Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học xã hội Lịch sử Cau hoi on tap mon co so van hoa viet nam...

Tài liệu Cau hoi on tap mon co so van hoa viet nam

.DOC
33
856
86

Mô tả:

Hỏi đáp cơ sở văn hóa Viêt Nam ĐÁP ÁN ÔN TẬP MÔN CƠ SỞ VĂN HOÁ VIỆT NAM Câu 1: Định nghĩa văn hoá của Chủ tịch HCM năm 1942 “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặt ăn ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ các sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa” Câu 2: Định nghĩa văn hóa của UNESCO “Văn hóa là tổng thể nói chung các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra. Văn hóa là chìa khóa của sự phát triển” Câu 3: Mối quan hệ giữa văn hóa, văn minh, văn vật, văn hiến Văn minh Là trình độ phát triển nhất Quan hệ Văn vật Là khái niệm hẹp để chỉ Văn hiến Văn hiến (hiến = hiền định của văn hóa về phương những công trình hiện vật tài) – Văn hiến thiên về diện vật chất, đặc trưng cho một có giá trị nghệ thuật và lịch những giá trị tinh thần do khu vực rộng lớn, một thời đại sử, khái niệm văn vật cũng những người có tài đức hoặc cả nhân loại thể hiện sâu sắc tính dân tộc chuyển tải, thể hiện tính và tính lịch sử dân tộc, tính lịch sử rõ rệt. - Văn hóa có bề dày của quá khứ thì văn minh chỉ là 1 lát cắt đồng đại. Khác nhau - Văn hóa bao gồm cả văn hóa vật chất và tinh thần thì văn minh chỉ thiên về khía cạnh vật chất, kỹ thuật. - Văn hóa mang tính dân tộc rõ rệt thì văn minh mang tính siêu dân tộc – quốc tế. Câu 4: Cấu trúc của hệ thống văn hóa - Văn hoá sản xuất: Nền văn minh nông nghiệp xóm làng với không gian định hình sinh tồn và phát triển là miền Đồng Bằng sông nước tựa núi tiếp biển. - Văn hoá vũ trang: Nghệ thuật chiến đấu của người Việt là cơ động bằng thuyền - thạo thuỷ chiến và dung dân binh hỗ trợ quân binh. - Văn hoá sinh hoạt: Lối sống của từng cộng đồng, từng gia đình và từng cá nhân được thể hiện qua cách ăn, cách mặc ,cách ở. Câu 5: Các chức năng của văn hóa - Tuỳ theo các quan điểm khác nhau mà văn hoá phân loại khác nhau: Văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần; Văn hoá hữu thể và văn hoá vô thể (Unesco)  nhìn từ phương diện cấu trúc thì văn hoá là hoạt động tinh thần hướng đến việc tạo ra các giá trị chân, thiện, mỹ. Văn hoá là một thiên nhiên thứ hai, một môi trường thứ 2 nuôi dưỡng con người. Chính vì thế, văn hoá sẽ mang đến những chức năng xã hội khác nhau. - Với các góc tiếp cận khác nhau, có các quan điểm về chức năng của văn hoá là khác nhau: 1 Hỏi đáp cơ sở văn hóa Viêt Nam + PGS, TS Tạ Văn Thành (bài về khái niệm văn hoá): Chức năng chính là giáo dục - Để thực hiện chức năng này có các chức năng khác như: Chức năng nhận thức, chức năng định hướng, chức năng giao tiếp, chức năng đảm bảo tính kế tục lịch sử, chức năng nghệ thuật, giải trí… + PGS, TS Trần Ngọc Thêm: Chức năng tổ chức xã hội, chức năng điều chỉnh xã hội, chức năng giáo dục, chức năng đảm bảo tính kế tục của lịch sử. + Giáo trình Văn hoá Xã hội Chủ nghĩa - Học viện Chính trị Quốc gia HCM: Chức năng bao trùm là chức năng giáo dục, chức năng nhận thức, chức năng thẩm mỹ, chức năng dự báo, chức năng giải trí. - Tóm lại văn hoá gồm các chức năng: + Chức năng bao trùm là chức năng giáo dục (hay chức năng tập trung của văn hoá là bồi dưỡng con người, hướng lý tưởng, đạo đức và hành vi của con người vào “điều hay lẽ phải, điều khôn lẽ thiệt”, chuẩn mực mà xã hội quy định). + Chức năng giáo dục của văn hoá được thực hiện thông qua các chức năng khác: Chức năng nhận thức: Chức năng đầu tiên của hoạt động văn hoá. Chức năng thẩm mỹ: Chức năng quan trọng nhưng hay bị bỏ quên. Chức năng giải trí.  Nhận biết các chức năng của văn hoá, chính là khẳng định rõ ràng hơn mục tiêu cao cả của văn hoá là vì con người, vì sự hoàn thiện và phát triển con người. Câu 6: Mối quan hệ của tự nhiên và văn hóa - Tự nhiên là cái có trước + Tự nhiên ban đầu không có sự sống  có sự sống  con người xuất hiện  Văn hoá là do con người sáng tạo ra  Văn hoá chính là sản phẩm của môi trường tự nhiên xã hội. + Văn hoá tồn tại, phát triển và diệt vong.. đều gắn chặt với một môi trường tự nhiên cụ thể. + Văn hoá là những điều con người sang tạo ra từ tự nhiên. Môi trường tự nhiên bao gồm: Cảnh quan, vị trí địa lý, khí hậu, sông ngòi… Môi trường tự nhiên nào sẽ góp phần hình thành nên nền văn hoá đấy cả trong lối sống, nếp sống, văn học, nghệ thuật, lễ hội, tôn giáo, tín ngưỡng. - Tự nhiên ngoài ta: Môi trường + Môi trường tự nhiên góp phần hình thành môi trường xã hội và môi trường kinh tế. + Môi trường xã hội còn là sự hình thành các quan hệ phong tục tập quán, thế ứng xử của con người với tự nhiên, con người với con người  sản sinh ra văn hoá. + Môi trường xã hội ra đời và tác động trở lại môi trường tự nhiên. - Cái tự nhiên trong ta: Bản năng Con người ---> sáng tạo ra ---> Văn hoá Tự nhiên Xã hội 2 Hỏi đáp cơ sở văn hóa Viêt Nam Câu 7: Đặc điểm môi trường tự nhiên Việt Nam - Nằm trong khu vực Đông Nam Á (gần núi Hymalaya, dãy Thiên Sơn, gần hạ lưu các con sông lớn, chênh lệch lớn giữa bình nguyên và núi rừng, chênh lệch nhỏ giữa bình nguyên và mặt biển…)  ĐK khí hậu nóng, ẩm, mưa nhiều có gió mùa. - Nằm ngã tư đường của các cư dân và các nền văn minh. Phổ tự nhiên VN: Nhiệt - Ẩm – Gió mùa. - Hệ sinh thái phồn tạp: Đa dạng sinh học, thực vật phát triển hơn động vật. - Địa hình Việt Nam: Dài Bắc – Nam; Hẹp Tây – Đông; Đi từ Tây sang Đông có Núi - Đồi - Thung - Châu thổ Ven biển - Biển - Hải đảo; Đi từ Bắc vào Nam là đèo cắt ngang. - Đa dạng môi trường sinh thái  Đa dạng văn hoá: Văn hoá sông nước và thực vật. + Văn hoá thực vật: Bữa cơm (Cơm – Rau - Cá), tục thờ cây. + Văn hoá sông nước: Kỹ thuật canh tác (xây đe, đập, kênh); Cư trú (Làng ven sông); Ứng xử (Linh hoạt như nước); Sinh hoạt cộng đồng (Cua ghe, đua thuyền..). - Khó khăn: Thiên tai, lũ lụt, bão  tạo tính kiên cường, tinh thần cố kết cộng đồng… Câu 8: Những nội dung, đặc điểm cơ bản của điều kiện tự nhiên, tộc người, lịch sử, văn hóa của vùng Châu thổ Bắc Bộ - Đặc điểm tự nhiên + Vùng văn hoá Châu thổ Bắc Bộ nằm giữa lưu vực những dòng sông Hồng, sông Mã (Phía Bắc sông Mã đến hết châu thổ sông Hồng và sông Thái Bình) gồm các tỉnh: Hà Tây; Hải Dương; Hà Nội; Bắc Ninh; Hải Phòng; Hưng Yên; Hà Nam; Ninh Bình; Thái Bình; Nam Định và 1 phần Bắc Giang; Phú Thọ; Vĩnh Phúc; Hoà Bình. + Vị trí địa lý: Tâm điểm con đường giao lưu quốc tế theo 2 trục chính Tây – Đông và Bắc – Nam  tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại. + Về địa hình: Núi xen kẽ Đồng Bằng hoặc thung lũng. + Khí hậu: Có 4 mùa, nhiệt ẩm gió mùa  đa dạng về hệ thống động vật và thảm thực vật. + Môi trường nước: Hệ thống sông ngòi dầy đặc (0.5 – 1km/m2)  yếu tố nước tạo sắc thái riêng biệt trong tập quán canh tác, cư trú, tâm lý ứng xử, sinh hoạt cộng đồng… - Đặc điểm xã hội + Cư dân : Xa rừng nhạt biển (dù biển và rừng bao quanh Đồng Bằng Bắc Bộ) - sống về nghề trồng lúa nước và làm nông nghiệp một cách thuần tuý + tranh thủ thời gian nhàn rỗI trong năm làm nghề thủ công  nhiều làng nghề. + Sống quần tụ thành làng - Mỗi làng có các Hương ước hay Khoán ước là các quy định chặt chẽ về mọi phương diện của làng  tạo nên sức mạnh tinh thần tập thể nhưng lại làm vai trò cá nhân bị coi nhẹ. - Đặc điểm văn hoá + Nơi sinh ra các nền văn hoá lớn, phát triển nối tiếp nhau như: Văn hoá Đông Sơn, văn hoá Đại Việt và văn hoá VN. + Ăn: Cơm tẻ + rau củ quả + cá (thuỷ sản) + thịt (gia súc, gia cầm)  Nước tương là sản phẩm văn hoá ăn uống Bắc Bộ 3 Hỏi đáp cơ sở văn hóa Viêt Nam + Con người: Người Kinh là chủ thể . + Mặc: Đóng khố và mặc váy  giao lưu tiếp biến văn hoá  thay đổi trang phục: Mặc váy + áo dài + áo cộc (có manh áo cộc tre nhường cho con – Tre xanh). Chuộng màu sắc gắn liền với đất đai cây cỏ (màu nâu, màu gụ…) + Lễ hội: Nhiều nhất VN, lễ hội gắn với tôn giáo, tín ngưỡng. + Tín ngưỡng: Tín ngưỡng bản địa (thờ cúng tổ tiên) và Tín ngưỡng ngoại lai (Thờ thần hoàng làng). Đồ tế lễ là sản phẩm nông nghiệp. + Ở: Ở nhà sàn (xa xưa) vì thoáng và có chỗ chứa nông sản  giao lưu và tiếp biến văn hoá  nhà đất (nhà cao cửa rộng), nhà ngói (mát hè, ấm đông), nhà không chái, mái nhà làm xuôi và cong. + Tôn giáo: Tiếp thu chọn lọc và có quá trình bản địa hoá tôn giáo: Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo. + Giáo dục: Là cái nôi giáo dục, văn học nghệ thuật phát triển. + Bắc Bộ là điển hình cấu trúc văn hoá làng xã. Làng – Liên làng – Siêu làng (chia làm nhiều tiểu vùng văn hoá khác nhau).  Là cùng văn hoá mà quá trình tiếp biến văn hoá diễn ra lâu dài và với nội dung phong phú hơn cả  Văn hoá bản địa mạnh nên khi tiếp biến văn hoá chỉ tiếp thu cái tích cực và việt nam hoá những cái đã tiếp thu  Bản lĩnh văn hoá Việt. Kết Luận: Văn hoá Bắc Bộ nằm trong tổng thể văn hoá Việt Nam “ Sự thống nhất trong đa dạng”. Câu 9: Những nội dung, đặc điểm cơ bản của ĐK tự nhiên, tộc người, lịch sử, văn hóa của vùng Tây Bắc - Đặc điểm tự nhiên và xã hội + Núi rừng thung lũng đan xen, thung lũng là vựa lúc của cả vùng .(4 vựa lúa lớn nhất: Nhất Thanh, Nhì Lò, Tam Than, Tức Tấc). + Miền núi cao hiểm trở: Đỉnh Fanxipang là điểm cao nhất của dãy núi Hoàng Liên Sơn. + Vùng văn hoá được tạo bởi 3 dòng sông lớn và tượng trưng 3 mầu của Tây Bắc: Sông Đà (màu đen, màu của cây rừng, núi đá); Sông Mã (màu trắng của thác nước); Sông Hồng (màu hồng của đất đai, đồng ruộng Tây Bắc). - Đặc điểm văn hoá + Người Thái là chủ thể trong lịch sử phát triển của vùng, văn hoá Thái nổi lên như một sắc thái đại diện cho văn hoá Tây Bắc. + Ở: Người Thái sống nhiều ở vùng thung lũng, quanh sông, suối…Nếu ở thung lũng thì ở nhà sàn (có mái đầu hồi khum khum hình mai rùa), nếu ở trên cao thì ở nhà dựa núi + Văn hoá sản xuất của người Thái “ Mương Phai Lái Lịn”. Mương (dẫn nước thì phải vào đồng ruộng); Phái (chặn nước từ sông thành mương); Lái (mương rẽ nhánh chạy vào lái); Lịn (dòng nước chảy quanh nhà). + Nghệ thuật biểu diễn: Xoè khắp, khèn (Bài ca trên núi…), truyện thơ (Tiễn dặn người yêu, tiếng hát làm dâu..). + Tín ngưỡng tôn giáo: “ Mọi vật có linh hồn”. + Ăn: Người Thái ăn cơm nếp, người H’mông ăn ngô và rau củ quả. Hoa ban đặc trưng của Tây Bắc được lấy ngọn luộc chấm ăn cùng chậm chéo rất ngon. + Chợ phiên: Đi chợ là phụ, đi chơi là chính. 4 Hỏi đáp cơ sở văn hóa Viêt Nam + Mặc: Thích trang trí trang phục, váy áo có màu sắc sặc sỡ như hoa rừng, chuộng gam màu nóng. Câu 10: Nội dung cơ bản của tiến trình lịch sử văn hóa VN - Văn hoá Việt Nam thời tiền sử và sơ sử. - Văn hoá Việt Nam thiên niên kỷ đầu Công nguyên. - Văn hoá Việt Nam thời tự chủ. Câu 11: Cấu trúc và mối quan hệ gia đình, xóm làng, quốc gia VN Làng --> Liên làng (vùng miền) --> siêu làng (Quốc gia VN) Câu 12: Tiếp xúc và giao lưu văn hóa giữa các tộc người Việt Nam - Các vùng văn hoá gồm có: + Đồng bằng và trung du Bắc Bộ (Châu thổ Bắc Bộ). + Ven biển Bắc Trung Bộ. + Tây Bắc. + Việt Bắc. + Tây nguyên (người bana, edu nhiều tuyến). + Ven biển Nam Trung Bộ + Nam + Tiếp xúc giao lưu văn hoá tạo nên 1 thể thống nhất văn hoá giữa các vùng miền trên đất nước. + Điều kiện tạo nên sự thống nhất: 1. Cùng là cộng đồng lớn hình thành Quốc gia, dân tộc. 2. Cùng chống kẻ thù của Quốc gia, dân tộc. 3. Các giá trị văn hoá các dân tộc đạt được đều thể hiện rất rõ đặc trưng văn hoá Việt Nam. + Đều xuất phát từ 1 nền nông nghiệp lúa nước để ra đời bản sắc văn hoá. + Cùng tồn tại lâu dài trên 1 Quốc gia nên mỗi dân tộc có mẫu số chung về lối sống, nếp sống, phong tục tập quán. + Giữa các vùng miền có sự giao lưu thông thương về kinh tế, địa bàn cư trú có thể dễ dàng thay đổi  thuận lợi cho giao lưu văn hoá. - Tiếp xúc giao lưu văn hoá nhưng mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hoá riêng (54 dân tộc là 54 yếu tố văn hoá đặc sắc) Dù tiếp biến văn hoá nhưng vẫn giữ được bản sắc của mình. + VD: Múa xoè của ngườI Thái, chợ tình của người dân tộc. + Tiếp biến xoá rào cản văn hoá vô hình (VD: Phong tục để người chết trong nhà của người dân tộc nhờ tiếp biến văn hoá mà đã thay đổi; Hay thói quen ăn cay của người miền Trung nhờ tiếp biến văn hoá mà dù vào Nam ăn ngọt vẫn ăn được…) + Hầu hết các tôn giáo và tín ngưỡng bản địa hay ngoại lai đều hoà nhập rất nhanh với tinh thần khoan dung của ngườI Việt. - Kết luận 5 Hỏi đáp cơ sở văn hóa Viêt Nam + Giao lưu văn hoá làm phong phú thêm bản sắc văn hoá dân tộc nhưng không làm mất đi bản sắc văn hoá riêng. + Tạo sự thống nhất trong đa dạng của văn hoá Việt Nam. Câu 13: Tiếp xúc và giao lưu văn hóa trong giai đoạn mới - Quan điểm của Đảng và Nhà nước: Giai đoạn mới là giai đoạn tham gia WTO và các tổ chức quốc tế một cách đầy đủ và toàn diện  “Hội nhập quốc tế là xu thế tất yếu của thời đại và của bản than con người, đất nước Việt Nam”. - Tiếp xúc và giao lưu văn hoá sẽ dẫn đến tiếp biến văn hoá (tiếp biến văn hoá = tiếp nhận và biến chuyển). + Các phương tiện giao lưu ngày càng nhanh chóng, hiệu quả (Phim ảnh, sách báo, internet..) khiến cho sự tiếp xúc giao lưu văn hoá tăng mạnh. + Chính sách của Đảng và Nhà nước mở cửa cho giao lưu văn hoá. + Mục tiêu lớn của văn hoá VN trong thời kỳ mớI là: Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. 1. Trong quá trình tiếp xúc và giao lưu văn hoá dẫn đến tiếp biến văn hoá phảI ngăn ngừa sự phi văn hoá, phản văn hoá. 2. Hội nhập rất cần nhưng không hoà tan. Tiếp xúc giao lưu những yếu tố văn hoá tích cực của những dân tộc khác. 3. Phải có quá trình chọn lọc, giao thoa tự nhiên, tự nguyện, không để bị cưỡng bức văn hoá. - 3 yếu tố xác định trong đề cương văn hoá năm 1943 của Trường Chinh: + Khoa học + Dân tộc + Đại chúng (nhân dân)  đây chính là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình tiếp xúc và giao lưu văn hoá Việt Nam. Note: Chú ý thêm các VD minh hoạ cho sự tiếp xúc và giao lưu văn hoá của VN với Thế giới như tiếp xúc văn hoá với Trung Quốc, với Phương Tây… Câu 14: Các thành tố cơ bản của văn hóa: Ngôn ngữ; Tín ngưỡng dân gian; Tôn giáo, Phong tục tập quán lễ hội - Yếu tố 1: Ngôn ngữ + Ngôn ngữ là 1 hệ thống tín hiệu. Theo nghĩa rộng thì ngôn ngữ là một thành tố văn hoá nhưng là một thành tố chi phối đến các thành tố văn hoá khác. + Nguồn gốc tiếng Việt: Tiếng Việt - Mường chung (do 2 yếu tố chính tạo nên là Môn – Khơme và Tày - Thái). + Cuộc tiếp xúc lớn thứ 1: Với Trung Quốc  chữ Hán Việt. + Cuộc tiếp xúc lớn thứ 2: Với Pháp  Chữ Nôm. + Cuộc tiếp xúc lớn thứ 3: Chữ Quốc ngữ. - Yếu tố 2: Tôn giáo +Tôn giáo: Tồn tại như một thực thể khách quan của lịch sử, tôn giáo là do con người sáng tạo ra. + Tại Việt Nam có tồn tại những tôn giáo như: 6 Hỏi đáp cơ sở văn hóa Viêt Nam 1. Nho giáo: Sáng lập là Khổng Tử (người nước Lỗ) và được các nhân vật sau này kế tục như Mạnh Tử, Tuân Tử, Đổng Trọng Thư, Tư Mã Thiên, Trình Hạo… 2. Phật giáo: Sáng lập là Bồ đề đạt ma với Tứ Diệu Đế (Khổ đế, Tập đế, Diệt đế, Đạo đế). 3. Đạo giáo: Lão tử, Trang tử. 4. Kito giáo: Tên gọi chung của tôn giáo thờ chúa Jêsu. Giáo lý là Kinh thánh gồm hai bộ Cựu ước (46 quyển) và Tân ước (17 quyển). - Yếu tố 3: Tín ngưỡng + Tín ngưỡng phồn thực: Khát vọng cầu mong sự sinh sôi nảy nở của con người và tạo vật, lấy các biểu tượng về sinh thực khí và hành vi giao phối làm đối tượng. + Tín ngưỡng thờ Thành Hoàng: Thành Hoàng có nghĩa gốc là hào bao quanh thành  Thành hoàng làng là vị Thần bảo trợ một thành quách cụ thể. Tục thờ xuất phát từ Trung Quốc. + Tín ngưỡng thờ Mẫu: Ảnh hưởng của chế độ Mẫu hệ  người Việt có truyền thống thờ Nữ thần. - Yếu tố 4: Lễ hội + Lễ hội sinh ra nhờ đời sống nông nghiệp sống bằng nghề trồng lúa nước. + Lễ hội gắn với một cộng đồng cư dân nhất định. + Nhân vật trung tâm được thờ phụng của cộng đồng là nhân vật chính của ngày lễ hội. + Lễ hội chia làm 2 phần: Phần Lễ và phần Hội. + Trò diễn trong lễ hội là các lớp văn hoá tín ngưỡng của các thời kỳ lịch sử khác nhau lắng đọng lại, phản ánh những sinh hoạt của cư dân nông nghiệp sống với nghề trồng lúa nước, gắn kết nhân vật được phụng thờ. + Thức cúng trong lễ hội chia 2 loại: Thức cúng phổ biến và thức cúng mang tính nghi lễ. + Giá trị lễ hội là giá trị cộng cảm và cộng mệnh.  Lễ hội là một Bảo tàng văn hoá tuy nhiên vẫn còn có những lễ hội có yếu tố phi văn hoá như mê tín dị đoan… Câu 15. Đặc trưng văn hóa gốc nông nghiệp và ưu nhược điểm của nó? Đặc trưng VH gốc nông nghiệp (đây cũng là đặc trưng VH Việt nói chung) là trọng tình. Trong quan hệ cũng như ứng xử với môi trường tự nhiên, xã hội đều lấy cái tình làm trọng. Con người Việt Nam có tinh thần yêu nhà, yêu làng, yêu nước (bởi lối sống định cư, quần tụ); sống trọng tình nghĩa (vì phải dựa vào nhau, tương trợ, chia sẻ nhau trong cuộc sống và trong lao động theo lối tự cung tự cấp); mềm dẻo trong ứng xử với cộng đồng (là nét đặc thù của cư dân nông nghiệp: lấy dung hợp, hiếu hoà làm trọng), dễ thích nghi với môi trường tự nhiên (chấp nhận mọi sự biến đổi, tuỳ thuộc, thích ứng mọi chi phối của tự nhiên); cần cù trong lao động (lấy cần cù để bù lại những khó khăn, cản trở của điều kiện tự nhiên, của phương thức sản xuất nông nghiệp cổ truyền); giỏi chịu đựng gian khổ (vì điều kiện tự nhiên không phải lúc nào cũng thuận lợi; hạn hán, lụt lội đễ xảy ra, con người dễ gặp bất trắc, hiện nay ta tâm lý “sống chung với lũ”)... Những đánh giá trên đây có thể xem như là những khái quát một phần cơ bản bản sắc con người - văn hoá dân tộc. Nhưng bên cạnh đó, con người Việt Nam cũng kèm theo những mặt tiêu cực. Đã có nhiều ý kiến đánh giá về 7 Hỏi đáp cơ sở văn hóa Viêt Nam phẩm chất cũng như những thói hư tật xấu của người Việt Nam. Trong đó có nhiều mặt nhược điểm lại bắt nguồn từ chính những nguyên nhân đã làm thành ưu điểm, những phẩm chất của con người Việt Nam. Chẳng hạn, nền nông nghiệp lúa nước là đặc trưng văn hoá của ta, nhưng cũng từ đó hình thành tâm lý tiểu nông (sản xuất nhỏ, manh mún, ít có tầm nhìn xa, bảo thủ); lối sống coi trọng tình nghĩa là mặt tốt, nhưng cũng từ đó nảy sinh mặt trái là tính tuỳ tiện, ít trọng lý, ít trọng nguyên tắc, xuề xoà, hoà cả làng… Câu 16. Những ưu và nhược điểm trong tính cách của người Việt bắt nguồn từ tính cộng đồng và tự trị? Làng xã Việt Nam có hai đặc trưng cơ bản: tính cộng đồng và tính tự trị. Từ 2 đặc trưng trên, có thể nhận xét: làng xã Việt Nam truyền thống thiên về âm tính, ổn định nhưng kém phát triển. Đó là loại làng xã khép kín, cục bộ địa phương. Hai đặc tính trên mang tính nước đôi, vừa đối lập vừa thống nhất (cộng đồng và tự trị, hướng ngoại và hướng nội), đó là sự quân bình âm dương trong văn hóa làng xã. Hệ quả của tính cộng đồng và tính tự trị dẫn đến những ưu nhược điểm trong tính cách, trong ứng xử của người Việt: Ưu điểm: - Tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau - Nếp sống dân chủ, bình đẳng - Tinh thần tự lập, nếp sống tự cấp, tự túc - Tính cần cù, chịu khó, chịu khổ Nhược điểm: - Vai trò cá nhân bị thủ tiêu - Thói dựa dẫm, ỷ lại, thiếu năng động, sáng tạo - Thói cào bằng - Thói tư hữu ích kỉ, đố kị - Thói bè phái địa phương cục bộ - Thói gia trưởng, tôn ti Có thể tham khảo nhận xét sau đây của một viện nghiên cứu xã hội Mỹ : Mười đặc điểm của người Việt: 1- Cần cù trong lao động nhưng dễ thoả mãn nên tâm lí hưởng thụ còn nặng. 2- Thông minh, sáng tạo nhưng có tính đối phó, thiếu tầm tư duy dài hạn, chủ động. 3- Khéo léo nhưng không duy trì đến cùng (ít quan tâm đến sự hoàn thiện cuối cùng của sản phẩm). 4- Vừa thực tế, vừa mơ mộng nhưng không có ý thức nâng lên thành lí luận. 5- Ham học hỏi và khả năng tiếp thu nhanh nhưng khi học không đến nơi đến chốn nên kiến thức không thành hệ thống, mất căn bản. Ngoài ra, học tập không còn mục tiêu tự thân của nhiều người Việt Nam (nhỏ học vì gia 8 Hỏi đáp cơ sở văn hóa Viêt Nam đình, lớn học vì sĩ diện, để kiếm công ăn việc làm, ít vì chí khí đam mê). 6- Xởi lởi, chiều khách nhưng không bền. 7- Tiết kiệm nhưng nhiều khi hoang phí vì những mục tiêu vô bổ (sĩ diện, khoe khoang, thích hơn người). 8- Có tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, điều đó chỉ xảy ra trong những hoàn cảnh có khó khăn, bần hàn. Trong điều kiện sống tốt hơn, giàu có hơn thì tinh thần này ít khi xuất hiện. 9- Yêu hoà bình và nhẫn nhịn nhưng nhiều khi hiếu thắng vì những lí do tự ái lặt vặt, đánh mất đại cục. 10- Thích tụ tập nhưng lại thiếu tính liên kết để tạo ra sức mạnh (cùng một việc, một người làm thì tốt, ba người làm thì kém, bảy người làm thì hỏng). Câu 1: Trình bày văn hóa ăn của người Việt? – Ng Việt rất q/trọng việc ăn “Có thực mới vực được đạo – Trời đánh tránh miếng ăn”, “Ăn” quan trọng đến mức xuất hiện trong nhiều câu nói, đứng trc nh` hành động thường ngày: ăn uống, ăn ở, ăn mặc, ăn nói, ăn chơi, ăn học, ăn ngủ, ăn nằm, ăn cắp, ăn trộm… Văn hóa ẩm thực của người Việt phản ánh rõ khả năng tận dụng của người Việt từ những yếu tố thuộc môi trường tự nhiên, thức ăn, thức uống đều được chế biến từ tự nhiên. – Thể hiện đặc trưng v/hóa nông nghiệp lúa nước của ng Việt, trong cơ cấu của bữa ăn: Cơm-rau-cá-thịt. Tp` đ/tiên và q/trọng nhất là cơm + Cơm được làm từ gạo, gạo đứng vị trí đầu tiên trong cơ cấu bữa ăn: “Người sống về gạo, cá bạo về nước”, bữa ăn của người Việt gọi là bữa cơm. Người Việt trồng cả hai loại lúa: nếp và tẻ. Cây lúa tẻ là loại cây trồng chính nên gạo tẻ được dùng trong bữa ăn hàng ngày: “Cơm tẻ là mẹ ruột”, “Đói thì thèm thịt thèm xôi, hễ no cơm tẻ thì thôi mọi đường”. Người Việt còn coi cây lúa là tiêu chuẩn của cái đẹp: “Em xinh là xinh như cây lúa”. Người Việt không chỉ tận dụng cây lúa thành gạo để nấu cơm mà còn biết tận dụng từ gạo để làm bún và làm bánh: bánh lá, bánh đúc, bánh tráng… Gạo nếp được dùng làm xôi, làm bánh mặn, bánh ngọt… + Rau: Là nước nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, nông nghiệp lại là ngành kinh tế chủ yếu nên rau quả vô cùng phong phú. Việc dùng rau trong cơ cấu bữa ăn chứng tỏ khả năng tận dụng môi trường tự nhiên của người Việt. Người Việt thường hay nói: “Đói ăn rau, đau uống thuốc”.Ngoài ra còn 9 Hỏi đáp cơ sở văn hóa Viêt Nam có những loại rau dùng làm gia vị như: hành, rau răm, rau diếp cá…Gia vị cũng là thành phần không thể thiếu trong bữa ăn của người Việt. + Cá đại diện cho thủy sản: Việt Nam có phía Đông giáp với biển Đông lại có hệ thống sông ngòi, ao hồ chằng chịt nên dùng cá trong cơ cấu bữa ăn cũng là khả năng tận dụng môi trường tự nhiên của người Việt.“Cơm với cá như má với con” tận dụng các loài thủy sản để chế biến ra một thứ đồ chấm đặc biệt là nước mắm, các loại nước mắm nổi tiếng: Nghệ An, Phan Thiết, Phú quốc Thực phẩm được chế biến từ thủy sản cũng rất đa dạng: nấu chín, ướp mắm, phơi khô. Chế biến cũng có nhiều cách: chiên, xào, kho, luộc, nướng, gỏi… + Thịt cũng là một thành phần quan trọng trong cơ cấu bữa ăn. Thịt có thể dùng kết hợp với cơ cấu nói trên, có thể thay thế cho cá trong các bữa cơm của người Việt. Người Việt thường ăn các loại thịt như: thịt lợn, thịt vịt, thịt gà, thịt bò, thịt trâu, thịt cầy…“Sống ở trên đời ăn miếng dồi chó, chết xuống âm phủ biết có hay không?”. – Đặc điểm trong vh ăn của ng Việt: + Tính tổng hợp: t/cả các món ăn đều có sự pha trộn, kết hợp hài hòa của n` nguồn NVL. Trong chế biến thức ăn, tổng hợp nhiều loại thức ăn, gia vị… Chế biến đảm bảo cơ cấu đủ ngũ chất: bột – nước – khoáng – đạm – béo, đủ ngũ vị: chua – cay – ngọt – mặn – đắng; đủ ngũ sắc: trắng – xanh – vàng – đỏ – đen. Nước chấm cũng mang tính tổng hợp rất đặc biệt nước mắm với vị mặn đậm đà được kết hợp với vị cay của gừng, ớt, tiêu, vị chua của chanh, giấm, vị ngọt của đường… Trong cách ăn, tính tổng hợp được biểu hiện qua việc ăn nhiều món trong bữa ăn. Cách ăn tổng hợp, tác động vào đủ mọi giác quan: mũi ngửi mùi thơm, mắt nhìn màu sắc hài hòa của bàn ăn, lưỡi nếm vị ngon của thức ăn, tai nghe tiếng kêu ròn tan của thức ăn. Người Việt ăn uống nhiều món cùng một lúc. Cách ăn của người Việt còn tổng hợp cái ngon của nhiều yếu tố: thời tiết, chỗ ăn, bè bạn, người thân, không khí bữa ăn… + Tính linh hoạt: thể hiện trong cách ăn, trong dụng cụ đựng thức ăn: đôi đũalấy vật liệu từ tre, gỗ Ứng xử khi ăn: “ăn trông nồi, ngồi trông hướng” + Tính cộng đồng: thể hiện trong văn hóa ăn tập thể của ng Việt, biểu hiện của tính cộng dồng là việc ăn chung, uống chung, “một miếng giữa llafng bằng một sàng xó bếp”. Trong khi ăn thích trò chuyện cùng nhau… Nồi cơm và chén nước mắm là hai biểu tượng của tính cộng đồng trong bữa ăn (cũng giống như sân đình, bến nước là biểu tượng cho tính cộng đồng nơi làng xã). Người Việt ăn cơm chung cùng một nòi cơm, chấm chung chén nước mắm. Biểu hiện của tính mực thước ở chỗ tôn trọng khách “tiên khách hậu chủ” 10 Hỏi đáp cơ sở văn hóa Viêt Nam + Tính biện chứng: Ng Việt luôn lựa chọn những NVL ở thời điểm ngon nhất, bổ nhất và sử dụng những phương pháp chế biến hợp lý nhất để đảm bảo độ thẩm mỹ, độ ngon và độ bổ cho nguyên liệu. Sự kết hợp biện chúng giữa các NVL đảo bảo sao cho cân=tính âm, dương, hàn-nhiệt. VD: 1. Nem: – N/Liệu: thịt, trứng (gà or vịt), miến, bánh đa nem, rau (cà rốt, giá đỗ, su hào…), gia vị (hành lá, muối, mộc nhĩ, nấm hương, hành khô). – Cách làm: + Nhân nem: Thái nhỏ thịt rồi xay hoặc bằm nhuyễn. Rau thái sợi, cắt khúc vừa quấn cuộn. Miến (đã được ngâm qua nước), mộc nhĩ, nấm hương ngâm nước , rửa sạch rồi thái nhỏ. Hành băm nhỏ. Tất cả trộn đều với trứng và gia vị, cho thêm 1 ít muối. + Gói nem: Bánh đa nem ủ mềm, cắt mép cứng, rồi cắt nhỏ vừa với độ dài dự định của nem, thường khoảng 3 đốt (lóng) tay; cho nhân vào cuốn tròn lại (chú ý cuốn chặt tay) +Rán nem: Bỏ vào chảo dầu nóng (dầu vừa mặt nem, không nên cho quá nhiều, nem sẽ bị nổ mặt và bung mép), để nhỏ lửa, trở đều tay cho đến khi nem chín vàng đều, vớt ra ăn nóng cùng với nước mắm pha chế gồm chanh (vớt bỏ hột để nước chấm không bị đắng, tỏi, ớt (bỏ hột, bằm nhuyễn), lượng đường cho vào hòa tan trong nước và nước mắm cho tới khi ớt và tỏi nổi hết lên trên bề mặt) và các loại rau thơm: ngò, tía tô, quế, rau răm, diếp cá, húng, đặc biệt là rau kinh giới và húng lủi (húng chó), xà lách. Có thể ăn kèm với bún sợi nhỏ. Câu 2: Lịch sử mặc của người Việt -Quan niệm: vh mặc của ng Việt là vh tận dụng MTTN, đc thể hiện rõ ràng ở nguyên liệu: tơ tằm, tơ đay, tơ gai, tơ chuối, bông Ng Việt đã biết trồng dâu, nuôi tằm từ thời Hùng vương. Thậm chí ng việt còn dung bông làm quần áo trc ng TQ -Ls trang phục: +Đồ mặc phía dưới: *thời Hùng Vương:phụ nữ mặc váy (2 loại: kín, hở), đàn ông đóng khố *thời phong kiến: phụ nữ vẫn mặc váy, nam giới mặc quần giống ng Trung Hoa do ng TQ vào đồng hóa Vn nhưng quần ng Việt khác với ng TQ là quần lá tọa có đặc điểm là ống rộng, đũng thấp 11 Hỏi đáp cơ sở văn hóa Viêt Nam Thời kì chúa Nguyễn ở đàng trong bắt tất cả phụ nữ phải mặc quần +Đồ mặc trên: phụ nữ mặc yếm đào, là một biểu tượng duyên dáng,nữ tính, tình yêu đôi lứa.Đàn ông mặc áo cánh Khi có lễ hội, phụ nữ mặc áo tứ thân, nam giới mặc áo dài *Áo dài: Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát được xem là người có công khai sáng và định hình chiếc áo dài Việt Nam. Chịu ảnh hưởng nặng của văn hóa Trung Hoa, cho đến thế kỷ 18 lối ăn mặc của người Việt Nam vẫn thường hay bắt chước lối của người phương Bắc, đặc biệt dưới thời các chúa Nguyễn xứ Đàng Trong do nhu cầu khai phá khẩn hoang, đón nhận hàng vạn người Minh Hương (còn gọi là người Khách Trú hay đọc trại thành “cắc chú”) bất mãn với nhà Thanh sang định cư lập nghiệp, mặc dù người Việt cũng có lối ăn mặc riêng. Trước làn sóng xâm nhập mới này, để gìn giữ bản sắc văn hóa riêng, Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát ban hành sắc dụ về ăn mặc cho toàn thể dân chúng xứ Đàng Trong phải theo đó thi hành. Trong sắc dụ đó, người ta thấy lần đầu tiên sự định hình cơ bản của chiếc áo dài Việt Nam Áo dài Le Mur “Le Mur” chính là cách dịch sang tiếng Pháp của tên Cát Tường, một họa sĩ vàothập niên 1930 đã thực hiện một cải cách quan trọng trên chiếc áo tứ thân để biến nó chỉ còn lại hai vạt trước và sau mà thôi. Vạt trước được họa sĩ nối dài chấm đất để tăng thêm dáng vẻ uyển chuyển trong bước đi đồng thời thân trên được may ôm sát theo những đường cong cơ thể người mặc tạo nên vẻ yêu kiều và gợi cảm rất độc đáo. Để tăng thêm vẻ nữ tính, hàng nút phía trước được dịch chuyển sang một chỗ mở áo dọc theo vai rồi chạy dọc theo một bên sườn. Tuy nhiên, áo dài Le Mur có nhiều biến cải mà nhiều người thời đó cho là “lai căng” thái quá, như áo may ráp vai, ráp tay phồng, cổ bồng hoặc cổ hở. Thêm nữa áo Le Mur mặc cho đúng mốt phải với quần xa tanh trắng, đi giày cao, một tay cắp ô và quàng vai thêm chiếc bóp đầm Năm 1975, đất nước thống nhất, điều kiện vật chất còn nhiều khó khăn nên áo dài có phần đơn giản hơn. Nhưng đến những năm 90, áo dài đã trở lại, cầu kỳ hơn, thanh nhã hơn và bắt đầu được bạn bè quốc tế nghĩ tới như là một biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam Câu 3:ĐKTN_XH và đặc trưng văn hóa của người Tây Bắc (Tham khảo) *Điều kiện TNXH: – Là vùng đất bao gồm địa phận 6 tỉnh: Lào Cai, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái, Hòa Bình -KH ngả sang Á nhiệt đới nên biên đọ dao động nhiệt trong ngày và trong năm khá lớn -Địa hình: có độ cao lớn nhất so vs mực nc biển, địa hình đồi núi cao, hiểm trở (cao nhất là dãy Hoàng Liên Sơn vs đỉnh Phanxipang) 12 Hỏi đáp cơ sở văn hóa Viêt Nam -Sông ngòi: là nơi hoạt động của 3 con sông lớn là sông Hồng, sông Mã, sông Đà -Là nơi tụ cư của các tộc người Thái, Mường, Mông, Dao *Đặc trưng văn hóa: -Vh ở: Thái+Mường ở nhà sàn Mông+Dao ở nhà trệt Nhà sàn Thái có cái mái đầu hồi khum khum hình mai rùa, trên đỉnh đầu hồi ấy có hai vật trang trí, người Thái gọi là “Sừng cuộn” (Khau cút) vì đầu phía trên của nó thường được thao tác thành một vòng tròn xoáy trôn ốc, giống như ngọn rau đớn (Phắc cút), một thứ rau rừng rất được đồng bào ưa chuộng -Hđ sản xuất: làm ruộng bậc thang theo hệ thống “mương, phai,lái, lin”(thông qua các ống giang ống tre nứa để dẫn nc từ đầu nguồn về ruộng) -Vh ăn: chủ yếu ăn các món đồ hoặc nướng như cơm nếp, cá nướng -Vh mặc: trang phục sặc sỡ nhất trong tất cả các vùng văn hóa vì vậy mà rất đậm tính tự nhiên Là một tộc người đầu tư rất nhiều công sức cho văn hóa mặc Nét chung nữa trong văn hóa Tây Bắc là sở thích trang trí trang phục, chăn màn, đồ dùng với các sắc độ của gam màu nóng ; rất nhiều màu đỏ, xen vào với vàng tươi, vàng đất, vàng rơm, rồi da cam, tím và nếu có xanh thì phải là xanh da trời tươi Phải chăng giữa mênh mông xanh lá cây, những màu ánh lên như những điểm sáng, khẳng định sự có mặt của con người ? Còn họa tiết, bố cục, phối màu của trang trí thì rất nhiều và phong phú -Tôn giáo, tín ngưỡng: có niềm tin bất diệt vào các vị thần tự nhiên(thể hiện tín ngưỡng thờ đa thần) Người chết không biến mất mà trở về sống ở bản của tổ tiên. Do chỗ mọi vật đều có hồn, nên cần phải cư xử với chúng như trong quan hệ với người. Vậy có hồn tốt, hồn xấu, hồn ác, hồn lành tùy thuộc vào cách 13 Hỏi đáp cơ sở văn hóa Viêt Nam đối xử của người với chúng. Vào hoàn cảnh xã hội cổ truyền thì đây là cách chiếm lĩnh thiên nhiên và thực tại của đồng bào, với hi vọng có thể nói chuyện”, có thể “thương lượng thậm chí khi cần thì cầu xin chúng. Bằng cách đó, đồng bào thiết lập được mối quan hệ với mọi vật và với tổ tiên, đặt con người vào tống thể môi trường không gian và thời gian, tạo nên một cân bằng trong tâm thức. Con người hội tụ vào cuộc sống hiện hữu của mình các miền thời gian : quá khứ, hiện tại, tương lai; và các chiều không gian, thiên nhiên, môi trường, con người, xã hội. Đó chính là mối quan hệ đa diện, đa phương đảm bảo cho tính hợp lí và sự ổn định tất yếu của cuộc sống con người. Thiết tưởng, với trình độ khoa học kĩ thuật chưa phát triển thì cách nhận thức thế giới theo phương pháp huyền thoại, tín ngưỡng này không phải không có tác dụng tích cực cho sự tốn tại của cộng đồng và con người. -Văn hóa ứng xử: cư dân TB rất thật thà, chất phác, hiếu khách Câu 4: Điều kiện TN-XH và đặc trưng văn hóa của người TN  ĐK TN-XH: – Địa phận: gồm các tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. – Địa hình: là 1 vùng cao nguyên xếp tầng dc hình thành từ dung nham núi lửa, cùng vs Tây bắc, CN là vùng cao nhất trong cả nc – Khí hậu: chia làm hai mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến hết tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4, trong đó tháng 3 và tháng 4 là hai tháng nóng và khô nhất. Do ảnh hưởng của độ cao nên không khi ở các cao nguyên cao 400-500 m khí hậu tương đối mát và mưa nhiều, riêng cao nguyên cao trên 1000 m (như Đà Lạt) thì khí hậu lại mát mẻ quanh năm như vùng ôn đới. – Hệ thống song ngòi: có dòng sông Đăk krông và sông sesangpốc – Lịch sử: TN là của 1 tộc ng có nhân chủng học hoàn toàn khác so vs các vùng khác. Đó là ngữ hệ Mã lai – đa đảo, Môn – khơ me. Vs n tộc ng : Êđê, gia rai, khơ me, ban a Sinh sống chủ yếu: trồng cây CN lâu năm. Có 2 thủ phủ pleiku và Buôn mê thuột rất sầm uất và có cơ sở hạ tầng tốt.  Đặc trưng văn hóa: – hđ sản xuất:với đặc điểm thổ nhưỡng đất đỏ bazan ở độ cao khoảng 500 m đến 600 m so với mặt biển, TN phù hợp trồng cây CN lâu năm như cà phê, cao su, hạt điều… + Kinh doanh,sx các mặt hàng khai thác lâm sản ở rừng 14 Hỏi đáp cơ sở văn hóa Viêt Nam – nhà ở: ở nhà sàn, dc làm từ gỗ và nứa, mái lợp gianh or cọ. Gỗ chủ yếu dc lấy từ những cây cổ thụ lâu năm + Ở TN có loại hình nhà rất đặc biệt đó là nhà rông: Nó giống như đình làng of n người việt bắc bộ, là nơi diễn ra các sự kiện, lễ hội của buôn làng. Mái nhà rông dc làm rất cao: có cái cao đến tận 16m. Cao như vậy là do ng dân ở tây nguyên có mối liên hệ chặt chẻ vs giàng ( trời), họ xem giàng ko n là thần linh mà còn là ng bạn. Họ hy vọng trời sẻ nghe thấy n câu chuyện, mong ước of họ Nhà rông có 2 cầu thang đi lên, dc bày ra như 1 bầu ngực cảu ng phụ nữ. Vì họ theo tín ngưỡng tự nhiên, cái gì đẹp thì họ phô ra.Họ còn gắn ngà voi lên các bậc thang gỗ – vh mặc: TN là vùng ít bị pha tạp các yếu tố ngoại lai nhất về trang phục + con trai: đóng khố +con gái: mặc váy quây or váy kín, có tộc người con gái chỉ mặc váy chứ ko mặc áo. Trang phục chủ yếu làm bằng n chất liệu vải thô, dày, màu sắc ko sặc sở: mang màu đất, màu đen N đều có những đường diềm họa tiết hoa văn rất đơn sơ và giản dị nhưng cũng đầy vẻ tinh tế và tinh xảo – Ăn: Sống dựa vào rừng, trồng rất ít lúa nước vì ở đây là vùng cao nguyên, có ít nước. + Họ thích ăn các món nướng, món đồ + Họ để những con vật bắt dc or nuôi dc lên gác bếp, lấy hơi nóng, hơi khói để làm chin. + Họ có tập tục uống rượu cần: gd nào cũng có, khách đến thì họ mang rượu cần ra để tiếp khách. Khách nào dc chủ nhà quý mên thì họ sẻ mời rượu cần ngay. Uống rượu cần thể hiện tính đoàn kết cộng đồng – Tôn giáo tín ngưỡng: + tôn giáo: theo đạo tin lành 15 Hỏi đáp cơ sở văn hóa Viêt Nam + tín ngưỡng dân gian of họ là đa thần trong đó giàng là cao nhất, họ còn xem các thần linh là bạn bè, nên họ còn có sự mặc cả vs các thần linh, rát sòng phẳng. Đối vs n ng đã mất, họ quan niệm: n ng đó vẩn tiếp tục tồn tại, n họ sống ở tg khác mà chúng ta ko nhìn thấy dc, họ xem n ng đó là cộng đồng hqua và n ng đang sống là cộng đồng hôm nay – chế dộ mẫu hệ: về kinh tế: chủ yếu là trồng trọt nên cần bàn tay của ng phụ nữ là nhiều hơn nên ng phụ nữ trở thành trụ cột gd, tạo ra kt cho gd + Dưới góc độ xh:từ thời nguyên thủy chúng ta sinh sống theo chế độ quần hôn: ko có chồng có vợ, trẻ sỉnh ra thì chỉ biết mẹ nó là ai, còn cha thfi ko biết, nên con theo họ mẹ, nghe lời mẹ + có mô hình nhà dài: 1cặp vợ chồng ra ở riêng, họ xd 1 nhà sàn, sau đó con trai lấy vợ thì về ở nhà vợ, con gái lấy chồng thiwf đưa về nhà mẹ đẻ ở, mỗi cô gái đi lấy chồng thì bố mẹ xây tiếp cho 1 gian nhà phía sau nhà sàn. Ở trong ngôi nhà sàn ấy chắc chắn ng phụ nữ là người đứng đầu. – vh cồng chiêng: + cái cồng là cái có núm, âm thanh trầm hơn còn cái chiêng là cái ko có núm: âm thanh vang, chói hơn. + họ đo đếm sự giàu có bằng cách nhà nào có nhiều cồng chiêng thfi họ sẻ khoe ra như tài sản vật chất và phi v/c. +cuộc đời con ng trải dài theo tiếng cồng chiêng: khi ra đời đứa, nếu đứa trẻ là nam thì họ sẻ đánh 3 tiếng theo tiếng ra trận vs mong muốn đứa trẻ sẻ mạnh mẻ, hung dũng. Nếu đứa trẻ là con gái họ sẻ đánh 3 tiếng theo nhạc mừng lúa mới hy vọng đó là ng con gáu chăm chỉ, đảm đang + không gian vh cồng chiêng trở thành di sản vh phi vật thể of nhân loại(2005) – tính cộng đồng trong vh TN: có nhiều nơi còn có hủ tục, như tộc ng khơ mú: đẻ ng chết trong nhà đến khi các bộ phận trên cơ thể phân hủy mới mang đi chon – Điêu khắc nghệ thuật: là n nghệ sĩ tạo tác n sp về gỗ, diển hình đó là tượng nhà mồ: đều là n ng nữ nam khỏa thân, có tư thế đúng nhạy cảm, n ng đang có chữa vs ý nghĩa; trogn sự chết báo hiệu cho cái mới ra đời + dc tạo tác duy nhất vs 1 con dao + trang trí các họa tiết trên nóc mái nahf rông. 16 Hỏi đáp cơ sở văn hóa Viêt Nam * Ở TN, đặc trưng vh đó là không gian vh cồng chiêng TN, sinh hoạt cộng đồng: lễ bỏ mả, đâm trâu. Câu 1. Nêu phạm vi ngữ nghĩa của từ "văn hóa" Ngữ nghĩa của từ văn hóa: - Văn hóa là khái niệm chỉ khía cạnh tinh thần. - Văn hóa dân tộc là những thành tựu vật chất và tinh thần của một dân tộc - Văn hóa là học vấn và tri thức của một con người. - Văn hóa còn là cách ứng xử thể hiện sự hiểu biết và cách nhận thứ cao. Câu 2. Phân biệt khái niệm "văn hóa" với khái niệm "văn minh", "văn hiến", "văn vật". Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội. Văn minh: nền văn hóa phát triển ở mức độ cao (đặc trưng), nó có những đặc trưng cho cả một xã hội rộng lớn, một thời đại và cả nhân loại. Văn hiến: là những truyển thống văn hóa lâu đời còn lưu giữ được. Văn vật: truyển thốống văn hóa biểu hiện ở các giá trị v ật chấốt nh ư nhấn tài và di tch, cống trình, hi ện v ật. Văn vật Văn hiến Văn hóa Văn minh Thiên về giá trị Thiên về giá trị Chứa cả giá trị vậtThên vể giá trị vật Vật chất tinh thần chất và tinh thần chất - kĩ thuật Có bề dày lịch sử Chỉ trình độ phát triển Có tính dân tộc Có tính quốc tế Gắn bó nhiều hơn Gắn bó nhiều hơn với với phương Đông nông nghiệp phương Tây đô thị Câu 3. Nêu định nghĩa về văn hóa được sử dụng rộng rãi hiện nay Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội. Câu 4. Nêu một vài nguyên tắc trong nghiên cứu văn hóa. 1. Văn hóa học - Là khoa học nghiên cứu về các vấn đề vă hóa của một địa phương, dân tộc hay cả nhân loại 2. Các chuyên nghành. - Văn hóa đại cương (vấn đề văn hóa) - Địa lý văn hóa (nghiên cứu dưới góc độ đất đai) - Lịch sử (nghiên cứu trong tiến trình lịch sử) - Cơ sở (một nền văn hóa bao gồm sử và địa văn hóa, bảo tồn và phát triển văn hóa) 17 Hỏi đáp cơ sở văn hóa Viêt Nam - Văn hóa là đặc trưng của con người nên phải được truền dạy và tiếp thu. - Văn hóa giúp cải thiện cuộc sống, tâm hồn ra khỏi những hệ lụy tầm thường của vật chất. (không đồng nhất ở mọi nơi, mọi lúc và mọi vần đề) - Cần có thái độ tôn trọng và khoan dung vì văn hóa là chìa khóa của sự hòa nhập. Câu 5. Có mấy loại hình văn hóa nhân loại? Đó là những loại hình văn hóa nào? - Có hai loại hình văn hóa nhân loại là loại hình văn hóa gốc nông nghiệp và loại hình văn hoá gốc du mục. Câu 6. Cho biết về sự khoanh vùng địa lý của văn hóa gốc du mục và văn hóa gốc nông nghiệp. Văn hóa du mục: Tây Bắc Châu Âu và Bắc Trung Quốc, phía nam sông Dương Tủ, TQ Văn hóa gốc nông nghiệp: Chỉ có ở vủng nông nghiệp lúa nước Đông Nam Á cổ, Đông TQ, Okinawa, Bang Asem Ấn Độ.. - Giữa hai vùng văn hóa có sự chuyển tiếp giữa Tây Nam Á, Đông Bắc Ấn, Đông Bắc Á và Siberia. - Xác định theo phân vùng văn hóa trong quá khứ thì văn hóa du mục hiện nay chỉ còn ở vùng chuyển tiếp. Ngày nay văn hóa du mục đã bi thay thế ở phương Tây. Câu 7. So sánh cơ sở, điều kiện hình thành hai loại hình văn hóa cùng những hệ quả của nó. Văn hóa gốc du mục - Hình thành trong điều kiện khí hậu lạnh, khô, nhiều cây cỏ, cây trồng rất khó phát triển. Thuận lợi chăn nuôi gia súc theo bầy đàn. - Sống du cư do tập tính chăn nuôi. - Tổ chức làm sao để dê dàng di chuyển nên nó mang tính trọng động. Văn hóa gốc nông nghiệp - Hình thành trong điều kiện nóng ẩm, mưa nhiều, đất đai trù phú, nhiều sông ngòi, thuận tiện cho trồng trọt. - Sống định cư để trồng trọt. - Văn hóa nông nghiệp tập trung xây dựng một cuộc sống ổn định, lâu dài, mang tính chất trọng tĩnh Câu 8. So sánh cách ứng xử với tự nhiên của cư dân nông nghiệp và cư dân du mục cùng những hệ quả của nó. Văn hóa gốc du mục Văn hóa gốc nông nghiệp - Í phụ thuộc vào thiên nhiên và không - Nghể trồng trọt đòi hỏi phải sống định cư quan tâm nhiều tới hòa hợp tự nhiên. nên phụ thuộc vào thiên nhiên. - nghiêng về chinh phục, chế ngự, ít gắn bó - Có ý thức tôn trọng và sống hòa hợp với tự và hòa hợp với tự nhiên. nhiên. - Dễ hủy hoại môi trường sống, khuyến - Gắn bó với nơi mình sống và có ý thức giữ khích con người dũng cảm đối mặt với thiên gìn môi trường sống. nhiên. - Hòa hợp với tự nhiên - Coi thường và dẫn đến tham vọng chinh phục tự nhiên Câu hỏi phụ: vì sao ý thức giữ gìn môi trường của người phương Tây cao hơn người phương Đông chúng ta? - Do các nước phương Đông phát triển thu kém phương Tây về mặt vật chất. Đa phần các nước phương Đông là những nước đang phát triển, đời sống còn nhiều khó khăn nên dẫn đến ý thức bảo vệ môi trường kém. 18 Hỏi đáp cơ sở văn hóa Viêt Nam - Người phương Đông xem mục tiêu phát triển đời sống vật chất là số một nên hủy hoại thiên nhiên vì lợi ích cá nhân VD: các hành vi đốt rừng phòng hộ, săn bắt động vật rừng quy hiếm vv... - Đối với người phương Tây thì môi trường là yếu tố quyết định sự sống còn nên họ có ý thức bảo vệ môi trường rất nghiêm ngặc, ý thức của họ về môi trường rất cao, - Người phương Đông cho rằng mình có khả năng hòa hợp với môi trường tự nhiên nên cứ tàn phá mà không nghĩ đến hậu quả về sau. - Pháp luật phương Đông chưa xử lí nghiêm các hình thức phá hoại môi trường. Câu 9. So sánh cách ứng xử với môi trường xã hội của cư dân nông nghiệp và cư dân du mục cùng những hệ quả của nó. Văn hóa du mục Văn hóa nông nghiệp - Trọng lí, trọng sức mạn, trọng tài, trọng - Trọng tình, trọng văn, trọng tài, trọng phụ võ, trọng nam khinh nữ, tổ chức cộng đồng nữ. với khuôn phép và kỉ luật cao. - Quy luật đào thải và đấu tranh sinh tồn rất khắc nghiệt trong cộng đồng. - Linh hoạt và luôn thích nghi với hoàn cảnh. Ý thức công đồng và ý thức trách nhiệm cung - Chế độ Quân chủ Chuyên chế khắc hình thành sớm. nghiệt, hà khắc, tâm lý trọng cá nhân của - Coi trọng sự hòa hiếu, khép kín, bảo thủ, người cai trị. địa phương cục bộ. - quan hệ cởi mở, hiếu chiến, cạnh tranh và óc độc tôn, bành trướng. Câu hỏi phụ: tại sao ở Việt Nam lại mang nặng tâm lý trọng nam khinh nữ trong khi cách ứng xử của văn hóa nông nghệp là trọng phụ nữ? - Truyền thống Việt Nam thì yếu tố xem trọng phụ nữ thể hiện rất rõ nét: + Phụ nữ cai quản kinh tế, tài chính trong gia đình, giáo dục con cái. + Vùng nông nghiệp ĐNA được phương Tây gọi là xứ sở mẫu hệ, điều này còn thể hiện rõ ở chê độ mẫu hệ của các dân tộc ít người như Ede, Giarai ngày nay.. - Tư tưởng coi thường phụ nữ vốn là do Trung Hoa truyền vào nước ta trong giai đoạn Bắc thuộc. - Nước ta mới thoát khỏi thời đại phong kiến chưa lâu nên quan niệm này còn chậm thay đổi. Câu 10. So sánh đặc trưng tư duy của cư dân nông nghiệp và du mục trong cùng hệ quả của nó. Văn hóa gốc du mục Văn hóa gốc nông nghiệp - Trong lĩnh vực nhận thức thiên về lối tư - Về mặt nhận thức hình thành lối tư duy duy phân tích ( theo lối khách quan, lí tính tổng hợp. và thực nghiệm, dẫn đến kết quả là khoa học phương Tây phát triển) - Chú trọng các yếu tố (sống thực dụng, - Tổng hợp kéo theo biện chứng - cái mà thiên về vật chất) nông nghiệp quan tâm không phải là yếu tô - Chấp hành nghiêm những quy định, trật riêng lẻ mà là những mối quan hệ qua lại tự, luật lệ xã hội mà tư duy đề ra. giữa chúng. - Tích lũy được nhiều kinh nghiệm sống phong phú. 19 Hỏi đáp cơ sở văn hóa Viêt Nam Câu 11. Trong cụm từ "phát triển kinh tế và văn hóa", từ "văn hóa" đề cập đến khía cạnh nào của đời sống? Ngoài ra, từ "văn hóa" còn được sử dụng ở những phạm vi ngữ nghĩa nào? - Từ "văn hóa" trong cụm từ "phát triển kinh tế và văn hóa" đề cập đến khía cạnh đời sống tinh thần. Bởi vì khi ta nói đến kinh tế là nói đến phạm trù vật chất, văn hóa ở đây gắn với khái niệm tinh thần. - Các phạm vi ngữ nghĩa của từ văn hóa: + Văn hóa được dùng theo nghĩa để chỉ học thức (trình độ văn hóa). + Văn hóa được dùng để chỉ lối sống (nếp sống văn hóa) + Theo nghĩa chuyên biệt thì nó còn chỉ trình độ phát triển theo một giai đoạn nào đó (vă hóa Đông Sơn). + Nghĩa rộng của từ văn hóa bao gồm tất cả, từ những sản phẩm tinh vi, hiện đại cho đến những tín ngưỡng, phong tục, lối sống, lao động... Câu 12. Trong cụm từ "nền văn hóa dân tộc", từ "văn hóa" đề cập đến khía cạnh nào của đời sống? Ngoài ra, từ "văn hóa" còn được sử dụng ở những phạm vi ngữ nghĩa nào? - Từ "văn hóa" trong cụm từ "nền văn hóa dân tộc" bao hàm cả hai nghĩa là vật chất và tinh thần. - Đó là sự tổng hòa hai giá trị vật chất và tinh thần. Câu 13. Tương tự như câu 12 "trong cụm từ trình độ văn hóa" - Trình độ học vấn. Câu 14. Văn hóa gốc nông nghiệp điển hình nhất phân bố ở đâu trên bản đồ thế giới cổ đại? Hiện nay, văn hóa du mục hiện hành tồn tại ở những khu vực nào? - Văn hóa gốc nông nghiệp phân bố điểm hình ở: + Phía Nam sông Dương Tử- TQ,. + tập trung nhiều nhất ở những vùng lúa nước Đông Nam Á cổ bao gồm: Nam Trung Hoa, Okinawa của Nhật Bản và Bang Asem của Ấn Độ. - Vùng chuyển tiếp: từ Tây Nam Á qua Ấn Độ, Đông Bắc Á qua Xiberia. - Văn hóa gốc du mục còn ở phương Tây và vủng chuyển tiếp nhưng ngày nay văn hóa gốc du mục điển hình tồn tại ở vùng chuyển tiếp. Câu 15. Nêu ví dụ về cách ứng xử trọng lí của cư dân gốc du mục và trọng tình của cư dân gốc nông nghiệp trong đời sống xã hội hiện nay. - Trọng lý của cư dân gốc du mục: + Trong công việc khi giải quyết một vấn đề nào đó người phương Tây thường thuận theo tính logic của vấn đề, sẵn sàng triệt hạ, phê phán người khác nếu quan điểm của người đó không hợp lí. VD: Trong một cuộc họp nếu như cấp trên làm sai, cấp dưới sẵn sàng phên phán, tranh cãi và triệt hạ quyết liệt để nhằm thể hiện cái tôi cá nhân, không nhún nhường như người châu Á. + Về mặt tổ chức cộng đồng, con người nông nghiệp ưa sống theo lối trọng tình. Có nhiều câu ca dao đã nói lên điều này: một bồ cái lí không bằng một tí cái tình. Điều này dẫn đến hệ lụy là cư dân gốc nông nghiệp không tôn trọng pháp luật, mang tâm lí "huề cả làng" để giải quyết mọi việc. VD: nền bóng đá Việt Nam ngày càng đi xuống, các cấp lãnh đạo cứ đùn đẩy trách nhiệm để rồi cứ "huề cả làng", chẳng giải quyết được vấn đề cho thỏa đáng. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan