Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo thường niên acb 2014...

Tài liệu Báo cáo thường niên acb 2014

.PDF
270
336
119

Mô tả:

Báo cáo thường niên ACB 2014 BỒ I ĐẮP GIÁ TRỊ MỤC LỤC PHÁT BIỂU CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ 01  THÔNG TIN CHUNG Trang 08 1.1. 1.2. 1.3. 1.4. 1.5. 1.6. 02 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG NĂM 2014 Trang 20 2.1. 2.2. 2.3. 2.4. 2.5 03  Trang 35 Thông tin khái quát Quá trình hình thành và phát triển Ngành nghề và địa bàn kinh doanh Mô hình quản trị, tổ chức kinh doanh và bộ máy quản lý Định hướng phát triển Rủi ro Tình hình hoạt động kinh doanh Tổ chức và nhân sự Tình hình đầu tư, tình hình thực hiện các dự án Tinh hình tài chính tín dụng Cơ cấu cổ đông, thay đổi vốn đầu tư của chủ sở hữu BÁO CÁO VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA BAN TỔNG GIÁM ĐỐC 3.1. 3.2. 3.3. 3.4. 3.5. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh Tình hình tài chính Những cải tiến về cơ cấu tổ chức, chính sách và quản lý Kế hoạch phát triển trong tương lai Giải trình của Ban Tổng Giám đốc đối với ý kiến kiểm toán 04 Trang 40 ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA ACB 4.1. 4.2. 4.3. Đánh giá của Hội đồng Quản trị về hoạt động của ACB Đánh giá của Hội đồng Quản trị về hoạt động của Ban Tổng Giám đốc Các kế hoạch, định hướng của Hội đồng Quản trị 05 QUẢN TRỊ CÔNG TY Trang 42 5.1. 5.2. 5.3. 06 TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM NĂM 2014 Trang 54 6.1. 6.2. Hội đồng Quản trị Ban Kiểm soát Các giao dịch, thù lao và các khoản lợi ích của Hội đồng Quản trị, Ban Kiểm soát và Ban Điều hành Bối cảnh kinh tế thế giới trong và ngoài nước Chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng Việt Nam 07 Trang 58 THÀNH TÍCH VÀ SỰ CÔNG NHẬN CỦA XÃ HỘI, CÁC SỰ KIỆN ĐÁNG CHÚ Ý VÀ CÔNG TÁC TỪ THIỆN XÃ HỘI NĂM 2014 08 BÁO CÁO TÀI CHÍNH Trang 66 09 Trang 270 8.1. 8.2. Ý kiến của kiểm toán Báo cáo tài chính được kiểm toán MẠNG LƯỚI CHI NHÁNH VÀ PHÒNG GIAO DỊCH Thưa quý vị cổ đông, Kinh tế Việt Nam năm 2014 nhìn chung khả quan hơn năm 2013, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, tăng trưởng chưa bền vững, tốc độ tăng xuất khẩu có xu hướng giảm. Đối với ngành ngân hàng, dòng vốn tín dụng vẫn còn ách tắc; việc xử lý tài sản đảm bảo đối với các khoản nợ xấu chưa có tiến triển tốt. Năm 2014 đánh dấu năm thứ hai ACB thực hiện ý đồ chiến lược giai đoạn 2013-2018, và cũng là năm thứ hai ACB thực hiện lộ trình tái cơ cấu giai đoạn 2013-2015 để giải quyết những vấn đề tồn đọng. ... cần nhắc lại lần nữa về ba điều ACB phải trân trọng: với khách hàng là sự hài lòng và gắn bó, với cổ đông là niềm tin và sự ủng hộ, và với chính ACB là quyết tâm cách tân liên tục của con người ACB. Có được, giữ được và phát triển dựa được trên ba yếu tố này, ACB sẽ không chỉ ở vị trí hàng đầu, mà quan trọng hơn, là sẽ tiến lên phía trước một cách bền vững. 6 • Về chiến lược, ACB đã cơ bản hoàn thiện các nền tảng, tạo tiền đề để chuyển sang giai đoạn tiếp theo 2015-2016 là tăng cường xây dựng năng lực cạnh tranh bền vững, hướng đến khẳng định vị thế ngân hàng hàng đầu Việt Nam. • Về tổng tài sản, ACB đã có một bảng tổng kết tài sản vững và mạnh. Các chỉ tiêu chính đều tăng trưởng tích cực; tín dụng dịch chuyển theo hướng tập trung hơn vào khách hàng cá nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa; dư nợ cho vay khách hàng cá nhân tăng 15%. Tiền gửi huy động từ khách hàng tăng 12% trong khi huy động liên ngân hàng giảm năm thứ ba liên tiếp. Tỷ lệ an toàn vốn đạt mức cao là 14,1%. • Về thu nhập, cơ cấu thu nhập của ACB chuyển dịch đúng định hướng bán lẻ. Sau hai năm sụt giảm, thu nhập năm 2014 tăng 17%; lợi nhuận đạt kế họach; đánh dấu bước phục hồi và hướng đi đúng đắn. Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi ở mức cao và có tốc độ tăng trưởng cao nhất từ năm 2011 đến nay. Thu nhập ở mảng thị trường tài chính tăng trưởng trở lại sau hai năm ghi nhận lỗ do việc đóng trạng thái vàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Kể từ năm 2012, việc khắc phục rốt ráo các vấn đề tồn đọng được xác định là ưu tiên, dự phòng rủi ro trích lập đầy đủ theo quy định. • Về công tác quản trị điều hành, năm 2014 đánh dấu hoàn tất nâng cấp hệ thống ngân hàng lõi từ TCBS lên DNA. Nâng cấp giao dịch trực tuyến ACB Online. Hệ thống chi nhánh và phòng giao dịch tiếp tục tái cấu trúc để nâng cao hiệu quả. Các chính sách, quy trình nghiệp vụ, hướng dẫn công việc được ban hành và điều chỉnh kịp thời, phù hợp, rút ngắn thời gian, giảm chi phí và tăng sự tiện lợi cho khách hàng. Rủi ro được kiểm soát tốt. Cuối năm 2014 đầu năm 2015, nhận dạng thương hiệu mới được Báo cáo thường niên 2014 Phát Biểu Của Chủ Tịch Hội đồng Quản trị triển khai làm tiền đề cho việc đẩy mạnh cải tiến sản phẩm dịch vụ, chất lượng phục vụ và hệ thống các kênh tiếp cận nhằm đặt trọng tâm thật sự vào khách hàng. • Tháng 3/2015, The Asian Banker, một tổ chức có uy tín hoạt động trong lĩnh vực truyền thông tài chính ngân hàng, trên cơ sở thành tựu của ACB năm 2014, đã bình chọn ACB là ngân hàng bán lẻ tiến bộ nhất khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Năm 2015 và những năm tiếp theo, ACB cần tiếp tục gìn giữ ba điều quan trọng: sự hài lòng lâu dài của khách hàng, niềm tin bền vững của cổ đông, và tính ưu việt liên tục trong hoạt động. • Sự hài lòng lâu dài của khách hàng không chỉ nằm ở sản phẩm dịch vụ đáp ứng nhu cầu mà còn ở chất lượng phục vụ, cùng với các kênh giao dịch tiện lợi cho hoạt động kinh doanh và cuộc sống của khách hàng. ACB cần đi xa hơn việc cạnh tranh bằng giá phí để giữ khách hàng; phải hiểu khách hàng hơn; do đó cần đầu tư cho năng lực nắm bắt nhu cầu của khách hàng và phát triển mối quan hệ cùng có lợi một cách nghiêm túc. • Niềm tin bền vững của cổ đông được quyết định bởi kết quả hoạt động kinh doanh tốt, trong sự giám sát của cổ đông và các bên hữu quan khác. ACB thực hiện nguyên tắc minh bạch, kiên trì mục tiêu phát triển bền vững để có hiệu quả bền vững. • Tính ưu việt liên tục trong hoạt động thể hiện ở việc ứng dụng kịp thời các tiến bộ công nghệ, các phương thức quản trị điều hành tiên tiến; quan trọng hơn, nó còn nằm ở khả năng phát triển ACB dựa trên thế mạnh cạnh tranh là con người, là chủ thể sử dụng những yếu tố vật chất. ACB phải là nơi tập hợp những con người tiến bộ, ham học tập, thích đổi mới, có tham vọng xây dựng ACB là ngân hàng hàng đầu. Thưa quý vị cổ đông, Kinh tế Việt Nam năm 2015 dự báo là tiếp tục xu thế phục hồi; lạm phát không có biến động lớn; www.acb.com.vn cán cân thanh toán duy trì thặng dư; nhưng vẫn còn những khó khăn như cân đối ngân sách; khả năng tiếp cận vốn tín dụng của khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa; nợ xấu của các tổ chức tín dụng cần có giải pháp mạnh mới có thể kéo giảm xuống mức an toàn. ACB, trong bối cảnh đó, xây dựng kế hoạch tăng trưởng tài sản phù hợp với điều kiện thị trường. Hội đồng Quản trị đề nghị với cổ đông chỉ tiêu lợi nhuận được cho là ở mức hợp lý, bởi vì tuy thu nhập dự kiến tăng trưởng tốt, nhưng các vấn đề tồn đọng cần phải được giải quyết rốt ráo trong năm 2015, năm cuối của lộ trình tái cơ cấu ba năm. Không dừng lại ở những gì thấy và làm được trong năm qua hay trong năm sắp tới, mà về lâu dài ACB đang và sẽ ngày càng thể hiện rõ nét hơn là một tổ chức có hệ thống giá trị cốt lõi sống động; có khả năng định hình và điều chỉnh chính sách, thủ tục, hành vi để ACB khác biệt trong thị trường; Khác biệt ở cách ứng xử chính trực, ở ý thức cách tân liên tục, ở cách tiếp cận rủi ro cẩn trọng, ở quan điểm hài hoà quyền lợi giữa các bên liên quan, và ở khả năng đảm bảo hiệu quả hoạt động cao. Ý đồ chiến lược của ACB đến 2018 là xác lập vị thế dẫn đầu thị trường trên năm lĩnh vực cốt yếu: định hướng khách hàng, quản lý rủi ro, kết quả tài chính bền vững, hiệu quả hoạt động, và đạo đức kinh doanh. Để thực hiện được điều này, cần nhắc lại lần nữa về ba điều ACB phải trân trọng: với khách hàng là sự hài lòng và gắn bó, với cổ đông là niềm tin và sự ủng hộ, và với chính ACB là quyết tâm cách tân liên tục của con người ACB. Có được, giữ được và phát triển được dựa trên ba yếu tố này, ACB sẽ không chỉ ở vị trí hàng đầu, mà quan trọng hơn, là sẽ tiến lên phía trước một cách bền vững. Trần Hùng Huy Chủ tịch Hội đồng Quản trị. 7 01  Thông tin chung 1.1. 1.2. 1.3. 1.4. 1.5. 1.6. Thông tin khái quát Quá trình hình thành và phát triển Ngành nghề và địa bàn kinh doanh Mô hình quản trị, tổ chức kinh doanh và bộ máy quản lý Định hướng phát triển Rủi ro Hàm lượng chất thơm trong cà phê rất nhỏ, được hình thành và tích lũy trong hạt. Để khai thác được trọn vẹn hương thơm tiềm ẩn từ cà phê cần đến sự phối hợp xuất sắc giữa các yếu tố tự nhiên cùng với kỹ thuật chế biến, gia nhiệt khi rang xay. Mỗi vụ mùa cà phê thành công là kết quả của sự tận tâm, lao động không mệt mỏi của người trồng như anh Nguyễn Văn Huấn, chủ trang trại cà phê tại Lâm Hà. Và ACB tự hào đã gắn bó cùng anh bằng cả sự tận tâm nhất dành cho khách hàng. Một tách cà phê ngon đều phải trải qua tiến trình sàng lọc, chưng cất, thăng hoa và kết tinh. Điều kỳ diệu nhất khi thưởng thức cà phê chính là chúng ta đang thưởng ngoạn tinh hoa của trời đất và con người. Thông tin chung 1.1. Thông tin khái quát • Tên giao dịch: - Tên đầy đủ bằng tiếng Việt: Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - Tên viết tắt bằng tiếng Việt: Ngân hàng Á Châu - Tên đầy đủ bằng tiếng Anh: Asia Commercial Joint Stock Bank - Tên viết tắt bằng tiếng Anh: ACB • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 0301452948 - Đăng ký lần đầu: ngày 19 tháng 5 năm 1993 - Đăng ký thay đổi lần thứ 29: ngày 03 tháng 9 năm 2014 • Vốn điều lệ: : Vốn điều lệ: 9.376.965.060.000 đồng (Bằng chữ: Chín nghìn ba trăm bảy mươi sáu tỷ chín trăm sáu mươi lăm triệu không trăm sáu mươi nghìn đồng.) • Địa chỉ: 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 05, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh. • Số điện thoại: (84.8) 3929 0999 • Số fax: (84.8) 3839 9885 • Website: www.acb.com.vn • Mã cổ phiếu: ACB 1.2. Quá trình hình thành và phát triển 1.2.1 Ngày thành lập: Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) được thành lập theo Giấy phép số 0032/NHGP do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 24/4/1993, và Giấy phép số 533/GP-UB do Ủy ban Nhân dân Tp. HCM cấp ngày 13/5/1993. Ngày 04/6/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động. 1.2.2 Thời điểm niêm yết: ACB niêm yết tại Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (trước đây là Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội) theo Quyết định số 21/QĐ-TTGDHN ngày 31/10/2006. Cổ phiếu ACB bắt đầu giao dịch vào ngày 21/11/2006. 1.2.3. Các giai đoạn phát triển 12 Báo cáo thường niên 2014 Thông tin chung Giai đoạn 2011 - 2014 Định hướng Chiến lược phát triển của ACB giai đoạn 2011- 2015 và tầm nhìn 2020 được ban hành; trong đó nhấn mạnh đến việc chuyển đổi hệ thống quản trị điều hành phù hợp với các quy định pháp luật Việt Nam và hướng đến áp dụng các thông lệ quốc tế tốt nhất. • Đưa vào hoạt động Trung tâm Dữ liệu dạng mô-đun (enterprise module data center), xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên tại Việt Nam, với tổng giá trị đầu tư gần 2 triệu USD. • Trung tâm Vàng ACB là đơn vị đầu tiên trong ngành cùng một lúc được Tổ chức QMS Australia chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn ISO 9001:2008 và Tổ chức Công nhận Việt Nam (Accreditation of Vietnam) công nhận năng lực thử nghiệm và hiệu chuẩn (xác định hàm lượng vàng) đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2005. • Sự cố tháng 8/2012 đã tác động đáng kể đến hoạt động của ACB, đặc biệt là huy động và kinh doanh vàng. ACB đã ứng phó tốt sự cố rút tiền xảy ra trong tuần cuối tháng 8; nhanh chóng khôi phục toàn bộ số dư huy động tiết kiệm VND chỉ trong thời gian ngắn sau đó; và thực thi quyết liệt việc cắt giảm chi phí trong 6 tháng cuối năm. • Năm 2013, hiệu quả hoạt động không như kỳ vọng nhưng ACB vẫn có mức độ tăng trưởng khả quan về huy động và cho vay, lần lượt là 18% và 15%. Nợ xấu của ACB được kiểm soát dưới mức 3%. Quy mô nhân sự cũng được tinh giản. Thực hiện lộ trình tái cơ cấu 2013 – 2015 theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. • Năm 2014 ACB nâng cấp hệ nghiệp vụ ngân hàng lõi (core banking) từ TCBS lên DNA, thay thế hệ cũ đã sử dụng 14 năm. Hoàn tất việc thay đổi logo, bảng hiệu mặt tiền trụ sở cho toàn bộ các chi nhánh và phòng giao dịch và ATM theo nhận diện thương hiệu mới (công bố ngày 05/01/2015). Hoàn tất việc xây dựng khung quản lý rủi ro nhằm đáp ứng đầy đủ các quy định mới về tỷ lệ đảm bảo an toàn. Quy mô và hiệu quả hoạt động kinh doanh của kênh phân phối được nâng cao. Giai đoạn 2006 - 2010: Niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội. Giai đoạn 2001 - 2005: Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 trong các lĩnh vực (i) huy động vốn, (ii) cho vay ngắn hạn và trung dài hạn, (iii) thanh toán quốc tế và (iv) cung ứng nguồn lực tại Hội sở. • Đẩy nhanh việc mở rộng mạng lưới hoạt động: Thành lập mới và đưa vào hoạt động cả thảy 223 chi nhánh và phòng giao dịch, tăng từ 58 đơn vị vào cuối năm 2005 lên 281 đơn vị vào cuối năm 2010. • Thành lập Công ty Cho thuê tài chính ACB. • Phát hành 10 triệu cổ phiếu mệnh giá 100 tỷ đồng, với số tiền thu được là hơn 1.800 tỷ đồng (2007); và tăng vốn điều lệ lên 6.355 tỷ đồng (2008). • Xây dựng Trung tâm dữ liệu dự phòng đạt chuẩn ở tỉnh Đồng Nai. • Được Nhà nước Việt Nam tặng hai huân chương lao động và được nhiều tạp chí tài chính có uy tín trong khu vực và trên thế giới bình chọn là ngân hàng tốt nhất Việt Nam. • Ngân hàng Standard Chartered Bank (SCB) ký kết thỏa thuận hỗ trợ kỹ thuật toàn diện; và trở thành cổ đông chiến lược của ACB. • Triển khai giai đoạn hai của chương trình hiện đại hoá công nghệ ngân hàng: (i) nâng cấp máy chủ, (ii) thay thế phần mềm xử lý giao dịch thẻ có khả năng tích hợp với nền công nghệ lõi hiện có, và (iii) lắp đặt hệ thống máy ATM. Giai đoạn 1996 - 2000: Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam phát hành thẻ tín dụng quốc tế MasterCard và Visa. • Tiếp cận nghiệp vụ ngân hàng hiện đại: Tham gia chương trình đào tạo toàn diện kéo dài hai năm, do các giảng viên nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng thực hiện. • Hiện đại hóa công nghệ thông tin ngân hàng: Xây dựng hệ thống mạng diện rộng và vận hành hệ nghiệp vụ ngân hàng lõi là TCBS (The Complete Banking Solution: Giải pháp ngân hàng toàn diện). • Tái cơ cấu Hội sở theo hướng phân biệt đơn vị kinh doanh và hỗ trợ. • Thành lập Công ty Chứng khoán ACB. Giai đoạn 1993 - 1995: www.acb.com.vn Giai đoạn hình thành • Nguyên tắc kinh doanh là “quản lý sự phát triển của doanh nghiệp an toàn và hiệu quả.” • Hướng về khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nhỏ và vừa trong khu vực tư nhân. 13 Thông tin chung 1.2.4. Các biểu đồ tăng trưởng 1.2.4.1 Tổng tài sản (tỷ đồng) TTS hợp nhất 2014 179,610 2013 166,599 2012 176,308 281,019 2011 205,103 2010 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 1.2.4.2 Tổng vốn huy động (tỷ đồng) Tổng vốn HĐ hợp nhất 164,025 2014 2013 150,988 159,500 2012 234,503 2011 183,132 2010 - Tổng tài sản: 50,000 179.610 14 100,000 150,000 200,000 250,000 Tổng vốn huy động: 164.025 Báo cáo thường niên 2014 Thông tin chung 1.2.4.3 Tổng dư nợ cho vay (tỷ đồng) Tổng dư nợ cho vay hợp nhất 2014 116,324 2013 107,190 2012 102,815 2011 102,809 2010 87,195 - 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 140,000 1.2.4.4 Tổng lợi nhuận trước thuế (tỷ đồng) Tổng LNTT hợp nhất 1,215 2014 2013 1,035 2012 1,043 2011 4,203 2010 3,102 0 500 1,000 1,500 2,000 2,500 3,000 3,500 4,000 4,500 Tổng dư nợ cho vay: 116.324 www.acb.com.vn Tổng lợi nhuận trước thuế: 1.215 15 Thông tin chung 1.3 Ngành nghề và địa bàn kinh doanh 1.3.1 Ngành nghề kinh doanh Xin xem Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2014 phần Hoạt động chính. 1.3.2 Địa bàn kinh doanh Đến ngày 31/12/2014, ACB có 346 chi nhánh và phòng giao dịch đang hoạt động tại 47 tỉnh thành trong cả nước. Thành phố Hồ Chí Minh, miền Đông Nam bộ và vùng đồng bằng Sông Hồng là các thị trường trọng yếu của Ngân hàng tính theo số lượng chi nhánh, phòng giao dịch và tỷ trọng đóng góp của mỗi khu vực vào tổng lợi nhuận Ngân hàng. 1.4 Mô hình quản trị, tổ chức kinh doanh và bộ máy quản lý 1.4.1 Mô hình quản trị và cơ cấu quản lý tổ chức Cơ cấu tổ chức quản lý của ACB bao gồm Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng Quản trị, Ban Kiểm soát, và Tổng Giám đốc theo như quy định của Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 tại Điều 32.1 về cơ cấu tổ chức quản lý của tổ chức tín dụng. Tập đoàn ACB gồm có Ngân hàng và các công ty con. Ngân hàng bao gồm các đơn vị Hội sở và kênh phân phối. Các đơn vị Hội sở gồm 10 khối và 9 phòng ban trực thuộc Tổng Giám đốc. Kênh phân phối tính đến cuối năm 2014 có 346 chi nhánh và phòng giao dịch. Ngoài ra còn có một số đơn vị có chức năng chuyên biệt như Trung tâm Thẻ, Trung tâm ATM, Trung tâm Chuyển tiền nhanh ACBWestern Union, Trung tâm Telesales, Trung tâm Dịch vụ khách hàng 247 (Contact Center 247), Trung tâm Phê duyệt tín dụng tập trung và Trung tâm Quản lý nợ. Đến 31/12/2014, ACB có 346 Chi nhánh & Phòng Giao Dịch Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Ngân hàng (Điều 27.1 Điều lệ ACB 2012). Đại hội đồng cổ đông bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội đồng Quản trị và Ban Kiểm soát (Điều 29.1.d Điều lệ ACB 2012). Các ủy ban trực thuộc Hội đồng Quản trị gồm có: Ủy ban Nhân sự, Ủy ban Quản lý rủi ro, Ủy ban Tín dụng, Ủy ban Đầu tư, và Ủy ban Chiến lược. 16 Báo cáo thường niên 2014 Thông tin chung 1.4.2 Sơ đồ tổ chức ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG BAN KIỂM SOÁT BAN KIỂM TOÁN NỘI BỘ HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ CÁC ỦY BAN KHỐI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN • Trung tâm Thẻ • Trung tâm ATM • Trung tâm Western Union • Trung tâm Dịch vụ khách hàng 24/7 • Trung tâm Telesales • Trung tâm tín dụng cá nhân • Phòng Quản lý bán hàng • Phòng Ngân hàng điện tử • Bộ phận nghiên cứu thị trường • Bộ phận kinh doanh • Các nhóm sản phẩm và đối tác liên kết KHỐI KHÁCH HÀNG DOANH NGIỆP • Phòng Khách hàng doanh nghiệp lớn • Phòng Quản lý bán hàng • Trung tâm Thanh toán quốc tế • Trung tâm tín dụng doanh nghiệp và định chế tài chính • Bộ phận Chấm điểm Doanh nghiệp • Bộ phận Kinh doanh • Bộ phận Phát triển sản phẩm KHỐI THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH • Phòng Kinh doanh & Quản lý vốn • Phòng Kinh doanh ngoại hối & vàng • Phòng Bán hàng sản phẩm ngân quỹ • Trung tâm Vàng ACB KHỐI QUẢN LÝ RỦI RO • Ban chính sách & quản lý tín dụng • Phòng Quản lý rủi ro thị trường • Phòng Quản lý rủi ro vận hành • Phòng Pháp chế và tuân thủ KHỐI VẬN HÀNH • Phòng Quản lý vận hành sản phẩm huy động và dịch vụ tài chính • Phòng Quản lý vận hành tín dụng và sản phẩm định chế tài chính • Phòng Quản lý ngân quỹ • Trung tâm Pháp lý chứng từ KHỐI QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC • Phòng Tuyển dụng • Phòng Quản trị nhân sự • Phòng Quản lý đãi ngộ • Phòng Phát triển nhân sự • Trung tâm Đào tạo • Nhóm Quan hệ nhân sự KHỐI QUẢN TRỊ HÀNH CHÁNH • Phòng Hành chánh, quản lý & khai thác tài sản • Phòng Xây dựng cơ bản • Phòng Quản lý dự án • Phòng Kỹ thuật cung ứng KHỐI CÔNG NGHỆ THÔNG TIN • Phòng Hạ tầng & bảo mật CNTT • Phòng Hệ thống & cơ sở dữ liệu • Phòng Quản lý ứng dụng • Phòng Phân tích nghiệp vụ và thử nghiệm • Phòng Datawarehouse & BI • Phòng Phát triển ứng dụng • Bộ phận Dự án & chiến lược CNTT • Bộ phận Chính sách & quản lý CNTT KTT & CÁC PHÒNG TRỰC THUỘC • Phòng Kế toán tác nghiệp ngân quỹ • Phòng Kế toán thanh toán • Phòng Kế toán chi tiêu nội bộ • Phòng Tổng hợp và báo cáo thống kê GĐTC CÁC PHÒNG TRỰC THUỘC • Phòng Kiểm soát tài chính • Phòng Quản trị kết quả hoạt động • Phòng Quản trị bảng cân đối kế toán VĂN PHÒNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN TỔNG GIÁM ĐỐC CÁC HỘI ĐỒNG VĂN PHÒNG DỰ ÁN CHIẾN LƯỢC PHÒNG ĐỐI NGOẠI PHÒNG QUẢN TRỊ TRUYỀN THÔNG & THƯƠNG HIỆU PHÒNG QUẢN TRỊ TRẢI NGHIỆM KHÁCH HÀNG PHÒNG TỔNG HỢP PHÒNG ĐẦU TƯ PHÒNG THẨM ĐỊNH TÀI SẢN TRUNG TÂM QUẢN LÝ NỢ TRUNG TÂM PHÊ DUYỆT TÍN DỤNG TẬP TRUNG CÁC CHI NHÁNH VÀ PHÒNG GIAO DỊCH www.acb.com.vn 17 Thông tin chung 1.4.3 Các công ty con Tên công Địa chỉ ty Giấy phép hoạt động/Lĩnh vực kinh doanh chính Vốn điều lệ % đầu tư thực góp trực tiếp (tỷ đồng) bởi ACB % đầu tư gián tiếp bởi công ty con Tổng % đầu tư Công ty Chứng khoán ACB (ACBS) 41 Mạc Đĩnh Chi, Phường Đa Kao, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh. 06/GPHĐKD Chứng khoán 1.500 100 - 100 Công ty Quản Lầu 8 Tòa nhà ACB, 444A - 446 Cách 4104000099 Quản lý nợ và 340 100 - 100 lý nợ và Khai thác tài sản ACB (ACBA) Mạng Tháng Tám, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh. khai thác tài sản Công ty Cho thuê tài chính ACB (ACBL) 131 Châu Văn Liêm, Phường 14, Quận 5, Tp. Hồ Chí Minh. 4104001359 Cho thuê tài chính 200 100 - 100 Công ty Quản lý quỹ ACB (ACBC) Lầu 1 Tòa nhà ACB, 444A-446 Cách Mạng Tháng Tám, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh. 41/UBCK-GP Quản lý quỹ 50 - 100 100 1.5 Định hướng phát triển 1.5.1 Các mục tiêu chủ yếu năm 2015 Trên cơ sở dự báo môi trường kinh doanh, đánh giá các cơ hội và thách thức đối với hoạt động kinh doanh của ACB, mục tiêu tài chính của Tập đoàn năm 2015 được đặt ra như sau: • Tổng tài sản tăng trưởng 13% • Tiền gửi huy động từ khách hàng tăng trưởng 13% • Tín dụng tăng trưởng 13% • Tỷ lệ nợ xấu không vượt quá 3% • Lợi nhuận trước thuế Tập đoàn khoảng 1.314 tỷ đồng. 18 Báo cáo thường niên 2014 Thông tin chung 1.5.2 Chiến lược phát triển trung dài hạn ACB đã vạch ra lộ trình ba giai đoạn tạo điều kiện để là Ngân hàng hàng đầu Việt Nam. • Giai đoạn 1 (2014) - Hoàn thiện các nền tảng: Thực hiện quyết liệt các bước đi để ACB duy trì khả năng cạnh tranh trên thị trường. • Giai đoạn 2 (2015 - 2016) - Xây dựng năng lực: Xây dựng hoặc nâng cao những năng lực sống còn để tiến lên vị trí hàng đầu trên thị trường, như năng lực phân đoạn khách hàng nhằm cung cấp sản phẩm đúng yêu cầu của khách hàng để thắng thế trong phân đoạn khách hàng mục tiêu. • Giai đoạn 3 (2017 - 2018) – Định vị hàng đầu: Xây dựng nhiều năng lực tinh tế phức tạp hơn để phân tích và thấu hiểu khách hàng sâu hơn, tiến hành bán chéo sản phẩm dịch vụ cho khách hàng mục tiêu. 1.5.3 Các mục tiêu đối với môi trường, xã hội và cộng đồng của Ngân hàng Nội dung này được đề cập ở mục 7. 1.6 Rủi ro (Xin xem Báo cáo tài chính năm 2014, phần Thuyết minh, mục 44.) www.acb.com.vn 19 02  Tình hình hoạt động trong năm 2014 2.1. 2.2. 2.3. 2.4. 2.5. Tình hình hoạt động kinh doanh Tổ chức và nhân sự Tình hình đầu tư, tình hình thực hiện các dự án Tình hình tài chính tín dụng Cơ cấu cổ đông, thay đổi vốn đầu tư của chủ sở hữu 03  Báo cáo và đánh giá của Ban Tổng Giám đốc 3.1. 3.2. 3.3. 3.4. 3.5. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh Tình hình tài chính Những cải tiến về cơ cấu tổ chức, chính sách và quản lý Kế hoạch phát triển trong tương lai Giải trình của Ban Tổng Giám đốc đối với ý kiến kiểm toán 04 Đánh giá của Hội đồng Quản trị về hoạt động của ACB 4.1. 4.2. 4.3. Đánh giá của Hội đồng Quản trị về hoạt động của ACB Đánh giá của Hội đồng Quản trị về hoạt động của Ban Tổng Giám đốc Các kế hoạch, định hướng của Hội đồng Quản trị Ẩn dưới lớp vỏ xù xì, dòng nhựa có giá trị kinh tế cao được nuôi dưỡng trong thân cây suốt một thời gian dài trước khi thu hoạch bằng sự chăm bón chu đáo và cẩn trọng để tạo ra cao su sạch. Các sản phẩm từ cao su mang đến những giá trị lợi ích lâu dài trong đời sống và các giá trị đó được khẳng định bền vững qua thời gian khiến người dùng tin cậy. Giá trị mà cao su mang đến không chỉ dừng lại ở những vật thể hữu hình mà còn thể hiện sức sáng tạo của con người. Với hoạt động hiệu quả bền vững, ACB đã được anh Đỗ Chơn Thành (Bình Phước) tin tưởng chọn lựa trở thành ngân hàng hỗ trợ anh trong phát triển kinh doanh hơn 5 năm qua. Tình hình hoạt động trong năm 2014 2.1. Tình hình hoạt động kinh doanh Năm 2014 là năm thứ hai trong giai đoạn ba năm ACB thực hiện lộ trình tái cơ cấu ngân hàng. ACB đã đạt được kết quả khả quan trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn và trong điều kiện ACB phải khắc phục, xử lý các vấn đề tồn đọng. Kết quả thực hiện kế hoạch như sau: Kế hoạch (tỷ đồng) Thực hiện (tỷ đồng) Thực hiện/ Tăng trưởng (%) Kế hoạch (%) Tổng tài sản 190.000 180.000 95 7,8 Tiền gửi khách hàng 156.000 155.000 100 12 Dư nợ cho vay 121.000 116.000 96 8.5 Lợi nhuận trước thuế 1,189 1,215 102% 17 Tỷ lệ nợ xấu < 3% 2,17% N/A N/A 2.2. Tổ chức và nhân sự 2.2.1 Thành viên và cơ cấu STT Thành viên Nhiệm vụ chính1 1 Đỗ Minh Toàn, Tổng Giám đốc Chỉ đạo hoạt động chung của Ngân hàng. Chỉ đạo Giám đốc Tài chính, Kế toán trưởng, Giám đốc Khối Khách hàng doanh nghiệp, Giám đốc Công nghệ thông tin, Giám đốc Truyền thông và thương hiệu, Giám đốc Trung tâm Quản lý nợ, v.v. 2 Bùi Tấn Tài, Phó Tổng Giám đốc thường trực Giám đốc Văn phòng Quản lý dự án chiến lược (PMO), Giám đốc Khối Vận hành, chỉ đạo Phòng thẩm định tài sản và Phòng Quản trị trải nghiệm khách hàng. 3 Nguyễn Thanh Toại, Phó Tổng Giám đốc Người phát ngôn và người công bố thông tin. 4 Đàm Văn Tuấn, Phó Tổng Giám đốc Giám đốc Văn phòng Hội đồng Quản trị, Giám đốc Khối Quản trị Nguồn nhân lực, chỉ đạo Khối Quản trị hành chánh. 5 Nguyễn Đức Thái Hân Phó Tổng Giám đốc Chỉ đạo Khối Thị trường tài chính và Trung tâm Vàng. 6 Nguyễn Thị Hai, Phó Tổng Giám đốc Trưởng Ban tín dụng Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh. 7 Lê Bá Dũng, Phó Tổng Giám đốc Giám đốc Quản lý rủi ro (CRO). 8 Từ Tiến Phát Phó Tổng Giám đốc Giám đốc Khối Khách hàng cá nhân. 9 Nguyễn Thị Tuyết Vân Phó Tổng Giám đốc Giám đốc Quan hệ đối ngoại. 10 Nguyễn Văn Hòa Kế toán trưởng 11 Vijay Maheshwari Giám đốc Tài chính (CFO) 12 Matthew Martin Giám đốc Công nghệ thông tin (CIO) (1) Theo Thông báo phân công nhiệm vụ trong Ban Tổng Giám đốc số 654/CV-TH.15 ngày 04/02/2015. 24 Báo cáo thường niên 2014
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất