Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Luyện thi - Đề thi Thi THPT Quốc Gia Lịch sử BỘ ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2016 MÔN LỊCH SỬ CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT...

Tài liệu BỘ ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2016 MÔN LỊCH SỬ CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

.PDF
113
1001
61

Mô tả:

SỞ GD & ĐT BẠC LIÊU ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẠC LIÊU NĂM HỌC 2015- 2016 ________________ Môn: Lịch sử Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1 (2,0 điểm) Hãy nêu vai trò của Nguyễn Aí Quốc đối với sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam? Câu 2 (3 điểm) Trình bày nội dung cơ bản của Luận cương chính trị (10/1930). Từ đó chỉ ra những điểm hạn chế của Luận cương và quá trình khắc phục những hạn chế đó trong giai đoạn cách mạng 1939-1945? Câu 3 (3 điểm) Trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống Thực Dân Pháp (1945 - 1954), chiến dịch nào là chiến dịch tiến công lớn nhất của quân và dân ta? Bằng kiến thức lịch sử có chọn lọc, anh (chị) hãy làm rõ hoàn cảnh lịch sử, diễn biến chính, kết quả, ý nghĩa của chiến dịch đó. Câu 4 (2,0 điểm) Thế nào là “Chiến tranh lạnh”? Anh (Chị) hãy nêu những ảnh hưởng của “Chiến tranh lạnh” đến tình hình Châu Á? Đáp án đề thi thử THPTQG môn Sử - THPT chuyên Bạc Liêu năm 2016 Câu hỏi Ý chính cần đạt Điểm Câu 1 - NAQ tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn 0,5 (2,0 điểm) cho dân tộc: Con đường cách mạng VS …… - NAQ truyền bá CN Mác- Lê nin về nước chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ 0,75 chức cho sự ra của chính Đảng VS ở VN. - Thành lập Hội VN Cách mạng thanh niên (6-1925), tổ chức tiền thân của Đảng, trực tiếp huấn luyện và đào tạo đội ngũ cán bộ nòng cốt cho Đảng. - 1930: Triệu tập HN hợp nhất 3 tổ chức cộng sản sáng lập ra ĐCS VN, soạn 0,75 thảo cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng vạch ra đường lối chiến lược sách lược cho cách mạng Việt Nam. Câu 2 (3,0 điểm) Trình bày nội dung cơ bản của Luận cương chính trị (10/1930). Từ đó chỉ ra những điểm hạn chế của Luận cương và quá trình khắc phục những hạn chế đó trong giai đoạn cách mạng 1930-1945? * Nội dung của Luận cương: 1.5 - Luận cương xác đinh những vấn đề chiến lược và sách lược của cách mạng Đông Dương. Cách mạng Đông Dương lúc đầu là cuộc cách mạng tư sản dân quyền, sau đó sẽ tiếp tục phát triển, bỏ qua thời kỳ tư bản chủ nghĩa, tiến thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa… - Hai nhiệm vụ cách mạng là đánh đổ phong kiến và đế quốc có quan hệ khăng khít với nhau… - Động lực cách mạng là giai cấp vô sản và nông dân - Lãnh đạo cách mạng là giai cấp vô sản với đội tiên phong là Đảng cộng sản. Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới * Hạn chế của Luận cương: 1,0 - Chưa nêu được mâu thuẫn của xã hội Đông Dương, không đưa ngọn cờ giải phóng dân tộc lên hàng đầu mà còn nặng đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất… - Đánh giá không đúng khả năng cách mạng của tầng lớp tiểu tư sản dân tộc, khả năng lôi kéo một bộ phận trung, tiểu địa chủ tham gia mặt trận dân tộc thống nhất chống đế quốc và tay sai * Quá trình khắc phục những hạn chế… 0,5 - Hạn chế về nhiệm vụ cách mạng được khắc phục trong thời kỳ 1939-1941 đó là, Hội nghị BCHTW lần thứ VI (11/1939) chủ trương gương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc lên hàng đầu và đến Hội nghị BCHTW lần thứ VIII (5/1941) đã hoàn chinh chủ trương chuyển hướng chiến lược đề ra từ Hội nghị VI… - Hạn chế về lực lượng cách mạng được thực hiện trong thời kỳ 1936-1939 đó là, thành lập Mặt trận thống nhất Phản đế Đông Dương để đoàn kết lực lượng yêu nước chống bọn phản động thuộc địa, tay sai và Mặt trận Việt Minh (1941)… Câu 3 (3,0 điểm) Trong cuộc kháng chiến toàn quốc chống Thực dân Pháp xâm lược (1945 1954), chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ là chiến dịch tiến công lớn nhất của 0,25 quân và dân ta a) Hoàn cảnh lịch sử : * Âm mưu của Pháp - Mĩ: Điện Biên Phủ có vị trí chiến lược then chốt ở Đông Dương và Đông Nam Á nên Pháp cố nắm giữ. Nava đã cho xây dựng Điện 0,25 Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương, "một pháo đài bất khả xâm phạm" nhằm thu hút và tiêu diệt lực lượng chủ lực của ta, hòng giành lại thế chủ động trên chiến trường. Điện Biên Phủ trở thành tâm điểm của Kế hoạch Nava. * Chủ trương của ta: - Tháng 12/1953, Đảng ta quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ nhằm 0,5 tiêu diệt lực lượng địch, giải phóng Tây Bắc, tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào, qua đó làm thất bại hoàn toàn Kế hoạch Nava. Ta huy động một lực lượng lớn nhân lực, phương tiện vận chuyển hàng chục ngàn tấn vũ khí, đạn dược, thuốc men, lương thực phục vụ cho chiến dịch. b) Diễn biến chính của chiến dịch: chiến dịch Điện Biên Phủ bắt đầu từ ngày 13/3 đến ngày 7/5/1954 qua ba đợt: - Đợt 1: Từ 13/3 đến 17/3/1954: Quân ta tấn công tiêu diệt cứ điểm Him Lam 0,5 và toàn bộ phân khu Bắc, loại khỏi vòng chiến đấu 2000 tên địch. - Đợt 2: Từ ngày 30//3 đến ngày 26/4/1954: Quân ta tấn công các cứ điểm 0,5 phía đông phân khu Trung tâm Mường Thanh như đồi E1, D1, C1, A1… - Đợt 3: Từ ngày 1 đến 7/5/1954: Quân ta mở cuộc tổng công kích, tiêu diệt và bắt sống toàn bộ Ban tham mưu và lực lượng địch, chiến dịch kết thúc toàn 0,5 thắng. c) Kết quả: Qua 56 ngày đêm chiến đấu, quân ta đã tiêu diệt toàn bộ địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ gồm 16.200 tên, hạ 62 máy bay, thu toàn bộ vũ 0,25 khí và phương tiện chiến tranh. d) Ý nghĩa: Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ là thắng lợi lớn nhất trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Đập tan hoàn toàn Kế hoạch Nava, giáng một đòn quyết 0,25 định vào ý chí xâm lược của Thực dân Pháp. Làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao. Câu 4 (2,0 điểm) a) Khái niệm: Chiến tranh lạnh là cuộc đối đầu căng thẳng, sự chạy đua vũ trang giữa 2 phe TBCN do Mỹ đứng đầu và XHCN do Liên Xô đứng đầu. Cuộc Chiến tranh lạnh diễn ra trên hầu hết các lĩnh vực từ chính trị, quân sự đến kinh tế, văn hóa tư tưởng…ngoại trừ xung đột trực tiếp bằng quân sự giữa hai siêu cường…Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh tuy không xảy ra chiến tranh thế giới nhưng quan hệ quốc tế luôn trong tình trạng căng thẳng, chiến tranh 0,5 cục bộ diễn ra ở nhiều nơi… b) Ảnh hưởng của chiến tranh lạnh đến Châu Á: * Tại Đông Bắc Á: Diễn ra cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) 0,5 + Nam Triều Tiên: được Mỹ và các nước phương Tây viện trợ + Bắc Triều Tiên: được Trung Quốc và Liên Xô viện trợ => Kết quả: 27/7/1953 hiệp định đình chiến được ký kết… * Tại Đông Nam Á: Diễn ra 2 cuộc chiến tranh tiêu biểu: 0,5 - Chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp ( 1945-1954) + Mỹ viện trợ cho Pháp + Trung Quốc, Liên Xô, các nước XHCN ủng hộ, viện trợ cho cuộc kháng chiên của VN + Kết quả: 1954 hiệp định Giơnevơ được ký kết - Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mỹ (1954- 1975) + Mỹ tiến hành chiến tranh xâm lược thực dân mới ở Việt Nam (4 chiến lược chiến tranh) + Nhân dân Việt Nam chiến đấu chống Mỹ (được sự ủng hộ, giúp đỡ của Liên Xô, các nước XHCN…) => Đây là cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất phản ánh mâu thuẫn giữa hai phe. 0,5 Trường THPT Yên Thành 2 KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 2 NĂM 2016 MÔN: LỊCH SỬ (Thời gian làm bài: 180 phút) ĐỀ CHÍNH THỨC Câu 1 (2,0 điểm) Giới thiệu sự kiện khởi đầu tạo ra khuôn khổ trật tự thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Phân tích đặc trưng lớn nhất và hậu quả của trật tự đó. Câu 2 (2,0 điểm) Nêu những biểu hiện chủ yếu của xu thế toàn cầu hóa. Kể tên 4 tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực có Việt Nam tham gia. Câu 3 (2,0 điểm) Trình bày hoàn cảnh lịch sử của phong trào cách mạng Việt Nam 1930 - 1931. Vì sao từ đầu năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam nắm ngọn cờ lãnh đạo duy nhất đối với cách mạng nước ta? Câu 4 (2,0 điểm) Sự kiện Nhật Bản đầu hàng Đồng minh (15 - 8 - 1945) tác động như thế nào đến tình hình Việt Nam? Trong bối cảnh đó, Đảng Cộng sản Đông Dương và Mặt trận Việt Minh có chủ trương, biện pháp gì để lãnh đạo toàn dân Tổng khởi nghĩa giành chính quyền? Câu 5 (2,0 điểm) Sau Đại thắng mùa xuân năm 1975, quá trình thống nhất đất nước về mặt nhà nước ở Việt Nam được thực hiện như thế nào? Ý nghĩa của việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước. ------------------HẾT----------------Họ và tên thí sinh:..............................................................Số báo danh...................................... Chữ ký của giám thị:.................................................................................................................... ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CÂU NỘI DUNG ĐIỂM Câu 1 Giới thiệu sự kiện khởi đầu tạo ra khuôn khổ trật tự thế giới sau Chiến 2,0 tranh thế giới thứ hai. Phân tích đặc trưng lớn nhất và hậu quả của trật tự đó. a) Sự kiện khởi đầu tạo ra khuôn khổ của trật tự thế giới mới sau Chiến 0,25 tranh thế giới thứ hai là Hội nghị Ianta (2/1945) - Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn cuối. Nhiều vấn đề quan trọng và cấp bách đặt ra cho các cường quốc đồng 0,25 minh:1. Nhanh chóng tiêu diệt chủ nghĩa phát xít; 2. Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh; 3. Phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận 0,25 - Trong bối cảnh đó, tháng 2/1945 một hội nghị quốc tế được triệu tập tại Ianta (Liên Xô) với sự tham gia của đại diện 3 cường quốc: Liên Xô, Mỹ, Anh. 0,25 - Hội nghị Ianta quyết định:1. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản; 2. Thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới; 3. Thỏa thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít và phân chia phạm vi ảnh 0,25 hưởng ở Châu Âu và Châu Á. - Những quyết định của Hội nghị Ianta và những thỏa thuận sau đó của 3 cường quốc đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới - trật tự hai cực Ianta. 0,25 b) Đặc trưng lớn nhất Thế giới được phân chia làm 2 phe: TBCN và XHCN do hai siêu cường Liên Xô và Mỹ đứng đầu mỗi phe. Đặc trưng đó là nhân tố hàng đầu chi 0,25 phối nền chính trị thế giới và các quan hệ quốc tế trong phần lớn thời gian nửa sau thế kỷ XX c) Hậu quả - Làm cho tình hình thế giới ngày càng căng thẳng. Liên Xô và Mỹ từ liên 0,25 minh chống phát xít nhanh chóng đi tới tình trạng đối đầu. - Sự đối đầu Đông - Tây và Chiến tranh lạnh: Mỹ triển khai học thuyết Truman và Kế hoạch Macsan (1947), thành lập khối NATO (1949). Liên Xô thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế SEV (1949) và thành lập khối quân sự VACSAVA (1955). Sự ra đời của NATO và VACSAVA đánh dấu sự xác lập cục diện 2 cực, 2 phe. Chiến tranh lạnh bao trùm thế giới. Câu 2 Nêu những biểu hiện chủ yếu của xu thế toàn cầu hóa. Kể tên 4 tổ chức 2,0 liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực có Việt Nam tham gia. a) Biểu hiện - Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế. 0,25 - Sự phát triển to lớn và tác động của các công ti xuyên quốc gia. 0,25 - Sự sáp nhập và hợp nhất các công ti thành những tập đoàn lớn. 0,25 - Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế 0,25 và khu vực. b) Một số tổ chức… Câu 3 - Tổ chức thương mại thế giới (WTO) 0,25 - Khu vực Thương mại tự do ASEAN (AFTA) 0,25 - Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 0,25 - Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM) 02,5 Trình bày hoàn cảnh lịch sử của phong trào cách mạng Việt Nam 1930 2,0 - 1931. Vì sao từ đầu năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam nắm ngọn cờ lãnh đạo duy nhất đối với cách mạng nước ta? a) Hoàn cảnh lịch sử - Những năm 1929 - 1933, thế giới tư bản lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng. Thực dân Pháp trút hết gánh nặng khủng hoảng lên nước ta, 0,25 làm trầm trọng thêm tình trạng đói khổ của nhân dân ta - Sau cuộc khởi nghĩa Yên Bái thất bại, thực dân Pháp tăng cường khủng bố và đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân ta tạo nên không khí chính trị ngột ngạt. Mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân ta với bọn đế quốc 0,5 và tay sai phát triển gay gắt. - Đầu năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời nắm vai trò lãnh đạo cách mạng với đường lối và phương pháp cách mạng đúng đắn đã tập hợp 0,5 và kịp thời lãnh đạo nhân dân ta đứng dậy đấu tranh. b) Đầu năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam nắm ngọn cờ lãnh đạo duy nhất đối với cách mạng nước ta vì: - Cuộc khởi nghĩa Yên Bái (2/1930) thất bại đã chấm dứt vai trò lịch sử 0,25 của giai cấp tư sản Việt Nam và con đường cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản - Đầu năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là lực lượng duy nhất 0,5 còn tồn tại trên vũ đài chính trị, có tổ chức chặt chẽ, có đường lối đúng đắn và phương pháp đấu tranh khoa học nên đảm đương sứ mệnh lịch sử nắm ngọn cờ lãnh đạo duy nhất đối với cách mạng Việt Nam. Câu 4 Sự kiện Nhật Bản đầu hàng Đồng minh (15 - 8 - 1945) tác động như 2,0 thế nào đến tình hình Việt Nam? Trong bối cảnh đó, Đảng Cộng sản Đông Dương và Mặt trận Việt Minh có chủ trương, biện pháp gì để lãnh đạo toàn dân Tổng khởi nghĩa giành chính quyền? a) Tác động đến tình hình Việt Nam - Quân Nhật ở Đông Dương rệu rã, Chính phủ thân Nhật Trần Trọng Kim 0,25 hoang mang. - Điều kiện khách quan thuận lợi cho Tổng khởi nghĩa giành chính quyền 0,25 đã đến. b) Chủ trương, biện pháp của Đảng và Mặt trận Việt Minh - Ngày 13 - 8 - 1945, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh thành lập Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc. 23 giờ cùng ngày, Ủy ban Khởi nghĩa toàn 0,5 quốc ban bố “Quân lệnh số 1”, phát lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước. - Từ ngày 14 đến 15 - 8 - 1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng ở Tân Trào (Tuyên Quang) thông qua kế hoạch lãnh đạo toàn dân Tổng khởi nghĩa và quyết định những vấn đề quan trọng về chính sách đối nội, đối ngoại sau khi giành chính quyền. 0,5 - Từ ngày 16 đến 17 - 8 - 1945, Đại hội Quốc dân được triệu tập tại Tân Trào , tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng, thông qua 10 0,5 chính sách của Việt Minh, cử ra Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Câu 5 Sau Đại thắng mùa xuân năm 1975, quá trình thống nhất đất nước về 2,0 mặt nhà nước ở Việt Nam được thực hiện như thế nào? Ý nghĩa của việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước. a) Quá trình thống nhất - Sau Đại thắng mùa xuân 1975, Tổ quốc Việt Nam được thống nhất về mặt lãnh thổ song ở mỗi miền vẫn tồn tại một hình thức tổ chức riêng biệt. 0,25 Nguyện vọng của nhân dân cả nước là được thống nhất. Hội nghị BCH TW Đảng lần thứ 24 (tháng 9/1975) đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước. 0,25 - Từ ngày 15 đến 21/11/1975, Hội nghị hiệp thương chính trị giữa đoàn đại biểu hai miền Nam, Bắc tại Sài Gòn đã nhất trí về chủ trương, biện pháp thống nhất đất nước về mặt nhà nước 0,25 - Ngày 25/4/1976, cuộc Tổng tuyển cử bầu quốc hội chung cả nước đã diển ra với hơn 98% cử tri đi bỏ phiếu. 0,25 - Từ ngày 24/6 đến 3/7/1976, Quốc hội khóa VI họp và thông qua nhiều vấn đề quan trọng về các chính sách đối nội, đối ngoại.... 0,25 - Quốc hội bầu các cơ quan, chức vụ lãnh đạo cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bầu Ban dự thảo Hiến pháp. 0,25 - Ở các địa phương đã tiến hành bầu cử HĐND và UBND các cấp b) Ý nghĩa 0,25 - Tạo cơ sở để hoàn thành thống nhất đất nước trên các lĩnh vực khác - Tạo điều kiện phát huy sức mạnh toàn diện của đất nước để xây dựng 0,25 kinh tế, phát triển văn hóa, tăng cường khả năng quốc phòng - an ninh và mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới. Ghi chú: Nếu thí sinh có cách làm riêng, sáng tạo (và đúng), GV chấm thi vẫn cho điểm tối đa theo thang điểm. ĐỀ THI THỬ VÀO ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI PHẦN 3: Phần tự chọn (khoa học xã hội) Số câu: 40 câu hỏi Thời gian làm bài: 55 phút 1. Nhóm nước nào sau đây tham gia vào liên kết vùng Maxơ – Rainơ? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Italy – Đức – Pháp B: Bỉ – Đức – Hà Lan C: Pháp – Đức – Thụy sĩ D: Bỉ – Hà Lan – Pháp 2. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là nhà nước: Chọn 1 câu trả lời đúng A: Quản lý xã hội theo huyết thống và theo vùng lãnh thổ B: Quản lý xã hội theo vùng lãnh thổ C: Quản lý xã hội bằng quy tắc đạo đức D: Quản lý mọi mặt của đời sống xã hội bằng pháp luật 3. Trường Đại học X tổ chức ca nhạc dưới sân trường. Một nhóm sinh viên nam lớp A nhìn lên ban công tầng 3 thấy một nam sinh cứ nhìn về phía mình. Cho rằng nam sinh lớp B trên tầng 3 nhìn “đểu” mình, nhóm sinh viên nam lớp A cùng nhau chạy lên. Đến nơi, không còn thấy nam sinh nào ở ban công nữa. Vì không nhìn rõ ai nên nhóm sinh viên nam lớp A vào trong lớp B, nhìn tất cả các sinh viên lớp B và quát:Đứa nào lúc nãy ở ban công nhìn đểu chúng tao? Khó chịu về điều đó, lớp trưởng lớp B đứng ra nhận và quát lại: Tao nhìn đấy! Nhìn thế thì đã làm sao? Nghĩ rằng lớp trưởng lớp B là người đã nhìn “đểu” mình, cả nhóm sinh viên nam lớp A cùng lao vào đuổi đánh lớp trưởng lớp B. Hậu quả là lớp trưởng lớp B bị thương nặng. Trong nhóm sinh viên nam lớp A đánh lớp trưởng lớp B có một sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, cha mẹ mất sớm. Hỏi: Sinh viên này phải chịu trách nhiệm pháp lý như thế nào so với các sinh viên nam khác trong nhóm đó? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Như nhau B: Ngang nhau C: Bằng nhau D: Có thể khác 4. Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, các quốc gia Tây Âu gánh chịu nhiều tổn thất. Tuy nhiên, đến năm 1950, kinh tế của họ đã cơ bản phục hồi như giai đoạn trước chiến tranh là nhờ: Chọn 1 câu trả lời đúng A: Viện trợ của Hoa Kỳ trong khuôn khổ “Kế hoạch Mác–san” B: Nguồn vốn vay nặng lãi từ Hoa Kỳ C: Sự hỗ trợ vốn của Liên hợp quốc D: Nguồn thu từ hệ thống thuộc địa 5.Giải pháp nào sau đây KHÔNG được lựa chọn để nâng cao hiệu quả sản xuất cây công nghiệp ở Tây Nguyên hiện nay? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Đầu tư cải tạo đất, nhập ngoại một số giống cây công nghiệp mới B: Đẩy mạnh chế biến sản phẩm cây công nghiệp phục vụ xuất khẩu C: Đa dạng hóa cơ cấu cây công nghiệp D: Quy hoạch mở rộng diện tích cây công nghiệp 6. Sản phẩm công nghiệp nào của Nhật Bản chiếm tỷ trọng khoảng 60% tổng giá trị sản phẩm đó của toàn thế giới? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Xe gắn máy B: Tàu biển C: Vải, sợi D: Ô tô 7. Yếu tố nào quyết định giá cả của hàng hóa? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Giá trị của hàng hóa B: Trọng lượng của hàng hóa C: Giá trị sử dụng của hàng hóa D: Hình thức của hàng hóa 8. Đai khí hậu cận nhiệt đới gió mùa khu vực phía Nam nước ta phân bố ở độ cao nào? Chọn 1 câu trả lời đúng A: 1000 m và 1100 m đến 2650 m B: 900 m và 1000 m đến 2600 m C: 800 m và 900 m đến 2550 m D: 700 m và 800 m đến 2500 m 9. Trong chiến tranh xâm lược Việt Nam và Đông Dương, hai chính sách: Việt Nam hóa chiến tranh và Đông Dương hóa chiến tranh của Hoa Kỳ có quan hệ với nhau. Mối quan hệ đó được thể hiện trong yếu tố nào dưới đây? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Quân đội Sài Gòn là xương sống của Đông Dương hóa chiến tranh B: Hoa Kỳ quốc tế hóa cuộc chiến tranh Đông Dương C: Quân đội Sài Gòn sang xâm chiếm Campuchia D: Quân đội Sài Gòn chiến đấu ở Lào 10. Trong lịch sử chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam, yếu tố nào sau đây là quan trọng nhất để bảo đảm giành và giữ độc lập cho dân tộc? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Có quân đội bách chiến bách thắng B: Được quốc tế ủng hộ C: Có các nhà quân sự thiên tài D: Sức mạnh đoàn kết của toàn dân tộc 11. Cuộc cách mạng mang màu sắc tư sản cuối thế kỷ XIX đã đưa quốc gia nào ở châu Á phát triển thành nước đế quốc chủ nghĩa vào đầu thế kỷ XX? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Nhật Bản B: Trung Quốc C: Ấn Độ D: Thái Lan 12. Theo quy định của pháp luật nước ta, ai có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Cán bộ, công chức nhà nước B: Tất cả mọi công dân C: Những người đứng đầu các cơ quan trong bộ máy nhà nước D: Tất cả mọi người 13. Liên hợp quốc được thành lập sau phiên họp của đại biểu 50 nước từ ngày 25/4/1945 đến 26/6/1945 tại: Chọn 1 câu trả lời đúng A: Luân Đôn (Anh) B: Niu-Ooc (Hoa Kỳ) C: Xan Phranxico (Hoa Kỳ) D: Paris (Pháp) 14. Nhóm sản phẩm nông – công nghiệp nào của Trung Quốc KHÔNG đứng ở vị trí hàng đầu thế giới? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Thịt bò – Điện B: Lương thực – Than C: Thịt lợn – Xi măng D: Bông – Thép 15. Từ năm 2000 đến nay, khu vực II trong cơ cấu kinh tế theo ngành ở nước ta KHÔNG được chuyển biến theo hướng nào sau đây? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Tăng cường đa dạng hóa sản phẩm B: Tăng tỉ trọng công nghiệp khai thác C: Tăng tỉ trọng sản xuất sản phẩm cao cấp D: Giảm sản xuất các mặt hàng chất lượng trung bình 16. Quá trình nào sau đây đã tạo cho đất Feralít có màu đỏ vàng? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Phong hóa mạnh các loại đá mẹ B: Rửa trôi mạnh các chất Bazơ C: Tích tụ mạnh các chất Fe 2O 3 và Al 2O 3 D: Khai thác và sử dụng đất quá mức của con người 17. Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN vào năm nào? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Năm 1986 B: Năm 1995 C: Năm 1975 D: Năm 1979 18. Vì sao cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của Nhân dân Việt Nam bùng nổ vào cuối năm 1946? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Việt Nam không thể nhân nhượng được nữa B: Lực lượng kháng chiến của Việt Nam đã mạnh hơn thực dân Pháp C: Việt Nam được các nước xã hội chủ nghĩa chi viện D: Việt Nam được nhân dân thế giới ủng hộ 19. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập bởi năm quốc gia Inđônêxia, Mã Lai, Thái Lan, Xing–ga–po, Philippin vào: Chọn 1 câu trả lời đúng A: Tháng 8 năm 1976, tại Kuala – Lumpur B: Tháng 8 năm 1967, tại Băng Cốc C: Tháng 8 năm 1967, tại Xing–ga–po D: Tháng 8 năm 1976, tại Manila 20. Từ năm 1990 đến nay, trong cơ cấu kinh tế theo ngành ở nước ta, nhóm ngành nào có sự chuyển dịch chậm nhất? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Nhóm ngành khu vực I và II B: Nhóm ngành khu vực III C: Nhóm ngành khu vực I D: Nhóm ngành khu vực II 21. Nguyên nhân nào dẫn đến Cách mạng Tháng Tám (1945) diễn ra ít đổ máu? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Được quốc tế ủng hộ B: Lực lượng cách mạng Việt Nam chưa mạnh C: Kẻ thù chính của nhân dân Việt Nam đã thua trận, đầu hàng Đồng minh D: Cách mạng diễn ra bằng phương pháp hòa bình 22. Sau Cách mạng Tháng Tám (1945), lực lượng Đồng minh kéo vào Việt Nam. Quốc gia nào dưới đây KHÔNG có quân đội đóng ở Việt Nam vào năm 1946? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Pháp B: Trung Quốc C: Hoa Kỳ D: Anh 23. Sông nào lớn nhất ở đồng bằng Đông Âu? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Enitxây B: Ôbi C: Lêna D: Vônga 24. Chiến thắng Biên giới năm 1950 của Nhân dân Việt Nam chứng tỏ rằng: Chọn 1 câu trả lời đúng A: Quân đội nhân dân Việt Nam đã đông hơn quân Pháp B: Ý đồ đánh nhanh thắng nhanh của Pháp bị phá sản C: Lực lượng kháng chiến đã mạnh hơn đội quân viễn chinh của thực dân Pháp D: Sự trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam 25. Sườn Đông Trường Sơn ở Trung Bộ mưa nhiều từ tháng 9 đến tháng 11 là do nguyên nhân nào sau đây? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Ảnh hưởng của gió mùa và tín phong B: Ảnh hưởng của hiệu ứng phơn và gió phơn C: Có nhiều sườn chắn gió D: Ảnh hưởng của gió mùa và dải hội tụ nhiệt đới 26. Hàng hóa có những thuộc tính nào dưới đây? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Giá trị sử dụng và giá cả hàng hóa B: Giá trị và giá cả sản xuất C: Giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa D: Giá trị và giá trị trao đổi 27. Sản phẩm công nghiệp nào của Hoa Kỳ đứng hàng đầu thế giới năm 2004? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Khí đốt B: Than đá C: Điện D: Dầu thô 28. Năm 1979, nhân dân Việt Nam đã tiến hành cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc. Cuộc chiến tranh đó xảy ra trong hoàn cảnh nào? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Chiến tranh lạnh đã kết thúc B: Quốc phòng Trung Quốc đã phát triển hùng mạnh C: Hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa đã sụp đổ D: Sự bành trướng của Trung Quốc ở Đông Dương trước đó đã thất bại 29. UNCLOS là chữ viết tắt của tên gọi nào dưới đây? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Tuyên bố ứng xử ở Biển Đông B: Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông C: Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển D: Hiến chương Liên hiệp quốc 30. Ông A là người có thu nhập cao. Hàng năm, ông chủ động đến cơ quan thuế để nộp thuế thu nhập cá nhân. Trong trường hợp này, ông A đã: Chọn 1 câu trả lời đúng A: Tuân thủ pháp luật B: Sử dụng pháp luật C: Thi hành pháp luật D: Áp dụng pháp luật 31. Biện pháp nào sau đây KHÔNG PHẢI là biện pháp cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Đào kênh dẫn nước từ Sông Hậu về tưới cho vùng Tứ giác Long Xuyên và bán đảo Cà Mau B: Chia ruộng thành nhiều ô nhỏ để cải tạo C: Mở rộng diện tích quảng canh và độc canh lúa D: Các hoạt động kinh tế hợp lý, có cơ sở khoa học của con người 32. Pháp luật là phương tiện để nhà nước: Chọn 1 câu trả lời đúng A: Quản lý xã hội B: Bảo vệ các giai cấp C: Quản lý công dân D: Bảo vệ các công dân 33. Nội dung của pháp luật được quy định bởi quan hệ nào? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Quan hệ xã hội B: Quan hệ đạo đức C: Quan hệ kinh tế D: Quan hệ chính trị 34. Sự gia tăng dân số tự nhiên ở nước ta trong những năm qua KHÔNG dẫn đến kết quả nào sau đây? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Tăng nhu cầu chỗ làm việc B: Thúc đẩy quá trình đô thị hóa nhanh C: Sức ép lớn của dân số với phát triển kinh tế - xã hội D: Tăng cường đầu tư phát triển giáo dục mầm non 35. Cần ưu tiên phát triển ngành công nghiệp nào để khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong phát triển công nghiệp ở Đông Nam Bộ? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Các ngành công nghiệp sạch ít gây ô nhiễm B: Các ngành công nghiệp thu hút nhiều lao động dư thừa C: Công nghiệp năng lượng điện D: Công nghiệp khai thác, chế biến dầu khí 36. Ở nước ta, việc nhờ người thân trong gia đình đi bỏ phiếu hộ khi bầu cử đại biểu Quốc hội là vi phạm nguyên tắc bầu cử nào theo Luật bầu cử? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Nguyên tắc bỏ phiếu kín B: Nguyên tắc trực tiếp C: Nguyên tắc bình đẳng D: Nguyên tắc phổ thong 37. Phong trào Cần Vương (1885 - 1896) diễn ra khắp ba miền Trung - Nam - Bắc Việt Nam. Lực lượng nào lãnh đạo phong trào này? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Tư sản B: Sĩ phu yêu nước C: Nông dân D: Công nhân 38. Nhóm các tỉnh nào ở nước ta trồng lúa và nuôi cá tra, cá basa nhiều nhất cả nước? Chọn 1 câu trả lời đúng A: An Giang – Kiên Giang B: Tiền Giang – Hậu Giang C: Hậu Giang – Kiên Giang D: Tiền Giang – An Giang 39. Kháng chiến lâu dài là đặc điểm chung của hai cuộc đấu tranh chống Pháp (1945 - 1954) và chống Mỹ (1954 - 1975). Tuy nhiên, có những chiến dịch quân đội nhân dân Việt Nam đã đánh địch với khí thế thần tốc, táo bạo. Chiến dịch đó thuộc sự kiện nào dưới đây? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 B: Chiến dịch tiến công năm 1968 C: Chiến dịch Biên giới năm 1950 D: Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975 40. Bà Hiệp dựng xe đạp ở hè phố nhưng quên mang túi xách vào nhà. Quay trở ra không thấy túi xách đâu, bà Hiệp hoảng hốt vì trong túi có hơn 1 triệu đồng và một chiếc điện thoại di động. Bà Hiệp nghi cho Toán (13 tuổi) lấy trộm vì Toán đang chơi ở gần đó. Bà Hiệp đòi vào khám nhà Toán. Mặc dù Toán không đồng ý song bà Hiệp vẫn xông vào nhà lục soát. Hành vi của bà Hiệp đã vi phạm quyền nào sau đây? Chọn 1 câu trả lời đúng A: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân B: Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật riêng tư C: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe D: Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2015 ĐỀ THI CHÍNH THỨC (Đề thi có 01 trang) Môn thi: LỊCH SỬ Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề Câu I (3,0 điểm) Tóm tắt sự phát triển kinh tế Nhật Bản từ năm 1952 đến năm 1973 và nêu nguyên nhân của sự phát triển đó. Câu II (3,0 điểm) Dựa vào bảng dữ liệu sau: Thời gian 6-1919 7-1920 12-1920 1921-1923 1923-1924 1924-1927 1-1930 Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc Gửi đến Hội nghị Vécxai bản Yêu sách của nhân dân An Nam. Đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V. I. Lênin. Dự Đại hội XVIII của Đảng Xã hội Pháp, bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Tham gia thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa, là chủ nhiệm kiêm chủ bút báo Người cùng khổ; viết bài cho các báo Nhân đạo, Đời sống công nhân; viết tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp (xuất bản ở Pari năm 1925). Dự Hội nghị Quốc tế Nông dân và Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản ở Liên Xô; viết bài cho tạp chí Thư tín Quốc tế và báo Sự thật. Tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông; thành lập nhóm Cộng sản đoàn, sáng lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, ra báo Thanh niên; mở các lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ. Tác phẩm Đường Kách mệnh được xuất bản. Triệu tập và chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam; soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, được Hội nghị thông qua. (Nguồn: Lịch sử 12, NXB Giáo dục Việt Nam, H., 2015) 1. Nêu những công lao của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam. 2. Kể tên những sự kiện chứng tỏ Nguyễn Ái Quốc bước đầu thiết lập mối quan hệ của cách mạng Việt Nam với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Câu III (2,0 điểm) 1. Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (2-9-1945) khẳng định: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập”. Trình bày suy nghĩ của anh/chị về khẳng định trên. 2. Bằng những sự kiện chọn lọc thuộc một trong các thời kì lịch sử dân tộc (19451954, 1954-1975, hoặc hiện nay), hãy làm sáng tỏ quyết tâm của nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh giữ vững quyền tự do và độc lập. Câu IV (2,0 điểm) 1. Có ý kiến cho rằng: Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương đã chia Việt Nam thành hai quốc gia với đường biên giới là vĩ tuyến 17. Căn cứ vào nội dung Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương, hãy nhận xét ý kiến trên. 2. Từ những nhân tố chủ quan đảm bảo thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Việt Nam (1945-1954), hãy lựa chọn một nhân tố cần phát huy trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc ngày nay. Theo anh/chị, thanh niên Việt Nam cần làm gì để góp phần củng cố và phát triển nhân tố đó? ----------Hết---------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: ...........................................; Số báo danh: ........................................
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan