Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ CHUYÊN ĐỀ MÔN HỌC QUẢN TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA...

Tài liệu CHUYÊN ĐỀ MÔN HỌC QUẢN TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2014 – 2015

.DOCX
61
1257
98

Mô tả:

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM -----------KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH CHUYÊN ĐỀ MÔN HỌC: QUẢN TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2014 – 2/2015 GVHD: Ths. Bùi Thành Khoa SVTH : Nguyễn Ngọc Thùy Đan MSSV :12151271 LỚP : ĐHQT8D KHÓA : 2012-2016 TP. Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2015 CHUYÊN ĐÊỀ MÔN HỌC GVHD: Ths.Nguyễễn Thị Bích Ngọc LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng em. Các số liệu, kết quả trong bài chuyên đề môn học này là trung thực, cập nhật và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Nguyễn Ngọc Thùy Đan TP. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 3 năm 2015 SVTH: Nguyễễn Hồồng Ngọc 1 CHUYÊN ĐÊỀ MÔN HỌC GVHD: Ths.Nguyễễn Thị Bích Ngọc LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh mà đặc biệt là thư viện trường đã tạo điều kiện về cơ sở để em hoàn thành bài chuyên đề môn học này. Có thể thấy những tài liệu phục vụ cho bài chuyên đề của em đều có thể tìm thấy ở thư viện như sách báo, internet của trường. Em cũng xin cảm ơn Khoa Quản trị Kinh doanh đã giúp em về tài liệu cần thiết để hoàn thiện bài tiểu luận. Và đặc biệt, chúng em xin cảm ơn giảng viên: ThS. Bùi Thành Khoa đã tận tình giúp em trong suốt thời gian làm chuyên đề. Em xin chân thành cảm ơn! SVTH: Nguyễễn Hồồng Ngọc 2 CHUYÊN ĐÊỀ MÔN HỌC GVHD: Ths.Nguyễễn Thị Bích Ngọc NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………... SVTH: Nguyễễn Hồồng Ngọc 3 CHUYÊN ĐÊỀ MÔN HỌC GVHD: Ths.Nguyễễn Thị Bích Ngọc DANH MỤC BIỂU ĐỒ: Biểu Đồ 2.1: Kim Ngạch Xuất Khẩu 10 Mặt Hàng Chính Của Việt Nam Năm 2014..................................................................................................18 Biểu Đồ 2.2: Tỷ Trọng xuất khẩu hàng dệt may qua các quốc gia chính giai đoạn 2013 - 2014.....................................................................21 Biểu Đồ 2.3: Kim Ngạch Xuất Khẩu 10 Mặt Hàng Chính Của Việt Nam 2 Tháng/2015 So Với 2 Tháng/2014........................................................22 Biểu Đồ 2.4: Tỷ Trọng Xuất Khẩu Hàng Dệt May Qua Các Quốc Gia chính 2 Tháng Đầu/2015 So Với 2 Tháng Đầu/2014..............................24 SVTH: Nguyễễn Hồồng Ngọc 4 CHUYÊN ĐÊỀ MÔN HỌC GVHD: Ths.Nguyễễn Thị Bích Ngọc MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................1 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI............................................................................1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU....................................................................2 1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.................................................................2 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU......................................................................2 1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................................................2 1.6 BỐ CỤC ĐỀ TÀI....................................................................................3 CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN VỀ MÔN QUẢN TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU..4 1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ QUẢN TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU...............4 1.2 TẦM QUAN TRỌNG CỦA QUẢN TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU.............4 1.2.1 Đối với nền kinh tế thế giới...............................................................5 1.2.2 Đối với nền kinh tế quốc dân............................................................5 1.2.3 Đối với doanh nghiệp.......................................................................6 1.3 NỘI DUNG CỦA QUẢN TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU.............................7 1.3.1 NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG......................................................................7 1.3.1.1 Lựa chọn mặt hàng xuất khẩu...................................................7 1.3.1.2 Lựa chọn thị trường xuất khẩu..................................................7 1.3.1.3 Lựa chọn bạn hàng....................................................................7 1.3.1.4 Lựa chọn phương thức giao dịch...............................................7 1.3.2 INCOTERMS – Các điều kiện thương mại quốc tế.........................8 1.3.2.1 Giới thiệu chung về Incoterms...................................................8 SVTH: Nguyễễn Hồồng Ngọc 5 CHUYÊN ĐÊỀ MÔN HỌC GVHD: Ths.Nguyễễn Thị Bích Ngọc 1.3.2.1 Incoterms 2010..........................................................................8 1.3.3 Các phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu..................................9 1.3.4 Các chứng từ thường sử dụng trong kinh doanh XNK...................11 1.3.5 Đàm phán và ký kết hợp đồng........................................................12 1.3.6 Thực hiện hợp đồng xuất khẩu, giao hàng và thanh toán...............12 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÁC MẶT HÀNG DỆT MAY CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2014 – 2/2015...........................16 2.1 KHÁI QUÁT VỀ XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY............................16 2.1.1 Sự hình thành và phát triển của ngành hàng dệt may.................16 2.1.2 Các phương thức xuất khẩu của hàng dệt may Việt Nam..............17 2.1.2.1 Gia công xuất khẩu:................................................................17 2.1.2.2 Xuất khẩu trực tiếp:.................................................................17 2.2 THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2014 – 2/015...........................................................................18 2.2.1 Năm 2014........................................................................................18 2.2.2 Hai tháng đầu năm 2015:...............................................................22 2.3 NHẬN XÉT...........................................................................................24 2.3.1 Điểm mạnh.....................................................................................24 2.3.1.1 Về nguồn nhân lực...................................................................24 2.3.1.2 Công nghiệp may phù hợp với quy mô ở Việt Nam................25 2.3.1.3 Ngành may là ngành có truyền thống lâu đời.......................25 2.3.1.4 Vị trí địa lý thuận lợi.............................................................26 2.3.1.5 Sự ưu đãi về thuế....................................................................26 2.3.1.6 Việt Nam có hệ thống chính trị ổn định.................................27 SVTH: Nguyễễn Hồồng Ngọc 6 CHUYÊN ĐÊỀ MÔN HỌC 2.3.2 GVHD: Ths.Nguyễễn Thị Bích Ngọc Điểm yếu...................................................................................27 2.3.2.2 Thiếu kinh nghiệm marketing quốc tế....................................27 2.3.2.3 Trình độ trang bị kỹ thuật còn thấp........................................27 2.3.2.4 Năng suất lao động còn thấp..................................................28 2.3.2.5 Nguyên phụ liệu còn phụ thuộc vào nước ngoài....................28 2.3.2.6 Hình thức xuất khẩu chủ yếu là CMT (Gia công xuất khẩu).28 2.3.2.7 Trở ngại trong chứng từ, giấy chứng nhận............................29 2.4 GIẢI PHÁP............................................................................................29 2.4.1 Một số giải pháp vi mô cụ thể....................................................29 2.4.1.1 Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng dệt may Việt............29 2.4.1.2 Nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân, quản lý..............30 2.4.1.3 Phát triển nguồn nguyên liệu trong nước phục vụ xuất khẩu.31 2.4.2 Một số giải pháp vĩ mô...............................................................31 2.4.2.1 Đối với chính sách đầu tư.......................................................31 2.4.2.2 Các chính sách thuế và thủ tục hành chính:............................32 2.4.2.3 Thông tin thị trường và xúc tiến thương mại..........................33 CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ VỀ MÔN QUẢN TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU.........................................................................................34 3.1 ĐÁNH GIÁ VỀ MÔN HỌC..................................................................34 3.1.1 Giáo trình, giảng viên......................................................................34 3.1.2 Cơ sở vật chất.................................................................................34 3.1.3 Tính hữu ích, thiết thực của môn học..............................................35 3.2 ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP.........................................................................36 PHẦN KẾT LUẬN.........................................................................................37 SVTH: Nguyễễn Hồồng Ngọc 7 CHUYÊN ĐÊỀ MÔN HỌC GVHD: Ths.Nguyễễn Thị Bích Ngọc TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................38 SVTH: Nguyễễn Hồồng Ngọc 8 CHUYÊN ĐÊỀ MÔN HỌC GVHD: Ths.Nguyễễn Thị Bích Ngọc PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO, đã mang lại cho quốc gia nhiều cơ hội, không chỉ thuần túy về những lợi ích kinh tế, mà còn là lợi ích chiến lược lâu dài, mang lại sự phồn vinh cho đất nước. Đồng thời chúng ta còn phải chấp nhận vượt qua muôn vàn khó khăn, thách thức. Việc đẩy mạnh giao lưu thương mại quốc tế nói chung và xuất khẩu hàng hóa dịch vụ nói riêng là mục tiêu phát triển kinh tế hàng đầu, mang lại nguồn lợi to lớn, đóng góp rất nhiều cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Xuất khẩu là một công cụ có vai trò to lớn đối với phát triển nền kinh tế, đẩy mạnh xuất khẩu có thể tăng nguồn thu ngoại tệ, gia tăng lợi nhuận, tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người dân. Trong nhiều năm qua, ngành Thủy sản đã có những bước phát triển nhanh và ổn định, góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân. Tỷ trọng của thủy sản trong khối nông, lâm và ngư nghiệp và trong nền kinh tế quốc dân tăng dần qua các năm. Ngành thủy sản đã trở thành ngành kinh tế quan trọng, góp phần chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn, tham gia xoá đói giảm nghèo, cải thiện cuộc sống của cộng đồng cư dân không chỉ vùng nông thôn ven biển, mà cả ở các vùng núi, trung du và Tây nguyên. Sự hiện diện dân sự của tàu thuyền khai thác hải sản trên biển đã đóng góp vào việc giữ gìn an ninh, bảo vệ chủ quyền vùng biển, đảo của Tổ quốc. Đẩy mạnh ngành thủy sản đang là một trong những lối đi chính của nước ta trong những năm gần đây. Tuy nhiên để đảm bảo giữa tăng trưởng và bền vững của ngành thì thật sự còn khá nhiều khó khăn, bất cập. Để có những hiểu biết chính xác về tình hình xuất khẩu thủy sản của nước ta trong giai đoạn 2014 - 6/2015, cũng như những cơ hội, thử thách trong xuất khẩu thủy sản, em xin chọn nghiên cứu đề tài: “THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2014 – 6/2015” SVTH: Nguyễn Hồng Ngọc Page 1 CHUYÊN ĐÊỀ MÔN HỌC GVHD: Ths.Nguyễễn Thị Bích Ngọc 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU  Hoàn thành chuyên đề mang tính thực tế, phản ánh đúng thực trạng nghiên cứu.  Phân tích tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam giai đoạn 2014 – 6/2015.  Thấy được những thuận lợi và khó khăn của việc xuất khẩu thủy sản, từ đó đưa ra giải pháp. 1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Mặt hàng thủy sản của Việt Nam. 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU Thực trạng xuất khẩu mặt hàng thủy sản của Việt Nam. Phạm vi không gian: Việt Nam. Phạm vi thời gian: Giai đoạn 2014 – 6/2015 1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Phương pháp thu thập thông tin: Thu thập những thông tin thứ cấp từ nhiều nguồn khác nhau: báo, internet, …  Phương pháp phân tích diễn giải dữ liệu: Dựa trên những lý thuyết cơ bản trong bộ môn Quản trị xuất nhập khẩu, những thông tin được thực hiện theo những phương pháp:  Phân tích: Dựa trên những thông tin cơ bản tìm kiếm được để đưa ra nhân xét khách quan xung quanh vấn đề xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.  So sánh: So sánh tình hình xuất khẩu thủy sản năm 2014 so với năm 2013, 6 tháng đầu năm 2015 so với 6 tháng đầu năm 2014. SVTH: Nguyễn Hồng Ngọc Page 2 CHUYÊN ĐÊỀ MÔN HỌC GVHD: Ths.Nguyễễn Thị Bích Ngọc 1.6 BỐ CỤC ĐỀ TÀI. Gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về môn “Quản trị xuất nhập khẩu” Chương 2: Thực trạng tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam giai đoạn 2014 – 6/2015. Chương 3: Đánh giá môn học.  SVTH: Nguyễn Hồng Ngọc Page 3 CHUYÊN ĐÊỀ MÔN HỌC GVHD: Ths.Nguyễễn Thị Bích Ngọc CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN VỀ MÔN QUẢN TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU 1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ QUẢN TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU Xuất khẩu trong lý luận thương mại quốc tế là việc bán hàng hóa và dịch vụ cho nước ngoài. Xuất khẩu là một bộ phận cấu thành quan trọng cuả hoạt động ngoại thương, trong đó hàng hoá dịch vụ được bán cho nước ngoài nhằm thu ngoại tệ. Nếu xem xét dưới góc độ các hình thức kinh doanh quốc tế thì xuất khẩu là hình thức cơ bản đầu tiên của doanh nghiệp khi bước vào kinh doanh quốc tế. Mỗi công ty luôn hướng tới xuất khẩu những sản phẩm và dịch vụ của mình ra nước ngoài. Nhập khẩu được hiểu là sự mua hàng hoá dịch vụ từ nước ngoài về phục vụ cho nhu cầu trong nước hoặc tái sản xuất nhằm mục đích thu lợi nhuận. Khi một thị trường chưa bị hạn chế bởi thuế quan, hạn ngạch, các quy định khắt khe về tiêu chuẩn kỹ thuật, trên thị trường có ít đối thủ cạnh tranh hay năng lực của doanh nghiệp kinh doanh quốc tế còn chưa có đủ khả năng để thực hiện các hình thức cao hơn thì xuất khẩu được sự lựa chọn thông minh. So với đầu tư rõ ràng xuất khẩu đòi hỏi một lượng vốn ít hơn, rủi ro thấp hơn, thu được lợi nhuận trong một thời gian ngắn. Quản trị xuất nhập khẩu là quá trình đi từ hoạch định kế hoạch mua bán xuất nhập khẩu đến thực thi các nghiệp vụ trong kinh doanh nhập khẩu như: tìm kiếm cơ hội, hoạch định chính sách xuất nhập khẩu, theo dõi những biến động thế giới, thực hiện các thủ tục hợp đồng tuân theo điều kiện Incoterms, giải quyết tranh chấp… 1.2 TẦM QUAN TRỌNG CỦA QUẢN TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU Trong xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, không một quốc gia nào có thể tự sản xuất tất cả các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ đáp ứng nhu cầu trong nước. Vì vậy tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế là điều kiện cần thiết SVTH: Nguyễn Hồng Ngọc Page 4 CHUYÊN ĐÊỀ MÔN HỌC GVHD: Ths.Nguyễễn Thị Bích Ngọc cho mỗi quốc gia. Mỗi quôc gia phải thông qua trao đổi, mua bán với các quốc gia.nhằm thoả mản nhu cầu của mình. Như vậy, hoạt động xuất khẩu góp phần quan trọng vào sự phát triển hay suy thoái, lạc hậu của quốc gia so với thế giới. ích lợi của hoạt động xuất khẩu được thể hiện như sau: 1.2.1 Đối với nền kinh tế thế giới Thông qua hoạt động xuất khẩu, các quốc gia tham gia vào phân công lao động quốc tế. Các quốc gia sẽ tập trung vào sản xuất và sản xuất những hàng hoá và dịch vụ mà mình không có lợi thế. Xét trên tổng thể nền kinh tế thế giới thì chuyên môn hoá sản xuất và xuất khẩu sẽ làm cho việc sử dụng các nguôn lực có hiệu quả hơn và tổng sản phẩm xã hội toàn thế giới tăng lên. Bên cạnh đó xuất khẩu góp phần thắt chặt thêm quan hệ quốc tế giữa các quốc gia. 1.2.2 Đối với nền kinh tế quốc dân Xuất khẩu tạo nguồn vốn quan trọng, chủ yếu để quốc gia thoả mãn nhu cầu nhập khẩu và tĩch luỹ để phát triển sản xuất. Ở các nước kém phát triển vật ngăn cản chính đối với nền kinh tế là thiếu tiềm lực về vốn trong quá trình phát triển. Nguồn vốn huy động từ nước ngoài được coi là cở sở chính nhưng mọi cơ hội đầu tư hoặc vay nợ từ nước ngoài thấy được khả năng xuất khẩu của đất nước đó, vì đây là nguồn chính để đảm bảo nước này có thể trả nợ. Đẩy mạnh xuất khẩu được xem như một yếu tố quan trọng kích thích sự tăng trưởng kinh tế. Việc đẩy mạnh xuất khẩu sẽ tạo điều kiện mở rộng qui mô sản xuất, nhiều ngành nghề mới ra đời phục vụ cho xuất khẩu, gây phản ứng dây chuyền giúp cho các ngành kinh tế khác phát triển theo, dẫn đến kết quả tăng tổng sản phẩm xã hội và nền kinh tế phát triển nhanh. Xuất khẩu có ích lợi kích thích đổi mới trang thiết bị và công nghiệp sản xuất. Để có thể đáp ứng được nhu cầu cao của thế giới về qui cách phẩm chất sản phẩm thì một sản phẩm sản xuất phải đổi mới trang thiết bị công nghệ, mặt khác người lao động phải nâng cao tay nghề, học hỏi những kinh nghiệm sản xuất tiên tiến. SVTH: Nguyễn Hồng Ngọc Page 5 CHUYÊN ĐÊỀ MÔN HỌC GVHD: Ths.Nguyễễn Thị Bích Ngọc Thông qua xuất khẩu, hàng hoá trong nước sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả và chất lượng. Cuộc cạnh tranh này đòi hỏi các nhà sản xuất trong nước phải tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu sản xuất phù hợp với nhu cầu thị trường. Ngoài ra, xuất khẩu còn đòi hỏi các nhà doanh nghiệp phải luồng đổi mới công hoàn thiện công tác quản lý sản xuất, kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành. 1.2.3 Đối với doanh nghiệp Ngày nay xu hướng vươn ra thị trường nước ngoài là một xu hướng chung của tất cả các quốc gia và các doanh nghiệp. Việc xuất khẩu hàng hoá dịch vụ đem lại lợi ích sau: Thông qua xuất khẩu các doanh nghiệp trong nước có cơ hội tham gia vào cuốc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả, chất lượng. Những yếu tố đó đòi hỏi doanh nghiệp phải hình thành một cơ câu sản xuất phù hợp với thị trường. Xuất khẩu đòi hỏi các doanh nghiệp luôn luôn đổi mới và hoàn thiện công tác quản lý sản xuất, kinh doanh nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành. Xuất khẩu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường, mở rộng quan hệ kinh doanh với các bạn hàng cả trong và ngoài nước, trên cơ sở hai bên cùng có lợi, tăng doanh số và lợi nhuận, đồng thời phân tán và chia sẻ rủi ro, mất mát trong hoạt trong hoạt động kinh doanh, tăng cường uy tín kinh doanh của doanh nghiệp. Xuất khẩu khuyến khích việc phát triển các mạng lưới kinh doanh của doanh nghiệp, chẳng hạn như hoạt động đâu tư, nghiên cứu và phát triển các hoạt động sản xuất, marketing…, cũng như sự phân phối và mở rộng trong việc cấp giấy phép. SVTH: Nguyễn Hồng Ngọc Page 6 CHUYÊN ĐÊỀ MÔN HỌC GVHD: Ths.Nguyễễn Thị Bích Ngọc 1.3 NỘI DUNG CỦA QUẢN TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU 1.3.1 Nghiên cứu thị trường 1.3.1.1 Lựa chọn mặt hàng xuất khẩu Đây là một trong những nội dung ban đầu cơ bản nhưng rất quan trọng và rất cần thiết để tiến hành hoạt động xuất khẩu. Để lựa chọn được mặt hàng mà thị trường cần, đòi hỏi doanh nghiệp phải có quá trình nghiên cứu, phân tích có hệ thống nhu cầu thị trường từ đó giúp cho doanh nghiệp chủ động trong quá trình sản xuất kinh doanh. 1.3.1.2 Lựa chọn thị trường xuất khẩu Sau khi đã lựa chọn được mặt hàng xuất khẩu, doanh nghiệp cần phải tiến hành lựa chọn thị trường xuất khẩu mắt hàng đó. Việc lựa chọn thị trường đòi hỏi doanh nghiệp phân tích tổng hợp nhiều yếu tố bao gôm cả những yếu tố vi mô cũng như yếu tố vĩ mô và khả năng của doanh nghiệp. Đây là một quá trình đòi hỏi nhiều thời gian và chi phí. 1.3.1.3 Lựa chọn bạn hàng Lựa chọn bạn hàng căn cứ khả năng tài chính, khả năng thanh toán của bạn hàng và căn cứ vào phương thức và phương tiện thanh toán. Việc lựa chọn bạn hàng luôn theo nguyên tăc đôi bên cùng có lợi. Thông thường khi lựa chọn bạn hàng, các doanh nghiệp thường trước hết lưu tâm đến những mối quan hệ cũ của mình. Sau đó những bạn hàng của các doanh nghiệp khác trong nước đã quan hệ cũng là một căn cứ để xem xét lựa chọn ở các nước đang phát triển. Các bạn hàng thường phân theo khu vực thị trường mà tuỳ thuộc vào sản phẩm mà doanh nghiệp lựa chọn để buôn bán quốc tế mà các quốc gia ưu tiên. 1.3.1.4 Lựa chọn phương thức giao dịch Phương thức là những cách thức mà doanh nghiệp sử dụng để thực hiện các mục tiêu và kế hoạch kinh doanh của mình trên thị trường thế giới. Hiện nay có rất nhiều phương thức giao dịch khác nhau như: giao dịch thông thường, giao dịch qua trung gian, giao dịch thông qua hội chợ hay triển lãm. Tuỳ vào SVTH: Nguyễn Hồng Ngọc Page 7 CHUYÊN ĐÊỀ MÔN HỌC GVHD: Ths.Nguyễễn Thị Bích Ngọc khả năng của mỗi doanh nghiệp mà lựa chọn phương thức giao dịch sao cho đảm bảo các mục tiêu của sản xuất kinh doanh. 1.3.2 INCOTERMS – Các điều kiện thương mại quốc tế 1.3.2.1 Giới thiệu chung về Incoterms Incoterms là bộ quy tắc do Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) phát hành để giải thích các điều kiện thương mại quốc tế. Khi được chọn, tạo thành một điều khoản của hợp đồng mua bán quy định về vấn đề chuyên chở hàng hóa và thông quan xuất nhập khẩu. Mục đích của Incoterms là cung cấp một bộ qui tắc quốc tế để giải thích những điều kiện thương mại thông dụng nhất trong ngoại thương. Incoterms làm rõ sự phân chia trách nhiệm, chi phí và rủi ro trong quá trình chuyển hàng từ người bán đến người mua. 1.3.2.1 Incoterms 2010 Hiện nay, Incoterms 2010 là phiên bản mới nhất của Incoterms, và có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2011. Incoterms 2010 bao gồm 11 điều kiện, là kết quả của việc thay thế bốn điều kiện cũ trong Incoterms 2000 (DAF, DES, DEQ, DDU) bằng hai điều kiện mới là DAT và DAP. 11 điều kiện Incoterms 2010 được chia thành hai nhóm riêng biệt:  Các điều kiện áp dụng cho mọi phương thức vận tải: - EXW: Giao tại xưởng - FCA: Giao cho người chuyên chở - CPT: Cước phí trả tới - CIP: Cước phí và bảo hiểm trả tới - DAT: Giao tại bến - DAP: Giao tại nơi đến - DDP: Giao hàng đã nộp thuế SVTH: Nguyễn Hồng Ngọc Page 8 CHUYÊN ĐÊỀ MÔN HỌC GVHD: Ths.Nguyễễn Thị Bích Ngọc  Các điều kiện áp dụng cho vận tải đường biển và đường thủy nội địa: - FAS: Giao dọc mạn tàu - FOB: Giao lên tàu - CFR: Tiền hàng và cước phí - CIF: Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí Nhóm thứ nhất gồm bảy điều kiện có thể sử dụng mà không phụ thuộc vào phương thức vận tải lựa chọn và cũng không phụ thuộc vào việc sử dụng một hay nhiều phương thức vận tải. Nhóm này gồm các điều kiện EXW, FCA, CPT, CIP, DAT, DAP, DDP. Chúng có thể được dùng khi hoàn toàn không có vận tải biển. Tuy vậy, các điều kiện này cũng có thể được sử dụng khi một phần chặng đường được tiến hành bằng tàu biển. Trong nhóm thứ hai, địa điểm giao hàng và nơi hàng hóa được chở tới người mua đều là cảng biển, vì thế chúng được xếp vào nhóm các điều kiện “đường biển và đường thủy nội địa”. Nhóm này gồm các điều kiện FAS, FOB, CFR và CIF. Ở ba điều kiện sau cùng, mọi cách đề cập tới lan can tàu như một điểm giao hàng đã bị loại bỏ. Thay vào đó, hàng hóa xem như đã được giao khi chúng đã được “xếp lên tàu”. 1.3.3 Các phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu Phương thức thanh toán quốc tế là toàn bộ quá trình, cách thức giao hàng, nhận tiền hay cách thức nhận trả tiền hàng trong giao dịch ngoại thương.  Trả tiền mặt (In Cash): Người mua thanh toán bằng tiền mặt cho người bán khi người bán giao hàng hoặc chấp nhận đơn đặt hàng của người mua.  Phương thức ghi sổ (Open Account): SVTH: Nguyễn Hồng Ngọc Page 9 CHUYÊN ĐÊỀ MÔN HỌC GVHD: Ths.Nguyễễn Thị Bích Ngọc Là phương thức thanh toán trong đó người bán mở một tài khoản để ghi nợ người mua, sau khi người bán đã hoàn thành việc giao hàng hay cung cấp dịch vụ, theo đó đến thời hạn quy định người mua sẽ trả tiền cho người bán.  Thanh toán trong buôn bán đối lưu (Counter Trade): + Nghiệp vụ Barter: là nghiệp vụ hàng đổi hàng, không sử dụng tiền trong thanh toán. + Nghiệp vụ song phương xuất nhập: Đây cũng là hoạt động mua bán đối lưu, nhưng có thể sử dụng tiền (hoặc một phần tiền) để thanh toán. + Nghiệp vụ Buy – Back: là nghiệp vụ mua bán đối lưu trong lĩnh vực đầu tư trung và dài hạn. Trong đó, một bên cung cấp máy móc trang thiết bị và sẽ nhận lại sản phẩm do bên kia sử dụng máy móc đó làm ra.  Phương thức nhờ thu (Collection): Là phương thức thanh toán mà người bán sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng sẽ ký phát hối phiếu đòi tiền người mua, nhờ ngân hàng thu hộ số tiền thu ghi trên tờ hối phiếu đó.  Phương thức chuyển tiền (Remittance): Là một phương thức thanh toán trong đó một khách hàng yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho người hưởng lợi ở một địa điểm nhất định. Ngân hàng chuyển tiền phải thông qua đại lý của mình ở nước người hưởng lợi để thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền.  Phương thức giao chứng từ trả tiền (Cash Against Documents – CAD): Là phương thức thanh toán trong đó nhà nhập khẩu yêu cầu ngân hàng mở tài khoản tín thác để thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu, khi nhà xuất khẩu trình đầy đủ những chứng từ theo yêu cầu. Nhà xuất khẩu sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng sẽ xuất trình bộ chứng từ cho ngân hàng để nhận tiền thanh toán. SVTH: Nguyễn Hồng Ngọc Page 10 CHUYÊN ĐÊỀ MÔN HỌC GVHD: Ths.Nguyễễn Thị Bích Ngọc  Phương thức tín dụng chứng từ (Ducumentary Credits): Là một sự thỏa thuận mà trong đó một ngân hàng theo yêu cầu của khách hàng cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho một người thứ ba hoặc chấp nhận hối phiếu do người thứ ba ký phát trong phạm vi số tiền đó, khi người thứ ba này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định đề ra trong thư tín dụng. 1.3.4 Các chứng từ thường sử dụng trong kinh doanh XNK  Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice) Là chứng từ cơ bản của khâu thanh toán, là yêu cầu của người mua đòi người bán phải trả số tiền hàng ghi trên hóa đơn. Trong hóa đơn phải nêu được đặc điểm của hàng hóa, đơn giá, tổng giá trị hàng hóa, điều kiện cơ sở giao hàng, phương thức thanh toán, phương tiện vận tải,…  Vận đơn đường biển Là chứng từ do người chuyên chở (chủ tàu, thuyền trưởng) cấp cho người gửi hàng nhằm xác nhận việc hàng hóa đã được tiếp nhận để vận chuyển.  Chứng từ bảo hiểm Là chứng từ do người/tổ chức bảo hiểm cấp cho người được bảo hiểm, ngằm hợp thức hóa hợp đồng bảo hiểm và được dùng để điều tiết quan hệ giữa tổ chức bảo hiểm và người được bảo hiểm.  Giấy chứng nhận chất lượng (Certificate Of Quality) Là chứng từ xác nhận chất lượng của hàng thực giao và chứng minh phẩm chất hàng phù hợp với các điều khoản của hợp đồng.  Giấy chứng nhận số lượng/ trọng lượng (Certificate Of Quantity/ Weight): Là chứng từ xác nhận số lượng/ trọng lượng của hàng hóa thực giao. SVTH: Nguyễn Hồng Ngọc Page 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan