Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Đại cương Bài giảng phương pháp nghiên cứu khoa học...

Tài liệu Bài giảng phương pháp nghiên cứu khoa học

.PDF
95
269
108

Mô tả:

PHẠM VĂN THÔNG 0905 474 478 [email protected] PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC (DÀNH CHO SINH VIÊN KHAI THÁC THỦY SẢN) Khánh Hòa, 2017 MỞ ĐẦU Ngày nay, việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào cuộc sống luôn được đề cao, đặc biệt là các lĩnh vực kinh doanh, hoạt động sản xuất bởi nó mang lại nhiều lợi ích từ nhân lực đến tài chính. Để có được những tiến bộ khoa học kỹ thuật ấy phải kể đến hoạt động nghiên cứu khoa học đã tạo ra chúng. Vì thế muốn phát triển nhanh, mạnh và bền vững thì công tác nghiên cứu khoa học phải được đề cao và quan tâm đúng mức. Mỗi ngành nghề, mỗi lĩnh vực luôn đòi hỏi tính mới, tính sáng tạo, tiện ích và đó là sản phẩm từ hoạt động nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên ở mỗi ngành nghề, mỗi lĩnh vực có cách nghiên cứu và tiếp cận đặc thù. Do vậy bài giảng ‘Phương pháp nghiên cứu khoa học trong Quản lý Thủy sản’ ra đời nhằm mục tiêu cung cấp cho người học ngành Quản lý Thủy sản phương pháp, công cụ cũng như cách thức để tiếp cận thực tế, áp dụng cho công trình nghiên cứu của mình nhằm mang lại hiệu quả về chuyên môn. Bài giảng bao gồm 3 chương Chương 1: ‘Nghiên cứu khoa học, nghiên cứu khoa học trong Khai thác và Quản lý Thủy sản’. Chương này cung cấp cho người học những khái niệm cơ bản về khoa học, nghiên cứu khoa học; phân loại khoa học; các yêu cầu, phương pháp và trình tự nghiên cứu khoa học. Ngoài ra chương 1 còn cung cấp những hướng nghiên cứu trong lĩnh vực Khai thác và Quản lý Thủy sản. Giúp người học có những kiến thức khái quát về nghiên cứu khoa học và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực chuyên môn. Chương 2: ‘Mẫu, phương pháp thu mẫu và xử lý số liệu’. Chương này cung cấp cho người học những kiến thức liên quan đến chọn mẫu; các phương pháp sử dụng để thu mẫu và cách thức xử lý số liệu phù hợp với yêu cầu và trong nghiên cứu lĩnh vực chuyên ngành. Chương 3: ‘Lập đề cương và công bố kết quả nghiên cứu’. Chương này cung cấp cho người học những nguyên tắc và cách thức để lập đề cương nghiên cứu. Người học còn được chỉ dẫn để trình bày kết quả nghiên cứu của mình theo nhiều hình thức khác nhau phù hợp với nội dung nghiên cứu và yêu cầu nghiên cứu. Bài giảng được biên soạn qua kinh nghiệm bản thân, thu thập tài liệu liên quan. Nhưng vì thời gian có hạn và ít kinh nghiệm nên có thể còn tồn tại những thiếu sót. Rất mong quí thầy cô, đồng nghiệp và bạn đọc đóng góp ý kiến để bài giảng ngày càng hoàn thiện hơn. Sưu tầm và biên soạn Phạm Văn Thông I MỤC LỤC CHƯƠNG 1 – NGHIÊN CỨU KHOA HỌC, NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG KHAI THÁC VÀ QUẢN LÝ THỦY SẢN ....................................................................1 I. Khái niệm về nghiên cứu khoa học .........................................................................1 I.1. Khoa học ...........................................................................................................1 I.2. Nghiên cứu khoa học ........................................................................................2 I.3. Phân loại nghiên cứu khoa học .........................................................................2 I.3.1. Theo chức năng nghiên cứu ......................................................................2 I.3.2. Theo tính chất sản phẩm nghiên cứu.........................................................2 I.3.3. Theo lĩnh vực nghiên cứu (theo mẫu đề tài NCKH cấp bộ của Bộ GD&ĐT) .............................................................................................................3 I.4. Các khái niệm cơ bản trong nghiên cứu khoa học ...........................................3 I.5. Các yêu cầu của nghiên cứu khoa học..............................................................4 I.6. Phương pháp nghiên cứu khoa học ..................................................................6 I.7. Trình tự nghiên cứu khoa học...........................................................................8 II. Nghiên cứu khoa học trong khai thác và quản lý thủy sản.....................................9 CHƯƠNG 2 – MẪU, PHƯƠNG PHÁP THU MẪU VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU ...............11 I. Mẫu ........................................................................................................................11 I.1. Các khái niệm .................................................................................................11 I.2. Lý do chọn mẫu ..............................................................................................11 I.3. Nguyên tắc chọn mẫu .....................................................................................12 I.4. Cách thức chọn mẫu .......................................................................................12 I.5. Ước lượng cỡ mẫu và phân bố mẫu ...............................................................18 I.5.1. Ước lượng cỡ mẫu ...................................................................................18 I.5.2. Phân bố mẫu ............................................................................................26 II. Phương pháp thu thập số liệu ...............................................................................26 II.1. Thu thập số liệu từ tài liệu tham khảo ...........................................................27 II.2. Thu thập số liệu từ thực nghiệm....................................................................27 II.2.1. Khái niệm ...............................................................................................27 II.2.2. Định nghĩa các loại biến trong thực nghiệm ..........................................27 II.2.3. Kỹ thuật thu thập số liệu nghiên cứu .....................................................28 II.3. Thu thập số liệu theo phương pháp phi thực nghiệm ....................................28 II.3.1. Khái niệm ...............................................................................................28 II.3.2. Kỹ thuật thu thập số liệu ........................................................................29 II II.4. Một số phương pháp thu thập số liệu khác ................................................... 37 II.4.1. Phương pháp sử dụng nhật ký ghi chép ................................................. 37 II.4.2. Phương pháp thu thập mẫu từ cuộc nói chuyện ở những nơi công cộng .......................................................................................................................... 38 II.4.3. Phương pháp thu thập mẫu phỏng vấn qua tường thuật ........................ 38 III. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................................. 38 III.1. Chuẩn bị dữ liệu........................................................................................... 38 III.2. Cấu trúc và mã hóa dữ liệu .......................................................................... 40 III.3. Tạo ràng buộc khi nhập liệu ........................................................................ 43 III.3.1. Lý do tạo ràng buộc khi nhập liệu ........................................................ 43 III.3.2. Cài đặt ràng buộc khi nhập liệu ............................................................ 43 III.3.3. Phát hiện sai sót (nếu có)...................................................................... 44 III.3.4. Chỉnh sửa dữ liệu bị sai ........................................................................ 46 III.3.5. Cảnh báo khi lập liệu trùng trong cùng cột .......................................... 46 III.4. Sử dụng hàm thống kê, công cụ Analysis toolpak trong Microsoft Excel .. 47 III.4.1. Nhóm hàm về thống kê ........................................................................ 47 III.4.2. Nhóm hàm về phân phối xác suất ........................................................ 49 III.4.3. Nhóm hàm về tương quan và hồi quy tuyến tính ................................. 51 III.4.4. Công cụ tích hợp trong Analysis toolpak của Microsoft Excel 2013 .. 51 IV. Xử lý số liệu và đánh giá trong Microsoft Excel ................................................ 53 IV.1. Thống kê mô tả (Descriptive statistics) ....................................................... 53 IV.1.1. Bảng phân phối tần số - bảng phân phối tần suất ................................ 53 IV.1.2. Đặc trưng mẫu ...................................................................................... 54 IV.2. Ước lượng tham số ...................................................................................... 55 IV.3. Kiểm định giả thiết ...................................................................................... 56 IV.3.1. So sánh 2 trung bình với phương sai đã biết hay mẫu lớn (n≥30) ....... 56 IV.3.2. So sánh 2 trung bình với dữ liệu từng cặp ........................................... 58 IV.3.3. So sánh 2 trung bình với phương sai bằng nhau .................................. 59 IV.3.4. So sánh 2 trung bình với phương sai khác nhau .................................. 61 IV.3.5. So sánh 2 phương sai ........................................................................... 62 IV.4. Phân tích phương sai (anova) ...................................................................... 64 IV.4.1. Phân tích phương sai một nhân tố ........................................................ 64 IV.4.2. Phân tích phương sai hai nhân tố không lặp ........................................ 66 IV.4.3. Phân tích phương sai hai nhân tố có lặp .............................................. 69 III IV.5. Tương quan – Hồi quy .................................................................................72 IV.5.1. Tương quan (Correlation).....................................................................72 IV.5.2. Hồi quy đơn tuyến tính .........................................................................74 IV.5.3. Hồi quy đa tuyến tính ...........................................................................76 CHƯƠNG 3 – LẬP ĐỀ CƯƠNG VÀ CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...........79 I. Các loại đề cương và yêu cầu nội dung .................................................................79 II. Nội dung của báo cáo khoa học ............................................................................80 II.1. Mở đầu ..........................................................................................................81 II.2. Tổng luận.......................................................................................................81 II.3. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................81 II.4. Kết quả và thảo luận ......................................................................................82 II.5. Kết luận và đề xuất ý kiến .............................................................................82 II.6. Tài liệu tham khảo .........................................................................................83 II.7. Phụ lục ...........................................................................................................83 II.8. Tóm tắt ..........................................................................................................84 III. Các nguyên tắc khi viết báo cáo ..........................................................................84 III.1. Tuân thủ các qui định về hình thức trình bày ..............................................85 III.2. Đảm bảo tính rõ ràng ...................................................................................85 III.3. Nhất quán .....................................................................................................85 III.4. Đơn giản, súc tích ........................................................................................86 III.5. Tạo được điểm nhấn cần thiết ......................................................................86 IV. Phản biện bài báo khoa học ................................................................................86 PHỤ LỤC ......................................................................................................................88 Bảng tra giá trị rcrit (Ravid, 1994). .................................................................................88 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................89 1 CHƯƠNG 1 – NGHIÊN CỨU KHOA HỌC, NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG KHAI THÁC VÀ QUẢN LÝ THỦY SẢN I. Khái niệm về nghiên cứu khoa học I.1. Khoa học Khoa học (science) là hệ thống tri thức chung của nhân loại về thế giới tự nhiên (Phạm Viết Vượng 2001). Hay “Khoa học là hệ thống tri thức về mọi qui luật của vật chất và sự vận động của vật chất, những qui luật của tự nhiên, xã hội và tư duy” (Auger, 1961). - Tri thức khoa học (Scientific knowledge): bao gồm những hiểu biết được tích luỹ thông qua hoạt động nghiên cứu được tổ chức và triển khai dựa trên các phương pháp khoa học. Ví dụ: Ba định luật của Newton. - Tri thức kinh nghiệm (Empirical knowledge): bao gồm những hiểu biết được tích luỹ một cách ngẫu nhiên thông qua cuộc sống hàng ngày và là tiền đề cho sự phát triển thành tri thức khoa học. Ví dụ: “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm”. Các hiểu biết chung này được tích luỹ dần theo thời gian và là kết quả của hoạt động tìm hiểu thiên nhiên không mệt mỏi của con người. Thiếu những hiểu biết này khả năng khai thác và cải tạo thiên nhiên để phục vụ cuộc sống của con người sẽ vô cùng hạn chế. Chẳng hạn cho đến khi các tiến bộ khoa học cho phép phát hiện các túi dầu mỏ nằm sâu trong lòng đất thì loại vật chất này chưa thể được coi là tài nguyên. Thế nhưng việc phát hiện các túi dầu không thôi cũng chưa đủ để con người có thể sử dụng nó. Người ta phải nghiên cứu, tìm hiểu và thử nghiệm các cách thức khai thác (khoan, hút dầu thô đưa lên mặt đất) và chế biến dầu thô thành các sản phẩm hữu dụng như xăng, dầu, các chất tổng hợp … (Miller 2004). Các phương pháp nhận thức khoa học và qui trình sản xuất cũng là các thông tin khoa học. Phân loại khoa học mang tính linh động cao. Khoa học càng phát triển, nghiên cứu càng sâu thì nhất thiết phải chia thành nhiều ngành nhỏ, gọi là qui luật phân hoá. Ngược lại, để giải quyết những vấn đề lớn, các chuyên ngành nhỏ được tập hợp lại để hình thành cách khoa học liên ngành, gọi là qui luật tích hợp. Lịch sử khoa học cho thấy trước đây, chỉ có một ngành khoa học duy nhất là triết học. Do có khả năng giải thích các hiện tượng xảy ra trong thiên nhiên và xã hội, Triết học đã được coi là khoa học của mọi khoa học. Nhưng đến nay, khoa học đã phân hoá thành rất nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau phục vụ yêu cầu tìm hiểu và phát triển của con người. Chỉ riêng về sinh học thôi ta cũng có thể kể ra nhiều ngành khoa học như động vật học, thực vật học, vi sinh vật học, sinh lý, sinh hoá, di truyền, thần kinh học, nội tiết tố học ... Sự kết hợp giữa khoa học môi trường và kinh tế học để hình thành lên một ngành khoa học mới là kinh tế môi trường thể hiện qui luật tích hợp. Ngành khoa học mới này có nhiệm vụ cân đối yêu cầu phát triển kinh tế với khả năng có hạn của môi trường và tài nguyên thiên nhiên nhằm hạn chế tối đa những ảnh hưởng xấu có thể của hoạt động kinh tế đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên. UNESCO chia khoa học thành 5 lĩnh vực chính là: khoa học tự nhiên và khoa học chính xác, khoa học kỹ thuật, khoa học nông nghiệp, khoa học về sức khoẻ và khoa học xã hội và nhân văn. Theo cách phân loại này, khoa học Quản lý thủy sản được xếp vào lĩnh vực thứ 3 (khoa học nông nghiệp). 2 Theo tác giả Vũ Cao Đàm (1999), khoa học có thể được phân loại như sau: Khoa học tự nhiên; Khoa học kỹ thuật và công nghệ; Khoa học nông nghiệp; Khoa học sức khoẻ; Khoa học xã hội và nhân văn và Triết học. I.2. Nghiên cứu khoa học Nghiên cứu khoa học (NCKH - scientific research) là một hoạt động sáng tạo, nhằm tìm hiểu và cải tạo thế giới. Ngoài việc tìm hiểu thế giới xung quanh, nghiên cứu khoa học sẽ giúp con người sử dụng các hiểu biết này để khai thác và cải tạo các điều kiện tự nhiên theo chiều hướng có lợi cho con người. Nói cách khác, thông tin khoa học phải hữu ích đối với đời sống của con người. Sáng tạo là động lực quan trọng của nghiên cứu khoa học. Nó được thể hiện qua việc đổi mới cách thức tiếp cận vấn đề cần nghiên cứu, thiết kế thí nghiệm, cách thức thu mẫu và xử lý số liệu, phương pháp phân tích mẫu … Sự sáng tạo trong nghiên cứu khoa học cho phép người làm nghiên cứu có thể giải quyết vấn đề một cách triệt để trong thời gian ngắn nhất với chi phí tối thiểu. Khi điều kiện nghiên cứu chỉ có hạn, người làm nghiên cứu lại càng phải sáng tạo hơn. Theo Vũ Cao Đàm (2005), “Nghiên cứu khoa học là sự tìm kiếm những điều mà khoa học chưa biết; hoặc là phát hiện bản chất sự vật, phát triển nhận thức khoa học về thế giới; hoặc là sáng tạo phương pháp mới và phương tiện kỹ thuật mới để làm biến đổi sự vật phục vụ cho mục tiêu hoạt động của con người”. I.3. Phân loại nghiên cứu khoa học I.3.1. Theo chức năng nghiên cứu • Nghiên cứu mô tả (Descriptive research): nhằm đưa ra một hệ thống tri thức giúp con người phân biệt các sự vật, hiện tượng xung quanh; bao gồm mô tả định tính và mô tả định lượng, mô tả một sự vật, hiện tượng riêng lẽ hoặc so sánh giữa nhiều sự vật, hiện tượng khác nhau. • Nghiên cứu giải thích (Explanatory research): nhằm làm rõ các qui luật chi phối các hiện tượng, các quá trình vận động của sự vật. • Nghiên cứu sáng tạo (Creative research): nhằm tạo ra các qui luật, sự vật mới hoàn toàn. (Thường các nghiên cứu có tính tương quan các yếu tố). I.3.2. Theo tính chất sản phẩm nghiên cứu • NCKH cơ bản (Fundamental research): nhằm khám phá các qui luật, bản chất của hiện tượng nghiên cứu. Sản phẩm của NCKH cơ bản là tri thức, là các qui luật, nguyên lý ... Chính vì thế một khi được ứng dụng vào sản xuất, nó có thể đem lại hiệu quả rất cao. Tuy vậy, hiệu quả của NCKH cơ bản thường không được đánh giá hết do trình độ hữu hạn của khoa học ứng dụng đương thời. Các nghiên cứu cơ bản thường tốn kém, đòi hỏi thời gian dài, thiết bị hiện đại và đội ngũ cán bộ nghiên cứu có trình độ cao. Vì thế thường chỉ phát triển ở các nước giàu. NCKH cơ bản, nếu chỉ để hiểu biết về thiên nhiên, được gọi là NCKH cơ bản thuần tuý. Ngược lại, nếu người nghiên cứu đã có dự kiến về khả năng ứng dụng của thông tin tìm được thì nghiên cứu của họ được gọi là NCKH cơ bản có định hướng. • NCKH ứng dụng (Applied research): ứng dụng kết quảcủa NCKH cơ bản vào thực tiễn sản xuất hoặc đời sống xã hội. Sản phẩm của NCKH ứng dụng là các giải pháp kỹ 3 thuật, công nghệ hoặc quản lý. NCKH ứng dụng ít tốn kém và mang lại hiệu quả nhanh nếu thực hiện tốt. Chính vì thế thích hợp với các nước đang phát triển. • NCKH triển khai (Implementation research): NCKH ứng dụng thường bị hạn chế về qui mô. Thử nghiệm dù rất thành công có thể chỉ được triển khai ở qui mô thí nghiệm hay mới chỉ ở một địa điểm. Khi muốn áp dụng vào sản xuất đại trà hoặc tiến hành ở một địa phương khác, trong điều kiện khác phải thông qua NCKH triển khai. Loại hình nghiên cứu này thường gắn liền với hoạt động chuyển giao, điều chỉnh công nghệ. • NCKH dự báo (Anticipatory research): thường gặp trong các nghiên cứu về kinh tế, phát triển. Căn cứ trên những hiểu biết và các thông số sản xuất hiện tại, người ta dự báo về xu hướng phát triển của ngành. Độ chính xác của dự báo phụ thuộc vào hiện trạng phát triển của khoa học và độ chính xác của những thông tin mà người nghiên cứu sử dụng. I.3.3. Theo lĩnh vực nghiên cứu (theo mẫu đề tài NCKH cấp bộ của Bộ GD&ĐT) Gồm có các lĩnh vực sau: Tự nhiên; Xã hội-nhân văn; Giáo dục; Kỹ thuật; Nông lâm ngư; Y dược; Môi trường. I.4. Các khái niệm cơ bản trong nghiên cứu khoa học a. Đề tài nghiên cứu (research project): Là một hình thức tổ chức NCKH do một người hoặc một nhóm người thực hiện để trả lời những câu hỏi mang tính học thuật hoặc ứng dụng vào thực tế. Mỗi đề tài nghiên cứu có tên đề tài (research title), là phát biểu ngắn gọn và khái quát về các mục tiêu nghiên cứu của đề tài. b. Nhiệm vụ nghiên cứu (research topic): Là những nội dung được đặt ra để nghiên cứu trên cơ sở tên đề tài nghiên cứu đã được xác định. c. Đối tượng nghiên cứu (research focus): Là bản chất cốt lõi của sự vật hay hiện tượng cần xem xét và làm rõ trong đề tài nghiên cứu. d. Mục tiêu nghiên cứu (research objective): Những nội dung cần được xem xét và làm rõ trong khuôn khổ đối tượng nghiên cứu đã xác định nhằm trả lời câu hỏi “Nghiên cứu cái gì?”. Dựa trên mục tiêu, các câu hỏi nghiên cứu được xây dựng. e. Mục đích nghiên cứu (research purpose): Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu. Mục đích trả lời câu hỏi “ Nghiên cứu nhằm vào việc gì?” hoặc “ Nghiên cứu để phục vụ cho cái gì?”. f. Khách thể nghiên cứu (research population): Là sự vật chứa đựng đối tượng nghiên cứu. Khách thể nghiên cứu có thể là một không gian vật lý, một quá trình, một hoạt động, hoặc một cộng đồng. g. Đối tượng khảo sát (research sample): Là mẫu đại diện của khách thể nghiên cứu. h. Phạm vi nghiên cứu (research scope): Sự giới hạn về đối tượng nghiên cứu, đối tượng khảo sát và thời gian nghiên cứu (do những hạn chế mang tính khách quan và chủ quan đối với đề tài và người làm đề tài). 4 Bảng 1. 1: Các khái niệm một đề tài nghiên cứu khoa học cụ thể Tên đề tài Nhiệm vụ Đối tượng Mục tiêu Nghiên cứu cải tiến ngư cụ khai thác tôm hùm con tại vịnh Ninh Chữ, tỉnh Ninh Thuận - Điều tra tổng quan tình hình kinh tế, xã hội của các hộ ngư dân làm nghề khai thác tôm hùm con tại vịnh Ninh Chữ, tỉnh Ninh Thuận. - Điều tra thực trạng nghề khai thác tôm hùm con tại vịnh Ninh Chữ, tỉnh Ninh Thuận. - Viết báo cáo chuyên đề về ảnh hưởng của ngư cụ, phương thức khai thác tôm hùm con đến hệ sinh thái rạn san hô, cảnh quan môi trường và tâm lý của du khách khi du lịch tại vịnh Ninh Chữ, tỉnh Ninh Thuận. - Đề xuất ngư cụ mới để khai thác tôm hùm con tại vịnh Ninh Chữ, tỉnh Ninh Thuận được ngư dân chấp nhận áp dụng vào thực tế sản xuất với sự đồng thuận của các ban ngành liên quan. Các cấu trúc, kết cấu ngư cụ khai thác tôm hùm con - Phản ảnh được thực trạng ngư cụ, phương thức tổ chức khai thác tôm hùm con tại vịnh Ninh Chữ, tỉnh Ninh Thuận. - Chỉ ra được những ảnh hưởng của ngư cụ, phương thức khai thác đến hệ sinh thái rạn san hô, cảnh quan môi trường và du lịch của địa phương. - Thiết kế cải tiến và chế tạo được ngư cụ mới khai thác tôm hùm con tại vịnh Ninh Chữ, tỉnh Ninh Thuận nhằm đảm bảo lợi ích kinh tế cho ngư dân; bảo vệ hệ sinh thái rạn san hộ; giữ được cảnh quan, môi trường thân thiện góp phần thúc đẩy du lịch địa phương phát triển. Mục đích Đảm bảo sự tồn tại và phát triển bền vững nghề khai thác tôm hùm con tại vịnh Ninh Chữ, tỉnh Ninh Thuận. Khách thể Ngư cụ khai thác tôm hùm con Đối tượng Cấu trúc ngư cụ khai thác tôm hùm con Phạm vi Vịnh Ninh Chữ, tỉnh Ninh Thuận I.5. Các yêu cầu của nghiên cứu khoa học NCKH có 8 đặc thù và cũng là yêu cầu, bao gồm: tính mới, tính thông tin, tính kế thừa, tính tin cậy, tính khách quan, tính rủi ro, tính cá nhân và tính phi kinh tế. Người làm nghiên cứu cần phải hiểu rõ các đặc thù/yêu cầu này để đảm bảo chất lượng của nghiên cứu do mình thực hiện và đánh giá khách quan các nghiên cứu khác. • Tính mới: là động lực phát triển của khoa học. NCKH sau phải mới so với NCKH đã được thực hiện trước đó. Tính mới có thể được thể hiện qua một trong những khía cạnh sau: nội dung nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, cách lập luận, phân tích kết quả. Nội dung nghiên cứu mới sẽ đem lại những hiểu biết mới. Phương pháp mới hoặc 5 phương pháp được cải tiến phải khắc phục được nhược điểm, hạn chế của các phương pháp đã sử dụng trong các nghiên cứu tương tự. • Tính kế thừa: nghiên cứu sau phải kế thừa và phát triển kết quả của những nghiên cứu trước (nếu không có nghi vấn gì). Người làm nghiên cứu trước khi xây dựng đề cương nghiên cứu cần tham khảo đầy đủ các thông tin đã có, tránh trường hợp vội vàng bỏ qua những thông tin quan trọng hoặc phủ nhận các thông tin đã có đơn giản vì chúng không ủng hộ ý tưởng hoặc giả thuyết nghiên cứu của mình. Một khi đã tiếp cận một cách tương đối đầy đủ thông tin tham khảo, các phán đoán nhận định của người làm nghiên cứu sẽ khả dĩ hơn. • Tính tin cậy: kết quả của của nghiên cứu phải có độ tin cậy cao. Tính tin cậy của NCKH được thể hiện qua việc xác định chính xác vấn đề cần nghiên cứu, có phương pháp nghiên cứu phù hợp, thu thập số liệu và phân tích kết quả một cách khác quan. Tính tin cậy thể hiện qua khả năng lặp lại của nghiên cứu. Có nghĩa là, người khác phải có khả năng thực hiện lại được nghiên cứu và thu được kết quả tương tự nếu đảm bảo đúng các điều kiện nghiên cứu đã mô tả trong báo cáo đề tài của bạn. • Tính khách quan: mọi nhận xét, kết luận phải tuân thủ kết quả nghiên cứu và dựa trên các lập luận khoa học. Kết quả nghiên cứu của mình nếu mẫu thuẫn với các tác giả khác cần phải được giải thích, làm rõ nguyên nhân. Tuyệt đối tránh những nhận định cảm tính hoặc mâu thuẫn với kết quả của kiểm định thống kê đã lựa chọn (trước khi thu số liệu) và thực hiện. Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, người nghiên cứu không nên để những nhận định chủ quan của mình ảnh hưởng đến việc thu thập và xử lý số liệu. • Tính thông tin: thông tin thu được từ NCKH có thể chỉ có giá trị nhất thời. Người làm nghiên cứu vì thế phải thường xuyên cập nhật thông tin trong lĩnh vực của mình để tránh lặp lại một cách không cần thiết các nghiên cứu đã được thực hiện và có đầy đủ thông tin hơn về đối tượng nghiên cứu, giúp cho việc xây dựng kế hoạch nghiên cứu và thảo luận kết quả chính xác hơn. Mặt khác, thông tin thu được từ nghiên cứu phải được công bố càng sớm càng tốt. Dung lượng thông tin trong các báo cáo khoa học phải cao và đầy đủ về đề tài đã thực hiện để người đọc có thể hiểu và đánh giá chất lượng của nghiên cứu một cách dễ dàng. • Tính rủi ro: NCKH có thể thất bại. Trong thực tế NCKH số lượng các đề tài nghiên cứu thất bại lớn hơn rất nhiều so với số lượng các đề tài nghiên cứu thành công. Mọi thất bại trong NCKH đều có giá trị nếu người làm nghiên cứu giải thích hoặc chí ít cũng phán đoán được nguyên nhân dẫn đến thất bại hay lý do dẫn đến phán đoán sai của mình. • Tính cá nhân: tư duy sáng tạo và vai trò dẫn dắt của một hoặc vài cá nhân trong các đề tài, chương trình nghiên cứu khoa học lớn rất quan trọng. Trong NCKH mọi ý kiến, phương án hay của một cá nhân, bất luận vị trí công tác hay trình độ đều được trân trọng. Đóng góp của từng cá nhân cho đề tài nghiên cứu sẽ được ghi nhận và phân biệt theo thứ tự tên các tác giả trong báo cáo khoa học hoặc báo cáo tổng kết đề tài. • Tính phi kinh tế: NCKH thường rất tốn kém nhưng không phải lúc nào hiệu quả kinh tế của nó cũng được thể hiện ngay. Thêm vào đó, việc định mức lao động trong NCKH cũng rất khó khăn bởi những phát minh, các ý tưởng nghiên cứu độc đáo có thể chỉ đến trong đầu nhà khoa học qua vài giây suy nghĩ những đòi hỏi một quá trình tích luỹ kinh nghiệm và kiến thức lâu dài. Thời gian và công sức dành cho NCKH không phải bao giờ cũng tỉ lệ thuận với mức độ thành công. 6 Hiểu được những yêu cầu/ đặc thù này, người làm nghiên cứu khoa học phải đảm bảo nghiên cứu do mình thực hiện đem lại những thông tin khoa học mới, góp phần phát triển các học thuyết/mô hình lý thuyết trong lĩnh vực nghiên cứu, sử dụng phương pháp hợp lý để số liệu thu được có độ tin cậy cao, đưa ra các kết luận khách quan và nhanh chóng công bố kết quả. Các đặc thù xã hội của nghiên cứu khoa học (tính cá nhân, tính phi kinh tế) giúp xác lập mối quan hệ giữa những người nghiên cứu và đánh giá đúng hơn giá trị của lao động khoa học. I.6. Phương pháp nghiên cứu khoa học Phương pháp nghiên cứu khoa học (method research) là cách thức, công cụ hay phương tiện để nghiên cứu khoa học. Cụ thể hơn, phương pháp NCKH chính là cách thức mà người nghiên cứu sử dụng để thu thập và xử lý số liệu/thông tin về vấn đề mình quan tâm. Xét về cách thức, người làm nghiên cứu có thể quan sát hoặc tiến hành thực nghiệm để thu thập số liệu/thông tin về đối tượng hoặc hiện tượng cần nghiên cứu. Thực nghiệm được xem là linh hồn của nghiên cứu khoa học hiện đại nhờ khả năng phát hiện các mối quan hệ nhân quả và khả năng lặp lại nhiều lần của nó. Quan sát được coi là bước khởi đầu quan trọng. Quan sát là phương pháp rất thông dụng khi con người bắt đầu tìm hiểu về thiên nhiên. Cho đến nay giá trị và tầm quan trọng của nó vẫn còn nguyên vẹn. Người có tư chất nghiên cứu khoa học trước hết phải là người có óc quan sát. Kết quả của quan sát là các mô tả về đối tượng, ví dụ vào ban đêm cá hay tập trung nơi có nguồn sáng, cá tầng đáy có da dày và đen hơn cá tầng mặt. Phương pháp này đòi hỏi trực quan nhạy bén của người quan sát, phương pháp ghi chép và các thiết bị đo đạc phụ trợ. Kiến thức chuyên môn của người quan sát rất quan trọng, đặc biệt khi muốn phát hiện mối quan hệ có thể giữa vô vàn sự kiện, hiện tượng với nhau. Tuy nhiên, cũng chính vì vậy mà quan sát dễ mang tính chủ quan của người thực hiện. Quan sát thường được thực hiện trong điều kiện tự nhiên. Vì thế lựa chọn thời điểm và địa điểm quan sát mang tính quyết định. Người nghiên cứu cũng có thể thiết lập sự kiện để tiến hành quan sát. Vấn đề là ở chỗ, điều kiện do người nghiên cứu tự thiết lập có gần với điều kiện tự nhiên hay không? Quan sát là tiền đề rất quan trọng cho các nghiên cứu thực nghiệm tiếp theo. Thực nghiệm hay thí nghiệm nhằm kiểm chứng các giả thuyết, nghi vấn hình thành từ những quan sát ban đầu. Nó đi sâu tìm hiểu về nguyên nhân, cơ chế và mức độ ảnh hưởng của của các hiện tượng tự nhiên. Thực nghiệm cho phép tách vấn đề/hiện tượng nghiên cứu thành các vấn đề nhỏ, thay đổi điều kiện nghiên cứu theo chủ ý của người làm nghiên cứu và lặp lại được nhiều lần. Tuỳ thuộc vào vấn đề nghiên cứu đặt ra mà người nghiên cứu thiết lập điều kiện phục vụ cho nghiên cứu của mình với sự hỗ trợ của thiết bị. Giá trị của thực nghiệm, tuy nhiên, phụ thuộc rất nhiều vào mức độ tương đồng giữa điều kiện thực nghiệm và điều kiện tự nhiên. Đa số các thí nghiệm đều được thực hiện ở qui mô nhỏ và có ít yếu tố động hơn là trong tự nhiên. Khi tiến hành tìm hiểu bản chất của sự vật, hiện tượng công việc của một người làm nghiên cứu khoa học là “phát hiện sự khác biệt giữa nhiều hiện tượng tương tự nhau và tìm ra những điểm chung của nhiều sự kiện, hiện tượng khác nhau”. Để làm được công việc này, người làm nghiên cứu khoa học phải có khả năng phân tích, lập luận tốt. Diễn dịch và qui nạp là hai phép suy luận khoa học được sử dụng. Suy luận diễn dịch là suy luận từ cái chung, cái đã biết – đã khẳng định đến cái riêng, phân tích cho những trường hợp cụ thể. Qui nạp lại đi từ nhiều cái riêng khác nhau để lập luận, đi đến những kết 7 luận, nguyên lý chung. Trong nghiên cứu khoa học, hai phép suy luận này được sử dụng nhuần nhuyễn và hỗ trợ cho nhau. Bacon & Mill là những người đi đầu trong việc phát triển phương pháp nghiên cứu khoa học và dựa hoàn toàn vào phép qui nạp- induction (Gower 2005). Theo phép này, người làm nghiên cứu có thể kết luận giả thuyết hoặc học thuyết của mình đưa ra là đúng khi thu thập đủ các bằng chứng và không bị bất cứ quan sát nào phản bác giả thuyết của mình. Hạn chế rõ ràng nhất của cách tiếp cận này là ở chỗ người ta không thể nào thu thập đủ các quan sát, bằng chứng ủng hộ cho giả thuyết/học thuyết của mình cả. Nghiên cứu khoa học hiện đại sử dụng một phương pháp khác: Phương pháp diễn dịch (deduction). Tức là xây dựng các dự đoán hoặc giải thích dựa trên cơ sở của các học thuyết, các qui luật đã được xác định. Karl Poper (1968, 1969 dẫn từ Quin & Keough 2004) chuẩn hoá cách tiếp cận này và gọi là hypothetico-deduction approach dựa trên nguyên tắc chứng minh sai (falsificationism). Theo đó, các mô hình lý thuyết và giả thuyết đi kèm với chúng sẽ được chứng minh là không có căn cứ. Muốn chứng mình một giả thuyết là đúng, người ta xây dựng đối thuyết (ngược lại với giả thuyết) và chứng minh đối thuyết này là sai và suy ra giả thuyết đúng. Để chứng minh đối thuyết sai, người nghiên cứu chỉ cần tìm một bằng chứng phản bác lại nó. Người làm nghiên cứu khoa học vì thế dùng phép qui nạp để xây dựng mô hình/ giả thuyết. Sau đó thông qua cả một quá trình diễn dịch logic để kiểm định mô hình/ giả thuyết đã đưa ra. Cách thức thu thập số liệu sẽ quyết định đến giá trị, độ tin cậy của những số liệu này. Cách xử lý và phân tích số liệu cũng quan trọng không kém. Khi thực hiện nghiên cứu, người làm nghiên cứu tuỳ theo cách thức thu thập số liệu của mình cần thiết phải có được các công cụ và vật liệu thích hợp. Ví dụ muốn đánh bắt cá tối thiểu phải có ngư cụ, phương tiện hỗ trợ (tàu, máy dò cá, định vị…). Phương pháp xử lý số liệu và đưa ra kết luận quan trọng không kém. Kết quản ghiên cứu khoa học phải được trình bày dưới dạng xác xuất (bắt gặp sự kiện mà người nghiên cứu đã quan sát được). Vì thế cần thiết phải có sự hỗ trợ của lý thuyết xác xuất và các phương pháp thống kê. Lý do là nghiên cứu khoa học do con người thực hiện và có thể bị ảnh hưởng bởi cảm tính của người làm nghiên cứu. Một số người có xu hướng khăng khăng bảo vệ ý tưởng của mình ngay cả khi có bằng chứng phản bác giả thuyết hoặc mô hình mà họ xây dựng. Một số khác ra sức bám chặt lấy các nhận định cảm tính của mình, không dựa vào số liệu mà nghiên cứu thu được. Sử dụng thống kê trong thiết kế thí nghiệm, thiết kế thu mẫu và xử lý số liệu sẽ giúp đảm bảo tính khách quan của nghiên cứu (Quin & Keough 2004). Ngày nay, các NCKH mang tính thực nghiệm mà kết quả nghiên cứu không được xử lý bằng phương pháp thống kê coi như không có giá trị công bố. Việc tính toán, tiến hành kiểm định thống kê trở nên nhẹ nhàng với sự xuất hiện của máy tính điện tử. Các phần mềm thống kê có cả chức năng đồ họa như Genstat, Stat Graphic, SPSS, Stata, R2,… chính là công cụ đắc lực giúp cho người làm nghiên cứu khoa học thực hiện phương pháp do mình lựa chọn. Với từng đề tài cụ thể, phương pháp nghiên cứu được qui định bởi mục tiêu và nội dung nghiên cứu. Các phương pháp được lựa chọn phải chuẩn, khách quan, có độ chính xác cao và lặp lại được. 8 I.7. Trình tự nghiên cứu khoa học Trình tự của một hoạt động NCKH có thể được khái quát thành 7 bước như sau (Ary et al., 2010): Bảng 1. 2: Tình tự các bước trong nghiên cứu khoa học Bước Nội dung 1 Lựa chọn vấn đề nghiên cứu 2 Tổng quan tài liệu 3 Thiết kế nghiên cứu 4 Thu thập dữ liệu 5 Phân tích dữ liệu 6 Tổng hợp kết quả và kết luận 7 Báo cáo kết quả • Bước 1: Lựa chọn vấn đề nghiên cứu (Selecting a problem) Xác định đề tài, nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu, mục tiêu và mục đích nghiên cứu, các câu hỏi nghiên cứu cần được trả lời và các giả thuyết ban đầu tương ứng (nếu cần thiết), đối tượng khảo sát và phạm vi nghiên cứu. • Bước 2: Tổng quan tài liệu (Reviewing the literature on the problem) Tổng quan các công trình nghiên cứu đã có, các nguồn thông tin, tư liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Căn cứ trên kết quả tổng quan này để tiếp tục hoàn thiện vấn đề nghiên cứu, các câu hỏi nghiên cứu và các giả thuyết ban đầu. • Bước 3: Thiết kế nghiên cứu (Designing the research) Bao gồm các nội dung: lựa chọn phương pháp nghiên cứu, phương pháp và công cụ thu thập dữ liệu, mẫu khảo sát, dự kiến tiến độ. • Bước 4: Thu thập dữ liệu (Collecting the data) Tổ chức thu thập các thông tin định tính hoặc định lượng theo các phương pháp và công cụ đã chọn ở bước 3. • Bước 5: Phân tích dữ liệu (Analyzing the data) Từ các thông tin thu thập được, sử dụng các công cụ thống kê hoặc các phương pháp đặc thù để xử lý và phân tích dữ liệu. • Bước 6: Tổng hợp kết quả và kết luận (Interpreting the findings and stating conclusions) Khái quát hoá các kết quả xử lý và phân tích dữ liệu nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu, cung cấp các kết luận và các đề xuất, kiến nghị (nếu cần thiết). 9 • Bước 7: Báo cáo kết quả (Reporting results) Người nghiên cứu lập báo cáo kết quả nghiên cứu để gửi đến cá nhân, tổ chức quan tâm hoặc chịu trách nhiệm quản lý. II. Nghiên cứu khoa học trong khai thác và quản lý thủy sản Trong lĩnh vực quản lý thủy sản, những vấn đề chúng ta có thể tập trung nghiên cứu như: Tàu thuyền, ngư cụ, môi trường - ngư trường - nguồn lợi, mô hình quản lý, đa dạng sinh học và bảo tồn, chính sách – quy hoạch. Tàu cá: - Nghiên cứu cải tiến và tiêu chuẩn hóa cơ khí tàu thuyền, giải pháp hiện đại hóa tàu cá. - Nghiên cứu giải pháp công nghệ quản lý tàu cá hoạt động trên biển, về cảng và neo đậu tại các khu neo đậu tránh trú bão. - Nghiên cứu giải pháp quản lý thông tin tàu cá nhanh chóng, thuận lợi, có sự gắn kết giữa địa phương với trung ương. Ngư cụ: - Nghiên cứu cải tiến và tiêu chuẩn hóa các loại ngư cụ, vật liệu dùng trong nghề cá biển nhằm khai thác bền vững nguồn lợi. - Nghiên cứu tính chọn lọc ngư cụ nhằm khai thác hợp lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Môi trường, ngư trường, nguồn lợi: - Nghiên cứu mối quan hệ giữa môi trường, nguồn lợi hải sản và nghề cá biển; ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến nghề cá biển; đề xuất các phương án, giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường và quản lý môi trường biển; vi sinh vật trong xử lý môi trường; các biện pháp khôi phục, tái tạo và phát triển nguồn lợi hải sản. - Điều tra, đánh giá trữ lượng và khả năng khai thác bền vững nguồn lợi hải sản; các hệ sinh thái làm cơ sở khoa học cho việc sử dụng hợp lý tài nguyên sinh vật biển. - Nghiên cứu nguồn lợi hải sản, quy luật biến động nguồn lợi hải sản và sinh học nghề cá phục vụ dự báo ngư trường khai thác và quản lý nghề cá. Mô hình quản lý: - Nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý, mô hình đồng quản lý dựa vào cộng đồng, mô hình dịch vụ hậu cần nghề cá hoặc mô hình chuỗi giá trị cho nghề khai thác thủy sản. Đa dạng sinh học và bảo tồn - Nghiên cứu các vấn đề kinh tế - xã hội nghề cá, đa dạng sinh học và bảo tồn biển. - Nghiên cứu thành lập các khu bảo tồn biển, tái tạo và phát triển các hệ sinh thái. Chính sách, qui hoạch: - Nghiên cứu xây dựng các chính sách giúp phát triển nghề cá bền vững. 10 - Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin, hệ thống thông tin địa lý… nhằm quy hoạch vùng khai thác, qui hoạch đội tàu khai thác, quy hoạch khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá, quy hoạch hệ thống cảng cá, bến cá… 11 CHƯƠNG 2 – MẪU, PHƯƠNG PHÁP THU MẪU VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU I. Mẫu I.1. Các khái niệm Toàn thể: Là tập hợp lý thuyết của tất cả các cá thể, không xác định không gian và thời gian. Quần thể: Là tập hợp lý thuyết của tất cả cá thể theo một đặc tính, trong một khoảng không gian và thời gian xác định. Mẫu/ quần thể quan sát được (quần thể mục tiêu): Là tập hợp một số lượng cá thể, lựa chọn từ một quần thể trên một đặc tính mẫu quan tâm. Đặc tính mẫu: Là cơ sở để xác định, lựa chọn cá thể của quần thể vào một mẫu, có số lượng cá thể ít hơn, ví dụ cá thể một quần thể người có thể là cá thể người, hộ gia đình, làng/ xóm. Mẫu không xác suất (non-probability sample): Phương pháp trong đó việc chọn mẫu không có xác suất đồng đều hay các cá thể trong quần thể không có cơ hội được chọn như nhau. Mẫu xác suất (probability sample): Phương pháp chọn mẫu trong đó mỗi cá thể có một xác suất đặc trưng của mẫu và thường bằng nhau. Hầu hết việc lấy mẫu xác suất sử dụng cách lấy mẫu ngẫu nhiên để tạo ra mỗi cá thể trong quần thể có cơ hội được chọn như nhau. Danh sách/ khung mẫu: Là danh sách các cá thể của một quần thể, giúp hỗ trợ kỹ thuật cho quá trình chọn mẫu. Cỡ mẫu: Là số lượng cá thể được lựa chọn từ một số lượng xác định/ không xác định cá thể của quần thể vào một tập hợp mẫu. Sức mạnh mẫu: Là mức độ suy diễn kết quả thống kê trên mẫu thành kết quả của quần thể. I.2. Lý do chọn mẫu Nếu tất cả các cá thể của một quần thể đều giống nhau, chúng ta có một quần thể thuần nhất (homogenous). Khi đó, đặc tính của mỗi cá thể cũng chính là của quần thể. Không có sự khác nhau/ dao động tính chất giữa các cá thể. Tuy nhiên thực tế hiếm xảy ra điều này mà các cá thể trong một quần thể khác nhau, chúng là một quần thể hỗn tạp/ không thuần nhất (heterogeneous). Khi đó đặc tính của một cá thể bất kỳ không mang tính đại diện cho cả quần thể. Có sự khác nhau/ giao động giữa các cá thể. Nếu muốn mô tả đặc tính quần thể, khi không thể quan sát được tất cả các cá thể, người ta phải chọn một số lượng cá thể ít hơn trong khả năng, đại diện “tốt” cho tất cả các cá thể của quần thể để quan sát. Khách thể nghiên cứu cũng như đối tượng khảo sát của một đề tài khoa học thường có qui mô lớn, vượt xa khả năng tiến hành nghiên cứu trên từng cá thể. Vì vậy, cần có những phương pháp khoa học giúp người nghiên cứu có thể tiến hành khảo sát trên một mẫu nhỏ hơn nhiều so với qui mô của khách thể nghiên cứu hoặc đối tượng khảo sát nhưng vẫn có thể đưa ra những kết luận có tính khái quát cao và giá trị. Tóm lại lý do chính cho vấn đề này là thời gian và kinh phí thực hiện nghiên cứu có hạn nên cần chọn mẫu nghiên cứu. 12 Hình 2. 1: Mô tả mục đích của việc chọn mẫu I.3. Nguyên tắc chọn mẫu Quần thể có các cá thể giống nhau được gọi là quần thể thuần nhất (homogenous). Khi đó, đặc tính của mỗi cá thể cũng chính là của quần thể. Không có sự khác nhau/ dao động tính chất giữa các cá thể. Khi các cá thể trong một quần thể khác nhau, chúng ta có một quần thể hỗn tạp/ không thuần nhất (heterogeneous). Khi đó đặc tính của một cá thể bất kỳ không mang tính đại diện cho cả quần thể. Có sự khác nhau/ giao động giữa các cá thể. Nếu muốn mô tả đặc tính quần thể, khi không thể quan sát được tất cả các cá thể, người ta phải chọn một số lượng cá thể ít hơn trong khả năng, đại diện “tốt” cho tất cả các cá thể của quần thể để quan sát. Mẫu của một quần thể phải suy ra được những thông tin hữu ích về quần thể đó. Do vậy, mẫu phải đảm bảo có được những biến thiên cơ bản giữa các cá thể như ở quần thể. Một quần thể càng không đồng nhất thì sác xuất một mẫu khó có thể mô tả quần thể và sẽ là một sai lầm nếu suy đặc tính của mẫu thành đặc tính của quần thể. Do vậy số lượng cá thể của mẫu phải càng lớn để có thể mô tả quần thể tốt. Một mẫu phải có số lượng cá thể đủ lớn để có thể suy đặc tính của mẫu thành của quần thể. Chọn mẫu là một quy trình lựa chọn cá thể từ quần thể cho quan sát, để có thể coi kết quả quan sát mẫu thành kết quả quan sát quần thể, ở một mức độ chấp nhận mà xác định được. Mẫu là đại diện của một quần thể, mức độ đại diện phải được xác định/ đo lường được. Có hai cách chọn mẫu:  Chọn mẫu không ngẫu nhiên  Chọn mẫu ngẫu nhiên I.4. Cách thức chọn mẫu Có hai cách chọn mẫu đó là chọn mẫu không ngẫu nhiên (chọn mẫu không xác suất) và phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên (chọn mẫu có xác xuất). 13 Phương pháp chọn mẫu không ngẫu nhiên (không xác suất) là cách lấy mẫu trong đó các cá thể của mẫu được chọn không ngẫu nhiên hay không có xác suất lựa chọn giống nhau. Điều này thể hiện trong cách chọn mẫu như sau: - Các đơn vị mẫu được tự lựa chọn mà không có phương pháp. - Các đơn vị mẫu rất dễ dàng đạt được hoặc dễ dàng tiếp cận. Ví dụ chọn những tàu bắt gặp tại cảng cá Hòn Rớ, Nha Trang. - Các đơn vị mẫu được chọn theo lý do kinh tế, thí dụ trả tiền cho sự tham dự. - Các đơn vị mẫu được quan tâm bởi người nghiên cứu trong cách “điển hình” của quần thể mục tiêu. Ví dụ người nghiên cứu chỉ quan tâm đến các nhân vật điển hình trong quần thể nghiên cứu, để so sánh với các nhân vật khác. - Các đơn vị mẫu được chọn mà không có sự thiết kế rõ ràng (Ví dụ: chọn 50 tàu cập cảng Hòn Rớ đầu tiên vào buổi sáng). Phương pháp chọn mẫu không ngẫu nhiên (không xác suất) thường có độ tin cậy thấp. Mức độ chính xác của cách chọn mẫu không ngẫu nhiên (không xác suất) tùy thuộc vào sự phán đoán, cách nhìn, kinh nghiệm của người nghiên cứu, sự may mắn hoặc dễ dàng và không có cơ sở thống kê trong việc chọn mẫu. Các phương pháp chọn mẫu không ngẫu nhiên (không xác suất) bao gồm: Thuận tiện, chủ đích, ném bóng tuyết, chỉ tiêu. Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên (chọn mẫu xác suất) là cách lấy mẫu trong đó việc chọn các cá thể của mẫu sao cho mỗi cá thể có cơ hội lựa chọn như nhau, nếu như có một số cá thể có cơ hội xuất hiện nhiều hơn thì sự lựa chọn không phải là ngẫu nhiên. Để tối ưu hóa mức độ chính xác, người nghiên cứu thường sử dụng phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên. Các phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên (mẫu xác suất) bao gồm: Ngẫu nhiên đơn, phân tầng, hệ thống, theo cụm. Hình 2. 2: Mô tả các cách chọn mẫu trong NCKH 14 I.4.1. Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên (probability sampling methods) I.4.1.1. Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản (simple random sampling) Cách đơn giản nhất của việc chọn các cá thể của mẫu trong cách chọn mẫu ngẫu nhiên là sử dụng xác suất. Việc lựa chọn các cá thể từ một quần thể sao cho các cá thể có cơ hội bằng nhau hay một xác suất bằng nhau trong phương pháp này. Ví dụ trong 500 tàu hoạt động nghề lưới rê xa bờ tỉnh Khánh Hòa, người nghiên cứu muốn chọn 50 tàu để nghiên cứu về hiệu quả khai thác. Cách làm đơn giản ghi số đăng ký của 500 tàu và 500 mẫu giấy nhỏ rồi cho tất cả vào thùng, người nghiên cứu rút bốc ngẫu nhiên 50 mẫu (tương ứng 50 tàu). Vậy xác suất bắt gặp mỗi mẫu là 10%. Ta có thể sử dụng Microsoft Excel để hỗ trợ việc này được nhanh hơn. Ví dụ ta có 1000 tàu, muốn chọn 100 tàu để phỏng vấn thì đánh tên chủ tàu hoặc số đăng ký của 1000 tàu, sau đó dùng hàm rand () cho cột bên cạnh với 5 số thập phân trở lên, sau đó dùng chức năng sort (có thể từ lớn đến nhỏ hoặc ngược lại). Sort xong chọn 100 tàu từ trên xuống. Để đảm bảo độ chính xác ta dùng chức năng Conditional Formatting để kiểm tra xem 100 tàu đó có trùng lặp hay không. Ta có thể viết Code từ Visual Basic cho Microsoft Excel để thực hiện công việc. Để thực hiện được việt này, người đọc tham khảo tại ….. Hình 2. 3: Mô tả chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản Ưu điểm Hạn chế  Không cần nhiều thông tin về quần thể  Tốn kém  Tính gía trị cao, xác định được sai số  Yêu cầu danh sách cá thể trong quần thống kê thể  Dễ dàng phân tích dữ liệu  Không cần chuyên môn của nghiên cứu viên  Nguy cơ sai số ngẫu nhiên I.4.1.2. Chọn mẫu hệ thống (systematic random sampling) Đôi khi cách chọn đơn vị mẫu ngẫu nhiên không tốt hơn cách chọn mẫu hệ thống. Trong chọn mẫu hệ thống, cỡ mẫu n được chọn (có phương pháp tính xác suất tương tự) từ một quần thể N. Cách lấy mẫu hệ thống là khung mẫu giống như là 1 “hàng” của các đơn vị mẫu, và mẫu như là một chuổi liên tiếp của các điểm số có khoảng cách bằng nhau theo hàng dọc.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan