Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông Cấu trúc phù hợp chức năng của hệ tuần hoàn cho giảng dạy, bồi dưỡng học sinh gi...

Tài liệu Cấu trúc phù hợp chức năng của hệ tuần hoàn cho giảng dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 11 thpt

.PDF
21
8
85

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ TRƯỜNG THPT CHUYÊN LAM SƠN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM HỆ THỐNG LÝ THUYẾT VÀ CÂU HỎI PHẦN: “CẤU TRÚC PHÙ HỢP CHỨC NĂNG CỦA HỆ TUẦN HOÀN” CHO GIẢNG DẠY, BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LỚP 11 THPT Người thực hiện: Lê Thị Thủy Chức vụ: Giáo viên SKKN thuộc môn: Sinh học THANH HOÁ NĂM 2019 MỤC LỤC Trang PHẦN I. MỞ ĐẦU...............................................................................................1 I. Lý do chọn đề tài................................................................................................1 II. Mục đích nghiên cứu........................................................................................1 III. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................1 IV. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................1 PHẦN II: NỘI DUNG.........................................................................................1 I. Cơ sở lí luận của đề tài.......................................................................................1 I.1.cơ sở lý luận.....................................................................................................1 I.2.Cơ sở thực tiễn.................................................................................................2 II. Thực trạng của đề tài........................................................................................2 II.1. Thuận lợi........................................................................................................2 II.2. Khó khăn........................................................................................................2 III. Giải quyết vấn đề.............................................................................................2 III.1. Lí thuyết.......................................................................................................2 III.1.1. Đặc điểm của hệ tuần hoàn........................................................................2 III.1.2. Cấu tạo phù hợp với chức năng của tim....................................................2 III.1.3 Cấu tạo phù hợp với chức năng của hệ mạch.............................................4 III.2. Câu hỏi trắc nghiệm thi THPT Quốc Gia.....................................................6 IV. Hiệu quả của SKKN......................................................................................16 IV.1. Kết quả đạt được........................................................................................16 IV.2. Kết quả đối chứng......................................................................................16 PHẦN III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.............................................................17 I. Kết luận............................................................................................................17 II. Kiến nghị........................................................................................................17 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................18 2 PHẦN I. MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài Trong chương trình THPT thì chương: chuyển hóa vật chất và năng lượng có hai phần là: chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật; chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật. Đây là một chương có trong ma trận đề thi THPT Quốc Gia và cả đề thi HSG các cấp (cấp tỉnh, thi DHBB, cấp Quốc gia…). Trong quá trình giảng dạy chương chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật, việc phân tích chỉ rõ cấu tạo phù hợp với chức năng là một trong những mục tiêu kiến thức và kĩ năng quan trọng mà học sinh cần đạt được đặc biệt là học sinh giỏi. Các tài liệu về sinh lí động vật đều có đề cập đến vấn đề này nhưng chỉ dừng lại ở việc trình bày cấu tạo và chức năng của tim, hệ mạch chứ chưa phân tích một cách đầy đủ, hệ thống sự phù hợp giữa cấu tạo và chức năng của chúng. Do đó tôi lựa chọn viết chuyên đề: Hệ thống lý thuyết và câu hỏi phần “cấu trúc phù hợp chức năng của hệ tuần hoàn”cho quá trình giảng dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 11 THPT II.Mục đích nghiên cứu Nhằm nâng cao chất lượng học tập phần chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật đặc biệt là hệ tuần hoàn trong quá trình ôn thi THPT Quốc Gia và ôn thi HSG các cấp. Rèn luyện cho học sinh kĩ năng tư duy lôgic cấu trúc phù hợp chức năng. Từ đó học sinh có thể tự học, tự đọc sáchtheo tư duy lôgic này.Đây là một trong những kĩ năng rất quan trọng của học sinh giỏi. III. Đối tượng nghiên cứu Các kiến thức lí thuyết về cấu tạo phù hợp chức năng của tim và hệ mạch (động mạch, tĩnh mạch, mao mạch), câu hỏi trắc nghiệm ở mức độ thi THPT Quốc Gia, câu hỏi tự luận mức độ tư duy từ thấp đến cao nhằm phục vụ thi HSG các cấp. IV. Phương pháp nghiên cứu Khi nghiên cứu đề tài này tôi sử dụng một số phương pháp sau: - Phương pháp nghiên cứu, xây dựng cơ sở lí thuyết. - Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế. - Phương pháp thống kê, xử lí số liệu. PHẦN II: NỘI DUNG I. Cơ sở lí luận của đề tài I.1.cơ sở lý luận Trong các câu hỏi của các đề thi THPT Quốc Gia và đề thi HSG các cấp thì không đơn thuần yêu cầu học sinh chỉ nêu cấu tạo hoặc nêu chức năng mà thông thuờng học sinh phải hiểu cấu tạo phù hợp với chức năng của các cơ quan bộ phận. 1 I.2.Cơ sở thực tiễn Từ cơ sở lý luận của đề tài, tôi lựa chọn một số cơ sở thực tiễn như sau: Lý thuyết và câu hỏi phần cấu tạo phù hợp chức năng của hệ tuần hoàn - Cấu tạo của tim phù hợp chức năng - Cấu tạo của hệ mạch phù hợp chức năng - Câu hỏi trắc nghiệm thi THPT Quốc gia. - Câu hỏi tự luận thi HSG các cấp. II. Thực trạng của đề tài II.1. Thuận lợi Sinh học là khoa học thực nghiệm, hệ thống thí nghiệm làm tăng tính tò mò, ham hiểu biết của các em.Trong cuộc sống hàng ngày có nhiều hiện tượng đều có thể vận dụng kiến thức đã học hoặc sẽ học để giải thích làm rõ. Ứng dụng của khoa học sinh học ngày càng được sử dụng rộng rãi phổ biến trong đời sống, sản xuất.Vị trí của bộ môn sinh học ngày càng được đề cao đây cũng là động lực để các em thêm yêu thích bộ môn. Phân môn sinh lí động vật học ở chương trình lớp 11 đặc biệt là phần chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật (tiêu hóa, tuần hoàn, hô hấp, bài tiết) là phần các em hứng thú học nhất do kiến thức lý thuyết các em được học sẽ giúp giải thích nhiều các hiện tượng thực tế các em hay gặp trong cuộc sống. II.2. Khó khăn Phân môn sinh lí động vật nói chung và phần tuần hoàn nói riêng thì học sinh chỉ học rất ít ở lớp 8 THCS khi thi lên cấp 3 các em không thi đến môn sinh nên các em cũng không ôn lại nên kiến thức lí thuyết phần này ở lớp 8 của các em đã quên nhiều. Do phân phối chương trình bộ môn sinh học ở lớp 11 THPT thì ít tiết nên giáo viên chỉ có thể cung cấp kiến thức lý thuyết và chỉ kịp khai thác nhiều các câu hỏi tư duy. Trong các kì thi HSG thì đều yêu cầu kiến thức phần này cần tư duy nhiều. III. Giải quyết vấn đề III.1. Lí thuyết III.1.1.Đặc điểm của hệ tuần hoàn Ở động vật, hoạt động của hệ tuần hoàn được đặt trong mối liên hệ qua lại, thống nhất với hoạt động của các hệ cơ quan khác trong cơ thể.Có thể nói, hoạt động của hệ tuần hoàn có ảnh hưởng tới tất cả các hệ cơ quan khác trong cơ thể.Hệ tuần hoàn được cấu tạo từ dịch tuần hoàn, tim và hệ thống mạch máu . Chức năng: hệ tuần hoàn vận chuyển máu đến các cơ quan, giúp máu thực hiện các chức năng: trao đổi khí, cung cấp chất dinh dưỡng, thải chất bài tiết, bảo vệ cơ thể và điều hòa hoạt động của các cơ quan. III.1.2. Cấu tạo phù hợp với chức năng của tim 1. Chức năng của tim: 2 Tim có chức năng như một cái bơm hút và đẩy máu chảy trong hệ tuần hoàn. Tim là động lực chính vận chuyển máu trong hệ tuần hoàn 2. Cấu tạo phù hợp với chức năng của tim a. Cấu tạo tim * Tim là một túi cơ rỗng có vách ngăn chia thành hai nửa riêng biệt là nửa phải và nửa trái. Mỗi nửa tim có hai ngăn: một tâm nhĩ ở trên và một tâm thất ở dưới. Thành tim gồm ba lớp. Ngoài cùng là màng liên kết, ở giữa là lớp cơ dày, trong cùng là lớp nội mô gồm các tế bào dẹt. + Thành tâm nhĩ mỏng hơn nhiều so với thành tâm thất, vì nhiệm vụ chủ yếu của nó là thu nhận máu và co bóp để đẩy máu xuống tâm thất. Còn tâm thất có nhiệm vụ tống máu vào phổi đi nuôi cơ thể. + Thành của hai tâm thất cũng không hoàn toàn giống nhau. Thành tâm thất trái dày hơn thành của tâm thất phải vì áp lực cần thiết để tống máu chảy trong vòng tuần hoàn nhỏ (khoảng 30 mmHg) nhỏ hơn rất nhiều so với áp lực tống máu vào vòng tuần hoàn lớn (khoảng 120 mmHg) Hệ thống van tim cấu tạo cũng rất phù hợp với chức năng tạo áp lực cho dòng máu và giúp máu di chuyển một chiều + Giữa tâm nhĩ và tâm thất có van nhĩ thất đảm bảo cho máu chỉ chảy một chiều từ tâm nhĩ xuống tâm thất. Giữa tâm nhĩ phải và tâm thất phải là van ba lá. Giữa tâm nhĩ trái và tâm thất trái là van hai lá. Van hai lá chắc chắn hơn van ba lá, phù hợp với lực co bóp mạnh của tâm thất trái. + Ngoài ra, giữa các tâm thất và động mạch chủ, động mạch phổi còn có van thất động (van bán nguyệt hoặc van tổ chim). + Chất bao ngoài van tim có bản chất là mucoprotein. + Van tim có cấu tạo bởi mô liên kết, không có mạch máu, một đầu gắn cố định vào mấu lồi cơ ở thành trong của tâm thất bằng các dây chằng, một đầu gắn với bờ ngăn tâm nhĩ với tâm thất của tim * Tim được bao bọc bởi màng tim (màng bao tim). Trong màng có một ít dịch giúp giảm ma sát khi tim co bóp * Tim có hệ thống các mạch máu cung cấp oxi và các chất dinh dưỡng đến nuôi các tế bào cơ tim b. Cấu tạo của tế bào cơ tim Mô cơ tim được biệt hóa một cách rất đặc biệt để phù hợp với chức năng co bóp của tim và chiếm gần 50% khối lượng của tim. + Cơ tim vừa có tính chất của cơ vân, vừa có tính chất của cơ trơn. Các sợi cơ tim cũng có những vân ngang như sợi cơ vân, ngoài ra nhân không nằm ở gần màng mà nằm ở giữa sợi cơ. + Sợi cơ tim ngắn (dài 50-100μm, đường kính 10-20μm) phân nhánh, dày để chịu được áp lực cao khi bơm máu. + Ngoài ra trong sợi cơ tim có rất nhiều ti thể để cung cấp đủ năng lượng cho sợi cơ khi hoạt động. Đặc biệt trong sợi cơ tim có Mioglobin để dự trữ oxi. 3 + Mạng cơ tương kém phát triển so với cơ xương. Các ống ngang T lớn hơn ở cơ xương và lấy ion Canxi bổ sung ở ngoại bào khi bị kích thích. Các sợi cơ tim được nối với nhau bởi các đĩa nối cách nhau chỉ khoảng 2 nm tạo thành một khối hợp bào. + Tại đây điện trở của màng rất thấp nên hưng phấn có thể truyền qua dễ dàng từ sợi cơ này sang sợi cơ khác. Vì vậy khi một tế bào cơ tim hưng phấn thì sóng hưng phấn nhanh chóng truyền đến toàn bộ các sợi cơ của tim. + Thành phần dịch bào tại hai phía của đĩa nối cũng rất giống nhau (nồng độ K+ cao, nồng độ Ca2+ thấp) tạo điều kiện cho truyền tin hóa học diễn ra dễ dàng. + Ngoài ra giữa hai tế bào cơ tim liên tiếp còn có kênh ion chung giúp cho điện thế hoạt động lan truyền rất nhanh qua các tế bào cơ tim. => Tất cả điều này làm cho các tế bào cơ tim co gần như đồng thời, tạo áp lực lớn đẩy máu vào động mạch c. Hệ dẫn truyền tim * Một số tế bào cơ tim đặc biệt biệt hóa thành hệ dẫn truyền tim, bao gồm nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puôckin. * Nút xoang nhĩ:nằm ở vùng tiếp giáp giữa tĩnh mạch chủ trên và tâm nhĩ phải, dài khoảng 15 mm, rộng 3 mm và dày 1mm. Nút xoang nhĩ có khả năng tự phát nhịp gây nên tính tự động của tim. Nút xoang nhĩ không có điện thế ổn định như phần lớn các tế bào khác của cơ thể. Các sợi của nút xoang nhĩ liên hệ với các sợi của tâm nhĩ và nút nhĩ thất. Bởi vậy xung động phát sinh trong nút xoang nhĩ được dẫn truyền trực tiếp tới tâm nhĩ và nút nhĩ thất * Nút nhĩ thất: nằm ở thành của tâm nhĩ phải, trên nền vách nhĩ thất cạnh lỗ xoang tĩnh mạch vành. Từ nút nhĩ thất xuất phát các sợi tạo thành bó His đi xuống phía dưới. Khi tới cuối vách liên thất thì bó His chia thành hai nhánh nhỏ chạy tới các sợi cơ tim gọi là mạng Puoockin. Nút xoang nhĩ và nút nhĩ thất nhận các sợi thần kinh của dây giao cảm và dây mê tẩu. Bó His chỉ nhận các sợi thần kinh của dây giao cảm * Tế bào cơ tim có thời gian co kéo dài hay ngắn tùy ngăn tim. Cụ thể: tế bào cơ thành tâm nhĩ co kéo dài 100‰ giây, trong khi tế bà thành cơ các tâm thất co kéo dai 250‰ - 300‰ giây, đủ để máu tống đi khỏi ngăn tim vào hệ mạch của vòng tuần hoàn nhỏ hoặc lớn. III.1.3 Cấu tạo phù hợp với chức năng của hệ mạch 1. Chức năng của hệ mạch: Hệ mạch bao gồm động mạch, tĩnh mạch, mao mạch - Động mạch dẫn máu từ tim sang phổi và từ tim đến các cơ quan khác, các mô trong cơ thể. - Tĩnh mạch dẫn máu từ các mao mạch trở về tim. Hề thống tĩnh mạch của vòng tuần hoàn lớn thu nhận toàn bộ máu đỏ thẫm giàu CO 2 từ các mô trả về 4 tâm nhĩ phải, còn tĩnh mạch phổi thu nhận máu đỏ tươi giàu O 2 từ các phế nang trả về tâm nhĩ trái - Mao mạch vận chuyển, trao đổi các chất giữa máu và dịch kẽ diễn ra qua thành mỏng của mao mạch 2. Cấu tạo phù hợp với chức năng của hệ mạch a. Cấu tạo phù hợp với chức năng của động mạch - Vì động mạch phải chịu áp lực cao nên có thành dày và được cấu tạo từ 3 lớp. + Ngoài cùng là lớp sợi xốp có các sợi cơ đan lại với nhau làm tăng sức bền động mạch + Ở giữa là lớp cơ trơn có cơ vòng ở ngoài, cơ dọc ở trong và các sợi đàn hồi. Số lượng sợi đàn hồi ở các động mạch lớn nhiều hơn các tiểu động mạch, do đó các động mạch lớn ở gần tim có tính đàn hồi cao hơn so với các động mạch ở xa tim + Trong cùng là lớp nội mô gồm các tế bào dẹt gắn trên màng liên kết mỏng làm cho lòng động mạch trơn, nhẵn giúp giảm ma sát với dòng máu đồng thời có tác dụng làm cho tiểu cầu không thể bám vào thành mạch tránh gây ra đông máu - Động mạch lớn có tính đàn hồi cao hơn động mạch nhỏ do có nhiều sợi đàn hồi, ít sợi cơ trơn. Điều này làm cho máu chảy liên tục trong hệ mạch - Động mạch nhỏ có tính co thắt cao hơn động mạch lớn do có ít sợi đàn hồi, nhiều sợi cơ trơn. Diều này giúp cho động mạch nhỏ có khả năng điều hòa lượng máu đến mao mạch - Lòng động mạch thường nhỏ hơn lòng các tĩnh mạch tương đương do đó tốc độ máu chảy trong động mạch nhanh hơn b. Cấu tạo phù hợp với chức năng của tĩnh mạch - Lòng tĩnh mạch bao giờ cũng rộng hơn lòng của động mạch tương đương nên tốc độ dòng máu trong tĩnh mạch chậm hơn trong động mạch và lượng máu chứa trong hệ thống tĩnh mạch nhiều hơn lượng máu chứa trong hệ thống động mạch, chiếm khoảng 70-85% tổng số máu của cơ thể - Thành tĩnh mạch cũng có cấu tạo tương tự như thành động mạch nhưng mỏng hơn. Điểm khác nhau cơ bản giữa tĩnh mạch và động mạch là lớp giữa của động mạch rất dày còn lớp giữa của tĩnh mạch có cấu tạo rất đơn sơ, mỏng mảnh nên hấu như không có khả năng co bóp và khả năng đàn hồi cũng rất kém. Với cấu tạo lòng mạch rộng và thành mạch mỏng giúp tĩnh mạch thu hồi máu dễ dàng - Trong lòng các tĩnh mạch lớn mà máu chảy ngược chiều trọng lực có các van tổ chim bám vào thành tĩnh mạch. Các van này ngăn cản không cho máu chảy ngược trở lại, đảm bảo cho máu chảy một chiều từ tĩnh mạch về tim c. Cấu tạo phù hợp với chức năng của mao mạch 5 - Đây là những mạch máu nhỏ nhất, dài khoảng 0,3 mm và lòng của chúng hẹp đến mức chỉ vừa đủ để cho một hồng cầu đi qua nên mắt thường không nhìn thấy được. Đường kính trung bình khoảng 8 μm. - Thành mỏng (chỉ dày 0,2 μm) chỉ được cấu tạo bởi một lớp tế bào biểu bì dẹt xếp không khít nhau. Trên thành mao mạch có nhiều lỗ nhỏ và các túi ẩm bào nên quá trình trao đổi chất có thể diễn ra rất dễ dàng. Thành mao mạch như một màng thấm chọn lọc các chất. - Do có tổng tiết diện lớn nhất nên tốc độ máu chảy qua mao mạch là chậm nhất (0,5 mm/giây) thuận lợi cho trao đổi chất ở mao mạch diễn ra được hiệu quả.Tùy mức độ trao đổi chất của từng cơ quan mà số lượng, hình dáng, kích thước mao mạch có sự khác nhau. Ví dụ số mao mạch trên 1mm 2 trong cơ tim nhiều hơn trong cơ vân 2 lần - Mao mạch có hệ thống cơ thắt tiền mao mạch có tác dụng điều hòa lượng máu chảy qua mao mạch. Bình thường ở người chỉ có khoảng 5% tổng mao mạch là có máu chảy qua. III.2. Câu hỏi trắc nghiệm thi THPT Quốc Gia Câu 1: Động mạch là a. Những mạch máu xuất phát từ tim có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và không tham gia điều hoà lượng máu đến các cơ quan. b. Những mạch máu xuất phát từ tim có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và tham gia điều hoà lượng máu đến các cơ quan. c. Những mạch máu chảy về tim có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và không tham gia điều hoà lượng máu đến các cơ quan. d. Những mạch máu xuất phát từ tim có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và thu hồi sản phẩm bài tiết của các cơ quan. Câu 2: Mao mạch là a. Những mạch máu rất nhỏ nối liền động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi thu hồi sản phẩm trao đổi chất giữa máu và tế bào. b. Những mạch máu rất nhỏ nối liền động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi tiến hành trao đổi chất giữa máu và tế bào. c. Những mạch máu nối liền động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi tiến hành trao đổi chất giữa máu và tế bào. d. Những điểm ranh giới phân biệt động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi tiến hành trao đổi chất giữa máu với tế bào. Câu 3: Tĩnh mạch là: a. Những mạch máu từ mao mạch về tim và có chức năng thu máu từ động mạch và đưa máu về tim. b. Những mạch máu từ động mạch về tim và có chức năng thu chất dinh dưỡng từ mao mạch đưa về tim. c. Những mạch máu từ mao mạch về tim và có chức năng thu chất dinh dưỡng từ mao mạch đưa về tim. 6 d. Những mạch máu từ mao mạch về tim và có chức năng thu máu từ mao mạch đưa về tim. Câu 4: Máu trao đổi chất với tế bào ở đâu? a. Qua thành tĩnh mạch và mao mạch. b. Qua thành mao mạch. c. Qua thành động mạch và mao mạch. d. Qua thành động mạch và tĩnh mạch. Câu 5: Vì sao ở mao mạch máu chảy chậm hơn ở động mạch? a. Vì tổng tiết diện của mao mạch lớn. b. Vì mao mạch thường ở xa tim. c. Vì số lượng mao mạch lớn hơn. d. Vì áp lực co bóp của tim giảm. Câu 6:Tăng áp lực trong tâm thất của tim ở động vật có vú dẫn đến việc: A. đóng tất cả các van tim B. đóng các van bán nguyệt C. mở van hai là và ba lá D. mở các van bán nguyệt Câu 7:Sau khi luyện tập thể dục thể thao mọt cách tích cực, huyết tương của máu chảy trong loại mạch nào sau đây sẽ chứa nhiều ion bicacbonat nhất? A. Tĩnh mạch phổi B. Tĩnh mạch chủ C. Động mạch cửa gan D. Động mạch thận Câu 8: Từ tâm nhĩ phải sang tâm thát phải của tim, máu phải đi qua A. van động mạch phổi B. van 3 lá C. van 2 lá D. van động mạch chủ Câu 9:Sợi đàn hồi trong thành động mạch chủ có tác dụng: A. điều hòa dung lượng máu chảy trong mạch B. làm cho dòng máu chảy liên tục C. làm cho máu chảy mạnh và nhanh hơn D. làm tăng huyết áp khi tim bơm máu vào động mạch Câu 10:Cơ tim không co cứng vì nó có: A. hệ dẫn truyền tự động B. thời gian trơ tuyệt đối dài C. xi náp điện D. hô hấp hiếu khí Câu 11:Thành của mạch máu nào chỉ có một lớp tế bào? A. Động mạch lớn B. Động mạch nhỏ C. Tĩnh mạch D. Mao mạch Câu 12: Trong các câu sau, câu nào sai Bình thường trong cơ thể, máu chảy theo chiều: A. từ tĩnh mạch về tâm nhĩ B. từ tâm nhĩ xuống tâm thất C. từ tâm thất vào động mạch D. từ động mạch về tâm nhĩ Câu 13: Máu chảy trong động mạch nhờ yếu tố nào? A. Sức đẩy của tim B. Tác dụng của trọng lực C. Sức hút của lồng ngực D. Tác dụng của các van tổ chim Câu 14: Cơ tim có đặc điểm nào? 7 A. Nguyên sinh chất có vân ngang B. Nhân nằm giữa sợi cơ C. Giữa các sợi cơ có cầu nối D. Cả ba đặc điểm trên Câu 15:Các số đo sau đây thu được từ một bệnh nhân nam: Nhịp tim = 70 lần/phút Tĩnh mạch phổi chứa 0,24 ml O2/ml Động mạch phổi chứa 0,16 ml O2/ml Lượng oxi tiêu thụ bởi toàn cơ thể = 500 ml/phút Lưu lượng máu do tim bệnh nhân đó tạo ra là bao nhiêu? A. 1,65 lít/phút B. 4,55 lít/phút C. 5,0 lít/phút D. 6,25 lít/phút Câu 16: phát biểu nào dưới đây là đúng: A. Tất cả các tĩnh mạch mang máu chảy về tim B. Tất cả các tĩnh mạch mang máu bão hòa oxi C. Tất cả các tĩnh mạch mang máu đã khử oxi D. Các động mạch lớn hơn các tĩnh mạch tương ứng Câu 17: Điều khẳng định nào sau đây là không đúng: A. Tĩnh mạch có đường kính lớn hơn động mạch tương ứng B. Do mao mạch có tiết diện nhỏ nên tốc độ máu chảy trong mao mạch cao hơn các mạch máu khác C. Thành động mạch có tính đàn hồi giúp cho máu chảy thành dòng liên tục D. Tĩnh mạch chứa nhiều máu hơn so với các loại mạch máu khác III.3. Câu hỏi và bài tập thi HSG. Câu 1.Nêu định nghĩa và nguyên nhân của mạch đập? Đáp án: Định nghĩa và nguyên nhân của mạch đập: + Mạch đập: áp lực của máu tác động không đều lên thành động mạch + Nguyên nhân: Do hoạt động bơm máu của tim và sự đàn hồi của thành động mạch (tim co mạch dãn, tim dãn mạch co lại....) Quá trình co dãn của thành mạch tạo thành làn sóng qua các phần mạch khác nhau. Câu 2. Trình bày cấu tạo của cơ tim phù hợp với chức năng? Đáp án a. Cơ tim có cấu tạo giống cơ vân nên co bóp khoẻ  đẩy máu vào động mạch. - Mô cơ tim là mô được biệt hoá, bao gồm các tế bào cơ tim phân nhánh và nối với nhau bởi các đĩa nối tạo nên 1 mạng lưới liên kết với nhau dày đặc  xung thần kinh truyền qua tế bào nhanh, làm cho tim hoạt động theo quy luật “tất cả hoặc không có gì”. - Các tế bào cơ tim có giai đoạn trơ tuyệt đối dài đảm bảo cho các tế bào cơ tim có 1 giai đoạn nghỉ nhất định để hồi sức co cho nhịp co tiếp theo  làm cho tim hoạt động suốt đời. - Trong tế bào cơ tim có sắc tố miôglôbin có khả năng dự trữ O 2 cung cấp cho hoạt động của tim khi lượng O2 do máu cung cấp bị thiếu. 8 Câu 3: Sóng mạch là gì? Vì sao sóng mạch chỉ có ở động mạch mà không có ở tĩnh mạch? Đáp án: - Sóng mạch: nhờ thành động mạch có tính đàn hồi và sự co dãn của gốc chủ động mạch (mỗi khi tâm thất co tống máu vào) sẽ được truyền đi dưới dạng sóng gọi là sóng mạch. - Sóng mạch còn gọi là mạch đập, phản ánh đúng hoạt động của tim. Sóng mạch chỉ có ở động mạch mà không có ở tĩnh mạch vì động mạch có nhiều sợi đàn hồi còn tĩnh mạch thì ít sợi đàn hồi hơn Câu 4: Giải thích tại sao huyết áp ở mao mạch phổi rất thấp (khoảng 10mmHg) nhỏ hơn huyết áp ở mao mạch các mô khác Đáp án: - Do cấu tạo thành tâm thất trái dày hơn thành tâm thất phải - Lượng máu bơm ra từ 2 tâm thất là như nhau - Thành động mạch chủ dày hơn thành động mach phổi - Áp lực cần thiết giữ cho máu chảy trong vòng tuần hoàn phổi khoảng 30 mmHg trong khi đó trong vòng tuần hoàn lớn khoảng 120 mmHg Câu 5: Người bị hẹp van nhĩ thất (van nhĩ thất mở không hết cỡ) hoặc hở van nhĩ thất (van nhĩ thất đóng không kín) thì thể tích tâm thu và nhịp tim có thay đổi không? Giải thích? Đáp án: Người bị hẹp van nhĩ thất (van nhĩ thất mở không hết cỡ) hoặc hở van nhĩ thất (van nhĩ thất đóng không kín) thì thể tích tâm thu và nhịp tim thay đổi, cụ thể: - Hẹp van nhĩ thất làm cho lượng máu từ tâm nhĩ xuống tâm thất ít đi, kết quả làm cho máu bơm lên động mạch mỗi lần giảm. Hở van nhĩ thất làm cho lượng máu từ tâm thất bơm lên động mạch ít đi làm thể tích tâm thu giảm vì khi tim co một phần máu từ tâm thất qua van nhĩ thất trở lại tâm nhĩ. - Thể tích tâm thu giảm nên nhịp tim sẽ tăng lên đảm bảo đưa đủ máu đến các cơ quan, duy trì hoạt động của cơ thể Câu 6: a. Ở người khi van nhĩ thất hở ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động tuần hoàn. b. Đặc điểm của thành và lòng tĩnh mạch, ý nghĩa của đặc điểm đó. Đáp án: a. Van nhĩ thất là van giữa tâm nhĩ và tâm thất . nếu van bị hở khi tim co bóp van này sẽ đóng không chặt một lượng máu nhỏ trở lên tâm nhĩ. Áp lực tim yếu làm áp lực máu lên động mạch yếu, lưu lượng ít huyết áp giảm, vận tốc máu chậm b. Thành tĩnh mạch mỏng, hẹp, lòng rộng  Giúp máu dồn từ các cơ quan về đủ thời gian và dễ dàng hơn Câu 7: 9 a. So với người bình thường, khi nghỉ ngơi vận động viên thể thao có nhịp tim và lưu lượng tim như thế nào? Tại sao? b. Động mạch của người không có van nhưng tĩnh mạch lại có van, giải thích tại sao? Đáp án a. Nhịp tim giảm, lưu lượng tim vẫn như bình thường Giải thích: Cơ tim của vận động viên khỏe hơn nên thể tích tâm thu tăng. Nhờ thể tích tâm thu tăng nên nhịp tim giảm đi vẫn đảm bảo được lưu lượng tim, đảm bảo lượng máu cung cấp cho các cơ quan b. Tĩnh mạch phần dưới cơ thể có van:do huyết áp trong tĩnh mạch thâp, máu có xu hướng rơi xuống phía dưới. Van tĩnh mạch ngăn không cho máu xuống phía dưới, chỉ cho máu đi theo một chiều về phía tim. Huyết áp trong động mạch cao làm cho máu chảy trong mạch nên không cần van Câu 8: a. Nêu đặc điểm của mao mạch phù hợp với chức năng của chúng? Giải thích tại sao bình thường ở người chỉ có chừng 5% tổng số mao mạch là luôn có máu chảy qua? b. Tại sao nút nhĩ - thất làm chậm sự truyền đạt xung điện từ nút xoang nhĩ tới các tâm thất lại là vấn đề quan trọng Đáp án: a. Đặc điểm: + Mao mạch có đường kính rất nhỏ đủ chỉ để cho các tế bào hồng cầu di chuyển theo một hàng nhằm tối đa hóa việc trao đổi các chất với dịch mô. + Mao mạch chỉ được cấu tạo tử 1 lớp tế bào không xếp sít nhau nhằm giúp cho 1 số chất cần thiết và bạch cầu có thể dễ ra vào mao mạch nhằm thực hiện chức năng vận chuyển các chất và bảo vệ cơ thể. Giải thích: Số lượng mao mạch trong các cơ quan là rất lớn nhưng chỉ cần khoảng 5% số mao mạch có máu lưu thông là đủ, số còn lại có tác dụng điều tiết lượng máu đến các cơ quan khác nhau theo các nhu cầu sinh lý của cơ thể nhờ cơ vòng ở đầu các động mạch máu nhỏ trước khi tới mao mạch b. Xung chậm khoảng 0,1 giây trước khi lan tỏa tiếp tới thành tâm thất. Sự chậm lại này cho phép tâm nhĩ tống hết máu hoàn toàn trước khi tâm thất co Câu 9: Hãy giải thích tại sao hai nửa quả tim của người có cấu tạo không giống nhau ở các buồng tim làm mất sự đối xứng ? Đáp án Cấu tạo của hai nửa quả tim không đối xứng do: + Vòng tuần hoàn nhỏ xuất phát từ tâm thất phải đến hai lá phổi rồi trở về tâm nhĩ trái của tim. + Đoạn đường này tương đối ngắn nên áp lực đẩy máu của tâm thất phải không cao chỉ khoảng 30mmHg, do đó thành tâm thất phải tương đối mỏng. 10 + Vòng tuần hoàn lớn xuất phát từ tâm thất trái đến tất cả các cơ quan trong cơ thể. + Đoạn đường này dài, cần 1 áp lực đẩy máu rất cao của tâm thất trái (khoảng 120mmHg), do đó thành tâm thất rất dày + Do cấu tạo không cân xứng giữa hai nửa quả tim, nhất là giữa hai tâm thất nên khi tâm thất phải co làm cho tim vặn sang bên trái, hiện tượng này làm mất sự cân xứng giữa hai nửa tim. Câu 10:Động mạch có những đặc tính sinh lý giúp nó thực hiện tốt nhiêm vụ của mình? Đáp án - Tính đàn hồi:Động mạch đàn hồi, dãn rộng ra khi tim co đẩy máu vào động mạch. Động mạch co lại khi tim dãn + Khi tim co đẩy máu vào động mạch, tạo cho động mạch 1 thế năng. Khi tim dãn, nhờ tính đàn hồi động mạch co lại, thế năng của động mạch chuyển thành động năng đẩy máu chảy tiếp + Nhờ tính đàn hồi của động mạch mà máu chảy trong mạch thành dòng liên tục mặc dù tim chỉ bơm máu vào động mạch thành từng đợt + Động mạch lớn có tính đàn hồi cao hơn động mạch nhỏ do thành mạch có nhiều sợi đàn hồi hơn -Tính co thắt: Là khả năng co lại của mạch máu + Khi động mạch co thắt, lòng mạch hẹp lại làm giảm lượng máu đi qua. Nhờ đặc tính này mà mạch máu có thể thay đổi tiết diện, điều hòa được lượng máu đến các cơ quan + Động mạch nhỏ có nhiều sợi cơ trơn ở thành mạch nên có tính co thắt cao Câu 11: a.Cấu tạo của tim ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng máu đi nuôi cơ thể? b.Ở người, tim của một thai nhi có một lỗ giữa tâm thất trái và tâm thất phải. Trong một số trường hợp lỗ này không khép kín hoàn toàn trước khi sinh. Nếu lỗ này đã không được phẫu thuật sửa lại thì nó ảnh hưởng tới nồng độ O2 máu đi vào tuần hoàn hệ thống của tim như thế nào? c. Nhân dân ta thường nói: “Khớp đớp tim”. Em hãy giải thích cơ sở khoa học của câu nói trên. Đáp án a. Cấu tạo của tim ảnh hưởng đến chất lượng máu: tim 3 ngăn ở lưỡng cư  máu pha nhiều, tim 3 ngăn một vách hụt ở bò sát  máu pha ít, tim 4 ngăn ở chim và thú  máu không pha. b. Nếu không được phẫu thuật sửa lại thì tim của em bé có lỗ giữa tâm thất trái và tâm thất phải dẫn đến nồng độ O 2 trong máu đi vào tuần hoàn hệ thống có thể thấp hơn bình thường vì một số máu thiếu O 2 qua tĩnh mạch trở về tâm thất phải đã pha trộn với máu giàu O2 ở tâm thất trái. 11 c. - Vi khuẩn gây bệnh khớp có bản chất là mucoprotein. - Chất bao ngoài van tim cũng có bản chất là mucosprotein. Ở những người bị bệnh khớp, khi cơ thể sản xuất kháng thể tấn công vi khuẩn sẽ gây ảnh hưởng tới van tim, làm cho tim suy yếu (gây bệnh tự miễn) Câu 12: Hầu hết các tổ chức trong cơ thể người nhận được nhiều máu hơn từ động mạch khi tâm thất co so với khi tâm thất giãn. Tuy nhiên, đối với cơ tim thì ngược lại, nó nhận được nhiều máu hơn khi tâm thất giãn và nhận được ít máu hơn khi tâm thất co. Tại sao lại có sự khác biệt như vậy. Đáp án: Khi tâm thất co tạo áp suất máu cao hơn nên hầu hết các cơ quan nhận được máu nhiều hơn so với khi tâm thất giãn, huyết áp giảm. Trong khí đó lúc tâm thất co, các sợi cơ tim ép vào thành các động mạch vành ở tim nên máu vào tim ít hơn + Khi tâm thất giãn, máu có xu hướng dội lại tim ở gốc động mạch chủ cũng là nơi xuất phát của động mạch vành tim. Lúc đó cơ tim giãn nên không gây cản trở việc cung cấp máu cho tim vì thế lượng máu vào động mạch vành nuôi tim nhiều hơn so với khi tâm thất co Câu 13: a. Tại sao van nhĩ thất trong tim chỉ cho máu đi theo một chiều? b. Vị trí của van 2 lá và 3 lá ở tim thú liên quan như thế nào đến chức năng của chúng? Đáp án: a. Khi tâm thất co, áp lực trong tâm thất tăng làm đóng van nhĩ thất. Van nhĩ thất không bị đẩy lên tâm nhĩ là do có các dây chằng trong tâm thất giữ chặt. Máu không đi ngược lên tâm nhĩ được. - Khi tâm thất giãn, áp lực trong tâm thất thấp hơn áp lực trong tâm nhĩ nên dây chằng tim co lại làm van nhĩ thất mở ra, máu đi từ tâm nhĩ xuống tâm thất. b. - Van 3 lá nằm phía của tim. Khả năng chịu áp lực khi đóng thấp phù hợp với áp lực thấp khi tâm thất phải co. - Van 2 lá nằm phía trái tim. Khả năng chịu áp lực khi đóng cao phù hợp với áp lực cao khi tâm thất trái co. Câu 14: Kiểm tra huyết áp của 1 người phụ nữ thấy huyết áp ở tâm thất trái lúc tâm thất co là 170mmHg, huyết áp ở động mạch chủ khi tâm thất co là 110mmHg. Qua kiểm tra sơ bộ phát hiện người phụ nữ này bị bất thường về van tim. Hãy cho biết bất thường đó là gì? Giải thích Đáp án: - HA động mạch chủ = 110 mmHg < HA người bình thường (vì HA bình thường đo được ở cánh tay khi tâm thất co là 110-120 mmHg), áp lực động 12 mạch giảm chứng tỏ máu lên động mạch ít khi tâm thất co nguyên nhân do van tổ chim hẹp. - Không phải do hở van nhĩ thất trái vì khi tâm thất co áp lực thất trái là 170 mmHg > bình thường (bình thường khoảng 130 -135 mmHg) như vậy áp lực cao do khi thất co máu không được đẩy đi hết nên tăng áp lực tâm thất Câu 15: Nêu đặc điểm, vị trí động mạch vành tim? Đáp án: - Động mạch vành xuất phát từ gốc động mạch chủ, ngay trên van bán nguyệt - Động mạch vành trái cung cấp máu cho tim trái (phía trước), động mạch phải cung cấp máu cho tim phải và phía sau thất trái - Động mạch vành lớn nằm nổi trên bề mặt tim, động mạch vành nhỏ nằm xuyên trong các khối cơ tim , sau đó phân nhánh hơn nữa mao mạch bao quanh sợi cơ tim - Động mạch vành giúp mang máu đến nuôi dưỡng lấy san phẩm trao đổi tĩnh mạch vành về tâm nhĩ phải Câu 16: Hiện tượng gì sẽ xảy ra trong các trường hợp sau: a) Suy tâm thất trái? b) Suy tâm thất phải? c) Hẹp van nhĩ - thất? Đáp án a) - Vòng tuần hoàn phổi: Áp lực máu tăng  áp lực trong mao mạch tăng  máu đi ra ngoài  phù phổi. - Vòng tuần hoàn lớn: Giảm áp lực máu trong động mạch giảm huyết áp  giảm trao đổi chất ở các cơ quan. b) - Vòng tuần hoàn phổi: Máu đến vòng tuần hoàn nhỏ ít  trao đổi khí giảm  tăng nhịp tim  tăng huyết áp, tăng hô hấp. - Vòng tuần hoàn lớn: Tăng dịch tràn ra khỏi mao mạch  phù toàn thân. c) Hẹp van nhĩ thất. - Hẹp van nhĩ thất thì V tâm thu giảm do khi tâm thất co, lượng máu bơm lên động mạch giảm. - Ban đầu, lưu lượng tim không đổi do nhịp tim tăng. Lượng máu bơm lên ĐM giảm; cơ thể thiếu oxi và chất dinh dưỡng, nồng độ CO2 tăng; oxi giảm tác động lên thụ thể hóa học ở xoang ĐM cảnh và cung ĐM chủ gửi xung TK về trung khu ĐH tim mạch  giao cảm  tăng nhịp tim. - Sau đó; do tim hoạt động nhiều dẫn đến suy tim; làm giảm nhịp tim. Câu 17: Người ta đo hàm lượng O2 trong máu của một người bị bệnh về tim và thu được số liệu như sau: 13 Vị trí % bão hòa O2 TM chủ dưới 68% TN phải 68% TT phải 83% ĐM phổi 83% TN trái 98% TT trái 98% Hãy xác định người đó bị khuyết tật gì về tim? Hậu quả của khuyết tật này? Đáp án - Bình thường % bão hòa O2 của: + TM chủ, TN phải và TT phải bằng nhau. + ĐM phổi, TN trái, TT trái bằng nhau. - Người này có % bão hòa O 2 trong TT phải lớn hơn TN phải  một phần máu giàu O2 từ TT trái sang TT phải  người đó bị hở vách liên thất. - Hậu quả: + Phù phổi vì máu đi từ trái sang phải  tăng thể tích. + HA trong ĐM chủ giảm vì lượng máu trong TTT giảm. + HA trong ĐM chủ giảm  Trao đổi chất/ trao đổi khí giảm. + HA trong ĐM chủ giảm  kích thích thụ thể áp lực  tăng nhịp tim. + Tăng nhịp hô hấp.. Câu 18: a) Tại sao tim có tính tự động? b) Tại sao tất cả các TB cơ tim co gần như cùng lúc? Đáp án a) - Vì trong tim có các tổ chức đặc biệt là hệ dẫn truyền tim. - Mô tả cấu tạo: hệ dẫn truyền timgồm nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó hiss và mạng puocking. - Hoạt động của hệ dẫn truyền tim: Nút xoang nhĩ phát xung điện làm 2 tâm nhĩ co sau đó xung điện lan sang nút nhĩ thất -> lan đến bó hiss -> lan đến mạng puocking làm 2 tâm thất co. b) Các TB cơ tim kề nhau sử dụng chung 1 kênh protein nên xung hoạt động lan truyền nhanh => các TB cơ tim co gần như cùng lúc => tạo áp lực lớn tống máu vào hệ mạch, thắng được sức cản trong hệ mạch. Câu 19. a) Tại sao van nhĩ thất ở hai bên tim lại có cấu tạo khác nhau? b) Van hai lá; van 3 lá; van tổ chim có cấu tạo như thế nào mà chỉ cho máu đi theo 1 chiều c) Tại sao TM có van còn ĐM không có van? Đáp án a) - 2 lá bên tâm thất trái: Do van hai lá chịu được áp lực lớn khi tâm thất trái co. 14 - 3 lá bên phải: Do 3 lá chịu được áp lực nhỏ hơn khi tâm thất phải co. b) - Khi tâm co: Van nhĩ thất đóng lại và không bị tuột lên trên do hoạt động của các dây chằng van tim co ngắn => không cho máu đi lên tâm nhĩ. Đồng thời tạo áp lực làm mở van tổ chim - Khi tâm thất dãn: Áp lực trong tâm thất bé hơn làm mở van nhĩ thất, dây chằng bị kéo căng => kéo van mở ra Máu dội ngược lại làm các mảnh van khép lại => van tổ chim đóng lại. c) - Do tim có áp lực lớn đẩy máu chảy theo một chiều trong ĐM; không cần van. - TM có van vì huyết áp trong TM thấp; máu có xu hướng rơi xuống theo trọng lực. Do đó; TM có van để ngăn cản dòng máu đi ngược. Câu 20: a. Cho biết sự thay đổi của tuần hoàn máu và hậu quả của sự thay đổi đó trong các trường hợp: 1. Van hai lá bị hẹp; van hai lá bị hở. 2. Van ba lá bị hẹp, van ba lá bị hở b. So sánh cơ tim và cơ vân? Đáp án a. *Van hai lá bị hẹp: - Máu từ tâm nhĩ trái không xuống hết tâm thất trái, máu bị ứ đọng lại trong tâm nhĩ trái và dần dần sẽ ứ đọng ngược dòng lên các mạch máu phổi. Hệ quả là: + Máu bị ứ đọng trong các mạch máu phổi dấn tới tăng huyết áp phổi. Hậu quả là phổi bị phù và khó thở do giảm khả năng trao đổi khí ở phổi. + Máu không xuống tâm thất trái đầy đủ dẫn đến không đủ máu bơm đi đến các tế bào và mô. Hậu quả là cơ thể bị suy kiệt do thiếu ô xy và dinh dưỡng đồng thời tim phải tăng co bóp, lâu ngày tim sẽ bị suy. - Do máu thường xuyên bị ứ đọng trong tâm nhĩ trái dẫn tới nguy cơ máu đông thành cục (huyết khối), cục máu có thể trôi ra ngoài đi vào hệ mạch làm tắc mạch máu dẫn tới các tai biến như nhồi máu cơ tim hoặc nhồi máu não. *Van hai lá bị hở: - Khi tim co, máu bị đẩy ngược từ tâm thất trái lên tâm nhĩ trái, làm cho máu bị ứ đọng trong phổi dấn tới tăng huyết áp phổi. Hậu quả là phù phổi và khó thở do giảm khả năng trao đổi khí ở phổi - Lượng máu trong tâm thất trái bị giảm dẫn đến không đủ máu đi đến các tế bào và mô. Hậu quả là cơ thể bị suy kiệt do thiếu ô xy và dinh dưỡng đồng thời tim phải tăng co bóp, tình trạng này kéo dài sẽ dẫn tới suy tim. b.*Van ba lá bị hẹp: - Máu từ tâm nhĩ phải không xuống hết tâm thất phải, bị ứ đọng lại trong tâm nhĩ phải sẽ dẫn đến ứ đọng máu trong tĩnh mạch chủ. Hệ quả: gây ứ đọng máu ở mô và gan, tăng áp lực máu trong tĩnh mạch chủ → Hậu quả: gan sưng to, 15 phù hai chân, giảm lượng máu đi đến các tế bào, cơ thể mệt mỏi do thiếu ô xy và dinh dưỡng. - Lượng máu trong tâm thất phải bị giảm dẫn đến không đủ máu để bơm đến phổi. Hệ quả: giảm áp lực máu trong phổi. *Hở van ba lá: - Khi tim co, máu bị đẩy ngược từ tâm thất phải lên tâm nhĩ phải, làm máu bị ứ đọng trong tâm nhĩ phải và dẫn đến ứ đọng máu và làm tăng áp lực trong tĩnh mạch chủ. - Hậu quả: + Gan sưng to, phù hai chân, + Giảm lượng máu đi đến các tế bào, cơ thể mệt mỏi do thiếu ô xy và dinh dưỡng, tim phải tăng hoạt động, lâu dần sẽ bị suy tim. IV. Hiệu quả của SKKN IV.1. Kết quả đạt được Chúng tôi đã áp dụng nội dung giảng dạy và hệ thống câu hỏi được xây dựng ở trên cho lớp 11 chuyên Sinh và một số lớp chuyên Tự nhiên (nguồn học sinh giỏi các cấp). - Sau khi học chuyên đề học sinh thấy được mối quan hệ chặt chẽ giữa cấu trúc và chức năngcủa hệ tuần hoàn. Từ đó học sinh có được kĩ năng tư duy lôgic của sự phù hợp giữa cấu trúc và chức năng của các cơ quan, bộ phận của các cơ thể sống. - Kết quả học tập khác biệt rõ rệt giữa các lớp có áp dụng SKKN và lớp không áp dụng SKKN: học sinh ở lớp thí nghiệm có kĩ năng xử lí tình huống tốt hơn, điểm số cao hơn và đặc biệt có hứng thú với việc tự tìm tòi các nguồn tài liệu bổ sung kiến thức. IV.2. Kết quả đối chứng Kết quả kiểm tra phần “Hệ tuần hoàn” khi áp dụng nội dung giảng dạy được cập đối với các lớp 11 trong 2 năm học: Kết quả điểm trung bình Lớp, Mức độ áp kiểm tra các chuyên đề Năm học dụng đề tài Giỏi Khá TB Lớp 11S Ít sử dụng 60% 30% 10% ( 2017 - 2018) Lớp 11S Sử dụng 85% 15% 0% ( 2018 - 2019) thường xuyên Lớp 11T1 Ít sử dụng 55% 45% 0% ( 2018 - 2019) Lớp 11T2 Sử dụng 96,2% 3,8% 0% ( 2018 - 2019) thường xuyên. 16 PHẦN III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ I. Kết luận Việc xác định phạm vi kiến thức cần truyền đạt trong giảng dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi một việc làm cần thiết để vừa phù hợp với đặc điểm tư duy học sinh, vừa phù hợp với các xu hướng ra đề thi luôn được hiện đại hóa. II. Kiến nghị Tổ chuyên môn thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn, trong đó các thành viên thảo luận để xây dựng nội dung giảng dạy cho từng chuyên đề dành cho giảng dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi. XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Thanh Hóa, ngày 16 tháng 05 năm 2019 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Lê Thị Thủy 17 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (2009) - Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Sinh học lớp 11- NXBGD. 2. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (2006) - Hướng dẫn nội dung dạy học môn chuyên Sinh học lớp 11 THPT - NXBGD. 3. Campbell, Reece (2011) - Sinh học - NXB GD. 4. Lê Đình Tuấn (2011) - Tài liệu chuyên sinh học trung học phổ thông sinh lí học động vật- NXBGD. 5. Lê Đình Tuấn (2011) - Bài tập tài liệu chuyên sinh học trung học phổ thông sinh lí học động vật - NXBGD. 6. Sách giáo khoa, Sách giáo viên Sinh học 11 (Cơ bản và Nâng cao) - NXB GD. 7. Sinh học Campell 8 (2011) 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan