Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Đại cương Bài giảng thị trường chứng khoán....

Tài liệu Bài giảng thị trường chứng khoán.

.PDF
38
29
119

Mô tả:

CHƯƠNG 5: CÔNG TY CHỨNG KHOÁN * Các nội dung nghiên cứu: 1- Tổng quan về công ty chứng khoán. 2- Hoạt động tài chính của công ty chứng khoán. 3- Các nghiệp vụ của công ty chứng khoán. 4- Quản lý an toàn tài chính và giám sát công ty chứng khoán. 5.1. TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC KINH DOANH CHỨNG KHOÁN 5.1.1. Định nghĩa về tổ chức kinh doanh chứng khoán: a- Khái niệm: Tổ chức kinh doanh chứng khoán là tổ chức trung gian giữa người mua và người bán chứng khoán. Người mua chứng khoán Tổ chức kinh doanh CK Người bán chứng khoán b- Mô hình tổ chức kinh doanh chứng khoán trên TG: Mô hình tổ chức kinh doanh chứng khoán Mô hình chuyên doanh chứng khoán Mô hình công ty đa năng Công ty đa năng một phần Công ty đa năng hoàn toàn b.1. Mô hình chuyên doanh chứng khoán: Hoạt động kinh doanh chứng khoán sẽ do các công ty chứng khoán độc lập, chuyên môn hóa trong lĩnh vực chứng khoán đảm nhận, các ngân hàng không được tham gia vào kinh doanh chứng khoán. Mô hình này được áp dụng tại nhiều nước như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Canada… * Ưu điểm : + Giảm thiểu rủi ro cho hệ thống ngân hàng. + Tạo điều kiện cho thị trường chứng khoán phát triển. * Nhược điểm: Khả năng san bằng rủi ro trong kinh doanh bị hạn chế. b.2. Mô hình công ty đa năng: Có 2 loại: + Công ty đa năng một phần: Ở đây các ngân hàng muốn kinh doanh chứng khoán phải thành lập công ty con kinh doanh độc lập. + Công ty đa năng hoàn toàn: Các ngân hàng thương mại được phép kinh doanh tổng hợp (chứng khoán, bảo hiểm, tiền tệ). * Ưu điểm: Sự kết hợp đa năng rất cao, do đó mà giảm bớt rủi ro trong hoạt động kinh doanh chung, có khả năng chịu đựng các biến động của thị trường chứng khoán. * Nhược điểm: Nếu thị trường có sự biến động mạnh thì hoạt động kinh doanh sẽ bị ảnh hưởng nếu không tách bạch rõ ràng các nghiệp vụ kinh doanh. * Các nước châu Âu, Anh, Úc thường áp dụng mô hình công ty đa năng. c- Các hình thức tổ chức kinh doanh chứng khoán ở Việt Nam: + Công ty chứng khoán + Công ty quản lý quỹ + Công ty đầu tư chứng khoán * Các tổ chức kinh doanh CK tại VN được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn theo quy định của Luật doanh nghiệp và được UBCK cấp giấy phép. * Chú ý: Riêng công ty Quản lý quỹ chỉ được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần để đầu tư chứng khoán. 5.1.2. Vai trò của công ty chứng khoán: a- Vai trò huy động vốn: Các công ty chứng khoán là các trung gian tài chính có các kênh chuyển vốn từ nơi dư thừa sang nơi có nhu cầu sử dụng vốn. b- Vai trò xác định giá cả chứng khoán: Các công ty chứng khoán cung cấp một cơ chế giá cả nhằm giúp nhà đầu tư có được sự đánh giá đúng thực tế và chính xác về giá trị khoản đầu tư của mình. c- Vai trò thực hiện tính thanh khoản của chứng khoán: Các công ty chứng khoán thực hiện cơ chế chuyển đổi, giúp nhà đầu tư thực hiện mong muốn chuyển tiền mặt thành chứng khoán và ngược lại một cách ít thiệt hại nhất. d- Thúc đẩy vòng quay của chứng khoán: Các công ty chứng khoán góp phần làm tăng vòng quay của chứng khoán qua việc chú ý đến nhu cầu của người đầu tư, cải tiến các công cụ tài chính của mình làm cho chúng phù hợp với nhu cầu của khách hàng. e- Dịch vụ tư vấn tài chính: Công ty chứng khoán tham gia vào nhiều dịch vụ tư vấn, cung cấp các thông tin đa dạng, nghiên cứu thị trường cho các công ty cổ phần và cá nhân đầu tư. f- Các sản phẩm đầu tư: Các công ty chứng khoán có các dịch vụ yểm trợ rất to lớn đối với thị trường, vì mỗi loại sản phẩm tài chính có những quy trình riêng biệt và nhu cầu của khách hàng là đa dạng khác nhau. 5.2. CÁC NGHIỆP VỤ CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN Công ty chứng khoán thực hiện một, một số hoặc toàn bộ nghiệp vụ kinh doanh bao gồm: 1- Môi giới chứng khoán 2- Tự doanh chứng khoán 3- Bảo lãnh phát hành chứng khoán 4- Tư vấn đầu tư chứng khoán Công ty chứng khoán chỉ được phép thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán khi thực hiện nghiệp vụ tự doanh chứng khoán. Ngoài các nghiệp vụ kinh doanh quy định trên, công ty chứng khoán được cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính và các dịch vụ tài chính khác. 5.2.1. Nghiệp vụ môi giới chứng khoán: a- Khái niệm: Môi giới chứng khoán là hoạt động trung gian mua bán chứng khoán cho khách hàng để hưởng hoa hồng, làm dịch vụ nhận các lệnh mua, lệnh bán chứng khoán của khách hàng, chuyển các lệnh mua bán đó vào Sở giao dịch chứng khoán và hưởng hoa hồng môi giới. * Chú ý: Khách hàng phải chịu trách nhiệm đối với hậu quả kinh tế của việc giao dịch. b- Chức năng của hoạt động môi giới: b.1. Cung cấp dịch vụ với 2 tư cách: + Nối liền khách hàng với bộ phận nghiên cứu đầu tư: cung cấp cho khách hàng các báo cáo nghiên cứu và khuyến nghị đầu tư. + Nối liền những người bán và người mua: đem đến cho khách hàng tất cả các loại sản phẩm và dịch vụ tài chính. b.2. Đáp ứng những nhu cầu về tâm lý của khách hàng khi cần thiết: Trở thành người bạn, người chia sẻ những lo âu căng thẳng và đưa ra những lời động viên kịp thời. b.3. Khắc phục trạng thái xúc cảm quá mức: (Điển hình là sợ hãi và tham lam), để giúp khách hàng có những quyết định tỉnh táo. b.4. Đề xuất thời điểm bán hàng. c- Những nét đặc trưng của nghề môi giới chứng khoán: + Lao động cật lực, thù lao xứng đáng. + Những phẩm chất cần có: Kiên nhẫn, giỏi phân tích tâm lý và ứng xử. + Nỗ lực cá nhân là quyết định, đồng thời không thể thiếu sự hỗ trợ của công ty trong việc cung cấp thông tin và kết quả phân tích cũng như trong việc thực hiện các lệnh của khách hàng. d- Quy trình môi giới: SV tự nghiên cứu. 5.2.2. Nghiệp vụ tự doanh chứng khoán (in property): a- Khái niệm: Tự doanh là việc công ty chứng khoán tự tiến hành các giao dịch mua bán các chứng khoán cho chính mình. b- Mục đích của hoạt động tự doanh: Hoạt động tự doanh của công ty chứng khoán nhằm thu lợi cho chính mình. c- Các yêu cầu đối với nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán: c.1. Yêu cầu về vốn và về nhân sự: + Vốn: Để thực hiện hoạt động tự doanh, các công ty chứng khoán phải có đủ số vốn nhất định theo quy định của pháp luật (100 tỷ). + Con người: Nhân viên thực hiện nghiệp vụ tự doanh của công ty phải có một trình độ chuyên môn nhất định, có khả năng tự quyết cao và đặc biệt là tính nhậy cảm trong công việc. c.2. Yêu cầu đối với công ty chứng khoán trong hoạt động tự doanh: + Tách biệt quản lý: - Các công ty chứng khoán phải có sự tách biệt giữa nghiệp vụ tự doanh và nghiệp vụ môi giới để đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng trong hoạt động. Sự tách bạch này bao gồm cả yếu tố con người và quy trình nghiệp vụ. - Công ty chứng khoán cần phải tách bạch về tài sản của khách hàng với tài sản của chính công ty. + Ưu tiên khách hàng: Điều này có nghĩa là lệnh giao dịch của khách hàng phải được sử lý trước lệnh tự doanh của công ty. + Bình ổn thị trường: Các công ty chứng khoán với khả năng chuyên môn và nguồn vốn lớn của mình thông qua hoạt động tự doanh góp phần rất lớn trong việc điều tiết cung cầu, bình ổn giá cả của các loại chứng khoán trên thị trường. + Phải tuân thủ một số quy định khác: (VD: như các giới hạn về đầu tư,…) VD: Các giới hạn về đầu tư: - Cùng với người có liên quan đầu tư từ 5% trở lên vốn điều lệ của công ty chứng khoán khác. - Đầu tư từ 20% trở lên tổng số cổ phiếu đang lưu hành của một tổ chức niêm yết - Đầu tư từ 15% trở lên tổng số cổ phiếu đang lưu hành của một tổ chức không niêm yết - Đầu tư hoặc góp vốn từ 15% trở lên tổng số vốn góp của một công ty TNHH - Công ty CK không được sử dụng quá 20% tổng tài sản để đầu tư, mua cổ phần hoặc tham gia góp vốn vào một tổ chức khác. * Công ty CK không được phép mua cổ phiếu quỹ trong các trường hợp: - Đang kinh doanh thua lỗ hoặc đang có nợ quá hạn. - Đang trong quá trình chào bán cổ phiếu để huy động thêm vốn. - Đang thực hiện tách gộp cổ phiếu. - Cổ phiếu của công ty đang là đối tượng chào mua công khai. 5.2.3. Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành a- Khái niệm: Theo luật Chứng khoán Việt Nam ngày 29/6/2006: Bảo lãnh phát hành là việc tổ chức bảo lãnh cam kết với tổ chức phát hành thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, nhận mua một phần hay toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại hoặc mua số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết của tổ chức phát hành trong việc phân phối chứng khoán ra công chúng. b- Các điều kiện để công ty chứng khoán được thực hiện nghiệp vụ BLPH: b.1- Vốn: 160 tỷ. b.2- Nhân sự: + Trình độ. + Chứng chỉ hành nghề. b.3. Các điều kiện khác: + Được phép thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán. + Không vi phạm pháp luật chứng khoán trong vòng 06 tháng liên tục trước thời điểm bảo lãnh. + Tổng giá trị bảo lãnh phát hành không được quá 50% vốn chủ sở hữu của tổ chức bảo lãnh phát hành. + Có tỷ lệ vốn khả dụng trên vốn nợ điều chỉnh trên 6% trong 3 tháng liền trước thời điểm nhận bảo lãnh phát hành. c- Nội dung của nghiệp vụ BLPH: + Nghiên cứu và tư vấn cho tổ chức phát hành về các thủ tục và phương pháp phát hành, cơ cấu giá,.. + Thỏa thuận với các nhà bảo lãnh khác trong việc tiếp thị, phân phối chào bán chứng khoán. + Quản lý phân phối và thanh toán chứng khoán. + Thực hiện các công việc hỗ trợ cho thị trường và dịch vụ sau khi phát hành. + Đại lý phân phối chứng khoán. d- Hạn chế bảo lãnh phát hành: + Tổ chức bảo lãnh phát hành không được bảo lãnh phát hành theo hình thức cam kết chắc chắn trong các trường hợp sau: - Tổ chức bảo lãnh phát hành độc lập hoặc cùng các công ty con của tổ chức bảo lãnh có sở hữu từ 10% trở lên vốn điều lệ của tổ chức phát hành. - Tối thiểu 30% vốn điều lệ của tổ chức bảo lãnh phát hành và của tổ chức phát hành là do một tổ chức nắm giữ + Khi một công ty chứng khoán bảo lãnh phát hành chứng khoán, công ty chứng khoán phải mở một tài khoản riêng biệt tại một ngân hàng đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam để nhận tiền đặt mua chứng khoán của khách hàng. 5.2.4. Nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán a- Khái niệm: Ở phần lớn các nước người ta định nghĩa: Tư vấn đầu tư chứng khoán là những hoạt động tư vấn về giá trị của chứng khoán nhằm mục đích thu phí. b- Nội dung: + Đưa ra các lời khuyên về đầu tư chứng khoán. + Phân tích các tình huống đầu tư. + Thực hiện một số các công việc có tính chất dịch vụ cho khách hàng. c. Phân loại dịch vụ tư vấn chứng khoán theo đối tượng tư vấn: Dịch vụ tư vấn đầu tư chứng khoán phân loại theo Tư vấn cho các nhà phát hành chứng khoán (tư vấn phát hành chứng khoán) đối tượng tư vấn Tư vấn cho khách hàng đầu tư vốn (tư vấn đầu tư) Tư vấn tài chính c.1. Tư vấn phát hành chứng khoán + Mục đích của hoạt động tư vấn phát hành: Giúp cho tổ chức phát hành lựa chọn công cụ và phương thức phát hành chứng khoán có lợi nhất. + Ý nghĩa của hoạt động tư vấn phát hành chứng khoán: - Công ty tư vấn phát hành không chỉ giúp doanh nghiệp lựa chọn loại chứng khoán dự kiến phát hành mà còn thực hiện tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp trong việc hoàn tất thủ tục phát hành theo quy định của Ủy ban chứng khoán. - Tư vấn phát hành được xem là giai đoạn khởi đầu của hoạt động bảo lãnh phát hành mà các tổ chức phát hành nhất thiết phải thực hiện.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan