Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Đại cương Bài tập nhóm môn kiểm toán căn bản chủ đề 4ý kiến kiểm toán...

Tài liệu Bài tập nhóm môn kiểm toán căn bản chủ đề 4ý kiến kiểm toán

.PDF
12
1
117

Mô tả:

lOMoARcPSD|15963670 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BÀI TẬP NHÓM Môn: Kiểm toán căn bản Chủ đề 4: Ý KIẾN KIỂM TOÁN Giảng viên bộ môn: Nguyễn Thị Đoan Trang Nhóm thực hiện: Nhóm 2, gồm các thành viên: Đinh Phạm Nhật Duyên, MSSV: 030537210054 Phan Thị Cẩm Vân, MSSV: 030537210245 Đỗ Thanh Giang, MSSV: 030537210064 Hoàng Gia Phú, MSSV: 0305372100167 Vũ Thị Thu Thủy, MSSV: 030537210206 Nguyễn Võ Thanh Thảo, MSSV: 030537210026 Lớp học phần: D03 Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 12 năm 2022. 0 lOMoARcPSD|15963670 Mục lục Lời mở đầu ..................................................................................................................... ii 1.1. Khái niệm........................................................................................................... 1 1.2. Nội dung của ý kiến kiểm toán .......................................................................... 1 2. Các loại ý kiến kiểm toán......................................................................................... 1 2.1. Cơ sở pháp luật .................................................................................................. 1 2.2. Phân loại ý kiến kiểm toán ................................................................................ 2 2.2.1. Ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần.......................................................... 2 2.2.1.1. Khái niệm..................................................................................................... 2 2.2.1.2. Ví dụ Mẫu Ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần ........................................ 2 2.2.2. Ý kiến kiểm toán ngoại trừ (Qualified opinion) ............................................. 2 2.2.2.1. Khái niệm..................................................................................................... 3 2.2.2.2. Ví dụ Mẫu Ý kiến kiểm toán ngoại trừ .......................................................... 3 2.2.3. Ý kiến kiểm toán trái ngược ........................................................................... 4 2.2.3.1. Khái niệm..................................................................................................... 4 2.2.3.2. Ví dụ Mẫu Ý kiến kiểm toán trái ngược ........................................................ 4 2.2.4. Ý kiến kiểm toán từ chối ................................................................................. 6 2.2.4.1. Khái niệm..................................................................................................... 6 2.2.4.2. Ví dụ Mẫu từ chối đưa ý kiến ....................................................................... 6 3. So sánh các loại ý kiến kiểm toán ............................................................................ 6 3.1. Giống nhau ........................................................................................................ 6 3.2. Khác nhau ......................................................................................................... 7 Kết luận .......................................................................................................................... 8 Tài liệu tham khảo ......................................................................................................... 9 i lOMoARcPSD|15963670 Lời mở đầu Kiểm toán ra đời vào khoảng thế kỷ III TCN gắn liền với nền văn minh Ai cập và La Mã cổ đại. Kiểm toán là một môn khoa học nghiên cứu những vấn đề cơ bản, tổng quát về kiểm toán nói chung và lĩnh vực kiểm toán nói riêng. Thời kỳ đầu, kiểm toán chỉ mới ở mức độ sơ khai, biểu hiện là những người làm công tác kiểm toán đọc to những số liệu, tài liệu cho một bên độc lập nghe và sau đó chứng thực. Khi xã hội phát triển, nền kinh tế thị trường dần đổi mới, kiểm toán ngày một phát triển, trở thành nhu cầu không thể thiếu ở nhiều quốc gia trên thế giới với sự ra đời của nhiều loại hình kiểm toán, nhiều mô hình tổ chức, đồng thời kiểm toán còn thâm nhập sâu ở nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội. Hệ thống kế toán và kiểm toán Việt Nam trong những năm gần đây không ngừng được hoàn thiện, phát triển phù hợp với nền kinh tế thị trường và xu hướng mở cửa hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Báo cáo kiểm toán của kiểm toán viên về báo cáo tài chính là khâu công việc cuối cùng của quá trình kiểm toán báo cáo tài chính. Khi đó, kiểm toán viên phải nêu được những đánh giá của mình về sự phù hợp về tính đúng đắn cũng như trung thực của báo cáo tài chính. Để biết phản ánh của kiểm toán viên về số liệu báo cáo tài chính của doanh nghiệp được kiểm toán có trung thực, hợp lý hay không, nhận thấy sự cần thiết của vấn đề, nhóm 2 tìm hiểu đề tài "Ý kiến kiểm toán". Ý kiến kiểm toán là sản phẩm cuối cùng của một cuộc kiểm toán báo cáo tài chính. Ý kiến kiểm toán đóng vai trò quan trọng bởi nó mang lại sự đảm bảo tính minh bạch và trung thực của các thông tin tài chính góp phần phục vụ nhu cầu của các doanh nghiệp, nhà đầu tư. ii lOMoARcPSD|15963670 1. Ý kiến kiểm toán 1.1. Khái niệm Căn cứ trên Chuẩn mực kiểm toán số 700 liên quan đến “Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính”, được Bộ Tài chính ban hành ngày 27/09/1999, báo cáo kiểm toán là loại báo cáo được thể hiện dưới dạng văn bản, được lập nên bởi doanh nghiệp kiểm toán và kiểm toán viên nhằm đưa ra ý kiến chính thức của mình liên quan đến báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán. Như vậy, ý kiến kiểm toán được hiểu là kết quả mà kiểm toán viên đưa ra sau mỗi cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Ý kiến kiểm toán được xem như sản phẩm cuối cùng giúp truyền tải kết luận của kiểm toán viên về báo cáo tài chính đã qua kiểm toán. Những ý kiến kết luận này sẽ được trình bày dưới dạng biên bản hoặc báo cáo kiểm toán. 1.2. Nội dung của ý kiến kiểm toán - Khi đưa ra ý kiến kiểm toán, kiểm toán viên phải nêu rõ mức độ phù hợp của báo cáo tài chính khi đối chiếu với những quy định, chuẩn mực kiểm toán hiện hành. Đồng thời chỉ ra mức độ tuân thủ pháp luật và các quy định liên quan trong quá trình đơn vị được kiểm toán lập báo cáo tài chính. Đánh giá sự phù hợp của báo cáo tài chính với việc lập và trình bày báo cáo tài chính theo khuôn khổ pháp luật hiện hành, xét về các khía cạnh trọng yếu. - Ngoài ra, báo cáo kiểm toán cũng cần truyền tải cụ thể ý kiến của kiểm toán viên về báo cáo tài chính trên phương diện phản ánh hợp lý, trung thực những khía cạnh trọng yếu. Nói một cách đơn giản hơn, ý kiến mà kiểm toán viên nêu ra trong báo cáo kiểm toán có sự đảm bảo chắc chắn về tính hợp lý, trung thực của báo cáo tài chính xét về các khía cạnh trọng yếu. Trong đó kiểm toán viên cần nêu rõ:  Kết luận về việc các bằng chứng kiểm toán phù hợp đã được thu thập đủ hay chưa?  Kết luận về việc các sai sót không được điều chỉnh, khi xem xét tổng hợp hoặc riêng lẻ, có trở thành khía cạnh trọng yếu không? - Tuy nhiên, ý kiến kiểm toán không cam đoan tuyệt đối rằng báo cáo tài chính đã được kiểm toán không hề có bất cứ sai sót nào. Như vậy, trong một báo cáo tài chính, chỉ có những yếu tố trọng yếu mới là mối quan tâm hàng đầu của kiểm toán viên. - Dựa trên kết quả kiểm toán, kiểm toán viên phải nêu được một trong các loại ý kiến kiểm toán là Ý kiến chấp nhận toàn phần và Ý kiến kiểm toán không phải là Ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần. 2. Các loại ý kiến kiểm toán 2.1. Cơ sở pháp luật - Ngày 06/12/2012, Thông tư 215/2012/TT-BTC được Bộ Tài chính ban hành đã đề ra hệ thống gồm 37 chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và được đưa vào hiệu lực từ ngày 01/01/2014. Trong hệ thống 37 chuẩn mực kiểm toán này có sự đổi mới của một số chuẩn mực về báo cáo kiểm toán và ý kiến báo cáo kiểm toán. 1 lOMoARcPSD|15963670 - Cụ thể, có 3 chuẩn mực liên quan đến ý kiến kiểm toán trong hệ thống 37 chuẩn mực là:  VSA 700 – Hình thành ý kiến kiểm toán và báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính.  VSA 705 – Ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần.  VSA 706 – Đoạn “Vấn đề cần nhấn mạnh” và “Vấn đề khác” trong báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính. 2.2. Phân loại ý kiến kiểm toán Theo hệ thống gồm 37 chuẩn mực kiểm toán mới, ý kiến kiểm toán sẽ bao gồm 2 loại chính là:  Ý kiến chấp nhận toàn phần.  Ý kiến kiểm toán không phải là Ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần. Trong đó, Ý kiến kiểm toán không phải là Ý kiển kiểm toán chấp nhận toàn phần sẽ được phân loại thành:  Ý kiến kiểm toán ngoại trừ.  Ý kiến kiểm toán từ chối đưa ra ý kiến.  Ý kiến kiểm toán trái ngược. 2.2.1. Ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần 2.2.1.1. Khái niệm - Ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần là ý kiến được đưa ra khi kiểm toán viên kết luận rằng báo cáo tài chính đã được lập, trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng. - Tuy nhiên, ý kiến chấp nhận toàn phần không đồng nghĩa với việc báo cáo tài chính đã qua kiểm toán là chính xác hoàn toàn. Cũng có thể trong báo cáo có sai sót nhưng chúng không được đánh giá là trọng yếu. Khi đưa ra ý kiến này, kiểm toán viên muốn truyền tải thông điệp:  Các bằng chứng phù hợp về báo cáo tài chính đã được kiểm toán viên thu thập đầy đủ.  Toàn bộ những điểu chỉnh về chính sách kế toán cũng như những ảnh hưởng của chúng đều đã được đánh giá, xem xét và nêu ra trong thuyết minh báo cáo tài chính.  Giả định hoạt động liên tục của doanh nghiệp được kiểm toán không có dấu hiệu đáng ngờ. 2.2.1.2. Ví dụ Mẫu Ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần Ý kiến của Kiểm toán viên Theo ý kiến của chúng tôi, báo cáo tài chính đã phán ảnh trung thực và hợp lí, trên các khía cạnh trọng yếu tính hình tài chính của Công ty ABC tại ngày 31/12/2021, như về kết quả hoạt động kinh doanh và tính hình lưu chuyển tiền tệ cho năm tài chính kết thúc cùng ngày và phù hợp với chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán (doanh nghiệp) Việt Nam và các quy định pháp lý có luên quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính. 2.2.2. Ý kiến kiểm toán ngoại trừ (Qualified opinion) 2 lOMoARcPSD|15963670 2.2.2.1. Khái niệm - Ý kiến ngoại trừ là một chỉ báo cho thấy kiểm toán viên không thể thu thập đủ dữ liệu hoặc thông tin tài chính về công ty như một giới hạn về phạm vi của cuộc kiểm toán. Các số liệu bị bỏ sót, dữ liệu không chắc chắn và ước tính chưa được xác nhận cũng có thể khiến kiểm toán viên chuyên nghiệp đưa ra ý kiến đủ điều kiện về báo cáo tài chính. Ngoài ra, việc không tuân thủ các quy tắc đã đặt ra của chuẩn mực kiểm toán có thể dẫn đến một ý kiến đủ điều kiện được đưa ra về báo cáo tài chính kinh doanh. Nói chung, việc không có khả năng xác minh các dữ liệu, số liệu hoặc ước tính được cung cấp trong thông tin tài chính của một công ty sẽ tạo ra các ý kiến đủ điều kiện. Ngoài ra, khi thiếu các thuyết minh, giải thích về sự xuất hiện của một số số liệu nhất định trong báo cáo, kiểm toán viên có thể tạo ra sự nghi ngờ hoặc không chắc chắn cho kiểm toán viên, từ đó đưa ra ý kiến xác đáng. - Hay nói dễ hiểu hơn, Ý kiến kiểm toán ngoại trừ được đưa ra trong trường hợp, kiểm toán viên cho rằng báo cáo tài chính chỉ phản ánh trung thực hợp lí tình hình tài chính, kết quả kinh doanh, dòng tiền của đơn vị xét trên các khía cạnh trọng yếu nếu không bị ảnh hưởng bởi yếu tố tùy thuộc. Ý kiến ngoại trừ được đưa ra khi :  Dựa trên dữ liệu thu thập, với đầy đủ bằng chứng kiểm toán, kiểm toán viên sẽ đưa ra các kết luận sai sót riêng lẻ từng khoản mục hay tổng hợp lại, có ảnh hưởng trọng yếu nhưng không lan tỏa đối với báo cáo tài chính; hoặc:  Kiểm toán viên không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán, nhưng kiểm toán viên kết luận những ảnh hưởng, có thể có của các sai sót chưa được phát hiện (nếu có) có thể là trọng yếu nhưng không lan tỏa đối với báo cáo tài chính. 2.2.2.2. Ví dụ Mẫu Ý kiến kiểm toán ngoại trừ Cơ sở của ý kiến kiểm toán ngoại trừ: - Như trình bày tại Thuyết minh số 19 phần Thuyết minh báo cáo Tài chính hợp nhất, Tập đoàn đang ghi nhận giá trị quyền sử dụng đất phải trả ngân sách Nhà nước theo Quyết định số 6958/QĐ-BCT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ Công thương nhưng chưa có quyết định phê duyệt của Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố với số tiền là 852.447.466.932 VND. Đến thời điểm lập báo cáo tài chính hợp nhất này chưa có quyết định phê duyệt chính thức của Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố được ban hành. Do đó, chúng tôi không có cơ sở để xác định được liệu có cần thiết phải điều chỉnh số liệu này hay không. - Như trình bày tại Thuyết minh số 8 phần Thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất, tại ngày 31 tháng 12 năm 2014, giá trị thuần có thể thực hiện được của các mặt hàng xăng dầu tồn kho của Tập đoàn nhỏ hơn giá gốc với số tiền là khoảng 68 tỷ đồng (Trong đó: các mặt hàng bị lỗ với số tiền khoảng 292 tỷ đồng, các mặt hàng có lãi với số tiền khoảng 224 tỷ đồng). Theo đánh giá của Ban Tổng Giám đốc Tập đoàn, giá cơ sở để hình thành giá bán với các mặt hàng xăng dầu do Nhà nước điều hành và theo quy định tại Nghị định 83/2014/NĐ-CP của 3 lOMoARcPSD|15963670 Chính phủ về kinh doanh xăng dầu có hiệu lực từ ngày 01 tháng 11 năm 2014 thì công thức tính giá cơ sở được tính bình quân của 15 ngày sát với ngày tính giá của chu kỳ dự trữ xăng dầu, trong khi Tập đoàn phải đảm bảo tồn kho dự trữ một khối lượng xăng dầu trong khoảng 30 ngày. Do vậy giá bán xăng dầu sẽ điều chỉnh chậm hơn so với biến động về giá xăng dầu đầu vào và khoản giảm giá của các mặt hàng xăng dầu tồn kho nêu trên mang tính luân chuyển theo chu kỳ tính giá của Nhà nước. Theo đó, Ban Tổng Giám đốc Tập đoàn quyết định không trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho đối với các mặt hàng xăng dầu tồn kho tại ngày 31 tháng 12 năm 2014 và thực hiện hạch toán lãi/lỗ theo thực tế tại thời điểm bán hàng. Nếu ghi nhận số dự phòng giảm giá hàng tồn kho riêng cho các mặt hàng bị lỗ nêu trên vào năm 2014 thì kết quả kinh doanh của Tập đoàn sẽ giảm một khoản tương ứng với số tiền nêu trên. Ý kiến kiểm toán ngoại trừ Theo ý kiến của chúng tôi, ngoại trừ những điều chỉnh cần thiết do ảnh hưởng của các vấn đề nêu trong đoạn “Cơ sở của ý kiến kiểm toán ngoại trừ”, báo cáo tài chính hợp nhất đã phản ánh trung thực và hợp lý, trên các khía cạnh trọng yếu, tình hình tài chính của Tập đoàn tại ngày 31 tháng 12 năm 2014 cũng như kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất và tình hình lưu chuyển tiền tệ hợp nhất cho năm tài chính kết thúc cùng ngày, phù hợp với chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán áp dụng cho Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (nay là Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam) đã được Bộ Tài chính phê duyệt theo Công văn chấp thuận số 956/BTC-CĐKT ngày 18 tháng 01 năm 2007 và các quy định pháp lý liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính. (Ý kiến kiểm toán ngoại trừ do Deloitte Việt Nam kiểm toán cho Tập đoàn Xăng dầu Petrolimex) 2.2.3. Ý kiến kiểm toán trái ngược 2.2.3.1. Khái niệm - Kiểm toán viên phải trình bày “Ý kiến kiểm toán trái ngược” khi dựa trên các bằng chứng kiểm toán đầy đủ, thích hợp đã thu thập được, kiểm toán viên kết luận là các sai sót, xét riêng lẻ hay tổng hợp lại, có ảnh hưởng trọng yếu và lan tỏa đối với báo cáo tài chính. - Ý kiến trái ngược được đưa ra trong trường hợp các vấn đề không thống nhất được với giám đốc là quan trọng hoặc liên quan đến một số lượng lớn các tài khoản tới mức độ mà kiểm toán viên cho rằng, ý kiến chấp nhận từng phần là chưa đủ để thể hiện mức độ và tính chất sai sót trọng yếu. - Loại báo cáo này được phát hành khi phạm vi kiểm toán bị giới hạn nghiêm trọng hoặc các tài liệu quá mập mờ, không rõ ràng khiến kiểm toan viên không thể tiến hành kiểm toán theo chương trình đã định. 2.2.3.2. Ví dụ Mẫu Ý kiến kiểm toán trái ngược Trên báo cáo tài chính của công ty Z, kiểm toán viên đưa ra ý kiến trái ngược ở phần báo cáo kiểm toán như sau: Cơ sở đưa ra ý kiế n của kiể m toán viên - Số dư đầ u kỳ và số liệu so sánh: 4 lOMoARcPSD|15963670 Báo cáo tài chính của Công ty cho năm tài chính kế t thúc ngày 31 tháng 12 năm 20X3 đươc̣ kiể m toán bởi kiể m toán viên khác với ý kiế n kiể m toán ngoa ̣i trừ do Công ty kiể m toán tiề n nhiệm không thể thu thập đầ y đủ bằ ng chứng về khả năng thu hồ i các khoản gố c trái phiế u và các khoản phải thu từ Công ty Z. Ta ̣i ngày 31 tháng 12 năm 20X3, Công ty vẫn đang nắ m giữ 75.000 trái phiế u của Công ty Z với giá tri ̣ghi sổ là 7.000 triệu VND (đã đáo ha ̣n ngày 29/3/20X1) và các khoản phải thu từ Công ty Z là 80 triệu VND. Công ty Z đang trong quá trình giải thể , Ban Lan ̃ h đa ̣o không thể đánh giá đươc̣ khả năng thu hồ i những khoản này và vì vậy không xác đinh ̣ đươc̣ số dự phòng cầ n thiế t cho giá tri ̣ bi ̣ suy giảm. Công ty kiể m toán tiề n nhiệm không thể xác đinh ̣ đươc̣ những điề u chỉnh cầ n thiế t trên báo cáo tài chính cho khoản đầ u tư trái phiế u và laĩ phải thu từ trái phiế u của Công ty Z ta ̣i ngày 31 tháng 12 năm 20X3 và chi phí dự phòng cho năm tài chính kế t thúc cùng ngày. Các số dư đầ u kỳ ta ̣i ngày 31 tháng 12 năm 20X3 mang sang ảnh hưởng đế n kế t quả hoa ̣t động kinh doanh và tình hình lưu chuyể n tiề n tệ của Công ty cho năm kế t thúc ngày 31 tháng 12 năm 20X4. - Khả năng thu hồ i của khoản xây dựng cơ bản dở dang: Như đươc̣ trình bày ta ̣i Thuyế t minh số N trong báo cáo tài chính, ta ̣i ngày 31 tháng 12 năm 20X4, Công ty có khoản chi phí xây dựng cơ bản dở dang với giá tri ̣ ghi sổ là 2.000 triệu VND là các chi phí đầ u tư cơ sở vật chấ t cho dự án hoa ̣t động kinh doanh chứng khoán mà dự án này đã ta ̣m dừng triể n khai. Chúng tôi không thể thu thập đươc̣ đầ y đủ các bằ ng chứng kiể m toán về khả năng thu hồ i khoản xây dựng cơ bản dở dang này. Do đó, chúng tôi không thể xác đinh ̣ đươc̣ các điề u chỉnh có thể là cầ n thiế t đố i với các khoản mu ̣c chi phí xây dựng cơ bản dở dang và lỗ lũy kế trên bảng cân đố i kế toán ta ̣i ngày 31 tháng 12 năm 20X4 và các khoản mu ̣c chi phí hoa ̣t động kinh doanh và lỗ thuầ n trên báo cáo kế t quả kinh doanh của Công ty cho năm kế t thúc cùng ngày. - Giả đinh ̣ hoa ̣t động liên tu ̣c: ̂ Cong ty đã gửi Công văn ngày 27 tháng 10 năm 20X3 tới cơ quan chủ quản, theo đó Ban Lañ h đa ̣o đề nghi ̣ đươc̣ tiế p tu ̣c hoa ̣t động đế n ngày 30/6/20X5 để Công ty hoàn tấ t các trách nhiệm và nghiã vu ̣ hiện ta ̣i, xây dựng chi tiế t phương án giải thể , đảm bảo quá trình giải thể thuận lơị và nhanh go ̣n. Do đó, báo cáo tài chính ta ̣i ngày và cho năm kế t thúc ngày 31 tháng 12 năm 20X4 phải đươc̣ lập trên cơ sở Công ty không tiế p tu ̣c hoa ̣t động liên tu ̣c. Toàn bộ tài sản đươc̣ ghi nhận theo giá tri ̣ước tính có thể thu hồ i đươc̣ . Các khoản dự phòng cũng đươc̣ lập theo chi phí ước tính phát sinh để chấ m dứt hoa ̣t động kinh doanh và giải thể Công ty. Toàn bộ tài sản dài ha ̣n và nơ ̣ phải trả dài ha ̣n đươc̣ phân loa ̣i là các khoản ngắ n ha ̣n. Như nêu ta ̣i Thuyế t minh 2(c), Công ty vẫn lập báo cáo tài chính trên cơ sở hoa ̣t động liên tu ̣c. Ý kiế n của kiể m toán viên Do tính tro ̣ng yế u của các vấ n đề nêu ra trong phầ n “Cơ sở đưa ra ý kiế n của kiểm toán viên” đặc biệt về vấ n đề cơ sở lập báo cáo tài chính, báo cáo tài chính 5 lOMoARcPSD|15963670 đã phản ánh không trung thực và hơp̣ lý, trên các khía ca ̣nh tro ̣ng yế u, tình hình tài chính của Công ty XXX ta ̣i ngày 31 tháng 12 năm 20X4, kế t quả hoa ̣t động kinh doanh và lưu chuyể n tiề n tệ trong năm kế t thúc cùng ngày, theo các Chuẩ n mực Kế toán Việt Nam, Chế độ Kế toán doanh nghiệp Việt Nam và các quy đinh ̣ pháp lý có liên quan đế n việc lập và trình bày báo cáo tài chính. 2.2.4. Ý kiến kiểm toán từ chối 2.2.4.1. Khái niệm - Ý kiến từ chối (hoặc ý kiến không thể đưa ra ý kiến) được đưa ra trong trường hợp hậu quả của việc giới hạn phạm vi kiểm toán là quan trọng hoặc thiếu thông tin liên quan đến một số lượng lớn các khoản mục tới mức mà kiểm toán viên không thể thu thập đầy đủ và thích hợp các bằng chứng kiểm toán để có thể cho ý kiến về báo cáo tài chính. - Trong một số rất ít trường hợp liên quan đến nhiều yếu tố không chắc chắn, kiểm toán viên phải từ chối đưa ra ý kiến khi mặc dù đã thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp liên quan đến từng yếu tố không chắc chắn riêng biệt nhưng kiểm toán viên vẫn kết luận rằng không thể đưa ra ý kiến kiểm toán về báo cáo tài chính do những ảnh hưởng tương tác có thể có của những yếu tố không chắc chắn và những ảnh hưởng lũy kế của những yếu tố này đến báo cáo tài chính. - Từ chối đưa ra ý kiến (kiểm toán sẽ có quyền từ chối đưa ra ý kiến kiểm toán trong trường hợp có một vấn đề ngoại cảnh ảnh hưởng đến khả năng thu thập thông tin cũng như bằng chứng kiểm toán). Tức là bị giới hạn trong phạm vi kiểm toán. 2.2.4.2. Ví dụ Mẫu từ chối đưa ý kiến Cơ sở của việc từ chối đưa ra ý kiến Khoản đầu tư của Công ty vào Công ty liên doanh DEF (tại nước X) đang được ghi nhận trên Bảng cân đối kế toán với số tiền là XXX VND, chiếm hơn 90% giá trị tài sản thuần của Công ty tại ngày 31/12/20x1. Chúng tôi đã không được phép tiếp cận với Ban Giám đốc và kiểm toán viên của Công ty DEF cũng như tài liệu, hồ sơ kiểm toán của kiểm toán viên Công ty DEF. Do đó, chúng tôi không thể xác định được liệu có cần điều chỉnh đối với: (1) phần tài sản của Công ty trong tài sản của DEF mà Công ty có quyền đồng kiểm soát; (2) phần nợ phải trả Công ty trong các khoản nợ phải trả của DEF mà Công ty phải cùng chịu trách nhiệm; (3) phần sở hữu của Công ty trong thu nhập, chi phí của DEF trong năm; (4) các khoản mục trong Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu (nếu có) và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Từ chối đưa ra ý kiến Do tầm quan trọng của vấn đề nêu tại đoạn “Cơ sở của việc từ chối đưa ra ý kiến”, chúng tôi không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán. Do đó, chúng tôi không thể đưa ra ý kiến kiểm toán về báo cáo tài chính đính kèm. 3. So sánh các loại ý kiến kiểm toán 3.1. Giống nhau 6 lOMoARcPSD|15963670 Đều là ý kiến kiểm toán nên đều sẽ có chung mục đích đó là đưa ra ý kiến liệu rằng báo cáo tài chính có được lập phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng trên các khía cạnh trọng yếu hay không? Tùy thuộc theo hoàn cảnh, trường hợp mà áp dụng loại ý kiến kiểm toán sao cho phù hợp với mục đích đề ra của ý kiến kiểm toán. 3.2. Khác nhau - Ý kiến kiểm toán ngoại trừ và ý kiến kiểm toán trái ngược là có bằng chứng kiểm toán đầy đủ, thích hợp, đã thu thập được, có sai sót, xét riêng lẻ hay tổng hợp lại và có ảnh hưởng trọng yếu. Còn ý kiến kiểm toán từ chối đưa ra ý kiến không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng, có thể có của các sai sót chưa được phát hiện (nếu có) có thể là trọng yếu. - Ý kiến kiểm toán trái ngược và ý kiến kiểm toán từ chối đưa ra ý kiến lan tỏa đối với báo cáo tài chính còn ý kiến kiểm toán ngoại trừ thì không lan tỏa đối với báo cáo tài chính. - Ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần được đưa ra khi kiểm toán viên và công ty kiểm toán cho rằng, báo cáo tài chính phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của Doanh nghiệp, hàm ý là tất cả các nguyên tắc kế toán và tác động đã được xem xét, đánh giá một cách đầy đủ. Còn ý kiến không chấp nhận toàn phần là còn có sai sót, có trọng yếu, kiểm toán viên không thể thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để kết luận rằng tổng thể báo cáo tài chính không còn sai sót trọng yếu. 7 lOMoARcPSD|15963670 Kết luận Tóm lại, ý kiến kiểm toán là rất quan trọng. Để đưa ra ý kiến kiểm toán về báo cáo tài chính, kiểm toán viên phải kết luận liệu kiểm toán viên đã đạt được sự đảm bảo hợp lí về việc báo cáo tài chính, xét trên phương diện tổng thể, còn sai sót trong yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn hay không. Mong muốn rằng trong thời gian tới, báo cáo tài chính của các đơn vị sau khi được các công ty kiểm toán và có ý kiến của kiểm toán viên sẽ đảm bảo hơn về tính trung thực và hợp lý, góp phần khôi phục lòng tin của các nhà đầu tư và của xã hội, tăng cường tính công khai và minh bạch của các công ty. Đồng thời, ý kiến kiểm toán cũng đóng góp phần lớn vào sự phát triển của các doanh nghiệp, để từ đó giúp các doanh nghiệp có những sự thay đổi phù hợp, tích cực hơn. 8 lOMoARcPSD|15963670 Tài liệu tham khảo 1. Slide Kiểm toán căn bản, Nguyễn Thị Đoan Trang. 2. Các loại Ý kiến kiểm toán và Những lưu ý khi đọc Ý kiến kiểm toán (kiemtoanthanhnam.com) 3. VSA 705 - Ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần | KRESTON.VN 4. Các loại ý kiến kiểm toán chính năm 2022 & ví dụ cụ thể | MAN 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan