Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Sách - Truyện đọc Sách-Ebook Cha mẹ thông thái con thông minh...

Tài liệu Cha mẹ thông thái con thông minh

.PDF
338
23
62

Mô tả:

Chia sẻ ebook : Chiasemoi.com Giới thiệu Phần một ĐIỀU GÌ KHIẾN CON BẠN THÔNG MINH NHƯNG HAY NGÓ LINH TINH Chương 1. Tại sao một đứa trẻ thông minh lại trở nên quá thiếu tập trung? Chương 2. Nhận biết điểm mạnh và điểm yếu của trẻ Chương 3. Tại sao thế mạnh và điểm yếu trong kỹ năng thực hành của bạn quan trọng Chương 4. Chọn đúng nhiệm vụ cho trẻ Phần hai XÂY DỰNG NỀN TẢNG ĐỂ GIÚP ĐỠ TRẺ Chương 5. 10 nguyên tắc để cải thiện kỹ năng thực hành của con bạn Chương 6. Cải biến môi trường Chương 7. Dạy các kỹ năng thực hành một cách trực tiếp Chương 8. Thúc đẩy trẻ học và sử dụng kỹ năng thực hành Phần ba KẾT NỐI MỌI THỨ VỚI NHAU Chương 9. Nâng cấp khả năng sắp xếp trật tự Chương 10. Kế hoạch có sẵn để dạy con bạn cách hoàn thành các thói quen hàng ngày Chương 11. Xây dựng khả năng kiềm chế phản ứng Chương 12. Nâng cao bộ nhớ làm việc Chương 13. Cải thiện khả năng kiểm soát cảm xúc Chương 14. Tăng cường khả năng duy trì tập trung Chương 15. Dạy cách khởi đầu công việc Chương 16. Khuyến khích, lập kế hoạch và đặt ưu tiên Chương 17. Khích lệ khả năng tổ chức Chương 18. Thấm nhuần việc quản lý thời gian Chương 19. Khích lệ sự linh hoạt. Chương 20. Phát triển sự kiên trì theo đuổi mục tiêu. Chương 21. Nuôi dưỡng nhận thức tổng quan Chương 22. Khi những gì bạn làm là chưa đủ Chương 23. Làm việc cùng với nhà trường Chương 24. Điều gì đang chờ ở phía trước? Nguồn tham khảo Giới thiệu Không có gì gây ức chế hơn việc ngắm nhìn đứa con đầy tiềm năng của mình chật vật với các công việc thường ngày. Những đứa trẻ khác có thể làm được bài tập về nhà của lớp ba, nhớ mang sách toán về, và hoàn thành bài tập trước khi đi ngủ. Tại sao con bạn lại không làm được như thế? Khi bạn ngồi với con, rõ ràng là con có thể làm toán, và cô giáo cũng xác nhận là con hiểu bài. Hầu hết trẻ mầm non có thể ngồi trong vòng tròn tại lớp trong khoảng mười phút mà không gây mất tập trung một cách đáng kể. Tại sao con bạn, một đứa trẻ biết đọc từ lớp Mầm lại không thể ngồi yên ở đó trong hơn mười giây? Bạn có một đứa con tám tuổi có thể dọn phòng mà không kêu ca gì, nhưng với đứa con mười hai tuổi thì làm việc nhà là một cuộc đấu tranh hàng tuần. Con của người bạn không quên tờ chấp thuận, không làm mất chiếc áo khoác đắt tiền hoặc không ngã ở nơi công cộng. Tại sao con bạn lại vậy? Bạn biết đứa con của mình có trái tim và khối óc để thành công. Vậy mà giáo viên, bạn bè của bạn, thậm chí là bố mẹ bạn, và cái thứ âm thanh nho nhỏ văng vẳng trong đầu bạn lại nói rằng đứa trẻ đang không ở nơi lẽ ra con nên ở. Bạn đã thử mọi cách – biện hộ, quát tháo, dỗ dành, đút lót, giải thích, thậm chí có thể đe dọa và trừng phạt để chấn chỉnh và bắt con làm những gì bạn mong đợi hoặc nâng cao sự tự kiểm soát để hành xử đúng với lứa tuổi. Nhưng chẳng cách nào hiệu quả cả. Nguyên nhân dẫn đến điều đó có thể là do con bạn thiếu một số kỹ năng. Bạn không thể nói con mình sử dụng những kỹ năng mà chúng không có, cũng giống như việc bạn không thể an toàn vượt qua cuộc đua kim cương đen trong khi bạn thậm chí không thể trượt tuyết trên ngọn đồi thỏ(1). Con của bạn có thể rất muốn và có tiềm năng để làm những điều cần thiết, chỉ là chúng không biết cách làm thế nào. Các nhà khoa học nghiên cứu về sự phát triển não bộ của trẻ đã khám phá ra rằng hầu hết những đứa trẻ thông minh nhưng thiếu sự tập trung là do sự thiếu thốn một số thói quen trí óc được gọi là kỹ năng thực hành. Đây là những kỹ năng trí óc nền tảng cần có để thực hiện công việc: sắp xếp tổ chức, lên kế hoạch, bắt đầu công việc, tập trung làm việc, kiểm soát sự bốc đồng, điều tiết cảm xúc, trở nên thích ứng và linh hoạt – là tất cả những gì đứa trẻ cần để đối diện với những yêu cầu điển hình của thời thơ ấu tại trường, tại nhà và với bạn bè. Một vài đứa trẻ thiếu một số kỹ năng thực hành này hoặc chậm phát triển các kỹ năng này. Cuốn sách này có thể giúp gì cho bạn và đứa con thông minh nhưng hay ngó linh tinh của bạn? Một lúc nào đó, ở một mức độ nhất định, mọi đứa trẻ đều phải chật vật với việc tự sắp xếp, tự kiểm soát và hòa đồng với người khác. Cuộc chiến dọn phòng xảy ra ở hầu hết mọi gia đình tại Mỹ. Và không có một đứa trẻ mười ba tuổi nào trên hành tinh này làm được tất cả bài tập chỉn chu, đúng thời hạn một cách hoàn hảo mỗi ngày. Nhưng một vài đứa trẻ có vẻ cần sự giám sát và giúp đỡ quá mức thường xuyên trong khi những đứa trẻ đồng trang lứa khác có thể bắt đầu tự kiểm soát công việc của mình. Bạn có lẽ đang tự hỏi khi nào bạn có thể đứng sang một bên như những bậc phụ huynh khác: Khi nào bạn được thoát khỏi gánh nặng của việc thường xuyên phải nhắc nhở con? Khi nào con bạn học được cách tự giữ bình tĩnh hơn là dựa dẫm vào bạn để làm việc gì đó? Liệu đến khi nào bạn có thể dừng việc quản lý từng bước mọi vấn đề trong cuộc đời con mình mà vẫn đảm bảo con sẽ thành công? Những cột mốc này có thể sẽ còn lâu mới đến nếu bạn cứ mong chờ vào một bước nhảy vọt muộn màng trong sự phát triển của con. Trong lúc bạn chờ đợi, con của bạn có thể đang phải chịu đựng những tổn hại đến lòng tự tôn, còn bạn sẽ mãi thất vọng và lo lắng. Vậy nếu con bạn không có những kỹ năng thực hành để đạt được kỳ vọng hợp lý từ người khác thì điều dễ hiểu là bạn cần hành động ngay từ bây giờ để giúp con bắt kịp. Các kỹ năng thực hành gần đây đã được kiểm chứng là nền tảng mọi đứa trẻ cần có để đương đầu với các yêu cầu của thời thơ ấu, và các kỹ năng trí óc này ngày càng trở nên quan trọng hơn khi trẻ mạo hiểm bước vào thế giới với ngày càng ít sự giám sát và hướng dẫn của bố mẹ. Quan trọng nhất là chúng vô cùng cần thiết cho việc quản lý thành công cuộc đời người lớn sau này. Hành động bây giờ để thúc đẩy kỹ năng thực hành của con trẻ, có thể giúp trẻ tránh được rất nhiều khó khăn trong những năm sắp tới. Nếu đứa con năm tuổi của bạn thiếu hoặc chậm phát triển so với những đứa trẻ khác về kỹ năng thực hành, anh chàng có thể không chịu được việc thua cuộc hoặc kiềm chế bản thân không gây hấn, và sẽ dẫn tới việc ngày càng ít bạn chơi. Nếu đứa con chín tuổi của bạn không thể lên kế hoạch cho các công việc của mình và đi đến cùng với kế hoạch ấy, cô nàng có thể sẽ không bao giờ hoàn thành những dự án dài hơi được giao ở độ tuổi đó. Nếu đứa con mười ba tuổi của bạn có rất ít khả năng kiểm soát sự bốc đồng, điều gì có thể cản anh chàng khỏi việc bỏ rơi đứa em gái nhỏ để đi chạy xe cùng chúng bạn chỉ bởi vì bạn không có ở đó để nhắc nhở con rằng cậu đã đồng ý trông em? Trong thời niên thiếu, liệu con gái của bạn có chú ý khi lái một chiếc xe với nhiều người bạn đang cùng ngồi trên đó? Liệu con trai của bạn có đến lớp luyện SAT(2) không, hay dành thời gian để nhắn tin hoặc chơi game? Liệu con bạn có các kỹ năng sắp xếp và quản lý thời gian để có được một công việc làm thêm phù hợp vào mùa hè, cũng như có khả năng kiểm soát cảm xúc để tránh bỏ dở tất cả chỉ vì một ông sếp hay khách hàng khó chịu? Một khi trưởng thành, liệu con bạn có rời khỏi nhà hay thất bại trong việc tự lập? Nói một cách ngắn gọn, liệu con trai hay con gái bạn có khả năng tự xây dựng một cuộc sống độc lập thành công? Khả năng đó sẽ lớn hơn rất rất nhiều nếu bạn giúp con xây dựng những kỹ năng thực hành còn thiếu hoặc còn yếu ngay từ bây giờ. Đây là một trong những lý do tại sao chúng ta tập trung vào trẻ ở giai đoạn tiểu học hoặc trung học: Nếu bạn bắt đầu xây dựng kỹ năng thực hành cho con ngay từ bây giờ thì đến khi con bạn bước chân vào cấp ba, bạn đã trao gửi cho con nền tảng quan trọng cho sự thành công trong suốt thời điểm quan trọng nhất của cuộc đời học thuật và xã hội của mình. Rồi bạn sẽ nhận ra rằng con mình được trang bị với khả năng tự kiểm soát, quyết định và giải quyết vấn đề tốt hơn những gì bạn đang mơ vào lúc này. Rất nhiều những điều chúng ta dạy cho học sinh trung học vẫn có thể áp dụng để dạy cho các bạn học sinh cấp ba, nhưng vì học sinh cấp ba sẽ phải đối mặt với những yêu cầu liên quan đến kỹ năng thực hành cao hơn, cũng như phải đáp ứng lại cách tiếp cận của các bậc làm cha mẹ khác biệt hơn so với trẻ nhỏ, vậy nên chúng tôi sẽ không đi sâu về đối tượng nhóm trẻ lớn này. Về quyển sách này Nhờ việc tiếp xúc với những đứa trẻ khác – và chứng kiến chính con mình trưởng thành – chúng tôi nhận ra rằng mọi đứa trẻ đều có nguy cơ phải đối mặt với những điểm yếu về kỹ năng thực hành, và những gì bạn có thể làm để giúp con sẽ phải thay đổi dựa theo độ tuổi và mức độ phát triển của đứa trẻ, cũng như dựa vào điểm mạnh và điểm yếu của chính bạn cùng với các vấn đề đang khiến bạn nhức nhối nhất. Nếu bạn có thể nhắm tới hành vi chuẩn nhất và chọn được chiến lược đúng đắn nhất, bạn có thể tạo được sức ảnh hưởng tích cực, đáng kể và lâu dài tới khả năng của con trong việc phát triển các kỹ năng thực hành. Giúp đỡ con nhận ra những điểm yếu mà con cần được giúp đỡ và tìm ra những biện pháp hỗ trợ tốt nhất để giúp con tăng cường những kỹ năng thực hành. Đó là mục tiêu chính của Phần I trong cuốn sách này. Chương 1 đến chương 4 mang đến một cái nhìn tổng quan về kỹ năng thực hành, cách chúng phát triển, cách biểu hiện của chúng trong các nhiệm vụ phát triển thông thường, cách bạn và môi trường có thể đóng góp cho sự phát triển mạnh mẽ của những kỹ năng thực hành này. Các nhà khoa học cùng các bác sỹ đã liệt kê và dán nhãn các kỹ năng thực hành theo từng cách khác nhau, nhưng tất cả chúng tôi - chuyên gia trong lĩnh vực này đều đồng ý rằng đó là những quá trình nhận thức cần có để (1) lên kế hoạch và định hướng các hoạt động, bao gồm việc bắt đầu và nhìn nhận xuyên suốt vấn đề, và (2) chỉnh đốn hành vi – để ngăn cản sự bốc đồng, lựa chọn đúng, thay đổi chiến thuật khi những gì bạn đang làm không mang lại hiệu quả, quản lý cảm xúc và hành vi để đạt được mục tiêu dài hạn. Nếu bạn nhìn nhận bộ não như một tổ chức đầu vào và đầu ra, các kỹ năng thực hành giúp chúng ta quản lý chức năng đầu ra. Điều đó có nghĩa là chúng giúp chúng ta tiếp nhận tất cả các dữ liệu mà bộ não đã tập hợp được từ các cơ quan cảm giác, cơ bắp, các mút thần kinh và hơn nữa là chúng giúp chúng ta lựa chọn cách thức hồi đáp. Trong Chương 1, bạn sẽ không chỉ được tìm hiểu về từng chức năng cụ thể của các kỹ năng thực hành mà còn được tìm hiểu thêm về cách thức bộ não phát triển, cụ thể hơn là cách thức phát triển của các kỹ năng thực hành ở trẻ nhỏ từ khi mới sinh ra. Sự thấu hiểu này sẽ giúp bạn hình dung rõ hơn về các chức năng của những kỹ năng thực hành. Chúng sẽ đưa ta đi bao xa và tại sao khi thiếu hụt những kỹ năng này lại có thể giới hạn rất nhiều vấn đề trong cuộc sống hàng ngày của trẻ nhỏ. Để có thể nhận biết điểm mạnh và điểm yếu cụ thể trong kỹ năng thực hành của con bạn, tất nhiên là bạn cần phải biết khi nào những kỹ năng thực hành này cần được phát triển – giống như cái cách bạn làm cho các kỹ năng vận động như ngồi, đứng và đi khi con bạn còn là một đứa trẻ sơ sinh. Hầu hết các bậc phụ huynh đã có trực giác về quỹ đạo phát triển của các kỹ năng thực hành. Dựa vào khả năng quan sát tự nhiên, chúng ta và giáo viên của con chúng ta sẽ có những cách điều chỉnh kỳ vọng cho phù hợp với khả năng lớn khôn độc lập của mỗi đứa trẻ, mặc dù chúng ta có thể không đặt ra mục tiêu cho những cột mốc đó là sự thu nhận được các kỹ năng thực hành khác nhau. Chương 2 sẽ cho bạn một cái nhìn cụ thể hơn về các nhiệm vụ phát triển thông thường theo quỹ đạo cần đến việc sử dụng các kỹ năng thực hành ở mỗi giai đoạn khác nhau của thời thơ ấu. Chúng tôi cũng sẽ chỉ cho bạn thấy các điểm mạnh và điểm yếu của kỹ năng thực hành có xu hướng đi theo một số khuôn mẫu nhất định trong các cá nhân như thế nào, mặc dù chúng mang tính chất tổng quan chung, các kỹ năng này có thể được phát triển tốt hơn ở trẻ này nhưng lại chậm phát triển ở trẻ khác. Bạn sẽ bắt đầu hình thành được một bức tranh về điểm mạnh và điểm yếu của chính con mình với một bài kiểm tra ngắn. Bức tranh này sẽ giúp bạn bắt đầu nhận diện được các mục tiêu khả dĩ cho sự can thiệp chúng ta sẽ nói đến trong Phần II và Phần III. Như chúng tôi đã nói, khả năng sinh học của một đứa trẻ trong việc phát triển kỹ năng thực hành được xác định từ trước khi đứa trẻ sinh ra, tuy nhiên liệu đứa trẻ có đạt được hết tiềm năng của mình trong việc phát triển chúng hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố môi trường. Các bạn, với tư cách là những bậc cha mẹ sẽ đóng góp một phần lớn vào môi trường sống của trẻ. Điều này không có ý nói rằng các bạn là lý do khiến con trẻ yếu kém về kỹ năng thực hành, mà nó giúp bạn nhận ra điểm mạnh và điểm yếu trong kỹ năng thực hành của mình nằm ở đâu, việc này có thể giúp tăng cường nỗ lực của bạn trong việc xây dựng kỹ năng thực hành của con bạn, cũng như giảm thiểu các mâu thuẫn có thể nảy sinh bởi sự bù trừ hay sự tương đồng nhất định giữa hai người. Ví dụ như con của bạn sắp xếp đồ đạc rất bừa bãi và bạn cũng vậy. Điều này không chỉ khiến bạn rất khó khăn trong việc dạy con các kỹ năng sắp xếp trật tự mà còn khiến cho trận chiến để vượt qua sự thiếu ngăn nắp khó lên theo cấp số nhân. Tuy nhiên, khi được trang bị những kiến thức cần thiết về sự tương đồng này, bạn có thể xây dựng được tình đồng đội với con mình nhờ sự sẻ chia việc cần thiết phải học những kỹ năng này. Cùng nỗ lực vì điều đó có thể giúp giữ gìn lòng kiêu hãnh và khuyến khích sự hợp tác từ con bạn. Hoặc hãy tưởng tượng bạn khám phá ra rằng bạn và con bù trừ cho nhau thay vì tương đồng với nhau: Chỉ riêng việc nhận thức được bạn là người cực kỳ ngăn nắp một cách tự nhiên trong khi con bạn lại bừa bãi có thể khiến bạn có động lực để kiên trì hơn trong việc giúp con xây dựng một kỹ năng thực hành đang là điểm mạnh của bạn. Không phải là con đang cố gắng khiến bạn tức giận, mà đó là vấn đề của sự khác biệt trong kỹ năng thực hành. Chương 4 sẽ giúp chúng ta hiểu các điểm mạnh và điểm yếu trong kỹ năng thực hành của chính mình, và cách chúng ta có thể sử dụng kiến thức này trong việc nỗ lực giúp đỡ con mình. Sự tương thích giữa bạn và con bạn không phải là điều duy nhất bạn nên để ý. Sự tương thích giữa con bạn và phần còn lại của môi trường cũng rất quan trọng. Như bạn sẽ học được rằng, một khi bạn bắt đầu nắm bắt chiến lược để xây dựng kỹ năng thực hành cho con bạn, điều đầu tiên bạn nên để ý thường xuyên khi cố gắng bù đắp cho sự thiếu hụt kỹ năng của con là việc thay đổi môi trường. Tất nhiên bạn không thể làm điều đó mãi mãi - và mục đích lớn lao của quyển sách này là để chắc chắn rằng bạn sẽ không phải làm thế - nhưng đó chính xác là điều các bậc cha mẹ làm để biến đổi mức độ xuyên suốt thời thơ ấu và niên thiếu của con mình. Chúng ta đặt những tấm chắn an toàn để tránh những ngón tay tò mò của trẻ đút vào ổ điện; các buổi chơi của bé luôn có sự xuất hiện của bố mẹ hoặc người chăm sóc ở cùng; chúng ta hạn chế thời gian chơi iPod và vào Internet để chúng có thể hoàn thành bài tập về nhà. Trong Chương 4 chúng tôi sẽ chỉ cho bạn cách nhìn nhận môi trường của trẻ phù hợp với các kỹ năng thực hành và loại hình quản lý giai đoạn nào bạn có thể làm cho đến khi con bạn không cần hỗ trợ môi trường nữa. Một khi bạn biết điểm mạnh và điểm yếu của con mình nằm ở đâu, sự tương đồng giữa bạn và con cũng như giữa con và môi trường là như thế nào thì bạn đã sẵn sàng để bắt đầu xây dựng các kỹ năng đó. Chúng tôi tin rằng lý do khiến cho sự can thiệp của chúng tôi đạt được hiệu quả bởi (1) chúng được áp dụng trong không gian tự nhiên của trẻ và (2) bạn có thể chọn các góc cạnh khác nhau để tấn công. Những sự lựa chọn này cho phép bạn tùy chỉnh nỗ lực của mình để phù hợp với đứa trẻ mà bạn đã biết quá rõ, và chúng cho bạn Phương án B để thử nếu Phương án A không hoàn toàn thành công. Chương đầu trong Phần II (Chương 5) mang đến cho bạn một tập hợp các nguyên tắc để tuân thủ bất cứ khi nào bạn quyết định đâu là góc cạnh tốt nhất để tiếp cận một vấn đề cụ thể hoặc một kỹ năng thực hành cụ thể mà con bạn cần. Ba trong số này hình thành nên khung hình của tất cả những việc bạn sẽ làm, và mỗi một nguyên tắc sẽ được miêu tả trong từng chương sau (Chương 6 - 8): (1) thay đổi môi trường để nâng cao sự phù hợp giữa đứa trẻ và nhiệm vụ; (2) dạy đứa trẻ cách thực hiện những nhiệm vụ yêu cầu cần có kỹ năng thực hành; hoặc (3) thúc đẩy đứa trẻ sử dụng kỹ năng thực hành đã có năng lực sẵc sàng. Như bạn sẽ thấy, nhìn chung chúng tôi khuyến khích một cách thức tiếp cận hỗn hợp để đảm bảo thành công, và Chương 9 sẽ chỉ cho bạn biết làm thế nào để kết hợp chúng với nhau. Trước lúc đó, bạn có thể quyết định liệu bạn muốn sử dụng các biện pháp cứng rắn hay áp dụng một vài trò chơi chúng tôi đề xuất ở Phần II để tăng trưởng kỹ năng thực hành của con bạn một cách liên tục mỗi ngày. Bạn cũng sẽ muốn xác định những tình huống vấn đề gây ảnh hưởng nhất định đến tất cả và/hoặc một số kỹ năng thực hành tạo nên các vấn đề của con bạn trong cuộc sống thường ngày. Nội dung chương 10 bao gồm các thói quen dạy dỗ hướng tới các vấn đề của con trẻ được các bậc cha mẹ than phiền nhiều nhất trong phòng khám của chúng tôi. Những thói quen này sẽ mang đến cho bạn một tập hợp các quy trình, và trong một số trường hợp nó như một kịch bản giúp con bạn học được cách quản lý các hành vi của cuộc sống hàng ngày với ít sự nỗ lực và xáo động, bất kể đó là tuân thủ thói quen đi ngủ, giải quyết các thay đổi trong kế hoạch, hay đối mặt với một dự án dài hơi tại trường. Rất nhiều bậc cha mẹ cảm thấy dễ dàng để bắt đầu những thói quen này bởi chúng ngay lập tức nêu bật lên những nhiệm vụ là cội nguồn mâu thuẫn hàng ngày, và bởi chúng tôi đã cung cấp tất cả các bước và các công cụ cần thiết cho bạn. Bạn có thể thấy đây là cách tốt nhất để trở nên quen thuộc với các công việc mang tính xây dựng kỹ năng thực hành và là con đường ngắn nhất để nhìn thấy hiệu quả. Cha mẹ cũng cần được thúc đẩy, và không có gì hơn việc thành công thúc đẩy cho ta tiếp bước. Những thói quen này chỉ cho bạn cách làm thế nào để cải tiến thói quen theo độ tuổi của con mình. Chúng cũng xác định những kỹ năng thực hành cần thiết để thực hiện nhiệm vụ, vì thế, nếu bạn thấy cùng chính những kỹ năng đó cần thiết cho nhiệm vụ khiến con bạn đau đầu nhất, bạn có thể quyết định đọc và cải thiện các kỹ năng đó ở các chương tiếp theo tương ứng. Chương 11 đến chương 21 sẽ trình bày từng kỹ năng thực hành một cách riêng rẽ. Chúng tôi mô tả tiến trình phát triển điển hình của mỗi kỹ năng và đưa ra cho bạn một thang điểm đánh giá chung để bạn có thể sử dụng trong việc xác định xem liệu con bạn đạt chuẩn hay chậm chạp trong việc phát triển kỹ năng đó. Nếu bạn cảm thấy các kỹ năng của con mình nhìn chung vừa đủ nhưng vẫn có thể can thiệp ở mức độ nhất định thì bạn có thể tuân theo các nguyên tắc chung mà chúng tôi liệt kê để làm được điều đó. Nếu bạn nhận thấy các vấn đề nghiêm trọng hơn thế, mặt khác, bạn có thể xây dựng phương pháp can thiệp riêng của mình thì bạn hoàn toàn có thể dựa trên các mô hình chúng tôi cung cấp về một số hoặc nhiều hơn sự can thiệp chuyên sâu, tập trung vào những khu vực có vấn đề xảy ra thường xuyên nhất trong phòng khám của chúng tôi. Những buổi can thiệp này kết hợp các nguyên tố của cả ba phương pháp được mô tả trong Phần II. Chúng tôi tự tin rằng, với tất cả những lựa chọn khác nhau này, bạn sẽ tìm ra con đường để giúp con cải thiện những kỹ năng thực hành còn yếu trở nên mạnh mẽ hơn. Nhưng chúng ta đang sống trong một thế giới không hoàn hảo, vì thế Chương 22 sẽ đưa ra các gợi ý về cách giải quyết vấn đề cho những thời điểm bạn đâm vào ngõ cụt, bao gồm những câu hỏi bạn nên hỏi chính bản thân mình về những nỗ lực can thiệp của bạn, cũng như hướng dẫn cho bạn cách làm thế nào và khi nào thì nên tìm kiếm sự giúp đỡ của chuyên gia. Với tư cách là một phụ huynh, bạn có thể giúp con mình sử dụng các thế mạnh về kỹ năng thực hành để làm bài tập về nhà và hình thành các thói quen học tập tốt, nhưng bạn không thể theo con vào tận trong lớp học. Hầu hết những đứa trẻ thiếu tập trung thường gặp phải vấn đề cả ở trường lẫn ở nhà. Trên thực tế, có thể chính giáo viên đầu tiên của con là người khiến bạn nhận thức được điểm yếu trong kỹ năng thực hành của con mình. Chương 23 mang đến những gợi ý về cách hợp tác với giáo viên và nhà trường để đảm bảo con bạn nhận được những sự giúp đỡ và hỗ trợ cần thiết tại trường cũng như tại nhà. Điều này bao gồm cả những gợi ý về cách tránh những mối quan hệ đối nghịch với giáo viên cũng như cách để tiếp cận sự hỗ trợ bổ sung, chẳng hạn như Kế hoạch 50 hay giáo dục đặc biệt nếu cần. Các kỹ năng con bạn hình thành được dưới sự giúp đỡ của bạn sẽ giúp con thành công hơn trong cuộc sống học đường, nhưng điều gì sẽ xảy ra sau trường trung học cơ sở? Với những đứa trẻ thiếu tập trung, trường cấp ba và cuộc sống sau đó mang đến nhiều thách thức mới – những thứ thường khiến đứa trẻ sợ phải đối mặt hơn rất nhiều so với khi chúng còn nhỏ và bạn cần tập trung nhiều hơn vào khía cạnh tích cực của việc xây dựng sự độc lập. Chương cuối của cuốn sách này đưa ra những chỉ dẫn trong việc giúp đỡ con ứng phó với các giai đoạn tiếp theo của cuộc đời. Còn bây giờ, chúng tôi biết đôi lúc thật đáng sợ khi nhìn lại con đường đã đi qua và tưởng tượng đến những điều sẽ xảy ra khi con chúng ta bước vào thế giới người lớn. Cả hai chúng tôi đều biết rằng khi đứa con trai lớn tuổi nhất của chúng tôi bước vào trung học cơ sở, chúng tôi đã có những đêm không ngủ để suy nghĩ xem làm cách nào chúng có thể vượt qua những tháng năm này để bước vào trung học phổ thông, chứ đừng nói đến những năm tháng tiếp sau thời gian trung học phổ thông đó. Chúng tôi viết cuốn sách này một phần để giúp bạn vững tin rằng trẻ con sẽ lớn và học cách để tự tồn tại. Con của chúng tôi đã làm được điều đó – và con bạn cũng sẽ vậy. Những kinh nghiệm tích lũy được qua nhiều năm làm việc ở phòng khám và những kinh nghiệm làm cha mẹ đã được chúng tôi truyền tải hết ở cuốn sách này. Chúng tôi hy vọng bạn sẽ cảm nhận được sự hữu ích của cuốn sách, bất kể bạn đang ở đâu trên hành trình đưa con từ thời ấu thơ đến sự độc lập. Katie tám tuổi. Đó là một buổi sáng thứ bảy, và mẹ cô bé yêu cầu cô dọn phòng với lời cảnh báo rằng cô sẽ không thể sang nhà đối diện chơi với bạn của mình trước khi mọi thứ xong xuôi. Katie rời phòng khách một cách ngại ngần, nơi em trai cô đang mải mê với chương trình hoạt hình sáng thứ bảy, và bước lên cầu thang. Cô bé đứng ở giữa lối đi và nhìn toàn cảnh: con búp bê Barbie của cô bé đang nằm trơ trọi một góc, một đống các con búp bê khác và phục trang phụ kiện trông xa như một đống vải sắc màu. Sách đang nằm ngổn ngang trên giá sách của cô bé, vài quyển còn đang nằm dưới sàn. Cánh cửa tủ của cô bé đang mở, cô nhìn thấy quần áo đang rơi khỏi mắc và tràn xuống dưới sàn nhà, che phủ vài đôi giày cùng một số trò chơi bàn cờ và giải đố gần đây cô ít chơi. Một ít quần áo bẩn đã bị đá xuống dưới gầm giường nhưng vẫn lộ ra giữa ga trải giường và sàn nhà. Và có một chồng quần áo sạch vương vãi trên sàn nhà cạnh bàn học, hậu quả của công cuộc tìm kiếm chiếc áo len yêu thích cô bé muốn mặc ngày hôm qua. Katie thở dài và đi về góc con búp bê. Cô bé đặt vài con búp bê lên kệ đồ chơi của mình, rồi cầm lấy con thứ ba và ôm nó trong vòng tay để quan sát bộ đồ nó đang mặc. Cô bé nhớ là cô đã diện đồ cho con búp bê đi tiệc và bây giờ cô bé không thích bộ đồ mình chọn nữa. Cô liền quờ quạng trong chồng quần áo đồ chơi để tìm kiếm chiếc váy đẹp hơn. Cô bé đang chộp lấy cái dây buộc cuối cùng của chiếc váy thì tiếng mẹ cô văng vẳng sau cửa. “Katie!” mẹ nói, giọng biểu lộ rõ sự thiếu kiên nhẫn. “Đã nửa tiếng trôi qua rồi và con chưa có làm gì cả!” Mẹ cô đi đến góc búp bê trên kệ đồ chơi rồi cùng Katie nhặt búp bê và quần áo, đặt những con búp bê vào kệ và quần áo thì cất vào vào trong tủ. Công việc diễn ra nhanh chóng. Mẹ đứng dậy để đi ra. “Nào, giờ thì nhìn xem con có thể làm gì với những cuốn sách đó,” mẹ nói. Katie đi đến giá sách và bắt đầu sắp xếp những cuốn sách của cô bé. Giữa chồng sách đó, cô tìm thấy tập mới nhất của bộ Boxcar Children, cuốn sách cô đang đọc dở. Cô mở đến trang mình đánh dấu và bắt đầu đọc. “Mình chỉ đọc hết chương này thôi,” cô tự nhủ. Khi cô bé đọc xong, cô gập sách lại và nhìn quanh khắp phòng. “Mẹ ơi!” cô rền rĩ, “Nhiều việc quá! Con đi chơi và làm sau được không ạ? Xin mẹ đấy?!” Dưới nhà, mẹ Katie thở dài não nề. Chuyện này luôn xảy ra mỗi khi cô bắt con gái hoàn thành một việc gì: cô bé sẽ mất tập trung, sao nhãng và công việc sẽ không thể hoàn thành trừ khi mẹ kè kè đứng đó và chỉ cho cô làm từng bước nhỏ – hoặc bước vào và tự làm việc đó. Sao con gái cô có thể sao nhãng và thiếu trách nhiệm đến thế cơ chứ? Tại sao cô bé không thể bỏ qua một chút xíu những việc cô bé thích làm để hoàn thành việc cô bé phải làm? Chẳng phải một đứa trẻ lớp ba nên biết cách chăm sóc vài thứ của bản thân mình hay sao? Katie đã nằm trong tốp 90 trong bài kiểm tra trình độ của bang Iowa từ khi cô bé bắt đầu biết làm bài kiểm tra. Cô giáo của cô bé nhìn nhận rằng cô bé rất giàu trí tưởng tượng, giỏi toán và có vốn từ vựng tốt. Cô bé cũng rất đáng yêu. Đó là lý do tại sao cô giáo rất ghét phải thông báo với bố mẹ của Katie rằng con của họ rất hay mất tập trung trong lớp bởi cô bé không thể chịu ngồi yên trong các hoạt động nhóm hoặc cô giáo phải liên tục nhắc nhở cô bé ngừng lục lọi quanh bàn, nghịch dây giày, hoặc nói chuyện nhỏ to với bạn bè và quay lại đọc sách trong giờ đọc. Nhiều lần cô giáo của Katie đã gợi ý là có thể sẽ có ích nếu bố mẹ cô bé cố gắng nhấn mạnh với cô về tầm quan trọng của việc tuân theo chỉ dẫn và bám sát với các hoạt động được giao. Đến lúc này, bố mẹ cô bé chỉ có thể trả lời bẽn lẽn rằng họ đã thử mọi cách họ biết để áp dụng với con và rằng Katie chân thành hứa sẽ cố gắng nhưng rồi mọi thứ lại trở lại như xưa, như cái cách cô bé dọn dẹp phòng hay dọn bàn ăn. Bố mẹ Katie đã đến đường cùng, và con gái của họ có khả năng sẽ thua kém các bạn trong trường? Sao một đứa trẻ thông minh lại có thể thiếu tập trung đến vậy? Như chúng tôi đã đề cập trong phần Giới thiệu, những đứa trẻ thông minh thường trở nên thiếu tập trung bởi chúng thiếu những kỹ năng trí óc cần thiết để lên kế hoạch và định hướng hành động cũng như chỉnh đốn hành vi. Không phải là chúng gặp vấn đề về việc ghi nhận và sắp xếp đầu vào của những thứ chúng nhận thức được từ các giác quan của mình – điều mà chúng ta thường gọi là “trí thông minh”. Khi nói đến sự thông minh, chúng có rất nhiều. Đó là lý do tại sao chúng thường gặp rất ít vấn đề trong việc lĩnh hội phép chia hay phân số hoặc đánh vần. Vấn đề nảy sinh khi chúng cần sắp xếp đầu ra – quyết định xem cần làm gì, khi nào và kiểm soát hành vi của chính chúng để làm được điều đó. Bởi vì chúng có khả năng thẩm thấu thông tin và học toán, ngôn ngữ và các môn học khác nên bạn có thể cho rằng những nhiệm vụ đơn giản hơn nhiều như dọn giường hay thay phiên nhau không có gì là khó cả. Nhưng không phải thế, bởi con bạn có thể có trí thông minh nhưng lại thiếu kỹ năng thực hành để làm được điều đó. Hãy cùng làm rõ một hiểu lầm có thể xảy ra ngay từ đầu. Khi mọi người nghe thấy thuật ngữ kỹ năng thực hành, họ thường cho rằng đó là tập hợp các kỹ năng cần có để tiến hành việc kinh doanh hiệu quả – các kỹ năng như quản lý tài chính, giao tiếp, lên kế hoạch chiến lược và kỹ năng ra quyết định. Ở đây có một số sự chồng chéo – các kỹ năng thực hành tất nhiên bao gồm cả khả năng ra quyết định, lên kế hoạch và quản lý tất cả các dạng dữ liệu. Giống như kỹ năng được sử dụng trong việc kinh doanh, các kỹ năng thực hành giúp đứa trẻ hoàn thành những gì cần làm – nhưng trên thực tế, khái niệm kỹ năng thực hành đến từ ngành khoa học thần kinh và nó ám chỉ những kỹ năng trí óc cần có để con người thực hành, hoặc thực hiện các nhiệm vụ. Con bạn (cũng như bạn) cần các kỹ năng thực hành để xây dựng, thậm chí là lên những kế hoạch căn bản nhất để bắt đầu một nhiệm vụ. Đối với những việc đơn giản như lấy cốc sữa ở trong bếp, khi khát cậu bé cần phải đứng dậy và đi vào bếp, lấy một cái cốc trong tủ, đặt xuống bàn, mở tủ lạnh và lấy sữa, đóng tủ lạnh lại, đổ sữa vào cốc, cất sữa vào tủ lạnh, và rồi uống ngay tại đó hoặc quay trở lại phòng sinh hoạt chung nơi cậu bắt đầu. Để thực hiện một công việc đơn giản này cậu bé phải chống lại cơn bốc đồng của việc gặm chỗ khoai tây chiên cậu tia thấy trong tủ trước tiên – thứ sẽ chỉ khiến cậu thêm khát – và việc chọn một lon soda đầy đường thay vì sữa. Nếu cậu bé không tìm thấy những cái cốc thông thường trong tủ, cậu sẽ phải nghĩ đến việc tìm trong máy rửa bát thay vì vớ lấy một trong những ly rượu pha lê hảo hạng của bố mẹ. Khi cậu nhận ra là sữa gần hết, cậu sẽ phải tự xoa dịu sự khó chịu trong mình và tránh việc cãi nhau với cô em gái nhỏ dù cậu biết chắc chính cô bé đã uống gần hết sữa. Và cậu cũng phải chắc là mình không để lại một vết nhơ từ cốc trên bàn cà phê nếu cậu không muốn bị cấm ăn snack ở phòng sinh hoạt chung trong tương lai. Một đứa trẻ với kỹ năng thực hành yếu kém sẽ có thể lấy một cốc sữa mà không gặp khó khăn gì cả - hoặc cậu bé có thể bị mất tập trung, lựa chọn sai và thể hiện sự kiểm soát cảm xúc hoặc hành vi kém, quên không đóng cửa tủ lạnh, để lại một vệt dài những giọt sữa nhỏ dọc tủ và sàn nhà, để quên sữa trên bàn cho đến lúc nó bị hỏng, và khiến đứa em gái bé nhỏ khóc lóc. Nhưng thậm chí cậu bé có thể lấy sữa mà không gây ra một tai nạn nào. Bạn có thể cá là cậu bé sẽ gặp rắc rối với các công việc trong cuộc đời đòi hỏi sự phức tạp và yêu cầu khả năng cao hơn để lên kế hoạch, giữ vững sự tập trung, cần sắp xếp và chỉnh đốn cảm xúc cũng như cách thức cậu ta hành động. Trên thực tế, các kỹ năng thực hành là những gì con bạn cần để kiến tạo bất cứ kỳ vọng hay giấc mơ của bản thân bạn cho tương lai của con – hoặc chính kỳ vọng và ước mơ của cậu bé – trở thành hiện thực. Ở cuối tuổi niên thiếu, các con cần phải đạt được một điều kiện căn bản: Chúng phải hành động với một mức độ độc lập nhất định. Điều đó không có nghĩa là đôi khi chúng không kêu gọi sự giúp đỡ hay tìm kiếm lời khuyên, nhưng nó có nghĩa là chúng không còn dựa dẫm vào chúng ta để lên kế hoạch và sắp xếp một ngày cho chúng, nói chúng khi nào phải bắt đầu làm việc, mang cho chúng những đồ dùng khi chúng bỏ quên, hoặc nhắc nhở chúng chú ý bài vở trên trường lớp. Khi những đứa con của chúng ta đạt đến mức độ đó, vai trò cha mẹ của chúng ta đang dần kết thúc. Chúng ta nói về những đứa trẻ của chúng ta rằng chúng biết “tự thân vận động”, chấp nhận điều này ở một mức độ thoải mái nhất định, và hy vọng những điều tốt đẹp nhất cho con. Các tổ chức xã hội cũng làm tương tự bằng cách định nghĩa chúng là “người lớn” trong hầu hết các mảng liên quan đến pháp luật. Để đạt tới giai đoạn độc lập này, đứa trẻ cần phát triển những kỹ năng thực hành. Bạn có thể đã thấy một đứa trẻ sơ sinh khi nhìn thấy mẹ mình rời khỏi phòng, chỉ cần chờ trong một thời gian ngắn, nó bắt đầu gào khóc cho mẹ mình trở lại. Hoặc có thể bạn đã nghe đứa con ba tuổi của mình tự nói một mình, giống như cách bạn vẫn thường tự nhủ mình không được làm điều gì đó. Hoặc khi bạn nhìn đứa con chín tuổi dừng lại và nhìn xung quanh trước khi cậu bé đuổi theo một trái bóng thì sao? Trong tất cả các trường hợp đó, bạn đang chứng kiến sự phát triển của các kỹ năng thực hành. Nghiên cứu đầu tiên của chúng tôi về kỹ năng thực hành bắt đầu từ những năm 1980. Trong việc đánh giá và điều trị cho trẻ em bị chấn thương não, chúng tôi nhận thấy rằng nguồn gốc của hầu hết những khó khăn trong nhận thức và hành vi xuất phát từ sự thiếu hụt kỹ năng thực hành. Mặc dù không thực sự nghiêm trọng nhưng chúng tôi ghi nhận được những vấn đề tương tự trong trẻ nhỏ bị rối loạn tập trung cao độ. Từ những khám phá ban đầu này, chúng tôi bắt đầu nghiên cứu kỹ về sự phát triển kỹ năng thực hành trên một số lượng lớn các đứa trẻ. Trong khi có những hệ thống kỹ năng thực hành khác (phần Nguồn tham khảo có bao gồm nguồn dẫn từ những hệ thống này), mô hình của chúng tôi được thiết kế để đạt một mục tiêu cụ thể: nhằm giúp chúng tôi khám phá ra các cách thức mà các bậc cha mẹ và thầy cô có thể khuyến khích sự phát triển của kỹ năng thực hành trong những trẻ có biểu hiện yếu kém. Mô hình của chúng tôi được dựa trên hai tiền đề sau đây: ♣ Hầu hết mọi cá nhân đều có một chuỗi kỹ năng thực hành mạnh cũng như các kỹ năng thực hành yếu. Thực tế là chúng tôi phát hiện ra rằng, có vẻ như có một hồ sơ thông thường của những điểm mạnh và điểm yếu. Trẻ nhỏ (và người lớn) mạnh ở những kỹ năng cụ thể này thì thường yếu ở những kỹ năng cụ thể khác, và khuôn hình này có thể được đoán định trước. Chúng tôi đã mong đợi một mô hình cho phép con người xác định được những khuôn hình này, từ đó trẻ nhỏ có thể được khuyến khích để thấy rõ được điểm mạnh của mình và nỗ lực để nâng cao hoặc vượt qua điểm yếu, nhằm mục đích cải thiện tổng quan khả năng. Chúng tôi cũng khám phá ra rằng việc giúp đỡ phụ huynh xác định được điểm mạnh và điểm yếu của chính họ là việc hữu ích để họ có thể trở thành nguồn hỗ trợ lớn nhất cho con. ♣ Mục đích đầu tiên của việc xác định các mảng còn yếu kém là để thiết kế và triển khai sự can thiệp nhằm giải quyết các nhược điểm đó. Chúng tôi muốn xây dựng những kỹ năng cần thiết cho trẻ nhỏ hoặc biến đổi môi trường để giảm thiểu hoặc phòng tránh những vấn đề liên quan đến sự yếu kém kỹ năng. Kỹ năng càng trừu tượng thì càng dễ để phát triển các khái niệm tổ chức xung quanh chúng. Khi các kỹ năng có thể được tổ chức hóa, mọi thứ trở nên dễ hơn trong việc kiến tạo sự can thiệp nhằm cải thiện các hoạt động đó. Hãy lấy khái niệm “scattered”(1) làm ví dụ. Từ này thật tuyệt vời cho tên một quyển sách bởi với tư cách là một người làm bố mẹ, bạn đọc từ này và ngay lập tức biết rằng nó mô tả con mình. Nhưng “scattered” còn có nghĩa là hay quên hoặc lộn xộn, thiếu kiên trì, hoặc mất tập trung. Mỗi một vấn đề sẽ được gợi ý một giải pháp khác nhau. Chúng ta càng cụ thể trong khái niệm của vấn đề bao nhiêu thì chúng ta càng dễ đưa ra một chiến lược thực sự để giải quyết vấn đề đó bấy nhiêu. Chương trình chúng tôi đưa ra bao gồm 11 kỹ năng: ♣ Kiềm chế phản ứng ♣ Bộ nhớ làm việc ♣ Kiểm soát cảm xúc ♣ Duy trì tập trung ♣ Khởi đầu công việc ♣ Lên kế hoạch/Đặt thứ tự ưu tiên ♣ Tổ chức sắp xếp ♣ Quản lý thời gian ♣ Kiên trì đi tới mục tiêu ♣ Linh hoạt ♣ Nhận thức tổng quan Những kỹ năng này có thể được tổ chức theo hai cách khác nhau, dựa theo sự phát triển (thứ tự các kỹ năng phát triển trong trẻ nhỏ) và dựa theo chức năng (những lợi ích của các kỹ năng đối với hoạt động của trẻ). Nắm bắt được thứ tự xuất hiện của các kỹ năng này trong suốt thời kỳ sơ sinh, chập chững và sau đó, như đã được đề cập từ trước, giúp bạn và giáo viên của con thấu hiểu được những mong đợi của mình ở một đứa trẻ trong từng độ tuổi nhất định. Trong một chương trình chúng tôi thực hiện vài năm về trước với giáo viên từ lớp mầm non đến lớp tám, chúng tôi đề nghị các giáo viên xác định hai hoặc ba kỹ năng thực hành của học sinh khiến họ lưu tâm nhất. Giáo viên ở các lớp tiểu học tập trung vào việc bắt đầu công việc và duy trì sự tập trung ở trẻ, trong khi giáo viên trung học cơ sở lại nhấn mạnh vào vấn đề quản lý thời gian, tổ chức sắp xếp và lên kế hoạch/đặt thứ tự ưu tiên. Một cách thú vị là các giáo viên ở mọi cấp học đều chọn ức chế phản ứng như một kỹ năng mà họ thấy thiếu hụt trong rất nhiều học sinh. Dù sao đi nữa, điều quan trọng ở đây là nếu bạn nắm bắt được thứ tự phát triển của những kỹ năng này thì bạn sẽ không phí hoài thời gian cố gắng thúc đẩy đứa trẻ bảy tuổi thành thạo một kỹ năng thông thường mà chúng chưa thể đạt được trước tuổi mười một. Bạn đã có đủ vấn đề cần quan tâm rồi, bạn không cần phải “đập đầu vào tường” thêm nữa. Bảng dưới đây liệt kê các kỹ năng theo thứ tự cấp thiết, khái niệm hóa từng kỹ năng và cung cấp các ví dụ về cách biểu hiện của các kỹ năng đó ở độ tuổi nhỏ và lớn hơn của trẻ. Kỹ năng thực hành Khái niệm Ví dụ Kiềm chế phản ứng Khả năng suy nghĩ trước khi hành động - năng lực này ngăn cản sự thúc giục nói hay làm một điều gì đó, giúp đứa trẻ có thời gian để đánh giá tình huống và các hành vi có thể gây ảnh hưởng đến xung quanh. Một đứa trẻ có thể chờ đợi trong một thời gian ngắn mà không bị phân tán tư tưởng. Một cầu thủ bóng đá nhí có thể chấp nhận phán quyết của trọng tài mà không tranh biện. Trí nhớ làm việc Khả năng ghi nhớ thông tin trong lúc thực hiện các nhiệm vụ phức tạp. Nó kết hợp với khả năng ứng dụng những kinh nghiệm và bài học trong quá khứ cho tình huống hiện tại hoặc dự án trong tương lai. Một đứa trẻ có thể ghi nhớ trong đầu và tuân theo hướng dẫn có một hoặc hai bước. Một học sinh cấp hai có thể lưu tâm những kỳ vọng của mỗi giáo viên khác nhau. Khả năng kiểm soát cảm xúc để đạt được mục tiêu, hoàn thành công việc, hoặc kiểm soát và định hướng hành vi. Một đứa trẻ với kỹ năng này có thể vượt qua sự thất vọng trong thời gian ngắn. Một bạn tuổi teen có thể quản lý sự hồi hộp lo lắng trong một trò chơi hoặc bài kiểm tra và vẫn thực hiện tốt vai trò của mình. Khả năng giữ vững sự chú tâm đến một tình huống hoặc nhiệm vụ thay vì bị mất tập trung, mệt mỏi hoặc chán ngán. Việc hoàn thành một công việc nhà với sự giám sát lỏng lẻo là một ví dụ của khả năng tập trung chú ý ở trẻ nhỏ. Một bạn tuổi teen có thể tập trung làm bài tập về nhà, với các khoảng nghỉ giải lao ngắn trong thời gian làm bài tập từ một đến hai giờ đồng hồ. Kiểm soát cảm xúc Tập trung chú ý Khởi đầu công việc Khả năng khởi đầu một dự án mà không trì hoãn vô thời hạn một cách hiệu quả và đúng giờ. Một đứa trẻ có khả năng bắt đầu làm việc nhà hoặc bài tập ngay sau khi được hướng dẫn. Một cô bé tuổi teen không chờ đến phút cuối mới bắt đầu một dự án. Lên kế hoạch/ Đặt ưu tiên Khả năng xây dựng một lộ trình để đạt được mục tiêu hoặc hoàn thành một nhiệm vụ. Nó cũng bao gồm khả năng quyết định đâu là điều quan trọng cần sự tập trung và đâu là điều không quan trọng. Một đứa trẻ, với sự hướng dẫn của người lớn, có thể nghĩ ra các lựa chọn để giải quyết mâu thuẫn với bạn đồng trang lứa. Một cậu bé tuổi teen có thể lập kế hoạch để xin được việc. Tổ chức sắp xếp Khả năng xây dựng và duy trì các hệ thống theo dõi thông tin và tài liệu. Với sự nhắc nhở của người lớn, một đứa trẻ có thể cất đồ chơi vào chỗ quy định. Một cô bé tuổi teen có thể sắp xếp và xác định các dụng cụ thể thao. Quản lý thời gian Khả năng dự trù khoảng thời gian cần thiết, cách bố trí thời gian, và cách hoàn thành công việc trong giới hạn thời gian đã hạn định. Nó bao gồm cả nhận thức được rằng thời gian là quan trọng. Một đứa trẻ có thể hoàn thành một công việc ngắn trong giới hạn thời gian mà người lớn đặt ra. Một bạn tuổi teen có thể thiết lập một lịch trình để theo kịp thời hạn hoàn thành. Kiên trì theo đuổi mục tiêu Năng lực có một mục tiêu, theo đuổi nó cho đến giờ phút hoàn thành mà không trì hoãn hoặc sao nhãng bởi những thú vui khác. Một đứa trẻ lớp một có thể hoàn thành công việc để được chơi. Một cô bé tuổi teen có thể kiếm tiền và tiết kiệm tiền cho đến khi đủ để mua một thứ gì đó quan trọng với cô bé. Linh hoạt Khả năng thay đổi kế hoạch khi phải đối mặt với trở ngại, thất bại, thông tin mới hoặc sai lầm. Nó liên quan đến khả năng thay đổi cho phù hợp với điều kiện thay đổi. Một đứa trẻ có thể điều chỉnh theo sự thay đổi của kế hoạch mà không bị phiền muộn đáng kể. Một cậu bé tuổi teen có thể chấp nhận phương án thay thế, ví dụ như một công việc khác khi công việc đầu tiên không khả thi. Nhận thức tổng quan Khả năng dừng lại và nhìn ngắm tổng quan về bản thân trong một tình huống, để quan sát các vấn đề của mình được giải quyết. Nó cũng bao gồm cả kỹ năng tự giám sát và đánh giá (ví dụ: tự hỏi bản thân “Mình đang làm thế nào?” hoặc “Mình đã làm ra sao?”) Một đứa trẻ có thể thay đổi hành vi để đáp ứng phản hồi của người lớn. Một đứa trẻ tuổi teen có thể tự giám sát và đánh giá hiệu quả công việc của mình rồi cải thiện nó bằng cách quan sát những người khác có kỹ năng tốt hơn. Các nghiên cứu về trẻ sơ sinh cho chúng ta thấy rằng tất cả việc kiềm chế phản ứng, trí nhớ làm việc, kiểm soát cảm xúc và sự tập trung chú ý đều được phát triển sớm trong thời kỳ sáu đến mười hai tháng đầu tiên của cuộc đời. Chúng ta nhìn thấy sự khởi đầu của việc lên kế hoạch khi đứa trẻ tìm cách lấy được vật thể mà nó mong muốn. Điều này càng trở nên rõ ràng hơn khi đứa trẻ biết đi. Sự linh hoạt được nhận ra trong phản ứng của đứa bé trước những thay đổi của chúng và có thể dễ dàng nhận thấy ở trẻ mười hai đến hai tư tháng tuổi. Các kỹ năng khác, chẳng hạn như khởi đầu công việc, tổ chức sắp xếp, quản lý thời gian và kiên trì theo đuổi mục tiêu, sẽ đến sau, xuyên suốt từ thời mẫu giáo đến giai đoạn đầu tiểu học. Hiểu biết cách làm việc của mỗi kỹ năng – cách nó đóng góp vào suy nghĩ và hành động của con bạn – giúp bạn hiểu liệu mục đích sự can thiệp của bạn là để giúp con mình thay đổi suy nghĩ hay để giúp con thay đổi hành động. Nếu chẳng hạn con bạn có một trí nhớ làm việc kém, bạn sẽ nỗ lực để mang đến cho con những chiến lược giúp con lấy lại được các thông tin chính yếu hiệu quả hơn (chẳng hạn như cô bé cần mang gì về từ trường cho bài tập về nhà). Nếu con bạn có khả năng kiểm soát cảm xúc kém, bạn sẽ cần giúp con sử dụng ngôn từ hơn nắm đấm khi con khám phá ra rằng em trai con đã ngồi lên chiếc máy bay mô hình của mình. Mặc dù thực tế là suy nghĩ và hành động đi cùng với nhau. Rất thường xuyên, chúng ta dạy trẻ cách sử dụng suy nghĩ để kiểm soát hành động của mình. Các kỹ năng suy nghĩ được thiết kế để lựa chọn và thực hiện mục tiêu hoặc để phát triển các giải pháp cho vấn đề. Chúng giúp trẻ hình thành nên một bức tranh tổng quan của mục tiêu và con đường đến được mục tiêu đó, đồng thời mang đến cho trẻ nguồn lực cần thiết trong suốt quãng đường đi đến mục tiêu. Chúng cũng giúp con bạn ghi nhớ bức tranh tổng thể, dù mục tiêu còn xa vời và các sự kiện khác có thể xảy đến gây ảnh hưởng đến sức tập trung của con và chiếm mất một phần bộ nhớ. Nhưng để đạt được mục tiêu, con bạn cần sử dụng tổ hợp kỹ năng thứ hai, thứ tổ hợp cho phép đứa trẻ làm được những gì mình cần làm để hoàn thành nhiệm vụ mà chúng tự đặt cho mình. Tổ hợp kỹ năng thứ hai này kết hợp cùng với hành vi sẽ hướng dẫn cho hành động của đứa trẻ trên đường đi của mình. Lộ trình sắp xếp này được miêu tả trong bảng dưới đây. Khi tất cả mọi thứ đi theo kế hoạch, khởi đầu ở giai đoạn đầu của thời thơ ấu, chúng ta nghĩ đến những thứ chúng ta muốn hoặc cần phải làm, lên kết hoạch và tổ chức nhiệm vụ, gạt bỏ những suy nghĩ và cảm xúc làm ảnh hưởng đến kế hoạch của chúng ta, khuyến khích bản thân, ghi nhớ mục tiêu trong đầu bất kể những trở ngại, những điều làm ta sao nhãng hoặc cám dỗ xuất hiện, chúng ta sẽ thay đổi cách thức khi tình huống yêu cầu, kiên trì với nỗ lực cho đến khi đạt được mục tiêu. Việc này có thể bị giới hạn thời gian giống như việc hoàn thành tranh ghép có 10 mảnh hay lớn hơn như thiết kế lại ngôi nhà. Dù chúng ta ba tuổi hay ba mươi tuổi, chúng ta đều sử dụng chung một tổ hợp những kỹ năng thực hành mang tính trí óc để giúp chúng ta hoàn thành mục tiêu. Trong phần lớn sự trưởng thành của con bạn, bạn sẽ thấy những kỹ năng thực hành này phát triển. Có thể bạn nhớ việc phải cầm tay con đi trên vỉa hè thường xuy- ên vào tuổi lên hai, rồi nhớ lại việc có thể đi bên
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan