiện chiến lược phát triển du lịch Cửa Lò đến năm 2020. 3 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ DU LỊCH VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC 1.1. Tổng quan về du lịch [8] 1.1.1. Khái niệm và các loại hình du lịch 1.1.1.1. Khái niệm du lịch Ngày nay du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến và trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong cuộc sống ở các nước phát triển, thậm chí các nước đang phát triển. - Xét về mặt kinh tế, du lịch đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng, ở một số quốc gia còn xếp du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Với mục đích tạo thêm nguồn thu ngoại tệ, thúc đẩy sự phát triển của hoạt động ngoại thương và các ngành khác góp phần vào cán cân thanh toán cũng như tạo nhiều cơ hội để giải quyết việc làm. - Xét trên phạm vi toàn thế giới du lịch là một ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, du lịch đã trở thành ngành kinh tế đứng thứ tư sau các ngành: Công nghệ thông tin - truyền thông, công nghiệp dầu khí và công nghiệp chế tạo xe hơi. Do có ý nghĩa về nhiều mặt và nội dung các phạm trù du lịch rộng lớn, nên việc nhận thức về du lịch cũng có nhiều khái niệm khác nhau. Do đó để có cơ sở nhận thức đầy đủ về du lịch, hãy bắt đầu từ việc tìm hiểu những khái niệm cơ bản về du lịch. Mặt khác, việc thống nhất và chuẩn hóa các khái niệm cơ bản về du lịch sẽ giúp cho công tác nghiên cứu lập qui hoạch, kế hoạch, các nhà thống kê, các nhà đầu tư, các đơn vị kinh doanh du lịch xác định được cung cầu trong du lịch và có những định hướng phát triển và kinh doanh du lịch phù hợp. - Khi nói đến du lịch, thường thì người ta nghĩ đến một chuyến đi đến nơi nào đó để tham quan, nghỉ dưỡng, thăm viếng bạn bè họ hàng và dùng thời gian rảnh để tham gia các hoạt động TDTT, đi dạo, phơi nắng, thưởng thức ẩm thực, xem các chương trình biểu diễn nghệ thuật…, hay chỉ đơn giản là quan sát các môi trường xung quanh. Hoặc ở khía cạnh rộng hơn, có thể kể đến những người tìm các cơ hội kinh doanh (business traveller) đi công tác, dự hội nghị, hội thảo hay đi học tập, nghiên cứu khoa học kĩ thuật… - Do hoàn cảnh khác nhau về điều kiện kinh tế xã hội, thời gian và không gian, và cũng do các góc độ nghiên cứu khác nhau, nên mỗi ngành khoa học, mỗi người đều 4 có cách hiểu khác nhau về du lịch. Đúng như một chuyên gia về du lịch đã nhận định: “Đối với du lịch, có bao nhiêu tác giả thì có bấy nhiêu định nghĩa”. * Theo Pháp lệnh Du lịch: công bố ngày 20/2/1999 trong Điều 10 Chương I: “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng, trong khoảng thời gian nhất định”. * Theo Luật Du lịch: công bố ngày 27/6/2005 trong Điều 4 Chương I: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”. * Theo Ausher (Người Áo): “Du lịch là nghệ thuật đi chơi của cá nhân”. * Theo Viện sĩ Nguyễn Khắc Viện: “Du lịch là mở rộng không gian văn hóa của con người”. * Theo Michael & Coltman: “Du lịch là quan hệ tương hỗ, do sự tương tác của 4 nhóm: du khách, cơ quan cung ứng du lịch, chính quyền, người dân tại các nơi đến du lịch”. Trong đó: + Cơ quan cung ứng DL: là các công ty DL, khách sạn, nhà hàng, các điểm vui chơi giải trí. + Chính quyền: tham gia quảng bá DL, quy hoạch… + Người dân tại các nơi đến DL: là 1 trong những yếu tố cấu thành DL, là 1 đối tượng rất quan trọng trong hoạt động DL, là 1 mảng văn hóa. * Theo Hunziker & Kraff (Hai giáo sư Thụy Sĩ): “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ và hiện tượng bắt nguồn từ việc đi lại và lưu trú tạm thời của con người. Nơi họ lưu lại không phải là nơi ở thường xuyên hoặc là nơi làm việc để kiếm tiền”. * Tại hội nghị của LHQ về DL và lữ hành QT tổ chức tại Rome vào 1963, các chuyên gia đã đưa ra: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể bên ngoài nơi ở thường xuyên hay ngoài nước với mục đích hòa bình, nơi họ đến lưu trú không phài là nơi làm việc của họ”. Tóm lại, để có 1 định nghĩa tổng quát về DL phải bao gồm những nội dung cơ bản sau: - DL là 1 hiện tượng kinh tế - xã hội được đặc trưng bởi sự tăng nhanh về số lượng, mở rộng phạm vi và cơ cấu dân cư tham gia vào quá trình DL ở từng nước, ở các khu vực và trên toàn thế giới. 5 - DL là việc đi lại, lưu trú tạm thời của cá nhân và tập thể với nhiều mục đích và nhiều nhu cầu đa dạng. - DL là tổng hợp các hoạt động kinh doanh được tổ chức nhằm đáp ứng các nhu cầu của con người. - DL phát sinh ra các mối quan hệ kinh tế và phi kinh tế. Trên cở sở những lý luận và thực tiễn hoạt động của thế giới và Việt Nam, Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội định nghĩa: “Du lịch là một ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động tổ chức hướng dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hóa, dịch vụ vủa các doanh nghiệp nhằm đáp ứng các nhu cầu về đi lại, lưu trú, ăn uống, tham quan, giải trí, tìm hiểu và các nhu cầu khác của khách du lịch. Các hoạt động đó phải đem lại lợi ích kinh tế, chính trị, xã hội thiết thực cho nước (địa phương) làm du lịch và bản thân doanh nghiệp” Qua tìm hiểu các khái niệm tôi xét thấy khái niệm Du lịch của Trường Đại học kinh tế quốc dân đưa ra là tổng quát và phù hợp với hướng đề tài tôi đang nghiên cứu. 1.1.2.2. Các loại hình du lịch a. Khái niệm loại hình du lịch Để có thể đưa ra các định hướng và chính sách phát triển đúng đắn về du lịch, các nhà quản lý vĩ mô về du lịch cũng như các nhà quản trị doanh nghiệp du lịch cần phân du lịch thành các loại hình du lịch khác nhau. Việc phân loại sẽ đảm bảo tính hệ thống khi có quan điểm thống nhất về khái niệm loại hình du lịch. Theo tác giả Trương Sỹ Quý thì loại hình du lịch có thể được định nghĩa như sau: “Loại hình du lịch được hiểu là một tập hợp các sản phẩm du lịch có những đặc điểm giống nhau hoặc vì chúng thỏa mãn những nhu cầu, động cơ du lịch tương tự, hoặc được bán cho cùng một nhóm khách hàng, hoặc vì chúng có cùng một cách phân phối, một cách tổ chức như nhau, hoặc được xếp chung theo một mức giá bán nào đó”. b. Các loại hình du lịch Hoạt động du lịch rất phong phú và đa dạng về loại hình. Phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, dựa vào đặc điểm, vị trí, phương tiện và mục đích, có thể chia thành các loại hình riêng biệt. Thể loại du lịch biểu hiện những nét đặc trưng của một nhóm khách du lịch. Tất cả khách du lịch đều không giống nhau. Một số người thích đi du lịch trong nước, một số người thích đi du lịch nước ngoài, còn một số nữa thích đi du lịch nghỉ biển, một số lại thích đi du lịch nghỉ ở vùng núi, một số thì muốn tham quan 6 đến vùng nông thôn vì có bầu không khí trong lành và yên tĩnh, số khác lại bị hấp dẫn bởi sự hiện đại, náo nhiệt ở thành thị... Trong đó, một số muốn được sử dụng chương trình du lịch đã được thiết kế sẵn, có lộ trình, có hướng dẫn viên, một số khác lại muốn tự mình khám phá một nơi đến du lịch mới mẻ và bí ẩn. Do đó, nhiệm vụ của người làm du lịch là phải nghiên cứu xác định các loại hình du lịch đã và đang tồn tại. Dựa vào các tiêu thức phân loại khác nhau có thể phân du lịch thành các loại hình khác nhau. Trong các ấn phẩm về du lịch đã được phát hành, khi phân các loại hình du lịch, các tiêu thức phân loại thường được sử dụng như sau: Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ của chuyến đi du lịch. Theo tiêu thức này, du lịch được phân thành du lịch quốc tế và du lịch nội địa Du lịch quốc tế : Là chuyến du lịch từ quốc gia này sang một quốc gia khác, điểm xuất phát và điểm đến thuộc phạm vi lãnh thổ hai quốc gia. Ở hình thức du lịch này, khách phải đi qua biên giới và tiêu ngoại tệ ở nơi đến du lịch. Bản thân du lịch quốc tế lại được phân thành: Du lịch quốc tế chủ động: Là hình thức du lịch của những người từ nước ngoài đến một quốc gia nào đó và tiêu ngoại tệ ở đó. Du lịch quốc tế bị động: là hình thức du lịch của công dân một quốc gia nào đó và những người nước ngoài đang cư trú trên lãnh thổ của quốc gia đó đi ra nước khác du lịch và trong chuyến đi ấy họ đã tiêu tiền kiếm ra tại đất nước đang cư trú. Căn cứ vào tài nguyên du lịch Du lịch tự nhiên: Là loại hình du lịch được khai thác dựa trên tài nguyên du lịch tự nhiên như các di sản tự nhiên, cảnh quan thiên nhiên, khí hậu, nước khoáng, bãi biển, hang động, đa dạng sinh học...nhằm thỏa mãn nhu cầu khám phá thiên nhiên của du khách. Việt Nam có các di sản thiên nhiên thế giới như vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), động Phong Nha (Quảng Bình), ngoài ra còn có trên 120 bãi biển đẹp trải dài từ Bắc vào Nam, 10 vườn quốc gia, 61 khu bảo tồn thiên nhiên... Du lịch văn hóa: Là loại hình du lịch được khai thác chủ yếu dựa trên các tài nguyên du lịch nhân văn như các di sản văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa, viện bảo tàng, nhà hát, lễ hội, làng nghề, nghệ thuật truyền thống, nghệ thuật ẩm thực..., nhằm thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu văn hóa của du khách. Nước ta trải qua hàng nghìn năm lịch sử đã để lại nhiều si sản văn hóa đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới như Thánh địa Mỹ Sơn, Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Cồng chiêng Tây 7 Nguyên, Nhã nhạc cung đình Huế, Quan họ Bắc Ninh... Ngoài ra còn phải kể đến hơn 2000 di tích lịch sử văn hóa đã được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch xếp hạng. Căn cứ vào nhu cầu làm nảy sinh hoạt động du lịch. Theo tiêu thức này, du lịch được phân thành các loại hình sau Du lịch chữa bệnh: Mục đích của chuyến đi là để chữa trị các căn bệnh nào đó, như các chuyến đi đến các quốc gia có nền y học phát triển, chi phí chữa bệnh thấp như Ấn Độ, hay đến những nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi như có suối nước khoáng, suối nước nóng, bùn khoáng, nơi có khí hậu tốt cho việc điều trị một số bệnh như tiểu đường, tim mạch, cao huyết áp... Du lịch tham quan: Mục đích chuyến đi đến những vùng đất lạ chỉ để tham quan các cảnh quan thiên nhiên, các di sản văn hóa lâu đời, các di tích lịch sử, các công trình kiến trúc, các thành phố lớn, các viện bảo tàng... Du lịch giải trí: Mục đích chính của chuyến đi là để thỏa mãn nhu cầu giải trí thư giãn, thoát khỏi sự nhàm chán và căng thẳng của cuộc sống hàng ngày. Trong chuyến đi, du khách chủ yếu dành thời gian cho hoạt động giải trí. Thông thường điểm đến là các công viên giải trí, công viên chủ đề, các khu giải trí, các sòng bạc...., trên thế giới có Disneyland (Hoa Kỳ), thế giới thu nhỏ (Trung Quốc)..., ở Việt Nam có thể kể đến Công viên nước Đầm Sen (thành phố Hồ Chí Minh), công viên nước Hồ Tây (Hà Nội), khu du lịch quốc tế Tuần Châu (Hạ Long)... Du lịch mạo hiểm: Là hoạt động du lịch liên quan đến những chuyến đi tới vùng xa xôi, nơi mà chắc chắn có những điều xảy ra ngoài sự mong đợi. Nó có thể bao gồm các hoạt động mà yêu cầu sự nỗ lực và có thể đối mặt với mức độ rủi ro nhất định. Những cuộc thám hiểm leo núi, thả bè, vượt thác... là các hoạt động thuộc du lịch mạo hiểm Du lịch thể thao: Có hai loại hình, chủ động và bị động. Du lịch thể thao chủ động: Khách đi du lịch để trực tiếp tham gia vào những môn thể thao mà mình yêu thích để nâng cao thể chất, phục hồi sức khỏe, rèn luyện bản thân và thể hiện mình...Các hoạt động thể thao như: đá bóng, bóng chuyền, bóng rổ, trượt tuyết, bơi lặn, chèo thuyền... Du lịch thể thao bị động: Những cuộc hành trình đi du lịch để xem các giải thể thao quốc tế, các thế vận hội Olimpic... Du lịch lễ hội: Mục đích của chuyến đi là tham dự các lễ hội của dân tộc, lễ hội tôn giáo, lễ hội truyền thống. 8 Du lịch công vụ MICE (meeting, incentive, convention, exhibition - hội họp, khuyến thưởng, hội nghị, triển lãm): Là loại hình du lịch với mục đích chính là nhằm thực hiện nhiệm vụ công tác hoặc nghề nghiệp nào đó. Khách du lịch có khả năng thanh toán cao, đòi hỏi các tiện nghi và dịch vụ có chất lượng cao, các phương tiện vật chất hiện đại tiện nghi, đồng bộ. Ngoài các phương tiện đảm bảo nơi ăn nghỉ còn yêu cầu các phương tiện phục vụ hội nghị, hội thảo như phòng họp, thiết bị phục vụ tổ chức hội nghị, hội thảo, triển lãm như sân khấu, âm thanh, ánh sáng... Du lịch thương gia: Mục đích của chuyến đi là tìm kiếm cơ hội đầu tư, gặp gỡ đối tác, ký kết các hợp đồng kinh tế, du khách thường là lãnh đạo các tập đoàn kinh tế hay các công ty đa quốc gia có khả năng thanh toán rất cao, thường ở khách sạn 4-5 sao và nghỉ ở phòng cao cấp, khách thường đòi hỏi chất lượng phục vụ cao, tốc độ phục vụ nhanh, sự chính xác về giờ giấc vì khách có xu hướng tiết kiệm thời gian. Du lịch tôn giáo: Là chuyến đi thực hiện nghi lễ tôn giáo tại các giáo đường, các chuyến hành hương về thánh địa tôn giáo, các chuyến đi thăm viếng và cầu nguyện tại các đền chùa, nhà thờ, các trung tâm tôn giáo... nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm linh. Loại hình du lịch này thường có tính thời vụ rất cao. Du lịch thăm người thân: Các chuyến đi với mục đích thăm lại quê hương, họ hàng, người thân, nơi sinh ra và lớn lên, loại hình này rất phát triển đối với các quốc gia có nhiều người dân đang sinh sống ở nước ngoài. Việt Nam hiện nay có hơn 3 triệu kiều bào đang định cư ở nước ngoài, ngày càng có nhiều kiều bào về thăm lại đất nước đã đóng góp vào nguồn khách du lịch quốc tế đến Việt Nam ngày càng tăng. Căn cứ vào vị trí địa lý của nơi đến du lịch Du lịch nghỉ biển: Là những khu du lịch tập trung ở những vùng ven biển nơi có những bãi biển đẹp, có các điều kiện về nhiệt độ, độ ẩm, ánh nắng phù hợp để thực hiện các hoạt động như tắm biển, lặn biển, lướt ván, tắm nắng, bơi thuyền, đi môtô nước... Việt Nam có hơn 3260km bờ biển và trên 120 bãi biển đẹp, cộng với các đảo ngoài khơi sẽ trở thành quốc gia phát triển du lịch nghỉ biển hàng đầu khu vực Đông Nam Á. Du lịch nghỉ núi: Tập trung ở những vùng đồi núi có sự hấp dẫn du khách như cảnh quan của địa hình, khí hậu điều hòa, thảm động thực vật phong phú, đa dạng, có nhiều loại quý hiếm, gắn liền với loại hình này là các hoạt động leo núi, cắm trại, trượt tuyết, tàu lượn, săn bắn... Những điểm du lịch nghỉ núi nổi tiếng ở nước ta như Đà Lạt, Sapa, Tam Đảo, Ba Vì, Yên Tử... 9 Du lịch thành thị: Thành phố là nơi tập trung đông dân cư và là nơi tập trung các trung tâm chính trị, kinh tế, khoa học, giáo dục, văn hóa thể thao, giải trí... có sức hấp dẫn đặc biệt đối với du khách. Các hoạt động tham quan thành phố như thăm các công trình kiến trúc đặc biệt, các viện bảo tàng, các tượng đài, các trung tâm mua sắm, các khu vui chơi giải trí, sòng bạc... Du lịch đồng quê: Là những cơ sở du lịch nằm ở vùng nông thôn, thường do chính người nông dân quản lý điều hành. Sự hấp dẫn của nông thôn là bầu không khí trong lành, không gian thoáng đãng, tình cảm chân thành, mến khách, ngoài ra còn phải kể đến việc thưởng thức nhiều đồ ăn thức uống tươi sống, được tham quan tìm hiểu phong tục tập quán trong sản xuất, sinh hoạt của người dân địa phương từ bao đờ nay. Ví dụ như chuyến đi tham quan miệt vườn ở đồng bằng sông Cửu Long, tham quan trang trại ở đồng bằng Bắc Bộ... Căn cứ vào các loại hình cơ sở lưu trú Du lịch khách sạn (Hotel): Là cơ sở lưu trú có đầy đủ tiện nghi phục vụ việc ăn nghỉ qua đêm và các nhu cầu khác của du khách như vui chơi giải trí, giặt là... Phụ thuộc vào vị trí, quy mô, các dịch vụ. Mức độ sang trọng... mà khách sạn được xếp hạng từ 1 - 5 sao. Du lịch ở khách sạn ven đường (Motel): Là một loại hình cơ sở lưu trú được xây dựng ở ngoại ô hay ven đường quốc lộ, thường có kiến trúc đơn giản, có bãi đỗ xe, thường phục vụ khách đi du lịch bằng phương tiện riêng. Ngoài việc đáp ứng các dịch vụ cơ bản ăn nghỉ thì motel còn đáp ứng các dịch vụ sửa chữa bảo dưỡng xe ôtô cho du khách. Du khách thường là những người có khả năng thanh toán trung bình. Chưa xuất hiện loại hình này ở Việt Nam. Làng du lịch (Tourism village): Là một quần thể được quy hoạch gồm các khu vực nghỉ ngơi, ẩm thực, vui chơi giải trí, khu thương mại, bãi đậu xe... trong một khoảng không gian nhất định, thường tại những nơi có giàu tài nguyên du lịch, làng du lịch cũng có thể được xây dựng từ việc cải tạo những ngôi nhà của người dân địa phương để phục vụ khách du lịch và khai thác các công trình văn hóa của làng. Du lịch lều, trại (Camping): Là những khu vực được bố trí để dựng lều trại và cho thuê các trang thiết bị cần thiết để nghỉ qua đêm như lều bạt, chăn màn... phù hợp với đối tượng thanh niên, sinh viên có khả năng thanh toán thấp, thích tìm cảm giác lạ, thích tham gia các hoạt động tập thể ngoài trời như lửa trại, giao lưu văn nghệ...
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất