Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Khoa học tự nhiên Vật lý Bài giảng lịch sử sử học...

Tài liệu Bài giảng lịch sử sử học

.PDF
103
2382
120

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 PHAN THỊ THÚY CHÂM BÀI GIẢNG LỊCH SỬ SỬ HỌC HÀ NỘI 2013 2 LỜI NÓI ĐẦU Mỗi ngành khoa học đều có lịch sử của nó: sự ra đời, quá trình phát triển và triển vọng. Sự hiểu biết về lịch sử như vậy giúp cho người đọc hiểu sâu sắc hơn bộ môn đang nghiên cứu. Nó cũng có tác dụng đến việc giáo dục tư tưởng, tình cảm, thái độ của thế hệ sau trong việc kính trọng, biết ơn những người đã góp phần hình thành và phát triển khoa học, xác định trách nhiệm của mình trong việc thừa kế thành tựu khoa học và thúc đẩy khoa học tiếp tục phát triển tiến lên. Khoa học lịch sử cũng có lịch sử của mình và việc nghiên cứu Lịch sử sử học cũng có tác dụng về mặt giáo dục, giáo dưỡng và phát triển cho người học, người nghiên cứu. Bài giảng “Lịch sử sử học” gồm hai phần sau: Phần 1: Lịch sử sử học Việt Nam tập trung vào các vấn đề chủ yếu sau đây: - Bối cảnh lịch sử của các nền sử học ở nước ta, kể từ khi sử học được hình thành. - Những thành tựu đạt được cũng như những hạn chế của sử học mỗi thời đại. - Từ đó rút ra nhiệm vụ và yêu cầu đối với nền sử học của nước ta hiện nay. Phần 2: Lịch sử sử học thế giới tập trung vào các vấn đề chủ yếu sau đây: - Con đường phát triển của khoa học lịch sử thế giới các thời đại, những điểm khác nhau, đối lập nhau về quan điểm phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu và nội dung khoa học. - Cuộc đấu tranh gay go, phức tạp trong lĩnh vực lịch sử sử học. - Những bước phát triển lớn của khoa học lịch sử thế giới do sự đóng góp của nhiều quốc gia, dân tộc. Trong khuôn khổ một bài gảng với số giờ quy định, tôi không thể trình bày nhiều vấn đề về lịch sử mà chỉ giới hạn trong một số điểm cơ bản nhất để đạt được mục tiêu đề ra. Là một tài liệu để sinh viên tự học, nghiên cứu nên bài giảng có một số câu hỏi và bài tập để hướng dẫn học sinh thực hiện. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa cùng đồng nghiệp và sinh viên khoa Lịch sử trường Đại học sư phạm Hà Nội 2, các nhà khoa học đã đóng góp ý kiến để bài giảng được hoàn thiện hơn. Bài giảng là kết quả cộng tác của các giảng viên khoa Lịch sử trường Đại học sư phạm Hà Nội 2, song không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi hi vọng nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các bạn đọc cả về nội dung, hình thức, phương pháp nghiên cứu và trình bày để bài giảng được hoàn thiện hơn nhằm phục vụ hiệu quả hơn trong chương trình giảng dạy, học tập và nghiên cứu bộ môn Lịch sử sử học. Trân trọng cảm ơn. Tác giả Phan Thị Thúy Châm 3 4 MỤC LỤC MỞ ĐẦU: ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................... 7 1. Khái niệm Lịch sử sử học ..................................................................................................... 7 2. Đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu ............................................................... 8 3. Cơ sở phương pháp luận của việc nghiên cứu lịch sử sử học ............................................... 9 CÂU HỎI – BÀI TẬP ............................................................................................................ 10 PHẦN 1: LỊCH SỬ SỬ HỌC VIỆT NAM ............................................................................. 11 Chương 1: SỬ HỌC VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ X ĐẾN NỬA SAU THẾ KỈ XIX ......... 11 1.1. Điều kiện ra đời của nền sử học Việt Nam ...................................................................... 11 1.2. Sử học Việt Nam từ thế kỉ X – XV .................................................................................. 13 1.3. Sử học Việt Nam thế kỉ XV – XVIII ............................................................................... 17 1.4. Sử học Việt Nam thế kỉ XVIII ......................................................................................... 20 1.5. Sử học Việt Nam thế kỉ XIX............................................................................................ 21 CÂU HỎI – BÀI TẬP ............................................................................................................ 27 Chương 2: SỬ HỌC VIỆT NAM TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XIX ĐẾN 1945 ........................ 28 2.1. Những biến đổi của lịch sử Việt Nam ............................................................................. 28 2.2. Những thành tựu mới của sử học ..................................................................................... 31 CÂU HỎI – BÀI TẬP ............................................................................................................ 41 Chương 3: SỬ HỌC VIỆT NAM TỪ 1945 ĐẾN NAY ......................................................... 42 3.1. Những điều kiện mới cho sự phát triển của sử học.......................................................... 42 3.2. Thành tựu của sử học ....................................................................................................... 44 3.3. Nhiệm vụ, yêu cầu phát triển của sử học Việt Nam hiện nay .......................................... 56 CÂU HỎI – BÀI TẬP ............................................................................................................ 56 PHẦN 2: LỊCH SỬ SỬ HỌC THẾ GIỚI............................................................................... 57 Chương 4: SỬ HỌC THỜI CỔ ĐẠI....................................................................................... 57 4.1. Sự xuất hiện của lịch sử ................................................................................................... 57 4.2. Sử học phương Đông cổ đại ............................................................................................ 57 4.3. Sử học phương Tây cổ đại ............................................................................................... 60 CÂU HỎI – BÀI TẬP ............................................................................................................ 64 Chương 5: SỬ HỌC THỜI TRUNG ĐẠI .............................................................................. 65 5.1. Khái quát sử học thời trung đại ........................................................................................ 65 5.2. Sử học phương Tây thời trung đại ................................................................................... 66 5.3. Sử học phương Đông thời trung đại ................................................................................ 72 CÂU HỎI – BÀI TẬP ............................................................................................................ 77 Chương 6: SỬ HỌC THỜI CẬN ĐẠI .................................................................................... 78 5 6.1. Sử học thời khai sáng ....................................................................................................... 78 6.2. Sử học từ thế kỉ XIX – đầu XX ....................................................................................... 81 6.3. Sự ra đời và phát triển của sử học Mácxít ....................................................................... 88 CÂU HỎI – BÀI TẬP ............................................................................................................ 90 Chương 7: SỬ HỌC THỜI KÌ HIỆN ĐẠI ............................................................................. 92 7.1. Sử học mácxít từ 1917 đến nay........................................................................................ 92 7.2. Sử học Tư sản thời kì hiện đại ......................................................................................... 94 CÂU HỎI – BÀI TẬP .......................................................................................................... 100 TỔNG KẾT ............................................................................................................................. 101 TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................... 102 6 MỞ ĐẦU ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để hiểu rõ bộ môn Lịch sử sử học với tư cách là một khoa học, chúng ta cần nắm vững một số vấn đề phương pháp luận có liên quan đến môn học: - Lịch sử sử học là môn khoa học, cũng là một môn học ở trường đại học, có ý nghĩa về mặt nghiên cứu và dạy học lịch sử. - Xác định rõ đối tượng, chức năng, nhiệm vụ của Lịch sử sử học. - Phương pháp nghiên cứu, học tập bộ môn. Những vấn đề này được giải quyết trên cơ sở những kiến thức về phương pháp luận sử học đã nghiên cứu. 1. Khái niệm Lịch sử sử học Khái niệm “lịch sử” có nhiều nghĩa khác nhau, trong đó nổi lên hai nghĩa chính, đó là: Quá trình phát sinh, phát triển khách quan của tự nhiên và xã hội, diễn ra theo thứ tự thời gian (thường dùng chỉ phát triển của xã hội loài người). Nhận thức về quá trình phát triển của xã hội loài người trên tất cả các mặt của đời sống con người. Nhận thức lịch sử có ngay từ lúc con người xuất hiện, nhưng khoa học lịch sử ra đời từ thời cổ đại và trở thành một khoa học thực sự khi dựa vào chủ nghĩa duy vật lịch sử. Khoa học lịch sử bao gồm nhiều ngành: Lịch sử dân tộc, Lịch sử thế giới, Lịch sử các chuyên ngành… Khoa học lịch sử không những khôi phục bộ mặt xã hội đã qua mà còn vạch ra quy luật phát triển xã hội, giúp cho nhận thức đúng quá khứ và đoán định sự phát triển tương lai. Lịch sử sử học ra đời trong quá trình phát triển của khoa học lịch sử, là một ngành học trong đại gia đình khoa học lịch sử. Tuy nhiên, bộ môn này cũng mới hình thành, cách đây không lâu lắm. Thuật ngữ “Lịch sử sử học” tương ứng với thuật ngữ “historiographie” của Pháp, “intorriografia” của Nga và nhiều thuật ngữ có gốc chữ viết Latinh khác. Thuật ngữ này có nhiều nghĩa khác nhau, song có hai nghĩa chủ yếu: - Chỉ toàn bộ những công trình nghiên cứu về một đề tài nhất định hay về một thời kì lịch sử. Nó còn chỉ toàn bộ tác phẩm sử học của một nước, một giai cấp, một thời đại dựa trên cơ sở lý luận, khuynh hướng tư tưởng nhất định, như sử học Pháp, sử học Trung Quốc, sử học mácxít… - Là khoa học nghiên cứu lịch sử khoa học Lịch sử. Đối với chúng ta, thuật ngữ Lịch sử sử học, được hiểu đó là một khoa học chuyên nghiên cứu lịch sử của khoa học lịch sử (quá trình hình thành, phát triển thông qua việc tìm hiểu và tích lũy tri thức lịch sử, việc xác lập các quan điểm, các khuynh hướng, tác giả, các thời đại phát triển của sử học…). Là một khoa học nên lịch sử sử học cũng có đối tượng, chức năng, 7 nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu của mình. Cũng như các khoa học khác, Lịch sử sử học với tư cách là một khoa học thể hiện ở việc tổng kết những hiểu biết của con người về lịch sử, đạt tới trình độ khái quát, trừu tượng hóa, đi sâu vào bản chất, phát hiện quy luật của việc nhận thức lịch sử, tiếp cận chân lí, phục vụ việc nghiên cứu lịch sử. 2. Đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu a) Đối tượng Lịch sử sử học nghiên cứu quá trình ra đời, phát triển của bản thân khoa học lịch sử. Để trở thành một khoa học, sử học phải trải qua một thời kỳ lâu dài từ khi con người xuất hiện và nhận thức về lịch sử, vì vậy lịch sử sử học phải nghiên cứu cả những thời kỳ trước đó, khi xã hội chưa xuất hiện giai cấp và nhà nước, cả những hình thức văn hóa dân gian, truyền miệng, các câu truyện thần thoại… Cũng như các khoa học khác, đối tượng của Lịch sử sử học là hiện thực, vận động hợp quy luật với tính đa dạng muôn màu muôn vẻ của mình. Đối tượng của Lịch sử sử học có cùng một khách thế của nhiều ngành khoa học lịch sử, song cũng có đối tượng riêng của mình. b) Nhiệm vụ Nhiệm vụ của Lịch sử sử học được quy định bởi chức năng của nó. Trong khía cạnh này, Lịch sử sử học không đơn giản chỉ là việc liệt kê lại hoặc tổng kết lại những công việc nghiên cứu, thành tựu thu được qua quá trình nghiên cứu lịch sử của các thời đại, mà là toàn bộ quá trình hình thành, phát triển của bản thân khoa học lịch sử, thông qua việc nghiên cứu và tìm hiểu nội dung khoa học, những thành tựu, tư tưởng sử học… Do yêu cầu nghiên cứu lịch sử một cách toàn diện ở mọi khía cạnh của cuộc sống xã hội loài người, mà lịch sử sử học là một khoa học thuộc khoa học lịch sử, vì thế nó có liên quan chặt chẽ với nhiều lĩnh vực lịch sử văn học, lịch sử kinh tế, lịch sử tư tưởng… Tóm lại, Lịch sử sử học có nhiệm vụ khách quan và cụ thể sau đây: - Tìm hiểu sự tích lũy tri thức lịch sử của xã hội loài người từ thời nguyên thủy đến ngày nay, chủ yếu từ khi khoa học lịch sử hình thành trong xã hội có giai cấp. - Những thành tựu nghiên cứu lịch sử của cả nhân loại qua các chặng đường phát triển của xã hội, gắn liền với bối cảnh, điều kiện cụ thể của lịch sử loài người cũng như lịch sử mỗi dân tộc, thời đại. - Tác dụng của sử học đối với sự phát triển của xã hội nói chung, mỗi thời kỳ nói riêng. - Khuynh hướng, quan điểm, tư tưởng của một nền sử học, những cuộc đấu tranh trên lĩnh vực sử học giữa các giai cấp khác nhau, thù địch trong xã hội. - Tích lũy phương pháp sưu tầm tư liệu, nghiên cứu lịch sử có những điểm chung cho các nền sử học, đánh giá sử học, sự kế thừa và phát triển của sử học. - Ghi chép cuộc đời, sự nghiệp của các nhà sử học, đánh giá các công trình nghiên cứu tiêu biểu theo các quan điểm khác nhau, đối với chúng ta là quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Việc nghiên cứu những vấn đề chủ yếu trên góp phần tích cực vào việc đẩy mạnh và phát triển khoa học lịch sử, nó giúp cho các nhà sử học hiện nay và thế hệ sau rút ra nhiều bài học 8 kinh nghiệm bổ ích về mặt phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu và cả một số vấn đề về nội dung. c) Phương pháp nghiên cứu Bộ môn dựa trên hai phương pháp cơ bản là phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic để miêu tả, khôi phục lại đúng bộ mặt của sử học trong những điều kiện lịch sử, xã hội nhất định. Tuy nhiên, trong nghiên cứu cần tránh việc miêu tả dài dòng, liệt kê nặng nề, chất đống tài liệu, mà phải dựa vào những sự kiện cơ bản, những tài liệu chính xác, điển hình, đầy đủ để khôi phục lại bức tranh quá khứ của sử học đúng như nó tồn tại. Khi sử dụng các phương pháp cụ thể, cần coi trọng phương pháp tiếp cận, tìm hiểu trực tiếp các tác phẩm sử học của thời đại. Qua đó, sẽ tìm hiểu, nghiên cứu được tác giả, tác phẩm, các khuynh hướng tư tưởng và trường phái khác nhau, tìm thấy sự đa dạng của sử học. 3. Cơ sở phương pháp luận của việc nghiên cứu lịch sử sử học Trên cơ sở quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh để phân tích, đấu tranh phê phán, rút ra bài học kinh nghiệm của sử học qua các thời đại, để tiếp thu những yếu tố tích cực, tiến bộ cho sự phát triển của sử học và phục vụ có hiệu quả sự nghiệp cách mạng hiện nay. Những nguyên tắc, phương pháp luận mác xít, tư tưởng Hồ Chí Minh chỉ đạo một số vấn đề cụ thể trong nghiên cứu, học tập Lịch sử sử học, tập trung vào những vấn đề sau: - Thứ nhất, mối quan hệ giữa tài liệu – sự kiện với khái quát – lý luận, là một yêu cầu rất quan trong trọng nghiên cứu về lịch sử sử học. Việc nghiên cứu lịch sử sử học phải dựa trên tri thức cụ thể về bối cảnh lịch sử - xã hội, điều kiện hình thành và phát triển của một nền sử học, phải dựa vào những thành tựu nghiên cứu cụ thể của khoa học lịch sử ở từng thời đại, của mỗi nước, mỗi giai cấp, phải tìm hiểu các tác phẩm, công trình lịch sử. Việc nghiên cứu Lịch sử sử học phải xuất phát từ thức tế khách quan, đó là tái hiện sự kiện. Khi nghiên cứu Lịch sử sử học, trên cơ sở tài liệu sự kiện cụ thể phải tiến tới khái quát – lý luận. - Thứ hai, vấn đề phân kì lịch sử sử học. Đây là một trong những vấn đề trọng tâm về phương pháp luận trong nghiên cứu lĩnh vực này. Việc phân kỳ lịch sử phải dựa trên cơ sở học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa Mác – Lênin, gắn với việc tìm hiểu cụ thể các chế độ xã hội, chính trị khác nhau trong lịch sử. Tiêu chí của sự phân kì lịch sử sử học: Phải dựa vào sự phân kỳ lịch sử thế giới và dân tộc. Bởi vì quá trình hình thành, phát triển của các nền sử học kế tiếp nhau gắn liền với các thời kì của lịch sử dân tộc và thế giới. Phải xác định được những mốc lớn, những sự kiện quan trọng trong nghiên cứu lịch sử, đánh dấu sự phát triển trong quá trình phát triển của sử học. Vì vậy, phân kì lịch sử sử học không phải lúc nào cũng trùng khớp với phân kì lịch sử mà có những nét riêng. Trên đây là một vài nguyên tắc cơ bản của phương pháp luận nghiên cứu lịch sử sử học, ngoài ra chúng ta còn phải chú ý đến những nguyên tắc khác như vận dụng đến những phương pháp lịch sử và phương pháp lôgíc. 9 CÂU HỎI – BÀI TẬP 1. Những cơ sở nào xác định Lịch sử sử hoc là một khoa học? 2. Nêu rõ Lịch sử sử học có quan hệ với khoa học nào và cần thực hiện nguyên tắc liên môn trong nghiên cứu như thế nào? 3. Trình bày những nguyên tăc cơ bản cần tuân thủ trong nghiên cứu, học tập Lịch sử sử học? 4. Vì sao phải học tập, nghiên cứu Lịch sử sử học? 10 PHẦN 1: LỊCH SỬ SỬ HỌC VIỆT NAM Chương 1: SỬ HỌC VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ X ĐẾN NỬA SAU THẾ KỈ XIX 1.1. Điều kiện ra đời của nền sử học Việt Nam 1.1.1. Xã hội phải bước sang thời kì có giai cấp và nhà nước Việt Nam có lịch sử lâu đời, do điều kiện địa lí và điều kiện tự nhiên thuận lợi nên hàng vạn năm cách ngày nay trên đất nước ta đã có con người sinh sống. Và có thể khẳng định Việt Nam là một trong những cái nôi của loài người, là nơi phát sinh và phát triển của con người. Ănghen nói: “Con người bắt đầu từ đâu thì quá trình tư duy cũng bắt đầu từ đó”, vì vậy ngay từ khi xuất hiện, con người trên đất nước ta đã có ý thức tìm hiểu về nguồn gốc, tổ tiên cũng như đời sống sinh hoạt của mình. Như vậy, việc tìm hiểu về tự nhiên, xã hội, bản thân mình và lịch sử là một nhu cầu tất yếu, từ đó đúc kết kinh nghiệm và phục vụ cho cuộc sống hiện tại. Xã hội phải bước sang thời kì có giai cấp và nhà nước thì nền sử học Việt Nam mới có điều kiện ra đời: Nhà nước văn Lang – Âu Lạc ra đời tuy còn sơ khai nhưng nó đã đặt nền móng cho sự phát triển của đất nước ở các thời kì sau. Đặc biệt, bắt đầu từ thế kỉ X đất nước ta giành được độc lập, tự chủ sau hơn 1.000 năm Bắc thuộc, dân tộc ta càng có ý thức trong việc đấu tranh dựng nước và giữ nước. Từ đây, các vương triều Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê Sơ… bắt tay vào xây dựng đất nước. Và việc xây dựng một nền sử học dân tộc đến thời Lý chính thức được ra đời. 1.1.2. Chữ viết xuất hiện Trước khi có chữ viết, nhân dân Việt Nam đã thể hiện những kiến thức, quan niệm sống, kinh nghiệm và sự hiểu biết của mình qua những câu chuyện thần thoại, cổ tích, truyền thuyêt, ca dao, tục ngữ… Nội dung những câu chuyện này tuy phần nào mang tính hoang đường, huyền bì nhưng đều thể hiện khát vọng sống vươn lên phía trước của con người. Nếu lược bỏ đi những yếu tố hoang đường thì nó lại trở thành nguồn tư liệu lịch sử quý báu. Ví dụ như, các câu chuyện thần thoại Lạc Long Quân – Âu Cơ, Sơn Tinh – Thủy Tinh, Thánh Gióng… đều phản ánh quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Nền sử học chỉ ra đời và phát triển khi có chữ viết. Chữ viết mới được dùng ở nước ta vào khoảng trên 1000 năm, còn văn học dân gian đã tồn tại từ rất lâu. Khi chữ viết chưa ra đời tức là nền sử học Việt Nam cũng chưa được hình thành. Tuy nhiên, do nhu cầu muốn hiểu biết về thiên nhiên, về xã hội, về chính bản thân con người… từ lâu ông cha ta đã sử dụng văn học dân gian. Nhờ có chữ viết mà các kiến thức, kinh nghiệm và sự hiểu biết… của con người được ghi chép lại và truyền lại cho thế hệ sau học tập. 1.1.3. Đất nước được độc lập, tự chủ Bước sang thế kỉ X, với việc họ Khúc dựng quyền tự chủ, sau đó đến kháng chiến chống quân Nam Hán (938) của Ngô Quyền, chúng ta đã hoàn toàn giành lại được quyền độc lập tư chủ, mở ra một thời kì mới trong lịch sử - thời kì phong kiến độc lập.Với việc Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, đất nước ta tiếp tục được ổn định và phát triển. Đến thời Tiền Lê thì ý thức về đất nước, về nguồn gốc dân tộc được biểu hiện thành ý chí quyết tâm bảo vệ nền độc 11 lập mới giành được. Đồng thời cũng biểu hiện ý chí, năng lực tổ chức, xây dựng và quản lí một quốc gia độc lập, thống nhất giàu mạnh và văn minh ngang tầm với phong kiến Trung Hoa. Bắt đầu từ thế kỉ XI (thời kì hình thành và phát triển của chế độ phong kiến dân tộc), dưới thời Lý nước ta bước vào thời kì phục hưng, bước đầu phát triển, sang thời Trần thì trở nên thịnh trị. GS. Trần Văn Giàu nói: Thế kỉ XI, dưới triều Lý là “thời kì phục hưng lớn nhất của dân tộc ta” với hơn 200 năm phần lớn là thịnh trị và dưới triều Trần với gần 200 năm quốc gia Đại Việt tiếp tục phát triển ở mức cao hơn và vững chắc hơn thời Lý, vừa hùng mạnh, vừa thịnh vượng, vừa văn minh vào bậc cao ở Đông Nam Á thời bấy giờ… Đến đây, lại có thêm một điều kiện và tiền đề cho sự ra đời của nền sử học nước ta, vì đất nước được độc lập, tự chủ mới có điều kiện xây dựng một quốc gia hùng mạnh, vững chắc. Khi đó mới có điều kiện để chăm lo và quan tâm đến giáo dục, thi cử, trong đó có việc lo ghi chép sử. 1.1.4. Nền kinh tế phát triển Nền tảng kinh tế đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của đất nước trên tất cả các mặt chính trị, văn hóa, xã hội. Khi nền kinh tế phát triển cao, đất nước ổn định, đời sống nhân dân được ấm no thì khi đó các triều đại mới quan tâm đến phát triển văn hóa, trong đó có việc ghi chép sử học. Ở nước ta, trải qua các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, nền kinh tế nước ta dần ổn định và có bước phát triển nhất đinh. Sang đến triều Trần (XIII) , khi nền kinh tế phát triển thịnh đạt thì nền sử học dân tộc mới chính thức ra đời và tiếp tục được phát triển ở các thời kì sau. 1.1.5. Nhu cầu ghi chép lịch sử để truyền lại cho đời sau làm những bài học kinh nghiệm quý báu Khai thác tài liệu lịch sử trong văn học dân gian, kể cả trong những lễ hội cổ truyền, chúng ta thấy rõ quan niệm của tổ tiên về nhận thức lịch sử, thái độ đối với con người và sự việc. Qua tài liệu văn học dân gian chúng ta tìm được nhiều tư liệu quý, sau khi được thẩm tra, xử lí khoa học. Việc nhận thức về lịch sử, sau đó truyền lại kinh nghiệm của cuộc sống cho đời sau là một trong những biện pháp tạo nên sức mạnh để dân tộc ta tồn tại và phát triển, vượt qua sự đàn áp, đồng hóa có từ xa xưa của người Việt Nam, đặc biệt là dưới thời Bắc thuộc. Trong thời Bắc thuộc, nội dung của ý thức về đất nước, về nguồn gốc dân tộc là ý thức đấu tranh bảo vệ, duy trì và phát triển nòi giống Việt Nam, chống lại âm mưu đồng hóa của phong kiến Phương Bắc, là ý thức đấu tranh để giành lại nền độc lập, tự chủ cho đất nước ( thể hiện qua các cuộc khởi nghĩa như khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Hai Bà Triệu, Lý Bí, Khúc Thừa Dụ…). Nhờ có quá trình đấu tranh bên bỉ và lâu dài ấy chúng ta đã giành lại độc lập; và đặc biệt bước ra khỏi đêm trường Bắc thuộc, chúng ta không bị đồng hóa hoàn toàn về mặt văn hóa, mà vẫn giữa được những nét văn hóa truyền thống của dân tộc được định hình từ nền văn minh Sông Hồng. Các loại tài liệu chữ viết, tuy bị thất lạc, hư hỏng, mất mát nhiều nhưng là tài sản vô cùng quý giá. Trong đó, tài liệu về lịch sử chiếm một tỷ lệ lớn, thể hiện quá trình hình thành và phát triển của sử học Việt Nam kể từ sau ngày thoát khỏi ách Bắc thuộc. Sự nhận thức của tổ tiên từ buổi đầu dựng nước cũng để lại một nguồn tài liệu văn học dân gian phong phú. 12 Tiếp đó, qua các tài liệu lịch sử giúp chúng ta tìm hiểu về nền sử học của các triều đại phong kiến dân tộc, kể từ sau thế kỉ X. 1.2. Sử học Việt Nam từ thế kỉ X – XV 1.2.1. Bối cảnh lịch sử Đây là thời kì tồn tại của vương triều Lý – Trần. a) Triều Lý (1010 -1225) Trải qua các vương triều Ngô, Đinh, Tiền Lê, đất nước ta đã bắt đầu bước vào thời kì ổn định, ý thức về nền độc lập, tự chủ ngày càng được khẳng định. Đây là sự quá độ bước sang thời kì phát triển ổn định của chế độ phong kiến Việt Nam. Dựa trên nền tảng của các triều đại trước, triều Lý (1010 - 1225) tiếp tục xây dựng đất nước với quy mô lớn hơn. Khi triều Lý được thành lập, công việc đầu tiên mà Lý Thái Tổ làm thực hiện việc dời đô từ Hoa Lư về Đại La (sau chuyển thành Thăng Long) –điều kiện thuận lợi “địa hình rộng mà bằng phẳng, có hướng tựa núi nhìn sông…”nhằm phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước. Rõ ràng, khát vọng của vua Lý Thái Tổ là xây dựng đất nước độc lập, giàu mạnh, dài lâu. Với bài thơ “Sông núi nước Nam” của Lý Thường Kiệt cũng khẳng định quyền độc lập tự chủ của nước Nam là thiêng liêng. Nhà Lý tiến hành xây dựng bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền ngày càng chặt chẽ từ trung ương đến địa phương. Quân đội và luật pháp được chú trọng trong việc xây dụng và bảo vệ đất nước, năm 1042, bộ luật “Hình thư ” được ban hành. Đây là bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta, nó cho thấy sự trưởng thành và ý thức về độc lập dân tộc của một vương triều đang lên. Văn hóa – giáo dục, nhà nước bắt đầu chăm lo, mở mang việc học tập, thi cử để tổ chức quản lí bộ máy nhà nước. Để xây dựng một quốc gia hùng mạnh, nhà Lý cho xây dựng Văn Miếu (1070), Quốc Tử Giám (1076)…, năm 1075, mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn người hiền tài. Tuy nhiên, nội dung học tập và thi cử vẫn dựa vào các bộ Tứ thư, Ngũ kinh, thêm phần Bắc sử - sử của các triều đại phong kiến Trung Quốc thời Hán, Tống, đều lấy Nho giáo làm nền tảng và là thước đo để chọn người hiền tài. Lịch sử dân tộc lúc này vẫn chưa được tổ chức biên soạn nên không thể là nội dung học tập và thi cử. Vì là một triều đại mới thành lập, còn phải lo củng cố chính quyền và đối phó với âm mưu xâm lược của phong kiến phương Bắc nên nhà Lý chưa thể thành lập một Quốc sử Viện để ghi chép sử Đại Việt, mà chỉ có các sử quan chuyên ghi chép những sự kiện trong triều định và nhân dân. Như vậy, dưới thời Lý nhu cầu viết sử, chép sử để ghi lại truyền thống tốt đẹp cho đời sau được coi là một việc làm hết sức cần thiết nhưng chưa thể vì đang lo xây dựng và củng cố chính quyền, nhưng cũng tạo điều kiện cho nền sử học ra đời vào triều đại sau đó. b)Triều Trần(1226 - 1400) Sang nhà Trần, đất nước tiếp tục phát triển vì đã có nền tảng vững chắc từ thời Lý. Về chính trị, tiếp tục xây dựng nhà nước trung ương tập quyền vững mạnh, tổ chức bộ máy nhà nước đã quy củ, các chính sách lớn về kinh tế, văn hóa, xã hội đều được coi trọng và phát triển, trong đó có giáo dục. 13 Về kinh tế, bên cạnh việc chú trọng phát triển tất cả các ngành kinh tế thì các công trình quan trọng như đắp đê, chống lụt lội, thiên tai được tiến hành nhằm đảm bảo sản xuất và cuộc sống của con người. Về văn hóa – xã hội, các chính sách về thuế khóa, quan chế, binh chế, học chế đã quy củ… Tất cả những chính sách này một mặt nhằm củng cố chính quyền, mặt khác tạo điều kiện đẩy mạnh sản xuất để đi tới thời kì phát triển thịnh đạt nhất của chế độ phong kiến Việt Nam. Nhờ vào việc xây dựng đất nước hùng mạnh nên nhân dân ta đã ba lần đánh tan quân Nguyên – Mông xâm lược (1258, 1285 và 1287 - 1288).Việc xây dựng đất nước hùng mạnh và đánh thắng giặc ngoại xâm để bảo vệ nền độc lập dân tộc đã tác động sâu sắc đến toàn bộ đời sống tinh thần của nhân dân ta lúc bấy giờ. Như thế, nhu cầu chép sử, viết sử thời Trần đã được đáp ứng vì đất nước đã phát triển mạnh, có nền tảng từ thời Lý. 1.2.2. Thành tựu của sử học Dưới triều Lý, lịch sử dân tộc vẫn chưa được tổ chức biên soạn, mà ở triều Lý chỉ có các “sử quan” chuyên ghi chép những sự kiện xảy ra trong triều đình và nhân dân. Tác phẩm tiêu biểu là“Sử kí” của Đỗ Thiện. Triều Trần, trong bộ máy nhà nước đã có Viện quốc sử. Đây là cơ quan quốc gia chuyên lo việc sưu tầm và biên soạn lịch sử. Nhiều nhà sử học nổi tiếng đã xuất hiện, nổi bật nhất là Lê Văn Hưu – nhà sử học lớn đầu tiên của Việt Nam. 1.2.3. Tác giả, tác phẩm tiêu biểu * Tác giả Lê Văn Hưu với tác phẩm “Đại Việt sử kí” Lê Văn Hưu (1230 - 1322) người làng Phủ Lý Nam, xã Thiệu Trung, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Ông đỗ Bảng nhãn, đã từng làm Kiêm pháp quan rồi Binh bộ thượng thư, sung chức Hàn Lâm viện học sĩ kiêm Quốc sử viện Giám tu. - Về tên gọi tác phẩm, Đại Việt sử kí tức Sử của nước Đại Việt. Bộ Đại Việt sử kí hoàn thành năm 1272, dưới đời vua Trần Thái Tông. Bộ sử gồm 30 quyển, chép từ đời Triệu Võ Đế (tức Triệu Đà – 207 TCN) đến năm đầu của Lý Chiêu Hoàng (1225). Bộ sách này không còn nữa, nhưng những phần lớn và chủ yếu của nội dung sách được các nhà sử học đời Lê là Ngô Sĩ Liên, Vũ Quỳnh, Phạm Công Trứ, Lê Hy chép lại trong bộ Đại Việt sử kí toàn thư. Qua đó, chúng ta có thế thấy được giá trị và ý nghĩa của bộ Đại Việt sử kí đối với sử học nước ta. - Về phương pháp chép sử, Lê Văn Hưu cũng theo phương pháp biên niên, nhưng có kết hợp với phương pháp sưu tầm tài liệu thực tế, noi gương Tư Mã Thiên đi xem phong thủy các nơi. Ông đã thâu lượm thêm, chỉnh lí các tài liệu lịch sử, ít ra là hình thế núi sông và các địa điểm có liên quan đến các sự kiện lịch sử. Những nơi ông đã đi qua giúp cho việc viết sử của mình được sinh động. - Nội dung bộ Đại Việt sử kí, có “Sự tích các triều đại” và “việc” của các triều đại. Nội dung còn có phần “lệ” hay “nghĩa lệ” (những quy định, phép tắc phải thực hiện), như việc quy định nhà vua mới chết, chưa an tang thì gọi là “đại hành”, khi đã an tang rồi thì mới đặt tên thụy cho nhà vua… Bộ sử còn có những lời bình luận (khen, chê để làm gương cho đời sau). 14 - Giá trị của tác phẩm: Thứ nhất, với Đại Việt sử kí lần đầu tiên diện mạo của lịch sử dân tộc từ Triệu Đà cai trị đến hết triều Lý (1225) đã hiện lên, dù chưa thực sự đúng đắn và chính xác rõ rệt. Thứ hai, Đại Việt sử kí tuy không phải là tư liệu gốc (vì nó lấy nhiều tư liệu từ các sách sử Trung Quốc, từ các ghi chép của các sử quan, từ trong truyền thuyết dân gian được lưu truyền từ đời này sang đời khác), nhưng với nền sử học nước ta nó lại đóng vai trò như tư liệu gốc. Các sử gia sau này có thể lấy đó làm điểm xuất phát, kiểm tra, đối chiếu với các nguồn sử liệu khác để tiếp cận sự thật lịch sử. Thứ ba, Đại Việt sử kí có được những lời bình khá đặc sắc. Ví dụ: “Trưng Trắc, Trưng Nhị là đàn bà hô một tiếng mà khắp nơi hưởng ứng và giành thắng lợi mau chóng, thế mà trong suốt hơn 1000 năm Bắc thuộc, bọn đàn ông chỉ cúi đầu bó tay làm tôi tớ cho người thật đáng xấu hộ với hai chị em họ Trưng”. Những lời bình ấy đã góp phần cổ vũ lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, bồi dưỡng niềm tin ở sức mạnh, nghị lực và tài năng của dân tộc, bồi dưỡng ý chí xây dựng một nước Đại Việt giàu mạnh và văn minh, sánh vai ngang hàng với phong kiến Trung Hoa bấy giờ. Thứ tư, Đại Việt sử kí thể hiện khá rõ một số quan điểm quan trọng về việc viết sử, hình thành hệ thống quan điểm sử học và lối chép sử theo thể biên niên dưới thời phong kiến. Cụ thể: Quán triệt một mục đích rõ ràng là rút ra bài học kinh nghiệm giữ nước, xây dựng nước và cũng là bài học kinh nghiệm trị nước, giữ nước cho vương triều được tồn tại lâu dài. Điều này được thể hiện rõ là Lê Văn Hưu đã dành nhiều đoạn để ca ngợi các anh hùng cứu nước, cổ vũ dân tộc Việt. Ông cũng dành nhiều đoạn để khuyên nhủ các ông vua phải có nhân, có đức. Đại Việt sử kí thể hiện quan điểm rõ ràng về đối tượng của việc ghi chép sử, đó là sự tích của các triều đại, là các sự việc của triều đình cùng với “điển chương”, “nghĩa lệ” của nó. Quan niệm ấy được các sử gia sau này noi theo khi biên soạn sử của mình như Ngô Sĩ Liên, Phan Phu Tiên, Lê Quý Đôn… Tác giả coi việc bình luận, khen chê là để nêu gương cho triều đình, cho con cháu đời sau. Đây được coi là nhiệm vụ trọng yếu của người viết sử. - Hạn chế của tác phẩm: Thứ nhất, Đại Việt sử kí bỏ qua không chép thời kì Văn Lang – Âu Lạc (Hồng Bàng). Mặc dù lúc bấy giờ chỉ có truyện thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích chứa đựng nhiều yếu tố hoang đường. Nhưng nếu tác giả phủ nhận hoàn toàn những truyền thuyết này, tức là tước bỏ sự lý giải “cần phải có” cội nguồn dân tộc của dân tộc ta. Do không viết về thời kì này mà tính dân tộc trong cuốn Đại Việt sử kí bị yếu đi nhiều. Bắc sử (sử Trung Quốc) họ cũng đều mở đầu bằng việc giới thiệu các truyền thuyết về thời kì Tam Hoàng, Ngũ Đế. Ngô Sĩ Liên sau này đã nhận ra thiếu sót ấy và thêm vào kỉ Hồng Bàng và kỉ nhà Thục (An Dương Vương) vào sách Đại Việt sử kí toàn thư. Thứ hai, Đại Việt sử kí trình bày nhà Triệu như là một triều đại mở đầu cho lịch sử nước ta, coi Nam Việt là nước ta, coi Triệu Đà là vua của nước ta và đã hết lời ca tụng Triệu Đà như là một bậc Đế vương vừa có đức, vừa có tài và là người mở đầu cho quốc thống nước ta. Sai lầm này của tác phẩm là thuộc về chủ quan của tác giả nhưng cũng có nhiều nguyên nhân 15 (cũng có thể là ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc) nên sau này các sử gia khác cũng cứ theo Đại Việt sử kí mà chép. Sai lầm này đã làm giảm giá trị lịch sử và tư tưởng dân tộc trong tác phẩm. Thứ ba, sử liệu hầu như chỉ viết về triều đình chứ không nói nhiều đến tình hình kinh tế, xã hội, văn hóa, đời sống của nhân dân. Thứ tư, Đại Việt sử kí dựa quá nhiều vào Bắc sử và những sự kiện Bắc sử này lại chưa có sự tra cứu thận trọng, không có sự phê phán và sàng lọc. Điều này làm giảm đi giá trị của bộ quốc sử. Thứ năm, Đại Việt sử kí coi “nghĩa lộ”, “điển chương” của Nho giáo Trung Quốc cổ đại là chuẩn mực tuyệt đối đúng đắn, là khuôn mẫu cho muôn đời. Quan điểm này dẫn tới những lệch lạc trong việc bình luận, đánh giá các triều đại và nhân vật lịch sử. - Ý nghĩa của tác phẩm: Bộ sách Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu đối với lịch sử Việt Nam rất quan trọng, không khác gì bộ Sử kí của Tư Mã Thiên đối với lịch sử Trung Quốc. Đại Việt sử kí là bộ sử đầu tiên của nước ta và Lê Văn Hưu là người đặt nền móng cho sự hình thành nền sử học dân tộc và xứng đáng được đời sau tôn là “người cha của nền sử học Việt Nam”. “Khi nói Đại Việt sử kí giữ vai trò mở đầu cho nền sử học nước ta, không chỉ hàm ý về mặt thời gian mà còn muốn nhấn mạnh rằng Đại Việt sử kí thực sự là công trình khai phá, mở đường cho những bước đi tiếp theo của sử học Việt Nam trên nhiều phương diện như sử liệu, nội dung tư tưởng, phương pháp chép sử, về mục đích của sử học và cả về quan niệm của người viết sử nữa” (Đặng Đức Thi). * Một số tác giả, tác phẩm khác, như “Việt sử cương mục” và “Việt Nam thế chí” của Hồ Tông Thốc; “Việt sử lược” của Sử Hy Nhan; “Việt điện u linh tập” của Lý Tế Xuyên… Bộ Việt sử cương mục hiện nay không còn nữa. Bộ Việt Nam thế chí ghi lại những gì tác giả nghe được, không thêm thắt bịa đặt. Hiện nay sách cũng không còn. Quyển Việt sử lược miêu tả khá chi tiết (tuy có nhiều nét hoang đường) phong tục, tâm lí người Việt Nam thời Trần, chịu ảnh hưởng của Phật giáo và Đạo giáo trong xã hội. Đồng thời, thể hiện lòng tự hào dân tộc, lòng mong muốn giữ gìn những giá trị tinh thần, văn hóa của nhân dân từ thủa xưa. Đặc biệt, tỏ lòng biết ơn, mến mộ Lê Văn Hưu và Đại Việt sử kí, có ý thức góp phần lưu giữ tài liệu lịch sử cho con cháu đời sau. Thời Trần có các bộ thực lục về các đời vua. Đời Trần Anh Tông, Đoàn Nhữ Hải đã đốt bỏ bản thảothực lục cũ mà viết thành bộ mới. Những tập thực lục này là cơ sở để Phan Tu Tiên (thời Lê sơ) viết ra “Đại Việt sử kí tục biên”. Bộ Trung hưng thực lục chép sự tích và công trạng của các danh tướng nhà Trần trong kháng chiến chống quân Mông – Nguyên… Ở thời Trần còn có một nguồn tài liệu rất phong phú được khai thác trong kho tàng thần thoại và truyện cổ dân gian, liên quan đến sự tích phi thường của những anh hùng dựng nước và giữ nước. Trong Việt điện u linh tập, Lý Tế Xuyên đã ghi lại sự tích một số vị thần trong thần thoại cổ và một số anh hùng dân tộc như: Bố cái đại vương, Thái úy Trung phu dưỡng Vũ uy thắng 16 công Lý Công Uẩn, Tản viên hiệu thánh Khuông quốc hiển ứng vương. Tuy không thoát khỏi màu sắc hoang đường, song tác phẩm đã thể hiện lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc và những chiến công của các anh hùng dân tộc Nhiều truyền thuyết dân gian được Trần Thế Pháp sưu tầm và biên soạn. Đó là cơ sở để Vũ Quỳnh và Kiều Phúc (nhà Lê, thế kỉ XV) biên soạn lại trong Lĩnh Nam chích quái. 1.2.4. Đặc điểm của sử học Việt Nam thế kỉ X – XV Ghi chép lại những sự việc đã diễn ra của nhà nước và nhân dân (chủ yếu của triều đình và quan lại). Ghi chép lại những chiến công của nhân dân ta trong cuộc chống ngoại xâm và bảo vệ tổ quốc, bảo vệ nền độc lập của dân tộc. Tổng kết, đúc kết kinh nghiệm, bài học, những câu nói của người nổi tiếng và có địa vị tài giỏi trong xã hội, từ đó khuyên răn đời sau. Khẳng định sự tồn tại và phát triển của quốc gia dân tộc, của một nền văn minh ngang hàng với các quốc gia, dân tộc khác, khẳng định tinh thần đoàn kết, tinh thần “Hào khí Đông A” của dân tộc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 1.3. Sử học Việt Nam thế kỉ XV – XVIII 1.3.1. Bối cảnh lịch sử Vào nửa sau thế kỉ XIV, xã hội Đại Việt rơi vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc: sản xuất đình đốn, đói kém thường xuyên xảy ra làm cho nhân dân bị bần cùng. Nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân đã bùng nổ. Nguy cơ xâm lược ở phương Bắc đe dọa. Trong tình hình ấy, Hồ Quý Ly buộc vua Thiếu Đế của nhà Trần nhường ngôi cho mình và lập ra triều Hồ. Trong 7 năm cầm quyền (1400 - 1407), Hồ Quý Ly đã tiến hành nhiều cuộc cải cách quan trọng trên nhiều mặt kinh tế, văn hóa, xã hội. Năm 1407, nhà Minh xâm lược Đại Việt lật đổ triều đại nhà Hồ. Cùng với đàn áp những cuộc đấu tranh của nhân dân ta, chúng còn thực hiện chính sách bóc lột tàn ác. Thâm độc hơn, chúng âm mưu hủy diệt nền văn hóa dân tộc. Chúng đã thiêu hủy và cướp sách vở của nước ta mang về Trung Quốc. Vua Minh ra lệnh “một mảnh giấy, một nửa chữ cũng không được để lại”. Nhiều công trình văn hóa của nước ta bị thiêu hủy hay bị cướp về Trung Hoa, trong đó có Hình thư, Luật thư của thời Lý, Trần, bộ Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu… Trong bối cảnh đó, cuộc kháng chiến chống Minh của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi – Nguyễn Trãi (1418 - 1428) đã giành thắng lợi. Ngày 28/4/1428, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế lập ra triều Lê, đặt quốc hiệu là Đại Việt – đã mở ra thời kì phát triển cho chế độ phong kiến Việt Nam. Về chính trị, đây là thời kì chế độ phong kiến trung ương tập quyền được củng cố và phát triển. Bộ máy hành chính các cấp được cải tổ, các địa phương đều chịu sự chi phối dưới quyền lực của triều đình.Vì vậy, đất nước được thống nhất, ngăn chặn được các mưu đồ cát cứ và đẩy lùi được các thế lực can thiệp từ bên ngoài. Về xã hội, trong quan hệ xã hội và đời sống nhân dân có nhiều biến đổi, được cải thiện tốt. Quan hệ phong kiến chi phối mạnh mẽ đời sống xã hội. 17 Về văn hóa – giáo dục, thời kì này, ý thức hệ nho giáo và lễ giáo phong kiến có ảnh hưởng sâu rộng trong nhân dân và trở thành Quốc giáo. Nhà Lê mở rộng việc giáo dục thi cử chọn được nhiều nhân tài. Chế độ thi cử được quy định một cách quy củ hơn với các kì thi Hương ở địa phương và thi Hội ở kinh thành, cứ ba năm mở một kì thi. Nhờ những chính sách tiến bộ trên tất cả các mặt, đặc biệt là văn hóa – giáo dục mà dưới triều Lê, nền sử học dân tộc có điều kiện phát triển hơn nữa với nhiều nhà sử học lỗi lạc, có nhiều cống hiến đối với nền văn học, sử học, địa lí và các bộ môn khoa học, nghệ thuật khác. 1.3.2. Sự phát triển của sử học Việt Nam Để ghi chép lại những trang sử hào hùng của dân tộc trong công cuộc chống giặc ngoại xâm nên ngay từ buổi đầu mở mang triều đại, nhà Lê đã thành lập Viện Quốc sử. Triều đình đặt ra các chức Tu soạn, Tu sử, Đổng tu để tập hợp những người học rộng chăm lo việc chép sử. Ở Viện Quốc sử dần dần xuất hiện nhiều nhà sử học tài năng, đã ghi chép và để lại nhiều công trình sử học nổi tiếng, tiêu biểu là Nguyễn Trãi, Ngô Sĩ Liên, Lê Quý Đôn… 1.3.3. Tác giả, tác phẩm tiêu biểu - Tác phẩm Bình Ngô đại cáo và Quân trung từ mệnh của Nguyễn Trãi Bình Ngô đại cáo – một tác phẩm văn học chính luận của Nguyễn Trãi, được coi là bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai trong lịch sử dân tộc, đã tổng kết hiện thực lịch sử cuộc kháng chiến chống Minh, thể hiện tinh thần dân tộc và những tuyên ngôn hùng hồn của nước Đại Việt vốn xưng nền văn hiến đã lâu. Quân trung từ mệnh vừa là tác phẩm có giá trị văn học, vừa là tác phẩm chứa đựng những tư liệu lịch sử quý về mối bang giao giữa quân khởi nghĩa Lam Sơn với quân xâm lược nhà Minh, phản ánh tính chất của hai bên trong cuộc chiến tranh. - Tác phẩm “Lam Sơn thực lục” (chưa rõ của Lê Lợi hay Nguyễn Trãi) Tác phẩm ra đời vào năm 1431 ghi chép về gốc tích của nhà Lê Lợi và cuộc kháng chiến chống Minh của Đại Việt (1418 – 1427). Sách gồm ba quyển, quyển I ghi chép về gốc tích của Lê Lợi và giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến (1418 - 1424); quyển II trình bày diễn biến của cuộc kháng chiến từ 1425 đến 1427; quyển III ghi lại những sự kiện lớn của năm 1428: Lê Lợi lên ngôi, họp mặt tướng sĩ và thưởng phạt những người có công trong cuộc kháng chiến hay có tội. Kết thúc tác phẩm là lời huấn thị của Lê Lợi - Tác phẩm Đại Việt sử kí toàn thư của Ngô Sĩ Liên Tác phẩm được hoàn thiện vào năm 1479, trên cơ sở hai cuốn Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu và Sử kí tục biên của Phan Phu Tiên. Sau này, vào các thế kỉ XVI – XVIII, các nhà sử học nước ta tiếp tục đóng góp hoàn thành nó thành bộ Đại Việt sử kí toàn thư, đó là sự đóng góp của Vũ Quỳnh (1452 – 1516); Lê Tung, Phạm Công Trứ (1600 - 1675); Lê Hy 1646 - 1702). Bộ sử này in lần đầu tiên vào năm 1679, năm Chính hòa thứ 18. Đây là một bộ Quốc sử nước ta dưới thời phong kiến, là công trình của nhiều tác giả và tập thể, từ Lê Văn Hưu thời Trần qua Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên, Vũ Quỳnh thời Lê Sơ đến nhóm sử thần Lê Hy thời Lê Trung Hưng (XVII - XVIII) trải qua gần 425 năm mới hoàn thành. Tuy có nhiều người tham gia biên soạn và hoàn thành, song công lao của Ngô Sĩ Liên là to lớn nhất. 18 Đây là một bộ sử biên niên được thực hiện theo quan điểm chính thống của triều đại phong kiến nước ta đương thời. Tư tưởng Nho giáo quán triệt trong biên soạn, nhằm làm cho người đọc tuân thủ những tiêu chuẩn đạo đức phong kiến, phục vụ việc bảo vệ, củng cố các vương triều. Bộ sử đã có một hệ thống sử liệu gốc, cơ bản nhất và xưa nhất của sử học Việt Nam. Bộ sử nêu cao tinh thần dân tộc, ý thức độc lập tự chủ về lãnh thổ cương vực thống nhất, toàn vẹn; thể hiện quan điểm đúng đắn về nguồn gốc giống nòi, niềm tự hào chính đáng về quá khứ vẻ vang của dân tộc. Bộ sử đã có những lời bình luận về sự việc, con người trong lịch sử, đặc biệt là các anh hùng dân tộc, các chiến công trong sự nghiệp chống ngoại xâm. Tác giả cũng có những nhận định xác đáng về những thất bại nhục nhã của bọn cướp nước. Những lời bình luận của Ngô Sĩ Liên có giá trị về mặt lịch sử và văn học. Tuy nhiên, bộ sử có một số sai lầm về sử liệu và cách đánh giá do ảnh hưởng của quan điểm phong kiến; ít đề cập đến những vấn đề đời sống nhân dân, quan hệ xã hội mà chủ yếu miêu tả sinh hoạt cung đình, hành động của vua quan. - Tác phẩm Việt sử thông giám của Vũ Quỳnh Tác phẩm gồm 26 quyển chia làm hai kỉ: Ngoại kỉ chép từ thời Hồng Bàng đến loạn 12 sứ quân và Bản kỉ chép từ Đinh Tiên Hoàng đến Lê Thái Tổ đánh xong giặc Minh và lên ngôi vua. - Tác phẩm Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục, Kiến văn tiểu lục, Bắc sứ thông lục… của Lê Quý Đôn. Cuốn Đại Việt thông sử là bộ sử Việt Nam đầu tiên được biên soạn, ghi chép về một triều đại theo lối chí truyện, là một bộ sử có giá trị vì đã thể hiện phương pháp và sự sưu tầm cẩn thẩn công phu của tác giả. Ngoài chính sử, Lê Quý Đôn còn đi sưu tầm trong dân gian các liệt truyện, dã sử, các bài ở minh chuông, văn bia… từ đó ghi lại toàn bộ những điều thu thập được xếp thứ tự theo đúng năm tháng. Bộ Phủ biên tạp lục được hoàn thành trong sáu tháng khi ông làm Hiệp trấn, Tham tán quân cơ ở Thuận Hóa (1776). Tác phẩm thể hiện lịch sử chính trị, kinh tế, văn hóa ở Đàng Trong, nhất là hai xứ Thuận – Quảng từ thế kí XVII trở về trước, cũng như các chính sách của họ Trịnh ở hai xứ này. Tác phẩm Kiến văn tiểu lục viết năm 1770, ghi chép những điểm tâm đắc của tác giả khi đọc sách, khi mắt thấy tai nghe, kể cả trong và ngoài nước. Sách có nhiều tư liệu lịch sử và thể lệ, chế độ của các triều đại phong kiến Việt Nam trước thế kỉ XVIII. - Tác phẩm Việt Nam tiêu án, Đại Việt sử kí tiền biên, Lê kỉ tục biên của Ngô Thời Sĩ Trong các tác phẩm này thể hiện rõ quan điểm của tác giả về khen – che, đồng thời thể hiện tinh thần dân tộc và tư tưởng phong kiến Việt Nam lúc bấy giờ. Như vậy, sử học thế kỉ XV - XVIII đã có bước phát triển với những đóng góp to lớn của các nhà sử học, với những tác phẩm sử học nổi tiếng. Lịch sử dân tộc được ghi chép đầy đủ, có hệ thống, thể hiện ý thức độc lập, tự chủ, lòng yêu nước, tự hào dân tộc chính đáng. 19 1.4. Sử học Việt Nam thế kỉ XVIII 1.4.1. Bối cảnh lịch sử Đầu thế kỉ XVI, nhà Lê sơ lâm vào tình trạng khủng hoảng và suy yếu: các thế lực phong kiến nổi dậy và tranh chấp quyền lực, trong đó mạnh nhất là thế lực của Mạc Đăng Dung.Trong bối cảnh nhà Lê suy yếu, năm 1527 Mạc Đăng Dung phế truất vua Lê và thành lập nhà Mạc. Từ sau khi Mạc Đăng Dung cướp ngôi, đất nước ta đã trải qua cuộc nội chiến Nam – Bắc triều kéo dài gần 50 năm mới kết thúc (1540 - 1592). Sau đó, đất nước ta lại rơi vào tình trạng chia cắt Đàng Trong và Đàng Ngoài: Đàng Ngoài do chúa Trịnh nắm giữ binh quyền, Đàng Trong do chúa Nguyễn thống trị. Vua Lê trở thành bù nhìn. Tình trạng đất nước chia cắt đã cản trở sự phát triển của đất nước, nhất là việc buôn bán giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài, làm suy yếu tiềm lực quốc gia, dễ bị ngoại bang lợi dụng xâm lược. Yêu cầu thống nhất đất nước được đặt ra. Từ giữa thế kỉ XVIII, tập đoàn phong kiến ở cả hai Đàng đều suy yếu, khủng hoảng nghiêm trọng. Giai cấp phong kiến ăn chơi sa đọa, ra sức bóc lột nhân dân. Trước sự thối nát của chế độ phong kiến hai Đàng đã làm bùng nổ các phong trào đấu tranh của nông dân, tiêu biểu là phong trào nông dân Tây Sơn. Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn (1771) đã đánh tan các tập đoàn phong kiến trong nước (Nguyễn, Lê, Trịnh), đánh bại các cuộc xâm lược của phong kiến Xiêm và Mãn Thanh. Cuộc khởi nghĩa này đã trở thành một phong trào nông dân rộng lớn trong cả nước. Phong trào Tây Sơn đã bước đầu thống nhất đất nước sau hơn 200 năm bị chia cắt và đã dẫn tới việc thành lập vương triều Tây Sơn với các vương triều: Trung ương Hoàng đế Nguyễn Nhạc, Đông Định vương Nguyễn Nhạc và Quang Trung. Trong các vương triều này, chỉ có triều đại Quang Trung là xây dựng được một tổ chức chính quyền có quy củ, xây dựng luật pháp, củng cố trật tự, an ninh đất nước, phục hồi và phát triển kinh tế. Trên cơ sở ấy, văn hóa – giáo dục trong đó có sử học cũng được phát triển. 1.4.2. Sử học Việt Nam thế kỉ XVIII Với những chính sách tiến bộ của vương triều Quang Trung, sử học cũng được chú trọng nhằm giáo dục cho nhân dân lòng tự hào dân tộc. Cũng như các thời kì trước, sử học dưới vương triều Tây Sơn cũng nhằm ghi chép lại cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân ta; các chính sách của các triều đại phong kiến Việt Nam… Tuy nhiên, Quang Trung ở ngôi qua ngắn, triều đại Tây Sơn cũng không tồn tại được bao lâu nên thành tựu sử học cũng không nhiều. 1.4.3. Tác giả, tác phẩm tiêu biểu Tác phẩm “Đại Việt sử kí tiền biên” của Ngô Thời Sĩ, là một trong ba bộ quốc sử lớn nhất của nước ta còn lại cho đến ngày nay cùng với Đại Việt sử kí toàn thư và Khâm định Việt sử thông giám Cương mục. Bộ sử khắc in trong ba năm (Mậu Ngọ, Kỷ Mùi và Canh Thân), hoàn thành vào năm Canh Thân, niên hiệu Cảnh Thịnh thứ 8 (1800) triều Tây Sơn. Bộ sử được Sử quán triều Tây 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan