Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Đại cương Bài tập nhóm văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên qua nhà ở giới thiệu đặc điể...

Tài liệu Bài tập nhóm văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên qua nhà ở giới thiệu đặc điểm văn hóa cư trú của người việt từ xưa đến nay

.PDF
16
1
144

Mô tả:

lOMoARcPSD|15978022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG BÀI TẬP NHÓM Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên qua nhà ở: Giới thiệu đặc điểm văn hóa cư trú của người Việt từ xưa đến nay. Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Thanh Nga Nhóm thực hiện: Nhóm 4 Lớp: 63_QTKD1 Danh sách thành viên 1. Nguyễn Thùy Dương (nhóm trưởng) 63133776 2. Mai Hoàng Tuyết Anh 63133428 3. Đoàn Thị Thanh Hảo 63133948 4. Phạm Thị Ngọc Hoài 63134066 5. Phạm Văn Bình 63130110 6. Võ Tấn Dương 63131964 7. Trần Nhật Quỳnh Nhi 63134966 8. Thái Thị Kiều Trinh 63135885 9. Nguyễn Xuân Duyên 63130294 10. Huỳnh Thu Đông Anh 63130038 lOMoARcPSD|15978022 1. KHÁI NIỆM VỀ NHÀ Ở. (Bình)  Với người Việt Nam nhà ở là không gian cư trú chính, là tổ ấm gắn bó nhiều mặt của các thành viên trong quan hệ gia đình, thân tộc để từ đó mở ra quan hệ với xóm giềng, làng nước. Nhà ở cũng là nơi sinh ra, nuôi dưỡng và hình thành đầu tiên nhân cách, nơi lưu giữ và trao truyền những giá trị văn hoá của thế hệ này cho thế hệ khác, nơi tổ chức những hoạt động kinh tế và các hoạt động sống của người dân.  Nhà là công trình xây dựng có mái, tường bao quanh, có cửa ra vào dùng để ở, sinh hoạt văn hoá, xã hội hoặc cất giữ vật chất, phục vụ cho các hoạt động cá nhân và tập thể của con người, và có tác dụng bảo vệ cho các hoạt động đó.  Nhà là nơi sống, làm việc, sinh hoạt của gia đình, nên nhà có ý nghĩa rất cao cả về mặt tinh thần lẫn vật chất. lOMoARcPSD|15978022  Về mặt tinh thần nhà được xem là chốn trú ngụ yên ổn chở che, nâng đỡ tâm hồn con người. Khi con người thoát khỏi cuộc sống bầy đàn và trở thành sinh vật có thói quen, trạng thái nhà của một người được biết đến nhiều hơn về mặt tâm lý có thể ảnh hưởng đến hành vi, cảm xúc, và toàn bộ sức khoẻ tinh thần. Vì thế mới hình thành tâm trạng nhớ nhà khi con người rời khỏi ngôi nhà thân yêu của họ trong một khoảng thời gian nhất định.  Thực tế ngày nay, nhiều người còn xem nhà là của cải vật chất (bất động sản) và là thước đo chất lượng cuộc sống.  Nhà ở được coi là một hình thức tiêu biểu của văn hóa vật thể trước hết là về mặt kiến trúc.  Quá trình phát triển nền kiến trúc Việt Nam gắn liền với môi trường thiên nhiên và hoàn cảnh kinh tế - xã hội. Thưở ban sơ, con người đã biết sử dụng những vật liệu có sẵn như tranh, tre, nứa, lá, gỗ, đá... để làm cho mình ngôi nhà che mưa che nắng, hay để tránh thú dữ, cất giữ và bảo quản lương thực. Sau này, cùng với sự phát triển kinh tế- xã hội về mọi mặt các vật liệu khác như gạch, ngói, sành, sứ... xuất hiện, bổ sung vào sự đa dạng của vật liệu xây dựng.  Nhà ở Việt Nam đa phần sử dụng kết cấu khung gỗ, kết hợp với các vật liệu bổ trợ khác như gạch, đá, ngói, đất, rơm, tre... Hệ thống kết cấu khung cột, vì kèo và các loại xà đều có quy định thống nhất về kích thước, tương quan về tỷ lệ. Trong thể loại kiến trúc này, thực sự không có sự khác biệt hoặc phân chia nhiều về kết cấu của các thể loại công trình khác nhau. Dựa trên những đặc điểm cũng như tính chất của hệ kết cấu, vật liệu mà kiến trúc nhà ở Việt Nam không tồn tại các công trình có kích thước lớn như ở các quốc gia khác. Mặt ngoài kiến trúc nhà ở Hội An, Việt Nam lOMoARcPSD|15978022 2. ĐẶC TRƯNG KIẾN TRÚC NHÀ Ở NGƯỜI VIỆT TỪ TRUYỀN THỐNG – HIỆN ĐẠI. 2.1 Khu vực cư trú. 2.1.1 Đồi núi. (Trinh) Tùy thuộc vào địa hình đồi núi, khí hậu từng vùng mà có nhà ở có những đặc trưng khác nhau: • Nhà ở trong vùng thung lũng, lòng chảo thấp,vùng núi ven biển: - Lựa chọn địa điểm trên cao, cách xa các con suối, sông để xây dựng nhà ở. - Hướng nhà bố trí xuôi theo hướng thoát nước lũ, kiến trúc nhà sàn thường để trống tầng 1, giảm thiểu tối đa khả năng cản dòng nước lũ. - Kết cấu theo tiêu chí 3 cứng, gia cố vững từ móng, thân đến mái. Bên cạnh đó nên bố trí gác lửng và cửa sổ thoát mái đối với những nơi có mức lũ, lụt hằng năm cao. - Với một số vùng núi ven biển, xây nhà hạn chế sự đua dài của mái và hạn chế cửa sổ mở rộng, nhằm giảm thiểu thiệt hại của bão tới kết cấu nhà. - Dùng bao đất, cát chắn che nền nhà. Chuẩn bị lương thực, nước uống đầy đủ. Kho an toàn có thể thoát ra từ mái khi cần thiết. • Nhà ở vùng giữa hay các sườn núi: lOMoARcPSD|15978022 - Tránh xây nhà tại các điểm có nguy cơ sạt lở cao, xây nhà trên nền cứng vững chắc, tránh bị đẩy dạt. - Hình khối công trình phù hợp với địa hình, bố trí nằm ngang theo đường đồng mức, kết hợp bố trí tường hướng dòng, hào thu thoát nước, tránh xối nước trực tiếp vào công trình. - Đối với khu vực nền đất yếu, dễ sạt lở, phải có giải pháp gia cố móng, móng nhà được bố trí ở độ sâu khác nhau hoặc bố trí ở đầu dốc giữa dốc và chân dốc theo yêu cầu ổn định. • - Nhà ở vùng cao hay rẻo núi cao: Nơi địa hình cao, hiểm trở (trên 600 m). Giao thông chuyên chở vật liệu bị hạn chế, do đó chủ yếu sử dụng vật liệu sẵn có tại địa phương. - Giải pháp xây dựng chủ yếu phòng chống thiên tai do cực trị nhiệt độ biến đổi bất thường. Do đó khi thiết kế nhà thường nhỏ, xây thấp, kín, ít cửa, tường dày, mái đua rộng nhằm chống lạnh, sương muối về mùa đông và nắng nóng mùa. Ngôi nhà ở vùng núi phía Bắc lOMoARcPSD|15978022 2.1.2 Biển. (Hoài) Làng chài khu vực cầu xóm Bóng, Nha Trang, Khánh Hòa  Thường được xây dựng trên những bãi cát rộng ven biển hoặc gần bến cá, quần tụ thành từng làng riêng biệt.  Khoảng cách giữa những ngôi nhà thường không xa và không có tường rào. Có thể đi bất kỳ hướng nào để sang nhà khác miễn là thuận tiện.  Mái nhà lợp bằng bổi, có các thanh tre nẹp hoặc lợp tôn hay mái ngói; tuy nhiên hầu hết đều có chiều cao khiêm tốn để tránh tốc mái.  Dùng gỗ làm đòn dông, kèo, xà ngang, ván, dùng tranh lợp; đan phên tre để che chắn bốn phía hoặc dùng gạch và xi măng.  Kết cấu nhà đơn giản, chỉ làm một ngôi nhà ba gian và một chái bếp. Tùy vào điều kiện kinh tế gia đình mà chọn xây dựng nhà có diện tích lớn hay nhỏ.  Đa số nhà ở ven biển được xây tạm bợ, không chắc chắn bằng nhà ở các khu vực khác do khó khăn về mặt kinh tế và thường xuyên phải đối mặt với thiên tai. lOMoARcPSD|15978022 Tiểu cảnh nhà ở vùng biển.  Tóm lại, nhà ở ở các vùng ven biển có chất lượng tệ nhất trong ba vùng, đồng thời kiến trúc cũng chưa thật sự đặc sắc. 2.1.3 Đồng bằng. (Nhi)  Do tốc độ đô thị hóa và điều kiện kinh tế mà các loại hình nhà ở tại Việt Nam ngày càng đa dạng, phong phú, hiện đại.  Kiểu nhà ở đô thị: lOMoARcPSD|15978022 - Nhà xây chủ yếu bằng gạch, xi măng, bê tông , thép .. - Dân cư tập trung đông dẫn đến diện tích đất khá hẹp. Vì vậy, hầu các căn nhà đều được xây lầu. - Nhà chung cư là dạng nhà ở căn hộ chung cư cũng là xu hướng phát triển nhanh bởi sự bùng nổ dân số trong các đô thị lớn. Nhu cầu nhà ở ngày càng tăng mạnh, do đó ở các đô thị lớn người ta đã và đang thúc đẩy và phát triển mạnh mẽ loại hình nhà ở này - Nhà được xây khang trang và thiêt kế có thẩm mĩ.  Kiểu nhà ở nông thôn: - Nhà xây chủ yêu bằng vật liệu tự nhiên (lá, gỗ, tre, nứa..) và gạch ngói, không chỉ là nơi trú ẩn, che mưa nắng, gió bão mà còn là sự thể hiện thế ứng xử linh hoạt giữa con người với môi trường tự nhiên quanh khu vực cư trú, và thường không xây lầu mà thiên về xây nhiều gian, nhiều phòng. - Hình thức bên ngoài của ngôi nhà rất mộc mạc, giản dị, không được trang trí cầu kì, cùng lắm là những đường chỉ dài khắc vạch.  Dù có nhiều thay đổi trong lối sống từ xưa đên nay nhưng quan niệm về ngôi nhà vẫn được thừa kế, trong không gian rộng rãi vùng nông thôn hay diên tích hạn chế nơi đô thị các ngôi nhà Việt vẫn giữ được nét đặc trưng của nó. 2.2 Biện pháp ứng phó với môi trường tự nhiên qua nhà ở của người Việt 2.2.1 Về mặt cấu trúc. lOMoARcPSD|15978022 a. Các chọn hướng nhà. (Đông Anh, Xuân Duyên) - Hướng nhà tiêu biểu là hướng Nam: “lấy vợ đàn bà, làm nhà hướng Nam” câu tục ngữ nói lên tính hiển nhiên của việc làm nhà hướng Nam, cũng giống như đã lấy vợ phải là đàn bà vậy. Vì Việt Nam ở gần biển trong khu vực gió mùa trong bốn hướng chỉ có hướng Nam (hoặc Đông Nam) là tối ưu, vừa tránh được cái nóng từ phía Tây, cái bão từ phía Đông, và gió lạnh thổi về vào mùa rét từ phía Bắc (gió Bấc), lại vừa tận dụng được gió mát thổi đến từ phía Nam (gió Nồm) vào mùa nóng, ‘gió Nam chưa nằm đã ngáy’. - Những ngôi nhà hướng Nam hoặc Đông Nam, Tây Nam là những hướng tốt so với điều kiện khí hậu ở nước ta bởi vì các hướng này đón được nguồn gió mát và ánh sáng lOMoARcPSD|15978022 ổn định, không khí ấm áp trong lành. Khi làm ban công các gia đình cũng thường chọn hướng Nam để mang tới nguồn không khí mát mẻ cho các phòng giáp ban công. - Khi đó nếu làm nhà hướng Tây, hướng Tây Bắc được coi là xấu nhất về khí hậu vì luôn nhận được ánh nắng và hơi nóng gay gắt vào buổi chiều khiến cho chúng ta cảm thấy khó chịu, ngột ngạt. Nhà hướng Đông thì chói chang vào buổi sáng sớm, tuy nhiên đây cũng là hướng có thể chấp nhận được. Như hướng Tây là hướng Đông Bắc luôn hứng chịu những cơn gió lạnh buốt tràn vào nhà mỗi dịp mùa đông về và khiến cho các thành viên dễ bị cảm lạnh. b. Cách thức kiến trúc.  Nhà sàn. (Dương)  Nhà sàn, kiến trúc truyền thống thường thấy ở khu vực miền núi nước ta. Nhà sàn là những ngôi nhà được xây lên phía trên các cột, có mái che và dùng để ở. Các cột sẽ được đóng cọc chắc chắn trên mặt đất hay mặt nước với độ cao nhất định. lOMoARcPSD|15978022  Kiểu nhà đặc biệt này đã bắt đầu xuất hiện từ thời đại Đá mới. Tại Việt Nam, nó bắt đầu ra đời vào thời kỳ Đông Sơn và tồn tại đến ngày nay.  Nhà sàn thích hợp với những nơi có địa hình phức tạp như miền núi, đầm lầy hoặc sông suối. Nhà được xây dựng cao hơn so với mặt đất từ 2-3m hoặc thấp hơn để hạn chế và ngăn cản côn trùng, thú dữ. Bên cạnh đó, còn có tác dụng ứng phó với môi trường sông nước ngập lụt quanh năm, ứng phó với thời tiết mưa nhiều gây lũ rừng ở miền cao và ngập lụt định kì ở vùng thấp, khí hậu nhiệt đới có độ ẩm cao. Đó là lý do vì sao từ thời tiền sử dân tộc ta đã làm nhà sàn để ở.  Mỗi một dân tộc lại có cách xây dựng khác nhau để phù hợp với điều kiện sống và tập quán của mình. Chẳng hạn như người Nùng, Tày, họ thường chọn nơi có núi đồi để xây nhà sàn tựa lưng vào đó. Phần trước mặt sẽ dùng để canh tác. Về thiết kế, bề ngang nhà sàn người Nùng thường rộng, lòng nhà sâu, thường có 6-8 cột. Còn dân tộc Thái, nhà sàn nhìn trực tiếp ra rừng, thể hiện ý chí và sức sống mãnh liệt. Khác với nhà sàn của người Tày, người Mường, nhà sàn của người Thái mang nét đơn sơ, giản dị hơn nhiều. Kiến trúc nhà sàn đặc trung của người Tày. Nhà sàn của người Thái nhìn từ bên ngoài. Downloaded by Quang Quang ([email protected]) lOMoARcPSD|15978022  Nhà bè. (Hảo) Nhà bè nhìn từ trên cao xuống ở đảo Trí Nguyên, Nha Trang, Khánh Hòa.  Từ ngàn xưa, những người sống bằng nghề sông nước (chài lưới, chở đò,..) đã lấy ngay thuyền bè làm nhà ở: đó được gọi là các nhà thuyền, nhà bè. Trích lời của J.B.Tavernier viết về người Việt Nam vào năm 1909: “Họ rất thích ở nước, thích ở trên nước hơn ở trên cạn. Cho nên phần lớn sông ngòi đầy thuyền. Những thuyền đó thay cho nhà cửa của họ. Thuyền rất sạch sẽ, ngay cả khi họ nuôi gia súc trong đó”. Downloaded by Quang Quang ([email protected]) lOMoARcPSD|15978022  Nhà bè, nhà thuyền là dạng nhà có thiết kế đặc biệt với chất liệu xây dựng từ gạch, gỗ, nhựa bình thường nổi trên mặt nước. Dưới nền nhà là miếng phao to hoặc miếng xốp dày để giúp nhà nổi trên mặt nước. Nhà bè khu vực Nha Trang, Khánh Hòa.  Nhà thường được cố định bằng dây thừng hoặc neo lại tại một chỗ, nó có thể di chuyển dễ dàng bằng cách chèo hay gắn thêm động cơ vào. Nhà nổi thường là nhà của ngư dân sống định cư tại chỗ để dễ đánh bắt thủy sản, nhà chứa được cả một gia đình. Nhà này có thể thấy tại các vùng vịnh, ao, hồ lớn, sông, những vùng biển ít sóng và gió, một số loại nhà nổi mới có khả năng chịu được sóng biển mạnh dữ dội. Nó còn được dùng làm dịch vụ như nhà hàng sông, giúp du khách có thể nhìn thấy được quang cảnh xung quanh. Downloaded by Quang Quang ([email protected]) lOMoARcPSD|15978022 Nhà bè du lịch ở Nha Trang, Khánh Hòa.  Nhà cấp 4. (Tuyết Anh)  Ngày nay, đã có những định nghĩa rõ ràng được ban hành bằng văn bản, có sự phê duyệt của chính phủ về nhà cấp 4, Theo thông tư số 03/2016/TT-BXD về phân cấp công trình, căn cứ vào kết cấu chịu lực thì mô hình nhà ở này được định nghĩa là nhà có chiều cao xây dựng từ 1 tầng trở xuống và xây trên diện tích nhỏ hơn 1000 m2.  Nhà có thể được xây bằng gạch nung, gỗ và được bao bọc xung quanh bằng hệ thống tường bằng gạch. Mái nhà được thiết kế theo phong cách truyền thống hoặc hiện đại, sử dụng ngói đỏ, xi măng và vật liệu tổng hợp. Ở những vùng nông thôn thì mái nhà dùng những vật liệu đơn giản như: tre, rơm, rạ hoặc gỗ, nứa để làm. Thời gian sử dụng nhà có thể kéo dài khoảng 30 năm.  Kiến trúc của nhà cấp 4 khá đơn giản nên mức kinh phí xây dựng thường thấp hơn so với những mẫu nhà khác (khoảng từ 300 đến 600 triệu đồng). Đó cũng là lời giải đáp cho câu hỏi tại sao nhà cấp 4 thường được xây dựng ở các vùng nông thôn tại Việt Nam, vì ở đây phần đất rộng rãi. Mặt khác người dân nông thôn còn khá nghèo, kinh tế chưa vững nên những căn nhà cấp 4 vừa đáp ứng được nhu cầu sử dụng, vừa phù hợp với điều kiện kinh tế. Downloaded by Quang Quang ([email protected]) lOMoARcPSD|15978022  Thời gian để xây dựng hoàn thành một căn nhà cấp 4 cũng ngắn hơn rất nhiều so với việc xây dựng một căn nhà cao tầng ( khoảng từ 2 đến 3 tháng). kiến trúc đơn giản và không đòi hỏi quá nhiều kỹ thuật xây dựng quá phức tạp, cũng như độ cao thấp nên sẽ không gặp quá nhiều khó khăn, cản trở trong quá trình thi công trên cao. Đó cũng là một trong những lợi ích khiến cho mẫu nhà cấp 4 trở thành sự lựa chọn hàng đầu của đại đa số người dân hiện nay. 2.2.2 Quan niệm về phong thủy.  Phong thủy bắt nguồn từ những nhu cầu tinh tế trong quá trình sống định cư và những kinh nghiệm lao động phong phú của người nông nghiệp.  “Phong” và “thủy” là hai yếu tố quan trọng nhất, tạo thành vi khí hậu cho một ngôi nhà.  Phong là gió, động hơn, thuộc dương; không có gió thì hỏng nhưng gió nhiều quá cũng không tốt; gió có thể bị núi, đồi, mô đất hay cây to lái đi, do vậy nhà phong thủy cần nắm vững hướng gió, biết sử dụng các bình phong để lái gió theo ý mình. Thủy là nước, tĩnh hơn, thuộc âm; mặt nước trước nhà sẽ tạo nên sự cân bằng sinh thái cho ngôi nhà; nước đọng (bất cập) thì tù, không tốt, nhưng nước chảy mạnh (thái quá) Downloaded by Quang Quang ([email protected]) lOMoARcPSD|15978022 cũng hỏng, chỉ có nước chảy từ từ (âm dương điều hòa) là tốt nhất; dòng nước thì ngoằn ngoèo, càng dài thì càng tụ, nếu phình ra thành hồ ao thì càng tụ thêm.  Thuật phong thủy khỏi đầu được xây dựng trên căn bản âm-dương Ngũ hành. Theo Ngũ, các thế đất được phân thành hình thủy (ngoằn ngoèo), hình họa (nhọn), hình mộc (dài), hình kim (thoi), hình thổ (vuông). Thế đất hình Kim (ứng với phương Tây du mục) được coi là phù trợ cho con cháu phát triển theo đường võ, còn thế đất hình Mộc (ứng với phương Đông nông nghiệp) sẽ phù trợ cho con cháu phát vương theo đường văn, nếu một thế đất có đủ cả Ngũ hành sẽ được coi là phát đế vương.  Người nổi tiếng hơn cả về nghề phong thủy trong lịch sử Việt Nam là ông Nguyễn Đức Huyên đời Lê, người làng Tả Ao (Nghi Xuân, Hà Tĩnh), tục gọi là cụ Tả Ao, để lại nhiều sách hay cho nghề này. 3. KẾT LUẬN. (Dương Võ)  Nhà ở là một phần không thể thiếu của con người, là của cải cũng như người bạn của chúng ta. Ngôi nhà là tổ ấm để đối phó với nóng lạnh, nắng mưa, gió bão; là một trong những yếu tố quan trọng nhất đảm bảo cho một cuộc sống định cư ổn định.  Nhà ở dần phát triển theo quá trình phát triển của con người và dần đa dạng về cấu trúc, nguyên liệu, kiến trúc và phương hướng hợp phong thuỷ cho gia chủ.  Nhờ sự đa dạng muôn hình muôn vẻ của nhà ở nên con người có thể dễ dàng chọn lựa cho mình những vật liệu riêng, kiến trúc theo ý thích và phù hợp với kinh tế gia đình cũng như phù hợp các đặc trưng của từng địa hình khác nhau.  Ngôi nhà là tấm gương phản ánh đặc điểm của truyền thống văn hoá dân tộc. 4. TÀI LIỆU THAM KHẢO.  GIÁO TRÌNH CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM - TRẦN NGỌC THÊM File  Nhà sàn – Wikipedia tiếng Việtf  Các dạng nhà ở ở khánh hòa - BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG - StuDocu  Nhà ở của ngư dân ven biển Đà Nẵng xưa - Ngoc Giao - Văn Nghệ Đà Nẵng (vannghedanang.org.vn) Downloaded by Quang Quang ([email protected])
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan