Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Bài giảng nghị quyết trung ương 4

.DOC
8
22727
89

Mô tả:

BÀI GIẢNG NGHỊ QUYẾT TRUNG ƯƠNG 4 (KHOÁ XI) VÀ NGHỊ QUYẾT 04 CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH THANH HOÁ (KHOÁ XVII) Người thực hiện: Lê Như Tuấn Giám đốc TT BD-CT huyện Quảng Xương * ĐẶT VẤN ĐỀ CHUNG - Trong Quý I năm 2012, đồng thời cả 3 cấp TW - Tỉnh - Huyện đã triển khai 3 nghị quyết của Đảng hết sức quan trọng. Đó là: + NQ TW 4 (khoá XI): gồm 2 NQ của Hội nghị TW 4 (khoá XI) ▪ Nghị quyết "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay" ▪ Nghị quyết "Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước Công nghiệp theo hướng hiện đại hoá năm 2020" + NQ 04 NQ/TU, ngày 12/3/2012 của Ban chấp hành Đảng bộ Tỉnh Thanh Hoá (khoá XVII) "Về tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ và đổi mới mạnh mẽ công tác cán bộ, đáp ứng yêu cầu Thanh Hoá thành tỉnh tiên tiến vào năm 2020" + NQ 04 NQ/HU của BCH Huyện uỷ Quảng Xương (khoá 24), ngày 30/12/2011 "Về tăng cường sự lãnh đạo nâng cao ý thức và trách nhiệm công dân trong thưòi kỳ CNH-HĐH, xây dựng nông thôn mới" (Nghị quyết này đã được triển khai đồng bộ trong toàn huyện). - Thực hiện theo tinh thần các kế hoạch của Trung ương, Tỉnh và Huyện, nội dung các Nghị quyết trên phải được đồng bộ triển khai trong hệ thống Đảng các cấp trong thời gian quy định. ▪ NQ TW 4 (khoá XI) " MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẤP BÁCH VỀ XÂY DỰNG ĐẢNG HIỆN NAY". A. ĐẶT VẤN ĐỀ: - Từ ngày 26/12 - 31/12/2011, tại Hà Nội, sau 6 ngày làm việc, Hội nghị TW 4 đã hoàn thành các nội dung công việc. Hội nghị đã biểu quyết và ban hành 2 Nghị quyết: + Nghị quyết "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay" + Nghị quyết "Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước Công nghiệp theo hướng hiện đại hoá năm 2020" - Chúng ta sẽ lần lượt nghiên cứu những nội dung cơ bản của 2 Nghị quyết trên và trọng tâm nghiên cứu là nghị quyết "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay". - Đảng ta hơn 80 năm xây dựng, trưởng thành và lãnh đạo Cách mạng đã có nhiều Nghị quyết về xây dựng Đảng. - Từ Đại hội VI (12/1986) đến nay, BCH TW Đảng đã ban hành 8 Nghị quyết, Bộ Chính trị đã ban hành 6 Nghị quyết về xây dựng Đảng. - Vậy tại sao lần này, TW lại phải tập trung bàn và tiếp tục ra Nghị quyết về xây dựng Đảng nữa ? - Có nhiều lý do khác nhau để trả lời cho câu hỏi trên. Nhưng về mặt nguyên lý và kinh nghiệm thực tiễn thì Đảng cầm quyền nào, ở bất kỳ Quốc gia nào trên Thế giới, muốn tồn tại, phát triển và muốn khẳng định vị trí, vai trò lãnh đạo của mình, đều phải chú trọng đến công tác xây dựng Đảng. - Xác định về tính quan trọng, cấp thiết của Nghị quyết, tại Hội nghị triển khai thực hiện NQ TW 4 (khoá XI), ngày 27/02 cho cán bộ chủ chốt toàn quốc, Đ/c Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu: " Đây là một Nghị quyết rất quan trọng, được toàn Đảng, toàn dân đặc biệt quan tâm; quan tâm từ trong quá trình diễn ra Hội nghị đến khi kết thúc Hội nghị. Ngay sau khi ban hành, Nghị quyết đã được tuyệt đại đa số cán bộ, đảng viên và nhân dân đón nhận với một tình cảm hồ hởi, vui mừng, đồng tình, nhất trí cao, cho rằng Nghị quyết đã lựa chọn đúng vấn đề, đánh giá đúng thực trạng và đề ra đúng các giải pháp để tiếp tục xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn và nguyện vọng của nhân dân. Đã có hàng trăm bài báo, hàng trăm bức thư, hàng nghìn ý kiến tâm huyết gửi về Trung ương bày tỏ tình cảm và sự tâm đắc, phấn khởi, kỳ vọng của mình. Tuy nhiên, dư luận cũng đang chờ đợi và có phần băn khoăn, lo rằng liệu Nghị quyết lần này có được tổ chức thực hiện hiệu quả không hay lại rơi vào tình trạng "không đạt yêu cầu" như nhiều lần trước. Tâm trạng đó là chính đáng và cũng là điều day dứt, trăn trở chung của tất cả chúng ta ..." - Chúng ta đã từng chứng kiến về tính quyết liệt, mạnh dạn của NQ TW 6 (lần 2), nhưng hiệu quả của nó lại mang lại chưa được như mong muốn. - Vậy, NQ TW 4 lần này nội dung, hình thức, các giải pháp thực hiện phải như thế nào mới đạt hiệu quả mong muốn. Chúng ta cùng nghiên cứu cụ thể Nội dung Nghị quyết: 1. Vì sao lúc này TW phải bàn và ra Nghị quyết về xây dựng Đảng: Có 4 lý do cơ bản sau: * Thứ nhất: Vai trò lãnh đạo của Đảng và công tác xây dựng Đảng luôn luôn có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự nghiệp Cách mạng nước ta => Trong hơn 80 năm xây dựng và trưởng thành của Đảng đã chứng tỏ điều ấy. - Phân tích: + Đảng Cộng sản Trung Quốc: Quan điểm xuyên suốt " Không để bị Tây hoá, Tha hoá, Thoái hoá, Trước sau như một; Kiên trì sự lãnh đạo của Đảng". + Đảng Cộng sản Cu Ba: Đại Hội VI của Đảng tháng 4/2011 xác định: "Không chấp nhận đa nguyên, đa Đảng, kiên trì sự lãnh đạo của Đảng". + Đảng Cộng sản Việt Nam: Trong giai đoạn hiện nay, càng đi vào đổi mới, đi vào Kinh tế thị trường, mở cửa, hội nhập ...lại càng phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và phải coi trọng công tác xây dựng Đảng. Thực tế không ít nơi đã xem nhẹ vai trò lãnh đạo của Đảng, chỉ nặng công tác chuyên môn ... có ý kiến còn cho rằng: "Hình như sự lãnh đạo của Đảng chỉ gây rắc rối thêm, ngáng trở sự phát triển của kinh tế" ▪ Kinh nghiệm của nhiều Đảng trên Thế giới: Khi đã xem nhẹ vai trò lãnh đạo của Đảng, nếu không kịp chấn chỉnh sẽ dẫn đến sự hỗn loạn, khủng hoảng về chính trị - xã hội ...dẫn đến nguy cơ sụp đổ của Đảng cầm quyền. Tiêu biểu là các Đảng Cộng sản của các nước Đông Âu vào thập kỷ 90, trong đó Liên Xô là ví dụ điển hình: cả hệ thống ĐCS Liên Xô cũ đã phổ biến thực trạng quan liêu, tham nhũng, Đảng cộng sản có tới 21 triệu Đảng viên nhưng không còn sức chién đấu; người đứng đầu Goócbachốp lúc này đã phản bội ...dẫn đến sự tan rã và sụp đổ nhanh chóng của thành trì ĐCS các nước XHCN Đông Âu lúc bấy giờ ... * Thứ hai: Do yêu cầu nhiệm vụ chính trị của nước ta hiện nay rất to lớn, nặng nề, khó khăn, đòi hỏi Đảng phải nâng tầm lãnh đạo lên cao hơn nữa, nâng sức chiến đấu mạnh hơn nữa. - Phân tích: So với trước đây, chưa bao giờ đất nước ta lại triển khai xây dựng, phát triển và mở rộng quan hệ Quốc tế với quy mô rộng lớn như hiện nay. Có rất nhiều vấn đề lớn đặt ra, đòi hỏi phải được giải đáp và giải quyết, cả về lý luận và thực tiễn, có những vấn đề tưởng chừng như >< và nghịch lý ... Ví dụ: Vấn đề vận dụng kinh tế Thị trường vào nền kinh tế nước ta; Vấn đề Đảng viên được làm kinh tế tư nhân; Vấn đề hội nhập Văn hoá; Vấn đề quan hệ Quốc tế ...Còn có những bất cập giữa lý luận và thực tiễn. * Thứ ba: Bản thân Đảng, bên cạnh những mặt tích cực, bản chất, truyền thống tốt đẹp phát huy cũng đang đứng trước nhiều yêu cầu mới và có những hiện tượng tiêu cực, phức tạp mới. - Phân tích: + Trong điều kiện Đảng cầm quyền, nhiều đảng viên có chức, có quyền, có điều kiện nắm giữ tài sản, tiền bạc, cán bộ ...đất nước lại phát triển kinh tế thị trường, mở cửa, hội nhập, nhiều người lo lắng về Đảng, về bản chất Đảng, lo lắng mặt trái cơ chế thị trường, của hội nhập Quốc tế tác động vào đảng. Bây giờ trong Đảng cũng có sự phân hoá giàu - nghèo, có những người giàu lên rất nhanh, cuộc sống cách xa người lao động ! " Liệu rồi người giàu có nghĩ giống người nghèo hay không ?.." + Một câu hỏi đầy lo âu được đặt ra: Mai kia Đảng này sẽ là của ai ? có giữ được bản chất là đảng Cách mạng của giai cấp Công nhân, của Nhân dân lao động, của dân tộc không ? => Thực tế đã có bộ phận không nhỏ cán bộ, Đảng viên suy thoái nghiêm trọng về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống ...các mặt khuyết điểm phức tạp thêm, gây băn khoăn, lo lắng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, tác động tiêu cực vào sức chiến đấu, vai trò lãnh đạo của Đảng. * Thứ tư: Sự chống phá điên cuồng và quyết liệt của các thế lực thù địch, phản động. Âm mưu cơ bản và lâu dài của chúng là xoá bỏ chế độ XHCN ở nước ta, xoá bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, xoá bỏ CN M-LN và tư tưởng Hồ Chí Minh. - Phân tích: Hàng năm, nước ta có gần 600 vụ việc liên quan đến an ninh Quốc gia: Đó là các vụ về âm mưu bạo loạn, lật đổ, chống phá Đảng, chống phá Nhà nước Việt Nam XHCN, ...Tuy nhiện, các vụ việc trên cơ bản đã bị lực lượng an ninh chúng ta phát hiện từ trước và xử lý, dập tắt, ngăn ngừa ... Ví dụ: Từ sau 1975: chúng ta đã tiêu diệt Phỉ PulRô, ngăn chặn niều vụ bạo động ở các tỉnh phía Nam, vụ bạo loạn Tây Nguyên những năm 2000 2001; Vụ Mường Nhé - Điện Biên đòi thành lập Nhà nước Mông tự trị năm 2011;...Các vấn đề phức tạp về tôn giáo... 2. Về cấu trúc của Nghị quyết: Gồm 4 phần. NQ TW 4 " Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay" viết khá ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, có tính thực tiễn cao, được tập trung vào 4 phần lớn sau: I Tình hình và nguyên nhân - Nêu thành tựu hơn 80 năm của Đảng - Nêu thực trạng công tác xây dựng Đảng - Nêu một số nhiệm vụ cấp bách II. Mục tiêu, phương châm III. Giải pháp (có 4 nhóm giải pháp) IV. Tổ chức thực hiện: xác định rõ công việc cần làm và trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc thực hiện Nghị quyết. B. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA NGHỊ QUYẾT TW 4: I. Tình hình và nguyên nhân: Nội dung Nghị quyết đã nêu khái quát về quá trình xây dựng, trưởng thành, lãnh đạo cách mạng và đất nước của Đảng ta hơn 80 năm qua với những thành tựu và hạn chế, khuyết điểm trong các giai đoạn cách mạng. 1. Phần đánh giá ưu điểm: - NQ đã nêu rõ và khẳng định mạnh mẽ thành tựu, ưu điểm, bản chất tốt đẹp, truyền thống anh hùng của Đảng, khẳng định phần lớn cán bộ, đảng viên ta rất tốt, nếu không tốt thì làm gì chúng ta đạt được thành tựu như bây giờ ... 2.Về khuyết điểm hạn chế: - NQ đã dám nhìn thẳng vào sự thật, không dấu diếm khuyết điểm, chỉ ra những hạn chế, khuyết điểm trên cả 3 vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng. Chỉ ra tính chất, phạm vi, xu thế và hậu quả của những yếu kém, khuyết điểm đó. + Phải nói tính chất là nghiêm trọng, kéo dài nhiều nhiệm kỳ, chậm được khắc phục. + Về phạm vi: Là tương đối phổ biến, có ở các cấp, các ngành,... Ví dụ: - Trích Nghị quyết: " Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng Chính trị, đạo đức, lối sống, ...Tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu, những tiêu cực và tệ nạn xã hội chưa được ngăn chặn, đẩy lùi mà còn tiếp tục diễn biến phức tạp, cùng với sự phân hoá giàu nghèo và sự yếu kém trong quản lý điều hành của nhiều cấp, nhiều ngành làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, đe doạ sự phát triển, ổn định của đất nước". - Cán bộ, Đảng viên tâm huyết và nhân dân lo lắng, trở thành tâm trạng XH, nóng lòng mong mỏi Đảng có biện pháp giải quyết. 3. Về nguyên nhân của những yếu kém, khuyết điểm. - Nghị quyết đã đánh giá khá toàn diện, chỉ ra những nguyên nhân khách quan và chủ quan, xác định trong đó người chủ quan là chủ yếu. - Các nguyên nhân chủ quan và khách quan tác động lẫn nhau, xuyên thấu vào nhau rất phức tạp. 4. Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay. Từ thực trạng đã được đánh giá, xem xét, NQ xác định một số vấn đề cấp bách nổi lên, đó là: 3 vấn đề: * Thứ nhất: Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tuỳ tiện, vô nguyên tắc... * Thứ hai: Đội ngũ cán bộ cấp TW, cấp chiến lược quan trọng nhưng chưa được xây dựng một cách bài bản. Công tác quy hoạch cán bộ mới tập trung thực hiện ở địa phương, chưa thực hiện được ở cấp TW, dẫn đến sự hụt hẩng, chắp vá, không đồng bộ và thiếu chủ động trong công tác bố trí, phân công cán bộ. Một số trường hợp đánh giá, bố trí cán bộ chưa thật công tâm, khách quan, không vì yêu cầu công việc, bố trí không đúng sở trường, năng lực, ảnh hưởng đến uy tín cơ quan lãnh đạo, sự phát triển của ngành, địa phương và cả nước. * Thứ ba: Nguyên tắc: "Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách" trên thực tế ở nhiều nơi rơi vào hình thức, do không xác định rõ cơ chế trách nhiệm, mối quan hệ giữa tập thể và cá nhân, khi sai sót, kiểm điểm không ai chịu trách nhiệm. Do vậy, vừa có hiện tượng dựa dẫm vbào tập thể, không rõ trách nhiệm cá nhân, vừa không khuyến khích người đứng đầu có nhiệt tình, tâm huyết, dám nghĩ, dám làm, tạo kẻ hở cho cách làm việc tắc trách, trì trệ, hoặc lạm dụng quyền lực một cách tinh vi để mưu cầu lợi ích cá nhân. 5. Giải pháp giải quyết các vấn đề cấp bách: (có 3 giải pháp): - Ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, Đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp; - Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, nhất là cấp TW đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH - HĐH và hội nhập Quốc tế; - Xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm người đứng đầu cấp uỷ, Chính quyền trong mối quan hệ với tập thể cấp uỷ, cơ quan, đơn vị, tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng. II. MỤC TIÊU, PHƯƠNG CHÂM. 1. Mục tiêu: Cần chú ý 3 điểm, đó là: - Phải tạo được sự chuyển biến rõ rệt. - Khắc phục được những hạn chế yếu kém, tức là 3 vấn đề cấp bách đã nêu trên. - Phải tạo được niềm tin vào Đảng trong nhân dân và trong Đảng. 2. Phương châm: cần tập trung vào 4 phương châm sau: - Khách quan, trung thực: Nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, khách quan, không nể nang, né tránh; nói đi đôi với làm. - Cách làm phải khoa học, hiệu quả: có giải pháp đồng bộ, hiệu quả, có trung tâm, trọng điểm, khả thi, tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc trì trệ nhất, xác định rõ lộ trình, thời gian, kiểm tra, giám sát chặt chẽ... - Giữ thái độ kiên quyết với quyết tâm cao nhất nhưng bình tĩnh: kiên quyết, kiên trì, không nóng vội, hình thức, luôn giữ vững nguyên tắc; Người đứng đầu làm trước và thật sự gương mẫu cho các cấp noi theo. - Không để bị lợi dụng: Kết hợp "xây" với " chống"; không để các thế lực, phần tử cơ hội lợi dụng kích động, xuyên tạc, gây rối nội bộ. III. GIẢI PHÁP. Trên cơ sở xác định 3 nhiệm vụ trọng tâm và cấp bách đã nêu, TW chỉ ra các giải pháp bảo đảm sự đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, khả thi, kết hợp "chống và xây"; "xây và chống". Có 4 nhóm giải pháp cơ bản sau: - Nhóm 1: Nhóm giải pháp về tự phê bình và phê bình, nêu cao tính tiền phong gương mẫu của cấp trên. Cái mới của Nghị quyết lần này là phải kiểm điểm, phê bình từ trên xuống, tập trung vào người đứng đầu làm trước ... -> Tổ chức lấy phiếu tín nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý hàng năm -> Nếu 2 năm tín nhiệm thấp ...cho thôi chức vụ. - Nhóm 2: Nhóm giải pháp về tổ chức, cán bộ và sinh hoạt đảng. (rất được nhiều người quan tâm) => Công tác quy hoạch cán bộ phải làm công khai, dân chủ, khách quan đúng nguyên tác và chất lượng. Thực hiện bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp trên nói không phải qua chức vụ lãnh đạo quản lý chủ trì cấp dưới; Thí điểm chế độ tiến cử; Chế độ tập sự lãnh đạo quản lý; Bố trí cán bộ lãnh đạo thí điểm cấp tỉnh, huyện không phải là người địa phương; Tiếp tục thí điểm Bí thư cấp uỷ đồng thời là Chủ tịch UBND cấp xã, huyện; thí điểm việc giao quyền cho bí thư cấp uỷ lựa chọn, giới thiệu bầu cử uỷ viên thường vụ cấp uỷ; Cấp trưởng có trách nhiệm lựa chọn giới thiệu để bầu cử, bổ nhiệm cấp phó. Thực hiện quy trình bổ nhiệm nhân sự theo hướng dẫn những người được dự kiến đề bạt, bổ nhiệm, phải trình bày đề án hoặc chương trình hành động trước khi có thẩm quyền xem xét, giải quyết... - Nhóm 3: Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách. Phân tích: Tiếp tục cải cách chế độ tiền lương, nhà ở, bảo đảm cho cán bộ, công chức có mức sống ổn định, có điều kiện giữ liêm, chống đặc quyền, đặc lợi. Ví dụ: Phụ cấp cho cán bộ Đảng, đoàn thể cấp huyện, Tỉnh và Trung ương. - Nhóm 4: Nhóm giải pháp về công tác giáo dục chính trị, tư tưởng. Phân tích: Song song với tự kiểm điểm, phê bình, tự điều chỉnh cá nhân phải nâng cao chất lượng việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Có tinh thần học tập nghiên cứu lý luận, nghiên cứu chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước (ví dụ: Nghiêm túc học tập và làm theo nghị quyết của Đảng....). IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN. - TW giao nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan, đơn vị các cấp, các ngành trong việc tổ chức thực hiện NQ. (có 7 nhiệm vụ cho các cơ quan TW); - Đối với các cấp, các ngành địa phương cần chú ý nhiệm vụ thứ 2 trong tổ chức thực hiện Nghị quyết, đó là: " Người đứng đầu cấp uỷ, tổ chức Đảng, cơ quan, đơn vị ở các cấp chịu trách nhiệm xây ựng kế hoạch tổ chức thực hiện Nghị quyết, giải quyết từng vấn đề cấp bách, xác định rõ những vấn đề cần làm ngay, làm quyết liệt có hiệu quả, thời gian hoàn thành và phân công người chịu trách nhiệm cụ thể" C. KẾT LUẬN: - Nghị quyết TW 4 (khoá XI) của Đảng là một NQ có tính chất cực kỳ quan trọng trong công tác xây dựng Đảng của thời kỳ CNH - HĐH, hội nhập Quốc tế. Triển khai và thực hiện tốt tinh thần nghị quyết là yêu cầu và đòi hỏi không chỉ trong tổ chức Đảng mà gắn liền với nhiệm vụ, quyền hạn của từng Đảng viên, là sự chỉnh đốn mang ý nghĩa sống còn, hệ trọng của Đảng, tạo chuyển biến mới trong công tác xây dựng Đảng, làm cho Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh. - Thời gian vừa qua TW và Đảng bộ các Tỉnh, Thành phố cả nước đã triển khai và thực hiện Nghị quyết. Trong thời gian tới BCH Huyện uỷ và các tổ chức cơ sở Đảng trong toàn huyện sẽ tập trung cao nhất trong việc tổ chức triển khai và thực hiện sâu rộng tinh thần nghị quyết này đến đông đảo cán bộ, Đảng viên toàn huyện. Xin trân trọng cảm ơn các đồng chí đã theo dõi và lắng nghe ! Tháng 5/2012
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan