Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bồi dưỡng phẩm chất, năng lực của đội ngũ bí thư chi bộ đại đội ở các đảng bộ tr...

Tài liệu Bồi dưỡng phẩm chất, năng lực của đội ngũ bí thư chi bộ đại đội ở các đảng bộ trung đoàn bộ binh trong quân đội hiện nay

.DOC
227
738
123

Mô tả:

BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HOÀNG VIỆT HÙNG BåI D¦ìNG PHÈM CHÊT, N¡NG LùC CñA §éI NGò BÝ TH¦ CHI Bé §¹I §éI ë C¸C §¶NG Bé TRUNG §OµN Bé BINH TRONG QU¢N §éI HI£N NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ HÀ NỘI - 2015 BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HOÀNG VIỆT HÙNG BåI D¦ìNG PHÈM CHÊT, N¡NG LùC CñA §éI NGò BÝ TH¦ CHI Bé §¹I §éI ë C¸C §¶NG Bé TRUNG §OµN Bé BINH TRONG QU¢N §éI HI£N NAY Chuyên ngành: Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước Mã số:62 31 02 03 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS, TS Phạm Văn Thắng 2. PGS, TS Bùi Quang Cường HÀ NỘI - 2015 L ỜI CAM ĐOAN T«i xin cam ®oan ®©y lµ c«ng tr×nh nghiªn cøu cña riªng t«i. C¸c sè liÖu trÝch dÉn trong luËn ¸n lµ trung thùc vµ cã xuÊt xø râ rµng. LuËn ¸n cha tõng ®îc c«ng bè trong bÊt kú c«ng tr×nh khoa häc nµo. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Hoàng Việt Hùng MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Chương NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN BỒI 1 DƯỠNG PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC CỦA ĐỘI NGŨ BÍ THƯ CHI BỘ ĐẠI ĐỘI Ở CÁC ĐẢNG BỘ TRUNG ĐOÀN BỘ BINH TRONG QUÂN ĐỘI 1.1. Đội ngũ bí thư chi bộ đại đội và phẩm chất, năng lực của đội ngũ bí thư chi bộ đại đội ở các đảng bộ trung đoàn bộ binh trong quân đội 1.2. Những vấn đề cơ bản về bồi dưỡng phẩm chất, năng lực của đội ngũ bí thư chi bộ đại đội ở các đảng bộ trung đoàn bộ binh Chương THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG KINH NGHIỆM BỒI DƯỠNG PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC CỦA ĐỘI NGŨ 2 BÍ THƯ CHI BỘ ĐẠI ĐỘI Ở CÁC ĐẢNG BỘ TRUNG ĐOÀN BỘ BINH TRONG QUÂN ĐỘI 2.1. Thực trạng bồi dưỡng phẩm chất, năng lực của đội ngũ bí thư chi bộ đại đội ở các đảng bộ trung đoàn bộ binh trong quân đội 2.2. Nguyên nhân và những kinh nghiệm bồi dưỡng phẩm chất, năng lực của đội ngũ bí thư chi bộ đại đội ở các đảng bộ trung đoàn bộ binh trong quân đội hiện nay Chương 106 3 YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG BỒI DƯỠNG PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC 3 8 24 24 51 67 67 87 CỦA ĐỘI NGŨ BÍ THƯ CHI BỘ ĐẠI ĐỘI Ở CÁC ĐẢNG BỘ TRUNG ĐOÀN BỘ BINH TRONG QUÂN ĐỘI HIỆN NAY 3.1. Sự tác động của tình hình, nhiệm vụ và yêu cầu tăng cường bồi dưỡng phẩm chất, năng lực của đội ngũ bí thư chi bộ đại đội ở các đảng bộ trung đoàn bộ binh trong quân đội hiện nay 3.2. Những giải pháp tăng cường bồi dưỡng phẩm chất, năng lực của đội ngũ bí thư chi bộ đại đội ở các đảng bộ trung đoàn bộ binh trong quân đội hiện nay KẾT LUẬN DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ Đà CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 106 118 153 155 156 175 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 Ch÷ viÕt ®Çy ®ñ Ban chấp hành Ban Chấp hành Trung ương Bộ Chính trị Bí thư chi bộ Chính trị viên Công nghiệp hóa, hiện đại hóa Công tác đảng, công tác chính trị Đảng ủy Quân sự Trung ương Huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu Phụ lục Quân đội nhân dân Quân ủy Trung ương Tổ chức cơ sở Tổng Cục Chính trị Trong sạch vững mạnh Vững mạnh toàn diện Xã hội chủ nghĩa Ch÷ viÕt t¾t BCH BCHTW BCT BTCB CTV CNH, HĐH CTĐ, CTCT ĐUQSTƯ HL, SSCĐ PL QĐND QUTƯ TCCS TCCT TSVM VMTD XHCN 3 MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu khái quát về luận án Đề tài: Bồi dưỡng phẩm chất, năng lực của đội ngũ bí thư chi bộ đại đội ở các đảng bộ trung đoàn bộ binh trong quân đội, chuyên ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước, mã số 62 31 02 03 là vấn đề đã được tác giả quan tâm, ấp ủ giành nhiều thời gian, công sức nghiên cứu. Đội ngũ bí thư chi bộ đại đội có vị trí hết sức quan trọng trong công tác xây dựng chi bộ TSVM và mọi mặt hoạt động của đại đội. Phẩm chất, năng lực của đội ngũ BTCB có ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, hiệu lực lãnh đạo, uy tín của chi bộ cũng như kết quả thực hiện nhiệm vụ HL, SSCĐ của đại đội. Nghiên cứu thực tiễn tác giả thấy rằng, phẩm chất, năng lực của đội ngũ BTCB còn không ít hạn chế, bất cập; để đội ngũ này đáp ứng yêu cầu chức trách, nhiệm vụ tất yếu phải bồi dưỡng phẩm chất, năng lực… Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần làm phong phú thêm về lý luận công tác bồi dưỡng đội ngũ cán bộ của Đảng trong quân đội, xây dựng đội ngũ BTCB đại đội ở các đảng bộ trung đoàn bộ binh có phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ thời kỳ mới. Ngay sau khi tốt nghiệp trên cương vị BTCB và giảng viên khoa CTĐ, CTCT, tác giả đã sưu tầm tài liệu, đầu tư nghiên cứu; dưới sự hướng dẫn của 2 cán bộ khoa học, sự giúp đỡ của các nhà khoa học, cho phép tác giả triển khai nghiên cứu đề tài. Quá trình nghiên cứu, triển khai đề tài, tác giả đã tham khảo, tiếp thu chọn lọc kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học ở trong nước và nước ngoài… Song đây là một công trình khoa học độc lập, không trùng lặp với các công trình khoa học đã được nghiệm thu, công bố, các Luận án, Luận văn đã được bảo vệ. 2. Lý do lựa chọn đề tài luận án Chi bộ đại đội là hạt nhân chính trị, xây dựng đại đội VMTD, có sức chiến đấu cao, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Đội ngũ BTCB đại đội ở các đảng bộ trung đoàn bộ binh là người chủ trì công tác của chi ủy, chi bộ; chịu trách nhiệm trước cấp ủy cấp trên và cấp 4 mình về toàn bộ hoạt động của chi bộ; trực tiếp chỉ đạo và tổ chức tiến hành các nội dung, biện pháp xây dựng chi bộ đại đội TSVM, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu. Để hoàn thành chức trách nhiệm vụ được giao, đội ngũ BTCB đại đội phải được đào tạo, bồi dưỡng một cách toàn diện cả về phẩm chất, năng lực, phương pháp công tác. Phẩm chất, năng lực là những yếu tố cơ bản tạo nên chất lượng và uy tín của BTCB; quyết định hiệu quả hoàn thành chức trách, nhiệm vụ của BTCB và ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoàn thành nhiệm vụ chính trị của chi bộ, đơn vị. Phẩm chất, năng lực của BTCB có ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của chi ủy, chi bộ. Những năm qua dưới sự lãnh đạo của QUTƯ, sự chỉ đạo của TCCT, tổ chức đảng, cán bộ chủ trì, cơ quan chính trị các cấp đã triển khai nhiều chủ trương, biện pháp thiết thực, cụ thể bồi dưỡng nâng cao phẩm chất, năng lực bảo đảm cho đội ngũ BTCB đại đội giữ vững vị trí, vai trò, xứng đáng là người chủ trì công tác chi ủy, chi bộ; hạt nhân đoàn kết, chỗ dựa về chính trị, tinh thần của cán bộ, chiến sỹ. Tuy nhiên, trước sự phát triển của tình hình, nhiệm vụ chính trị của đơn vị, yêu cầu công tác xây dựng Đảng ở đơn vị cơ sở, phẩm chất, năng lực của đội ngũ BTCB đại đội và công tác bồi dưỡng phẩm chất, năng lực của đội ngũ đó ở các đảng bộ trung đoàn bộ binh còn những bất cập, hạn chế. Phẩm chất, năng lực của một bộ phận BTCB đại đội chưa đáp ứng yêu cầu chức trách, nhiệm vụ. Sự nghiệp đổi mới, CNH, HĐH đất nước đang diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực đang diễn biến hết sức phức tạp, khó lường. Nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, đổi mới, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCS Đảng, hoạt động CTĐ, CTCT có bước phát triển mới. Sự chống phá của kẻ thù với thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, 5 âm mưu “phi chính trị hóa” quân đội và sự thoái hóa, biến chất về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên… đặt ra yêu cầu cao về chất lượng chính trị, sức mạnh chiến đấu của quân đội và các trung đoàn bộ binh, đòi hỏi phải có những chuyển biến mạnh mẽ, tích cực trong bồi dưỡng nâng cao phẩm chất, năng lực của đội ngũ BTCB đại đội. Từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Bồi dưỡng phẩm chất, năng lực của đội ngũ bí thư chi bộ đại đội ở các đảng bộ trung đoàn bộ binh trong quân đội hiện nay” làm luận án, đây là vấn đề cơ bản, có ý nghĩa lý luận, thực tiễn cấp thiết. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận giải làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn trên cơ sở đó xác định yêu cầu và đề xuất những giải pháp tăng cường bồi dưỡng phẩm chất, năng lực đội ngũ BTCB ở các đảng bộ trung đoàn bộ binh trong quân đội hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận, thực tiễn bồi dưỡng phẩm chất, năng lực của đội ngũ BTCB đại đội ở các đảng bộ trung đoàn bộ binh trong quân đội. - Đánh giá đúng thực trạng, rút ra những kinh nghiệm bồi dưỡng phẩm chất, năng lực của đội ngũ BTCB đại đội ở các đảng bộ trung đoàn bộ binh trong quân đội. - Xác định yêu cầu và đề xuất những giải pháp tăng cường bồi dưỡng phẩm chất, năng lực của đội ngũ BTCB đại đội ở các đảng bộ trung đoàn bộ binh trong quân đội hiện nay. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Bồi dưỡng phẩm chất, năng lực của đội ngũ BTCB đại đội ở các đảng 6 bộ trung đoàn bộ binh trong QĐND Việt Nam hiện nay. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu lý luận, thực tiễn, giải pháp bồi dưỡng phẩm chất, năng lực của đội ngũ BTCB đại đội ở các đảng bộ trung đoàn bộ binh đủ quân trong quân đội hiện nay. Phạm vi, đối tượng khảo sát: Khảo sát điểm một số đảng bộ trung đoàn bộ binh đủ quân của các quân khu, quân đoàn ở phía Bắc. Các tư liệu, số liệu điều tra, khảo sát từ năm 2010 đến nay. 5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Đề tài nghiên cứu dựa trên hệ thống lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác xây dựng Đảng; CTĐ, CTCT, về công tác cán bộ, xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. 5.2. Cơ sở thực tiễn Hoạt động bồi dưỡng phẩm chất, năng lực của đội ngũ BTCB đại đội ở các đảng bộ trung đoàn bộ binh. Thực trạng phẩm chất, năng lực của đội ngũ BTCB đại đội do tác giả tiến hành khảo sát, điều tra xã hội học và thông qua nghiên cứu các chỉ thị, nghị quyết, các báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, hoạt động CTĐ, CTCT ở các đảng bộ trung đoàn bộ binh. 5.3. Phương pháp nghiên cứu đề tài Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, đề tài chú trọng sử dụng các phương pháp: Lôgic - lịch sử; phân tích và tổng hợp; thống kê - so sánh; khảo sát thực tế, nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn; điều tra xã hội học; phương pháp chuyên gia ... 6. Những đóng góp mới của luận án - Phân tích, làm rõ đặc điểm đội ngũ bí thư chi bộ đại đội ở các đảng bộ 7 trung đoàn bộ binh trong quân đội. - Khái quát và luận giải rõ quan niệm bồi dưỡng phẩm chất, năng lực của đội ngũ BTCB đại đội ở các đảng bộ trung đoàn bộ binh trong quân đội. - Khái quát rút ra một số kinh nghiệm bồi dưỡng phẩm chất, năng lực của đội ngũ BTCB đại đội ở các đảng bộ trung đoàn bộ binh trong quân đội. - Đề xuất một số nội dung, biện pháp tăng cường bồi dưỡng phẩm chất, năng lực của đội ngũ BTCB đại đội ở các đảng bộ trung đoàn bộ binh trong quân đội hiện nay. 7. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án 7.1. Ý nghĩa lý luận Làm sâu sắc thêm những vấn đề lý luận về chi bộ đại đội, đội ngũ BTCB đại đội, về phẩm chất, năng lực và bồi dưỡng phẩm chất, năng lực của đội ngũ BTCB đại đội ở các đảng bộ trung đoàn bộ binh. 7.2. Ý nghĩa thực tiễn - Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp luận cứ khoa học giúp cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan chính trị các cấp lựa chọn những nội dung, hình thức, biện pháp khả thi, phù hợp để bồi dưỡng nâng cao phẩm chất, năng lực của đội ngũ BTCB đại đội ở các đảng bộ trung đoàn bộ binh trong quân đội hiện nay. - Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho nghiên cứu, giảng dạy môn CTĐ, CTCT ở các nhà trường quân đội. 8. Kết cấu của luận án Luận án gồm: phần mở đầu; tổng quan về vấn đề nghiên cứu; nội dung gồm 3 chương (6 tiết); kết luận; danh mục công trình của tác giả đã công bố có liên quan đến đề tài luận án; danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. 8 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến bồi dưỡng phẩm chất, năng lực của đội ngũ bí thư chi bộ đại đội Nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng trong từng thời kỳ, cùng với công tác xây dựng Đảng Cộng sản, lãnh đạo, tổ chức xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng, xây dựng quân đội kiểu mới vững mạnh về chính trị, ở nước ngoài đã có nhiều công trình nghiên cứu về đội ngũ cán bộ chính trị, CTV, bí thư cấp ủy, BTCB dưới những góc độ tiếp cận khác nhau. 1.1. Nghiên cứu vị trí, vai trò của chính trị viên, bí thư cấp ủy, bí thư chi bộ Nghiên cứu vị trí, vai trò của CTV, bí thư cấp ủy, BTCB dưới góc độ người đại diện cho Đảng Cộng sản tổ chức và lãnh đạo quân đội thực hiện các nhiệm vụ, Đại tướng A.A. Ê-pi-sép tác giả cuốn sách “Tóm tắt lịch sử công tác đảng, công tác chính trị trong các lực lượng vũ trang Liên Xô từ 1918 - 1973” [157], đã khẳng định: “các chính ủy, chính trị viên đã trở thành những người đầu tiên tổ chức và lãnh đạo CTĐ, CTCT trong các bộ đội và hạm tàu” [157, tr. 63] và đóng vai trò “Là đại diện của Đảng trong quân đội và hạm đội” [157, tr. 66]. Tiếp cận dưới góc độ nghiên cứu vị trí, vai trò của CTV, bí thư cấp ủy, bí thư chi bộ trong tiến hành CTĐ, CTCT, P.I.Các-pen-cô trong cuốn sách “Công tác đảng, công tác chính trị trong các lực lượng vũ trang Xô Viết” [20], khẳng định: “Bí thư cấp ủy đảng có vai trò đặc biệt to lớn. Kết quả hoạt động của cả tổ chức đảng phụ thuộc rất nhiều vào công tác của bí thư” [20, tr. 106]. I.S. Met-nhi-côp tác giả sách “Đảng cộng sản người lãnh đạo và giáo dục các lực lượng vũ trang Xô Viết” [21], tiếp cận vị trí, vai trò của CTV, bí thư cấp ủy, BTCB từ góc độ khoa học xây dựng Đảng, khẳng định: “Bí thư là nhân vật trung tâm, cốt cán Đảng, là người tổ chức chính công tác Đảng” [21, tr. 1]. Cùng chung quan điểm đó trong “Điều lệ công tác chính trị Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc” [65], xác định chính ủy, CTV vừa là người chủ trì 9 CTĐ,CTCT của đơn vị theo chức trách của thủ trưởng đơn vị, vừa là người chủ trì công tác đảng của các đảng ủy, chi bộ trong quân đội. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn công tác xây dựng chi bộ ở đơn vị cơ sở trong quân đội, nhiều nhà khoa học đã khẳng định CTV, bí thư cấp ủy, BTCB có vai trò đặc biệt quan trọng đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với quân đội, là một truyền thống quý báu cần giữ gìn và phát huy. “Giáo trình công tác chính trị của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc” [99], đã tổng kết: “Để đảm bảo sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng đối với quân đội, Đảng đã đặt ra hàng loạt các chế độ về công tác chính trị trong quân đội, một trong các chế độ đó là thiết lập chức chỉ đạo viên chính trị của đại đội; xây dựng chính trị viên đại đội là một truyền thống của công tác chính trị trong quân đội” [99, tr. 353]. 1.2. Chức trách, nhiệm vụ của chính trị viên, bí thư cấp ủy, bí thư chi bộ Tác giả A.A.Ê-pi-sép trong sách “Một số vấn đề công tác đảng, công tác chính trị trong các lực lượng vũ trang Liên Xô” [113], nghiên cứu chức trách, nhiệm vụ đội ngũ CTV dưới góc độ là một chức danh chỉ huy đơn vị đã xác định CTV - BTCB phải: “ trực tiếp chịu trách nhiệm về tổ chức và tình hình công tác chính trị và công tác giáo dục của đơn vị” [113. tr. 191]. Như vậy theo tác giả, CTV - BTCB có nhiệm vụ tổ chức và tiến hành công tác chính trị, tư tưởng cho bộ đội trong đơn vị, đảm bảo cho bộ đội có tư tưởng vững vàng, có đầy đủ các phẩm chất để hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Sách “Công tác đảng, công tác chính trị trong các lực lượng vũ trang Xô - Viết” [20], nghiên cứu chức trách, nhiệm vụ đội ngũ CTV, bí thư cấp ủy, BTCB dưới góc độ là người chủ trì chi bộ. Từ yêu cầu công tác lãnh đạo của chi bộ, các tác giả xác định rõ chức trách, nhiệm vụ của người bí thư cấp ủy, BTCB đó là: “Bí thư lãnh đạo và tổ chức công tác của các ủy viên. Bí thư dự thảo, đưa ra thảo luận và xác định kế hoạch công tác, rồi sau đó tổ chức thực hiện kế hoạch, chuẩn bị và tiến hành 10 phiên họp, đề ra những nhiệm vụ cụ thể cho các ủy viên, thu đảng phí, phụ trách kinh tế của Đảng” [20, tr. 106]. Cùng chung hướng tiếp cận và quan điểm, cuốn “Điều lệ Công tác chính trị Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc” [65] đã xác định: “Bí thư chi bộ phụ trách công tác thường ngày của chi bộ đảng; chủ trì, triệu tập họp cho ủy ban chấp hành chi chi bộ, kiểm tra, đôn đốc, quán triệt thực hiện nghị quyết của chi bộ đảng; đại diện cho ban chấp hành (chi ủy) chi bộ đảng báo cáo công tác trước đại hội đảng viên chi bộ và tổ chức đảng cấp trên theo định kỳ” [65, tr. 28]. “Giáo trình công tác chính trị của Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc” [99], khi nghiên cứu về chức trách, nhiệm vụ của đội ngũ CTV, bí thư cấp ủy, BTCB lại xem xét dưới góc độ CTV là người chỉ huy đơn vị, đồng thời là bí thư cấp ủy, BTCB cấp mình. Từ đó xác định CTV – BTCB phải “thực hiện công việc của chi bộ Đảng và công tác chính trị... Cương vị và trách nhiệm là rất vinh dự và cũng rất nặng nề” [99, tr. 352]. Đồng thời chỉ rõ BTCB có nhiệm vụ: “Làm tốt công tác chi bộ Đảng… tích cực tham gia và duy trì sự lãnh đạo tập thể của chi bộ Đảng... Chủ trì các công việc thường nhật của chi bộ Đảng” [99. tr. 356]. 1.3. Phẩm chất, năng lực của chính trị viên, bí thư cấp ủy, bí thư chi bộ Sách “Tóm tắt lịch sử công tác đảng, công tác chính trị trong các lực lượng vũ trang Liên Xô từ 1918 - 1973” [157], trên cơ sở tổng kết sâu sắc quá trình hình thành và phát triển chế độ CTĐ,CTCT, chế độ chính ủy, CTV trong các lực lượng vũ trang Liên Xô qua các giai đoạn lịch sử, đã đặt ra yêu cầu về phẩm chất của người CTV, bí thư cấp ủy, BTCB đại đội, phải thực sự: “mẫu mực của tính tư tưởng và tổ chức của người Bôn sê vích, toàn tâm toàn ý với trách nhiệm phục vụ của mình” [157, tr. 66]. Cuốn sách “Đảng cộng sản người lãnh đạo và giáo dục các lực lượng vũ trang Xô Viết” [21], khẳng định “cần phải có những yêu cầu cao đối với phẩm chất chính trị, tư tưởng và công tác của người bí thư” [21, tr. 1]. Trong đó, về phẩm chất của người bí thư cần có là: “lòng trung thành vô hạn với 11 lý tưởng cộng sản, tính tháo vát, gan dạ trong đấu tranh cho những nguyên tắc Đảng” [21, tr. 8]. Về năng lực, người bí thư cấp ủy, BTCB phải có năng lực toàn diện, tập trung vào những vấn đề cơ bản: “phải có hiểu biết về chính trị và chuyên môn” [21, tr. 2], “có kiến thức cơ bản về lý luận và chính trị, về quân sự và sư phạm, về văn học và nghệ thuật” [21, tr. 7]. Phải có “năng lực đoàn kết tập thể, tập trung năng lực tư tưởng và ý chí của tập thể” [21, tr. 9]. Công trình “Một số vấn đề công tác đảng, công tác chính trị trong các lực lượng vũ trang Xô - Viết” [113], chỉ rõ: “Tính chiến đấu và năng lực tổ chức của một tổ chức cơ sở của Đảng phần lớn phụ thuộc vào chỗ người đứng đầu nó, người lãnh đạo nó có trưởng thành về chính trị hay không và có những kiến thức cần thiết và năng lực tổ chức hay không?” [113, tr. 186]. Từ đó đặt ra yêu cầu rất cụ thể vể năng lực của người bí thư cấp ủy, BTCB đó là: “phải có kiến thức và kinh nghiệm toàn diện… phải có khả năng phân tích các hiện tượng xã hội, xem xét và giải quyết một cách sáng tạo các vấn đề đặt ra cho tập thể” [113, tr. 192]. Đồng thời nhấn mạnh: “Sức thuyết phục của người lãnh đạo Đảng là ở uy tín của người đó, là ở sự thống nhất giữa lời nói và việc làm của người đó ” [113, tr. 186 - 187]. Sách “Giáo trình công tác chính trị của Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc” [99], cho rằng, để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới CTV, BTCB cần phải có những phẩm chất, năng lực cốt lõi sau đây: “Một là, cần có lập trường chính trị vững vàng. Hai là, phải có tinh thần trách nhiệm và niềm tin mạnh mẽ vào sự nghiệp cách mạng. Ba là, phải có tư tưởng đạo đức cao thượng. Bốn là, phải có trình độ chuyên môn, năng lực nghiệp vụ…” [99, tr. 357 - 366]. Cuốn “Điều lệ Công tác chính trị Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc” [65], đặt ra yêu cầu: “Bí thư cần có tính đảng mạnh mẽ và tác phong dân chủ, biết tập trung trí tuệ của mọi người, phát huy vai trò của các ủy viên. Bí thư phải tự giác chấp hành sự giám sát và đôn đốc của ban 12 chấp hành đảng bộ; chủ động chịu trách nhiệm về khuyết điểm và sai sót trong công tác của ban chấp hành đảng bộ” [65, tr. 21] 1.4. Bồi dưỡng phẩm chất, năng lực của cán bộ chính trị, bí thư cấp ủy, bí thư chi bộ A.A.Ê-pi-sép tác giả sách “Một số vấn đề công tác đảng, công tác chính trị trong các lực lượng vũ trang Xô – Viết” [113] chỉ rõ, thường xuyên tự học tập là biện pháp quan trọng để hoàn thiện phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ chính trị ở đại đội. Theo các tác giả: “Người cán bộ chính trị phải thường xuyên nâng cao trình độ lý luận và tư tưởng, học tập đều đặn lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và mở rộng kiến thức văn hóa của mình” [113, tr. 192]. Bằng kinh nghiệm công tác của bản thân, tác giả đã chỉ rõ con đường, biện pháp tu dưỡng, rèn luyện nâng cao phẩm chất, năng lực của người bí thư cấp ủy, BTCB đó là: “Người ta bẩm sinh không phải là người lãnh đạo có tính nguyên tắc, kiên quyết và đồng thời tế nhị, chu đáo và là lãnh tụ chân chính của quần chúng. Một người lãnh đạo như vậy trưởng thành trong quá trình công tác thực tiễn” [113, tr. 187]. Thống nhất với quan điểm trên, sách“Đảng cộng sản người lãnh đạo và giáo dục các lực lượng vũ trang Xô Viết” [21] đã chỉ ra: “Phải học tập kiên trì hàng ngày, không những theo sách vở mà còn theo công việc, phải tích lũy về vốn sống” [21, tr. 7]. BTCB phải tu dưỡng, rèn luyện trong thực tiễn chiến đấu và công tác bởi “việc học chỉ có kết quả tốt nhất khi kết hợp chặt chẽ với thực tiễn” [21, tr. 7]. Bồi dưỡng phẩm chất, năng lực của CTV, bí thư cấp ủy, BTCB có thể được thực hiện thông qua nhiều con đường, biện pháp khác nhau. Theo tác giả trong sách “Tóm tắt lịch sử công tác đảng, công tác chính trị trong các lực lượng vũ trang Liên Xô 1918 - 1973” [157] cho rằng: “Đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ chính trị được tiến hành theo hai phương hướng cơ bản: bằng học tập ở các nhà trường quân sự và trực tiếp ở đơn vị” [157, tr. 173]. 2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước liên quan đến bồi dưỡng phẩm chất, năng lực của đội ngũ bí thư chi bộ đại đội 13 Cùng với quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của quân đội, đã có nhiều nhà khoa học trong và ngoài quân đội quan tâm nghiên cứu về vị trí, vai trò, chức trách, nhiệm vụ, yêu cầu về phẩm chất, năng lực và phong cách làm việc; bồi dưỡng phẩm chất, năng lực của đội ngũ bí thư cấp ủy nói chung và BTCB đại đội trong quân đội nói riêng. Tuy tiếp cận dưới những góc độ khác nhau, các công trình đó đã phần nào giải quyết những vấn đề cơ bản về đội ngũ BTCB, BTCB đại đội trong QĐND Việt Nam. 2.1. Quan niệm bí thư chi bộ Sách“Từ điển công tác đảng, công tác chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam” [159], đưa ra quan niệm BTCB là: “một chức vụ về Đảng, do đại hội chi bộ bầu ra, được đảng ủy cấp trên trực tiếp chuẩn y… Là người chủ trì công tác của chi bộ, chi ủy; đại diện cho chi ủy (chi bộ), chịu trách nhiệm trước cấp ủy cấp trên, cấp ủy cấp mình và tập thể chi bộ về tổ chức, điều hành, chỉ đạo mọi hoạt động của chi ủy, chi bộ…” [159, tr. 30 - 31]. “Giáo trình công tác đảng, công tác chính trị”, Tập 3 [134] ( dùng trong giảng dạy cho đội ngũ học viên đào tạo CTV) quan niệm: “Bí thư chi bộ là người chủ trì công tác của chi ủy, chi bộ, do đại hội chi bộ bầu ra, được đảng ủy cấp trên trực tiếp chuẩn y. Trường hợp đặc biệt do đảng ủy cấp trên trực tiếp quyết định” [134, tr. 70]. Tác giả Nguyễn Dân Quốc trong đề tài “Bồi dưỡng đội ngũ bí thư chi bộ ở các đơn vị quản lý học viên Trường sĩ quan Lục quân 2 trong giai đoạn hiện nay” [110], đưa ra quan niệm đội ngũ BTCB là “tập hợp những người đứng đầu chi bộ ở các đơn vị quản lý học viên, có đủ tiêu chuẩn về phẩm chất, năng lực đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ huy, quản lý mọi mặt ở các đơn vị quản lý học viên” [110, tr. 12]. 2.2. Vị trí, vai trò, chức trách, nhiệm vụ của bí thư chi bộ * Vị trí, vai trò của bí thư chi bộ 14 Sách “Cẩm nang nghiệp vụ công tác Đảng” [18], đã chỉ ra vai trò của BTCB được thể hiện trên 4 vấn đề cơ bản: “Là người đứng đầu chi bộ và là người đại diện cho chi ủy; có trách nhiệm lãnh đạo mọi mặt công tác của chi bộ; là người đại diện cho chi bộ, chi ủy…; là người giữ trọng trách cao nhất ở chi bộ, chi ủy” [18, tr. 171]. Bàn về vị trí, vai trò của BTCB, sách “Tài liệu hướng dẫn công tác đảng cho bí thư chi bộ và cấp ủy viên cơ sở” [7] chỉ rõ: “Bí thư chi bộ là người đại diện chi ủy, lãnh đạo mọi mặt công tác của chi bộ, có trách nhiệm tổ chức hoạt động của chi ủy” [7, tr. 8]. Sách “Tài liệu bồi dưỡng bí thư chi bộ và cấp ủy viên cơ sở” [10], xác định “Bí thư chi bộ là người đứng đầu, đại diện cho chi ủy, chi bộ và là người có trách nhiệm tổ chức thực hiện sự lãnh đạo của chi bộ trên mọi mặt công tác theo quy định của Điều lệ Đảng” [10, tr. 50 - 51]. Trong QĐND Việt Nam, BTCB - CTV đại đội là người chủ trì về chính trị ở đại đội, trực tiếp tiến hành CTĐ,CTCT; chủ trì công tác xây dựng Đảng và hoạt động của chi ủy, chi bộ có vai trò đặc biệt quan trọng đến nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của chi bộ, kết quả hoàn thành nhiệm vụ của đại đội, giáo trình “Giáo trình Công tác đảng, công tác chính trị” [134] chỉ rõ: BTCB đại đội là “Người chủ trì công tác chi bộ; là hạt nhân, trung tâm đoàn kết trong chi ủy, chi bộ và đại đội; có vai trò quan trọng trong củng cố uy tín của người chỉ huy” [134, tr. 70 - 71]. Cùng chung quan niệm trên, sách “Sổ tay công tác của bí thư chi bộ đại đội” [152] nhấn mạnh: “bí thư chi bộ là người đứng đầu và giữ trọng trách của chi bộ; có ảnh hưởng tới việc củng cố và nâng cao vai trò lãnh đạo, sức chiến đấu của chi bộ” [152, tr. 6]. * Chức trách, nhiệm vụ của bí thư chi bộ Trên cơ sở khẳng định vai trò quan trọng của BTCB, BTCB đại đội trong công tác xây dựng Đảng, CTĐ,CTCT, có ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng, hiệu quả xây dựng chi ủy, chi bộ TSVM, xây dựng đại đội VMTD nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra chức trách, nhiệm vụ của BTCB, BTCB đại đội. 15 Làm rõ chức trách, nhiệm vụ của BTCB, sách “Cẩm nang nghiệp vụ công tác Đảng” [18], xác định BTCB có nhiệm vụ: “Chịu trách nhiệm chung về công tác lãnh đạo của chi ủy, chi bộ, đồng thời trực tiếp làm công tác tư tưởng… cùng chi ủy chuẩn bị ra nghị quyết và triển khai thực hiện nghị quyết chi bộ” [18, tr. 171 - 176]. “Giáo trình Công tác đảng, công tác chính trị” [134], xác định BTCB đại đội có chức trách: “chủ trì và trực tiếp tiến hành các mặt công tác của chi ủy, chi bộ; cùng với chi ủy và đại đội trưởng nghiên cứu, đề xuất chủ trương, biện pháp lãnh đạo… chịu trách nhiệm trước cấp trên, chi ủy, chi bộ về toàn bộ hoạt động lãnh đạo đại đội và xây dựng chi bộ trong sạch vững mạnh” [134, tr. 66] 2.3. Phẩm chất, năng lực của bí thư chi bộ Giáo trình “Giáo trình Công tác đảng, công tác chính trị”, cho rằng: “Bí thư chi bộ phải tiêu biểu về phẩm chất chính trị; đạo đức và lối sống” [134, tr. 70] và “Phải có kiến thức toàn diện về chính trị, quân sự; năng lực quán triệt và cụ thể hóa nghị quyết của Đảng… có khả năng tham gia vào các quyết định của chi ủy, chi bộ; đoàn kết, quy tụ đảng viên, cán bộ và quần chúng” [134, tr. 71 - 72]. Tài liệu có tính chất là cẩm nang cho BTCB đại đội: “Sổ tay công tác bí thư chi bộ đại đội” [152], chỉ ra một cách cụ thể hệ thống phẩm chất cần có của người BTCB, đó là: "Bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định... Tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc, nhân dân… Sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao; tiêu biểu về đạo đức, lối sống…” [ 152, tr. 18 - 19]. Về năng lực BTCB đại đội cần: “phải có kiến thức toàn diện, đặc biệt phải có kiến thức chuyên sâu về công tác xây dựng Đảng… Có năng lực quán triệt, cụ thể hóa nghị quyết của Đảng… của cấp trên vào công tác lãnh đạo… Có năng lực đoàn kết, quy tụ đảng viên, cán bộ và quần chúng" [ 152, tr. 19 - 21]. Đi sâu bàn về năng lực của đội ngũ BTCB có đề tài “Bồi dưỡng năng lực công tác xây dựng Đảng của đội ngũ bí thư chi bộ các đơn vị quản lý học 16 viên ở Học viện Hậu cần hiện nay” [122], tác giả khẳng định, năng lực công tác xây dựng Đảng của đội ngũ BTCB là: “trình độ nhận thức… khả năng tổ chức thực hiện công tác xây dựng Đảng, bảo đảm xây dựng chi bộ vững mạnh, có năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu cao, thực sự là hạt nhân chính trị, trung tâm đoàn kết ở đơn vị, lãnh đạo đơn vị thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao” [122, tr. 21]. Bên cạnh những công trình nghiên cứu khái quát về phẩm chất, năng lực của bí thư cấp ủy, BTCB, nhiều nhà khoa học đi sâu nghiên cứu những năng lực cụ thể của đội ngũ này. Nghiên cứu về năng lực của BTCB khi tiến hành công tác kiểm tra, giám sát có công trình “Bồi dưỡng năng lực công tác kiểm tra, giám sát của đội ngũ bí thư chi bộ đại đội ở các Đảng bộ Lữ đoàn Tăng, Thiết giáp giai đoạn hiện nay” [117], tác giả xác định năng lực công tác kiểm tra, giám sát của BTCB là “khả năng quán triệt, vận dụng sáng tạo đường lối, quan điểm của Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy chế, quy định của cấp trên, đề xuất với chi ủy, chi bộ các chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện” [117, tr. 19], nhằm “phòng ngừa vi phạm kỷ luật, xây dựng chi ủy, chi bộ TSVM, lãnh đạo đơn vị hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao” [117, tr. 19]. Đề tài “Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ ở đại đội bộ binh đủ quân hiện nay” [139], tác giả đặt ra yêu cầu: “Phải thường xuyên bồi dưỡng cho bí thư chi bộ: nắm vững kiến thức xây dựng Đảng; các kinh nghiệm, kỹ năng, phương pháp, tác phong công tác” [139, tr. 85]. Nghiên cứu về phẩm chất, năng lực của bí thư cấp ủy, BTCB cũng được rất nhiều nhà khoa học ngoài quân đội quan tâm nghiên cứu. Tiêu biểu có đề tài của tác giả Nguyễn Ngọc Cẩn “Nâng cao chất lượng đội ngũ bí thư chi bộ, đảng bộ sơ sở xã ở các tỉnh miền núi phía Bắc hiện nay” [19]. Trong đó, tác giả chỉ ra những phẩm chất, năng lực cụ thể mà đội ngũ BTCB, đảng bộ xã cần phải có: “1. Bản lĩnh chính trị tốt, kiên định, vững vàng... 2. Có trình độ kiến thức, năng lực tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ được giao. 3. Có đạo đức, lối sống lành
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất