Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Cải tiến thao tác công nghệ trong dây chuyền sản xuất (IUH)...

Tài liệu Cải tiến thao tác công nghệ trong dây chuyền sản xuất (IUH)

.DOCX
80
2314
102

Mô tả:

Cải tiến thao tác công nghệ trong dây chuyền sản xuất (IUH)
Chuyên đề 2 A. PHẦN MỞ ĐẦU Ngành công nghiệp Dệt may là một ngành có truyền thống từ lâu ở Việt Nam. Đây là một ngành quan trọng trong nền kinh tế của nước ta vì nó phục vụ nhu cầu thiết yếu của con người, là ngành giải quyết được nhiều việc làm cho xã hội và đặc biệt nó là ngành có thế mạnh trong xuất khẩu, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển, góp phần cân bằng cán cân xuất nhập khẩu của đất nước. Trong quá trình Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá hiện nay, ngành Dệt may đang chứng tỏ là một ngành mũi nhọn trong nền kinh tế được thể hiện qua kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng trong mấy năm gần đây, các thị trường luôn được rộng mở,số lao động trong ngành ngày càng nhiều và chiếm tỷ trọng lớn trong các ngành công nghiệp, giá trị đóng góp của ngành vào thu nhập quốc dân… Ngày nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường ngành công nghiệp dệt may Việt Nam cũng giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế trong nước. Trên cơ sở tiềm năng vốn có và những chiến lược phát triển không ngừng, ngành công nghiệp dệt may ngày càng lớn mạnh và là ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn. Hiện nay chúng ta đã ra nhập tổ chức thương mại thế giới WTO ngành may đang gặp nhiều thuận lợi và những khó khăn. Thuận lợi là việc xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường Mỹ không còn bị giới hạn bởi qua các doanh nghiệp may có nhiều cơ hội chuyển mình thay đổi từ làm hàng gia công (CMT) sang làm hàng xuất khẩu trọn gói ( FOB) nhưng bên cạnh đó các doanh nghiệp cũng phải cạnh tranh với hàng nước ngoài vào Việt Nam đặc biệt là hàng Trung Quốc. Ngày nay thì phương thức sản xuất CMT không còn phù hợp với tốc độ phát triển của một nền kinh tế đang chuyển biến không ngừng. Vì vậy các doanh nghiệp Việt Nam phải áp dụng phương thức sản xuất mới đó là sản xuất theo phương thức FOB. Đây là phương thức đòi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện toàn bộ quá trình sản xuất từ nghiên cứu thị trường đến bao gói hòm hộp và giao hàng. SVTH: Nguyễn Thị Điệp Lương Thị Yến Lan Page 1 Chuyên đề 2 Do đó, việc nghiên cứu và cải tiến thao tác với mục đích tiêu chuẩn hóa thao tác, giảm thiểu thời gian lãng phí, tăng tốc độ làm việc, nhất quán về chất lượng sản phẩm và hoạch định công việc, là mục tiêu hết sức quan trọng và cần thiết cho mỗi doanh nghiệp. Xuất phát từ mục đích trên , đây là lí do để chúng em chọn đề tài “ Cải tiến thao tác công nghệ trong dây chuyền sản xuất’’. Thông qua đề tài này chúng em sẽ học hỏi thêm nhiều kiến thức để khi ra trường em có thể làm việc tốt hơn nhằm đáp ứng được nhu cầu cũng như góp một phần sức lực của mình vào sự phát triển của ngành dệt may Việt Nam. SVTH: Nguyễn Thị Điệp Lương Thị Yến Lan Page 2 Chuyên đề 2 B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ THAO TÁC – CẢI TIẾN THAO TÁC 1.1 . Các khái niệm cơ bản 1.1.1 Sản xuất may công nghiệp 1.1.1.1 Khái niệm Là hình thức sản xuất hàng loạt theo dây chuyền, bao gồm nhiều khâu nối tiếp nhau để may hoàn tất một đơn hàng, thường bao gồm ba khâu chính: khâu chuẩn bị nguyên phụ liệu, khâu chuẩn bị thiết kế-công nghệ và khâu sản xuất ( cắt, may, hoàn tất). Trong mỗi khâu cũng bao gồm nhiều bước công việc khác nhau và cũng được tổ chức theo dây chuyền, công việc nọ nối tiếp công việc kia và phụ thuộc, hỗ trợ lẫn nhau. - 1.1.1.2 Đặc điểm của sản xuất may công nghiệp Nhiều người có tay nghề khác nhau cùng tham gia sản xuất một mã hàng với số lượng lớn, nhiều cỡ vóc khác nhau, nhiều màu sắc được chuyên môn hóa cao thành một dây chuyền sản xuất với các bị hiện đại, năng suất cao, chất lượng sản phẩm đồng nhất. Cỡ vóc sản xuất trong may công nghiệp dựa trên hệ thống cỡ số từng nhóm lứa tuổi được nghiên cứu theo từng quốc gia, vùng lãnh thổ và tính độ cử động phù hợp với từng loại sản phẩm khác nhau. Vì vây, khi sản xuất cần tuân thủ đúng thông số khách hàng quy định. 1.1.1.3 Các điều kiện của sản xuất may công nghiệp Muốn cho dây chuyền hoạt động đều, năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt thì dây chuyền phải đảm bảo: - Trình độ chuyên môn hóa cao. Sản xuất một hoặc vài loại sản phẩm trong một khoảng thời gian nhất định. Sản phẩm không được quá cầu kỳ, kết cấu phải hợp lý và có tính công nghệ cao. SVTH: Nguyễn Thị Điệp Lương Thị Yến Lan Page 3 Chuyên đề 2 - Con người là yếu tố quyết định để dây chuyền hoạt động và năng suất cao, thể hiện ở hình thức quản lý, tổ chức sản xuất, trinh độ công nhân phải phù hợp với - công việc được giao, có ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm cao. Trang thiết bị trên dây chuyền đồng bộ, hiện đại, máy phải được trang bị đầy đủ với từng chức năng và thực hiện các công việc cụ thể. Mặt bằng nơi sản xuất phải - thoáng gọn, màu sắc trang trí hài hòa. Đảm bảo ánh sáng nơi sản xuất. Đảm bảo bàn ghế chuẩn để người lao động ngồi làm việc thoải mái. Chú ý dến hướng kê máy, nơi để hàng thành phẩm và bán thành phẩm thuận tiện, - dụng cụ trang bị sản xuất đầy đủ , phù hợp. Nguyên liệu phục vụ sản xuất được chuẩn bị đầy đủ , kịp thời, đảm bảo chất lượng, không để đứt chuyền. 1.1.2 Sản phẩm Theo TCVN ISO 8402: “sản phẩm là kết quả của các hoạt động, các quá trình (Tập hợp các nguồn lực và các hoạt động có liên qua đến nhau để biến đầu vào thành đầu ra). Nguồn lực ở đây bao gồm nguồn nhân lực, trang thiết bị, vật liệu, thông tin và phương pháp”. Sản phẩm trong quản trị chất lượng được quan niệm theo nghĩa rộng bao gồm: sản phẩm vật chất cụ thể (Phần cứng) và cả dịch vụ (Phần mềm) như: Tài chính, du lịch, phát triển, đào tạo, công nghệ, thông tin, các quá trình… Sản phẩm còn đựợc hiểu theo quan điểm kinh tế thị trƣờng là bất cứ cái gì có thể cống hiến cho thị trường sự chú ý, sự chấp nhận, sự sử dụng nhằm thỏa mãn một nhu cầu, một ước muốn nào đó và mang lại lợi nhuận (Kinh tế, xã hội). 1.1.3 Chất lượng sản phẩm “Chất lượng” là một khái niệm khó định danh chính xác bởi ý tưởng về chất lượng rất rộng, tùy theo mỗi góc độ tiếp cận. Triết học duy vật biện chứng quan niệm chất là tổng hợp những thuộc tính của sự vật quy định nó là nó và để so sánh với sự vật khác. Tuy nhiên, khi vận dụng vào thực tiễn, nội hàm ý nghĩa khái niệm trên được phát triển đầy đủ hơn. Chẳng hạn, Oxford Forket Dictionary giải nghĩa: chất lượng là mức độ hoàn thiện, là đặc trưng so sánh hay đặc tr ưng tuyệt đối, dấu hiệu đặc thù, các dữ kiện, thông số cơ bản. Johr.S.Oakland quan niệm chất lượng là sự đáp ứng các yêu cầu. SVTH: Nguyễn Thị Điệp Lương Thị Yến Lan Page 4 Chuyên đề 2 Crosby cho rằng chất lượng là sự phù hợp với các yêu cầu. Theo Bộ Tiêu chuẩn QLCL quốc tế ISO 9000 thì: "Chất l ượng là tập hợp các đặc tính của một thực thể tạo cho thực thể đó khả năng thoả mãn những nhu cầu đã được công bố hoặc còn tiềm ẩn". Như vậy chất lượng sản phẩm không chỉ là tập hợp các thuộc tính bản chất của nó mà còn là mức độ phù hợp của các thuộc tính ấy với những yêu cầu, những mục tiêu của chuẩn mực chất lƣợng đã được xác định và công bố rộng rãi, đồng thời còn là sự thoả mãn với các nhu cầu của ngƣời sử dụng trong những điều kiện cụ thể (những nhu cầu này có thể vẫn còn "tiềm ẩn" ở khách hàng). Nói cách khác, chất lượng của sản phẩm vừa có đặc tính chủ quan, vừa có đặc tính khách quan. 1.1.4 Năng suất- Năng suất lao động 1.1.4.1 Năng suất Theo quan niệm truyền thống, năng suất lao động là lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian. Theo cách tiếp cận mới: năng suất theo đúng bản chất được hiểu một cách hết sức đơn giản. Nó là mối quan hệ giữa đầu ra và đầu vào. Về mặt toán học, năng suất được phản ánh bằng công thức sau: P = Tổng đầu ra/Tổng đầu vào Đầu ra thường được gọi bằng cụm từ tập hợp các kết quả: Chất lượng, giá thành, thời hạn giao hàng, lợi nhuận. Đối với doanh nghiệp, đầu ra được tính bằng tổng giá trị sản xuất - kinh doanh, giá trị gia tăng hoặc khối lượng hàng hóa tính bằng đơn vị hiện vật. Đầu vào trong khái niệm này được tính theo các yếu tố tham gia để sản xuất như: Nhân lực, nguyên vật liệu, vốn, máy móc thiết bị, kỹ năng chuyên môn, công nghệ, hệ thống sản xuất… Theo Hội đồng năng suất Châu Á đưa ra năm 1959: “Tổng quát mà nói, năng suất chất lượng là một trạng thái tư duy. Nó là thái độ tìm kiếm để cải tiến những gì đang tồn tại. Có một sự chắc chắn rằng con người ngày hôm nay có thể làm việc tốt SVTH: Nguyễn Thị Điệp Lương Thị Yến Lan Page 5 Chuyên đề 2 hơn ngày hôm qua và ngày mai tốt hơn ngày hôm nay. Hơn nữa, nó luôn đòi hỏi những cố gắng không ngừng để thích ứng với các hoạt động kinh tế trong những điều kiện luôn thay đổi, luôn ứng dụng những lý thuyết và phương pháp mới. Đó là một sự tin tưởng chắc chắn trong quá trình tin tưởng của loài người”. 1.1.4.2 Năng suất lao động Năng suất lao động: Là một chỉ tiêu đánh giá hiệu quả. Năng suất lao động là hiệu quả của hoạt động có ích của con người trong một đơn vị thời gian, nó được biểu hiện bằng số lượng sản phẩm sản xuất trong một đơn vị thời gian hoặc hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. Công thức tính: W = Q/T hoặc t = T/Q Trong đó : W : Năng suất lao động. Q: Sản lượng sản xuất ra trong một đơn vị thời gian T (có thể biểu hiện bằng số lượng sản phẩm hoặc giá trị, doanh thu, lợi nhuận…). T: Lực lượng lao động hao phí để hoàn thành sản lượng Q (Đơn vị: Người, ngày, giờ…). t: Lực lượng lao động hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. 1.1.4.3 Vai trò của năng suất Năng suất lao động tăng làm cho giá thành sản phẩm giảm vì tiết kiệm được chi phí tiền lương cho một đơn vị sản phẩm. - Tăng năng suất lao động cho phép giảm được lao động, tiết kiệm được quỹ tiền lương, đồng thời tăng tiền lương cho cá nhân người lao động và khuyến khích, tạo động lực làm việc cho người lao động. - Năng suất lao động tăng tạo điều kiện cho việc mở rộng quy mô sản xuất, tăng tốc độ của tổng sản phẩm và thu nhập quốc dân. SVTH: Nguyễn Thị Điệp Lương Thị Yến Lan Page 6 Chuyên đề 2 - Thay đổi được cơ chế quản lý, giải quyết thuận lợi các vấn đề tích luỹ, tiêu dùng. 1.1.5 Thao tác 1.1.5.1 Khái niệm Thao tác: là hành động của con người nói chung. Nó bao gồm các cử động của con người tác động lên đối tượng nhằm làm thay đổi cấu trúc ban đầu của nó với mục đích tạo ra giá trị cho đối tượng. Trong hoạt động sản xuất thì thao tác được định nghĩa là tác động của người công nhân vào đối tượng để tạo thành một sản phẩm có giá trị sử dụng được. 1.1.5.2 Phân loại thao tác Các hoạt động may được cấu thành từ các nguyên công. Nguyên công chính là công đoạn hay bước công việc của quy trình may. Nguyên công bao gồm nhiều cử động hay thao tác. Thao tác của nguyên công được phân chia thành những dạng sau:  Thao tác chuẩn: Là thao tác trực tiếp hay gián tiếp tác động lên đối tượng, tạo ra giá trị cho đối tượng trong một khoảng thời gian ngắn nhất nhưng mang lại giá trị cao nhất. - Thao tác trực tiếp: Là thao tác trong thời gian người công nhân làm việc trực tiếp với các máy móc, thiết bị chuyên dùng. Ví dụ: Thao tác diễn ra lúc đang may, đang ủi, đang ép. - Thao tác gián tiếp như: Nhặt BTP lên, đặt BTP xuống, so mí, cắt chỉ, quăng BTP  sau khi may. Thao tác thừa: Là thao tác được công nhân sử dụng trong quá trình sản xuất nhưng bản thân nó không mang lại giá trị cho sản phẩm, khi bỏ thao tác ấy đi vẫn không ảnh hưởng đến chất lượng và giá trị sản phẩm. Ngoài ra, thao tác còn có thể được phân loại như sau: - Thao tác liên tục: Là những thao tác mà nội dung công việc và thời gian của nó liên tục và thời gian thao tác thực tế chỉ có thể thay đổi do cách thức thực hiện của người công nhân. SVTH: Nguyễn Thị Điệp Lương Thị Yến Lan Page 7 Chuyên đề 2 - Thao tác có thể thay đổi: Là thao tác mà thời gian cơ bản bị thay đổi do một đặc thù của sản phẩm, thiết bị hay quá trình, những tính chất như kích thước, cân nặng, yêu cầu chất lượng sản phẩm... - Thao tác chân tay: Là thao tác được người công nhân thực hiện bằng tay chân. - Thao tác máy móc: Là thao tác được thực hiện bằng động cơ, các loại thiết bị tự động như máy mổ túi tự động, máy đính nút... - Thao tác song song: Là thao tác được người công nhân thực hiện ngay trong lúc máy đang chạy thay vì phải chờ. - Thao tác lặp lại: Là thao tác diễn ra ở mỗi chu kỳ công việc. - Thao tác tình cờ ( thao tác gián đoạn): Là thao tác không diễn ra theo mỗi chu kỳ công việc, mà diễn ra một cách bất chợt, lúc có lúc không. 1.1.5.3 Cách xác định thời điểm bắt đầu và kết thúc của thao tác: - Thời điểm bắt đầu thao tác: Là thời điểm đầu tiên của cử động khi ta thực hiện thao tác. Nói cách khác, là thời điểm mà công nhân bắt đầu thực hiện thao tác đầu tiên với mục đích tác động vào đối tượng sản xuất. Thời điểm kết thúc thao tác: Là thời điểm khi ta vừa đạt mục đích. Hay nói cách khác, là thời điểm mà người công nhân chấm dứt thao tác cuối cùng đối với tượng sản xuất. 1.1.6 Nghiên cứu thao tác 1.1.6.1 Khái niệm Nghiên cứu thao tác: là phân tích đô ông tác tay và mắt của người thợ trong một công tác riêng lẽ hay nằm trong một chu kỳ thao tác để có thể loại bỏ các đô ông tác vô ích hoặc cải tiến các động tác và điều chỉnh lại (theo Hiệp hô ôi cơ khí Mỹ). 1.1.6.2 Mục đích nghiên cứu thao tác: SVTH: Nguyễn Thị Điệp Lương Thị Yến Lan Page 8 Chuyên đề 2 - Xác định phương pháp làm việc tối ưu: Thông qua quá trình nghiên cứu chi tiết, cụ thể, rõ ràng từng cử động của công nhân ở các công đoạn làm việc, người nghiên cứu sẽ nắm được thao tác kỹ thuật may ở các công đoạn, quan sát được cách sắp xếp không gian khu vực làm việc và các điều kiện thực hiện công việc từ đó đề xuất các phương án cải tiến, nghiên cứu kiểm nghiệm và so sánh kết quả giữa các phương án để rút ra phương pháp thực hiện công việc nhanh nhất, tiết kiệm thao tác và ít mệt mỏi nhất. Tiêu chuẩn hóa công việc: Các thông tin về thứ tự các cử động trong quá trình làm việc, các điều kiện để thực hiện công việc (máy móc, dụng cụ, rập, cử gá hỗ trợ...) sau khi được nghiên cứu, kiểm nghiệm thực tế và đua ra phương pháp làm việc tối ưu, các dữ liệu này sẽ được chuẩn hóa đưa về các chuổi thao tác chuẩn và thời gian chuẩn tương ứng và lưu trữ lại để làm dữ liệu tham khảo sau này. Đây là cơ sở để giúp tăng năng suất chuyền may, làm cơ sở cho việc huấn luyện, đào tạo công nhân, nâng cao tay nghề cho công nhân. Đào tạo nhân viên: Các thao tác đã chuẩn hóa sẽ được diễn giải cụ thể, dễ hiểu theo trình tự cử động để thực hiện công việc tại công đoạn, giúp cho người nghiên cứu dễ dàng truyền đạt kiến thức, các thao tác kỹ thuật cho công nhân. Giúp công nhân có cái nhìn thực tế hơn, hiểu rõ hơn về thao tác chuẩn và hiệu quả của nó trong quá trình làm việc. Từ đó, giúp việc đào tạo công nhân thuận tiện hơn, dễ dàng hơn. Quản lý công việc: Thông qua nghiên cứu thao tác, ta sẽ đưa ra thời gian chuẩn tương ứng, từ đó làm dữ liệu cần thiết để cung cấp thông tin cho việc công bằng chuyền, xác định bậc thợ của từng công nhân, xác định chi phí sản xuất và biết được năng lực săn xuất của từng công nhân, từng chuyền trong xí nghiệp, từ đó lập kế hoạch sản xuất phù hợp, phân công nhân sự, phân chia công việc hợp lý và xây dựng hệ thống kiểm soát sản xuất hiệu quả. 1.1.7 Cải tiến thao tác 1.1.7.1 Khái niệm SVTH: Nguyễn Thị Điệp Lương Thị Yến Lan Page 9 Chuyên đề 2 Cải tiến thao tác: Là các tác động cải tiến những thao tác bản năng của người công nhân lên đối tượng sản xuất để cải thiện tình trạng hiện tại và đạt đến mục tiêu kỳ vọng của tổ chức. - Cải tiến thao tác gồm 2 phương thức cải tiến là cải tiến thao tác và cải tiến word layout. 2 phương thức này hỗ trợ cho nhau nhằm cải thiện năng suất lao động của công nhân. 1.1.7.2 Mục đích cải tiến thao tác - Cải tiến thao tác làm cho thao tác trong sản xuất của công nhân may được chuẩn hóa và làm loại bỏ những thao tác thừa. 1.2 Nghiên cứu cải tiến thao tác và vai trò cải tiến thao tác trong sản xuất may công nghiệp 1.2.1 Nguyên nhân gây ra tổn thất thao tác Nguyên nhân gây tổn thất thao tác: Có 2 nguyên nhân chính gây tổn thất thao tác: 1.2.1.1. Tổn thất do lưu chuyển : Gồm 2 tổn thất lớn :  Tổn thất do đi bộ : - Do bố trí máy móc, thiết bị, tủ, kệ…bất hợp lí, quá xa nơi sử dụng, gây tốn thời gian di chuyển. - Lối đi, lối di chuyển hàng hóa quá chật hoặc quá rộng, chưa được phân tuyến rõ ràng, có vật không cần thiết trên lối đi gây cản trở trong quá trình di chuyển và vận chuyển hàng hóa. - Hàng hóa để lộn xộn, không quy định rõ ràng nơi để bán thành phẩm làm phát sinh những chỗ để tạm, gây vướng víu khi vận chuyển. SVTH: Nguyễn Thị Điệp Lương Thị Yến Lan Page 10 Chuyên đề 2 - Thiếu các thiết bị xe đẩy, xe nâng để vận chuyển hàng hóa để vận chuyển hàng hóa, bán thành phẩm dễ dàng, nhanh chóng.  Tổn thất do tìm kiếm: - Do tài liệu, giấy tờ không đầy đủ, chưa rõ ràng, không tập trung hoặc chưa được sắp xếp vào vị trí cố định. - Dụng cụ, đồ gá lắp…không được bảo quản tại vị trí cố định, gây mất mát, thiếu thốn sau khi sử dụng. - Hàng hóa đang may dở dang không để đúng nơi quy định gây lộn lẫn giữa hàng thành phẩm và hàng đang may dở dang. 1.2.1.2. Tổn thất thao tác: Gồm 5 tổn thất lớn: - Tổn thất xảy ra do sự chênh lệch giữa thời gian chuẩn và thời gian thực tế sản xuất, thời gian chuẩn đặt ra không đúng, thấp hơn thời gian thực tế sản xuất. - Tổn thất trong quá trình thay sản phẩm, phát sinh khi chuyển sang sản xuất sản phẩm khác. - Tổn thất nội tại trong chính bản thân động tác, lãng phí trong thao tác được chia nhỏ thành lãng phí do vươn tay, chuyển tay, tìm kiếm, lựa chọn, nắm giữ, nâng tay, buông tay, đi lại, cúi, xoay người,… phát sinh các động tác thừa không cần thiết. - Tổn thất cân bằng do sắp xếp cân bằng công đoạn trong chuyền kém, gây bất hợp lí cho quãng đường đi của sản phẩm, hoặc do bố trí vị trí công nhân có trình độ tay nghề không phù hợp ở các công đoạn (Nếu công nhân may với tốc độ nhanh ngồi sau công nhân may với tốc độ bình thường, thì sẽ tốn thời gian để ngƣời sau phải chờ đợi các chi tiết bàn thành phẩm từ công đoạn trước đó), các yếu tố trên gây tắc nghẽn hàng SVTH: Nguyễn Thị Điệp Lương Thị Yến Lan Page 11 Chuyên đề 2 trên chuyền và ảnh hưởng đến hiệu quả bố trí các công đoạn trong chuyền. Cách bố trí vật dụng, nguyên vật liệu ngoài phạm vi làm việc cực đại của tay, chân và mắt gây khó khăn trong quá trình thao tác của cơ thể. - Tổn thất do lơ đễnh, không tập trung làm việc, trò chuyện trong giờ làm việc, có hàng mà không may, nhìn sang hướng khác, bỏ ra ngoài nhiều… 1.2.2 Nguyên tắc tối ưu hóa thao tác - Sự vận động của bàn tay và cánh tay cần được tiến hành cân xứng và đều đặn. Các vận động cần được tiến hành theo cách dễ dàng nhất, tiết kiệm nhất trong mức - độ cho phép. Tránh động tác thừa và cần thiết phải tránh hết sức động tác nằm trong phạm vi có thể chịu những thay đổi đột ngột, mạnh và những khởi động lặp đi lặp lại một chiều. (theo bảng dưới đây người ta dựa vào vận động của từng nhóm cơ). Loại 1 2 3 4 5 - Trụ(khớp) Các phần vận động Khớp các ngón Ngón tay Khớp bàn tay Ngón tay và long bàn tay Khuỷu Ngón, bàn,cẳng Vai Ngón, bàn,cẳng, c ánh Ức đòn Ngón, bàn,cẳng, c ánh v à vai Bảng 1.1: Bảng phân loại vận động theo từng nhóm cơ. Lao động loại 1 tốt nhất vì nó giảm lực ma sát, lực nén lên bán thành phẩm, bán thành phẩm được chuyển vào chân vịt và may dễ dàng hơn, tiết kiệm được các sức, - các cơ nhất. Khi làm việc với vật, cùng một trọng lượng 1 kg nhưng làm với 1 góc 300 thì tiêu thụ O2 ít nhất. Như vậy, trong một mặt phẳng ngang với góc độ vận động càng giảm thì tiêu thụ O2 càng ít. SVTH: Nguyễn Thị Điệp Lương Thị Yến Lan Page 12 Chuyên đề 2 1.2.2.1 Sự vận động liên tục và hợp lý. - Chỗ đặt dụng cụ, phương tiện, đối tượng lao động cần phải được cố định và thích hợp, trật tự khoa học trong sản xuất. - Sử dụng trọng lực phù hợp sẽ bớt tiêu hao năng lượng. - Chống nâng lên hạ xuống một cách thái quá. - An toàn lao động là điểm cơ bản của tiêu chuẩn hóa lao động, đơn giản hóa lao động. 1.2.2.2 Giảm nhẹ các gánh nặng thể lực bằng biện pháp lao động học  Sự phù hợp với vị trí lao động: - Các vị trí lao động của một cá thể hay một tập thể ng ười lao động cần đạt được sự thuận lợi cho công việc, đồng thời phải phù hợp với tâm sinh lý, giải phẫu của nhóm ng ười lao động đó. Ví dụ: thoáng đãng, không quá cao hoặc quá thấp đối với công nhân. - Các máy móc, dụng cụ phải phù hợp với con ng ười cả về mặt sinh học lẫn về mặt xã hôi.  Sự hợp lý hóa các thao tác lao động: - Sự hợp lý hóa là không có động tác thừa, các hoạt động thoải mái theo hoạt động thường nhật, tự nhiên của cơ thể.  - Sự hợp lí hóa công cụ lao động: Các công cụ lao động dễ cầm, nắm và dễ sử dụng. Công cụ vừa tốt lại vừa sức với người lao động.  Quy định gánh nặng cho phép: Điều này rất cần thiết vì nó sẽ giới hạn phù hợp với tiêu hao năng lượng có thể chịu đựng được của người lao động. Nếu tiêu hao năng lượng nhiều thì phải chọn đối tượng đủ sức khỏe để đáp ứng còn lại đa số mọi người chỉ chịu được lâu dài khi lao động tiêu hao khoảng dưới 3000kcal.  Có chế độ nghỉ ngơi thích hợp: Trong quá trình làm việc liên tục, cơ thể và trí óc cần được nghỉ ngơi hợp lí để ngăn ngừa thương tật, cho cơ bắp nghỉ ngơi trong thời gian giải lao. SVTH: Nguyễn Thị Điệp Lương Thị Yến Lan Page 13 Chuyên đề 2 Ví dụ: Nếu công nhân đứng suốt ngày để làm việc thì nên bố trí thời gian nghỉ ngơi để được ngồi (để đôi chân và bàn chân được thư giãn). - Nếu làm việc ở tư thế ngồi suốt ngày thì nên đứng và đi bộ xung quanh trong giờ giải lao để cho lưng được nghỉ ngơi và tăng sự lưu thông bên trong đôi chân. 1.2.3 Phương pháp hợp lý hóa thao tác 1.2.3.1 Các nguyên tắc di chuyển của cơ thể  Tổ chức Lao động Quốc tế ILO thông qua quá trình nghiên cứu, tổng hợp và phân tích đã đưa ra các nguyên tắc sau:  Các nguyên tắc di chuyển cơ thể: - Hai bàn tay nên chuyển động đồng thời khi bắt đầu và khi kết thúc động tác. - Một trong 2 tay không nên để yên. Không nên để 2 bàn tay nhàn rỗi cùng thời điểm trừ lúc nghỉ. - Chuyển động 2 cánh tay nên là chuyển động đồng thời và đối xứng tâm với nhau. - Di chuyển 2 tay nên được giới hạn theo thứ tự chuyển động thấp nhất cho phép (Từ - ngón tay lên bàn tay, đến cổ tay, cẳng tay…). Các động tác nên được thiết kế sao cho có thể tạo ra được quán tính trong di chuyển. - Giảm số lượng động tác, sử dụng đồng thời cả hai tay nếu có thể, rút ngắn cự ly di chuyển, làm cho các động tác dễ dàng hơn. Tiếp tục chi tiết hơn, làm cho động tác lại được chia nhỏ thành: Vận dụng tối đa quán tính, trọng lực, các lực tự nhiên, chuyển các động tác dích dắc, gấp khúc trở thành chuyển động thẳng. - Cử động thực hiện theo quỹ đạo cong và liên tục thì càng dễ thực hiện hơn là thực hiện thao tác theo đƣờng thẳng vì nó có thể gây ra sự gián đoạn và đổi hướng đột ngột về hướng di chuyển (Ví dụ: 2 tay cùng vẽ hình tròn dễ hơn mỗi tay vẽ một hình khác nhau). - Di chuyển theo vòng cung sẽ nhanh hơn, dễ hơn và chính xác hơn di chuyển vượt quá phạm vi cho phép. Quỹ đạo lao động càng đơn giản thì làm việc càng nhanh và tiết kiệm sức. - Mô ôt vận đô nô g theo đường cong kiểu đạn đạo thì nhanh, dễ và chính xác hơn so với mô ôt vận đô ông quá gò bó . SVTH: Nguyễn Thị Điệp Lương Thị Yến Lan Page 14 Chuyên đề 2 - Phải sắp xếp thứ tự các vận động sao cho tạo ra sự nhịp điệu tự nhiên và tự đô ông. Cần phải giảm bớt số lần nhìn chăm chú vào công viêc. Trong trường hợp mà cần phải phối hợp mắt và tay để có thể dùng 2 tay đồng thời và đối xứng nhau cho mô ôt công việc nào đó, phải bố trí sao cho điểm mà công việc phải làm càng gần mắt và tay càng tốt. - Bất kì việc nào có thể thực hiện bằng chân hoặc các bộ phận khác của cơ thể thì không nên sử dụng tay. (Ví dụ: Gạt chân vịt hoặc cắt chỉ tự động… được thực hiện bằng chân). - Vị trí đặt bán thành phẩm, dụng cụ,…nên được quy định tr ước để chuyển động mắt trong phạm vi thuận tiện, không phải thường xuyên thay đổi sự tập trung của mắt gây tốn thời gian quan sát nhiều. - Các nguyên vật liệu, dụng cụ nên bồ trí càng gần tay, gần mắt càng tốt. (Bố trí sao cho tay có thể di chuyển đồng thời theo chiều đối xứng tâm, mắt có thể cùng lúc quan sát mọi vật rõ ràng). - Hạn chế công việc làm bằng tay và bất kì công việc nào yêu cầu kỹ năng của công nhân. Hãy tự động hóa và cơ giới hóa công việc (Bằng cách trang bị thêm máy móc tự động, các thiết bị gá lắp chuyên dụng…). Hình 1.1: Khu vực làm việc bình thường của ngón tay, cổ tay, cẳng tay. SVTH: Nguyễn Thị Điệp Lương Thị Yến Lan Page 15 Chuyên đề 2 Hình 1.2: Khu vực làm việc cực đại của cánh tay. Hình 1.3: Phạm vi vùng làm việc của công nhân ở tư thế đứng và ngồi SVTH: Nguyễn Thị Điệp Lương Thị Yến Lan Page 16 Chuyên đề 2  Nguyên tắc về sự lựa chon tư thế lao động hợp lý Tư thế lao động phải đạt được mức độ bền vững tối đa. - Trọng tâm cơ thể và công gụ càng thấp càng tốt - Mặt tựa càng lớn sẽ tăng mức độ bền vững của cơ thể vì vây khi lao động ngồi cần tạo ra chỗ tựa tốt cho hai chân , mông ,lưng, và hai khuỷu tay. Tư thế lao động phải tiết kiệm được mức tối đa sức lực con người, cần tránh các - tư thế cúi gập hoặc lom khom trong lao động So sánh tiêu hao năng lượng trong các tư thế đứng và ngồi: Nằm :100% Ngồi thoải mái: 107% Ngồi xổm : 113% Đứng chống nạnh: 110% Đứng thoải mái: 113% Đứng nghiêm :132% 1.2.3.2 Đánh giá mức độ thực hiện thao tác (rating). Kết hợp với quá trình phân tích thao tác của công nhân, ta tiến thành đánh giá mức độ thực hiện thao tác của công nhân. Đánh giá tốc độ thực hiện thao tác của công nhân nhằm mục đích xác định công nhân đang thao tác ở mức độ nào để làm cơ sở cho việc cải tiến năng suất của công nhân đó. Khi đánh giá tốc dộ của công nhân may người ta thường dựa vào trực giác và đánh giá theo cảm tính. Cách đánh giá này thường làm nảy sinh hai vấn đề: - Đánh giá thiếu chính xác. - Không có chuẩn cụ thể để so sánh nhằm biết được công nhân đang may ở mức độ nào dể có hướng bồi dưỡng thúc đẩy họ phấn đấu. Để giải quyết vấn đề này, người ta đã áp dụng một kỹ thuật đánh giá tốc độ của công nhân may là kỹ thuật rating. Thực hiện TUYỆT HẢO: Kiểu thao tác Kiểu thao tác Độ khéo léo Độ hính xác Nỗ lực Nhịp độ hoạt người công hoàn hảo, giống như máy động cựckhông kỳ 145 nhân có kỹ năng không có thao móc ,cử động hiệu quả.Nên 140 tuyệt hảo do tác thừa.Giảm nhịp nhàng và không có quảng 135 nhiều năm kinh tối thiểu các uyển chuyển. thời gian nghỉ nghiệm, động thao tác, khả Dùng cả hai tay ngơi, sẽ không thể SVTH: Nguyễn Thị Điệp Lương Thị Yến Lan Page 17 Rating 150 Chuyên đề 2 tác rất nhuần năng kết hợp nhuyễn. XUẤT SẮC: thao tác hợp lý. kỳ lúc nào. Kiểu thao tác Độ chính xác Nhịp độ hoạt 130 Người công gần như hoàn cao, ,cử động động hiệu quả 125 nhân có kỹ năng hảo, thao tác nhịp nhàng và cao.Có thể duy trì 120 xuất sắc, thuần giảm tối thiểu uyển chuyển trong thời gian dài 115 thục trong công và biết kết hợp Dùng cả hai tay nhưng rất mệt. việc, không làm thao tác. đồng bộ vào bất hư hàng. đồng bộ vào bất duy trì hàng ngày. kỳ lúc nào. Hầu hết các điểm phân chia thao tác đều nhận dạng dễ dàng. Chính xác nhịp Nhịp độ hoạt 110 công nhân có kỹ thao tác chấp nhàng. Dùng cả động có hiệu quả, 105 năng giỏi, quen nhận được và hai tay đồng bộ có thể duy trì 100 với công việc, có cải thiện, trong phạm vi hàng giờ nhưng 95 được đào tạo, khống chế tương đối, nhận tương đối mệt. không làm hư dược thao tác dạng dễ dàng chi tiết. nhưng vẫn còn điểm phân chia vài thao tác thao tác. MỨC CHẤP thừa. Thực hiện kiểu Chính xác nhịp Nhịp độ hoạt 90 NHẬN: Người thao tác tương nhàng trong động có hiệu quả, 85 công nhân có đối. Rất ít tiết phạm vi giới có thể duy trì 80 khả năng vừa kiệm thao tác, hạn.Dùng cả hai hàng giờ mà 75 phải. Am hiểu vẫn còn thao tay đồng bộ không mệt. công việc, được tác thừa. nhưng chưa TỐT: Người Thực hiện kiểu SVTH: Nguyễn Thị Điệp Lương Thị Yến Lan Page 18 Chuyên đề 2 đào tạo ở mức thường xuyên. chấp nhận. Có phần lấp lửng KÉM: Người Kiểu thao tác trong thao tác. Ít hoặc không có Nhịp độ chậm, tốc 70 công nhân có biến đổi thất tính chính xác, độ làm việc như 65 khả năng kém, thường. Không nhịp nhàng.Thao thể chọc tức 60 có vẻ mới mẻ lưu tâm đến tác không dứt người khác. 55 với công việc tiết kiêm thao khoát, cần đào hay bị bố trí sai, tác, nhiều thao tạo thêm. bị gò bó không tác thừa, cần thoải mái. QUÁ KÉM: đạo tạo thêm. Kiểu thao tác Không có độ Nhịp độ rất chậm, 50 Người công biến đổi quá chính xác , uyển thường tốc độ này 45 nhân hết sức bất thường, chuyển, quá lung xảy ra cho công 40 vụng về và lúng quá nhiều thao túng, cần thực tập nhân lần đầu tiếp túng không có tác thừa, cần nhiều trước khi sự kết hợp giữa phải đào tạo nghiên cứu. tay chân và tâm trướckhi trí, chưa được nghiên cứu. 35 xúc với công việc. đào tạo. Bảng 1.2: Đánh giá mức độ thực hiện thao tác (rating) 1.2.4 Phương pháp phân tích hoạt động Qua việc phân tích công việc của công nhân, ta có thể chia các hoạt động diễn ra trong xí nghiệp may thành hai loại: - Hoạt động bình thường: là hoạt động diễn ra liên tục, thường xuyên xuất hiện trong quá trình may sản phẩm. SVTH: Nguyễn Thị Điệp Lương Thị Yến Lan Page 19 Chuyên đề 2 - Hoạt động bất thường : là hoạt động ít xảy ra, diễn ra không đều đặn trong quá trình sản xuất 1.2.4.1. Phân loại hoạt động của công nhân Tổng thời gian trong hoạt động của công nhân bao gồm: Thời gian gia công may Thời gian chếết 75-85% 15-20% 25-15% 65-55% Thời gian cho thao tác chính Thời gian cho thao tác phụ Hình 1.4: Thời gian hoạt động của công nhân Thời gian chết là khoảng thời gian công nhân dùng vào những hoạt động bất thường hoặc không liên quan đến thực hiện thao tác. Phân loại Hoạt động Thời gian diễn ra Chính Các đặc điểm nhận biết Đang may, đang ủi, ép chi tiết. gia công Trụ kim cò giật chỉ hoặc puli máy đang chuyển động, may đang xử lý vật liệu. lấy bán thành phẩm đưa vào máy. Phụ Nhặt vải lên, đặt xuống, thay đổi vị trí nằm, so mí. SVTH: Nguyễn Thị Điệp Lương Thị Yến Lan Page 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan