Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Y tế - Sức khỏe Sức khỏe người lớn tuổi Bí quyết luyện tập để có sức khỏe hồi xuân...

Tài liệu Bí quyết luyện tập để có sức khỏe hồi xuân

.DOC
45
807
90

Mô tả:

“Tài sản lớn nhất của đời người là sức khỏe và trí tuệ”. Nếu biết rèn luyện đúng cách và kiên trì thì sức khỏe và trí tuệ con người trẻ mãi không già, duy trì lâu dài sự thanh xuân và sắc đẹp. Ngạn ngữ cổ có câu: “Nước chảy thì không bị hôi”, cơ thể con người cũng vậy. Khi lưu động (tác dụng) trong nội thể con người bị ngừng trệ thì tất thảy nảy sinh ra các loại trở ngại. Cách xoa xát giữ gìn sức khỏe tuy chỉ là động tác đơn giản xoa xát ngoài da nhưng qua đó lại có thể kích thích được các kinh huyệt (huyệt đạo) làm cho máu lưu thông, từ đó thúc đẩy sự phát huy tác dụng hoạt bát của toàn thân, làm cho cơ thể lành mạnh, tràn đầy sức sống. Đồng thời kết hợp ăn, uống với thở, vận động xoa xát kinh huyệt của thuyết “y thực đồng nguyên” và phép dưỡng sinh “Trường sinh bất lão” của một dòng họ Ngự y Cung đình Trung Quốc được lưu truyền từ ngàn năm xưa để truyền bá “Thuật hồi Xuân cho nam nữ”. Đó là các tri thức, các kinh nghiệm được đúc rút từ thực tế hàng ngày, tích lũy từ thế hệ này sang thế hệ khác; được chắt lọc nâng lên thành một hệ thống những cách thức, những phương pháp tiến hành khôi phục “sức Xuân” để chủ động “hồi Xuân”, giúp người ta “Trường sinh bất lão”.
BÍ QUYẾT LUYỆN TẬP ĐỂ SỨC KHỎE HỒI XUÂN “Tài sản lớn nhất của đời người là sức khỏe và trí tuệ”. Nếu biết rèn luyện đúng cách và kiên trì thì sức khỏe và trí tuệ con người trẻ mãi không già, duy trì lâu dài sự thanh xuân và sắc đẹp. SƯU TẦM Tháng 8 năm 2011 Phần thứ nhất CÁCH THỞ - CÁCH VẬN ĐỘNG – CÁCH XOA XÁT ĐỂ GIỮ GÌN SỨC KHỎE Ngạn ngữ cổ có câu: “Nước chảy thì không bị hôi”, cơ thể con người cũng vậy. Khi lưu động (tác dụng) trong nội thể con người bị ngừng trệ thì tất thảy nảy sinh ra các loại trở ngại. Cách xoa xát giữ gìn sức khỏe tuy chỉ là động tác đơn giản xoa xát ngoài da nhưng qua đó lại có thể kích thích được các kinh huyệt (huyệt đạo) làm cho máu lưu thông, từ đó thúc đẩy sự phát huy tác dụng hoạt bát của toàn thân, làm cho cơ thể lành mạnh, tràn đầy sức sống. Đồng thời kết hợp ăn, uống với thở, vận động xoa xát kinh huyệt của thuyết “y thực đồng nguyên” và phép dưỡng sinh “Trường sinh bất lão” của một dòng họ Ngự y Cung đình Trung Quốc được lưu truyền từ ngàn năm xưa để truyền bá “Thuật hồi Xuân cho nam nữ”. Đó là các tri thức, các kinh nghiệm được đúc rút từ thực tế hàng ngày, tích lũy từ thế hệ này sang thế hệ khác; được chắt lọc nâng lên thành một hệ thống những cách thức, những phương pháp tiến hành khôi phục “sức Xuân” để chủ động “hồi Xuân”, giúp người ta “Trường sinh bất lão”. 1 I. CÁCH THỞ HỒI XUÂN 1. HÔ HẤP “PHÁ CŨ NẠP MỚI”: Khi tập thở sâu theo phép “thở hít hồi Xuân” thì đầu tiên phải đem tất cả những khí ô bẩn trong nội thể tống ra ngoài, sau đó mới hít không khí mới vào gọi là “phá cũ nạp mới”. Cách hô hấp này được Trang Tử coi là bí quyết của sự trường thọ. Khi thân thể mệt mỏi hoặc trạng thái cơ thể không tốt, không khí bẩn và vi trùng gây bệnh thừa cơ tập kích vào nội thể mà sức đề kháng đã suy yếu, lúc này cách hô hấp “phá cũ nạp mới” sẽ đưa không khí tươi mát vào nội thể, trở thành phương tiện phòng ngự cực kỳ hữu hiệu. “Con người muốn bảo vệ chắc chắn được sức khỏe của mình cố nhiên cần phải ăn nhiều món ăn nâng cao thể lực, nhưng điều cơ bản nhất là bằng mọi cách đưa dưỡng khí (oxy) và trong cơ thể”. Quả vậy, muốn bảo vệ sức khỏe phải làm cho các bộ phận trong cơ thể có đầy đủ dưỡng khí, nhưng con người hiện đại phần lớn vận động không đủ, hình thành tình trạng thiếu dưỡng khí mãn tính, dẫn đến sự trì trệ của các cơ năng, luôn luôn dồn tích sự mệt mỏi. Muốn loại trừ căn bệnh tệ hại này, cần thiết phải duy trì cho cơ thể được lành mạnh mà trong đó hít nhiều không khí trong lành tươi mát là một bí quyết. 2 Con người hiện đại không chỉ xuất hiện trong môi trường không khí ô nhiễm mà còn sống giữa nhân quần đầy ắp máy móc, chen chúc trên những đường xá, phương tiện xe cộ chật ních, trong rạp hát, trong phòng làm việc của những lầu nhiều buồng quá nửa thời gian của ngày… Trong hoàn cảnh như vậy thì cần thiết phải tranh thủ thời gian ra ngoài trời thực hiện cách thở “phá cũ nạp mới” để mọi ngóc ngách của cơ thể được hấp thụ dưỡng khí tươi mát, làm sống lại các cơ năng đã quá mệt mỏi. Cách hô hấp này sẽ giúp ngăn ngừa những bệnh tật có thể nảy sinh. 2. CÁCH THỞ BỤNG: Thở bụng là cách hô hấp có thể làm cho cơ thể lành mạnh, phòng được các bệnh tật, nếu tập đạt trình độ cao thì có thể chống được lão hóa, thậm chí có thể hồi xuân. Thở bằng bụng là cách hô hấp bí truyền của các Đạo gia, cách thở này làm cho bụng có thể thót lại và nở ra hết cỡ, như vậy là có thể làm cho máu ứ lại trong khoang bụng, nhất là ruột và các mô giữa ruột được tuần hoàn một cách thuận lợi. Cách thở bằng bụng chẳng những có ích cho hệ thống tiêu hóa mà còn có hiệu quả đối với lục phủ ngũ tạng, làm cho muốn ăn, chống được táo bón. Khi thực hành thở bằng bụng nếu đặt 2 bàn tay vào phía dưới rốn thì có thể cảm giác thấy không khí đi vào phần 3 bụng, tư thế ngồi hay đứng đều được. Hít vào từ từ rồi há miệng thở ra từ từ, đó là yếu lĩnh của cách thở này: Thót bụng khi hít vào và phình bụng khi thở ra. Sau khi luyện cách thở bụng đã quen phải đồng thời tập trung tinh thần, giải toả sự căng thẳng của cơ thể. Chỉ cần nhớ đến là có thể tùy thời luyện tập, mỗi ngày tập 2 – 3 phút là được. Tập như thế và có thể tăng thời gian, số lần tập dần lên, sau 2 tuần cơ thể sẽ cảm thấy nhẹ nhàng hơn bội phần, cảm thấy muốn ăn, da dẻ cũng trở nên mịn màng hơn. Cách thở thót bụng khi hít vào và phình bụng khi thở ra có hiệu lực cường tinh và hồi xuân. Các vị tiên thời cổ đại dùng nó làm Thuật Hồi xuân Trường sinh Bất lão và bí quyết của cách thở tu hành. Đầu tiên, ngồi trên ghế cứng hoặc đứng, nhắm mắt trong 2 – 3 giây để ổn định tư tưởng, sau đó dựa vào yếu lĩnh “phá cũ nạp mới” đẩy hết không khí bẩn trong phổi ra ngoài. Trước hết, thả lỏng cơ bụng làm cho nó phình ra, toàn thân cũng cần được thả lỏng. Sau đó, hít hơi vào (lúc này mấu chốt cơ bản là ngược với cách thở bình thường), bụng dùng sức thót lại, hít đến khi nào không thể hít vào được nữa mới thôi. 4 Tiếp đó là thả lỏng phần vai, phình bụng từ từ thở ra, làm đi làm lại 2 – 3 lần rồi dần dần có thể nhẹ nhàng thành thạo. Khi thực hành cần phải chú ý đến vị trí của đầu lưỡi: Khi hít vào đầu lưỡi phải dán vào phần trong của hàm răng trên, hít hơi từ mũi (bộ phận này là tiếp điểm của Nhậm mạch và Đốc mạch, có tác dụng hoàn thành sự nối tiếp đường về trong nội thể). Khi thở ra từ từ buông lỏng đầu lưỡi dán vào ngạc lưỡi. Cách thở hít thót thở phình này cần phải thực hành buổi sáng, buổi trưa, buổi tối hàng ngày, liên tục tập trong 1 tuần lễ. Sau khi liên tục tập 2 – 3 ngày thân thể sẽ cảm thấy nhẹ nhàng, sảng khoái, thực hành liên tục sẽ có hiệu lực cường tinh và hồi xuân rất kì diệu. 3. VẬN ĐỘNG HẬU MÔN: Học cách vận động cơ vành hậu môn là có thể giảm nhẹ được bệnh dương hư hoặc chóng xuất tinh và còn có thể chữa được bệnh. Phương pháp thực hành hết sức đơn giản: Trước hết, ngồi trên ghế, làm cho tâm tính bình tĩnh, tinh thần tập trung, khe khẽ nhắm mắt lại, sau đó khít hậu môn lại (tương tự như khi đang đi tiểu mà đột nhiên dừng lại). Sau đó, buông lỏng sức, làm cho hậu môn nới rộng ra. Cứ như thế, các động tác co, nới lặp đi lặp lại trong 3 phút và luyện tập cho tới khi như nó tự vận động thì thôi. Hàng 5 ngày tập đi tập lại, cơ vành tất sẽ mạnh lên. Làm như vậy không chỉ chữa được bệnh dương hư, bệnh trĩ, đàn ông bị xuất tinh sớm; người khỏe mạnh thì tinh lực được tăng cường. Nếu dùng thuật ngữ chuyên môn để nói về vận động hậu môn là do tác dụng của sự hoạt động hai kinh lạc Nhậm mạch và Đốc mạch (các kinh huyệt chủ yếu nhất của cơ thể con người tập trung ở đây) cho nên chỉ cần kích thích vào kinh lạc này thì sẽ truyền đi toàn thân, đẩy mạnh sức khỏe, đó là mục đích lớn nhất của nó. Cách thở bằng hậu môn có thể làm khỏe nội tạng. Do kích thích của sự thít nở khi vận động hậu môn đã đẩy mạnh sự tuần hoàn của máu, giải trừ được bệnh trĩ; đồng thời, cũng có ích cho sắc đẹp, giữ được thanh xuân mãi mãi của con người (không có son phấn nào giữ được thanh xuân khi nội tiết và hoóc môn không bình thường). Cách thở bằng vận động hậu môn có kết quả rất lớn rèn luyện được nội tạng, làm cho nó mạnh lên không chỉ đến cường tinh mà còn đến hồi xuân, trường sinh bất lão, không bao giờ bị táo bón. Chú ý: khi thực hành cách thở này, tuyệt đối không được cố; khi hít vào phải giữ một ít khí đưa vào tâm của hậu môn, sau đó thót bụng lại khí cũng được hít sâu vào 6 người rồi mới từ từ buông lỏng ra, không bao lâu sau sẽ có cảm giác không khí thực sự đi về hướng hậu môn. Nên nhớ, khi thở kết hợp dùng cả 3 cách: “phá cũ nạp mới”, “hít thót thở phình” và “thở bằng hậu môn” được giới thiệu ở trên còn cần phải làm một vận động quan trọng là phối hợp thở với vận động thít và nở của hậu môn. Cụ thể là: Khi hít vào thì thót bụng lại cũng đồng thời từ từ thít chặt hậu môn; ngược lại, khi thở ra thì từ từ nở rộng hậu môn và phình bụng. Cách thở trên gọi là “cách thở hồi xuân”, liên kết một cách diệu kỳ cách thở với vận động hậu môn, không ngừng tập đi tập lại, nhất định sẽ có kết quả đột xuất. Đặc biệt có hiệu quả kỳ diệu đối với những bệnh mãn tính mà thuốc Tây y không chữa được, bệnh mất ngủ, bệnh trĩ, táo bón hoặc những bệnh của người lớn tuổi. Thực hiện hàng ngày, mỗi lần 5-10 phút, sau 1 tuần sẽ thấy đầu óc tỉnh táo, thân thể hoạt động thoải mái hơn, thế lực được “hồi xuân”; sau 6 tháng cơ thể bỗng nhiên cảm giác như có một dòng điện chạy qua, đó chính là dòng điện trong cơ thể bạn, cũng tức là khí thông tới Nhậm mạch và Đốc mạch, lần đầu tiên đi ra khắp toàn thân. Đó chính là khoảnh khắc chứng tỏ bạn đã hoàn thành thuật hồi xuân – tấm hộ chiếu đi vào Trường sinh bất lão. 7 4. KÍCH THÍCH ĐỐC MẠCH VÀ NHẬM MẠCH (Xem 27 huyệt Đốc mạch và 24 huyệt Nhậm mạch trong cơ thể con người). Hai đường kinh lạc này (đường thông lộ có huyệt) khi kích thích vào hậu môn, đồng thời nó cũng bị kích thích làm cho khí được tuần hoàn, tạo ra năng lực cho “cách thở hồi xuân”. Do thực hiện “cách thở hồi xuân” ảnh hưởng vào nội thể, tạo thành một đường về có thể làm cho dòng điện (khí) đi qua thuận lợi, tức là kích thích Đốc mạch làm cho kinh lạc này nối liền nhau, khí được tuần hoàn, tạo thân thể khỏe mạnh. Hơn nữa, trên Đốc mạch và Nhậm mạch có rất nhiều huyệt có thể ngăn ngừa và chữa khỏi tất cả các bệnh tật của con người một cách diệu kỳ, cho nên tất cả các cơ quan nội tạng cũng nhận được kích thích mà linh hoạt phát huy tác dụng. Đó là điều bí mật làm cho “cách thở hồi xuân”có hiệu quả to lớn. Bây giờ, hãy làm lại chính xác một lần cách thở diệu kỳ đó. Nhưng lần này, phải dùng bàn tay đặt nhẹ lên 2-3 phân vuông ở xương cụt cột sống. Khi thở sẽ cảm giác thấy bộ vị bàn tay hơi hơi di động lên xuống, vì đấy là nơi tập trung rất nhiều thần kinh, là nơi của những kinh lạc quan trọng và cũng là nơi có nhiều huyệt của cơ thể. 8 Thân thể con người có hơn một ngàn huyệt (Trong đó có khoảng 360 huyệt thường được dùng để chữa bệnh) mà quan trọng nhất là Đốc mạch và Nhậm mạch (Xem hình 1 và hình 2) Đốc mạch ở phía sau cơ thể chạy từ xương cụt qua trụ lưng, qua trung tâm phần sau ngực tới mặt, sau đó tới các kinh lạc ở môi trên. Chính ở đường kinh lạc này có rất nhiều huyệt quan trọng có quan hệ với nội tạng. Nhậm mạch ở phía trước cơ thể chạy từ 2-3 phân trước hậu môn, qua rốn, hốc tim và trung tâm mặt chính của cơ thể, lại qua kinh lạc chạy từ họng tới môi dưới. 5. PHÉP NỘI THỊ: Khi “hít thót thở phình”, không phải chỉ hít khí vào mà còn phải tập trung tinh thần, cần phải “quan sát” khí lưu thông tới khắp các ngõ ngách của cơ thể, phải như dùng kính soi dạ dày để nhìn tình hình bên trong dạ dày. Đem khí vào nội thể, đồng thời dùng tinh thần (sức thần thông) quan sát nội thể của mình gọi là “phép nội thị”. Cũng tức là đem cái không nhìn thấy, dùng cái tinh thần không nhìn thấy mà thấu thị làm một (cũng như làm thuật thôi miên bản thân mình). Pháp thuật này có thể đưa khí vào cuối cơ thể (xương cụt, gót chân), làm cho khí tuần hoàn trong toàn thân, không những ngăn ngừa được bệnh tật mà có thể làm 9 cho tinh thần an định, giữ được thân thể khỏe mạnh, không bị khổ não về bệnh tật. Đối với phụ nữ, kết hợp sự vận động cơ vòng hậu môn và “phép nội thị” còn có một tác dụng độc đáo, đó là kéo theo sự vận động âm đạo, rèn luyện cho sự co thắt của âm đạo. Sự vận động thít vào của hậu môn làm cho cơ thịt bên trong âm đạo cũng thu nhỏ lại. Cho nên, vận động hậu môn nhiều lần cũng có sức làm cho âm đạo thu nhỏ lại. Nói một cách khác, chỉ cần biết cách vận động này thì những phụ nữ đã sinh đẻ hoặc phụ nữ trung niên vẫn có thể thường xuyên giữ được ma lực của trinh nữ, có thể nói là bí quyết để vợ chồng tương hợp nhau. 6. NĂNG LỰC SIÊU PHÀM: Khi ta kiên trì luyện cách “hít thót thở phình” và “phép nội thị” sẽ tạo ra một sức mạnh không thể phủ định mà y học Tây phương không thể nào giải thích nổi. Đó chính là “năng lực nội thể” của con người, cũng tức là dòng điện. Đưa dòng điện này vào một sự luyện tập nào đó đạt tới mức sử dụng nó theo ý chí của mình thì sức mạnh ấy được người trần gọi là “siêu năng lực”. Trong phép dẫn đạo của Lão Tử cũng có phép thở siêu năng lực, nói một cách vắn tắt là Phép thở tổng hợp và Phép nội thị (thuật tự Thôi miên của châu Âu ngày nay đã mượn từ phép nội thị này). Nghe nói những người nhan sắc lưu truyền thiên cổ như Dương Quý Phi, Triệu Phi Yến, Võ 10 Tắc Thiên, Hạ Cơ… đều học được phép dẫn đạo, đã làm cho ai ai cũng hứng thú mà người đời biết đến. 7. TẬP LUYỆN LÀM MẠNH PHẦN BỤNG DƯỚI: (Tham khảo hình 3) Để tăng cường tinh lực, điều đầu tiên là phải làm mạnh cơ bắp phần bụng dưới. Bởi vì bản thể của phần tinh năng là nhiệt lực, cho nên phải đem nhiệt lực này chuyển xuống nửa phần người dưới. Trong thời hiện đại, con người ít đi lại, làm việc trí óc nhiều nên nhiệt lực có xu hướng đi lên nửa người trên, còn ở dưới thân, cơ năng sớm suy thoái (nhiệt lực cũng là trạng thái của khí). Do đó, làm khỏe phần bụng dưới, trạng thái không thăng bằng của khí này sẽ được điều chỉnh lại, có thể tạo ra trạng thái điều hòa của nhiệt lực toàn cơ thể. Không những thế, còn có thể tập trung nhiệt lực vào nửa người dưới, nâng cao được tính dục; làm cho nửa người dưới ấm mới có thể tăng cường được tính dục, đó là định luật của sinh lý học. Trước nhất, phải tận lực làm cho phần bụng dưới rốn phình ra và thót vào. Khoảng cách giữa thót vào và phình ra càng lớn càng có hiệu quả, không cần quan tâm đến nơi tập và thời gian tập. Tiến thêm bước nữa, khi thở không chỉ dùng sức ở bụng dưới mà đồng thời phải luyện tập làm khỏe bụng dưới, như vậy sẽ nhanh chóng làm nảy sinh ra dương khí. 11 Khi luyện tập tất nhiên cũng động đến bụng trên nhưng ý thức và sức lực nhất thiết phải tập trung vào bụng dưới. Tốt nhất nên phối hợp với phương thức nín thở (cố gắng thót vào phình ra 5 lần khi nín thở). Phép cường tinh là tập luyện nửa người dưới, làm cứng bụng dưới hoặc tập cơ thịt hậu môn, phải trải qua sự vận động của các cơ thịt này tác động vào các huyệt. Ngoài ra, còn có thể tập luyện theo trạng thái tĩnh: điều chỉnh hơi thở, nhắm mắt lại, tập trung ý thức vào những huyệt này, mắt nhắm nhưng phải tưởng tượng như nhìn thấy những bộ phận của cơ thể mà ý thức hướng tới. Sau khi giữ như vậy một lúc, có thể một số người đã cảm giác thấy tinh dục đang dâng trào. Cách làm này chủ yếu là dùng đến ý thức, kết hợp với cách tập bụng và hậu môn thì nhất định sẽ trở thành người có tinh lực khá. II. PHƯƠNG PHÁP VẬN ĐỘNG ĐỂ GIỮ GÌN SỨC KHỎE 1. DÙNG ĐẦU LƯỠI LÀM SẠCH MIỆNG: Chứng hôi miệng phần lớn bắt nguồn từ bệnh tiêu hóa không tốt, bệnh dạ dày, bệnh mũi… đều là các bệnh nội thể. Muốn trừ được căn bệnh đáng ghét này, phương pháp duy nhất là dùng đầu lưỡi liếm khoang miệng. Dùng đầu lưỡi liếm đi liếm lại trong, ngoài răng và bộ phận gần cuống họng. Buổi sáng ngủ dậy, trước khi đi làm, trong nhà 12 vệ sinh, trước khi tiếp khách, trong cầu thang máy … bất cứ lúc nào nhớ đến đều có thể làm được. Làm liên tục 3 phút, trong miệng sẽ tích nước bọt, sau khi nước bọt tích lại nhiều rồi lại chia làm 3 lần mà từ từ nuốt xuống. Nước bọt không những có thể tiêu trừ được mùi hôi ở miệng mà còn có tác dụng tốt đối với thực quản và dạ dày. Nước bọt nuốt xuống, một mặt làm nhuận vách thực quản, một mặt đi vào dạ dày, chữa được bệnh dạ dày gây ra mồm thối, tất nhiên cũng đẩy mạnh tác dụng của dạ dày, làm khỏe hệ thống tiêu hóa. Sau khi vận động liếm mồm 2-3 lần lại dùng 2 hàm răng đập vào nhau để có thể hoàn toàn khử được chứng hôi miệng. Răng trên và răng dưới đập vào nhau sẽ phát ra tiếng va chạm, nếu như ngậm miệng lại mà làm thì tiếng kêu càng lớn hơn, mỗi ngày làm 30 lần có thể ngừa được bệnh viêm lợi là một trong các nguyên nhân gây ra chứng bệnh này, đồng thời còn làm cho răng khỏe hơn. Luyện tập đều, tuổi già cũng không lo rụng răng. 2. VẬN ĐỘNG TIA MẮT: Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, vận động tia mắt sẽ làm cho tình cảm của mắt phong phú và còn có tác dụng an định tinh thần. Tuy nhiên, phải khổ công luyện tập mới đạt được. 13 Trước hết cần thắp 1 cây nến trong căn phòng thật tối, kê cho ánh sáng của nến cao ngang tầm mắt, ngồi ở cự li 3 bước, hai tay đặt ngay ngắn lên đùi, mắt nhìn thẳng vào ngọn nến trong 5 giây, đầu từ từ quay về bên trái 1 góc 90 độ (so với mình) nhưng ánh mắt vẫn không rời ngọn nến; sau đó đầu lại từ từ quay nhìn thẳng, mắt vẫn không rời ngọn nến; vẫn dùng yếu lĩnh như thế, đầu lại quay về bên phải, rồi lại quay về vị trí cũ. Tiếp đó, hai tay bắt chéo sau lưng, thân thể dùng hết sức ngả về phía sau nhưng đầu vẫn giữ thẳng so với thân và mắt vẫn không ngừng nhìn vào ngọn nến, lại đưa thân thể về tư thế cũ, sau đó thân cúi về phía trước, đầu giữ thẳng, không ngửa ra sau, ánh mắt vẫn đặt vào ngọn nến, lại trở về tư thế cũ. Cần tập đi tập lại 30 lần, tốt nhất là ngày nào cũng tập. Vận động như vậy rất thích hợp để loại trừ mệt mỏi, tu dưỡng tinh thần. 3. VẬN ĐỘNG XOAY TRÒN BẮP CHÂN, XOAY CỔ TAY: Sáng sớm ngủ dậy thường cảm thấy không sảng khoái, cử động chậm chạp, nhất là những người huyết áp thấp còn cảm giác đau nhức, khó chịu hơn nhiều so với người thường. Khi tỉnh dậy nằm nguyên trên giường, hai bắp chân cùng một lúc quay ra phía ngoài hơn 30 lần, rồi lại quay 14 vào phía trong hơn 30 lần. Vận động bắp chân phải thực sự quay ở các khớp, có thể làm cho máu tuần hoàn thông thuận, đầu óc cũng tự nhiên tỉnh táo. Cách tập này rất hiệu quả đối với hiện tượng váng đầu do máu không tuần hoàn tốt, thiếu máu, mỏi vai v.v… Đối với những người tỉnh dậy khó khăn còn phải tập kết hợp với động tác xoay cổ tay: Trước hết duỗi thẳng cơ thể, giơ 2 tay lên (giơ lên đầu hoặc giang ngang để có cự ly xa tim nhất), sau đó các ngón tay xòe ra và xoay cổ tay vào bên trong, đếm từ 1 đến 9; rồi lại xoay hướng về bên ngoài, cũng 9 lần. Như vậy coi là 1 đợt, mỗi lần tập 4 đợt (36 lần). Mỗi lần xoay lấy 1 giây làm chuẩn, xoay liên tiếp nhưng không nên làm nhanh quá hay chậm quá đều kém hiệu quả. Vận động cổ tay rất có hiệu quả bởi vì ở cổ tay, cánh tay, bàn tay có rất nhiều huyệt kích thích toàn thân. Đồng thời dùng cả cổ tay và cổ chân vận động càng đẩy mạnh tuần hoàn máu đến tất cả các ngóc ngách của cơ thể, làm tỉnh táo đầu óc đang trong trạng thái nửa ngủ, nửa thức và làm cho cơ năng các khí quan nội tạng phát huy tác dụng mạnh mẽ. 4. VẬN ĐỘNG CÁNH TAY VÀ VẬN ĐỘNG XOAY LƯNG. a) Vận động cánh tay có thể chữa được các bệnh trúng phong, sơ cứng động mạch, cao huyết áp, hạ huyết 15 áp, viêm khớp, suy nhược thần kinh, bệnh tim, bệnh thận, phụ nữ kinh nguyệt không đều, các chứng sản hậu … nó cũng rất có hiệu quả đối với các bệnh lâm sàng. Tư thế tập đứng, dang rộng 2 chân bằng độ rộng của vai, dồn sức đứng trên 2 ngón chân cái; nửa người trên buông lỏng, nửa người dưới dùng hết sức lên gân, thả lỏng 2 cánh tay, nhè nhẹ xòe 2 bàn tay, đu đưa 2 cánh tay theo tỷ lệ ra phía trước 3 phần, ra phía sau 7 phần. Sau khi làm như vậy khoảng 100 lần sẽ phát hiện thấy ít tốn sức mà thân thể ấm lên, ra mồ hôi. Mỗi ngày nên tập làm như vậy 3 buổi (sáng, trưa, chiều), mỗi buổi tập sau cần tăng dần số lần lên, ít nhất mỗi ngày phải làm 1000 lần mới có tác dụng chữa bệnh. Kiên trì tập kiểu vận động này chỉ 1 tháng sau thân thể sẽ cảm thấy sảng khoái bội phần, da dẻ sẽ mịn màng hơn, cảm giác mỏi vai biến mất vì vận động cánh tay đã làm cho máu tuần hoàn dễ dàng. Đó là phép giữ sức khỏe “thượng hư hạ thực” nghĩa là: nửa người trên phải giữ cho nhu hòa (thượng hư) và nửa người dưới phải chắc (hạ thực). Khi người ta cảm thấy đầu váng phát nóng, chân bị lạnh, đứng không vững, đột ngột đứng lên thì hoa mắt. Đó là tín hiệu “thượng thực hạ hư” dễ sinh bệnh tật. Phương pháp tốt nhất làm cho trạng thái này trở lại bình thường đó là vung cánh tay. Từ đầu ngón tay đến gót chân, ngón chân 16 huyết dịch được tuần hoàn thông thuận thì có thể ngăn ngừa được bệnh tật; đồng thời, có thể thúc đẩy phục hồi sức khỏe một cách hiệu quả. b) Vận động xoay lưng có thể chữa được bệnh đau lưng và dạ dày. Tư thế cũng như vận động cánh tay, đứng dạng 2 chân bằng vai, buông lỏng nửa người trên, sau đó dùng hết sức xoay lưng về đằng sau, đầu cũng xoay theo, 2 chân trụ vững không được di động, xoay đến hết mức không thể xoay được nữa, lại quay nhìn về đằng trước, rồi lại xoay lưng sang hướng khác. Đối với những người lưng đã bị cứng thì nên làm khoảng 30 lần/buổi, rồi tăng dần số lần lên. Mỗi buổi (sáng, trưa, chiều) sau khi vận động cánh tay lại vận động lưng 100 lần. Hoặc sau khi ngủ dậy và trước khi đi ngủ, mỗi lần 150 cái (nên xoay theo nhịp 1-2.1-2 và lặp đi lặp lại) Cách vận động này còn có thể điều chỉnh hệ thống khí quan tiêu hóa như dạ dày, ruột gan, tụy v.v… và làm cho chúng mạnh lên. Những người bị táo bón, mất ngủ, yếu dạ dày, bại lưng nên tập liên tục tất sẽ đỡ; xoay lưng còn làm cho mỡ ở bụng tiêu tan, eo sẽ nhỏ lại và mông sẽ nở ra. c) Kết hợp vận động cánh tay và xoay lưng với làm dãn cột sống có tác dụng kích thích nguồn tinh lực. Tư thế đứng cũng giống như vận động cánh tay nhưng bắt chéo 2 17 tay sau lưng, dùng hết sức uốn cong người về phía sau, ưỡn đến mức không thể ưỡn hơn được nữa rồi đứng thẳng người dậy. Ai không ưỡn nổi 90 lần thì ít nhất cũng phải ưỡn được 45 lần mới đạt yêu cầu (mỗi ngày tập 10 lần). Tập liên tục vận động này có thể làm cho lưng đã bị còng thẳng lại; không những làm dãn cột sống mà còn kích thích các kinh lạc như thận kinh, can kinh là nguồn gốc của tinh dục, phát huy hiệu quả hồi xuân. Ngoài 3 cách vận động nói trên có hiệu quả làm mạnh nội tạng, còn có cách vận động vỗ đùi để chữa chứng bệnh tinh thần, loại trừ căng thẳng. Phương pháp thực hiện: đứng dậm chân tại chỗ, khi nhắc đùi phải lên cao thì dùng tay phải, nhấc đùi trái dùng tay trái, vỗ vào vị trí bên trong đùi từ đầu gối trở lên sao cho phát ra tiếng “bộp” và theo tốc độ đi nhanh. d) Vận động duỗi cơ lưng còn gọi là “vận động mèo duỗi lưng” là phương pháp phối hợp cách thở với duỗi co xương sống làm cho cơ bắp, khớp, cột sống của toàn thân được trơn tru, hiệu quả của vận động này rất to lớn. Tư thế (giống như mèo duỗi lưng) quỳ gối, 2 bàn tay đặt xuống đất, cúi lưng xuống, chùng 2 khủy tay, mặt nhìn về phía trước, từ từ di động thân trên về phía trước (2 cánh tay đỡ toàn thân, mông nhô cao) sau khi vươn tới giới hạn lớn nhất lại từ từ trở lại tư thế quỳ như cũ. Lặp đi lặp lại 18 như vậy 8 lần (khi vươn tới thì mặt sát đất – thở ra, khi trở về tư thế quỳ - hít vào). Cứ sau 8 lần thì phải đứng lên, dùng trạng thái nghỉ ngơi đi lại 8 bước, rồi lại tiếp tục tập. Chú ý: Có một cách tập đơn giản hơn nhưng vẫn đạt được hiệu quả tuyệt vời, đó là dùng chân tay bò như trẻ nhỏ nhưng đầu gối không được chạm đất. Hằng ngày kiên trì tập như vậy, thân thể sẽ trở nên mềm mại, không lâu sẽ giống như hổ báo duỗi thẳng đầu gối mà đi. Vận động này tuy đơn thuần nhưng công hiệu còn nhiều hơn ta nghĩ, đặc biệt đối với các bệnh thể chất suy nhược, bệnh mãn tính, đau thần kinh, viêm khớp… III. XOA XÁT CÁC KINH HUYỆT Cơ thể con người được cấu tạo tinh xảo đến mức kỳ lạ. Nếu nội bộ cơ thể nảy sinh một điều gì khác thường thì phần da bên ngoài cơ thể có những kinh huyệt hoặc kinh lạc nối liền với bộ phận khác thường này cũng có những thay đổi. Xoa xát nơi xuất hiện dấu hiệu khác thường, làm cho sự kích thích tác dụng tới thần kinh và nội tạng để tiêu trừ những khác thường trong nội thể. Đó chính là chỗ kỳ diệu của phép giữ sức khỏe bằng xoa xát. Xoa xát chỉ có 1 bí quyết: đặt phẳng bàn tay lên 4 xung quanh kinh huyệt (hoặc nơi có xuất hiện dấu hiệu khác thường), từ khi bắt đầu đến khi kết thúc xoa xát chỉ 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan