Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học xã hội Lịch sử Bài 21 chiến tranh thế giới thứ ii...

Tài liệu Bài 21 chiến tranh thế giới thứ ii

.DOCX
5
403
68

Mô tả:

Tiết 31,32 CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ II (1939-1945) I-Mục tiêu bài học : 1.Kiến thức: - Những nét chính về quá trình dẫn đến chiến tranh: nguyên nhân chiến tranh. - Trình bày sơ lược về mặt trận ở châu Âu và mặt trận Thái Bình Dương: Chiến tranh bùng nổ ở châu Âu, lan nhanh khắp thế giới; Liên xô tham gia mặt trận chống phát xít, làm cho tính chất chiến tranh thay đổi; những trận chiến lớn, chiến tranh kết thúc. - Kết cục của chiến tranh và hậu quả của nó . 2. Kĩ năng: Phân tích đánh giá một số vấn đề , một số sự kiện lịch sử quan trọng về tác động của nó về tình hình thế giới ,lập niên biểu lịch sử; trình bày trên lược đồ những nét chính về diễn biến chiến tranh. 3.Tư tưởng: Bồi dưỡng nhận thức đúng đắn về hậu quả của cuộc chiến tranh đối với toàn nhân loại, nâng cao ý thức chống chiến tranh bảo vệ hoà bình . II. Chuẩn bị Giáo viên: - Các lược đồ : Chiến tranh thế giới thứ II , hình ảnh trong sách giáo khoa phóng to; video trận Trân Châu cảng; video về Mĩ ném bom nguyên tử vào thành phố Hirôsima. - Máy chiếu, phiếu học tập về các sự kiện chính của cuộc chiến tranh. Học sinh: Bài soạn III. Phương pháp Vấn đáp,Nhóm, trực quan IV. Tiến trình dạy học: 1.Ổn định: 2.Kiểm tra bài cũ: 3.Bài mới: Sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 ,một số nước tư bản đã phát xít hoá chính quyền .Chủ nghĩa phát xít lên nắm chính quyền ở nhiều nước đã đặt nhân loại trước nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới -chiến tranh thế thứ II. Hoạt động của thầy và trò Nội dung KT cần đạt Hoạt đô ông 1 I.Nguyên nhân chiến tranh HS: ? Em hãy cho biết đây là những nhân vật thế giới thứ nhất: Lịch sử nào? Em biết gì về những nhân vật đó? HS: trình bày một số hiểu biết của mình về Hitle- Đức, Mussolini-Ý, Hideki Tojo-Nhật GV: Họ có phải là thủ phạm gây ra chiến tranh thế giới thứ hai hay không. Để trả lời câu hỏi này ta tìm hiểu mục I. GV: Cho học sinh thảo luận nhóm - Nhiệm vụ: Mâu thuẫn cơ bản trong quan hệ quốc tế trước chiến tranh bằng việc thuyết trình cho sơ đồ bên Thời gian: 3 phút Học sinh thảo luận nhóm sau đó cử đại diện lên trình bày, nhóm khác theo dõi , nhận xét và bổ sung . GV: Chốt nội dung: + Mâu thuẫn về quyền lợi , thị trường ,thuộc địa giữa các nước đế quốc +Khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933. +Các nước đế quốc chia làm hai khối đối địch nhau ,mâu thuẫn gay gắt với nhau. + Cả hai khối đều xem Liên Xô là kẻ thù cần tiêu diệt. + Chính sách nhượng bộ của Anh,Pháp,Mỹ. Những mâu thuẫn đó được phản ảnh như thế nào trong quan hệ quốc tế trước chiến tranh ? HS: Hình thành hai khối đối địch nhau nhưng lại cùng chống Liên Xô. GV:GV: cho học sinh thảo luạn nhóm theo cặp: Chính sách đối ngoại của các nước Anh, Pháp, Mĩ trước chiến tranh . Đồng thời trình chiếu hình 75, tranh biếm họa “ Hướng về phương Đông” học sinh quan sát . Học sinh thảo luận -> Trả lời-> nhận xét, đánh giá. Giáo viên chốt: - Nhân nhượng, thỏa hiệp với Phát xít và đỉnh cao là hội nghị Muyn ních. - Mục đích đẩy Phát xít chĩa mũi nhọn về phía Liên xô. - Chính sách đó dẫn đến hậu quả Đức thôn tính Áo, Tiệp Khắc rồi hầu hết các nước châu Âu. HS: Giới lãnh đạo Châu Âu bị Đức điều khiển,Đức thấy chưa đủ sức đánh Liên Xô nên tấn công Châu Âu trước . Vì sao Đức tấn công Ba Lan ? HS: Ba Lan là đồng minh quan trọng của - Mâu thuẫn về quyền lợi giữa các nước đế quốc - Khủng hoảng kinh tế 19291933 - Chính sách thỏa hiệp của Anh, Pháp, Mĩ. Cả hai khối muốn tiêu diệt Liên Xô. Anh,Pháp nhằm để dò la thái độ của Anh và Pháp. GV: Đức, Ý , Nhật có phải là thủ phâm gây chiens tranh hay không? Hsinh trả lời GV: Thủ phạm gây chiến là phát xít Đức, Nhật Bản Italia. Nhưng các cường quốc phương Tây lại dung túng, nhượng bộ, tạo điều kiện cho phát xít gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai tàn sát nhân loại.Diễn biến chính của cuộc chiến tranh như thế nao ta chuyển qua tìm hiểu mục II Hoạt đô ông 2: GV cho học sinh hoạt động nhóm điền vào phiếu học tập những sự kiên của giai từ 1/9/1939 dến đầu 1943. GV:Trên cơ sở các sự kiện bên cô chia lớp thành 2 nhóm lớn. Nhóm 1: Xây dựng bài tường thuật trên lược đồ diến biến chính trên các mặt trận. Nhóm 2: Trình bày sự hiểu biết của em về một trận đánh mà em ấn tượng nhất. GV: Cho HS xem hình 77,78 SGK Tính chất của cuộc chiến tranh trong giai đoạn này? HS: GV: Với bản chất hiếu chiến ,tàn bạo chủ nghĩa phát xít gây ra nhiều tội ác đối với nhân loại GV: Trước tội ác của Phát xít, nhân loại yêu chuộng hòa bình đã làm gì? HS: 1/1942 mặt trận đồng minh chống phát xít thành lập. Ưu thế giai đoạn 1 thuộc về phe nào? HS: GV; Chuyển mục. Hoạt đô ông 3: GV cho học sinh hoạt động nhóm để điền vào phiếu học tập những sự kiện chính giai đoạn này. GV: Dùng lược đồ chiến tranh thế giới thứ II gọi học sinh trình các cuộc phản công của Hồng quân Liên Xô và liên quân Mỹ ,Anh trên các mặt trận : II. Những diễn biến chính 1. Chiến tranh bùng nổ và lan rộng toàn thế giới (từ 1/9/1939 đến đầu năm 1943). Thời gian Sự kiện 1/9/1939 Đức tấn công Ba Lan, chiến tranh bùng nổ 22/6/1941 Đức tấn công Liên Xô 9/1940 I talia tấn công ai Cập 7/12/1941 Nhật tấn công Trân Châu Cảng( Ha oai-Mĩ)-> Đông nam Á. - 1/1942 mặt trận Đồng minh chống phát xít được thành lập. 2. Quân đồng minh phản công, chiến tranh kết thúc(từ đầu 1943 đến 81945) Thời gian Sự kiện 2/2/1943 Chiến thắng XtaLin grat 6/6/1944 Anh Mĩ đổ bộ vào bắc Pháp Cuối 1944 Liên quân MĩAnh làm chủ Bắc phi 9/5/1945 Liên Xô tấn công Becslin-> Phát Xít Đức Xô-Đức ; Bắc Phi ; Tây Âu. GV: Cho học sinh họt động nhóm : Xác định 3 sự kiện em cho là quan trọng nhất. vì sao? Học sinh trình bày-> Giáo viên chốt: -Chiến thắng Xta-Lin grat -Liên Xô tấn công Béclin-> Phát Xít Đức đầu hàng -Nhật đầu hàng chiến tranh kết thúc Vì sao Mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản ? có thể vì thế mà Nhật Bản đầu hàng ? Vai trò của Liên Xô trong việc tiêu diệt phát xít? Hs: Tính chất của chiến tranh thế giới thứ hai thay đổi như thế nào khi liên Xô tham chiến? Hoạt đô ông 4 HS xem hình 77, 78, 79; đoạn cip về mĩ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản và bảng thống kê thiệt hại về người và của trong chiến tranh. Em có nhận xét, suy nghĩ gì về hậu quả chiến tranh? HS: Gv: Gợi ý về quy mô, tính chất ác liệt , sự tàn phá của chiến tranh. Gv liên hệ Ở Việt nam: khi Nhật vào Đông Dương bắt nhân dân ta nhổ lúa trồng đay, làm hơn 2 triệu đồng bào ta chết đói. GV liên hệ hiện nay còn xung đột, tranh chấp.. ? Để bảo vệ hòa bình và ngăn ngừa chiến tranh cần làm gi? Liên hệ học sinh. 6,9/8/194 5 8/15/1945 đầu hàng Mĩ ném 2 quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản Nhật đầu hàng chiến tranh kết thúc III. Kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai -Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự thất hoàn toàn của phe phát xít. Khối đồng minh chiến thắng. - Là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài người - Chiến tranh thế giới kết thúc với sự thay đôi căn bản của tình hình thế giới. 4. Củng cố: GV : Yêu cầu học sinh vẽ bản đồ tư duy tổng kết nội dung bài Chia lớp làm 3 nhóm : Nhóm 1 : vẽ nhánh nguyên nhân Nhóm 2 : vẽ nhánh diễn biến chính Nhóm 3 : vẽ nhánh kết cục chiến tranh V. Dặn dò:Về nhà học bài và làm bài tập. Tìm hiểu bài 22: Sự phát triển của khoa hoc- kĩ thuật..cần nắm : - Những tiến bộ vượt bậc của khoa học kĩ thuật thế giới đầu thế kỉ XX - Sự hình thành và phát triển của nền văn hóa Xô viết.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan