Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Báo cáo 5 năm thực hiện công tác XKLĐ giai đoạn 2011 2015 tỉnh thanh hóa...

Tài liệu Báo cáo 5 năm thực hiện công tác XKLĐ giai đoạn 2011 2015 tỉnh thanh hóa

.DOC
8
470
110

Mô tả:

UBND TỈNH THANH HÓA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM BAN CHỈ ĐẠO XKLĐ & CG Số: /BC - XKLĐ Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc Thanh Hóa, ngày tháng 3 năm 2016 BÁO CÁO TỔNG KẾT 5 NĂM CÔNG TÁC XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG (GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 ) PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ (2016 – 2020) Thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TU ngày 21/7/2009 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Thanh Hoá về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác Xuất khẩu lao động và chuyên gia đến năm 2010 và những năm tiếp theo; thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa về tổng kết 5 năm thực hiện công tác xuất khẩu lao động (2011-2015). Ban Chỉ đạo xuất khẩu lao động và chuyên gia Thanh Hoá báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện và phương hướng nhiệm vụ (2016-2020) như sau: I - ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHỈ THỊ VÀ KẾT QUẢ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA TỈNH NĂM 2011 - 2015: 1. Công tác tổ chức triển khai chỉ thị 18-CT/TU: Ngay sau khi Ban Thường vụ Tỉnh uỷ ban hành chỉ thị 18-CT/TU ngày 21/07/2009 về công tác Xuất khẩu lao động và chuyên gia đến năm 2010 và những năm tiếp theo. Trên cơ sở đó các huyện, thị xã, thành phố về tổ chức hội nghị triển khai đến các Đảng bộ các xã, phường, thị trấn và chỉ đạo các xã phường thị trấn tổ chức phổ biến chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác xuất khẩu lao động đến người dân. Ban Chỉ đạo xuất khẩu lao động các cấp tổ chức tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, của Tỉnh về công tác Xuất khẩu lao động, về ý nghĩa, tầm quan trọng của xuất khẩu lao động; về nghĩa vụ, quyền lợi của người lao động; các chi phí cần thiết người lao động phải đóng góp trước khi đi xuất khẩu lao động và Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng đã được làm thường xuyên và đa dạng. Hàng năm cứ đến trước và sau tết Nguyên đán, Ban chỉ đạo xuất khẩu lao động và chuyên gia tỉnh mời Cục Quản lý lao động ngoài nước, Đài phát thanh truyền hình tỉnh, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, Công an tỉnh phối hợp với một số doanh nghiệp xuất khẩu lao động có uy tín tổ chức cuộc giao lưu trực tuyến trên Đài phát thanh và truyền hình, nhiều ý kiến thắc mắc, tìm hiểu về xuất khẩu lao động của nhân dân trong tỉnh đã được trả lời trực tiếp từ đó tạo được niềm tin cho nhân dân yên tâm đăng ký tham gia đi xuất khẩu lao động. Nhiều Ban chỉ đạo xuất khẩu lao động cấp huyện đã phối hợp với các doanh nghiệp tổ chức Hội nghị tư vấn về xuất khẩu đến các Bí thư chi bộ, Trưởng thôn, các trưởng Đoàn thể cấp xã chuyền tải đầy đủ các thông tin về chế độ chính sách, quyền lợi của người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài và giải đáp kịp thời những thắc mắc của Nhân dân. 1 Công tác tuyên truyền đã tạo được sự chuyển biến về nhận thức của các cấp, các ngành và người dân lên một bước cao hơn về mục đích ý nghĩa của xuất khẩu lao động. Qua tuyên truyền đã tạo được sự nhất trí cao trong cấp ủy Đảng, chính quyền, Đoàn thể; cũng qua tuyên truyền đã chuyển tải đến người dân những thông tin chính xác, đầy đủ về xuất khẩu lao động, giúp người dân yên tâm đăng ký đi đi xuất khẩu lao động để tạo việc làm và giảm nghèo bền vững. Các cấp, các ngành xác định cùng với các giải pháp giải quyết việc làm ở địa phương, xuất khẩu lao động và chuyên gia là một hoạt động kinh tế - xã hội có ý nghĩa chiến lược vừa cấp bách, vừa lâu dài, có ý nghĩa rất quan trọng mang tính đột phá trong Chương trình giải quyết việc làm và giảm nghèo của tỉnh. 2. Tình hình chung: Trong những năm qua, tình hình kinh tế thế giới có những diễn biến khó lường, tình hình chính trị bất ổn tại các quốc gia ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi, cũng như ảnh hưởng của khủng hoảng nợ công ở một số quốc gia châu Âu đã dẫn đến thị trường lao động quốc tế bị thu hẹp; sự cạnh tranh giữa các quốc gia cung ứng lao động vốn đã rất gay gắt, càng trở nên khó khăn hơn và đã ảnh hưởng đến việc phát triển các thị trường lao động; năm 2011thị trường XKLĐ đầu năm bị thu hẹp lại do thảm họa thiên tai, rò rỉ hạt nhân tại Nhật Bản, biến động chính trị tại Lybia và một số nước Trung đông. Các thị trường tiếp nhận nhiều lao động lại chỉ tập trung nhận lao động nữ, đơn hàng lao động nam ít nên các DN XKLĐ gặp rất nhiều khó khăn trong công tác tuyển chọn lao động. Đặc biệt những việc xảy ra đối với người lao động như thu tiền không đi được, về nước trước thời hạn, đi sai thị trường, thu nhiều tiền hơn quy định ....hầu hết thông qua kiểm tra hoặc khi người lao động phản ánh về Ban chỉ đạo xuất khẩu tỉnh thời gian đã lâu nên việc phối hợp giải quyết gặp nhiều khó khăn, thậm chí có doanh nghiệp đã giải thể, thu hồi giấy phép nên vẫn còn nhiều vụ việc không giải quyết được như vụ việc tại huyện Bá Thước và Hà Trung. Thời gian qua nhiều lao động khi về nước trước hạn đã có thông tin không trung thực về thị trường lao động nước ngoài đã ảnh hưởng đến tâm lý của người lao động. Cùng với việc lao động Việt Nam làm việc tại Hàn Quốc bỏ trốn, ở lại cư trú bất hợp pháp khi hết hợp đồng lao động ngày càng nhiều, chuyển đổi chủ vì lý do không chính đáng. Vì vậy, nó đã tác động rất lớn đến phong trào đi xuất khẩu ở các huyện nghèo cũng như của tỉnh. Tuy nhiên, được sự chỉ đạo kịp thời của Ban chỉ đạo xuất khẩu lao động tỉnh, ngay từ đầu năm, Thường trực Ban chỉ đạo xuất khẩu lao động và Chuyên gia tỉnh đã phối hợp với Đài phát thanh và truyền hình tỉnh tổ chức đi cơ sở làm phóng sự lấy tin những địa phương, những gia đình có người đi xuất khẩu lao động có hiệu quả để thông tin tuyên truyền. Phối hợp với các doanh nghiệp tổ chức tham vấn cho cán bộ huyện làm công tác XKLĐ; Tổ chức nhiều hội nghị tuyên truyền vận động người lao động Việt Nam làm việc tại Hàn Quốc về nước đúng hạn ở tỉnh và huyện và cung cấp danh sách lao động hết hợp đồng, sắp hết hạn hợp đồng làm việc tại Hàn Quốc về cho các huyện, thị xã, thành phố để tuyên truyền vận động người lao động về nước nhằm giảm tỷ lệ lao động sống bất hợp pháp tại Hàn Quốc. Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực xuất khẩu lao động cho cán bộ cấp xã, cấp thôn và các cuộc tham vấn cộng đồng cho cán bộ thôn, người lao động về xuất khẩu lao 2 động. Chính vì vậy, công tác xuất khẩu lao động của tỉnh thu được kết quả đáng khích lệ. 3. Những kết quả đạt được : Trong những năm qua, mặc dù thị trường các nước tiếp nhận lao động Việt Nam luôn có nhiều tác động bất lợi cho công tác xuất khẩu lao động, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, quan tâm chỉ đạo của các ngành, các cấp, đoàn thể, cộng với sự tham gia tích cực của người dân công tác xuất khẩu lao động của tỉnh đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ: Mỗi năm Thanh Hóa có từ 50 - 60 doanh nghiệp có chức năng xuất khẩu lao động từ các tỉnh, thành phố về phối hợp với các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh để tuyển lao động đưa đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Trong 5 năm số lao động đến đăng ký đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài với Ban chỉ đạo xuất khẩu lao động tỉnh là 48.219 người; số lao động đã đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là 45.820 người (trong đó 7 huyện nghèo đưa đi được 2.546 người (có biểu chi tiết kèm theo). Trong 5 năm qua một số Ban chỉ đạo xuất khẩu lao động làm tốt như các huyện: Yên Định, Cẩm Thủy, Đông Sơn, Hoằng Hóa, Thiệu Hóa, Hà Trung. cấp xã như: xã Cẩm Bình, huyện Cẩm Thủy; xã Đông Khê, Đông Minh huyện Đông Sơn, xã Hoằng Thắng huyện Hoằng Hóa, xã Vĩnh Thịnh huyện Vĩnh Lộc, xã Yên Phú, Yên Hùng huyện Yên Định. Một số doanh nghiệp đã tuyển và đưa được nhiều lao động của tỉnh đi như : Công ty cổ phần đầu tư Vĩnh Cát; Công ty CP Xây dựng, Cung ứng Nhân lực và XNK Thiên Ân (TAMAX); Công ty CP Việt Hà - Hà Tĩnh; Công ty CP Xuất nhập khẩu Vật tư thiết bị đường sắt (VIRASIMEX); Công ty CP Dịch vụ thương mại và Xuất khẩu lao động Trường Sơn (COOPIMEX)…… Từ năm 2011 đến nay số tiền người lao động gửi về nước khoảng 405 triệu USD (năm 2011 là 65 triệu USD; năm 2012 là 70 triệu USD; năm 2013 là 85 triệu USD; năm 2014 là 90 triệu USD; năm 2015 là 95 triệu USD), tương đương 8.910 tỷ Việt Nam đồng. Từ nguồn vốn này, nhiều gia đình đã đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tạo thêm nhiều chỗ việc làm mới. 4. Nguyên nhân đạt được kết quả trên Đạt được kết quả trên là do có sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao chặt chẽ của các cấp uỷ Đảng, Chính quyền, sự phối hợp thống nhất của các Ngành, các Đoàn thể, sự đồng lòng nhất trí của các tầng lớp nhân dân. Đồng thời hình thức tuyển chọn lao động được mở rộng như thông qua sàn giao dịch việc làm vào ngày 01 và ngày15 hàng tháng trong năm giúp người lao động có thêm nhiều thông tin và phương thức để liên hệ với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động. - Tình hình thị trường tiếp nhận lao động trong những năm qua có nhiều thuận lợi cho lao động lựa chọn, nhiều đơn hàng dành cho lao động đi miễn phí xuất cảnh, hoặc được nợ phí tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động kinh tế khó khăn vẫn đi làm việc ở nước ngoài như thị trường Ả rập xê út nhu cầu về lao động giúp việc gia đình tăng cao do bị hạn chế nguồn cung từ Philipine và Inđônêsia. Hơn nữa, thủ tục đưa và tiếp nhận lao động sang giúp việc gia đình tại 3 Ả rập xê út tương đối đơn giản, người lao động không mất phí, trong khi doanh nghiệp cung ứng được đối tác trả phí tuyển dụng cao.Vì vậy số lượng người lao động đi làm giúp việc gia đình trong những năm qua ngày càng nhiều. - Công tác tuyên truyền đã tổ chức bằng nhiều hình thức như: báo, phóng sự truyền hình, tờ rơi, áp phích, trên loa phát thanh của xã, thôn; tư vấn tại cộng đồng. - Lực lượng lao động của tỉnh dồi dào, tỷ lệ thiếu việc làm cao và nhu cầu đi xuất khẩu lao động của người lao động trong tỉnh nhiều. - Chính sách hỗ trợ khuyến khích của nhà nước cũng như của tỉnh cho người đi xuất khẩu lao động, đã tác động đến người lao động thuộc hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, thân nhân gia đình có công với cách mạng, hộ bị thu hồi đất nông nghiệp tích cực tham gia đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. - Chính sách hỗ trợ của nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người dân thuộc 7 huyện nghèo có đủ điều kiện để đi làm việc ở nước ngoài đặc biệt là các khoản chi phí ban đầu của người lao động nghèo khi có nhu cầu tham gia đi xuất khẩu lao động. - Thường trực Ban chỉ đạo xuất khẩu lao động và chuyên gia Tỉnh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và ưu tiên cho các doanh nghiệp mạnh có đơn hàng tốt giới thiệu về phối hợp với các huyện, thị xã, thành phố và các Trung tâm Giới thiệu việc làm để tuyển lao động đưa đi làm việc ở nước ngoài. 5. Tồn tại, hạn chế, nguyên nhân: Trong những năm qua công tác xuất khẩu lao động đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế như số người đi xuất khẩu lao động chưa tương xứng với nguồn lao động của tỉnh, lao động đi làm việc ở nước ngoài của tỉnh chủ yếu là lao động phổ thông, ở vùng nông thôn; trình độ ngoại ngữ, hiểu biết pháp luật của Việt Nam, pháp luật, phong tục, tập quán của nước đến làm việc còn hạn chế, dẫn đến số lao động vi phạm hợp đồng, cư trú bất hợp pháp và vi phạm pháp luật ở nước sở tại còn nhiều. - Do cuộc khủng khoảng kinh tế toàn cầu làm cho tình hình thất nghiệp ở các nước trên thế giới tăng cao, các nước tiếp nhận lao động Việt Nam đều giảm số lượng hoặc không tiếp nhận lao động mới, một số lao động thiếu việc làm, không có việc làm phải về nước trước thời hạn. Tình hình này đã ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả XKLĐ của tỉnh. - Từ năm 2012 đến nay tình trạng lao động làm việc tại Hàn Quốc hết hợp đồng bỏ ra ngoài sống bất hợp pháp hoặc chuyển đổi chủ vì những lý do không chính đáng dẫn đến thị trường Hàn Quốc tạm dừng tiếp nhận lao động Việt Nam, đã làm ảnh hưởng rất lớn đến phong trào đi xuất khẩu lao động của tỉnh. - Công tác chỉ đạo thực hiện xuất khẩu lao động trên địa bàn chưa được lãnh đạo các huyện, thị xã, thành phố quan tâm chỉ đạo sâu sát và đặc biệt là lãnh đạo các xã, phường, thị trấn thiếu quan tâm chỉ đạo đến công tác xuất khẩu lao động, chưa nhận thức rõ đây là nhiệm vụ quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa phương, là giải pháp tạo việc làm và giảm nghèo có hiệu quả cao. Chưa tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đến các xã, phường, thị trấn 4 để tuyên truyền, vận động, tư vấn tuyển lao động và đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. - Công tác quản lý lao động trên địa bàn gặp nhiều khó khăn, lao động đi làm việc bất hợp pháp ở Trung Quốc, Lào, Thái Lan ngày càng nhiều, xảy ra hầu hết các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh. - Một số nước có nhu cầu tuyển nhiều lao động nhưng do thu nhập thấp nên chưa hấp dẫn với người lao động. - Việc tổ chức giáo dục định hướng cho người lao động ở một số doanh nghiệp còn hình thức, quy trình thực hiện ký hợp đồng với người lao động nhiều doanh nghiệp chưa đảm bảo quy định, tuyển chọn lao động nhiều hơn so với năng lực của thị trường lao động làm nảy sinh tiêu cực, ảnh hưởng đến tâm lý của người lao động. - Một số doanh nghiệp chưa được Cục quản lý lao động ngoài nước thẩm định thị trường như: Angola, Cộng hòa síp nhưng vẫn tổ chức cung ứng và tuyển chọn lao động như: Năm 2013, Công ty Cổ phần du lịch dịch vụ Dầu khí Hải Phòng Chi nhánh tại Nam Định đã tuyển và đưa một số lao động của huyện Vĩnh Lộc, Thạch Thành, Hoằng Hóa, Bá Thước đi làm việc tại Cộng hòa Síp không đưa người lao động đi được hoặc có đưa đi thì trong thời gian làm việc tại nước ngoài không đúng với nội dung được ghi trong hợp đồng như địa điểm làm việc, tiền lương, thời gian làm việc và công việc gây ra thiệt hại đến lợi ích kinh tế cho người lao động, giảm lòng tin của người dân đến công tác xuất khẩu lao động. - Chính sách hỗ trợ của Nhà nước qua dự án “hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài” để hỗ trợ người lao động đi xuất khẩu thuộc hộ gia đình chính sách, hộ nghèo, cận nghèo, lao động mất đất nông nghiệp chưa có nhiều đối tượng tham gia. - Ở các huyện nghèo trong tỉnh nhận thức của người dân và một số cán bộ các xã, phường còn hạn chế, cán bộ chuyên trách về XKLĐ thiếu về số lượng và yếu về năng lực chuyên môn, dẫn đến việc tuyên truyền, tư vấn cho người lao động không đạt yêu cầu. Do điều kiện đặc thù, đi lại khó khăn cộng với tập quán ngại di chuyển, không muốn rời bỏ quê hương, bản làng đi nơi khác làm ăn, sinh sống, nhiều người không muốn tham gia đi xuất khẩu lao động. Các huyện nghèo lực lượng lao động nhiều nhưng chất lượng lao động thấp, tỷ lệ viêm gan B cao (chiếm trên 30% tổng số lao động sơ tuyển). Chính vì vậy, việc tuyển dụng người ở các huyện nghèo đi xuất khẩu lao động gặp rất nhiều khó khăn. - Công tác xuất khẩu lao động những năm qua còn nhiều tồn tại, lao động đi xuất khẩu lao động bị về nước trước thời hạn nhiều cũng do nhiều nguyên nhân trong đó có cả do doanh nghiệp xuất khẩu lao động và người lao động. Việc phối hợp giải quyết những vướng mắc, tồn tại trong công tác xuất khẩu lao động giữa doanh nghiệp xuất khẩu lao động với chính quyền các cấp không chặt chẽ, không dứt điểm, nhiều vụ việc giải quyết kéo dài, làm cho lòng tin giữa người lao động với doanh nghiệp xuất khẩu bị giảm nhiều. 5 - Việc xử lý vi phạm của doanh nghiệp cũng như người lao động chưa nghiêm, chế tài xử phạt chưa đủ mạnh đã ảnh hưởng nhiều đến tâm lý của người dân và phong trào đi xuất khẩu lao động. - Việc triển khai thực hiện xử phạt hành chính theo Nghị định 95 của Chỉnh phủ đối với lao động bất hợp pháp tại Hàn Quốc gặp nhiều khó khăn như việc xác định tài sản liên quan đến tiền của lao động đi làm việc tại Hàn Quốc rất khó; lao động bất hợp pháp gửi tiền về gia đình chủ yếu là gửi tay ba. Chính vì vậy việc thực hiện cưỡng chế đối với lao động bất hợp pháp tại Hàn Quốc ở các xã khó tổ chức thực hiện. - Công tác phối hợp giữa các ngành, các địa phương, các đơn vị doanh nghiệp còn thiếu chặt chẽ, chưa thường xuyên, nhất là chế độ thông tin báo cáo, nên việc thu thập thông tin tổng hợp tình hình chậm ảnh hưởng đến công tác chỉ đạo cũng như thực hiện nhiệm vụ. II- MỤC TIÊU VÀ CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 2016-2020: 1. Mục tiêu: Phát huy kết quả đạt được trong những năm qua, khắc phục những tồn tại, yếu kém, thực hiện kế hoạch công tác xuất khẩu lao động giai đoạn 2016 2020 đưa được 60.000 lao động trở lên đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Năm 2016 toàn tỉnh đưa đi được từ 10.000 lao động trở lên đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.Trong đó 7 huyện nghèo đưa đi được 1.000 lao động. 2 .Về giải pháp: Xuất phát từ tình hình, nhiệm vụ trên, để hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Ban chỉ đạo xuất khẩu lao động các cấp phải tập trung chỉ đạo và thực hiện những giải pháp sau: - Tăng cường công tác chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố thực hiện đồng bộ các giải pháp đã đề ra, đặc biệt là kiểm tra giám sát việc tổ chức thực hiện của lãnh đạo cấp ủy chính quyền địa phương cấp xã, phường, thị trấn phải thực sự vào cuộc, phối hợp với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động, xác định xuất khẩu lao động là một giải pháp quan trọng trong chương trình giải quyết việc làm giảm nghèo nhanh và bền vững. - Các huyện, thị xã, TP tăng cường quản lý chặt chẽ trong hoạt động xuất khẩu lao động của các doanh nghiệp; tuyên truyền, giáo dục ý thức kỷ luật và đào tạo kỹ năng cho người lao động để không chỉ tăng về số lượng, mà chất lượng cũng cần được nâng lên. - Các huyện nghèo tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả Quyết định 71/2009/QĐ-TTg ngày 29/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh XKLĐ góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững giai đoạn 2009 - 2020; - Các huyện, thị xã, TP cần tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền theo dự án hỗ trợ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (không bao gồm lao động thuộc 7 huyện nghèo của tỉnh theo quy định tại Quyết định số 6 71/2009/QĐ-TTg), tạo điều kiện cho người lao động thuộc đối tượng đi xuất khẩu lao động được hưởng các chính sách ưu đãi của nhà nước. - Tăng cường công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức vận động người lao động trong độ tuổi chủ động tích cực đăng ký tham gia đi làm việc ở các thị trường có nhu cầu tiếp nhận nhiều lao động như Đài Loan, Ả rập xê út, Malaysia, các nước Trung Đông, Nhật Bản… - Sở Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ tổ chức nhiều cuộc tham vấn tại các xã cung cấp thông tin tuyên truyền, vận động gia đình người lao động và cung cấp thông tin chính sách của Nhà nước Việt Nam và chính sách khuyến khích của Hàn Quốc đối với lao động hoàn thành hợp đồng về nước để người dân biết vận động con em về nước đúng hạn - Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho người lao động nhằm trang bị cho người lao động trong độ tuổi có trình độ tay nghề tốt để thuận lợi trong việc tìm kiểm thị trường có mức thu nhập cao như Nhật Bản, Công hòa Liên bang Đức. - Các huyện, thị xã, TP tăng cường công tác tuyên truyền vận động những lao động hết hạn hợp đồng về nước đúng thời hạn, đồng thời thực hiện nghiêm túc việc xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 của Chính phủ đối với lao động vi phạm hợp đồng. - Tăng cường quản lý nhà nước về lao động - việc làm ở các cấp, các ngành, nhất là ở cơ sở; thường xuyên hướng dẫn, giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện mục tiêu giải quyết việc làm xuất khẩu lao động. Tập trung giải quyết kịp thời những vướng mắc, tháo gỡ những khó khăn trong quá trình thực hiện tuyển chọn và đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. III - KIẾN NGHỊ: - Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo Công an, bộ đội biên phòng tăng cường công tác thanh tra trên các tuyến biên giới và xử lý vi phạm; phát hiện kịp thời và kiên quyết triệt phá các đường dây đưa người đi làm việc bất hợp pháp, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi lừa đảo. Đồng thời, cũng xử nghiêm đối với lao động đi làm việc trái phép; - Đề nghị UBND tỉnh giao cho Đài phát thanh và Truyền hình Thanh Hoá hàng tuần có chuyên mục tuyên truyền về chương trình xuất khẩu lao động; đặc biệt tăng cường công tác tuyên truyền chính sách của Nhà nước Việt Nam và chính sách khuyến khích của Hàn Quốc đối với lao động hoàn thành hợp đồng về nước để người dân biết vận động con em về nước đúng hạn. - Đề nghị UBND các huyện, thị xã, TP chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn tăng cường giáo dục, vận động nhân dân thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về xuất khẩu lao động; hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu lao động tạo nguồn lao động có chất lượng; tăng cường quản lý hoạt động xuất khẩu lao động trên địa bàn, ngăn chặn các hành vi tiêu cực ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động, của các doanh nghiệp và hoạt động xuất khẩu lao động. 7 - Đối với các huyện nghèo đề nghị Cục Quản lý lao động ngoài nước cần kiểm tra thẩm định nhiều đơn hàng, tăng thêm thị trường tiếp nhận lao động ở các huyện nghèo để tạo cơ hộ cho lao động có thêm lựa chọn tham đi xuất khẩu lao động. KT. TRƯỞNG BAN PHÓ BAN THƯỜNG TRỰC Nơi nhận: - Cục Quản lý LĐNN; - T.T tỉnh ủy; - T.T HĐND,UBND tỉnh; - Thành viên Ban Chỉ đạo tỉnh; - Các huyện, thị xã, thành phố; - Lưu: VT, VLATLĐ ( 30 bản). GIÁM ĐỐC SỞ LAO ĐỘNG - TBXH Trịnh Ngọc Dũng 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan