Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Đại cương Bài giảng lượng giá giá trị tài nguyên môi trường...

Tài liệu Bài giảng lượng giá giá trị tài nguyên môi trường

.PDF
163
4
85

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƢỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI ----------------- KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ BỘ MÔN KINH TẾ BÀI GIẢNG KINH TẾ HỌC SINH THÁI (ECOLOGICAL ECONOMICS) TS. Trƣơng Đức Toàn Hà Nội – 2017 MỤC LỤC Trang CHƢƠNG 1: TẠI SAO PHẢI NGHIÊN CỨU KINH TẾ HỌC ......................................... 1 1.1 Kinh tế học là gì? ................................................................................................ 1 1.2 Mục đích của khóa học ....................................................................................... 3 1.3 Kinh tế học “đồng tiến hóa” (coevolutionary) ................................................... 5 1.3.1 Từ hình thức săn bắn-hái lƣợm đến nền sản xuất công nghiệp ..................... 5 1.3.2 Cuộc cách mạng công nghiệp ........................................................................ 6 1.4 Kỷ nguyên ràng buộc về sinh thái ...................................................................... 7 1.4.1 Tỷ lệ thay đổi ................................................................................................. 7 1.4.2 Thách thức để đạt đƣợc thay đổi theo mong muốn ....................................... 8 1.4.3 Mối liên hệ giữa quy mô bền vững và sự phân phối ..................................... 8 1.5 Các ý chính cần ghi nhớ ..................................................................................... 9 CHƢƠNG 2: TẦM NHÌN CĂN BẢN ............................................................................... 11 2.1 Tổng thể và bộ phận ......................................................................................... 11 2.2 Quy mô tối ƣu ................................................................................................... 12 2.3 Lợi ích biên giảm dần và tăng trƣởng phi kinh tế ............................................ 13 2.4 Dịch chuyển mô hình (Paradigm shift) ............................................................ 17 2.5 Định luật Say: Cung tạo ra cầu của chính nó ................................................... 19 2.6 Thất thoát và thâm nhập trong dòng chu chuyển ............................................. 19 2.7 Nhập lƣợng tuyến tính và các định luật Nhiệt động lực học ............................ 22 2.7.1 Sự nhầm lẫn về quy mô ............................................................................... 22 2.7.2 Vai trò của thông lƣợng ............................................................................... 25 2.8 Các ý chính cần ghi nhớ ................................................................................... 26 CHƢƠNG 3: NHU CẦU, NGUỒN LỰC VÀ CHÍNH SÁCH .......................................... 27 3.1 Nhu cầu và nguồn lực– Đối ngẫu song hành.................................................... 27 3.1.1 Nguồn lực .................................................................................................... 27 3.1.2 Thông tin: Tài nguyên quan trọng? ............................................................. 28 3.1.3 Chất thải đƣợc xem nhƣ một nguồn tài nguyên? ......................................... 29 3.1.4 Nhu cầu ........................................................................................................ 30 3.2 Phỏng đoán chính sách ..................................................................................... 31 3.3 Thuyết tiền định (determinism) và thuyết tƣơng đối (relativism) .................... 31 3.4 Dải Nhu cầu – Nguồn lực ................................................................................. 34 3.5 Ba chiến lƣợc lồng ghép sinh thái học và phát triển kinh tế ............................ 36 3.5.1 Thống trị về kinh tế ...................................................................................... 37 3.5.2 Quan điểm sinh thái học chủ nghĩa .............................................................. 39 3.5.3 Kết hợp hài hòa trong tiểu hệ thống ............................................................ 40 3.6 Các ý chính cần ghi nhớ ................................................................................... 40 CHƢƠNG 4: BẢN CHẤT CỦA TÀI NGUYÊN VÀ TÀI NGUYÊN CỦA THIÊN NHIÊN.......................................................................................................... 41 -i- 4.1 Hành tinh hữu hạn ............................................................................................ 41 4.1.1 Hành tinh hữu hạn........................................................................................ 41 4.1.2 Câu hỏi thảo luận: ........................................................................................ 42 4.2 Các định luật Nhiệt động lực học ..................................................................... 43 4.2.1 Tóm tắt lịch sử của lý thuyết nhiệt động lực học......................................... 44 4.2.2 Mức độ hỗn loạn và sự sống ........................................................................ 46 4.2.3 Mức độ hỗn loạn và kinh tế học .................................................................. 47 4.3 Tài nguyên dự trữ-dòng và tài nguyên quỹ-dịch vụ ......................................... 49 4.4 Tính loại trừ và tính cạnh tranh ........................................................................ 51 4.5 Hàng hóa và dịch vụ cung cấp bởi hệ bền vững ............................................... 52 4.6 Các điểm chính cần ghi nhớ ............................................................................. 54 CHƢƠNG 5: CÁC TÀI NGUYÊN PHI SINH HỌC ......................................................... 55 5.1 5.2 5.3 5.4 5.5 5.6 Nhiên liệu hóa thạch ......................................................................................... 55 Khoáng sản ....................................................................................................... 59 Nƣớc ................................................................................................................. 63 Đất .................................................................................................................... 64 Năng lƣợng mặt trời ......................................................................................... 64 Các ý chính cần ghi nhớ ................................................................................... 66 CHƢƠNG 6: CÁC TÀI NGUYÊN SINH HỌC ................................................................ 67 6.1 6.2 6.3 6.4 6.5 Cấu trúc và chức năng của hệ sinh thái ............................................................ 67 Các tài nguyên có thể tái tạo ............................................................................ 70 Các dịch vụ hệ sinh thái ................................................................................... 73 Khả năng hập thụ chất thải ............................................................................... 77 Các ý chính cần ghi nhớ ................................................................................... 79 CHƢƠNG 7: TỪ THẾ GIỚI TRỐNG ĐẾN THẾ GIỚI ĐẦY .......................................... 80 7.1 7.2 7.3 7.4 7.5 7.6 Nguyên liệu hóa thạch ...................................................................................... 80 Tài nguyên khoáng sản ..................................................................................... 82 Nƣớc ................................................................................................................. 83 Tài nguyên tái tạo ............................................................................................. 84 Khả năng hấp thụ chất thải ............................................................................... 85 Các ý chính cần ghi nhớ ................................................................................... 87 CHƢƠNG 8: PHƢƠNG TRÌNH THỊ TRƢỜNG CƠ BẢN .............................................. 88 8.1 8.2 8.3 8.4 8.5 8.6 Các thành phần của phƣơng trình cơ bản ......................................................... 88 Ý nghĩa của cân bằng thị trƣờng ...................................................................... 92 Độc quyền và phƣơng trình thị trƣờng cơ bản ................................................. 95 Điều chỉnh phi-giá ............................................................................................ 96 Cung và cầu ...................................................................................................... 97 Các ý chính cần ghi nhớ ................................................................................. 101 CHƢƠNG 9: CUNG VÀ CẦU ........................................................................................ 102 9.1 Di chuyển đƣờng cong và dịch chuyển trên đƣờng cong ............................... 102 - ii - 9.2 9.3 9.4 9.5 Cân bằng P và Q, thiếu hụt và dƣ thừa........................................................... 103 Co giãn của cầu và cung ................................................................................. 106 Hàm tiện ích ................................................................................................... 108 Các ý chính cần ghi nhớ ................................................................................. 111 CHƢƠNG 10: THẤT BẠI THỊ TRƢỜNG...................................................................... 112 10.1 Các đặc tính của hàng hóa thị trƣờng ............................................................. 112 10.1.1 Tính loại trừ ............................................................................................... 112 10.1.2 Tính cạnh tranh .......................................................................................... 113 10.1.3 Tài nguyên không cạnh tranh nhƣng có thể bị tắc nghẽn .......................... 114 10.1.4 Tƣơng tác giữa tính loại trừ, cạnh tranh và tắc nghẽn ............................... 115 10.2 Cơ chế tự do tiếp cận ...................................................................................... 115 10.3 Các hàng hóa có thể loại trừ và không cạnh tranh ......................................... 118 10.4 Hàng hóa công cộng thuần túy ....................................................................... 121 10.5 Ngoại ứng ....................................................................................................... 123 10.6 Thiếu vắng thị trƣờng ..................................................................................... 127 10.6.1 Chiết khấu xuyên thời gian ........................................................................ 128 10.7 Các điểm tóm tắt ............................................................................................. 130 10.8 Các ý chính cần ghi nhớ ................................................................................. 130 CHƢƠNG 11: THẤT BẠI THỊ TRƢỜNG VÀ TÀI NGUYÊN PHI SINH HỌC .......... 131 11.1 Nguyên liệu hóa thạch .................................................................................... 131 11.1.1 Chi phí ngoại lai ......................................................................................... 132 11.1.2 Chi phí của ngƣời sử dụng ......................................................................... 132 11.1.3 Các sai sót trong phân tích ......................................................................... 136 11.2 Tài nguyên khoáng sản ................................................................................... 136 11.2.1 Giá có phản ánh sự khan hiếm? ................................................................. 137 11.3 Nƣớc ngọt ....................................................................................................... 139 11.4 Đất đai ............................................................................................................ 141 11.5 Năng lƣợng mặt trời ....................................................................................... 143 11.6 Các ý chính cần ghi nhớ ................................................................................. 144 CHƢƠNG 12: THẤT BẠI THỊ TRƢỜNG VÀ TÀI NGUYÊN SINH HỌC ................. 145 12.1 Dự trữ và dòng tài nguyên tái tạo ................................................................... 145 12.1.1 Tối đa hóa lợi ích hàng năm ...................................................................... 147 12.1.2 Khai thác tối đa hóa lợi nhuận khi lợi nhuận có thể đƣợc tái đầu tƣ: Giá trị hiện tại ròng ............................................................................................... 149 12.2 Các quỹ và dịch vụ tài nguyên tái tạo ............................................................ 151 12.2.1 Cổ tức tự nhiên từ các tài nguyên tái tạo ................................................... 154 12.3 Khả năng hấp thụ chất thải ............................................................................. 154 12.4 Các tài nguyên phi sinh học và sinh học: Hệ thống tổng thể ......................... 158 12.5 Các ý chính cần ghi nhớ ................................................................................. 159 - iii - PHẦN I – GIỚI THIỆU VỀ KINH TẾ HỌC SINH THÁI CHƢƠNG 1: TẠI SAO PHẢI NGHIÊN CỨU KINH TẾ HỌC 1.1 Kinh tế học là gì? Kinh tế học là sự nghiên cứu về phân bổ1 các tài nguyên có hạn hay khan hiếm cho các phƣơng án sử dụng có tính cạnh tranh. Chúng ta có thể lựa chọn, ví dụ, phân bổ thép để sản xuất các lƣỡi cày hay sản xuất ô tô thể thao. Những sản phẩm này lần lƣợng đƣợc chia ra cho những cá nhân sử dụng khác nhau- ví dụ, ngƣời nông dân ở Somali hay các ngôi sao ở Hollywood. Dĩ nhiên, trong xã hội chúng ta không thể nhận thức đầy đủ để lựa chọn phân bổ thép cho số lƣợng lƣỡi cày hay số lƣợng ô tô thể thao cụ thể. Tuy nhiên, chúng ta có mong muốn tổng thể, đó là tổng lựa chọn của từng cá nhân trong việc quyết định mua sản phẩm này hoặc sản phẩm khác. Thực tế, kinh tế học là về những gì chúng ta mong muốn và những gì chúng ta bằng lòng đánh đổi để có đƣợc thứ ta muốn. Thực tế, có 3 câu hỏi chính luôn định hƣớng trong nghiên cứu kinh tế và chúng theo một thứ tự rõ ràng: 1. Chúng ta thực sự mong muốn cái gì? 2. Tài nguyên nào là hạn chế hay khan hiếm mà chúng ta cần có để duy trì những mong muốn trên? 3. Những mong muốn nào có sự ƣu tiên hơn và chúng ta nên phân bổ tài nguyên ở mức độ nào cho nó? Câu hỏi thứ 3 chỉ có thể đƣợc trả lời nếu 2 câu hỏi trƣớc đƣợc trả lời một cách rõ ràng. Theo truyền thống, các nhà kinh tế cho rằng câu trả lời cho câu hỏi thứ nhất là “tính hữu dụng” hay còn gọi là phúc lợi của con ngƣời2. Phúc lợi phụ thuộc vào những gì mọi ngƣời mong muốn và bộc lộ thông qua trao đổi trên thị trƣờng – thể hiện ở những hàng hóa và dịch vụ mà họ mua và bán. Điều này chỉ bộc lộ những ƣa thích đối với các hàng hóa trao đổi trên thị trƣờng và ngầm hiểm rằng những giả định mà các hàng hóa phi thị trƣờng đóng góp rất ít cho phúc lợi con ngƣời. Mong muốn của con ngƣời đƣợc giả định là không có giới hạn3 do vậy phúc lợi sẽ tăng lên thông qua việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ nhiều hơn và đƣợc đo lƣờng bằng giá trị thị trƣờng của nó. Vì vậy, tăng trƣởng kinh tế không có giới hạn thƣờng đƣợc xem là hợp lý và có thể đƣợc đo lƣờng cho nhu cầu, mong muốn đó. 1 Phân bổ là quá trình phân chia tài nguyên cho sản xuất các hàng hóa và dịch vụ khác nhau. Kinh tế học tân cổ điển tập trung vào nghiên cứu thị trƣờng nhƣ là cơ chế cho phân bổ tài nguyên. Kinh tế học sinh thái coi thị trƣờng chỉ là một cơ chế có thể trong việc phân bổ tài nguyên. 2 Nhiều nhà kinh tế học tân cổ điển biện luận rằng kinh tế là một môn khoa học mang tính thực chứng (đó là, dựa trên các mệnh đề và phân tích trung hòa về giá trị). Bởi vì mong muốn là chuẩn tắc (dựa trên giá trị), do vậy nó đƣợc coi nhƣ nằm ngoài phạm vi của phân tích kinh tế. 3 Giả định không giới hạn có nghĩa rằng chúng ta có thể không bao giờ có đủ tất cả hàng hóa, thậm chí nếu chúng ta có thể có đủ một hàng hóa nào đó tại một thời điểm xác định. -1- Quan điểm trên là khía cạnh cơ bản của trƣờng phái kinh tế học hiện đại và đƣợc biết nhƣ là kinh tế học tân cổ điển (NCE). Các nhà kinh tế học tân cổ điển giả định rằng thị trƣờng bộc lộ hầu hết các mong muốn và hầu hết tài nguyên khan hiếm là hàng hóa có thể trao đổi trên thị trƣờng. Do đó các nhà kinh tế học dành sự chú ý của họ về cơ chế phân bổ tài nguyên cho các phƣơng án khác nhau và dựa trên cơ chế thị trƣờng. Phân bổ hiệu quả hay nói cách khác là phân bổ hiệu quả Pareto là phân bổ tài nguyên mà ở đó làm cho ít nhất một ngƣời tốt lên trong khi đó không làm ai xấu đi. Khái niệm hiệu quả là khía cạnh quan trọng của kinh tế học tân cổ điển và đôi khi nó đƣợc xem nhƣ là kết cục của chính nó. Chúng ta cần ghi nhớ rằng nếu kết cục là xấu xa thì hiệu quả sẽ chỉ làm cho mọi việc tồi tệ hơn. Ví dụ, Hitle đã đạt hiệu quả hơn trong việc giết hại những ngƣời Do thái. Hiệu quả sẽ chỉ đáng giá nếu mong muốn là tốt đẹp và theo đúng trật tự xã hội- một công việc không đáng để làm thì cũng không đáng để làm tốt. Chúng ta sẽ trở lại vấn đề này trong phần thảo luận về dải nhu cầu-nguồn lực trong Chƣơng 3. Kinh tế học sinh thái tuân theo một cách tiếp cận khác với kinh tế học tân cổ điển. Trong kinh tế học sinh thái, phân bổ hiệu quả là quan trọng, tuy nhiên, nó vẫn còn những khía cạnh khác quan trọng hơn. Lấy ví dụ một con tàu. Để chất hàng hóa lên một con tàu một cách hiệu quả đảm bảo rằng tải trọng hai bên thành tàu là giống nhau và tải trọng đƣợc phân bố đều từ trƣớc tới sau do đó con tàu sẽ nổi cân bằng trên mặt nƣớc. Trong khi chất hàng hóa lên con tàu một cách hiệu quả là quan trọng, nó còn quan trọng hơn để chắc chắn rằng tải trọng trên con tàu là không quá lớn. Ai đƣợc quyền chất hàng hóa trên con tàu cũng quan trọng; chúng ta không muốn những hành khách với ghế hạng nhất phải oằn mình ở giữa đống hàng hóa và những ngƣời phục vụ sẽ thiếu thực phẩm và quần áo cho hành trình của họ. Các nhà kinh tế học sinh thái coi trái đất nhƣ là một con tàu và tổng lƣợng vật liệu của nền kinh tế nhƣ là lƣợng hàng hóa trên con tàu đó. Khả năng đi biển của con tàu đƣợc xem nhƣ sức khỏe sinh thái của trái đất, sự dƣ thừa lƣợng cung cấp và thiết kế của nó. Các nhà kinh tế học sinh thái nhận thấy rằng chúng ta đang chèo lái trên biển lạ và không ai có thể dự đoán đƣợc thời tiết cho hành trình của nó, do vậy chúng ta không biết chắc chắn trọng lƣợng hàng hóa bao nhiêu là an toàn. Trọng lƣợng quá nặng sẽ dẫn đến kết quả là con tàu sẽ bị chìm. Các nhà kinh tế học tân cổ định chỉ tập trung nghiên cứu về phân bổ hiệu quả tài nguyên. Kinh tế môi trƣờng là một nhánh của kinh tế học tân cổ điển cho rằng phúc lợi xã hội cũng phụ thuộc rất lớn vào hệ sinh thái và chịu ảnh hƣởng bởi vấn đề ô nhiễm môi trƣờng, tuy nhiên vẫn tập trung với vấn đề hiệu quả. Khi thị trƣờng không tồn tại đối với các dịch vụ sinh thái hoặc vấn đề ô nhiễm, các nhà kinh tế môi trƣờng sử dụng các kỹ thuật khác nhau để gán cho giá trị thị trƣờng do đó chúng có thể đƣợc mô phỏng theo mô hình thị trƣờng. Các nhà kinh tế học sinh thái cho rằng cần duy trì giới hạn về khả năng mà hệ sinh thái có thể chịu đựng nhƣ đƣợc xác định bởi thiết kế của con tàu và điều kiện tồi tệ nhất nó có thể chịu đựng đƣợc và đảm bảo rằng tất cả các hành khách có đủ tài nguyên cho hành trình một cách thoải mái. Chỉ khi 2 vấn đề -2- trên đƣợc giải quyết an toàn thì việc chất hàng hóa lên con tàu đó đƣợc xem là hiệu quả. Nhiều bằng chứng cho thấy hàng hóa chất lên tàu quá nhiều sẽ làm cho một hành trình không đƣợc an toàn, hoặc nhiều hành khách không đƣợc phép mang theo những vật dụng cá nhân cần thiết lên tàu. Trong trƣờng hợp hệ sinh thái, chắc chắn rằng chúng ta có nhiều loại khí nhà kính cũng nhƣ quá nhiều hợp chất độc hại. Để có khoảng trống cho một hàng hóa nào đó chúng ta phải chia những thành phần của con tàu ra mà trên thực tế chúng ta tƣởng là không quan trọng. Chúng ta sống trên một con tàu rất tinh vi nhƣng chúng ta hiểu biết rất ít về thiết kế của nó và tác động của lựa chọn của chúng ta lên tính hợp nhất về cấu trúc của nó. Có bao nhiêu rừng và đầm lầy cần thiết để giữ nó nổi lên mặt nƣớc? Các loài động vật nào là những đinh tán quan trọng và mất nó sẽ làm cho con tàu không thể đi biển đƣợc nữa? Kinh tế học sinh thái giải quyết những vấn đề trên. Nó cũng giả định rằng mục đích của chúng ta không đơn giản là chất lên con tàu tới giới hạn mà còn duy trì diện tích của con tàu để chúng ta có thể cảm thấy thoải mái và hƣởng thụ, để vui chơi trong một không gian với vẻ đẹp tinh tế, và để duy trì điều kiện tốt nhất cho các thế hệ tƣơng lai. Do vậy, tại sao phải nghiên cứu kinh tế học? Nếu chúng ta không thực hiện thì có thể chúng ta sẽ phấn đấu cho những mục tiêu kém quan trọng trƣớc và nguồn tài nguyên bị cạn kiệt trong khi những mục tiêu quan trọng chƣa đạt đƣợc. Chúng ta cũng có thể chất quá nặng lên con tàu và làm cho nó bị chìm nếu chúng ta không nghiên cứu về các vùng biển mà ở đó con tàu sẽ đi qua, cũng nhƣ là thiết kế và các chức năng của chính con tàu đó. 1.2 Mục đích của khóa học Khóa học này giới thiệu kinh tế học sinh thái nhƣ là cuộc cách mạng thiết yếu của tƣ tƣởng kinh tế hiện đại (Kinh tế học tân cổ điển) đã thống trị trong lĩnh vực học thuật hơn một thế kỷ qua. Các chƣơng trong cuốn sách này không chỉ phê phán lý thuyết kinh tế học tân cổ điển mà còn phê phán nền kinh tế thị trƣờng dựa trên tăng trƣởng mà những khía cạnh của nó đã ăn sâu vào tâm trí của nhiều ngƣời. Các nhà kinh tế học sinh thái không ủng hộ thị trƣờng hóa mặc dù thị trƣờng đƣợc xem là cần thiết. Câu hỏi đặt ra là niềm tin vào thị trƣờng có phản ánh đầy đủ mong muốn của chúng ta hay không; và nó có là một hệ thống lý tƣởng không chỉ cho việc phân bổ hiệu quả tài nguyên mà còn phân phối tài nguyên giữa các cá nhân; và rằng thị trƣờng có thể tự động điều chỉnh nền kinh tế vĩ mô tới một mức độ nào đó có thể bền vững về mặt hệ sinh thái hay không? Mục tiêu thứ nhất của cuốn sách là giải thích về thị trƣờng và chỉ ra những gì thì trƣờng làm tốt. Mục tiêu thứ 2 là để giải thích tại sao hệ thống thị trƣờng không đƣợc điều tiết là không tốt trong việc phân bổ hầu hết các hàng hóa và dịch vụ liên quan tới tài nguyên thiên nhiên và môi trƣờng. Phần này có nhiều tranh luận và thực tế hầu hết các tranh luận liên quan xuất phát từ các khía cạnh của kinh tế học tân cổ điển. -3- Nhiều tranh luận và quan trọng hơn cả đối với khía cạnh kinh tế học sinh thái là kêu gọi một giải pháp cho vấn đề tăng trƣởng. Tăng trƣởng4 đƣợc định nghĩa là sự tăng lên về thông lƣợng5 ở đó dòng tài nguyên thiên nhiên từ môi trƣờng thông qua nền kinh tế và trở lại môi trƣờng là lƣợng chất thải. Đó là sự tăng về mặt định lƣợng trong khía cạnh vật chất của nền kinh tế và lƣợng chất thải tạo ra bởi nền kinh tế. Tăng trƣởng dĩ nhiên là không thể tăng vô hạn vì trái đất và nguồn tài nguyên là hữu hạn. Ngừng tăng trƣởng không có nghĩa một sự kết thúc cho phát triển mà ở đó chúng ta xác định những thay đổi về định tính, nhận biết về tiềm năng, tiến hóa tới một cấu trúc hay hệ thống cải thiện hay lớn hơn- một sự tăng lên về chất lƣợng của hàng hóa hoặc dịch vụ (ở đó chất lƣợng đƣợc đo lƣờng bằng sự gia tăng về phúc lợi của con ngƣời) với một dòng thông lƣợng cụ thể cho trƣớc. Hầu hết chúng ta đã hạn chế tăng trƣởng vật chất với nỗ lực phát triển tiềm năng con ngƣời cho mục tiêu phát triển xa hơn. Chúng ta hy vọng con ngƣời tiếp tục phát triển và thực chất tranh luận rằng chỉ bằng cách ngừng tăng trƣởng chúng ta mới có thể tiếp tục phát triển cho một tƣơng lai bất định. Một may mắn hiện hữu đó là nhiều nhu cầu thiết yếu của chúng ta chỉ cần rất ít tài nguyên vật chất là có thể đáp ứng đƣợc. Ý tƣởng “phát triển bền vững” là sự phát triển không bao gồm khía cạnh tăng trƣởng, đó là sự cải thiện về mặt định tính trong khả năng thỏa mãn nhu cầu (thiết yếu và mong muốn) mà không cần sự gia tăng về mặt lƣợng trong thông lƣợng vƣợt quá khả năng đáp ứng của môi trƣờng. Khả năng đáp ứng là lƣợng dân số có thể tồn tại trong một hệ sinh thái cụ thể với một mức độ tiêu dùng cho trƣớc ở một trình độ công nghệ cụ thể. Giới hạn sự tăng trƣởng không nhất thiết là làm hạn chế sự phát triển. Các nhà kinh tế học tân cổ điển hiện nay định nghĩa tăng trƣởng kinh tế là sự gia tăng trong việc sản xuất hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế và đƣợc đo bằng giá trị thị trƣờng của chúng. Đó là sự gia tăng trong tổng sản phẩm quốc dân (GNP). Tuy nhiên, một nền kinh tế có thể phát triển mà không cần tăng trƣởng hoặc trƣờng hợp tăng trƣởng mà không phát triển hoặc cả hai đồng thời cùng xảy ra. Mặc dù sự phân biệt giữa tăng trƣởng và phát triển ở trên, việc tìm kiếm cho sự tăng trƣởng hợp lý yêu cầu sự thay đổi mang tính cách mạng trong nhận thức xã hội về một hàng hóa cụ thể (mong muốn của chúng ta và phân loại chúng) là chủ đề đƣợc lặp đi lặp lại trong cuốn sách này. Phải nói rằng nền kinh tế thị trƣờng đã đƣợc đánh giá là một thể chế tuyệt vời. Sức mạnh của thị trƣờng đó là đã tạo ra sự gia tăng đáng ngạc nhiên về lƣợng hàng hóa tiêu dùng trong hơn 3 thế kỷ qua. Ngƣời nghèo ngày nay có thể nói là đƣợc tiêu dùng nhiều hàng hóa mà trƣớc đây chỉ có vua chúa ở các nƣớc Châu Âu mới có thể mơ đến, tuy nhiên trong một vài thế kỷ gần đây chúng ta đã đạt đƣợc điều này nhờ có một hệ thống thị trƣờng dựa trên sự lựa chọn tự do. Trong một thị trƣờng thuần túy, các cá nhân đƣợc tự do lựa chọn sản xuất và tiêu dùng bất cứ hàng hóa nào và không có sự kiểm soát ngoài việc tự do quyết định của các cá nhân. Dĩ nhiên, một thị trƣờng thuần túy ở 4 Tăng trƣởng là sự gia tăng định lƣợng về kích cỡ hay sự gia tăng về thông lƣợng Thông lƣợng là dòng vật liệu sống và năng lƣợng từ hệ sinh thái toàn cầu, thông qua nền kinh tế, và trở lại hệ sinh thái với hình thái là chất thải. 5 -4- trên chỉ tồn tại trên lý thuyết và thị trƣờng cạnh tranh bản thân nó có thể tạo ra sức mạnh rất ấn tƣợng. Những tranh luận nhằm thay đổi một hệ thống ấn tƣợng đã đƣợc thừa nhận ở trên phải là thực sự thuyết phục. Trên thực tế, lịch sử về thị trƣờng và kinh tế học cho thấy những thay đổi thƣờng xuyên xảy ra. 1.3 Kinh tế học “đồng tiến hóa” (coevolutionary) Tác giả Karl Polanyi trong một tác phẩm nổi tiếng của ông “Sự chuyển giao vĩ đại”6 đã chỉ ra rằng hệ thống kinh tế đƣợc gắn liền nhƣ là một thành phần của văn hóa con ngƣời và nhƣ đối với nền văn hóa của chúng ta, nó là một quá trình tiến hóa không ngừng. Thực tế, khả năng của chúng ta trong việc thích ứng với những thay đổi về môi trƣờng qua tiến hóa về văn hóa là đặc điểm khác biệt giữa con ngƣời với các loài động vật khác. Hệ thống kinh tế, xã hội, và chính trị cũng nhƣ sự tiến bộ về công nghệ là những ví dụ thích ứng về văn hóa. Tất cả các hệ thống trên đã thích ứng tới những thay đổi về môi trƣờng và những thích ứng đó lần lƣợt châm ngòi cho những thay đổi về môi trƣờng sau đó, tới những điều mà chúng ta một lần nữa phải tƣơng thích trong quá trình tiến hóa. Một số ví dụ về sự thích ứng đồng tiến hóa cơ bản và hàm ý của nó về thay đổi trong tƣơng lai sẽ giúp minh họa khái niệm này. 1.3.1 Từ hình thức săn bắn-hái lượm đến nền sản xuất công nghiệp Trong hơn 90% lịch sử loài ngƣời, con ngƣời đã sinh sôi và phát triển là từ bầy đàn, sống du mục chuyên săn bắn-hái lƣợm. Những nghiên cứu về nhân chủng học và khảo cổ học đã cho chúng ta hiểu biết về nền kinh tế săn bắn hái lƣợm. Những ngƣời thời tiền sử đã thỏa mãn các nhu cầu thiết yếu của họ với làm việc chỉ một vài giờ trong ngày và nguồn tài nguyên đủ để cung cấp cho cả ngƣời già và trẻ em và ngƣời già đóng góp rất ít trong quá trình tìm kiếm lƣơng thực. Một nghiên cứu gần đây về !Kung, ngƣời sống trong một môi trƣờng khô cằn và biệt lập cho thấy rằng 10% của dân số có tuổi thọ trên 60, một tỷ lệ tƣơng đối so với tuổi thọ của dân số ở các nƣớc công nghiệp ngày nay7. Các nhóm những ngƣời săn bắn-hái lƣợm sẽ khai thác cạn kiệt tài nguyên tại một khu vực cụ thể sau đó di chuyển tới những nơi có tài nguyên dồi dào hơn, cho phép tài nguyên ở những nơi cũ có thể hồi phục. Tính di động là rất cần thiết cho sự tồn tại và việc tích lũy hàng hóa thƣờng làm giảm tính di động. Một số ghi chép lịch sử loài ngƣời do các nhà nhân chủng học chứng minh rằng săn bắn-hái lƣợm chỉ ra rằng có rất ít sự quan tâm về hàng hóa vật liệu, sẵn sàng vứt bỏ những thứ sở hữu đƣợc, và con ngƣời tin vào khả năng tạo ra những sản phẩm mới khi muốn8. Quyền sở hữu đất đai không có ý nghĩa trong một xã hội du mục và trƣớc khi có hình thái sinh hoạt gia đình khoảng cách đây 10.000 năm, quyền sở hữu những bầy đàn động vật hoang dã là không thể. Thực phẩm cũng đƣợc chia sẻ và không quan tâm tới việc ai đã cung cấp nó, có lẽ một phần do hạn chế về công nghệ. Một số thực phẩm đơn giản là không thể 6 K. Polanyi. The Great Transformation: The Political and Economic Origins of Our Time. Boston: Beacon Press (2001). 7 R. Lee, “What Hunters Do for a Living.” In J. Gowdy, ed. Limited Wants, Unlimited Means: A Reader on Hunter-Gatherer Economics and the Environment. Washington, DC, Island Press, 1998. 8 M. Sahlins, “The Original Affluent Society.” In J. Gowdy, op. cit. -5- đánh bắt đƣợc bởi những ngƣời đơn lẻ, và nếu những ngƣời thợ săn mang về nhà một động vật lớn, thực phẩm đó nếu không đƣợc chia sẻ có thể sẽ bị thối rữa hoặc hấp dẫn các loài động vặt ăn thịt nguy hiểm đến. Các nghiên cứu của !Kung và các bộ lạc khác đã phát hiện ra rằng cả những ngƣời già và trẻ em nói chung đƣợc miễn không phải đi tìm kiếm lƣơng thực, và thậm chí nhiều ngƣời đàn ông và phụ nữ trƣờng thành đơn giản chọn không tham gia trong các hoạt động trên nhƣng vẫn đƣợc chia những khẩu phần bằng nhau của sản phẩm săn bắt đƣợc9. Đối với hầu hết thời gian tồn tại của con ngƣời, sở hữu cá nhân và tích lũy tài sản là không thực tế và không tồn tại trong xã hội. Điều đó thật khó có thể biện luận rằng có các đặc điểm cố hữu trong bản chất của con ngƣời hơn là các yếu tố văn hóa. Theo thời gian, xã hội dựa trên săn bắn-hái lƣợm đã phát triển công nghệ dự trữ một khối lƣợng lớn thực phẩm để sử dụng trong nhiều tháng. Hơn thế nữa, sản xuất nông nghiệp đã đặt dấu chấm hết cho cuộc sống du mục của loài ngƣời. Con ngƣời bắt đầu định cƣ ở những thị trấn hay cộng đồng nhỏ và dẫn tới sự tập trung dân số lớn hơn. Công nghệ tích trữ và nông nghiệp đã làm thay đổi bản chất của quyền sở hữu, và thực tế là một yêu cầu trƣớc khi quyền sở hữu tài sản xuất hiện. Chắc chắn rằng nông nghiệp bản thân nó đã tạo ra một số hình thức quyền sở hữu đất đai. Tạo ra thặng dƣ đã cho phép sự phân chia lao động và chuyên môn hóa, và sau đó dẫn tới sản xuất lớn hơn, thúc đẩy thƣơng mại và cuối cùng là sự phát triển của tiền tệ. Dân số tăng lên thì nhu cầu bảo vệ nhóm ngƣời giầu từ các nhóm khác, và nhu cầu bảo vệ quyền sở hữu trong cộng đồng yêu cầu vai trò của nhà nƣớc và lãnh đạo các tầng lớp trong xã hội đã đƣợc phát triển. Việc lãnh đạo và vai trò của nhà nƣớc rõ ràng rằng phải đƣợc hỗ trợ thông qua khả năng sản xuất hiệu quả của các nhóm mà chắc chắn dẫn tới một hệ thống thuế và sự tập trung tài sản trong tay của một tầng lớn thƣợng lƣu trong xã hội. Dĩ nhiên, chuỗi các sự kiện tiến hóa không kết thúc ở đó. Dân số tăng lên và sản xuất nông nghiệp đã phá vỡ các hệ sinh thái cục bộ và làm giảm khả năng sản xuất lƣơng thực và các vật liệu độc lập với nông nghiệp. Điều đó làm tăng nhu cầu mà xã hội trông cậy vào nông nghiệp. Cùng với việc trao đổi nhanh chóng các ý tƣởng trong các cộng đồng đông đúc hơn, những nhu cầu đó kích thích các công nghệ mới phát triển, ví dụ nhƣ tƣới quy mô lớn. Qua thời gian, tƣới cho nông nghiệp đã dẫn đến hiện tƣợng mặn hóa đất đai, làm giảm khả năng của hệ sinh thái nhằm đáp ứng mức độ dân số cao nếu nhƣ không có những đối mới về nông nghiệp hay phải di cƣ đi nơi khác. 1.3.2 Cuộc cách mạng công nghiệp Sản xuất tạo ra thặng dƣ lớn hơn đóng góp bởi các con tàu lớn hơn đã cho phép trao đổi thƣơng mại đƣợc mở rộng với quy mô lớn. Các thƣơng gia trao đổi không chỉ hàng hóa mà còn các ý tƣởng, thúc đẩy phát triển công nghệ. Một trong những bƣớc nhảy về công nghệ thiết yếu đó là khả năng sử dụng các tài nguyên khoáng sản không tái tạo. Thƣơng mại cũng cho phép chuyên môn hóa xảy ra ở khắp các vùng miền, và không chỉ hạn chế đối với các cá nhân trong một xã hội. Sự tiến bộ về công nghệ và thị trƣờng toàn cầu đã đặt nền móng cho cuộc cách mạng công nghiệp. 9 Lee, op. cit. -6- Cuộc cách mạng công nghiệp đã có những tác động sâu sắc đến nền kinh tế, xã hội và hệ sinh thái toàn cầu. Xã hội loài ngƣời trở nên phụ thuộc lớn hơn vào nhiên liệu hóa thạch và các tài nguyên không tái tạo khác (một phần do sự suy giảm tài nguyên rừng nhƣ là một nguồn nhiên liệu). Nhiên liệu hóa thạch đáp ứng nhu cầu của con ngƣời ngoài việc phụ thuộc vào nguồn năng lƣợng mặt trời, nó cũng cho phép thay thế lao động của con ngƣời và động vật bằng năng lƣợng hóa học. Điều đó làm tăng nguồn năng lƣợng cho phép chúng ta tiếp cận với nguồn vật liệu sống, bao gồm sinh học và khoáng sản. Các công nghệ mới và khối lƣợng lớn năng lƣợng hóa thạch cho phép chúng ta sản xuất các hàng hóa tiêu dùng một cách chƣa từng có. Nhu cầu cho các thị trƣờng mới đối với các hàng hóa đƣợc sản xuất hàng loạt và nguồn vật liệu mới đóng vai trò quan trọng trong chế độ thuộc địa và đế quốc. Nền kinh tế thị trƣờng tiến triển mang lại hiệu quả đặc biệt trong việc phân bổ hàng hóa, kích thích sản xuất thậm chí càng nhiều hơn. Sự bùng nổ trong thƣơng mại quốc tế, kết nối các quốc gia với nhau xảy ra nhƣ chƣa từng có. Khả năng lớn hơn đƣợc tạo ra trong việc đáp ứng các nhu cầu cơ bản, tăng cƣờng về vệ sinh và tiến bộ y học, dẫn đến sự tăng dân số nhanh chóng và nhu cầu sử dụng năng lƣợng lớn hơn cũng nhƣ suy giảm tài nguyên nhanh chóng. Dân số tăng nhanh đã dẫn đến vấn đề di cƣ do nguồn tài nguyên bị cạn kiệt. Mức độ tiêu dùng bình quân đầu ngƣời tăng nhanh và lƣợng chất thải tạo ra đang gây ra sự suy giảm hệ sinh thái của chúng ta. 1.4 Kỷ nguyên ràng buộc về sinh thái Nhƣ đã đề cập ở trên, kinh tế học là môn khoa học về sự phân bổ tài nguyên khan hiếm giữa các phƣơng án sử dụng có tính cạnh tranh. Sự thành công của cuộc cách mạng công nghiệp đã là làm giảm mạnh sự khan hiếm hàng hóa tiêu dùng cho phần lớn dân số trên thế giới. Tuy nhiên, tăng trƣởng kinh tế theo đó đang đe dọa sự dồi dào các hàng hóa và dịch vụ tạo ra bởi thiên nhiên mà con ngƣời phụ thuộc vào. Những hàng hóa, dịch vụ này đã trở thành những tài nguyên khan hiếm, và chúng ta phải thiết kế hệ thống kinh tế sao cho có thể giải quyết thực tế đó. Một khó khăn đó là khả năng của chúng ta nhằm tăng mức độ tiêu dùng trong khi làm cạn kiệt nguồn tài nguyên cơ bản đã dẫn đến thực tế rằng con ngƣời và nền kinh tế duy trì cho sự tồn tại của con ngƣời đang làm thay đổi thiên nhiên. Trong hệ thống hiện tại, yêu cầu lớn nhất cho sự giầu có lại không đảm bảo duy trì đƣợc nguồn tài nguyên thiên nhiên. Trong khi sự thịnh vƣợng yêu cầu tài nguyên vật chất thì hiểu biết và thông tin có vai trò quan trọng. Một phƣơng thức nấu ăn không thể thay thế cho một bữa ăn, mặc dù một công thức tốt có thể cải thiện bữa ăn. 1.4.1 Tỷ lệ thay đổi Đối với phần lớn thời gian trong lịch sử loài ngƣời, những thay đổi về công nghệ, xã hội và môi trƣờng đã xảy ra với tốc độ rất chậm. Cuộc cách mạng nông nghiệp không thực sự là một cuộc cách mạng nhƣng đó là một sự tiến hóa. Ví dụ, để tạo ra giống ngô từ một loài cỏ, tổ tiên ta có thể đã phải mất vài ngàn năm. Con ngƣời nói chung không thấy sự thay đổi nào từ thế hệ sang thế hệ tiếp theo và văn hóa của con ngƣời có thể -7- tiến hóa với tốc độ chậm tƣơng ứng để thích ứng với những thay đổi đã xảy ra. Chỉ với cuộc cách mạng công nghiệp thay đổi thực sự nhanh chóng với một tốc độ mà chúng ta có thể nhận thấy từ thế hệ này tới thế hệ kế tiếp. Nhiều khía cạnh mà cuộc cách mạng công nghiệp đã thực hiện đó là gia tăng sự khai thác tài nguyên không tái tạo, do đó làm tăng tiêu dùng vật chất của con ngƣời. Kết quả từ sự đóng góp của thiên nhiên, một nhận thức chung đó là tƣơng lai sẽ luôn trở nên tốt hơn. Ứng xử của chúng ta đó là khai thác hết nguồn hỗ trợ từ thiên nhiên với một tốc độ lớn chƣa từng thấy, do đó hiện nay, lần đầu tiên trong lịch sử loài ngƣời chúng ta có thể làm thay đổi đột ngột hệ sinh thái của trái đất với quy mô vòng đời một con ngƣời. Thực tế, nó đang đe dọa và làm thay đổi khả năng của trái đất trong việc cƣu mang sự sống. Trong khi văn hóa đã và đang tiếp tục tiến hóa một cách chậm chạp trong việc thích ứng với công nghệ mới và những khó khăn mới, tỷ lệ thay đổi chƣa từng thấy về công nghệ và sự suy giảm sinh thái có nghĩa rằng chúng ta sẽ không còn những thứ xa xỉ trƣớc đây trong thời gian thế hệ chúng ta. Khả năng có thể xảy ra nhất đó là chúng ta sẽ phải thay đổi thể chế văn hóa và giá trị một cách tƣơng xứng, đặc biệt thể chế kinh tế và giá trị đã dẫn tới tình trạng nhƣ vậy. Khi có sự giới hạn tới tốc độ có thể thích ứng về mặt văn hóa, chúng ta cũng cần xem xét nghiêm túc về việc làm thế nào để làm chậm tốc độ thay đổi đang thúc ép để thích ứng. Chúng ta cần nhớ rằng không phải tất cả các thay đổi đều là mong muốn đúng đắn và rằng thậm chí những mong muốn thay đổi có thể là quá nhanh. 1.4.2 Thách thức để đạt được thay đổi theo mong muốn Sẽ là ngu ngốc trong việc đánh giá thấp sự khó khăn của việc tìm ra sự cân đối giữa giới hạn và thích ứng tới sự thay đổi. Hiện tại, hệ thống kinh tế của chúng ta tập trung chủ yếu vào vấn đề kinh tế vi mô về phân bổ hiệu quả. Kinh tế học ứng dụng cũng tập trung vào vấn đề kinh tế vĩ mô về tối đa hóa tăng trƣởng. Tuy nhiên, kinh tế học sinh thái tập trung chủ yếu vào vấn đề kinh tế vĩ mô ở tầm rộng hơn với câu hỏi mức độ nào đƣợc xem là quá lớn. Đây là câu hỏi về quy mô. Ở mức quy mô nào mà hệ thống kinh tế liên quan tới hệ sinh thái? Ngay khi đặt câu hỏi trên chúng ta sẽ nghĩ rằng có một tỷ lệ tối ƣu nào đó (và nhiều ngƣời tin tƣởng rằng chúng ta thực sự đã vƣợt qua cái ngƣỡng đó) và do vậy cần phải dừng tăng trƣởng lại. Nếu chúng ta chấp nhận sự cần thiết phải dừng tăng trƣởng, chúng ta phải chấp nhận sự cần thiết giải quyết vấn đề phân phối một cách nghiêm túc hơn. 1.4.3 Mối liên hệ giữa quy mô bền vững và sự phân phối Phân phối là sự phân chia tài nguyên giữa các cá nhân khác nhau. Tại sao dừng tăng trƣởng chúng ta cần tập trung vào việc phân phối? Thứ nhất, dƣờng nhƣ có các tác động tiêu cực của sử dụng quá nhiều tài nguyên sẽ làm cho các thế hệ tƣơng lai kém hơn là thế hệ chúng ta. Vì vậy, mối quan tâm về quy mô bao gồm sự quan tâm đến thế hệ tƣơng lai, hay phân phối qua các thế hệ. Khoảng 1,2 tỷ ngƣời hiện nay đang sống ở mức nghèo tuyệt đối, trong khi có rất nhiều ngƣời giầu không biết tiêu tiền vào việc gì. Câu hỏi thảo luận: -8- Tại sao việc sử dụng quá mức tài nguyên có thể dẫn đến những tác động lớn hơn đối với các thế hệ tương lai? Hãy xem lại khái niệm phân bổ hiệu quả Pareto. Nếu coi thế hệ hiện nay là chủ của tất cả các nguồn tài nguyên thì việc thế hệ hiện nay tiêu thụ ít tài nguyên hơn để cho các thế hệ tương lai tốt hơn có phải là phương án đạt hiệu quả Pareto? Thứ hai, khi nền kinh tế phát triển, chúng ta luôn có điều kiện để cung cấp cho ngƣời nghèo một viễn cảnh tƣơng lai khá hơn. Một số ngƣời cho rằng chúng ta không cần phân phối lại ngay hiện thời bởi vì lƣợng vốn tập trung đã rót vào hệ thống tiền tệ và nếu ngƣời nghèo tiếp tục kiên nhẫn thêm, tƣơng lai của họ sẽ sớm đƣợc cải thiện. Đây là phƣơng án xoa dịu về chính trị hơn là việc phân phối lại, tuy nhiên khi chúng ta kêu gọi ngừng tăng trƣởng thì phƣơng án này không còn tồn tại nữa. Chúng ta chắc chắn không thể hỏi ngƣời nghèo hiện nay hy sinh những hy vọng của họ cho một tƣơng lai tốt đẹp hơn do đó những thế hệ chƣa sinh ra có thể hƣởng thụ những nhu cầu thiết yếu trong đó họ có thể chỉ mơ ƣớc- đặc biệt khi lƣỡng lự trong việc phân phối lại sự giàu có hiện tại sẽ hàm ý rằng trong các thế hệ tƣơng lai ngƣời nghèo có thể là những đứa trẻ của bất cứ ai. Do vậy phân phối đóng vai trò quan trọng trung tâm của kinh tế học sinh thái. Kinh tế học tân cổ điển hầu nhƣ chỉ quan tâm đến vấn đề phân bổ hiệu quả. Kinh tế học sinh thái cũng quan tâm tới vấn đề phân bổ hiệu quả, tuy nhiên còn cả vấn đề quy mô và phân phối. Trên thực tế một phân bổ hiệu quả không thể thậm chí đƣợc xác định về mặt lý thuyết mà không có những giải quyết vấn đề về phân phối và quy mô của nó. Đặc biệt giải pháp là xem xét sự phân bổ và quy mô nhƣ hiện nay. Một may mắn, nhƣ McNeill gợi lại cho chúng ta, đó là chỉ khi cuộc đại suy thoái nắm sự kiểm soát của kinh tế học. Chúng ta sẽ học trong cuốn sách này rằng nếu chúng ta không thực sự hiểu biết về suy thoái, sẽ có nhiều điều trong kinh tế học là thực tế và hữu dụng- đó là sự độc lập trong ý thức hệ tăng trƣởng và chúng ta có thể gặp khó khăn thực hiện mà không hiểu biết. Thật sự, nhƣ chúng tôi sẽ chỉ ra các công cụ kinh tế cơ bản về tối ƣu hóa bản thân chúng cung cấp những ngụ ý quan trọng trong những thảo luận về vấn đề tăng trƣởng. Vậy tại sao lại cần nghiên cứu kinh tế học và đặc biệt là kinh tế học sinh thái? Nhƣ chúng ta đã xem xét ngay ở đầu chƣơng này, kinh tế học là về những gì chúng ta mong muốn và những gì chúng ta phải đánh đổi để có đƣợc nó. Tăng trƣởng là một điều mà chúng ta có thể mong muốn và nhƣ các điều khác, chúng ta phải đánh đổi cái gì đó để có đƣợc nó. Các nhà kinh tế học sinh thái luôn đặt ra câu hỏi rằng nếu tăng trƣởng thêm có đáng để chúng ta hy sinh những thứ khác hay không. Các nhà kinh tế học tân cổ điển có xu hƣớng bỏ qua câu hỏi này, hoặc tin rằng câu trả lời luôn là một sự khẳng định. 1.5 Các ý chính cần ghi nhớ  Mong muốn và phƣơng tiện để đạt đƣợc mong muốn  Phân bổ hiệu quả Pareto -9-     Phân bổ, phân phối, quy mô Tăng trƣởng so với phát triển Thông lƣợng Kinh tế học đồng tiến hóa - 10 - CHƢƠNG 2: TẦM NHÌN CĂN BẢN 2.1 Tổng thể và bộ phận Kinh tế học sinh thái cùng có chung nhiều khái niệm với kinh tế học tân cổ điển đƣơng đại. Ví dụ, khái niệm “chi phí cơ hội” đƣợc định nghĩa là phƣơng án tốt nhất bị từ bỏ khi chúng ta chọn thực hiện một việc gì đó. Tuy nhiên trong kinh tế học sinh thái, xuất phát điểm có sự khác nhau cơ bản về vấn đề cốt lõi đó là việc coi thế giới thực của chúng ta là gì. Nói cách khác, kinh tế đƣơng đại xem nền kinh tế là một tổng thể thống nhất. Khía cạnh thiên nhiên hay môi trƣờng đƣợc xem xét một cách tổng thể bao gồm các ngành của nền kinh tế vĩ mô- đó là lâm nghiệp, thủy sản, thảo nguyên, mỏ, giếng khoan, các điểm du lịch sinh thái, v.v. Trong khi đó, kinh tế học sinh thái xem xét nền kinh tế vĩ mô nhƣ là một phần của tổng thể rộng hơn, đó là trái đất, bầu khí quyển và các hệ sinh thái. Nền kinh tế đƣợc xem nhƣ một hệ thống phụ thuộc của hệ thống trái đất lớn hơn. Hệ thống lớn hơn đó là hữu hạn, không tăng lên, vật chất cố định, mặc dù đƣợc tiếp xúc với nguồn năng lƣợng mặt trời. Một khía cạnh quan trọng cần phải hiểu đó là phân biệt rõ hệ thống mở, đóng, và biệt lập. Một hệ thống mở có thể nhận vào hoặc cho ra các vật chất và năng lƣợng. Nền kinh tế là một hệ thống mở. Hệ thống đóng chỉ nhập hoặc xuất năng lƣợng; vật chất có thể lƣu thông bên trong hệ thống tuy nhiên không thể thoát ra ngoài hệ thống đó đƣợc. Trái đất đƣợc xem là hệ thống đóng. Một hệ thống biệt lập là hệ thống ở đó cả vật chất và năng lƣợng không thể thâm nhập hoặc thoát ra khỏi. Thật khó để có thể lấy ví dụ của hệ thống biệt lập, tuy nhiên ta có thể coi vũ trụ là một hệ thống biệt lập. Chúng ta coi trái đất là một hệ thống đóng vì không thể trao đổi vật chất ra ngoài vũ trụ - đôi khi có thiên thạch bay tới hoặc chúng ta phóng tên lửa ra ngoài trái đất nhƣng không bao giờ bay trở lại. Trong tƣơng lai xa có thể có trao đổi vật chất giữa trái đất và thế giới bên ngoài nhƣng không ai chắc chắn đƣợc điều đó. Tuy nhiên, chúng ta có một nguồn năng lƣợng đáng kể dƣới dạng ánh sáng mặt trời và bức xạ nhiệt. Thông lƣợng đó đƣợc xem nhƣ hệ sinh thái cũng là hữu hạn và không tăng lên. Đối với trái đất, nguyên tắc cơ bản đó là: năng lƣợng truyền xuyên qua và vật chất chuyển động bao quanh nó. Vậy tại sao tổng thể hoặc bộ phận lại là vấn đề quan trọng? Đó là bởi vì nếu nền kinh tế là một tổng thể thì nó có thể mở rộng mà không có giới hạn. Nó sẽ không phải loại bỏ cái gì và do đó không có khái niệm chi phí cơ hội – không có cái gì phải từ bỏ vì kết quả của mở rộng vật lý của nền kinh tế vĩ mô tới những vị trí chƣa đƣợc chiếm giữ. Tuy nhiên, nếu nền kinh tế vĩ mô là một bộ phận thì khi đó tăng trƣởng vật lý để mở rộng những phần khác của một tổng thể hữu hạn và không gia tăng với mục đích hy sinh một cái gì đó khác- hay còn gọi là chi phí cơ hội. Đặc điểm của tăng trƣởng đó là nó đi kèm với chi phí. Tuy nhiên, tăng trƣởng đôi khi có thể là kinh tế hoặc là không kinh tế. Do vậy sẽ có một quy mô tối ƣu nào đó của nền kinh tế vĩ mô đối với hệ sinh thái10. Do vậy chúng ta muốn biết là chúng ta đã thực sự đạt đƣợc điều đó hay chƣa? 10 Vƣợt quá mở rộng vật lý với quy mô tối ƣu sẽ là tăng trƣởng không kinh tế, thậm chí nếu chúng ta vẫn gọi nó là tăng trƣởng “kinh tế”. Chúng ta sử dụng từ “kinh tế” theo 2 nghĩa: (1) của việc duy trình nền kinh tế và (2) tạo ra lợi ích ròng lớn hơn chi phí. - 11 - 2.2 Quy mô tối ƣu Ý tƣởng về quy mô tối ƣu không phải xa lạ đối với các nhà kinh tế. Đó là những kiến thức rất cơ bản của kinh tế học vi mô. Khi chúng ta gia tăng một hoạt động nào đó, ví dụ sản xuất giầy hay ăn kem đồng nghĩa với việc chúng ta vừa đạt đƣợc lợi ích cũng nhƣ phải bỏ ra chi phí. Vì một số lý do và thƣờng là sau một điểm nào đó thì chi phí sẽ tăng nhanh hơn lợi ích. Cho nên, sẽ tồn tại một điểm mà ở đó lợi ích tăng thêm của hoạt động sẽ không đáng để bỏ ra phần chi phí tăng thêm đó. Khi chi phí biên bằng với lợi ích biên chúng ta đạt quy mô tối ƣu. Nếu chúng ta tiếp tục tăng lên qua điểm tối ƣu, khi đó chi phí sẽ tăng cao hơn so với lợi ích đạt đƣợc. Kết quả là chúng ta thực hiện sẽ làm chúng ta xấu đi thay vì tốt hơn lên. Quy tắc cơ bản của kinh tế học vi mô đó là quy mô tối ƣu đạt đƣợc khi chi phí biên bằng với lợi ích biên (MC=MB), hay ta còn gọi là “nguyên tắc điểm dừng”. Tuy nhiên trong kinh tế học vĩ mô, không tồn tại nguyên tắc nào nhƣ vậy hoặc khái niệm quy mô tối ƣu của nền kinh tế vĩ mô. Nguyên tắc mặc định đó là “tăng trƣởng mãi mãi”. Thực tế là tại sao lại không tăng trƣởng nếu không tồn tại chi phí cơ hội? Và làm thế nào để biết đƣợc chi phí cơ hội liên quan tới tăng trƣởng của nền kinh tế vĩ mô nếu đó là một tổng thể? Nếu ta tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của kinh tế học sinh thái và xem xét nền kinh tế là hệ thống phụ thuộc của hệ sinh thái, chúng ta không phải dừng tăng trƣởng khi hệ thống phụ thuộc còn tƣơng đối nhỏ so với hệ sinh thái tổng thể. Trong bối cảnh của “thế giới trống” (các dịch vụ hệ sinh thái đƣợc tự do tiếp cận), môi trƣờng không phải là khan hiếm và chi phí cơ hội của việc mở rộng nền kinh tế là không đáng kể. Tuy nhiên, sự tăng trƣởng liên tiếp của nền kinh tế vật chất trong một hệ sinh thái hữu hạn và không tăng lên sẽ dẫn đến “nền kinh tế thế giới đầy” (các dịch vụ hệ sinh thái trở nên rất có giá trị) mà ở đó chi phí cơ hội của tăng trƣởng là đáng kể. Theo các nhà kinh tế học sinh thái thì hiện nay chúng ta đã thực sự ở trong tình trạng nền kinh tế thế giới đầy rồi. Khía cạnh kinh tế sinh thái cơ bản này đƣợc biểu thị ở Hình 2.1. Khi tăng trƣởng giúp chúng ta đi từ thế giới trống tới thế giới đầy, phúc lợi từ các dịch vụ kinh tế sẽ tăng lên trong khi đó phúc lợi từ các dịch vụ hệ sinh thái giảm dần. Ví dụ, chúng ta chặt cây để đóng bàn ghế, chúng ta đã đóng góp cho dịch vụ kinh tế là các bàn ghế và mất đi dịch vụ hệ sinh thái của các cây trong rừng (tăng sự quang hợp ánh sáng, ngăn chặn xói mòn đất, tạo nơi trú ngụ cho các loài động vật hoang dã,…). Theo truyền thống, các nhà kinh tế đã định nghĩa vốn là phương tiện sản xuất được thực hiện bởi con người. Tuy nhiên, các nhà kinh tế sinh thái mở rộng khái niệm vốn bao gồm các phương tiện sản xuất cung cấp bởi thiên nhiên. Chúng ta định nghĩa vốn là trữ lượng tạo ra luồng hàng hóa và dịch vụ trong tương lai. Trữ lƣợng vốn tạo ra bởi con ngƣời bao gồm cơ thể và trí óc của chúng ta, các sản phẩm tạo ra và cơ cấu xã hội của chúng ta. Vốn thiên nhiên là trữ lƣợng tạo ra các luồng dịch vụ thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên hữu hình, bao gồm năng lƣợng mặt trời, đất, khoáng sản và nhiên liệu hóa thạch, nƣớc, các sinh vật sống, và các dịch vụ tạo ra bởi sự tƣơng tác của các yếu tố trên trong các hệ thống sinh thái. - 12 - Hình 2.1: Từ thế giới trống đến thế giới đầy Chúng ta có 2 nguồn phúc lợi: dịch vụ vốn con ngƣời và dịch vụ vốn thiên nhiên, nhƣ đƣợc biểu thị bởi mũi tên đậm nét chỉ “Phúc lợi” trong Hình 2.1. Phúc lợi đƣợc đặt ở ngoài vòng tròn vì nó là tâm linh, không phải vất chất, cƣờng độ (một kinh nghiệm, không phải là một vật). Bên trong vòng tròn, cƣờng độ thuộc về vật chất. Nếu chúng ta hƣớng tới việc có một cƣờng độ phi vật chất trong bức tranh cơ bản của nền kinh tế thì đó là siêu hình và không có cơ sở khoa học và chúng ta phải giả định rằng với quan điểm hệ thống kinh tế chỉ nhƣ một cố máy trong chuyển tài nguyên thành rác thải không ngoài lý do gì khác. Sản phẩm vật chất cuối cùng của quá trình kinh tế là sự suy giảm vật chất và năng lƣợng- đó là chất thải. Việc sao lãng khía cạnh vật chất sinh học của kinh tế học đã tạo ra một bức tranh với nhiều khiếm khuyết. Tuy nhiên, việc sao lãng khía cạnh tâm linh sẽ tạo ra một bức tranh không có ý nghĩa. Nếu không có khái niệm phúc lợi hay hƣởng thụ cuộc sống, việc chuyển các tài nguyên vật chất thành hàng hóa thông qua quá trình sản xuất và rồi thành rác thải (sau khi tiêu dùng) phải đƣợc xem là cái kết của chính nó. Cả kinh tế học đƣơng đại và kinh tế học sinh thái đều chấp nhận khía cạnh tâm linh của phúc lợi, tuy nhiên chúng khác nhau ở mức độ đóng góp của vốn con ngƣời và vốn thiên nhiên trong quá trình đó. 2.3 Lợi ích biên giảm dần và tăng trƣởng phi kinh tế Khi nền kinh tế tăng trƣởng, vốn thiên nhiên đƣợc chuyển thành vốn con ngƣời làm ra. Càng nhiều vốn con ngƣời sẽ dẫn đến kết quả dòng dịch vụ của nguồn vốn đó sẽ càng lớn hơn. Vốn thiên nhiên giảm dần sẽ dẫn đến dòng dịch vụ từ nguồn thiên nhiên sẽ giảm đi. Hơn nữa nếu tăng trƣởng kinh tế tiếp tục, các dịch vụ mang lại từ nền kinh tế - 13 - sẽ tăng nhƣng với tỷ lệ giảm dần. Khi chúng ta đã thỏa mãn các mong muốn thì nguyên tắc tính hữu dụng biên giảm dần11 sẽ hiện hữu. Khi nền kinh tế khai thác tài nguyên từ hệ sinh thái nhiều hơn, chúng ta sẽ phải hy sinh một số dịch vụ khác từ hệ sinh thái. Theo bản chất của con ngƣời, giả định rằng chúng ta sẽ khai thác theo trình tự sao cho hy sinh những dịch vụ sinh thái kém quan trọng nhất trƣớc hết. Đây đƣợc xem là trƣờng hợp tốt nhất và là mục tiêu phấn đấu. Tuy nhiên trên thực tế, chúng ta không thể thực hiện đƣợc điều đó bởi vì chúng ta không hiểu rõ đƣợc sự vận hành của hệ sinh thái và mới chỉ bắt đầu nghĩ về các dịch vụ hệ sinh thái khi nó đang trở nên khan hiếm. Nguyên tắc chi phí biên tăng lên đó là đối với mỗi đơn vị mở rộng kinh tế, vƣợt qua ngƣỡng nào đó, chúng ta phải hy sinh một dịch vụ hệ sinh thái quan trọng hơn. Chi phí biên tăng lên trong khi đó lợi ích biên giảm đi. Tại một điểm nào đó, chi phí biên sẽ bằng với lợi ích biên. Hộp 2-1: Tính hữu dụng biên và chi phí biên Tính hữu dụng biên: Tính hữu dụng biên của một sản phẩm nào đó là lợi ích hay độ thỏa mãn tăng thêm mà bạn nhận đƣợc từ việc sử dụng thêm một đơn vị sản phẩm đó. Nguyên tắc tính hữu dụng biên giảm dần là đối với mỗi đơn vị của hàng hóa đƣợc tiêu dùng thì độ thỏa mãn của việc tiêu dùng đơn vị sản phẩm tăng thêm đó sẽ giảm đi. Ví dụ, khi bạn đang khát nƣớc thì việc tiêu dùng chai nƣớc đầu tiên có độ thỏa mãn cao và mỗi chai nƣớc kế tiếp sẽ có độ thỏa mãn ít đi. Chi phí biên: Chi phí biên là chi phí tăng thêm do sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm hàng hóa nào đó. Nguyên tắc chi phí biên tăng dần tƣơng tự nhƣ với tính hữu dụng biên giảm dần. Đối với mỗi tấn lúa đƣợc thu hoạch chúng ta phải sử dụng một lƣợng đất đai và công lao động cụ thể (sử dụng nguồn lực tốt nhất trƣớc hết). Sau khi ta đã sử dụng tất cả đất đai cho sản xuất lúa, sử dụng thêm lao động, phân bón, v.v chỉ là cách ta tăng sản lƣợng lúa. Tuy nhiên với lƣợng đất đai cố định, lợi ích sẽ giảm dần theo các yếu tố đầu vào (lao động, phân bón) và càng nhiều lao động và phân bón đƣợc sử dụng để có một tấn lúa tăng thêm. Lợi nhuận giảm dần là lý do của chi phí biên tăng lên. Kinh tế học tân cổ điển so sánh chi phí biên tăng với lợi ích biên giảm dần và tìm kiếm điểm giao cắt của 2 giá trị đó và là quy mô tối ƣu của mỗi hoạt động kinh tế vi mô. Logic này không áp dụng trong trƣờng hợp nền kinh tế vĩ mô, hay nói cách khác là không tồn tại quy mô tối ƣu trong nền kinh tế vĩ mô. Kinh tế học sinh thái cho rằng logic về quy mô tối ƣu có liên quan đến toàn bộ nền kinh tế vĩ mô cũng nhƣ các bộ phận của nó. Bƣớc đầu tiên trong việc phân tích điểm mấu chốt của kinh tế học sinh thái có thể đƣợc biểu diễn bằng biểu đồ Hình 2.2. Logic cơ bản của vấn đề đƣợc tác giả William Stanley Jevons (1871) và phân tích của ông về cung lao động liên quan đến cân bằng tính hữu dụng12 biên của tiền lƣơng với tính bất thỏa dụng13 biên về lao động của 11 Trong giáo trình này, thuật ngữ “tính hữu dụng” hay “tiện ích” hay “thỏa dụng” đƣợc sử dụng thay cho nhau Tính hữu dụng (utility) là thuật ngữ sử dụng bởi các nhà kinh tế để mô tả sự đo lƣờng về “mức độ sử dụng” mà một ngƣời tiêu dùng đạt đƣợc từ một hàng hóa nào đó. Tính hữu dụng đo lƣờng mức độ một cá nhân thƣởng 12 - 14 - ngƣời công nhân. Nói cách khác, câu hỏi mà ông Jevons đặt ra là: khi nào thì nỗ lực của lao động lớn hơn giá trị của tiền lƣơng đối với ngƣời công nhân? Các nhà kinh tế học sinh thái đƣa ra câu hỏi là: khi nào thì chi phí mà tất cả chúng ta phải chịu để thay thế các hệ sinh thái của trái đất vƣợt quá giá trị giàu có tăng thêm đƣợc tạo ra? Trong Hình 2.2 đƣờng hữu dụng biên phản ánh tính hữu dụng biên giảm dần của việc tăng thêm số lƣợng vốn con ngƣời tạo ra. Đƣờng bất thỏa dụng biên phản ánh chi phí biên tăng lên của tăng trƣởng (các dịch vụ vốn thiên nhiên mất đi và tính bất thỏa dụng của lao động) khi càng nhiều vốn thiên nhiên bị chuyển thành vốn con ngƣời tạo ra. MU = tính hữu dụng biên từ việc tiêu dùng hàng hóa hay dịch vụ. MU giảm dần theo nguyên tắc tính hữu dụng biên giảm dần MDU = tổn thất biên do tiêu dùng hàng hóa và sản phẩm tăng lên, ví dụ tính phi hữu dụng của lao động, mất mát về sự thƣ thái, cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm và phá hủy môi trƣờng Hình 2.2: Giới hạn phát triển của nền kinh tế vĩ mô Quy mô tối ƣu của nền kinh tế vĩ mô (giới hạn kinh tế của tăng trƣởng) là tại điểm d, ở đó MU = MDU, hay ab = bc, và tính hữu dụng thực đạt đƣợc là tối đa (diện tích dƣới đƣờng MU trừ đi phần diện tích trên đƣờng MDU). Hai giới hạn nữa cần chú ý đó là điểm e, ở đó MU = 0 và tăng trƣởng thêm là vô nghĩa thậm chí với chi phí bằng 0; và điểm d, ở đó một thảm họa về sinh thái sẽ xảy ra, làm cho MDU dịch chuyển tới vô cực. Ví dụ, một số chất ô nhiễm hóa học không cần thiết với một khối lƣợng đủ lớn có thể gây ra hiện tƣợng ngăn cản sự quang hợp của cây xanh làm cho cây cối không thể hấp thụ năng lƣợng mặt trời và muôn loài sẽ không thể tồn tại trong trƣờng hợp này. Chúng ta cũng có thể phải đối mặt với một thảm họa sinh thái trƣớc khi thỏa mãn về phát triển kinh tế. Sơ đồ ở Hình 2.2 chỉ ra rằng tăng trƣởng tới điểm b là tăng trƣởng kinh tế (lợi ích lớn hơn chi phí), trong khi đó tăng trƣởng vƣợt quá điểm b là tăng trƣởng phi kinh tế (chi phí cao hơn lợi ích). Vƣợt quá điểm b, GNP sẽ trở thành một chỉ số của run rủi nhƣ là thức/hƣởng thụ một sản phẩm hay dịch vụ nào đó và tính hữu dụng có thể đƣợc đánh giá đối với bất cứ một đồ vật hay trƣờng hợp cụ thể nào. 13 Tính bất thỏa dụng (disutility) là mức độ mà một hàng hóa hay hành động không làm thỏa mãn mong muốn của con ngƣời. - 15 - học giả John Ruskin14 đã dự đoán từ hơn một thế kỷ trƣớc. Sự ƣu việt của điểm b (giới hạn kinh tế) là nó xảy ra trƣớc và cho phép chúng ta tối đa hóa lợi ích thuần và ngăn chúng ta không tàn phá trái đất. Khái niệm quy mô tối ƣu và tăng trƣởng phi kinh tế có một logic chung, đó là có thể áp dụng cho một nền kinh tế vĩ mô vừa đúng bằng với các đơn vị kinh tế vi mô 15. Làm thế nào chúng ta có thể quên vấn đề này trong kinh tế học vĩ mô? Làm sao chúng ta có thể phớt lờ sự tồn tại của đƣờng MDU và vấn đề quy mô tối ƣu trong nền kinh tế vĩ mô? Có 2 khả năng xảy ra. Thứ nhất là “tầm nhìn về một thế giới trống” nhận biết đƣợc rằng khái niệm tăng trƣởng phi kinh tế tuy nhiên cho rằng chúng ta vẫn chƣa đạt tới điểm đó; các nhà kinh tế học tân cổ điển cho rằng MU vẫn là rất lớn và MDU thì không đáng kể. Trong trƣờng hợp này chúng ta có thể có chứng cứ thực tế để giải quyết sự khác biệt và sẽ đƣợc thực hiện trong tƣơng lai. Khả năng thứ hai giải thích cho sự sao lãng về chi phí của tăng trƣởng đó là sự khác biệt về mô hình/thức dạng. Nền kinh tế đơn giản không đƣợc xem là một bộ phận của hệ sinh thái mà là ngƣợc lại – hệ sinh thái là một bộ phận của nền kinh tế (Hình 2.3). Nền kinh tế Hệ sinh thái Khai thác TN Chất thải Hình 2.3: Hệ sinh thái nhƣ là một tiểu hệ thống của nền kinh tế Trong Hình 2.3, hệ sinh thái là tập hợp của việc khai thác tài nguyên và xả thải của nền kinh tế. Khi tài nguyên trở nên khan hiếm, tăng trƣởng vẫn có thể đƣợc thúc đẩy bởi vì sự phát triển của công nghệ cho phép chúng ta hoán đổi nguồn tài nguyên bằng việc thay thế vốn con ngƣời tạo ra với vốn tài nguyên thiên nhiên thông qua giá thị trƣờng. Theo quan điểm này thiên nhiên là nơi cung cấp các thực thể không thể phá hủy tuy nhiên có thể thay thế và dƣ thừa. Giới hạn duy nhất của tăng trƣởng trong quan điểm này là khía cạnh công nghệ và nếu chúng ta phát triển đƣợc các công nghệ mới thì sẽ không có giới hạn cho tăng trƣởng kinh tế. Khái niệm “tăng trƣởng phi kinh tế” sẽ không tồn tại trong mô hình này. Khi nền kinh tế là tổng thể thì tăng trƣởng của nền 14 J. Ruskin, Unto This Last, (1862) in Lloyd J. Hubenka, ed., Four Essays on the First Principles of Political Economy, Lincoln: University of Nebraska Press, 1967 15 Việc cho rằng kinh tế vi mô là đề cập về những điều nhỏ và kinh tế vĩ mô là những điều lớn là một sai lầm. Kinh tế vi mô là kinh tế của bộ phận và kinh tế vĩ mô là kinh tế của tổng thể hay gộp. Bộ phận có là lớn và gộp có thể là nhỏ. - 16 -
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan