Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Trung học phổ thông Bài ca ngắn đi trên bãi cát...

Tài liệu Bài ca ngắn đi trên bãi cát

.DOCX
7
2823
117

Mô tả:

Ngày soạn: 10/9/2016 Ngày dạy: Tiết: 10 BÀI CA NGẮN ĐI TRÊN BÃI CÁT ( Sa hành đoản ca) - Cao Bá Quát A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức -Hiểu được tâm trạng chán ghét của Cao Bá Quát đối với con đường mưu cầu danh lợi tầm thường và niềm khao khát đối với cuộc sống trong hoàn cảnh xã hội nhà Nguyễn bảo thủ, trì trệ. - Hiểu được mối quan hệ giữa nội dung và nghệ thuật của bài thơ cổ thể. 2. Kĩ năng Rèn luyện và củng cố cách đọc hiểu, phân tích một văn bản văn học trung đại. 3. Thái độ Phê phán thái độ trì trệ của triều đình B.THIẾT KẾ BÀI HỌC I. Chuẩn bị của GV và HS 1. Chuẩn bị của GV: Đọc tài liệu tham khảo, Soạn giáo án 2. Chuẩn bị của HS : Chuẩn bị bài trước khi lên lớp II. Tổ chức hoạt động dạy và học 1. KHỞI ĐỘNG Gv thuyết giảng : Nửa đầu XIX, ở VN, CBQ là 1 người nổi tiếng. Nổi tiếng vì học giỏi, thơ hay, chữ đẹp, càng nổi tiếng hơn vì tư tưởng tự do, phóng túng, bản lĩnh kiên cường trước cường quyền, vì lối sống thanh cao. Người đời thường ca ngợi ông Văn như Siêu, Quát vô tiền Hán ; Thần Siêu thánh Quát ; Nhất sinh đê thủ bái hoa mai ; Thiên hạ có 3 bồ chữ thì CBQ chiếm 1 bồ. Nhiều lần đi qua con đường cát trắng Quảng Bình để vào Huế đi thi, ông đã làm bài Sa hành đoản ca để ghi lại tâm trạng của mình. 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức cần đạt. Hoạt động 1 (tìm hiểu khái quát) I. Tiễu dẫn. - Gv : Trình bày một số nét chính về t/g 1. Tác giả. CBQ? (HS trung bình) - Cao Bá Quát ( 1809 - 1855 ) tự là Chu Thần, - Hs trả lời hiệu là Cúc Đường, Mẫn Hiên - Quê: làng Phú Thị, Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc quận Long Biên, Hà Nội ). - Gv bổ sung : Sinh thời Cao Bá Quát có - Cao Bá Quát vừa là nhà thơ, vừa là một nhân vật hai câu thơ tỏ chí khí của mình, được xem lịch sử thế kỷ 19. Có bản lĩnh, khí phách hiên là đầy khí phách : ngang (Từng cầm đầu cuộc khởi nghĩa Mĩ Lương Thập tải luân giao cầu cổ kiếm chống lại triều đình Tự Đức và hi sinh oanh liệt ). Nhất sinh đê thủ bái hoa mai. - Con người đầy tài năng, nổi tiếng hay chữ, viết (Mười năm giao thiệp tìm gươm báu chức đẹp, được người đời suy tôn là Thần Siêu, Một đời chỉ biết cúi đầu lạy hoa mai) Thánh Quát. - Sáng tác chủ yếu là thơ chữ Hán. Ông có những sáng tác bằng chữ Nôm, tiêu biểu là bài “Tài tử đa cùng phú” - Thơ văn của ông thể hiện thái độ phê phán mạnh mẽ chế độ nhà Nguyễn bảo thủ, phản ánh - Gv bổ sung:XHVN nửa đầu XIX : Nhà nhu cầu đổi mới của xã hội VN giai đoạn giữa Nguyễn chuyên chế, bảo thủ và phản động, XIX. gây sự chán ghét, bất bình không chỉ trong nhân dân mà còn có 1 bộ phận giới trí thức Nho sĩ, trong đó có CBQ 2. Tác phẩm - Gv : nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ? - Hoàn cảnh sáng tác: Cao Bá Quát đi thi Hội. (HS trung bình) Trên đường vào kinh đô Huế, qua các tỉnh miền - Hs trả lời Trung đầy cát trắng( Quảng Bình, Quảng Trị ), - Gv bổ sung: VHTĐ có: Côn sơn ca hình ảnh bãi cát dài, sóng biển, núi là những hình (Nguyễn Trãi), Long thành cầm giả ca ảnh có thực gợi cảm hứngcho nhà thơ sáng tác (Nguyễn Du) có cùng thể loại. bài thơ này. - Thể thơ: Loại cổ thể, thể ca hành( thơ cổ Trung Quốc được tiếp thu vào Việt Nam ). Hoạt động 2.( tìm hiểu chi tiết) - Gv : Gọi HS đọc văn bản, GV nhận xét II. Đọc - hiểu văn bản. và hướng dẫn đọc lại. 1. Đọc và bố cục - Gv yêu cầu Hs chia bố cục (HS trung - Đọc: giọng chậm rãi, suy tư bình) - Bố cục: 3 phần - Hs chia bố cục + 4 câu đầu: tiếng khóc cho cuộc đời dâu bể + 8 câu tiếp: tiếng thở than oán trách vì mâu thuẫn giữa ước mơ và thực tế + 4 câu còn lại: tiếng kêu bi phẫn, bế tắc, tuyệt vọng - Gv : H/a bãi cát đc miêu tả trong bài thơ 2. Phân tích có đặc điểm gì ? Đặc điểm ấy cho biết a) Bốn câu đầu: tiếng khóc cho cuộc đời dâu bể thêm điều gì về con đường mà khách phải - H/a bãi cát dài mênh mông, bãi cát này nối tiếp vượt qua ? (HS khá) bãi cát khác, gợi ra 1 con đường dường như bất - Hs trả lời tận, mờ mịt, đc thể hiện qua các câu: “Bãi cát dài lại bãi cát dài” - Gv bổ sung : năm 1831, CBQ thi đỗ cử “Bãi cát dài, bãi cát dài ơi” nhân, đã nhiều lần đi qua những bãi cát dài  Con đường khó đi mênh mông, trắng xóa dọc bờ biển Quảng Bình, Quảng Trị vào Huế thi Hội. Đó cũng là cảnh mà Nguyễn Du sáng tạo Truyện Kiều : Bốn bề bát ngát….dặm kia Sau này Tố Hữu cũng sáng tác trong bài Mẹ Suốt: Chang chang cồn cát nắng trưa Quảng Bình. Hay Xuân Quỳnh lấy làm tên 1 tập thơ Gió Lào cát trắng. H/a bãi cát mênh mông, nóng bỏng, trắng xóa, bất tận nhức mắt dưới ánh mặt trời, những cơn gió Lào vượt dãy Trường Sơn, đem cái khô nóng ào qua bãi cát, đổ ra biển. Đó là h/a thiên nhiên tươi đẹp nhưng đầy khắc nghiệt của miền Trung nước ta. - Gv : không chỉ miêu tả những bãi cát dài, nhà thơ còn khắc họa việc đi trên cát ntn? Nó có gì khác biệt so với đi trên đường đất bình thường? (HS khá) - Hs trả lời - Gv bổ sung : Đây là 1 sáng tạo mới mẻ so với các nhà thơ khác khi sd đề tài này. Với Lí Bạch, con đường và người đi trong Hành lộ nan hoàn toàn chỉ có ý nghĩa tượng trưng. - Gv : hai câu Mặt trời….nước mắt rơi thể hiện tâm trạng gì của nhân vật? (HS khá) - Hs trả lời. - H/a bãi cát dài, sóng biển và núi là những h/a có thực đã gợi ý cho t/g sáng tác bài thơ này. - Người đi trên cát thật khó nhọc “Đi 1 bước như lùi 1 bước”. + Đó vừa là cảnh thực, người thực, mà chính CBQ là người trải nghiệm không chỉ 1 lần trên đường tìm công danh như bao nho sĩ khác. + Đó cũng là h/a tượng trưng ám chỉ đường đời không bằng phẳng, gian khổ, chông gai, chỉ mtr, cái XH đầy khó khăn mà con người buộc phải dấn thân trong c/đ để mưu cầu công danh sự nghiệp cho gđ, bản thân. - Hai câu “Mặt trời…nước mắt rơi” thể hiện tâm trạng đau khổ của nhân vật trữ tình b) Tám câu tiếp: tiếng thở than oán trách vì mâu thuẫn giữa ước mơ và thực tế - Hai câu 5,6 + Khách trách chính bản thân mình “không học đc tiên ông có phép ngủ kĩ”, quên sự đời, để phải cứ phải tự hành hạ thân xác mình theo đuổi công danh. + Đằng sau lời trách móc ấy là h/a 1 con người, 1 trang nam nhi đã mệt mỏi, chán việc theo đuổi lí - Gv : từ c/đ mình khách đã có những suy tưởng, hoài bão về công danh sự nghiệp. ngẫm khái quát về hạng người ham danh - Hai câu tiếp “Xưa nay…đường đời” nói về sự lợi trong c/s. Hạng người ấy đc đặc tả thế cám dỗ của cái bả công danh đối với người đời. nào và đc minh họa ra sao? (HS khá giỏi) Vì công danh phải bôn tẩu, vất vả ngược xuôi mà - Hs trả lời vẫn đổ xô vào. - Gv bình: trong khuôn khổ và hoàn cảnh của chế độ PK, hỏi còn có con đường nào khác để các nho sinh thực hiện lí tưởng c/đ : vinh thân - phì gia - phò vua giúp nước ngoài con đường đi thi - làm quan? - Gv chốt ý  Hai câu thơ thể hiện sự chán ghét của CBQ với phường danh lợi. Ông muốn đứng cao hơn bọn - Gv : Đọc 2 câu 5,6 và cảm nhận giọng điệu của 2 câu này. Có giống như lời trách móc không? Khách trách ai? Trách việc gì? Đằng sau lời trách móc ấy ta biết đc điều gì về khách? khách là người ntn? (HS khá) - Hs phân tích - Gv : hai câu tiếp gợi cho em suy nghĩ gì? (HS khá) - Hs trả lời - Gv bổ sung : Ông cũng từng lên tiếng Đời ta lầm lỡ vì cái danh hờ Hàng chục năm chìm đắm trong bút mực Một chút danh mà lận đận mãi chưa đc - Gv : là người tri thức PK việc lên kinh đô phải là dịp phấn chấn với bao hứa hẹn về thành đạt, công danh, vậy mà CBQ lại tỏ ra chán nản, không hề hào hứng. Theo em vì sao t/g lại có tâm trạng đó? Thái độ ấy cho thấy phản ứng nào của t/g? (HS khá) - Hs trả lời người ấy, không muốn đi theo con đường đau khổ ấy nhưng không biết tìm lối rẽ nào và đi về đâu? - Hai câu tiếp “Đầu gió…bao người” tiếp tục thể hiện tâm trạng chán ghét danh lợi. Kẻ hám danh lợi cũng giống như người đời thấy có quán rượu ngon thì đổ xô đến, mấy ai tỉnh táo thoát khỏi sự cám dỗ của rượu. Danh lợi cũng là 1 thứ rượu làm say lòng người. Câu hỏi của nhà thơ như trách móc, như giận dữ, như lay tỉnh người khác, nhưng cũng chính là tự hỏi bản thân. Ông cũng nhận ra tính chất vô nghĩa của lối học khoa cử, con đường công danh đương thời là vô nghĩa, tầm thường. Nên cần phải thoát khỏi cơn say danh lợi vô nghĩa. - CBQ chán nản trước sự xuống cấp của lối học khoa cử nhà Nguyễn. - GV: Người đang đi bỗng dừng lại hỏi bãi - Nhà thơ phê phán bất hợp tác với triều đình nhà cát. Những câu hỏi liên tiếp thể hiện tâm Nguyễn. - Nỗi băn khoăn, trăn trở: đi tiếp hoặc từ bỏ con trạng gì của ông? (HS khá) đường công danh? Nếu đi tiếp thì cũng không biết - Hs trả lời phải đi ntn vì đường bằng phẳng thì mờ mịt, đường ghê sợ thì nhiều. Câu cảm và những câu - Gv : Em hiểu khúc đường cùng (cùng đồ) hỏi tu từ chứng tỏ tâm trạng day dứt, bế tắc, tuyệt vọng. là ntn ? - Hs trả lời c) Bốn câu cuối: Tiếng kêu bi phẫn, bế tắc, tuyệt vọng - “Khúc đường cùng” mang ý nghĩa biểu tượng. Nỗi tuyệt vọng bao trùm lên cả bãi cát dài, bất lực và nuối tiếc. Bất lực vì không thể đi tiếp mà cũng không biết phải làm gì tiếp. Đứng làm chi trên bãi cát? Ông nghi ngờ cả sự tồn tại và hành động của - Gv bình : trong bài Hành lộ nan Lí Bạch mình. Ông không bao giờ đi tiếp con đường danh dùng chữ lộ để chỉ đường đời gian nan nói lợi vì đó là điều ông căm ghét, khinh bỉ nhất. chung. Còn trong bài thơ chữ Hán, Nguyễn Quay về ở ẩn riêng mình trong sạch giữa c/đ ô Du dùng 2 chữ cùng đồ nhưng không có trọc đó là điều không thể và ông cũng không nghĩa là đường đời mà chỉ nói 1 hoàn cảnh muốn. cụ thể của ND trong những tháng năm phiêu bạt từ Thái Bình đến Hà Tĩnh với c/s khó khăn khi trốn tránh bất hợp tác với Tây Sơn : + Cùng đồ lân nhữ dao tương kiến (Lúc đường cùng thương ta cùng trăng nhìn nhau từ xa) - (Quỳnh Hải nguyên tiêu) + Nhân đáo cùng đồ vô hảo mộng (Người đến bước đường cùng không có mộng đẹp) - (Trệ khách) - Gv : Hình ảnh thiên nhiên lại đc miêu tả có t/d gì ? - Hs trả lời - H/a thiên nhiên lại trở lại: phía Bắc, phía Nam đều đẹp hùng vĩ nhưng cũng đầy khó khăn, hiểm trở  h/a thiên nhiên mang nghĩa thực nhưng mang nghĩa tượng trưng nhiều hơn. - Tư thế đứng lại nhìn bốn phía mà hỏi vọng lên trời cao, lại hỏi chính lòng mình thể hiện khối mâu thuẫn lớn đang đè nặng trong tâm trí nhà thơ. III. Tổng kết Hoạt động 3: tóm lược nội dung và nghệ 1. Nội dung thuật của tp Sự chán ghét của CBQ với con đường mưu cầu danh lợi tầm thường. Thái độ phê phán học thuật và chính sự nhà Nguyễn - Tầm tư tưởng của t/g: nhận thấy rõ tính chất vô nghĩa của lối học khoa cử, sự bảo thủ, trì trệ của XH đương thời. Từ đó khao khát 1 sự đổi mới. 2. Nghệ thuật - Hình tượng thơ độc đáo, thể hiện sự sáng tạo (bãi cát dài) - H/a vừa mang nghĩa thực, vừa mang nghĩa tượng trưng - Bài thơ thuộc thể loại cổ thể, tự do về kết cấu, vần, nhịp điệu. Cấu trúc thơ ngắn dài khác nhau, cách ngắt nhịp khác nhau tạo nhịp điệu cho bài thơ thể hiện sự phóng túng. 3.THỰC HÀNH - em có suy nghĩ gì về hình ảnh người lữ khách trong bài thơ. - “Rượu” mang ý nghĩa tượng trưng gì. Em có bị vướng vào bả danh lợi hay không? 4. ỨNG DỤNG - hs tìm một số tác phẩm của CBQ, suy nghĩ nội dung của các tác phẩm đó 5. BỐ SUNG: đọc 1 số lời bình về CBQ Trích đánh giá trong Từ điển văn học (bộ mới): “Cao Bá Quát là một nhà thơ rất có bản lĩnh. Từ những tác phẩm đầu tiên đã thấy lòng tin của nhà thơ vào ý chí và tài năng của mình. Ông sống nghèo, nhưng khinh bỉ những kẻ khom lưng uốn gối để được giàu sang, và tin rằng mình có thể tự thay đổi đời mình. Đến khi làm quan, muốn đem tài năng ra giúp đời, nhưng rồi Cao Bá Quát sớm nhận ra rằng vấn đề không hề đơn giản như ông tưởng. Có những lúc cảm thấy bất lực trong việc thay đổi, ông muốn hưởng nhàn, vào hưởng lạc như Nguyễn Công Trứ. Thế nhưng mỗi khi nghĩ đến những người cùng khổ bị áp bức, ông lại thấy cách đó là không thể, mà phải tìm một con đường khác. Cuối cùng, con đường mà ông chọn là đến với phong trào nông dân khởi nghĩa chống lại triều đình. Ngoài những chủ đề nêu trên, ông còn viết về vợ con, bè bạn, học trò và quê hương. Bài nào cũng thắm thiết, xúc động. Ông cũng có một số bài đề cao những anh hùng trong lịch sử, để qua đó thể hiện hoài bão của mình. Ông cũng có một số bài thơ viết về chuyện học, chuyện thi mà ông cho rằng chỉ là chuyện "nhai văn nhá chữ". Trong dịp đi sang Indonesia, ông cũng có những bài thơ phản ảnh cảnh bất công giữa người da trắng với người da đen... Về mặt nghệ thuật, Cao Bá Quát là một nhà thơ trữ tình với một bút pháp đặc sắc. Ông làm thơ nhanh, có lúc "ứng khẩu thành chương", nhưng vẫn thể hiện được cảm xúc vẫn dồi dào và sâu lắng. Và mặc dù hình tượng trong thơ ông thường bay bổng, lãng mạn, nhưng trong những bài viết về quê hương thì ông lại sử dụng rất nhiều chi tiết hiện thực gợi cảm. Ngoài ra, đối với thiên nhiên, ông cũng hay nhân cách hóa, coi đó như những người bạn tri kỷ tri âm”...(tr.209) Trích thêm một số nhận xét khác: -GS. Thanh Lãng: Tư tưởng độc lập của Cao Bá Quát khác cái chí nam nhi của Nguyễn Công Trứ. Ông Trứ lập nghiệp là để giúp vua, để chu toàn nghĩa quân thần; còn ông Quát mang cả cái mộng thay đổi thời cuộc và chuyển vần số mệnh...Về mặt nghệ thuật, sở trường của ông là thể phú và thể ca trù. Hai thể này, với ông đã vươn tới một trình độ nghệ thuật tuyệt vời. Có điều ông hay lạm dụng chữ nho và điển tích, vì vậy có thua kém Nguyễn Công Trứ về thể loại ca trù. -Thi sĩ Xuân Diệu: Cao Bá Quát trước mắt chúng ta, tượng trưng cho tài thơ và tinh thần phản kháng. Còn triết lý của ông chính là bền bĩ phục vụ cho đời. -Sách Văn học 11 và Ngữ văn 11 (nâng cao): Cao Bá Quát là một nhà thơ lớn. Thơ ông phong phú trong nội dung cảm hứng: tình cảm thiết tha gắn bó với quê hương xứ sở, với người thân, sự đồng cảm nhân ái với những con người lao khổ; niềm tự hào với quá khứ lịch sử dân tộc và có thái độ phê phán mạnh mẽ đối với triều chính đương thời. Đặc biệt qua thơ văn, Cao Bá Quát còn bộc lộ một tâm hồn phóng khoáng và một trí tuệ sáng suốt tiếp nhận những hương vị, những màu sắc mới lạ khác với cái nhìn truyền thống. Nhờ tất cả những điều ấy mà thơ văn ông mới mẻ, phóng khoáng, chú trọng tình cảm riêng của con người, được người đương thời rất mến mộ. Xét về vị trí lịch sử, ông là nhà thơ lớn sáng tác bằng chữ Hán kế sau Nguyễn Du III.Rút kinh nghiệm giờ dạy ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ...........................................................................................................................................
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan