Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Các nhân tố tác động đến tỷ lệ nắm giữ tài sản thanh khoản của các công ty niêm ...

Tài liệu Các nhân tố tác động đến tỷ lệ nắm giữ tài sản thanh khoản của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam

.PDF
96
9
92

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH TRƯƠNG HUỆ ĐOAN CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ LỆ NẮM GIỮ TÀI SẢN THANH KHOẢN CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng Mã số : 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : TS . TRẦN THỊ HẢI LÝ Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2013 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn ‘‘CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ LÊ NẮM GIỮ TÀI SẢN THANH KHOẢN CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM’’ là công trình nghiên cứu của chính tác giả, nội dung được đúc kết từ quá trình học tập và các kết quả nghiên cứu thực tiễn trong thời gian qua, số liệu sử dụng là trung thực và có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng. Luận văn được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Trần Thị Hải Lý. Tác giả luận văn Trương Huệ Đoan MỤC LỤC TÓM TẮT ................................................................................................................... 1 1.Giới thiệu.................................................................................................................. 2 1.1. Lý do chọn đề tài .........................................................................................2 1.2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ...............................................4 1.3. Phạm vi nghiên cứu .....................................................................................5 1.4. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................5 1.5. Bố cục luận văn ...........................................................................................6 2.Tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm .............................................. 7 2.1. Tổng quan nghiên cứu lý thuyết..................................................................7 2.1.1. Lý thuyết đánh đổi ...............................................................................8 a. Động cơ giao dịch .....................................................................................10 b. Động cơ phòng ngừa .................................................................................12 c. Động cơ đầu cơ..........................................................................................13 2.1.2. Quan điểm của lý thuyết trật tự phân hạng .......................................14 2.1.3. Sự khác nhau trong quan điểm của các lý thuyết về tỷ lệ TSTK mục tiêu 15 2.2. Tổng quan nghiên cứu thực nghiệm..........................................................16 2.2.1. Biến phụ thuộc - TSTK .....................................................................17 2.2.2. Quy mô doanh nghiệp .......................................................................18 2.2.3. Cơ hội tăng trưởng ............................................................................20 2.2.4. Cổ tức ................................................................................................22 2.2.5. Vốn luân chuyển ròng .......................................................................24 2.2.6. Chi tiêu vốn .......................................................................................25 2.2.7. Độ biến động dòng tiền .....................................................................26 2.2.8. Đòn bẩy .............................................................................................27 2.3. Nghiên cứu thực nghiệm về tỷ lệ TSTK mục tiêu ......................................29 3.Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 31 3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu ...................................................................31 3.2. Mô hình nghiên cứu ..................................................................................31 3.3. Giả thuyết nghiên cứu : .............................................................................35 3.4. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................37 4.Thảo luận kết quả nghiên cứu ................................................................................ 43 4.1. Tình hình tích trữ TSTK thời kỳ 2006-2012 ............................................ 43 4.2. Tính chất trở về giá trị trung bình của tỷ lệ TSTK................................... 48 4.3. Phân tích tứ phân vị .................................................................................. 49 4.4. Kết quả hồi quy theo các phương pháp .................................................... 52 4.4.1. Hồi quy FEM và REM: .................................................................... 52 4.4.2. Kiểm định Hausman ......................................................................... 53 4.4.3. Ước lượng OLS và GLS ................................................................... 54 4.4.4. TSTK chỉ gồm "tiền mặt và các khoản tương đương tiền" .............. 55 4.4.5. Loại bỏ các quan sát có tỷ lệ TSTK vượt trội .................................. 57 4.5. Mức độ tác động của các nhân tố tác động đến tỷ lệ TSTK .................... 59 5.Kết luận .................................................................................................................. 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 65 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TSTK: Tài sản thanh khoản DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Tổng hợp các nhân tố tác động đến tỷ lệ TSTK theo dự đoán của lý thuyết đánh đổi và lý thuyết trật tự phân hạng. .................................................................... 16 Bảng 3.4 Tóm tắt kết quả kiểm định thực nghiệm của các nghiên cứu trước đâyx` 35 Bảng 4.1 Kết quả thống kê mô tả các biến trong mô hình ....................................... 43 Bảng 4.2 Tỷ lệ TSTK trên tổng tài sản ở 7 quốc gia công nghiệp trong giai đoạn 1991 -2008. ............................................................................................................... 44 Bảng 4.3 Tỷ lệ tiền mặt trên tổng tài sản ở 4 quốc gia đang phát triển trong giai đoạn 2002-2008. ................................................................................................................ 45 Bảng 4.4 Trung vị tỷ lệ tiền và các khoản tương đương tiền trên tài sản ròng ở 45 quốc gia trong năm 1998. .......................................................................................... 46 Biểu đồ 4.5 Sự biến động của TSTK và tỷ lệ TSTK trên tài sản ròng bình quân của 137 công ty theo từng năm ........................................................................................ 46 Bảng 4.6 Tứ phân vị theo tỷ lệ TSTK của 137 công ty giai đoạn 2007-2012 .......... 49 Bảng 4.7 Kết quả hồi quy của mô hình (3.6) theo phương pháp hồi quy tác động cố định (FEM) và hồi quy tác động ngẫu nhiên (REM) đối với mẫu gồm 137 công ty trong giai đoạn 2007 - 2012 ...................................................................................... 52 Bảng 4.8 Kết quả kiểm định Hausman test .............................................................. 53 Bảng 4.9 Kết quả hồi quy tác động cố định theo phương pháp OLS và phương pháp GLS đối với mẫu gồm 137 công ty trong giai đoạn 2007 – 2012............................. 54 Bảng 4.10 Kết quả mô hình hồi quy tác động cố định (FEM) cho 2 trường hợp TSTK gồm "Đầu tư tài chính ngắn hạn" và TSTK không bao gồm "Đầu tư tài chính ngắn hạn". .................................................................................................................. 56 Biểu đồ 4.11 Tỷ trọng tiền mặt và các khoản tương đương tiền và Đầu tư tài chính ngắn hạn trong TSTK trong giai đoạn 2007-2012 .................................................... 57 PHỤ LỤC Phụ lục 1 Dữ liệu nghiên cứu của 137 công ty trong giai đoạn 2007 – 2012 ........... 67 Phụ lục 2 Kết quả hồi quy mẫu 137 công ty trong giai đoạn 2007-2012.................. 85 Phụ lục 2.1 Thống kê mô tả ước lượng β của 137 công ty khi tự hồi quy bậc 1 tỷ lệ TSTK. ........................................................................................................................ 85 Phụ lục 2.2 Mô hình tác động cố định (FEM) bằng phương pháp OLS ................... 85 Phụ lục 2.3 Mô hình tác động ngẫu (REM) bằng phương pháp OLS ....................... 86 Phụ lục 2.6 Mô hình hồi quy khi TSTK chỉ gồm "tiền mặt và các khoản tương đương tiền" ........................................................................................................................... 89 Phụ lục 3 Kết quả hồi quy mẫu 104 công ty trong giai đoạn 2007-2012.................. 90 1 TÓM TẮT Luận văn kiểm chứng việc tồn tại mục tiêu về tài sản thanh khoản cũng như các nhân tố bên trong doanh nghiệp tác động đến tài sản thanh khoản của 137 doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2007-2012. Tác giả chưa tìm thấy bằng chứng chắc chắn về việc tồn tại tỷ lệ TSTK mục tiêu nhưng có thể kết luận tài sản thanh khoản có xu hướng trở về giá trị trung bình và bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như quy mô doanh nghiệp, dòng tiền, vốn luân chuyển ròng, cổ tức tiền mặt, độ biến động dòng tiền. Tuy nhiên, tài sản thanh khoản lại không chịu tác động của yếu tố chi đầu tư trong hiện tại cũng như các cơ hội đầu tư trong tương lai. Kết quả hồi quy hàm ý doanh nghiệp dự trữ thanh khoản để đáp ứng các nhu cầu giao dịch thường xuyên, để phòng ngừa các biến động bất ngờ trong dòng tiền theo như dự đoán của lý thuyết đánh đổi nhưng không phải vì mục đích đáp ứng các nhu cầu đầu tư đột xuất trong tương lai; ngoài ra, TSTK cũng thay đổi thụ động theo dòng tiền và đòn bẩy của doanh nghiệp như lý thuyết trật tự phân hạng dự đoán. 2 1. Giới thiệu 1.1. Lý do chọn đề tài Dự trữ tài sản thanh khoản, gồm tiền mặt, các khoản tương đương tiền và chứng khoán thị trường, đang có xu hướng tăng trưởng mạnh trong vài thập niên qua ở khắp nơi trên thế giới. Theo dữ liệu Compusat của Mỹ, tổng dự trữ tiền của các công ty niêm yết Mỹ trong năm 2011 đạt 5 ngàn tỷ đô la Mỹ, với tốc độ tăng trưởng bình quân 10%/năm từ năm 1995 đến năm 2010. Tổ chức định hạng Moody’s đã thống kê các công ty lớn của Mỹ có lượng tiền mặt và chứng khoán thanh khoản lớn nhất tính đến hết năm 2012 gồm các tên tuổi đình đám như Apple (137,1 tỷ USD), Microsoft (68,3 tỷ USD), Google (48,1 tỷ USD), Pfizer (46,9 tỷ USD), Cisco (46,4 tỷ USD),….Không riêng gì ở Mỹ, nghiên cứu về dự trữ thanh khoản trên cấp độ toàn cầu của Deaustch Bank (2006) hay ở các quốc gia công nghiệp Anh, Mỹ, Úc, Đức, Canada của Iskandar-Datta và Jia (2012) đều cho thấy xu hướng này. Thực tế trên làm dấy lên câu hỏi điều gì đã tác động đến mức dự trữ tài sản thanh khoản của doanh nghiệp? Vấn đề tài sản thanh khoản mặc dù đã là câu chuyện cũ nhưng nay lại trở nên đáng quan tâm. Từ lâu, đã có các lý thuyết giải thích về các động cơ đằng sau việc tích trữ thanh khoản này. Keynes (1936) cho rằng doanh nghiệp cầu tiền vì mục đích giao dịch, phòng ngừa và đầu cơ. Myers và Majluf (1984) phát biểu rằng doanh nghiệp thích sử dụng nguồn nội bộ nên ưu tiên dự trữ thanh khoản. Jensen (1986) lại quy lý do dự trữ thanh khoản của doanh nghiệp là từ phía nhà quản trị ưa thích đặc quyền. Các nghiên cứu lý thuyết trên đã hình thành nên 2 trường phái đối lập về vai trò của TSTK trong mục tiêu của doanh nghiệp. Trường phái ủng hộ quan 3 điểm của Keynes (1936) đề cao vai trò của TSTK trong việc giúp doanh nghiệp chủ động trước các tình huống. Và vì vậy, theo trường phái này, tồn tại một tỷ lệ TSTK tối ưu, là sự đánh đổi giữa chi phí và lợi ích của TSTK. Trái với quan điểm trên, Myers và Majluf (1984) cho rằng không có tỷ lệ nợ tối ưu kéo theo không có tỷ lệ TSTK tối ưu vì tiền mặt đơn thuần là nợ âm. Từ lập luận trên, Myers và Majluf (1984) cho rằng doanh nghiệp không có chủ đích dự trữ thanh khoản, số dư TSTK thay đổi thụ động theo các mục tiêu khác của doanh nghiệp. Với nền tảng lý thuyết trên, có rất nhiều nghiên cứu thực nghiệm chủ yếu ở Mỹ và một số quốc gia phát triển khác tiến hành kiểm định việc có hay không có một tỷ lệ TSTK tối ưu, và xác định các nhân tố bên trong doanh nghiệp quyết định đến chỉ tiêu này. Kết quả từ một số nghiên cứu điển hình như sau: - Kim (1998), Opler (1999) và Iskandar-Datta và Jia (2012) cho rằng các biến chính tác động đến TSTK gồm quy mô, cơ hội tăng trưởng, dòng tiền, độ biến động dòng tiền, cổ tức, chi tiêu vốn, vốn luân chuyển ròng, đòn bẩy. - Phần lớn các nghiên cứu đều cho kết quả ủng hộ quan điểm tồn tại tỷ lệ TSTK mục tiêu như Kim (1998), Opler (1999), Iskandar-Datta và Jia (2012),…Nhưng cũng có không ít nghiên cứu dung hòa cả 2 lý thuyết : Bruinshoofd và Kool (2004) cho rằng trong ngắn hạn, tỷ lệ TSTK thay đổi thụ động theo các mục tiêu khác, hay như Opler (1999) cho rằng lý thuyết của Myers và Majluf (1984) giải thích sự thay đổi TSTK tốt hơn trong nhóm nghiên cứu gồm các công ty có tỷ lệ TSTK cao. 4 Các nghiên cứu trên chủ yếu là ở Mỹ, châu Âu cũng như một số các quốc gia công nghiệp khác và cho thấy có sự tương đồng giữa các nước trong các nhân tố tác động đến TSTK. Hoặc gần đây nhất là nghiên cứu của Al-Najjar (2012) ở 4 nước đang phát triển Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil đều cho kết quả tương tự với nhóm các quốc gia công nghiệp. Ở Việt Nam, tác giả chưa tìm thấy nghiên cứu chính thức nào về mức dự trữ sản thanh khoản ở các doanh nghiệp Việt Nam. Vì vậy, luận văn này muốn áp dụng các nghiên cứu trên thế giới vào bối cảnh các doanh nghiệp niêm yết của Việt Nam, giai đoạn 20072012 để làm sáng tỏ thêm vấn đề này. Xuất phát từ mong muốn làm rõ việc nắm giữ TSTK của các doanh nghiệp Việt Nam, tác giả chọn đề tài "CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ LÊ NẮM GIỮ TÀI SẢN THANH KHOẢN CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM". 1.2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu Bài nghiên cứu kiểm chứng việc có tồn tại hay không tỷ lệ TSTK mục tiêu và kiểm chứng các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ TSTK của doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam dựa trên các bằng chứng của các bài nghiên cứu trước đây ở các quốc gia khác. Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu trên, tác giả đưa ra các câu hỏi nghiên cứu như sau: - Giữa lý thuyết đánh đổi (lý thuyết cho rằng có TSTK mục tiêu) và lý thuyết trật tự phân hạng (Lý thuyết cho rằng không có TSTK mục tiêu), lý thuyết nào giải thích tốt hơn về mức dữ trữ thanh khoản của doanh nghiệp Việt Nam? - Các nhân tố thuộc về đặc điểm công ty gồm Quy mô, dòng tiền, tỷ lệ giá trị thị trường trên giá trị sổ sách, chi tiêu vốn, cổ tức, vốn luân chuyển ròng, đòn 5 bẩy tác động đến tỷ lệ TSTK của doanh nghiệp Việt Nam như thế nào? 1.3. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tiến hành kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư vào TSTK của doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam dựa trên dữ liệu bảng chéo gồm 137 doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến năm 2012, tổng cộng có 822 quan sát. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn hồi quy các nhân tố được hàm ý từ lý thuyết đánh đổi và lý thuyết trật tự phân hạng, cộng với việc kiểm định tính chất trở về giá trị trung bình của tỷ lệ TSTK theo thời gian để đưa ra kết luận về việc có tồn tại tỷ lệ TSTK mục tiêu như lý thuyết đánh đổi đã phát biểu hay không. Luận văn dùng mô hình tác động cố định (FEM), mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) và kiểm định Hausman test để chọn ra mô hình phù hợp trong việc kiểm định các nhân tố tác động đến tỷ lệ TSTK. Luận văn cũng xem xét thêm phương pháp ước lượng bình phương bé nhất tổng quát (GLS) để khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi. Để phòng ngừa trường hợp phương pháp xử lý dữ liệu có thể ảnh hưởng đến kết quả kiểm định, luận văn kiểm định lại mô hình trong 2 trường hợp: - Đã loại bỏ khoản mục "Đầu tư tài chính ngắn hạn" ra khỏi công thức tính TSTK. - Đã loại bỏ các công ty có tỷ lệ TSTK vượt trội ra khỏi mẫu nghiên cứu. 6 1.5. Bố cục luận văn Luận văn gồm 5 phần: phần 1 giới thiệu trình bày tổng quan các nội dung chính của luận văn và giải thích lý do tác giả chọn đề tài này để nghiên cứu. Phần 2 trình bày tổng quan lý thuyết, nội dung, phương pháp và kết quả của các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan trước đây. Phần 3 mô tả mẫu, phương pháp nghiên cứu, mô hình nghiên cứu và giải thích các biến được sử dụng để phân tích. Phần 4 thảo luận về những kết quả thực nghiệm. Phần 5 kết luận của luận văn. 7 2. Tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm 2.1. Tổng quan nghiên cứu lý thuyết Luận văn quan tâm hai vấn đề: Tại sao doanh nghiệp phải dự trữ TSTK? Tỷ lệ TSTK hợp lý nên là bao nhiêu? Về câu hỏi thứ nhất, Keynes (1936) cho rằng doanh nghiệp phải tích trữ TSTK để phục vụ các giao dịch hàng ngày (động cơ giao dịch) và những nhu cầu phát sinh đột xuất (động cơ phòng ngừa) cũng như phục vụ mục đích đầu cơ (động cơ đầu cơ). Một nhóm tác giả khác cho rằng chính bất cân xứng thông tin làm cho chi phí tài trợ bên ngoài cao, nên doanh nghiệp ưu tiên dùng nguồn nội bộ và dự trữ thanh khoản (Myers và Majluf, 1984; Kim, 1998). Jensen (1986) cho rằng doanh nghiệp tích trữ thanh khoản vì nhà quản trị ưa thích việc đó. TSTK giúp nhà quản trị gia tăng đặc quyền của mình và tránh được sự kiểm soát của thị trường tài chính đối với công ty. Về câu hỏi thứ hai, có một số tranh luận nổi bật, trái chiều về vấn đề trên. Có trường phái cho rằng không nên dự trữ thanh khoản vì TSTK làm trầm trọng thêm vấn đề đại diện (agency problem) trong doanh nghiệp (Jensen, 1996). Đối lập lại với Jensen, Myers và Majluf (1984) cho rằng doanh nghiệp nên tích trữ thặng dư tài chính (financial slack) càng nhiều càng tốt trong khả năng có thể để tránh chi phí tài trợ ngoài cao do bất cân xứng thông tin. Trung hòa 2 lý thuyết trên, trường phải đánh đổi cho rằng doanh nghiệp nên cân đối giữa chi phí và lợi ích của TSTK để nắm giữ một lượng TSTK tối ưu (Keynes, 1936) Luận văn này tập trung vào 2 lý thuyết chính giải thích hành vi dự trữ thanh khoản của một doanh nghiệp, đó là lý thuyết đánh đổi và lý thuyết trật tự phân 8 hạng vì tầm quan trọng của 2 lý thuyết trên trong việc giúp dự đoán các nhân tố bên trong doanh nghiệp quyết định tỷ lệ TSTK tối ưu. Dittmar (2003) phát biểu "Trong nghiên cứu quan trọng gần đây, Opler (1999) đã mở rộng kiến thức về các nhân tố tác động đến thanh khoản doanh nghiệp một cách đáng kể. Opler (1999) đã dùng 2 lý thuyết, vốn dĩ dùng xuất phát từ lý thuyết về cấu trúc vốn, để giải thích về TSTK : lý thuyết đánh đổi và lý thuyết trật tự phân hạng" 2.1.1. Lý thuyết đánh đổi Lý thuyết đánh đổi trong cấu trúc vốn hàm ý các doanh nghiệp nên hướng đến một tỷ lệ nợ tối ưu, dựa trên sự đánh đổi giữa tấm chắn thuế và chi phí kiệt quệ tài chính. Lý thuyết đánh đổi trong cấu trúc vốn bắt nguồn từ nghiên cứu của Kraus and Litzenberger (1973)1. Trong khi đó, "lý thuyết đánh đổi trong thanh khoản nói rằng công ty đánh đổi giữa chi phí và lợi ích của tính thanh khoản để đạt được mức dự trữ thanh khoản tối ưu" (Dittmar, 2003). Vậy, chi phí và lợi ích của dữ trữ thanh khoản là gì ? Chi phí và lợi ích của việc nắm giữ TSTK được Keynes (1936) lần đầu đề cập trong học thuyết kinh tế nổi tiếng “lý thuyết tổng quan về việc làm, lãi suất và tiền tệ”, chương 13 và chương 15. Theo Keynes (1936), khi đứng trước 1 khoản thu nhập, một cá nhân sẽ đưa ra 2 quyết định : chi tiêu bao nhiêu và giữ lại bao nhiêu? Đối với phần giữ lại, nên giữ lại dưới dạng tài sản nào? 1 A. Kraus and R.H. Litzenberger, "A State-Preference Model of Optimal Financial Leverage", Journal of Finance, September 1973, pp. 911-922 9 Nếu như quyết định đầu tiên phụ thuộc vào xu hướng tiêu dùng (propensity of consume) của từng chủ thể kinh tế thì quyết định nên giữ lại dưới dạng tài sản nào, tiền mặt hoặc tài sản tạo thu nhập, lại do tính ưa thích thanh khoản (liquidity-preference) của từng chủ thể kinh tế quyết định. Keynes (1936) cho rằng các nhân tố ảnh hưởng đến tính ưa thích thanh khoản gồm : - Lãi suất : Keynes (1936) cho rằng Lãi suất và ưu tiên thanh khoản là sự bù trừ lẫn nhau. Nếu một cá nhân ưu tiên thanh khoản, họ sẽ nắm giữ tiền mặt, với mức lãi suất bằng 0. Nếu một cá nhân chấp nhận từ bỏ tính thanh khoản trong một khoản thời gian xác định, họ sẽ được hưởng một mức lãi suất như sự bù đắp. Hay nói cách khác, chi phí của việc dự trữ thanh khoản là mức lãi suất thấp. - Động cơ giao dịch (transaction-motives) : nhu cầu tích trữ tiền mặt để thực hiện các giao dịch hiện thời. Đối với cá nhân, động cơ giao dịch ngụ ý tích trữ tiền mặt để lấp vào khoảng trống giữa thời điểm nhận thu nhập và thời điểm chi tiêu. Đối với doanh nghiệp, động cơ giao dịch ngụ ý tích trữ tiền mặt để lấp vào khoảng trống giữa thời gian phát sinh chi phí kinh doanh với thời gian nhận được doanh thu, hoặc khoảng trống giữa thời gian mua và bán sản phẩm. - Động cơ phòng ngừa (precautionary-motives ) : đảm bảo cho các giao dịch, sự kiện bất ngờ (contingencies) trong tương lai. - Động cơ đầu cơ (speculative-motives) : để đáp ứng nhu cầu đầu tư trong tương lai khi cá nhân có nhiều thông tin tốt hơn thị trường về tình hình trong tương lai. Keynes (1936) đã "phác thảo" hình dáng đường cầu thanh khoản. Còn việc một chủ thể kinh tế dự trữ thanh khoản nhiều hay ít lại phụ thuộc vào động cơ 10 tích trữ của cá nhân đó có mạnh mẽ hay không? Vậy phân tích các nhân tố tác động đến tỷ lệ TSTK đồng nghĩa với việc xác định các nhân tố tác động đến các động cơ tích trữ thanh khoản. Luận văn sẽ phân tích kỹ hơn từng động cơ tích trữ thanh khoản cùng với các nhân tố đi kèm theo từng động cơ ngay sau đây. a. Động cơ giao dịch "Chi phí giao dịch được xem là yếu tố quyết định chính của việc nắm giữ TSTK" (Dittmar, 2003). Dòng tiền vào và ra của một công ty luôn không trùng nhau. Vì vậy, động cơ giao dịch cho rằng công ty cần dự trữ tiền để đáp ứng nhu cầu chi tiêu hàng ngày của mình. Trong điều kiện lý tưởng, một công ty không cần dự trữ tiền mặt vì công ty có thể có tiền mặt bằng cách chuyển đổi tài sản thay thế khác ra tiền mặt (rút vốn đầu tư, bán tài sản…) hoặc huy động bên ngoài (vay nợ, phát hành vốn cổ phần) một khi có nhu cầu sử dụng ngay lập tức mà không tốn bất kỳ chi phí nào. Tuy nhiên, trong thực tế, có chi phí và thời gian để thực hiện việc chuyển đổi và huy động đó. Baumol cho rằng chi phí đó gồm chi phí lãi vay và chi phí phi lãi suất - gọi là chi phí môi giới (Broker’s fees). Baumol (1952) định nghĩa chi phí môi giới là "toàn bộ chi phí phi lãi suất của việc vay mượn và rút tiền ra khỏi đầu tư, bao gồm chi phí cơ hội do phải bán tài sản ở giá thấp, chi phí quản trị, chi phí tinh thần và chi phí trả cho người trung gian". Mô hình tiền mặt tối ưu Baumol (1952) xây dựng lấy ý tưởng từ mô hình quản trị hàng tồn kho của Whitin (1952) và có dạng đơn giản sau: 11 √ Trong đó : - C là tiền mặt tối ưu - b : là chi phí môi giới - T : khối lượng giao dịch cần chuyển ra tiền - i : lãi suất vay Đến năm 1966, Miller và Orr (1966) đã phát triển mô hình của Baumol (1952) cho khu vực doanh nghiệp. Cái mới của Miller và Orr (1966) là cho phép dòng tiền doanh nghiệp biến động trong biên độ giữa cận trên và cận dưới của dòng tiền, và xây dựng mô hình tính khoảng cách giữa cận trên và cận dưới dòng tiền. Nghiên cứu của Miller và Orr (1966) vẫn còn để mở cận dưới của mô hình thay đổi tùy từng doanh nghiệp và cho rằng cận dưới, hay còn gọi là dự trữ tối thiểu (buffet stock), phải lớn hơn 0. Cả Miller và Orr (1966) và Baumol (1952) đều gộp chung các nhân tố tác động đến tỷ lệ tiền mặt vào một thuật ngữ "Chi phí môi giới". Đến năm 1998-1999, Kim (1998) và Opler (1999) trong 2 nghiên cứu độc lập đã đưa ra những dự đoán giống nhau về các biến tác động đến tỷ lệ TSTK của doanh nghiệp. Nghiên cứu của Kim (1998) và Opler (1999) là sự tổng hợp các nghiên cứu riêng lẻ trước đó về các nhân tố tác động. Theo đó, các nhân tố tác động đến động cơ giao dịch của doanh nghiệp bao gồm: - Sự có sẵn của nguồn vốn và/hoặc tài sản thay thế: bao gồm vốn luân chuyển ròng, cổ tức tiền mặt: Shleifer và Vishny (1993)2 đã đề cập đến việc doanh nghiệp có thể bán tài sản để huy động vốn, đặc biệt là vốn 2 Shleifer, A., Vishny, R., 1993. Liquidation values and debt capacity: a market equilibrium approach. Journal of Finance 47, 1343-1366 12 luân chuyển ròng. Ngoài ra, doanh nghiệp hiện đang chi trả cổ tức tiền mặt có thể giảm/ngừng việc trả cổ tức để giải phóng nguồn tiền ngay lập tức. - Quy mô công ty: Vì chi phí huy động vốn có một phần là cố định nên các doanh nghiệp lớn sẽ có lợi thế đối với chi phí này hơn là các doanh nghiệp nhỏ. Vì vậy, công ty có quy mô nhỏ được dự đoán sẽ tích trữ nhiều TSTK hơn khi đối diện với chi phí huy động vốn cao hơn. b. Động cơ phòng ngừa Nếu như dự trữ vì nhu cầu giao dịch là nhằm tạo ra sự “thuận tiện” cho các "giao dịch biết trước" thì dự trữ vì động cơ phòng ngừa là nhằm tạo ra sự “chắc chắn” cho các "giao dịch không biết trước". Trong điều kiện lý tưởng, một công ty không cần dự trữ TSTK cho mục đích phòng ngừa vì công ty luôn có thể chuyển đổi tài sản thay thế khác ra tiền mặt hoặc huy động vốn khi có nhu cầu. Tuy nhiên, việc thực hiện chuyển đổi hoặc huy động vốn có thể không thực hiện được, hoặc được thực hiện với chi phí cao. Vì vậy, thiệt hại đối với một doanh nghiệp trong trường hợp này là không thực hiện được giao dịch hoặc thậm chí là bỏ lỡ cơ hội đầu tư tốt. Opler (1999) phát biểu "Thiếu hụt dòng tiền có thể ngăn công ty đầu tư vào các dự án sinh lời nếu như công ty không có sẵn TSTK. Từ đó, công ty nhận ra rằng việc nắm giữ tiền mặt sẽ có ích trong việc giảm chi phí kiệt quệ tài chính". Với lập luận trên, các doanh nghiệp đối mặt với sự "không chắc chắn cao" sẽ có động cơ tích trữ TSTK, bao gồm các doanh nghiệp có nhiều cơ hội đầu tư và có dòng tiền biến động cao (Kim 1998, Bruinshoofd và Kool, 2002): - Độ chắc chắn của dòng tiền: Công ty có lịch sử dòng tiền thường xuyên 13 biến động sẽ đối mặt với rủi ro thiếu hụt tiền mặt nhiều hơn và vì vậy, công ty này sẽ tích trữ TSTK nhiều hơn để đối phó với tình huống đó. Biến động dòng tiền được Kim (1998) và Opler (1999) đo lường bằng độ lệch chuẩn dòng tiền trong quá khứ của công ty. - Cơ hội đầu tư: Kim (1998) và Opler (1999) cho rằng công ty có nhiều cơ hội đầu tư sẽ chịu thiệt hại nhiều hơn từ việc thiếu hụt tiền mặt, do đó, công ty có nhiều cơ hội đầu tư sẽ dự trữ thanh khoản nhiều hơn. Cơ hội đầu tư thường được đo lường thông qua chỉ số giá trị thị trường trên giá trị sổ sách (Smith and Watts, 19923; Jung, 19964). Vì vậy, Công ty có chỉ số giá trị thị trường trên giá trị sổ sách càng cao càng có xu hướng tích trữ TSTK. - Chi đầu tư: Opler (1999) cũng cho rằng không chỉ những công ty có cơ hội đầu tư cao mà những công ty đang chi đầu tư mạnh cũng đối mặt với nhu cầu chi đầu tư tăng đột biến trong tương lai, vì vậy, những công ty chi đầu tư nhiều, đo lường qua tỷ lệ chi tiêu vốn trên tài sản, sẽ có động cơ tích trữ nhiều TSTK để đón đầu. c. Động cơ đầu cơ Keynes (1936) cho rằng hành động tích trữ tiền vì kỳ vọng lãi suất trong tương lai sẽ tăng được gọi là tích trữ thanh khoản với mục đích đầu cơ. Mặc dù Keynes nhấn mạnh về tầm quan trọng của động cơ đầu cơ, các nghiên cứu thường bỏ qua động cơ này vì khó đo lường (Baumol, 1952; Miller & Orr, 3 Smith, C.W., Watts, R.L., 1992. The investment opportunity set and corporate financing, dividend and compensation policies. Journal of Financial Economics 32, 263-292 4 Jung, K., Kim, Y., Stulz, R., 1996. Timing, investment opportunities, managerial discretion, and the security issue decision. Journal of Financial Economics 42, 159-185. 14 1966; Kim, 1998; Opler, 1999). Hơn nữa, Miller và Orr (1966) cho rằng động cơ đầu cơ là không cần thiết vì "trong điều kiện kinh tế hiện nay, khi mà các chứng khoán ngắn ngày luôn có sẵn, thì thay vì tích trữ tiền để đầu cơ, doanh nghiệp có thể giảm kỳ hạn của danh mục đầu tư" (Miller và Orr, 1966). Tóm lại, Keynes (1936) đề xuất có 3 động cơ về cầu tiền, gồm động cơ giao dịch, động cơ phòng ngừa và động cơ đầu cơ. Trong đó, các nhà nghiên cứu chủ yếu tập trung phân tích các nhân tố dùng để đo lường động cơ giao dịch và động cơ phòng ngừa, gồm: Quy mô, chỉ số giá trị thị trường trên giá trị sổ sách, vốn luân chuyển ròng, cổ tức, độ biến động dòng tiền. 2.1.2. Quan điểm của lý thuyết trật tự phân hạng Lý thuyết trật tự phân hạng trong cấu trúc vốn của Myers và Majluf (1984) cho rằng doanh nghiệp thích tài trợ nội bộ hơn. Khi doanh nghiệp sử dụng hết nguồn nội bộ, doanh nghiệp dùng đến nguồn vốn bên ngoài, trong đó nợ vay được ưu tiên hơn vốn cổ phần. Nói cách khác, lý thuyết trật tự phân hạng cho rằng không có tỷ lệ nợ tối ưu, vì doanh nghiệp vay bao nhiêu là phụ thuộc vào nguồn nội bộ của doanh nghiệp. Bằng lập luận tiền mặt và nợ có tương quan nghịch hoàn toàn, hay nói cách khác, tiền mặt là nợ âm, Opler (1999) đã vận dụng lý thuyết trật tự phân hạng trong cấu trúc vốn vào TSTK. Theo đó, không có tỷ lệ TSTK tối ưu, vì không có tỷ lệ nợ tối ưu. Opler (1999) nói khi công ty thâm hụt nguồn nội bộ, công ty giảm tích trữ thanh khoản và tăng vay nợ. Khi doanh nghiệp dư thừa nguồn nội bộ, doanh nghiệp tích lũy tiền mặt và trả dần nợ vay đến hạn. Vì vậy, "thay đổi trong nguồn nội bộ là nhân tố thúc đẩy sự thay đổi trong việc dự trữ TSTK" (Opler, 1999).
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất