Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học xã hội Lịch sử Ban tom tat nhan sinh thai xanh_ thanh xuan_ viet linh...

Tài liệu Ban tom tat nhan sinh thai xanh_ thanh xuan_ viet linh

.DOC
4
316
111

Mô tả:

Nhãn sinh thái xanh
Đỗ Thị Thanh Xuân – Nguyễn Thị Việt Linh Lớp: CH13 NHÃN SINH THÁI XANH 1. Tổng quan về nhãn sinh thái xanh 1.1. Khái niệm Nhãn sinh thái (hay còn gọi là nhãn xanh, nhãn môi trường) được định nghĩa khác nhau: - Khái niệm của WTO, WB - Khái niệm của ISO Nhãn sinh thái có thể được hiểu như là các nhãn mác của sản phẩm, dịch vụ cung cấp thông tin cho người tiêu dùng về sự thân thiện với môi trường hơn so với các sản phẩm, dịch vụ cùng loại. Nói một cách khác nhãn sinh thái là sự công bố bằng lời hoặc ký hiệu hay sơ đồ nhằm chỉ ra các thuộc tính môi trường của sản phẩm và dịch vụ. 1.2. Các loại nhãn xanh Tiêu chuẩn về nhãn sinh thái là nhóm tiêu chuẩn nằm trong bộ tiêu chuẩn ISO 14000. Theo định nghĩa của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ISO, có thể chia nhãn sinh thái thành 3 loại sau: - Loại I (ISO 14024) - Loại II (ISO 14021) - Loại III (ISO 14025 1.3. Nhãn sinh thái xanh trên thế giới Nhãn loại I (ISO 14024) là loại được áp dụng phổ biến hơn cả, với khoảng trên 40 quốc gia Tại 4 nước dẫn đầu là Mỹ, Canada, Nhật và Hàn Quốc, có khoảng 20 - 30% sản phẩm có hoạt động môi trường tốt nhất được cấp giấy chứng nhận nhãn môi trường loại I 1.4. Nhãn sinh thái xanh tại Việt Nam Việt Nam đang có 3 nhãn sinh thái chính thức hoạt động, Nhãn Xanh, Nhãn Tiết kiệm Năng lượng và Nhãn Bông sen xanh. 1.4.1. Nhãn xanh Việt Nam Chương trình Nhãn Xanh Việt Nam (hay còn gọi là Nhãn Xanh) được triển khai trên phạm vi toàn quốc từ tháng 3 năm 2009. Áp dụng cho các loại sản phẩm bao gồm: bao bì, hóa chất tẩy rửa, các thiết bị văn phòng và vật liệu xây dựng. 1.4.2. Nhãn Tiết kiệm Năng lượng Gồm hai nhãn được lưu hành: nhãn xác nhận và nhãn so sánh. Áp dụng cho các loại sản phẩm bao gồm: nhóm các sản phẩm điện gia dụng gồm có: đèn huỳnh quang, máy điều hòa nhiệt độ, tủ lạnh, tivi... 1.4.3. Nhãn Du lịch bền vững Bông sen xanh - Là loại nhãn sinh thái duy nhất được sử dụng trong ngành du lịch ở phạm vi toàn quốc. 2. Nhãn Du lịch bền vững Bông sen xanh 2.1. Khái quát về nhãn Bông sen xanh - Được Bộ VH-TT&DL xây dựng từ năm 2012 - Dành cho các cơ sở lưu trú du lịch (CSLTDL) - Có 5 cấp độ, từ cấp độ thấp nhất 1 Bông sen xanh đến cấp độ cao nhất là 5 Bông sen xanh. Số lượng Bông sen xanh ghi nhận mức độ nỗ lực trong bảo vệ môi trường và phát triển bền vững của CSLTDL, không phụ thuộc vào loại, hạng mà CSLTDL đó đã được công nhận. Ví dụ: CSLTDL đạt tiêu chuẩn hạng 2 sao hoàn toàn có thể đạt được 4 Bông sen xanh nếu CSLTDL đó đạt được số điểm yêu cầu đối với cấp độ 4 Bông sen xanh. - Việc đăng ký áp dụng Nhãn Bông Sen Xanh hoàn toàn tự nguyện. Nhãn Bông Sen Xanh có giá trị hiệu lực trong vòng 2 năm. CSLTDL được cấp Nhãn có thể sử dụng Nhãn cho mục đích quảng cáo thương hiệu 2.2. Yêu cầu của nhãn Bông sen xanh 2.3. Bộ tiêu chí nhãn Bông sen xanh Gồm 81 tiêu chí, chia làm 3 cấp: cấp cơ sở, cấp khuyến khích và cấp cao, trong đó có 30 tiêu chí cấp cơ sở, 29 cấp khuyến khích, 22 cấp cao, với tổng số điểm là 154 điểm. Ngoài ra, còn có 2 tiêu chí thưởng với tổng số điểm thưởng đạt 25 điểm 2.4. Quy trình cấp Nhãn Bông Sen Xanh - Đảm bảo đủ điều kiện - Nộp đơn - Tham gia đánh giá - Đáp ứng các tiêu chí - Nhận chứng chỉ 2.5. Kết quả thực hiện nhãn Bông sen xanh 2.5.1. Ưu điểm - Các khách sạn đạt 4 đến 5 nhãn đã thực hiện bảo vệ môi trường khá chuyên nghiệp và bài bản. - Hầu hết các khách sạn đã lập các trang web về bảo vệ môi trường để cập nhật, phổ biến thông tin; yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với từng dịch vụ trong khách sạn; đã có khách sạn ứng dụng công nghệ mới, sử dụng năng lượng thay thế nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường. 2.5.2. Tồn tại, hạn chế - Việc tổ chức đi đánh giá gặp khó khăn do thiếu kinh phí vì áp dụng thí điểm, miễn phí; - Việc tham gia cấp nhãn là tự nguyện, không bắt buộc nên ít đơn vị tham gia. - Một số tiêu chí bắt đầu lạc hậu do sự tiến bộ của công nghệ vận hành, quản lý cơ sở lưu trú du lịch. 2.6. Đề xuất, giải pháp - Chỉnh sửa, bổ sung bộ tiêu chí cấp nhãn Du lịch bền vững Bông sen xanh cho phù hợp với thực tiễn phát triển; - Ban hành Thông tư làm cơ sở pháp lý cho việc công nhận và cấp nhãn để hoạt động này không bị gián đoạn. - Có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ trong việc cấp nhãn; kết hợp cùng cấp sao và nhãn; quản lý nghiêm hoạt động xả thải của cơ sở lưu trú; đơn giản hóa thủ tục cấp nhãn, xây dựng tiến trình cấp nhãn qua mạng; đẩy mạnh quả bá nhãn. - Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường cho các cơ sở lưu trú du lịch; thường xuyên cập nhật thông tin về các tài liệu liên quan đến công tác bảo vệ môi trường tự nhiên và xã hội; giới thiệu địa chỉ sản xuất trang thiết bị, vật tư, dịch vụ phục vụ công tác bảo vệ môi trường cho các cơ sở lưu trú du lịch…
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan