Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học phổ thông bai du thi bac ho voi thanh hoa va thanh hoa thuc hien theo loi bac ho day...

Tài liệu bai du thi bac ho voi thanh hoa va thanh hoa thuc hien theo loi bac ho day

.DOC
26
499
115

Mô tả:

BÀI DỰ THI THAM GIA CUỘC THI TÌM HIỂU: “ BÁC HỒ VƠÍ THANH HOÁ – THANH HOÁ LÀM THEO LỜI BÁC HỒ DẠY” SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH HÓA ======== * & * ======== BÀI DỰ THI THAM GIA CUỘC THI TÌM HIỂU “ BÁC HỒ VƠÍ THANH HOÁ – THANH HOÁ LÀM THEO LỜI BÁC HỒ DẠY” HỌC SINH: …………………………….. Lớp : ……………… Tháng 12/ 2012 0 BÀI DỰ THI THAM GIA CUỘC THI TÌM HIỂU: “ BÁC HỒ VƠÍ THANH HOÁ – THANH HOÁ LÀM THEO LỜI BÁC HỒ DẠY” Câu hỏi 1: Bạn hãy cho biết, trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Bác Hồ đã bao nhiêu lần về thăm Thanh Hóa? Nêu rõ thời gian, địa điểm chính của những lần Người về thăm? Ý nghĩa của những lần Người về thăm Thanh Hóa? Trả lời Ngay từ khi thực dân Pháp tiến hành xâm lược nước ta (1858), các phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta đã liên tiếp nổ ra với mong muốn giành lại độc lập dân tộc. Phong trào này chưa dứt thì phong trào khác đã lại bùng nổ, nhưng tất cả đều thất bại và bị dìm trong biển máu do chưa có được một đường lối đúng đắn. Dưới chế độ thuộc địa nửa phong kiến, nhân dân ta không được hưởng một chút quyền tự do dân chủ nào, sưu cao thuế nặng, tính mạng con người không đáng một đồng chinh, oán khổ ngút trời không sao kể xiết...Cả dân tộc rên xiết lầm than dưới gót giày của bọn thực dân xâm lược. Tình hình đen tối như không có đường ra. Cũng như nhân dân cả nước, nhân dân Thanh Hoá khao khát tìm ra được con đường và cách thức mới, có khả năng tập hợp lực lượng, tạo ra được sức mạnh mới để chiến thắng kẻ thù xâm lược, giành lại độc lập cho dân tộc... Trước cảnh nước mất, nhà tan, ngày 5 tháng 6 năm 1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành, tức Bác Hồ kính yêu của chúng ta khi còn trẻ, đã ra đi tìm đường cứu nước. Sau nhiều năm bôn ba tìm đường cứu nước, với nhãn quan chính trị sắc bén và thiên tài trí tuệ của mình, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã vượt qua được tầm nhìn hạn chế của những người Việt Nam yêu nước đương thời, tìm thấy con đường cứu nước duy nhất đúng đắn là con đường cách mạng vô sản, mở đường đưa dân tộc ta thoát khỏi cuộc khủng hoảng sâu sắc về đường lối cứu nước. Những người con ưu tú của quê hương Thanh Hoá lúc bấy giờ như Lê Hữu Lập, Đinh Chương Phượng, Lê Mạnh Trinh đã vinh dự được tham gia vào lớp học đầu tiên về chủ nghĩa Mác-Lênin, về con đường cứu nước theo quan điểm vô sản do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tổ chức tại Quảng Châu (Trung Quốc), và chỉ một thời gian ngắn sau khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời thì Đảng bộ Thanh Hoá cũng được thành lập, đưa phong trào yêu nước của nhân dân Thanh Hoá hoà vào cuộc đấu 1 BÀI DỰ THI THAM GIA CUỘC THI TÌM HIỂU: “ BÁC HỒ VƠÍ THANH HOÁ – THANH HOÁ LÀM THEO LỜI BÁC HỒ DẠY” tranh chung của cả dân tộc theo con đường duy nhất đúng mà lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn. Cùng với nhân dân cả nước đi theo con đường cách mạng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, Đảng bộ và nhân dân Thanh Hoá đã có những đóng góp xứng đáng, rất đáng tự hào vào cuộc đấu tranh chung của cả dân tộc và vinh dự được 4 lần đón Bác Hồ về thăm vào những năm 1947, 1957, 1960 và 1961; được Bác chỉ bảo ân cần, động viên sâu sắc với một tình cảm thân thương, vô cùng gần gũi. Thanh Hóa là vùng đất cổ, cái nôi của nền văn minh Đại Việt, hội tụ đầy đủ nền văn minh châu Á. Thanh Hóa còn có vị trí chiến lược với cả nước. Đặc biệt khi Tổ quốc lâm nguy, Thanh Hóa là cứ địa vững chắc trong buổi đầu khi thế giặc cường. Người dân Thanh Hóa yêu nước, yêu làng, cần cù chịu khó, sáng tạo khéo léo, hồ hởi mạnh mẽ, hiếu học, trọng thuỷ chung, kẻ sĩ thích văn học, giữ khí tiết. Nhận rõ vị trí quan trọng của Thanh Hóa, ngày 20-2-1947, lần đầu tiên Bác Hồ vào thăm Thanh Hóa và Thanh Hóa là địa phương đầu tiên trong cả nước đón Bác Hồ, lần đầu tiên về thăm Thanh Hoá, Bác đã đặt vấn đề: Thanh Hoá phải trở thành một tỉnh kiểu mẫu. Bác khẳng định điều đó nhất định được, vì Thanh Hoá "người đông, đất rộng, của cải nhiều, chỉ còn thiếu sự điều khiển sắp đặt". Cái "sự điều khiển sắp đặt" ấy chính là vai trò, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Bác thẳng thắn chỉ ra những sai lầm, khuyết điểm của đội ngũ cán bộ, đảng viên, của cơ quan hành chính nhà nước và khẳng định Chính phủ là đày tớ của dân. Người đã nói rất chí tình, chí lý với cán bộ và nhân dân Thanh Hoá: "Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ. Nhưng khi dân dùng đày tớ làm việc cho mình thì phải giúp đỡ Chính phủ. Nếu Chính phủ sai thì phải phê bình, phê bình nhưng không phải là chửi... Xin đồng bào hãy phê bình giúp đỡ, giám sát công việc của Chính phủ. Còn những việc làm, mà chưa làm được thì xin đồng bào nguyên lượng. Vì có nấu cơm cũng 15 phút mới chín, huống chi là sữa chữa cả một nước 80 năm nô lệ, người tốt có, người xấu có, một đám ruộng có lúa lại có cỏ, muốn nhổ cỏ thì cũng vài ba giờ mới xong" Các địa điểm Bác đã ghé qua: - Rừng Thông ( Huyện Đông Sơn) - Nhà ông Đỗ Hùng TP. Thanh Hoá - Nhà Bác Cổ ( Nay là Hiệu sách Nhân Dân – TP. Thanh Hoá) 2 BÀI DỰ THI THAM GIA CUỘC THI TÌM HIỂU: “ BÁC HỒ VƠÍ THANH HOÁ – THANH HOÁ LÀM THEO LỜI BÁC HỒ DẠY” - Đình Gia Miêu ( Xã Hà Long - Huyện Hà Trung). Niềm vui vô bờ bến của các cán bộ, chiến sĩ khi gặp Bác Những lời căn dặn, chỉ bảo ân cần đầy tình nghĩa và cũng là phương pháp cách mạng thấm đượm tính nhân văn cao cả ấy đã được cán bộ và nhân dân Thanh Hoá ghi nhớ, tăng cường đoàn kết, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, đóng góp một phần xứng đáng vào cuộc kháng chiến cứu nước thần thánh 9 năm của dân tộc, làm nên một trận Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" Mười năm sau, ngày 13/6/1957, nhân dân Thanh Hoá lại vinh dự được đón Bác về thăm lần thứ hai. Người đã khen ngợi và ghi nhận những đóng góp to lớn của nhân dân Thanh Hóa trong vai trò “hậu phương lớn” của kháng chiến chống Pháp và đặc biệt là chiến dịch Điện Biên Phủ. Trong buổi nói chuyện, Người có nhắc đến sự hy sinh của những người con ưu tú đã đóng góp cho kháng chiến, những công trình kinh tế như đập Bái Thượng, đê sông Mã, sông Chu, những địa phương có nhiều thành tích như xã Vĩnh Khang đã xóa xong nạn mù chữ…Bác đã khen ngợi: "Trong một chiến dịch Điện Biên Phủ, Thanh Hoá góp 12 vạn dân công vận tải lương thực cho bộ đội. Bây giờ tiếng Việt Nam đến đâu, tiếng Điện Biên Phủ đến đó. Tiếng Điện Biên Phủ đến đâu, đồng bào Thanh Hoá cũng có một phần vinh dự đến đó". 3 BÀI DỰ THI THAM GIA CUỘC THI TÌM HIỂU: “ BÁC HỒ VƠÍ THANH HOÁ – THANH HOÁ LÀM THEO LỜI BÁC HỒ DẠY” Các địa điểm Bác đã đến trong lần thăm này: - Khu giao tế tỉnh ( Nay là hiệu sách Nhân Dân – TP. Thanh Hoá) - Khu tỉnh Đội ( Nay là khu liên hiệp phụ nữ tỉnh Thanh Hoá) - Trại nhi đồng con cán bộ Miền Nam tập kết (Nay là khu liên hiệp phụ nữ tỉnh Thanh Hoá). Năm 1960, tại Đại hội đại biểu công đoàn tỉnh Thanh Hóa lần thứ VI, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát biểu và căn dặn địa phương những lời thật tâm huyết. Trước hết Người nhấn mạnh vai trò của giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn trong phong trào thi đua yêu nước: Thi đua tốt là phải làm nhanh, nhiều tốt, rẻ. Bốn chữ ấy đi liền với nhau. Nhanh, nhiều nhưng không tốt, không rẻ là không được”. Thi đua tốt sẽ xóa tan mọi nỗi khó khăn, thắng mọi âm mưu của địch để đi đến thắng lợi cuối cùng. Bác luôn mong muốn và tin tưởng tổ chức công đoàn và lực lượng công nhân sẽ làm gương xung phong cho đồng bào hậu phương. Bác đã chia sẻ những khó khăn với bà con nông dân về nền nông nghiệp cũ kỹ và lạc hậu. Muốn nông nghiệp của Thanh Hóa nói riêng và cả nước nói chung phát triển phải có biện pháp cải tiến nông cụ hiện có theo hướng vừa đơn giản ai cũng làm được. Muốn làm được công việc này thì công nhân phải giúp nông dân một cách có kế hoạch. Sự chỉ bảo ân cần và những lời động viên của Bác trong buổi gặp gỡ ấy mãi là một kỷ niệm sâu sắc trong trí nhớ của những người con tỉnh Thanh được gặp và trực tiếp nghe 4 BÀI DỰ THI THAM GIA CUỘC THI TÌM HIỂU: “ BÁC HỒ VƠÍ THANH HOÁ – THANH HOÁ LÀM THEO LỜI BÁC HỒ DẠY” Bác dặn dò. Trong lần về thăm ấy, Bác đã có dịp nghỉ lại và đi thăm 1 số địa điểm: - Đền Cô Tiên ( Thị xã Sầm Sơn) - Gia đình ông Sáng ( Xóm Sơn - Thị xã Sầm Sơn) - Viện Điều Dưỡng ( Thị xã Sầm Sơn) - Núi Trường Lệ ( Thị xã Sầm Sơn ) - Đơn vị bộ đội bảo vệ vùng biển ( Thị xã Sầm Sơn). Có thể nói rằng Sầm Sơn là một nơi được thiên nhiên đã ưu ái cho một bãi biển kỳ thú, nên thơ cùng với nhiều tích sử từ ngàn xưa để lại. Sau khi đi thăm và thưởng ngoạn cảnh đẹp của Sầm Sơn, Bác đã tắm biển và kéo lưới cùng bà con ngư dân. Tháng 7- 1960, Bác Hồ về thăm tỉnh Thanh Hóa, Bác đến Sầm Sơn, tại đây, Bác tham gia kéo lưới với bà con ngư dân xóm Sơn, xã Quảng Vinh, huyện Quảng Xương (nay là thôn Vinh Sơn, phường Trường Sơn, thị xã Sầm Sơn). Nhân dân Sầm Sơn vinh dự, tự hào được gặp Bác. Sóng nước Sầm Sơn sẽ còn hát mãi kỷ niệm về Người giữa buổi chiều hè hạnh phúc ấy – chiều hè tháng 7 năm 1960: “Buổi chiều ấy còn đây như tiếng sóng Bác Hồ về Sầm Sơn ra kéo lưới cùng dân Nắng ngỡ ngàng khi thấy 5 BÀI DỰ THI THAM GIA CUỘC THI TÌM HIỂU: “ BÁC HỒ VƠÍ THANH HOÁ – THANH HOÁ LÀM THEO LỜI BÁC HỒ DẠY” Bác lưng trần Chân không dép đi trên cát bỏng...”. Từ buổi chiều ấy đến “Buổi chiều nay ta bỗng nhớ bao nhiêu Năm tháng Người ra đi, lênh đênh trên sàn tàu mặt bể Để hôm nay ta có cuộc đời tung lưới trên khơi...”. Bác gặp gỡ và trao đổi với cán bộ, Bác căn dặn: Nếu nơi đây có một hệ thống dịch vụ khách sạn và có phương tiện đưa đón khách nghỉ mát để tới Hòn Mê thì sẽ thu được nhiều của cải từ đây... Ghi nhớ lời dạy của Người, Ðảng bộ, chính quyền và nhân dân Sầm Sơn đã từng bước phát huy thế mạnh kinh tế biển, đưa ngành du lịch - thuỷ sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, xây dựng và phát triển khu du lịch Sầm Sơn là một trong những địa danh nổi tiếng, là niềm tự hào của ngành du lịch Thanh Hoá và du lịch cả nước. Ngày 16/12/1961 Bác trở lại Thanh Hóa. Thời gian ấy, miền Bắc bắt đầu kế hoạch 5 năm, xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội đồng thời làm hậu phương lớn để miền Nam kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.Bác đến thăm Nhà máy cơ khí Thanh Hoá, Hợp tác xã Thành Công, rồi Người ân cần đến thăm hỏi các cháu trường mầm non, thăm Hợp tác xã nông nghiệp điển hình Yên Trường (Yên Định). Khi nói chuyện với đồng bào, cán bộ Bác đã khẳng định: “...Tỉnh ta có ngót 12 vạn đảng viên và đoàn viên thanh niên lao động, đó là một lực lượng rất lớn. Cán bộ, đảng viên và đoàn viên thanh niên cần phải thực sự xung phong gương mẫu tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, chống quan liêu mệnh lệnh, chống lãng phí, tham ô... Ra sức phát triển và củng cố tốt Đảng và Đoàn; đoàn kết toàn dân. Làm được như thế thì Thanh Hoá chắc sẽ trở thành một trong những tỉnh khá nhất ở miền Bắc...” 6 BÀI DỰ THI THAM GIA CUỘC THI TÌM HIỂU: “ BÁC HỒ VƠÍ THANH HOÁ – THANH HOÁ LÀM THEO LỜI BÁC HỒ DẠY” - Những địa điểm Bác đã đến trong lần thăm này: Sân bay Lai Thành ( TP. Thanh Hoá) Văn phòng Tỉnh Uỷ ( TP. Thanh Hoá) Hợp Tác Xã Nông Nghiệp Yên Trường ( Xã Yên Trường - Huyện Yên Định) Hợp Tác Xã Cơ Khí Thành Công ( TP. Thanh Hoá) Nhà Máy Cơ Khí Tỉnh ( TP. Thanh Hoá) Sân Vận Động Tỉnh ( TP. Thanh Hoá) Có thể nói những tình cảm của Bác Hồ đối với Thanh Hoá thật sâu rộng, với những lời chỉ bảo ân cần, thân thương, tình nghĩa. Thanh Hoá có vinh dự là một tỉnh được Bác về thăm nhiều lần. Trong các bài nói, bài viết của Bác về Thanh Hoá, hầu hết các lĩnh vực đều được Người đề cập và cho những ý kiến chỉ đạo quý báu. Mỗi thành tựu mà cán bộ và nhân dân Thanh Hoá giành được đều được Người theo dõi, biểu dương, khen ngợi; đồng thời với một thái độ vừa thân ái vừa nghiêm khắc, Người đã chỉ ra những khuyết điểm cần phải khắc phục để có thể xây dựng Thanh Hoá thành một tỉnh kiểu mẫu. Khắc sâu những lời dạy bảo ân cần và những tình cảm thân thương, gần gũi của Bác, các thế hệ cán bộ và nhân dân Thanh Hoá đã tăng cường đoàn kết, khắc phục khó khăn, phấn đấu vươn lên để hoàn thành mọi nhiệm vụ. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, với các phong trào "Mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt", "Thanh niên ba sẵn sàng", Phụ nữ ba đảm đang", "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người", cán bộ và nhân dân Thanh Hoá đã huy động đến mức cao nhất, nhiều nhất nhân tài, vật lực cho tiền tuyến lớn miền Nam; đồng thời cùng quân dân cả nước hoàn thành xuất sắc nghĩa vụ quốc tế đối Lào và Campuchia, góp phần xứng đáng vào thắng lợi vĩ 7 BÀI DỰ THI THAM GIA CUỘC THI TÌM HIỂU: “ BÁC HỒ VƠÍ THANH HOÁ – THANH HOÁ LÀM THEO LỜI BÁC HỒ DẠY” đại của cả dân tộc, đưa đất nước ta bước vào một thời kỳ mới: Thời kỳ cả nước cùng đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, "thực hiện một nước Việt Nam hoà bình, độc lập, thống nhất, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào phong trào cách mạng thế giới" như mong muốn của Bác Hồ kính yêu. Bác Hồ cùng với thiếu nhi Thanh Hóa ----------- * & * --------Câu hỏi 2: Bác Hồ từng căn dặn: “Tỉnh Thanh Hóa phải trở nên một tỉnh kiểu mẫu, thì phải làm sao cho mọi mặt chính trị, kinh tế, quân sự phải là kiểu mẫu. Làm một người kiểu mẫu, một nhà kiểu mẫu, một làng kiểu mẫu, một huyện kiểu mẫu, một tỉnh kiểu mẫu. Quyết tâm làm thì sẽ thành kiểu mẫu”. Bạn hãy cho biết, câu nói trên Bác nói với ai? Vào thời gian nào? Ý nghĩa câu nói của Bác đối với tỉnh Thanh Hóa? Trả lời Khi toàn dân bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp,công việc bận rộn nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết định về thăm Thanh Hóa lần đầu tiên. Người khởi hành từ ngày 18/2/1947, nhưng do đường xa, đi lại khá nguy hiểm Bác phải đi vòng qua Hòa Bình, Ninh Bình cho đến sáng sớm ngày 20/2/1947 Bác mới đến Thanh Hóa. Gặp gỡ và nói chuyện với 8 BÀI DỰ THI THAM GIA CUỘC THI TÌM HIỂU: “ BÁC HỒ VƠÍ THANH HOÁ – THANH HOÁ LÀM THEO LỜI BÁC HỒ DẠY” cán bộ tỉnh, với thân sĩ trí thức, các tầng lớp nhân dân, Bác bày tỏ mong ước Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Thanh xây dựng tỉnh nhà thành một tỉnh kiểu mẫu. Bác Hồ từng căn dặn: “Tỉnh Thanh Hóa phải trở nên một tỉnh kiểu mẫu, thì phải làm sao cho mọi mặt chính trị, kinh tế, quân sự phải là kiểu mẫu. Làm một người kiểu mẫu, một nhà kiểu mẫu, một làng kiểu mẫu, một huyện kiểu mẫu, một tỉnh kiểu mẫu. Quyết tâm làm thì sẽ thành kiểu mẫu”. Hình ảnh Bác Hồ giản dị và gần gũi Trong ý kiến chỉ đạo xây dựng Thanh Hóa thành tỉnh kiểu mẫu và công việc tăng gia sản xuất, Bác Hồ xác định cụ thể “mục đích là làm cho người nghèo thì đủ ăn. Người đủ ăn thì khá giàu. Người khá giàu thì giàu thêm. Người nào cũng biết chữ. Người nào cũng biết đoàn kết yêu nước’’. Mục đích ấy trên cơ sở chân lý giản đơn: Dân giàu thì nước mạnh. Tư tưởng ấy của Bác cho đến bây giờ, xây dựng CNH - HĐH đất nước, Đảng ta cũng chủ trương vì mục tiêu “Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh’’. Kinh tế và văn hóa phát triển trong quan hệ tác động biện chứng, kinh tế là động lực, văn hóa là nền tảng tinh thần. Tư tưởng xây dựng tỉnh Thanh Hóa thành tỉnh kiểu mẫu của Bác vừa là đối sách xây dựng hậu phương vững chắc chi viện cho tiền phương nhưng cũng là tư tưởng chiến lược xây dựng Nhà nước dân chủ nhân dân. Hai từ ‘‘kiểu mẫu’’, 9 BÀI DỰ THI THAM GIA CUỘC THI TÌM HIỂU: “ BÁC HỒ VƠÍ THANH HOÁ – THANH HOÁ LÀM THEO LỜI BÁC HỒ DẠY” Bác nói ở nhiều nơi, nhưng nói đầu tiên là ở Thanh Hóa. Điều đó cho ta cảm nhận tư tưởng chỉ đạo chiến lược của Bác với Thanh Hóa. Những năm trong kháng chiến chống Pháp sau này Bác Hồ còn viết thư cho Thanh Hóa, cho đồng bào hậu phương, cho cán bộ Trung Bộ, đồng bào Liên khu 4... Chúng ta cảm động với tình cảm của Bác với Thanh Hóa, luôn sát phong trào, theo dõi tình hình, uốn nắn lệch lạc, biểu dương kịp thời cho Thanh Hóa ngày càng phát triển khẳng định vai trò với kháng chiến. ----------- * & * --------Câu hỏi 3: Trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc, làm tròn nghĩa vụ quốc tế, Đảng bộ và nhân dân Thanh Hóa đã làm được những thành tựu nổi bật gì theo lời Bác Hồ dạy? Trả lời Những đóng góp của quân và dân Thanh Hóa trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954). Ngày 19/08/1945, Chính quyền thành phố về tay Việt Minh - Dân số thành phố: - Năm 1945: 11.500 người Lực lượng Công an xung phong trong ngày 02/09/1945. 10 BÀI DỰ THI THAM GIA CUỘC THI TÌM HIỂU: “ BÁC HỒ VƠÍ THANH HOÁ – THANH HOÁ LÀM THEO LỜI BÁC HỒ DẠY” Ngày 24/01/1946, theo sắc lệnh số 11 của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quy định những thành phố thuộc tỉnh đều gọi là thị xã, trong đó có Thị xã Thanh Hóa Nhà Bác cổ Thanh Hóa, nơi Bác Hồ nói chuyện với nhân dân Thanh Hóa tối 20/02/1947. Đầu năm 1947, thực hiện chủ trương " là vườn không nhà trống để tiến hành kháng chiến chống Pháp", nhân dân thị xã đã tháo bỏ nhà cửa của mình, phá hủy tất cả các công sở, đánh sập cầu treo Hàm Rồng, riêng các cơ sở tôn giáo vẫn giữ nguyên. Thành Thanh Hóa ( không ảnh) năm 1943, có thể thấy rõ đường xe lửa xuyên Đông Dương 11 BÀI DỰ THI THAM GIA CUỘC THI TÌM HIỂU: “ BÁC HỒ VƠÍ THANH HOÁ – THANH HOÁ LÀM THEO LỜI BÁC HỒ DẠY” Tháng 09/1950, Thị xã tạm thời trở thành Thị trấn đặc biệt. Trong Chiến dịch Thượng Lào, Thị trấn đã huy động 860 và 641dân công thường trực. Nhân dân Thị trấn đón mừng bộ đội sau chiến dịch tại Cầu Bố. Từ tháng 12/1953, 2000 dân công gánh bộ của Thị trấn chuyển lượng thực làm đường cho chiến dịch Điện Biên Phủ. Từ tháng 03/1954 trở đị, Thị trấn đã huy động 17 đợt dân công với 1.780 xe đạp thồ tham gia chiến dịch lừng danh này. Đoàn xe thồ Thị trấn trên đưòng đi chiến dịch 12 BÀI DỰ THI THAM GIA CUỘC THI TÌM HIỂU: “ BÁC HỒ VƠÍ THANH HOÁ – THANH HOÁ LÀM THEO LỜI BÁC HỒ DẠY” Đoàn xe thồ Thị trấn đón nhận cờ Thị đua khá nhất của Hồ Chủ tịch, sau chiến dịch ĐBP. Dân số thị trấn: - Tháng 11/1954: 12.415 người. Và đó là những thành tựu mà nhân dân Thanh Hoá đã đạt được trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954). Những đóng góp của quân và dân Thanh Hóa trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 – 1975) Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954 - 1975, Thanh Hóa là một trong những địa phương đóng góp nhiều người và của cho các chiến trường, góp phần xứng đáng đánh bại chiến tranh phá hoại miền Bắc của giặc Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Sau đây là những sự kiện, con số tiêu biểu về chiến công, những đóng góp của quân và dân Thanh Hóa. Xây dựng lực lượng vũ trang địa phương: - Bộ đội địa phương: Cuối năm 1964, Thanh Hóa có 2 đại đội bộ binh, 2 đại đội cao xạ 37 ly và 45 ly. Đầu năm 1965 phát triển thành 2 tiểu đoàn cao xạ, 2 tiểu đoàn, 1 đại đội pháo binh. Năm 1972- 1975, có 4 tiểu đoàn cao xạ, 2 tiểu đoàn bộ binh, 1 tiểu đoàn công binh dự nhiệm, 1 cụm (tương đương 1 trung đoàn), 2 tiểu đoàn hỗn hợp phòng thủ khu vực và hải đảo (chủ yếu là pháo binh), tương đương 12 đại đội pháo; 1 trung đoàn 14 chuyên huấn luyện quân tăng cường (quân số khi ít nhất là 3 tiểu đoàn, cao nhất là 11 tiểu đoàn). Đoàn an dưỡng đã tiếp nhận 27.000 cán bộ, chiến sĩ từ chiến trường ra. Sau thời gian điều trị có 6.018 đồng chí đủ tiêu chuẩn trở lại đơn vị chiến đấu, 7.514 đồng chí chuyển sang cơ quan Nhà nước, 10.278 đồng chí phục viên, xuất ngũ về địa phương. - Dân quân tự vệ: 13 BÀI DỰ THI THAM GIA CUỘC THI TÌM HIỂU: “ BÁC HỒ VƠÍ THANH HOÁ – THANH HOÁ LÀM THEO LỜI BÁC HỒ DẠY” Năm 1965 có 170.700 người. Năm 1967 có 220.848 người. Năm 1975 có 199.979 người. Đã có 3.064 dân quân, tự vệ tham gia chiến đấu sử dụng súng 27,7 ly và 14,5 ly. Tay cày, tay súng có 3.355 người sử dụng súng trường, trung liên đến pháo cao xạ 37,57 và 100 ly. Có 4 đại đội súng máy 12,7 ly chi viện cho chiến trường Trị Thiên. Xây dựng 647 tổ, 3.806 người làm quân báo nhân dân; 1.410 tổ, 3.601 người làm thông tin liên lạc; 3.129 dân quân, tự vệ huấn luyện bổ sung pháo cao xạ và 543 dân quân, tự vệ huấn luyện bổ sung pháo mặt đất. Súng máy 12,7 ly Tuyển quân chi viện cho các chiến trường: - Thời kỳ 1955 – 1964 có 31.299 thanh niên gia nhập quân đội. - Thời kỳ 1965 – 1975 có 195.53 thanh niên gia nhập quân đội (trong đó có 7.039 nữ). Trung đoàn 14 huấn luyện quân tăng cường từ tháng 4-1970 đến 1975 đã huấn luyện và giao cho các chiến trường 78 tiểu đoàn (trong đó có 4 tiểu đoàn nữ). Phòng tránh đánh địch: Năm 1976, toàn tỉnh có 1.544 tổ báo động phòng không; 1.309.845 hầm cá nhân, là thời điểm có tổ báo động phòng không nhân dân và số hầm cá nhân cao nhất trong thời kỳ chống Mỹ (năm 1968 có 112 tổ báo động; 270.000 hầm cá nhân). 14 BÀI DỰ THI THAM GIA CUỘC THI TÌM HIỂU: “ BÁC HỒ VƠÍ THANH HOÁ – THANH HOÁ LÀM THEO LỜI BÁC HỒ DẠY” hầm tăng-xê (hầm cá nhân) Thành tích chiến đấu của quân và dân Thanh Hóa: - Trên không: Quân và dân Thanh Hóa đã đánh 9.983 trận, sử dụng 998.970 viên đạn các loại. Bắn rơi 376 máy bay (có 3 chiếc B52). Dân quân, tự vệ bắn rơi 41 máy bay. Bắt sống 36 giặc lái. Bắn hạ máy bay B52 - Trên biển: Đánh 175 trận, sử dụng 8.897 viên đạn. Bắn chìm 5 tàu biệt kích, 52 tàu khu trục hạm (lực lượng vũ trang địa phương bắn chìm, bắn cháy 12 tàu). Bắt sống 3 biệt kích người nhái tại Nghi Sơn và Hà Nẫm (Hải Thượng Tĩnh Gia). 15 BÀI DỰ THI THAM GIA CUỘC THI TÌM HIỂU: “ BÁC HỒ VƠÍ THANH HOÁ – THANH HOÁ LÀM THEO LỜI BÁC HỒ DẠY” Bắn chìm tàu Có thể nói rằng trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đặc biệt là trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, với các phong trào "Mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt", "Thanh niên ba sẵn sàng", Phụ nữ ba đảm đang", "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người", cán bộ và nhân dân Thanh Hoá đã huy động đến mức cao nhất, nhiều nhất nhân tài, vật lực cho tiền tuyến lớn miền Nam; đồng thời cùng quân dân cả nước hoàn thành xuất sắc nghĩa vụ quốc tế đối Lào và Campuchia, góp phần xứng đáng vào thắng lợi vĩ đại của cả dân tộc, đưa đất nước ta bước vào một thời kỳ mới: Thời kỳ cả nước cùng đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, "thực hiện một nước Việt Nam hoà bình, độc lập, thống nhất, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào phong trào cách mạng thế giới" như mong muốn của Bác Hồ kính yêu. ----------- * & * --------Câu hỏi 4: Làm theo lời Bác Hồ dạy, Đảng bộ và nhân dân Thanh Hóa đã đạt được những thành tựu nổi bật gì trong công cuộc đổi mới, tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế? Trả lời Thực hiện những lời chỉ bảo ân cần của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đảng bộ và nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã làm việc quên mình, đóng góp không nhỏ cho sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc. Đã 41 năm Người đi xa, trong khoảng thời 16 BÀI DỰ THI THAM GIA CUỘC THI TÌM HIỂU: “ BÁC HỒ VƠÍ THANH HOÁ – THANH HOÁ LÀM THEO LỜI BÁC HỒ DẠY” gian ấy đất nước và nhân dân tỉnh Thanh đã trải qua nhiều thăng trầm nhưng cũng đạt được những thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực. Với những tiềm năng, lợi thế vốn có của địa phương; Thanh Hóa đã đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn diện từ 7,8 % năm 2005 tăng lên 11,5 % năm 2010 trong đó thu nhập bình quân đầu người đến năm 2010 đạt 4,5 triệu đồng/người/năm trở lên. Số hộ đói nghèo từ 46,77% năm 2001 giảm xuống còn hơn 30% năm 2010. Ngành kinh tế Lâm nông - TTCN - Xây dựng và dịch vụ hiện nay là những ngành đang được tỉnh đầu tư quan tâm. Đã có nhiều khu công nghiệp mới được quy hoạch với quy mô lớn để mở rộng các ngành nghề công nghiệp như chế biến sản phẩm từ rừng, sản xuất đá Granit, thủy điện... Theo số liệu của tổng cục thống kê, trong 6 tháng đầu năm 2009, chỉ số phát triển công nghiệp của toàn tỉnh tăng 8,2 %, đây là mức tăng cao so với mức tăng bình quân của cả nước là 4,6%. Tính đến thời điểm năm 2009, Thanh Hóa có 5 khu công nghiệp tập trung và phân tán. Một số khu công nghiệp: - Khu công nghiệp Bỉm Sơn - Thị xã Bỉm Sơn Công ty CP xi măng Bỉm Sơn - Khu công nghiệp Nghi Sơn (nằm trong Khu kinh tế Nghi Sơn) - Huyện Tĩnh Gia. 17 BÀI DỰ THI THAM GIA CUỘC THI TÌM HIỂU: “ BÁC HỒ VƠÍ THANH HOÁ – THANH HOÁ LÀM THEO LỜI BÁC HỒ DẠY” - Khu công nghiệp Đình Hương (Tây Bắc Ga) - Thành phố Thanh Hóa Khu công nghiệp Đình Hương – Tây Bắc Ga - Khu công nghiệp Lam Sơn - Huyện Thọ Xuân Nhà máy đường Lam Sơn Nhiều năm nay, du lịch vẫn là một trong những ngành đem lại lợi nhuận phát triển kinh tế chủ yếu nhằm nâng cao đời sống của người dân. Trong tương lai, ngoài tiềm năng khai thác du lịch biển. 18 BÀI DỰ THI THAM GIA CUỘC THI TÌM HIỂU: “ BÁC HỒ VƠÍ THANH HOÁ – THANH HOÁ LÀM THEO LỜI BÁC HỒ DẠY” Bãi biển Sầm Sơn Cùng với đó là những thành tựu về các lĩnh vực như: Nông nghiệp Thống kê đến năm 2004, toàn tỉnh có 239.843 ha đất nông nghiệp đang được sử dụng khai thác. Năm 2003, tổng sản lượng nông nghiệp cả tỉnh đạt 1,5 triệu tấn: nguyên liệu mía đường 30.000 ha; cà phê 4.000 ha; cao su 7.400 ha; lạc 16.000 ha; dứa 1.500 ha; sắn 7.000 ha; cói 5.000 ha... Cánh đồng mía 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan