Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu An_toan_phong_xa_ho

.DOC
36
136
116

Mô tả:

An toàn khi sử dụng nguồn phóng xạ hở Nhóm 4 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỐ CHÍ MINH KHOA :VẬT LÝ  GVHD:TRƯƠNG TRƯỜNG SƠN NHÓM 4: HỒ THỊ THÔNG NGUYỄN THỊ OANH TRẦN HOÀNG THẢO VY NGUYỄN THI THANH TÂM NGUYỄN THỊ THANH NHÀN Trang 0 An toàn khi sử dụng nguồn phóng xạ hở Nhóm 4 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH -5/10/2011 MỤC LỤC Giới thiệu.........................................................................................................2 I) Tổng quan................................................................................................3 1) Nguồn phóng xạ hở............................................................................3 2) Phóng xạ hở và sức khỏe con người..................................................4 a) b) Khi xảy ra sự cố phóng xạ ảnh hưởng đến con người thế nào?......6 c) Tác động của bức xạ đối với con người..........................................8 d) II) Các mức độ phóng xạ.....................................................................4 Tác động của ô nhiễm phóng xạ với cơ thể....................................9 An toàn khi sử dụng nguồn phóng xạ hở.................................................9 1) Các qui định chung khi làm việc với nguồn phóng xạ hở................10 2) Các biện pháp an toàn khi sử dụng nguồn phóng xạ hở...................14 a) Giảm liều bức xạ do chiếu ngoài..................................................14 b) Giảm liều bức xạ do chiếu trong...................................................15 c) Thiết kế phòng thí nghiệm............................................................17 d) Biện pháp an toàn bức xạ trong trường hợp đổ tràn.....................18 3) Các yêu cầu về an toàn bức xạ đối với khoa y học hạt nhân............20 4) Diễn tập ứng cứu sự cố phóng xạ.....................................................22 5) Hướng dẫn cho người dân khi gặp sự cố hạt nhân...........................30 III) KẾT LUẬN.........................................................................................34 IV) Tài liệu tham khảo:..............................................................................35 Trang 1 An toàn khi sử dụng nguồn phóng xạ hở Nhóm 4 Giới thiệu Cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, kỹ thuật bức xạ hạt nhân đang được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong các lĩnh vực của đời sống như: y tế, công nghiệp, nông nghiệp, nghiên cứu khoa học... Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mà nó mang lại, thì bức xạ hạt nhân tiềm ẩn những mối nguy hiểm lớn, ảnh hưởng tới sức khỏe của con người và môi trường cộng đồng nếu như chúng ta không quản lý chặt chẽ. Từ sự thiếu hiểu biết về an toàn bức xạ hoặc không quan tâm đầy đủ, chủ quan, sơ xuất đối với việc đảm bảo an toàn bức xạ, có thể xảy ra những hậu quả khôn lường. Tại Brazin năm 1987 do quản lí không chặt chẽ,một nguồn xạ trị không dùng nữa đã bị biến thàng sắt vụn, phát tán chất phóng xạ Cs-137 dạng bột chứa bên trong ra ngoài. Hậu quả là 4 người thiệt mạng, 249 người được phát hiện bị nhiễm xạ, một vùng dân cư bán kính nhiều km và 42 ngôi nhà cần phải tẩy xạ. Tại nạn phóng xạ do máy gia tốc gây ra cuối năm 1992 ngay tại trung tâm vật lý hạt nhân Hà Nội mà nạn nhân là một chuyên gia vật lý hạt nhân là bài học đau xót về buông lỏng việc đảm bảo an toàn bức xạ. Chính vì thế vấn đề an toàn khi sử dụng nguồn phóng xạ hở là một vấn đề vô cùng quan trọng và cấp thiết.Trong đề tài này chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn những kiến thức cơ bản về vấn đề an toàn khi tiếp xúc với nguồn phóng xạ. Trang 2 An toàn khi sử dụng nguồn phóng xạ hở Nhóm 4 Tổng quan: Nguồn phóng xạ hở: Nguồn phóng xạ hở là nguồn phóng xạ mà khi sử dụng, chất phóng xạ của nó có thể thâm nhập vào môi trường. Hiện nay ở Việt Nam , cùng với sự phát triển của ngành năng lượng hạt nhân và những ứng dụng của nó trong nền kinh tế quốc dân, thì việc sử dụng các nguồn phóng xạ hở ngày càng phát triển rộng rãi. Có thể kể đến các cơ sở có sử dụng nguồn phóng xạ hở như sau: - Viện Nghiên cứu Hạt nhân (Đà Lạt): Lò phản ứng hạt nhân – khi hoạt động có thể phát ra các đồng vị phóng xạ như Xe, Kr, I, Cs, Sr,….; phòng thí nghiệm sản xuất đồng vị và dược phẩm phóng xạ (như 51 131 I, 99m Te, 32 P, Cr, ...); các phòng thí nghiệm xử lý hóa học và thí nghiệm các đồng vị trong phân tích kích hoạt , môi trường , trầm tích , dầu khí ( 60Co, 46Sc, 131I, v.v.) và sinh học (32P). - Các khoa y học hạt nhân ở các bệnh viện: Sử dụng các đồng vị 99m 131 I, Tc, 32P, 51Cr, v.v. trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh. - Cơ sở nghiên cứu và ứng dụng trong thủy văn đồng vị ( 14C, v.v.) , khai thác và xử lý quặng uran (U, Ra, v.v.), khai thác và xử lý quặng Monazit (Th, Rn, Tn, v.v.), khai thác than (Rn, Tn). Ngoài ra, các nguồn phóng xạ hở còn tồn tại ở dạng phông bức xạ tự nhiên, có trong không khí (Rn, Tn), trong lớp đất đá gần mặt đất, trong thực phẩm, đồ uống , v.v. Các nguồn phóng xạ hở có thể gây ra liều chiếu ngoài (khi ở ngoài cơ thể) hoặc liều chiếu trong (khi thâm nhập vào trong cơ thể qua con đường hô hấp, tiêu hóa, vết thương hoặc hấp thụ qua da). Khi chúng thâm nhập vào người , tùy theo hoạt độ phóng xạ , loại bức xạ , dạng hợp chất của đồng vị , Trang 3 An toàn khi sử dụng nguồn phóng xạ hở Nhóm 4 dạng thâm nhập (một lần tức thời hay liên tục) mà gây ra những tổn thương khác nhau trong từng cơ quan hoặc mô cũng như toàn cơ thể. Phóng xạ hở và sức khỏe con người: Con người chúng ta vẫn thường bị chiếu xạ từ nhiều nguồn khác nhau như: các nguồn bức xạ tự nhiên từ trái đất (các chất phóng xạ có trong tự nhiên, trong đất đá...) từ bên ngoài trái đất (bức xạ vũ trụ hay các tia vũ trụ...). Chúng ta cũng bị chiếu xạ bởi các bức xạ nhân tạo như: tia X, bức xạ dùng trong chẩn đoán, điều trị. Bụi từ các vụ nổ hạt nhân và lượng nhỏ các chất phóng xạ của nhà máy điện hạt nhân và điện than thải vào môi trường. Ngoài ra các sự cố, tai nạn hạt nhân (nổ lò phản ứng hạt nhân, nhà máy điện hạt nhân...) cũng là nguồn bức xạ rất lớn ảnh hưởng tới con người. Các mức độ phóng xạ: Mức O: Sự khác biệt chút ít. Không đáng kể về an toàn . Lỗi không vượt quá các giới hạn và điều kiện vận hành. Mức 1: Bất thường. Vượt quá chế độ vận hành được phép , lỗi do thiết bị , con người hay quy trình, xảy ra ở khu vực vận hành, vận chuyển… Hệ thống bảo vệ ít bị ảnh hưởng. Mức 2: Sự cố. Nhiễm xạ lan truyền đáng kể/Công nhân bị nhiễm xạ quá liều. Mức 3: Sự cố nghiêm trọng. Nhiễm xạ lan truyền nặng, ảnh hưởng nặng đến sức khỏe người công nhân. Mức 4: Tai nạn không gây hậu quả đáng kể ra ngoài. Trang 4 An toàn khi sử dụng nguồn phóng xạ hở Nhóm 4 Vùng hoạt lò phản ứng các lớp bảo vệ phóng xạ bị hư hại đáng kể công nhân bị nhiễm xạ nguy kịch có thể nguy hiểm đến tính mạng hoặc dân chúng bị nhiễm xạ ở mức giới hạn quy định. Mức 5: Tai nạn gây hậu quả ra ngoài cơ sở. Vùng hoạt lò phản ứng các lớp bảo vệ phóng xạ bị hư hại nghiêm trọng hoặc thoát phóng xạ ra ngoài cơ sở ở mức hạn chế : cần thực hiện một phần các biện pháp khắc phục dự kiến. Mức 6: Tai nạn nghiêm trọng. Thoát phóng xạ ra ngoài cơ sở ở mức đáng kể: cần thực hiện đầy đủ các biện pháp khắc phục đã dự kiến. Mức 7: Tai nạn rất nghiêm trọng. Thoát phóng xạ nhiều: ảnh hưởng sức khỏe và môi trường ở phạm vi rộng. Bình thường bức xạ có ở khắp mọi nơi, một lượng phóng xạ luôn tồn tại là điều bình thường và không thể tránh khỏi. Các liều bức xạ cao đủ gây ra rủi ro nghiêm trọng lập tức đến sức khoẻ chỉ có ở chiến tranh hạt nhân, nổ lò phản ứng hạt nhân, tai nạn nổ nhà máy điện hạt nhân... Khi bị chiếu xạ toàn bộ cơ thể có thể gây ra các mức ảnh hưởng đến sức khoẻ ở các mức khác nhau. Trang 5 An toàn khi sử dụng nguồn phóng xạ hở Nhóm 4 Phun nước làm nguội lò phản ứng số 4 ở Nhà máy điện hạt nhân Fukushima. Bình thường , giá trị bức xạ phông tự nhiên ở hầu hết mọi nơi là khoảng 0,1 đến 0,2 microSievert/giờ (micro Sv/h). Nếu mức phóng xạ này tăng lên 1 micro Sv/h tức là: mức phóng xạ bên ngoài đã chắc chắn tăng lên và tình hình đã không còn bình thường , việc kiểm soát bức xạ trong vùng cần được tăng cường. Nếu ở mức 10 micro Sv/h: là mức phóng xạ tăng nghiêm trọng. Ở mức 100 micro Sv/h: là cảnh báo! Một tình hình và tình huống bức xạ có thể xảy ra: Nhà chức trách cần cảnh báo cho dân chúng. Cụ thể, công chúng nên được thông báo về giá trị bức xạ. Nếu ở mức 1000 micro Sv/h : thì phải cấp báo! Các biện pháp cần tiến hành tức thời để bảo vệ dân chúng. Ưu tiên trước hết là mọi người nên ở trong nhà. Khi xảy ra sự cố phóng xạ ảnh hưởng đến con người thế nào? Một sự cố hạt nhân lớn có thể dẫn đến việc thoát khí và hạt nhân phóng xạ dễ bay hơi từ nhiên liệu vào trong hệ thống làm nguội của lò phản ứng hạt nhân. Trường hợp vỏ lò bị hư hỏng có thể có phát thải vào không trung và Trang 6 An toàn khi sử dụng nguồn phóng xạ hở Nhóm 4 chất phóng xạ bị gió cuốn hòa lẫn vào không khí. Một số hạt nhân phóng xạ có thể rơi xuống mặt đất theo mưa gió rồi thâm nhập dần vào nguồn nước, động vật, thực vật (thực phẩm)…. Một sự cố hạt nhân lớn có thể làm ô nhiễm nặng khu vực quanh lò phản ứng và khu vực xung quanh. Vì vậy dân chúng có thể phải chịu liều phóng xạ rất cao do hậu quả của sự cố hạt nhân xảy ra trong vùng hay ở nơi khác. Tùy theo liều bức xạ cao hay thấp và cách thức bị chiếu xạ (nhiễm xạ ngoài hay nhiễm xạ trong) mà có các tổn thương cấp tính hay mãn tính, bệnh nhân có thể tử vong nhanh nếu bị chiếu xạ với liều lớn, toàn thân... Bệnh phóng xạ có thể sinh ra do bị chiếu ngoài hoặc nhiễm vào trong cơ thể các chất phóng xạ hoặc do cả hai. Người ta chia bệnh phóng xạ thành bệnh phóng xạ cấp tính và bệnh phóng xạ mãn tính và từ đó có các phương pháp điều trị thích hợp. Khi xảy ra các sự cố tai nạn hạt nhân thì các chất phóng xạ thoát ra môi trường gồm nhiều loại do các sản phẩm phân hạch phóng xạ, nhưng trong đó có hai chất có nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe là iốt phóng xạ I-131 và Cs137. Đặc biệt người ta nhấn mạnh tới nguy cơ bị ung thư, trong đó đặc biệt là ung thư tuyến giáp do iốt phóng xạ. Bởi vì khi có sự cố hạt nhân thì khí iốt phóng xạ sẽ thoát ra ngoài và hòa vào môi trường, làm nhiễm xạ bầu không khí, sau đó thành bụi lắng có chứa phóng xạ và con người chúng ta hít phải không khí có chứa iốt phóng xạ này sẽ có nguy cơ bị ung thư tuyến giáp đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Vì vậy có thể sử dụng viên iốt để phòng tránh nguy cơ bị ung thư tuyến giáp. Sở dĩ như vậy là vì tuyến giáp người bình thường có thể hấp thu iốt qua nhiều đường khác nhau như từ thức ăn, nước uống, không khí... Khi iốt vào cơ thể, ví dụ qua đường hô hấp, nó sẽ vào dòng tuần hoàn sau đó tập trung chủ yếu tại tuyến giáp và tồn tại ở đó vài ngày đến vài tuần. Nếu iốt phóng xạ (I-131...) vào được tuyến giáp thì tia phóng xạ của I-131 Trang 7 An toàn khi sử dụng nguồn phóng xạ hở Nhóm 4 (tia gamma, đặc biệt tia beta) sẽ có thể làm tổn hại tuyến giáp hoặc gây ung thư tuyến giáp. Do tuyến giáp không phân biệt được iốt thường (không phóng xạ) hay là iốt phóng xạ (I-131...) và tuyến giáp chỉ có thể hấp thụ một lượng hạn chế iốt, nên nếu ta chủ động đưa trước iốt thường với một liều lượng thích hợp (qua đường uống chẳng hạn) thì iốt này sẽ tập trung chủ yếu tại tuyến giáp mà sẽ không vào hoặc vào rất ít các cơ quan khác trong cơ thể. Điều đó sẽ làm tuyến giáp được bão hòa iốt nên giảm hoặc ngừng không hấp thu iốt trong một khoảng thời gian nhất định. Cho nên nếu sau đó có iốt phóng xạ xâm nhập vào cơ thể thì nó sẽ không còn cơ hội tập trung tại tuyến giáp. Lượng iốt phóng xạ này sẽ được cơ thể đào thải nhanh qua con đường tự nhiên (nước tiểu...), nên chúng ta có thể tránh được nguy cơ ung thư tuyến giáp một cách chủ động. Nếu xảy ra sự cố hạt nhân, cơ quan thẩm quyền về bức xạ có thể khuyến cáo dân chúng trong vùng được nhanh chóng uống viên iốt ngay sau khi xảy ra sự cố hạt nhân. Tác động của bức xạ đối với con người: Mức tác động của tia bức xạ lên con người được tính bằng đơn vị mSilvert (hay ký hiệu mSv), hay pico Curie (ký hiệu (pCi). Theo Ủy ban An toàn bức xạ Quốc tế, liều lượng giới hạn cho phép được tiếp nhiễm các loại bức xạ trong 1 năm là 1mSv; điều đó có nghĩa là trong vòng 1 năm, mỗi người dân bình thường không nên nhận một liều lượng bức xạ nhân tạo quá 1mSv. Nếu có 1 triệu người bị chiếu xạ bởi một liều phóng xạ có cường độ 1mSv thì có 40 người có nguy cơ bị ung thư. Các đơn vị tia bức xạ: Trang 8 An toàn khi sử dụng nguồn phóng xạ hở Nhóm 4 1 Gray(Gy) = liều tia hấp thụ năng lượng 1 J/kg trọng lượng cơ thể = 100 rads. 1 sievert (Sv) = liều tương đương (measure dose equivalent): liều bức xạ gây tác động sinh học có hại đối với con người. Liều tương đương hiệu dụng (effective dose equivalent): liều tia xạ gây tổn thương đặc hiệu đối với một cơ quan hoặc một bộ phận của cơ thể người (đơn vị: Sv). Tác động của ô nhiễm phóng xạ với cơ thể: - Hô hấp: nhiễm phóng xạ có thể gây ra ung thư vòm họng, phổi. - Máu và cơ quan tạo máu: mô limpho và tủy xương ngừng hoạt động, làm cho số lượng tế bào trong máu ngoại vi giảm xuống nhanh chóng. - Hệ tiêu hóa: niêm mạc ruột bị tổn thương, dẫn đến tiêu chảy, sút cân, nhiễm độc máu, giảm sức đề kháng của cơ thể, ung thư. - Da: xuất hiện ban đỏ, viêm da, sạm da. Các tổn thương này có thể dẫn đến viêm loét, thoái hóa, hoại tử hoặc phát triển thành khối u ác tính trên da. - Cơ quan sinh dục: vô sinh. - Sự phát triển phôi thai: phụ nữ bị chiếu xạ trong thời gian mang thai (đặc biệt là trong giai đoạn đầu) có thể bị sẩy thai, thai chết lưu hoặc sinh ra trẻ bị dị tật bẩm sinh. An toàn khi sử dụng nguồn phóng xạ hở Sau những thảm họa về phóng xạ trên thế giới người ta ngày càng hoàn thiện mức cảnh báo về an toàn nguyên tử trong những môi trường có nguy cơ như vùng có nhà máy điện nguyên tử hoạt động, có các hoạt động liên quan đến chất phóng xạ, bức xạ. Nếu như mức ô nhiễm phóng xạ vượt quá mức cho phép, người dân sẽ được khuyến cáo sơ tán, đeo khẩu trang, mặc quần áo kín người, không nên uống nước trong vòi, không nên sử dụng những thực phẩm được sản xuất trong vùng có ô nhiễm. Người ta đặc biệt lưu ý đến Trang 9 An toàn khi sử dụng nguồn phóng xạ hở Nhóm 4 nguồn nước và hướng gió khi có hiện tượng rò rỉ phóng xạ nên người dân cần chú ý đến những cảnh báo của cơ quan chức năng trong quá trình di chuyển khỏi nơi nhiễm xạ. Nếu có những dấu hiệu bất thường trên da, mắt, đường hô hấp... cần đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị sớm. Các qui định chung khi làm việc với nguồn phóng xạ hở: -Các chất phóng xạ dạng hở được coi là những nguồn có nguy cơ chiếu trong và được chia thành 4 nhóm theo mức nguy hiểm bức xạ khác nhau : + Nhóm A: các đồng vị phóng xạ với hoạt độ tối thiểu có ý nghĩa (HĐTTCYN) bằng 0,1Ci. + Nhóm B: các đồng vị phóng xạ với HĐTTCYN bằng 1Ci. + Nhóm C: các đồng vị phóng xạ với HĐTTCYN bằng 10 Ci. + Nhóm D: các đồng vị phóng xạ với HĐTTCYN bằng 100 Ci. - Mọi công việc liên quan với nguồn phóng xạ hở được chia làm 3 loại. Mỗi loại công việc có yêu cầu về bố trí và trang bị các phòng làm việc khác nhau. Ở cửa phòng làm việc với nguồn hở phải treo biển báo nguy hiểm bức xạ, chỉ rõ loại công việc. Việc xếp loại công việc được căn cứ theo nhóm nguy hiểm bức xạ của đồng vị và số lượng thực có (hoạt độ phóng xạ) của chúng tại nơi làm việc, được chỉ ra trong bảng dưới đây : Nhóm nguy hiểm HĐTTCYN (Ci) Hoạt độ phóng xạ tại nơi làm việc (Ci) Loại công việc I II III bức xạ A 0,1  104 10 - 104 0,1 – 10 B 1,0  105 102 – 105 1,0 - 102 C 10,0  10 103 – 106 10 - 103 D 100,0 104 – 107 102 – 104 6  10 7 Trang 10 An toàn khi sử dụng nguồn phóng xạ hở Nhóm 4 Chú thích: + Khi thao tác đơn giản với chất phóng xạ lỏng (không làm bốc hơi, không chưng, không sủi bọt , …) thì được phép tăng hoạt độ tại chỗ làm việc lên 10 lần. + Khi thao tác đơn giản nhằm phân chia các lượng nhân sống ngắn dùng y tế cho các máy phát đồng vị thì cho phép tăng hoạt độ tại chỗ làm việc lên 20 lần. + Khi bảo quản nguồn hở thì cho phép tăng hoạt độ lên 100 lần. - Toàn bộ các biện an toàn khi làm việc với chất phóng xạ hở phải bảo vệ được nhân viên khỏi bị chiếu ngoài và chiếu trong, đảm bảo ngăn ngừa sự nhiễm bẩn không khí, bề mặt nơi làm việc, ngoài da và quần áo của nhân viên cũng như các đối tượng của môi trường như: không khí, nước, đất, thực vật, v.v. - Các biện phòng ngừa cơ bản bao gồm: sự lựa chọn và qui hoạch đúng đắn các phòng làm việc, chọn trang bị và sơn trách các phòng, chọn chế độ công nghệ, tổ chức hợp lý chỗ làm việc và tuân thủ các biện vệ cá nhân, hệ thống thông gió hợp lý, thu góp và loại bỏ các chất thải phóng xạ. - Trong mọi cơ sở có sử dụng chất phóng xạ hở, cần bố trí tập trung các phòng của từng loại công việc vào một khu vực. - Các phòng cho công việc loại III không có đòi hỏi gì đặc biệt. Nên trang bị phòng tắm và phòng riêng để bảo đong chia các dung dịch. Công việc loại III có thể gây bẩn phóng xạ cho không khí (thao với các loại bột, làm bốc hơi dung dịch, các chất dễ bay hơi , xả khí phóng xạ) nên phải thực hiện trong tủ hút, bàn ghế làm việc phải phủ bằng những vật liệu ít hấp thụ. - Các phòng cho công việc loại II cần phải bố trí ở một phần riêng của tòa nhà, cách ly bởi các phòng khác. Trong số các phòng này cần có phòng vệ sinh phóng xạ hoặc phòng cách ly phóng xạ với phòng tắm và phòng kiểm Trang 11 An toàn khi sử dụng nguồn phóng xạ hở Nhóm 4 tra bức xạ ở lối ra. Trong phòng thí nghiệm loại II phải trang bị tủ hút hoặc tủ bốc. - Các phòng cho công việc loại I cần phải bố trí ở tòa nhà riêng hoặc ở phần cách ly của tòa nhà, có lối vào riêng buộc phải đi qua phòng vệ sinh phóng xạ. Các phòng loại I được chia làm 3 vùng: + Vùng 1: gồm các camera, tủ bốc và các thiết bị kín, các phòng đặt thiết bị công nghệ, đường ống, … là những nguồn gây bẩn phóng xạ chủ yếu. + Vùng 2: gồm các phòng vận chuyển, sửa chữa cần người đến chăm sóc định kỳ, là nơi sửa chữa và làm các việc liên quan để tháo lắp thiết bị công nghệ, nơi xếp dỡ các vật liệu phóng xạ, bảo tạm thời và loại bỏ chất thải phóng xạ. + Vùng 3: gồm các phòng có người làm việc thường xuyên, phòng điều khiển,… Để loại trừ khả năng đưa bẩn từ vùng 2 sang vùng 3 thì cần có phòng cách ly phóng xạ đặt giữa hai vùng. - Trường hợp cơ sở tiến hành cả 3 loại công việc thì các phòng thí nghiệm cũng phải sắp xếp tập trung theo khu vực cho từng công việc. - Trong các phòng làm việc loại I và II, bảng điều khiển chung, các hệ thống sưởi ấm, cấp khí, không khí nén, dẫn nước và các cụm điện cần phải để ở bên ngoài các phòng làm việc chính. - Thao tác với chất phóng xạ trong các camera và tủ bốc, phải thực hiện bằng các phương tiện thao tác từ xa bằng găng tay kín đã gắn sẵn ở mặt trước tủ bốc. Việc điều khiển các đường ống dẫn không có bức xạ (khí, nước, chân không, …) cũng phải thực hiện trên các bảng đã lắp sẵn ở mặt trước tủ. - Khi sắp xếp chỗ làm việc ở các phòng thao tác, phải bố trí thiết bị và các phương tiện sao cho người làm việc dễ tới lui sử dụng, dễ thay đổi tư thế làm việc hợp lý theo đặc điểm tâm sinh lý và tầm vóc của con người. Trang 12 An toàn khi sử dụng nguồn phóng xạ hở Nhóm 4 - Khi chế tạo các thiết bị công nghệ và bảo vệ, cần phải dùng các vật liệu kém hấp thụ. Lớp sơn phủ phải bền vững đối với các chất được dùng, với các thuốc thử và các dung dịch kiềm hay axit khử hấp thụ. - Nền, tường của phòng thuộc công việc loại I và II (kể cả trần của vùng sửa chữa và vùng đặt thiết bị) cần phải phủ bằng các liệu đặc biệt, kém hấp thụ, bền vững với các chất tẩy rửa. Mép các lớp phủ sàn phải nâng cao và dính sát vào tường. Nếu phòng có đường rãnh thoát nước riêng thì nền nhà cần phải làm dốc. Góc phòng phải luợn cong. Các cửa ra vào, cửa sổ phải có dáng hình đơn giản nhất. - Việc sơn trát các phòng phải kết hợp một cách hợp lý giữa yêu cầu tẩy xạ hữu hiệu và phòng ngừa sự mỏi mệt của thị giác. Những phòng có người làm việc thường xuyên nên dùng màu sáng, những phòng không làm việc thường xuyên (phòng sửa chữa) cũng nên dùng màu sáng nhưng khác đi. - Chiều cao của các phòng làm việc với chất phóng xạ căn cứ theo yêu cầu của tiêu chuẩn xây dựng công nghiệp. Với công việc loại I và II thì diện tích tối thiểu cho một người làm việc là 10 m2. - Bề mặt các thiết bị và đồ gỗ phải nhẵn, kết cấu đơn giản và sơn phủ bằng loại vật liệu kém hấp thụ, dễ tẩy xạ. Các thiết bị sử dụng và đồ gỗ phải đánh dấu riêng và để cố định ở các phòng của từng loại việc, từng vùng. Muốn chuyển từ nơi này sang nơi khác phải kiểm xạ trước. - Nếu có điều kiện lựa chọn chất phóng xạ để làm thì nên chọn chất có mức nguy hiểm bức xạ thấp. - Chỉ để một lượng tối thiểu chất phóng xạ đủ dùng tại chỗ làm việc. Nên dùng các dung dịch có hoạt độ riêng nhỏ nhất và chỉ nên dùng dạng dung dịch, tránh dùng dạng bột. Số lượng các thao có thể gây ra hao phí chất phóng xạ (san sẻ bột, làm bay hơi, …) cần hạn chế ở mức tối thiểu. Trang 13 An toàn khi sử dụng nguồn phóng xạ hở Nhóm 4 - Khi làm việc với chất phóng xạ, nên dùng các màng chất dẻo, giấy lọc hoặc các vật liệu tương tự loại chỉ dùng một lần để tránh nhiễm bẩn lên bề mặt thiết bị và phòng làm việc. Công việc nên tiến hành trên khay, màng làm bằng vật liệu kém hấp thụ. - Khi làm việc với chất phóng xạ , mỗi cơ sở cần dành riêng một buồng hay chỗ để lưu giữ những phương tiện dùng để tẩy xạ (dung dịch tẩy xạ, dụng cụ làm vệ sinh nhà cửa). Các biện pháp an toàn khi sử dụng nguồn phóng xạ hở: Giảm liều bức xạ do chiếu ngoài: Nguồn phóng xạ hở khi ở ngoài cơ thể có thể gây liều chiếu xạ ngoài. Có 3 biện pháp giảm liều bức xạ chiếu ngoài của các nguồn phóng xạ hở: thời gian, khoảng cách và che chắn. - Thời gian: Thời gian nhân viên thao tác tiếp xúc gần nguồn xạ càng ít càng tốt, vì liều chiếu xạ tích lũy tỷ lệ thuận với thời gian tiếp xúc với nguồn. - Khoảng cách: Vì suất liều tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách từ nhân viên thao tác tới vị trí nguồn xạ, nên càng ở khoảng cách xa với nguồn càng tốt. Nên tránh tiếp xúc trực tiếp với nguồn bằng cách sử dụng các thanh gắp dài. Khu vực nghiên cứu bệnh (chẳng hạn như phòng vẽ họa đồ) được sắp xếp sao cho nhân viên tới vận chuyển thiết bị tại một khoảng cách hợp lý (khoảng 2 m) từ bệnh nhân. Thiết kế những khu vực riêng biệt cho bệnh nhân được tiêm phóng xạ, những người thân, những người phục vụ và những bệnh nhân không có nhu cầu phải tiêm phóng xạ. Khu vực tiếp nhận bệnh nhân không được sử dụng như là khu vực chờ đợi đối với các bệnh nhân xạ. Trang 14 An toàn khi sử dụng nguồn phóng xạ hở Nhóm 4 - Che chắn: Thường dùng chì để che chắn các chai lọ, máy phát, bình chứa các ống tiêm. Sử dụng kính chì là rất thuận lợi cho việc quan sát và đồng thời làm giảm liều xạ, đặc biệt đối với bức xạ gamma năng lượng thấp và các tia X ( 200 keV). Việc định chuẩn liều phải được thực hiện trong một khu vực được che chắn bằng các tấm hay gạch chì để tránh các liều chiếu không cần thiết trong khoảng thời gian đo hoạt độ thuốc phóng xạ. Các liều da đối với các ngón tay cầm ống tiêm chứa phóng xạ cần phải được ước tính trước (ước tính liều bức xạ cực đại khi sử dụng các ống tiêm không được che chắn). Giảm liều bức xạ do chiếu trong - Không được ăn uống, hút thuốc và làm việc dùng mỹ phẩm trong các khu vực có nguồn hở. - Mặc áo choàng, găng tay phòng thí nghiệm khi cầm, nắm, sử dụng các nguồn phóng xạ. - Không được cất giữ chung các thức ăn, nước uống với các nguồn phóng xạ, chẳng hạn cùng cất giữ chung trong các tủ lạnh của phòng thí nghiệm. - Tuyệt đối không sử dụng, điều khiển các pipet bằng miệng. Trang 15 An toàn khi sử dụng nguồn phóng xạ hở Nhóm 4 - Phải rửa sạch tay sau khi làm việc với các nguồn phóng xạ. - Công việc nên được thực hiện trên một tấm đệm lót để hứng sự đổ tràn và ngăn chặn sự bắn tung tóe của chất lỏng phóng xạ. - Thực hiện công việc với các khí phóng xạ hay với các chất phóng xạ dễ bay hơi (chẳng hạn như dung dịch iôt đậm đặc) trong một tủ hút thông khí. - Giữ ngăn nắp, sạch sẽ các khu vực làm việc. Cặn bã phóng xạ, các tấm đệm nhiễm bẫn, v.v. nên được thải hồi nhanh chóng. - Các khu vực cất, chứa chất phóng xạ (như tủ box) không được sử dụng để cất, chứa các vật khác, như là các văn phòng phẩm hay các giẻ lau. - Sự nhiễm xạ không cần thiết ở các công tắc đèn, các núm cửa và những vật dụng khác, có thể gây nên sự nhiễm bẩn không mong đợi đối với con người cho nên cần phải tránh. - Không nên sử dụng các vật chứa đựng với các gờ sắc hoặc nhọn để đựng các chất phóng xạ. - Nên cất các chất phóng xạ khi chúng không được sử dụng. Trang 16 An toàn khi sử dụng nguồn phóng xạ hở Nhóm 4 - Cẩn thận khi tiếp xúc với động vật bị nhiễm xạ để tránh bị cắn hoặc bị cào xước. - Nhân viên bức xạ phải được cấp giấy lau dùng một lần và khăn mùi xoa giấy; phải có thùng chứa thải đặc biệt cho những thứ này và coi chúng như là chất thải phóng xạ. - Quần áo bảo hộ: + Mỗi cá nhân đều phải mang quần áo bảo hộ thích hợp khi làm việc trong vùng có vật liệu phóng xạ hở; phải đeo găng tay khi làm việc với vật liệu phóng xạ hở để tránh nhiễm xạ ở da; chỉ sử dụng găng tay một lần trừ khi chúng được kiểm tra và thấy sạch. + Quần áo bảo hộ có màu hoặc dấu hiệu khác nhau để dễ nhận biết. Không được dùng chúng bên ngoài vùng không có nhiễm xạ. + Quần áo cá nhân phải để trong phòng thay tách biệt. Khi thay quần áo, phải cẩn thận để tránh nhiễm xạ vào quần áo cá nhân. Thiết kế phòng thí nghiệm: - Nên định vị tủ box và các khu vực chứa, cất các chất phóng xạ ở các vị trí cách xa khu vực làm việc bận rộn khác, các hành lang công cộng, các văn phòng thư ký, v.v. và cách xa các phòng đếm phông thấp và phòng vẽ đồ hình. - Các bề mặt nơi làm việc và sàn nhà phải được kiến trúc bằng phẳng, không hấp thụ và không có các vết nứt rạn và kẽ nứt. - Các bàn ghế làm việc phải đủ cứng, chắc để có thể đặt các tấm chì che chắn. - Các bồn và chậu rửa nên có sẵn, thuận lợi ở nơi mà các chất phóng xạ hở được vận dụng để sử dụng. Các chậu, thau, thùng trong các tủ box phải có các cần điều khiển bằng chân hoặc bằng khủy tay để dễ sử dụng. Trang 17 An toàn khi sử dụng nguồn phóng xạ hở Nhóm 4 - Khi thiết kế phòng thí nghiệm, sao cho cất trữ riêng biệt các đồ bằng thủy tinh và các công cụ làm việc (chẳng hạn: các kẹp gắp, các thiết bị khuấy trộn,…) mà không sử dụng cho các chất phóng xạ, để ngăn chặn sự nhiễm bẫn không cần thiết hay sự nhầm lẫn với những mục hạng tương tự được sử dụng với những dự phòng cho chất phóng xạ. Biện pháp an toàn bức xạ trong trường hợp đổ tràn: Khi có sự đổ tràn các chất phóng xạ hở thì các bước giải quyết sự cố đổ tràn là: thông báo, giám sát và tẩy xạ. Thông báo cho các cá nhân trong khu vực làm việc trực tiếp rằng một sự cố đổ tràn đã xảy ra, để họ có thể tránh được sự nhiễm bẩn nếu có thể. Các cá nhân bên ngoài khu vực nhiễm bẩn trực tiếp phải được thông báo để họ không đi vào bên trong khu vực này. Cán bộ chuyên trách an toàn bức xạ phải được thông báo để họ có thể bắt đầu giải quyết sự cố càng sớm càng tốt. Nhân viên phòng thí nghiệm phải nỗ lực giám sát sự cố đổ tràn để ngăn chặn sự trải rộng của nhiễm bẩn. Xếp đặt thẳng đứng và ngay ngắn các chai lọ có nắp đậy phía trên. Vứt bỏ các tấm đệm chân sau sự cố đổ tràn. Đóng kín các cửa ra vào để ngăn chặn sự dò thoát các son khí phóng xạ (các khí, bột, …). Tránh sự thâm nhập bất ngờ đối với người chưa được thông báo cho biết có sự cố đổ tràn. Trang 18 An toàn khi sử dụng nguồn phóng xạ hở Nhóm 4 (Thiết bị cảnh báo sớm phóng xạ ) Sử dụng máy cảnh báo nhiễm bẩn cá nhân để phân biệt các nhân viên bị nhiễm bẩn hay không bị nhiễm bẩn. Để tránh sự lan rộng nhiễm bẩn phóng xạ, các cá nhân bị nhiễm bẩn không được phép rời khỏi khu vực cho tới khi họ được tẩy xạ, và các cá nhân không bị nhiễm bẩn không phép đi vào bên trong khu vực đổ tràn. Thực hiện việc cảnh báo nhiễm bẩn bằng việc sử dụng một máy cảnh báo phóng xạ nhạy thích ứng với loại bức xạ liên quan (mỗi phòng thí nghiệm nên có một máy đo GM cửa sổ mỏng cầm tay để vận dụng trong các tình huống như vậy). Sau khi tẩy xạ khu vực làm việc thì phải tẩy xạ cá nhân ngay. Các nhân viên thực hiện việc tẩy xạ phải mặc quần áo bảo hộ chuyên biệt để tránh nhiễm bẩn bản thân họ trong quá trình tẩy xạ. Nếu da bị nhiễm bẩn thì té mạnh nước vào để tẩy. Cần có những chú ý đặc biệt đối với nhiễm bẩn ở vết thương cắt da, ở mắt, mũi và miệng. Cởi bỏ quần áo nhiễm bẩn và đựng trong túi nhựa. Khi xác định chính xác vùng nhiễm bẩn cá nhân thì cần thiết tắm bằng vòi sen để tẩy xạ và tránh sự trải rộng nhiễm bẩn. Không nên thực hiện việc tẩy xạ phòng thí nghiệm và các khu vực làm việc khi không có sự quan sát của một chuyên trách về an toàn bức xạ. Nếu bề mặt và sàn nhà nơi làm việc được chế tạo từ các chất không hấp thụ, thì xà Trang 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan