Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Các nhân tố tác động đến khả năng sinh lợi của các ngân hàng thương mại việt nam...

Tài liệu Các nhân tố tác động đến khả năng sinh lợi của các ngân hàng thương mại việt nam

.PDF
100
16
96

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH -------------------PHẠM THỊ KIỀU TRANG CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh, Năm 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. Hồ CHÍ MINH -------------------PHẠM THỊ KIỀU TRANG CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài Chính – Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo Tp. Hồ Chí Minh, Năm 2013 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng luận văn “Các nhân tố tác động đến khả năng sinh lợi của các Ngân hàng thương mại Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi và có sự hỗ trợ của Thầy hướng dẫn là TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo. Các thông tin, dữ liệu sử dụng trong luận văn là trung thực, các nội dung, trích dẫn đều được ghi rõ nguồn gốc và các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này chưa được công bố tại bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác và đều có chú thích nguồn gốc sau mỗi trích dẫn để dễ tra cứu, kiểm chứng. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng, cũng như kết quả luận văn của mình. Tp. Hồ Chí Minh, ngày…. tháng …. Năm 2013 Người thực hiện PHẠM THỊ KIỀU TRANG LỜI CÁM ƠN Sau một thời gian học tập, nghiên cứu tài liệu và điều tra thu thập thông tin, đến nay luận văn “Các nhân tố tác động đến khả năng sinh lợi của các ngân hàng thương mại Việt Nam” đã được thực hiện thành công. Tôi chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo, người đã hướng dẫn tôi trong suốt qúa trình làm luận văn này, vì những lời khuyên quý báu của Thầy. Hơn nữa, tôi cũng gởi lời cảm ơn chân thành đến tất cả quý Thầy, Cô đã truyền đạt kiến thức cho tôi trong thời gian học ở khoa Tài chính doanh nghiệp, trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh. Sau cùng, tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, những người đã luôn hỗ trợ và động viên tôi trong việc học tập trong suốt thời gian vừa qua. PHẠM THỊ KIỀU TRANG MỤC LỤC Trang phụ bìa LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ ĐỒ THỊ CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT .............................................................................. 5 1.1 Các chỉ số đo lường khả năng sinh lời của doanh nghiệp ................................. 5 1.2 Ưu điểm của dữ liệu bảng................................................................................ 5 CHƯƠNG II. TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY............. 8 2.1 Nghiên cứu của Demirgüç-Kunt và Harry Huizinga (2000) ............................. 8 2.2 Nghiên cứu của Rami Zeitun (2012) .............................................................. 11 2.3 Nghiên cứu của Marcia Million Cornett và cộng sự (2009) ........................... 12 2.4 Nghiên cứu của Sufian (2011) ....................................................................... 13 2.5 Nghiên cứu của Barros và các cộng sự (2007) ............................................... 14 2.6 Nghiên cứu của Alper và Anbar (2011) .......................................................... 14 2.7 Nghiên cứu của Nguyễn Việt Hùng (2008) .................................................... 16 2.8 Nghiên cứu của Trương Quang Thông (2012) ............................................... 16 CHƯƠNG III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 18 3.1 Mô hình nghiên cứu ...................................................................................... 18 3.2 Các biến nghiên cứu ...................................................................................... 18 3.3 Dữ liệu nghiên cứu ........................................................................................ 24 3.4 Giả thiết nghiên cứu ...................................................................................... 26 3.5 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 27 CHƯƠNG IV. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................... 31 4.1 Phân tích dữ liệu............................................................................................ 31 4.2 Kết quả nghiên cứu........................................................................................ 42 CHƯƠNG V. KIẾN NGHỊ ......................................................................................... 60 5.1 Kiến nghị....................................................................................................... 60 5.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo .......................................................................... 68 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 71 PHỤ LỤC................................................................................................................... 78 1. Bảng. Mô tả ROA của các ngân hàng trong giai đoạn nghiên cứu .................. 78 2. Bảng. Mô tả ROA phân theo quy mô tài sản và vốn chủ sở hữu..................... 79 3. Kiểm định Hausman cho mô hình ROA và ROE với toàn bộ mẫu ................. 79 4. Kiểm định sự phù hợp của mô hình ............................................................... 82 5. Phương trình khắc phục PSSSTĐ của mô hình (2) ........................................ 84 6. Bảng. Kiểm định White để kiểm tra PSSSTĐ của phương trình khắc phục PSSSTĐ của mô hình (2)............................................................................................ 84 7. Phương trình khắc phục PSSSTĐ của mô hình (4) ........................................ 86 8. Bảng. Kiểm định White để kiểm tra PSSSTĐ của phương trình khắc phục PSSSTĐ của mô hình (4)............................................................................................ 87 9. Bảng mô tả loại bỏ dần biến không có ý nghĩa thống kê ra khỏi mô hình....... 89 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 Viết tắt ABBANK ACB BIDV DAIA DONGA EXIMBANK FEM GDP HDB MB MDB MHB MSB NAMA NAVIBANK NHNN NHTM NHTMCP NHTMNN NHTMVN OCB OCEANBANK PGBANK PSSSTĐ REM SACOMBANK SAIGONBANK SEABANK SHB SOUTHERN VCB VIB VIETCAPITAL VIETIN WEB Viết đầy đủ tiếng Việt Ngân Hàng TMCP An Bình Ngân Hàng TMCP Á Châu Ngân Hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam Ngân Hàng TMCP Đại Á Ngân Hàng TMCP Đông Á Ngân Hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu VN Mô hình các ảnh hưởng cố định Tổng sản phẩm quốc nội Ngân Hàng TMCP Phát Triển TPHCM Ngân Hàng TMCP Quân Đội Ngân Hàng TMCP Phát Triển Mê Kông Ngân Hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL Ngân Hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam Ngân Hàng TMCP Nam Á Ngân Hàng TMCP Nam Việt Ngân hàng Nhà nước Ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngân hàng thương mại Nhà nước Ngân hàng thương mại Việt Nam Ngân Hàng TMCP Phương Đông Ngân Hàng TMCP Đại Dương Ngân Hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex Phương sai sai số thay đổi Mô hình các ảnh hưởng ngẫu nhiên Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Công Thương Ngân Hàng TMCP Đông Nam Á Ngân Hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội Ngân Hàng TMCP Phương Nam Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam Ngân Hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam Ngân Hàng TMCP Bản Việt Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam Ngân Hàng TMCP Phương Tây DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ ĐỒ THỊ Bảng 3.1. Mô tả các biến sử dụng trong mô hình hồi quy ............................... 22 Bảng 4.1. Mô tả dữ liệu của các biến độc lập và phụ thuộc sử dụng trong mô hình .............................................................................................................. 31 Bảng 4.2. Giá trị vốn hoá thị trường chứng khoán Việt Nam 2007 – 2012. ..... 33 Đồ thị 4.1. Giá trị trung bình của ROA của các NHTMVN trong giai đoạn 2007- 2012 ..................................................................................................... 34 Bảng 4.3. Mô tả dữ liệu của các biến độc lập và phụ thuộc sử dụng trong mô hình theo nhóm ngân hàng.............................................................................. 36 Bảng 4.4. Giá trị trung bình của các biến độc lập và phụ thuộc sử dụng trong mô hình theo năm ........................................................................................... 38 Bảng 4.5. Giá trị trung bình của các biến độc lập và phụ thuộc sử dụng trong mô hình theo loại ngân hàng........................................................................... 38 Bảng 4.6. Tương quan giữa các biến độc lập sử dụng trong mô hình. ............. 41 Bảng 4.7. Kết quả hồi quy toàn bộ mẫu (ROA) .............................................. 44 Bảng 4.8. Kết quả hồi quy toàn bộ mẫu (ROA) .............................................. 45 Bảng 4.9. Kết quả hồi quy toàn bộ mẫu (ROE)............................................... 49 Bảng 4.11. Kết quả hồi quy toàn bộ NHTMCP trong mẫu (ROA) .................. 53 Bảng 4.12. Kết quả hồi quy toàn bộ NHTMCP trong mẫu (ROA) .................. 54 Bảng 4.13. Kết quả hồi quy toàn bộ NHTMCP trong mẫu (ROE) ................... 56 Bảng 4.14. Kết quả hồi quy toàn bộ NHTMCP trong mẫu (ROE) ................... 57 Bảng 4.15. Tổng hợp kết quả nghiên cứu........................................................ 58 1 GIỚI THIỆU Hệ thống ngân hàng là phân khúc quan trọng nhất của một hệ thống tài chính quốc gia. Nó đóng một vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp vốn, theo đó các tổ chức trung gian tài chính (có nghĩa là, các ngân hàng) là kênh vốn từ các đơn vị kinh tế có thặng dư vốn cho những đơn vị có tình trạng thiếu vốn. Sức khỏe của nền kinh tế của quốc gia có liên quan chặt chẽ với sự lành mạnh của hệ thống ngân hàng. Một số lượng lớn các nghiên cứu khoa học trên nhiều quốc gia đã chứng minh rằng một hệ thống ngân hàng phát triển cao đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Một ngân hàng được xem như là trái tim trong cơ cấu kinh tế và các nguồn vốn được cung cấp bởi nó cũng giống như máu trong nó. Máu lưu thông thì các cơ quan mới vững chắc và khỏe mạnh. Nếu máu không cung cấp cho bất kỳ cơ quan nào đó, một phần cơ thể sẽ trở nên vô dụng. Vì vậy, nếu không có nguồn tài chính cung cấp cho các khu vực khác nhau trong nền kinh tế, nền kinh tế sẽ không phát triển và mở rộng. Một hệ thống ngân hàng yếu kém có thể dẫn đến thảm họa lớn đối với bất kỳ hệ thống tài chính nào. Điều này đã trở nên rõ ràng hơn trong cuộc khủng hoảng tài chính. Trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, không chỉ hệ thống ngân hàng của các nước châu Á như Thái Lan và Indonesia đã sụp đổ mà hệ thống tài chính của các nước này cũng phải chịu áp lực. Các quốc gia này đã tái cấu trúc hệ thống tài chính và nhận được sự hỗ trợ tài chính từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) để khôi phục lại sự tự tin và ổn định trong các ngân hàng. Gần đây, cuộc khủng hoảng thế chấp dưới chuẩn ở Mỹ cũng nhắc nhở chúng ta về vai trò quan trọng của một hệ thống ngân hàng lành mạnh và hiệu quả. Cấu trúc của hệ thống ngân hàng Việt Nam đã trải qua nhiều thay đổi kể từ đất nước được độc lập. Những thay đổi này là kết quả của sự thích nghi với trật tự mới của thị trường tài chính ngân hàng được đánh dấu bằng sự mở cửa thị trường và sự gia tăng cạnh tranh. Như một phần của chuyển dịch cơ cấu của hệ thống ngân hàng, hiểu "khả năng sinh lợi của ngân hàng" và "yếu tố quyết định của mình" là vấn đề trở nên quan trọng. Tuy vậy, các tài liệu nghiên cứu các biến định lượng nội sinh hoặc ngoại sinh để giải thích hoạt động ngân hàng ở Việt Nam là chưa đầy đủ và 2 chưa phong phú. Hiện nay, các nghiên cứu về khả năng sinh lợi của ngân hàng hay rộng hơn là nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTM có khá nhiều nhưng tập trung vào nghiên cứu một số ngân hàng cụ thể hoặc một số lĩnh vực cụ thể của một ngân hàng (tiền gửi, cho vay…) và phần nhiều theo phương pháp định tính. Các nghiên cứu theo phương pháp định lượng còn ít như nghiên cứu “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM ở Việt Nam” của TS. Nguyễn Việt Hùng (2008), “Nghiên cứu thực nghiệm mô hình SCP đối với nhóm các NHTMCP trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” của TS. Trương Quang Thông (2012). Vì vậy, nghiên cứu này được tiến hành để bổ sung thêm kho tài liệu nghiên cứu, cung cấp một số bằng chứng về các yếu tố quyết định đến khả năng sinh lợi của các ngân hàng thương mại Việt Nam bằng phương pháp định lượng, nhằm hiểu rõ và xây dựng các kiến nghị trong hoạch định chính sách giúp cho hệ thống ngân hàng phát triển lành mạnh và hiệu quả. Các ngân hàng hoạt động trong môi trường khác nhau ảnh hưởng bởi yếu tố quyết định khác nhau. Do đó, bài nghiên cứu xem xét thêm và kiểm nghiệm lại các biến như gợi ý của các nghiên cứu trước đây áp dụng cho các NHTM Việt Nam. Mục tiêu của nghiên cứu 1. Nghiên cứu tác động của các nhân tố đặc trưng cụ thể của ngân hàng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam. 2. Nghiên cứu tác động của các biến kinh tế vĩ mô đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại Việt Nam. 3. Đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam hiện nay. Câu hỏi nghiên cứu 1. Những nhân tố đặc trưng cụ thể nào của ngân hàng ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam? 2. Các yếu tố kinh tế vĩ mô nào ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại Việt Nam? 3 3. Các đề xuất nào có thể nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam hiện nay? Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là khả năng sinh lợi của các NHTMVN. Nghiên cứu phân tích định lượng để thấy được mức độ tác động của các nhân tố nội sinh và ngoại sinh đến khả năng sinh lợi của các NHTMVN. Phạm vi nghiên cứu Bài nghiên cứu nghiên cứu khả năng sinh lợi của 26 ngân hàng bao gồm 4 NHTMNN và 22 NHTMCP trong nước, giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2012. 26 ngân hàng do một số NHTMVN thiếu dữ liệu để nghiên cứu: cuối năm 2011, đầu năm 2012, 03 ngân hàng đã tiến hành hợp nhất, 2 ngân hàng sáp nhập với nhau và một số ngân hàng không công bố báo cáo tài chính. Phương pháp nghiên cứu Bài nghiên cứu sử dụng cả hai phương pháp: phân tính định tính và phân tích định lượng. - Phương pháp phân tích định tính: Từ các dữ liệu nghiên cứu, mô tả và phân tích đặc điểm, xu hướng của các yếu tố đặc trưng của các nhóm NHTM, các NHTM cụ thể và các chỉ số kinh tế vĩ mô thông qua bảng số liệu và đồ thị. - Phương pháp phân tích định lượng: Nghiên cứu áp dụng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng cân đối với mô hình các ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM). Các điểm mới của bài nghiên cứu Nghiên cứu thực hiện nghiên cứu khả năng sinh lợi của các NHTMVN: tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bằng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng cân đối với mô hình các ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM). Dữ liệu nghiên cứu bao gồm 26 NHTMVN giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2012. Nghiên cứu thực hiện nghiên cứu khả năng sinh lợi của các NHTMVN: tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). 4 Nghiên cứu đã chỉ ra được mối quan hệ giữa khả năng sinh lợi của các NHTMVN với các nhân tố vĩ mô là lạm phát và GDP mà các nghiên cứu trước đây ở Việt Nam chưa đề cập. Nghiên cứu đã chỉ ra được mối quan hệ giữa khả năng sinh lợi của các NHTMVN bị ảnh hưởng bởi yếu tố đa dạng hoá dịch vụ ngân hàng thể hiện qua tỷ lệ thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng/ tổng tài sản, hiệu quả quản lý (chi phí hoạt động/ tổng tài sản), sự quản lý có yếu tố nước ngoài và hình thức sở hữu của ngân hàng mà các nghiên cứu trước đây ở Việt Nam chưa đề cập. Kết cấu của bài nghiên cứu Bài nghiên cứu gồm có 5 phần: Chương I. Cơ sở lý thuyết Chương II. Tổng quan các kết quả nghiên cứu trên thế giới và trong nước về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của các ngân hàng Chương III. Phương pháp nghiên cứu đề cập đến phương pháp nghiên cứu, dữ liệu nghiên cứu, các biến độc lập và biến phụ thuộc sử dụng trong mô hình và các giả thiết nghiên cứu. Chương IV. Nội dung, kết quả nghiên cứu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của các ngân hàng thương mại Việt Nam Chương V. Kiến nghị, đưa ra những đề xuất nhằm nâng cao khả năng sinh lợi của các ngân hàng thương mại Việt Nam 5 CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 Các chỉ số đo lường khả năng sinh lời của doanh nghiệp Trong các nghiên cứu, khả năng sinh lợi của Ngân hàng được đo lường bằng tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). Qua các nghiên cứu đo lường khả năng sinh lời của ngân hàng cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng thường được chia làm hai nhóm: nhóm các nhân tố ngoại sinh và nhóm nhân tố nội sinh. Các nhân tố nội sinh thường là các nhân tố bị ảnh hưởng bởi các quyết định của ban quản trị Ngân hàng và các mục tiêu chính sách. Các nhân tố này là mức thanh khoản, chính sách dự phòng, chính sách vốn, quản lý chi phí và quy mô Ngân hàng. Mặt khác, các nhân tố ngoại sinh, bao gồm yếu tố ngành và yếu tố môi trường vĩ mô, là các biến phản ánh nền kinh tế và môi trường pháp lý mà ở đó Ngân hàng hoạt động. ROA là tỷ lệ thu nhập sau thuế trên tổng tài sản. ROA cho thấy một đồng tài sản tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận và quan trọng nhất là cho biết khả năng quản lý của Ngân hàng trong việc sử dụng nguồn lực tài chính và đầu tư thực để tạo ra lợi nhuận. Đối với bất kỳ Ngân hàng nào, ROA phụ thuộc vào quyết định chính sách của Ngân hàng cũng như các nhân tố không kiểm soát được liên quan đến nền kinh tế và điều hành của chính phủ. Rivard và Thomas (1997) cho rằng khả năng sinh lợi của Ngân hàng được đo lường bởi ROA là tốt nhất bởi vì ROA không bị bóp méo bởi nhân vốn cao và ROA đo lường khả năng Ngân hàng tạo ra thu nhập từ tài sản tốt hơn. Mặt khác, ROE, là tỷ lệ thu nhập sau thuế trên vốn chủ sở hữu, đo lường hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của ban quản trị Ngân hàng. Từ khi ROA có xu hướng thấp hơn đối với các trung gian tài chính, hầu hết các Ngân hàng sử dụng đòn bẩy tài chính cao hơn để gia tăng ROE. 1.2 Ưu điểm của dữ liệu bảng Bài nghiên cứu thực hiện dựa trên dữ liệu bảng cân đối. Nói vắn tắt, dữ liệu bảng có thể làm phong phú các phân tích thực nghiệm theo những cách thức mà không chắc có thể đạt được nếu ta chỉ sử dụng các dữ liệu theo chuỗi thời gian hay không gian thuần túy. 6 Ước lưởng mô hình hồi quy dữ liệu bảng bao gồm phương pháp ảnh hưởng cố định (FEM) và phương pháp ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM). Cho dù dễ sử dụng, mô hình ảnh hưởng cố định có một vài vấn đề cần lưu ý. Thứ nhất, nếu đưa vào quá nhiều biến giả, như trong trường hợp mô hình, sẽ vướng phải vấn đề bậc tự do. Thứ hai, với nhiều biến số trong mô hình như thế, luôn luôn có khả năng đa cộng tuyến, làm cho việc ước lượng chính xác một hay nhiều thông số trở nên khó khăn. Thứ ba, giả sử trong mô hình ảnh hưởng cố định bao gồm những biến như giới tính, màu da, và chủng tộc, cũng là những biến bất biến theo thời gian vì giới tính, màu da hay chủng tộc của một cá nhân không thay đổi theo thời gian. Vì thế, cách tiếp cận ảnh hưởng cố định xem ra không thể nhận diện tác động của những biến số bất biến theo thời gian như vậy. Thứ tư, phải cẩn thận về số hạng sai số giả định kinh điển, đó là, Giả định là số hạng sai số tuân theo các ~ N (0, σ2). Vì chỉ số i tiêu biểu cho các quan sát theo không gian và chỉ số t tiêu biểu cho các quan sát theo thời gian nên giả định kinh điển đối với uit có thể phải hiệu chỉnh. Một mô hình thay thế cho FEM là REM. Trong REM, người ta giả định rằng tung độ gốc của một đơn vị cá nhân được lấy ra ngẫu nhiên từ một tổng thể lớn hơn nhiều với giá trị trung bình không đổi. Tung độ gốc của cá nhân được thể hiện như một sự lệch khỏi giá trị trung bình không đổi này. Ưu điểm của mô hình REM so với FEM là nó tiết kiệm bậc tự do bởi vì không phải ước lượng N tung độ gốc chéo mà chỉ cần ước lượng giá trị trung bình của tung độ gốc và phương sai của nó. ECM thích hợp trong các tình huống mà tung độ gốc (ngẫu nhiên) của mỗi đơn vị chéo không tương quan với các biến hồi quy độc lập. Để lựa chọn mô hình những ảnh hưởng cố định (FEM) hay mô hình những ảnh hưởng thay đổi (REM), thông thường dùng kiểm định Hausman với giả thiết: Nghĩa là nếu thành phần sai số cá nhân và một hay nhiều hơn một biến hồi quy 7 độc lập tương quan với nhau thì ước lượng REM bị chệch, trong khi đó ước lượng FEM thì không chệch. Hay nói cách khác, giả thiết REM không khác nhau. P <0.05, bác bỏ : Ước lượng của FEM và , nếu bác bỏ REM không hợp lý, nên sử dụng FEM. Kết luận chương I Chương I giới thiệu khái quát về cơ sở lý luận về khả năng sinh lợi, lý thuyết dữ liệu bảng, mô hình FEM và mô hình REM nhằm làm nền tảng để tiến hành phân tích ở các chương sau. 8 CHƯƠNG II. TỔNG QUAN CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY Khả năng sinh lợi của ngân hàng thường được đo bằng lợi nhuận trên tài sản (ROA), lợi nhuận trên vốn cổ phần (ROE) hay tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) và phụ thuộc vào các yếu tố nội sinh và ngoại sinh. Yếu tố nội sinh cũng đôi khi được gọi là yếu tố quyết định kinh tế vi mô và hiệu suất vốn có, trong khi các yếu tố ngoại sinh là các biến phản ánh môi trường kinh tế và pháp lý, trong đó các ngân hàng hoạt động. Nhiều nghiên cứu đã cố gắng giải thích sự đóng góp của một biến cụ thể vào hoạt động của các ngân hàng. Cần lưu ý rằng hầu như, các tác giả thấy kết quả khác nhau thậm chí mâu thuẫn. Điều này chủ yếu do các dữ liệu khác nhau mà họ sử dụng, trong đó nghiên cứu các khu vực và thời gian khác nhau. Một số tác giả nước ngoài đã nghiên cứu các dữ liệu hiệu suất từ một số quốc gia, chẳng hạn Demirgüç-Kunt và Harry Huizinga (2000) - các nước trong khối OECD, Athanasoglou và các cộng sự (2006) - Hy Lạp, Micco và các cộng sự (2007) - 179 nước trên thế giới, Zeitun (2012) - các nước Hối giáo thuộc nhóm GCC, Million Cornett (2009) - 16 nước Viễn Đông, Sufian (2011) - Hàn Quốc, Liu H. và các cộng sự (2010) - Nhật Bản, Dietrich và Wanzenried (2011) - Thuỵ Sỹ, Barros và các cộng sự (2007) – 1384 NHTM ở Châu Âu, Syafri (2012) – các NHTM niêm yết trên sàn chứng khoán Indonesia đã cho các kết quả khác nhau. Sau đây là tóm tắt về dữ liệu, phương pháp và kết quả của một số các nghiên cứu trên: 2.1 Nghiên cứu của Demirgüç-Kunt và Harry Huizinga (2000) Nghiên cứu này có dữ liệu bao gồm các ngân hàng trong khối OECD và các nước phát triển, chiếm 90% tổng tài sản ngân hàng trên thế giới, dữ liệu trong giai đoạn 1990 – 1997. Các tác giả sử dụng các biến độc lập là ROA hay lợi nhuận biên/ tổng tài sản được xác định bằng thu nhập từ lãi trừ chi phí lãi trên tổng tài sản, các biến phụ thuộc bao gồm 4 nhóm biến: Nhóm 1 là nhóm các biến thể hiện đặc điểm của ngân hàng bao gồm: Equity/ta (giá trị sổ sách của vốn, bằng tổng tài sản trừ cho tổng nợ, trên tổng tài sản), loan/ta 9 (tổng cho vay/ tổng tài sản), non-interest earning assets/ta (tổng tài sản không sinh lãi/ tổng tài sản), tiền gởi ngắn hạn của khách hàng/ tổng tài sản, chi phí hoạt động/ tổng tài sản; Nhóm 2 là nhóm các biến thể hiện yếu tố vĩ mô bao gồm: GNP/ đầu người, tỷ lệ tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát, thuế suất; Nhóm 3 bao gồm các biến cấu trúc tài chính là tổng tài sản của ngân hàng/ GDP, tổng tín dụng cho khu vực tư nhân/ GDP, tỷ lệ vốn hoá thị trường so với GDP, tổng giá trị giao dịch chứng khoán/ GDP, tổng giá trị vốn hoá thị trường / tổng tài sản của các ngân hàng, tổng giá trị giao dịch chứng khoán nhân với giá trị trung bình của tỷ lệ chi phí hoạt động/ tổng tài sản; Nhóm biến cuối cùng là các nhân tố pháp lý bao gồm: quyền của cổ đông (là chỉ số quyền cổ đông lấy từ La Porta, Lopez-de-Silanes, Shleifer and Vishny (1998)), quyền của chủ nợ (là chỉ số quyền của chủ nợ lấy từ La Porta, Lopez-de-Silanes, Shleifer and Vishny (1998), chỉ số tuân thủ hợp đồng (được lấy từ Business Environmental Risk Intelligence (BERI)), thông luật (là biến giả, bằng 1 đối các nước sử dụng thông luật và bằng 0 đối với các nước không sử dụng, lấy từ La Porta, Lopez-de-Silanes, Shleifer and Vishny (1998)), kiểm soát hoạt động ngân hàng (có giá trị từ 1 đến 4 với giá trị càng tăng chứng tỏ hoạt động kiểm soát càng chặt chẽ). Đối với ROA, ROA bị tác động cùng chiều với biến trễ vốn chủ sở hữu/ tổng tài sản equity/ta(-1). Điều này chỉ ra rằng các ngân hàng có vốn mạnh đối mặt với khả năng phá sản thấp hơn đối với chính nó và cho các khách hàng của nó, từ đó giảm chi phí tài trợ. ROA giảm khi tỷ lệ tổng tài sản không sinh lãi/ tổng tài sản cao. Tổng tiền gởi ngắn hạn của khách hàng có tác động khác nhau ở các quốc gia khác nhau. Tính trung bình thì kiểu tài trợ này có lãi suất thấp nhưng tốn chi phí quản lý. Tỷ lệ chi phí hoạt động/ tổng tài sản không có tác động đáng kể, có thể chứng minh rằng các ngân hàng đã đẩy hoàn toàn các chi phí dịch vụ lên khách hàng. Các biến vĩ mô tác động không đáng kể ngoại trừ lạm phát có tác động tích cực và đáng kể lên hoạt động của ngân hàng. Điều đó chứng tỏ ngân hàng tạo ra lợi nhuận 10 lớn hơn trong điều kiện lạm phát. ROA bị tác động cùng chiều bởi thuế suất, trong trường hợp này là tỷ lệ thuế phải trả trên lợi nhuận trước thuế của ngân hàng. Điều này cho thấy rằng các ngân hàng hoạt động trong môi trường thuế suất cao phải tạo ra lợi nhuận cao hơn để trả các khoản thuế. Bằng chứng thực nghiệm của nghiên cứu này cũng cho thấy rằng các ngân hàng có lợi nhuận và lợi nhuận biên cao hơn trong hệ thống tài chính kém phát triển. Kết quả hồi quy chỉ ra rằng hệ thống ngân hàng phát triển hơn làm giảm lợi nhuận ngân hàng. Thị trường ngân hàng kém phát triển có xu hướng sử dụng tài nguyên thiếu hiệu quả và thiếu tính cạnh tranh nên khả năng sinh lợi tương đối và tỷ lệ thu nhập lãi cận biên cao. Hệ thống ngân hàng phát triển hơn thì cạnh tranh khốc liệt hơn, hiệu quả cao hơn và lợi nhuận thấp hơn. Các tác giả cũng thấy rằng trong hệ thống tài chính kém phát triển, sự phát triển của thị trường chứng khoán cải thiện lợi nhuận ngân hàng. Điều này phản ánh sự tương hỗ giữa các ngân hàng và sự phát triển của thị trường chứng khoán . Cụ thể, phát triển thị trường chứng khoán và sự cải thiện khả năng có sẵn vốn tài trợ cho các công ty có thể làm tăng khả năng vay của họ. Hơn nữa, sự cung cấp thông tin tốt hơn và dễ dàng hơn từ thị trường chứng khoán cho phép các ngân hàng đánh giá tốt hơn rủi ro tín dụng . Điều này có thể dẫn đến sự gia tăng lợi nhuận ngân hàng . Tuy nhiên , ở các cấp độ cao hơn của sự phát triển thị trường chứng khoán, các tác giả không còn quan sát được sự tương hỗ này. Nhìn chung, kết quả của các tác giả cung cấp bằng chứng cho thấy sự khác biệt trong mức độ phát triển của hệ thống ngân hàng và thị trường chứng khoán tác động đến chi phí tài trợ cho các doanh nghiệp. Thực sự , đối với các nước có hệ thống tài chính kém phát triển , phát triển tài chính cao hơn sẽ nâng cao hiệu quả của ngành ngân hàng , có khả năng dẫn đến sự tăng trưởng , cả ở cấp vi mô hay công ty và ở tầm vĩ mô. 11 2.2 Nghiên cứu của Rami Zeitun (2012) Nghiên cứu thực nghiệm nghiên cứu các yếu tố quyết định hiệu suất của các ngân hàng với dữ liệu là các ngân hàng Hồi giáo và các ngân hàng trong quốc gia thuộc Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC ) trong giai đoạn 2002-2009, sử dụng dữ liệu bảng không cân đối. Mẫu I gồm có 38 ngân hàng và mẫu II có 13 ngân hàng. Yếu tố ngân hàng cụ thể (các biến nội sinh), các yếu tố kinh tế vĩ mô (các biến ngoại sinh), và biến cấu trúc sở hữu đã được sử dụng trong nghiên cứu này. Cụ thể mô hình được xây dựng như sau: Trong đó y là ROA hoặc ROE, age là số năm hoạt động của ngân hàng, equity: vốn chủ sở hữu, size: log của tổng tài sản, res – loan: tỷ lệ dự phòng cho các khoản vay, fira đại diện cho sự phát triển tài chính, cost – inc: tỷ lệ tổng chi phí/ tổng doanh thu, các biến còn lại là yếu tố vĩ mô bao gồm GDP và lạm phát. Tác giả chạy mô hình pool OLS và REM và so sánh hai kết quả từ các mô hình. Kết quả của các tác giả cho thấy vốn của ngân hàng là rất quan trọng trong việc giải thích và gia tăng khả năng sinh lợi của các ngân hàng, trong khi các ngân hàng Hồi giáo thì không. Tỷ lệ chi phí trên thu nhập được tìm thấy là có tác động tiêu cực và đáng kể lên hiệu suất các ngân hàng đối với các ngân hàng Hồi giáo và truyền thống. Điều đó cho thấy rằng các ngân hàng Hồi giáo và các ngân hàng thông thường cần giảm thiểu tỷ lệ chi phí trên thu nhập. Nó phản ánh hiệu quả của ngân hàng trong việc sử dụng các nguồn lực có ảnh hưởng tích cực đến hiệu suất của các ngân hàng. Ngoài ra, các tác động tích cực và đáng kể của quy mô cung cấp bằng chứng về tính kinh tế của quy mô trong ngành ngân hàng khi nghiên cứu các nhân tố tác động đến ROE của các ngân hàng. Tuy nhiên, hệ số của biến quy mô là tiêu cực và có ý nghĩa trên ROA. Sở hữu nước ngoài không cải thiện hiệu suất các ngân hàng Hồi giáo và truyền thống. Sở hữu nước ngoài trong các ngân hàng GCC là khá nhỏ và ảnh hưởng không đáng kể đến quyết định ngân hàng. Vì vậy, các nước GCC dự kiến sẽ mở cửa 12 thị trường của họ và khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài của tự do hóa ngành ngân hàng. Tuổi của ngân hàng không có tác động đáng kể đến ROA. Bằng chứng của các tác giả cho thấy rằng tuổi ngân hàng không tham gia vào việc cải thiện hiệu suất cho các ngân hàng. Nghiên cứu cũng cho thấy biến dự phòng cho vay có tác động tiêu cực và đáng kể lên ROA và ROE của ngân hàng GCC, trong khi có tác động tiêu cực và đáng kể tới hoạt động ngân hàng Hồi giáo. Cuối cùng, đối với các biến kinh tế vĩ mô, cả GDP và lạm phát ảnh hưởng rõ rệt lên hiệu suất của các ngân hàng Hồi giáo và truyền thống. GDP là tác động tích cực đến lợi nhuận, trong khi lạm phát có tương quan tiêu cực đến lợi nhuận của ngân hàng. Phát hiện này cung cấp bằng chứng về một mối quan hệ mạnh mẽ giữa các điều kiện kinh tế và hoạt động của ngành ngân hàng. Nhìn chung, các kết quả thực nghiệm cung cấp bằng chứng cho thấy hiệu suất các ngân hàng trong tổ chức GCC bị ảnh hưởng bởi các yếu tố nội sinh (yếu tố cụ thể ngân hàng) và các yếu tố bên ngoài (các biến kinh tế vĩ mô), nhưng không phải bởi sở hữu nước ngoài . 2.3 Nghiên cứu của Marcia Million Cornett và cộng sự (2009) Trong nghiên cứu này, các tác giả nghiên cứu sở hữu nhà nước và sự can thiệp của chính phủ vào hệ thống ngân hàng ảnh hưởng thế nào đến hoạt động của các ngân hàng. Đặc biệt, tác giả dùng lưu chuyển tiền tệ và các phương pháp đo lường kế toán để đánh giá sự khác nhau giữa hoạt động của các ngân hàng tư nhân và các ngân hàng quốc hữu ở 16 nước Viễn Đông từ năm 1989 đến 2004, giai đoạn này bao gồm cả cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á 1997. Nghiên cứu này đã tìm thấy một điều thú vị là các ngân hàng quốc hữu thông thường hoạt động kém hơn, có vốn tự có thấp hơn và có rủi ro tín dụng cao hơn các ngân hàng tư nhân trước năm 2001 và sự khác biệt này là đáng kể ở những nước có sự can thiệp sâu của chính phủ và hối lộ chính trị trong hệ thống ngân hàng. Nghiên cứu thấy rằng từ 1997 đến 2000, 4 năm sau khi bắt đầu cuộc khủng hoảng thì các chỉ số về vốn tự có, rủi ro tín dụng và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng quốc hữu cao hơn các ngân hàng tư nhân. Sự đối lập giữa 2 loại hình ngân hàng này là rất lớn đối với 5 nước bị ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng (Indonesia, Malaysia, Philipine, Hàn Quốc và Thái
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất